Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1258/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị Người ký: Hà Sỹ Đồng
Ngày ban hành: 27/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1258/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 27 tháng 5 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG CHUỘT BẢO VỆ SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25/11/2013;

Căn cứ Chỉ thị số 1900/CT-BNN-BVTV ngày 15/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 113/TTr-SNN ngày 20/5/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Bảo vệ thực vật;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (B/c);
- Chủ tịch, PCT TT Hà Sỹ Đồng;
- Lưu: VT, KT(TTA).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Sỹ Đồng

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG CHUỘT BẢO VỆ SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1258/QĐ-UBND ngày 27/5/2024 của UBND tỉnh)

Hàng năm, trên địa tỉnh Quảng Trị có trên 3.000 ha cây trồng (trong có trên 2.000 ha lúa) bị chuột gây hại, một số diện tích phải gieo trồng lại, làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ sản xuất, sinh trưởng, phát triển và năng suất, sản lượng cây trồng. Trước thiệt hại do chuột gây ra, những năm qua, công tác phòng trừ chuột đã được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm tổ chức thực hiện một cách đồng bộ xuyên suốt trong quá trình sinh trưởng phát triển cây trồng, đặc biệt trước khi xuống các vụ sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện, quy mô và kinh phí còn hạn chế nên hiệu quả phòng, trừ chuột chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

Thực hiện Chỉ thị số 1900/CT-BNN-BVTV ngày 15/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt; căn cứ tình hình phát sinh, phát triển và mức độ gây hại của chuột đối với sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của cộng đồng trong việc tham gia diệt chuột nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do chuột gây ra đối với sản xuất, bảo vệ năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực.

- Hình thành phong trào diệt chuột thường xuyên, liên tục và đồng loạt ở tất các các địa phương trong tỉnh.

2. Yêu cầu

- Diệt chuột sớm ngay từ đầu mỗi vụ sản xuất và tiến hành thường xuyên, liên tục; xác định các đợt cao điểm để phát động phong trào ra quân diệt chuột đồng loạt nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng, sự vào cuộc của các ban, ngành đoàn thể địa phương để tạo sự đồng bộ trong tổ chức chỉ đạo thực hiện.

- Tổ chức diệt chuột đúng kỹ thuật, đúng lúc, an toàn cho người và vật nuôi. Triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp diệt chuột, trong đó chú trọng biện pháp như đào, bắt, bẫy và sử dụng thuốc thế hệ mới nằm trong khu dân cư, trên các cánh đồng, bờ mương, diện tích đất bỏ hoang,... Tuyệt đối không được dùng điện, sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục để diệt chuột.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác truyền thông, tập huấn

- Tăng cường thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh, các hội nghị, tập huấn, cuộc họp ở cơ sở... về sự cần thiết của công tác phòng, chống chuột, đặc điểm, tác hại của chuột đối với sản xuất.

- Phát động các đợt cao điểm phòng trừ chuột; hướng dẫn các biện pháp diệt chuột an toàn, hiệu quả và cảnh báo các biện pháp diệt chuột gây nguy hiểm cho con người, vật nuôi và môi trường để người dân tiếp cận và thực hiện, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các cấp, các ngành và cộng đồng trong phòng trừ chuột bảo vệ mùa màng.

- Lồng ghép vào các hoạt động sinh hoạt của các Hội và tổ chức đoàn thể... để tuyên truyền, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng, trừ chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt.

- Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn cho Hội đồng quản trị các HTX, nông dân trên địa bàn toàn tỉnh để trực tiếp tuyên truyền, vận động, thuyết phục, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng trừ chuột an toàn, hiệu quả đồng thời bảo vệ các loài thiên địch của chuột sẵn có trong tự nhiên.

2. Công tác tổ chức diệt chuột

- Hàng năm, phát động phong trào diệt chuột đồng loạt trên quy mô lớn, áp dụng đồng bộ các biện pháp như: Biện pháp canh tác (vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây trồng, phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ bờ ruộng, bờ mương, hạn chế tối đa việc bỏ hoang ruộng sản xuất); biện pháp thủ công (đào hang, dùng các loại bẫy,..) biện pháp sinh học (khuyến khích người dân nuôi mèo, không săn bắt, giết thịt thiên địch của chuột có trong tự nhiên như rắn, các loài chim,...); biện pháp hóa học (sử dụng các loại thuốc có hoạt chất thế hệ mới nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam), trong thời gian phát động diệt chuột bằng biện pháp sử dụng thuốc hóa học phải thường xuyên thông báo cho người dân biết để đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi nhất là việc quản lý chăn thả gia súc, gia cầm.

- Tổ chức diệt chuột cả ngoài đồng, ven khu dân cư, khu dân cư, bờ mương và các diện tích đất bỏ hoang; tuyệt đối không dùng điện hoặc thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt nam để diệt chuột; hạn chế sử dụng nylon quây từng ruộng nhỏ, tiến hành thu nhặt mồi thừa, chuột chết đem chôn lấp để đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Thời điểm tổ chức diệt chuột: Tùy theo tình hình thực tiễn tại địa phương, có thể tiến hành diệt chuột đồng loạt 3-5 đợt/năm, cụ thể vào các thời điểm sau:

+ Giai đoạn đầu mỗi vụ sản xuất (tháng 12 trước khi vào xuất vụ Đông Xuân và giữa tháng 5 trước khi triển khai sản xuất vụ Hè Thu). Thời điểm này trên đồng ruộng đang thiếu thức ăn, cần tổ chức ra quân diệt chuột tập trung, đồng loạt và có thể áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp diệt chuột.

+ Giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng (thời gian tiến hành vào đầu tháng 3 và đầu tháng 7). Thời điểm chuột bước vào thời kỳ sinh sản và nuôi con, chuột có xu hướng đào hang làm nơi trú ngụ và sinh sản, ưu tiên việc áp dụng biện pháp đào hang diệt chuột.

+ Sau các đợt mưa lũ lớn, chuột co cụm tập trung về các khu gò đồi, bờ mương, bờ ruộng nên dễ tiêu diệt, thời điểm này ưu tiên áp dụng biện pháp thủ công.

3. Hạng mục và kinh phí thực hiện

3.1. Hạng mục thực hiện: Theo phụ lục đính kèm.

3.2. Kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện do Ngân sách nhà nước đảm bảo theo ngân sách phân cấp hiện hành; lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án, đề án khác có liên quan; kinh phí tự có của các tổ chức kinh tế - xã hội; đẩy mạnh huy động các nguồn lực tài chính từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia; kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, phát động toàn dân đóng góp ngày công lao động.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hàng năm chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và địa phương triển khai Kế hoạch; tổ chức, phát động phong trào diệt chuột theo các đợt cao điểm, theo dõi, đôn đốc và giám sát thực hiện; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kinh phí thực hiện trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Phối hợp với các địa phương, tổ chức lồng ghép các chương trình, kế hoạch, dự án, các chính sách hỗ trợ sản xuất đề xuất cơ chế chính sách thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp các địa phương chỉ đạo thực hiện tốt việc sản xuất, chăm sóc cây trồng kết hợp với công tác phòng, chống chuột như: tổ chức sản xuất tập trung, đồng loạt, quy mô lớn để thuận tiện việc áp dụng đồng bộ các biện pháp BVTV; bố trí bẫy cây trồng;...

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kinh doanh, chất lượng thuốc diệt chuột, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, lồng ghép kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án, đề án khác, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách hiện hành để thực hiện kế hoạch theo quy định.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tuyên truyền về công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt trên địa bàn toàn tỉnh.

4. Các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT để tổ chức thực hiện các nội dung Kế hoạch; tổ chức tuyên truyền, chỉ đạo trong hệ thống từ tỉnh đến cơ sở, vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia phòng, chống chuột.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND xã, thị trấn và các HTX, THT tham gia thực hiện Kế hoạch. Tổ chức các tổ, nhóm diệt chuột, nhất là ở cấp xã, hợp tác xã, thôn bản; phối hợp các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn hướng dẫn các biện pháp diệt chuột cho các tổ, nhóm diệt chuột cộng đồng; chỉ đạo, hỗ trợ các xã, hợp tác xã và các tổ, nhóm diệt chuột cộng đồng thực hiện.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch; cân đối ngân sách hàng năm bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện Kế hoạch, xây dựng chính sách hỗ trợ từ ngân sách địa phương, từ nguồn hỗ trợ của các dự án, các tổ chức phi chính phủ... gắn với các chương trình, chính sách của tỉnh.

- Chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt việc sản xuất, chăm sóc cây trồng kết hợp với công tác phòng, chống chuột như: tổ chức sản xuất tập trung, đồng loạt, quy mô lớn để thuận tiện việc áp dụng đồng bộ các biện pháp BVTV; bố trí bẫy cây trồng;...

- Chỉ đạo các cơ quan, chính quyền cơ sở, đoàn thể, tổ chức xã hội cùng tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia diệt chuột, bảo vệ sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Tổ chức theo dõi, kiểm tra đánh giá kết quả triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo theo quy định./.

PHỤ LỤC:

NỘI DUNG THỰC HIỆN VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ KẾ HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1258/QĐ-UBND ngày 27/5/2024 của UBND tỉnh)

TT

Tên hoạt động

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Số lượng/ sản phẩm đầu ra

Thời gian hoàn thành

I

Công tác truyền thông, tập huấn

1

Xây dựng các chuyên mục khuyến nông, bản tin truyền hình

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, thị xã; Đài phát thanh, truyền hình tỉnh; báo Quảng Trị; Các tổ chức chính trị xã hội.

Ít nhất 02 chuyên mục/bản tin/năm được phát trên đài truyền hình tỉnh.

Hàng năm

2

Lồng ghép trong nội dung sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể tạo sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội để phổ biến về phòng, chống chuột

Các tổ chức chính trị xã hội

UBND các huyện, thành phố, thị xã.

Lồng ghép thường xuyên trong các buổi sinh hoạt các tổ chức đoàn thể.

Hàng năm

3

Tổ chức các lớp tập huấn về đặc điểm, tác hại của chuột và hướng dẫn các biện pháp phòng, trừ chuột cho các HTX, nông dân

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, thị xã.

Tổ chức ít nhất 03 lớp/huyện, thị, TP/năm

Hàng năm

II

Công tác tổ chức diệt chuột

1

Phát động ra quân diệt chuột đầu vụ kết hợp làm thủy lợi, diệt ốc bươu vàng, cây mai dương, vệ sinh đồng ruộng, thu gom bao gói thuốc BVTV

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, thị xã.

01 Lễ phát động/năm.

Hàng năm

2

Tổ chức phát động các đợt cao điểm và hướng dẫn ứng dụng các công nghệ mới trong diệt trừ chuột tập trung

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, thị xã.

01 lần/vụ.

Hàng năm

3

Xây dựng tổ, nhóm diệt chuột cộng đồng

UBND các huyện, thành phố, thị xã.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Có ít nhất 2 tổ, nhóm diệt chuột cộng đồng/ huyện, thị, TP

Hàng năm

4

Xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng trừ chuột hiệu quả

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, thị xã.

Có ít nhất 02 mô hình/năm

Hàng năm

III

Kiểm tra, giám sát thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, thị xã.

Hàng năm tiến hành kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch.

Hàng năm

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1258/QĐ-UBND ngày 27/05/2024 phê duyệt Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt do tỉnh Quảng Trị ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


188

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.47.89
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!