BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 121/2002/QĐ-BNN
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 11 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP RỪNG
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11
năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của
Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Căn cứ Quy chế lập, xét duyệt và ban hành tiêu chuẩn ngành ban hành kèm theo
Quyết định số 135/1999-QĐ-BNN-KHCN ngày 01 tháng 10 năm 1999;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1:
Nay ban hành kèm theo quyết định này 5 tiêu chuẩn ngành lĩnh vực công nghiệp
rừng:
- 04TCN 52 - 2002 -
Dăm gỗ. Yêu cầu kỹ thuật chung;
- 04TCN 53 - 2002 -
Thiết bị gia công gỗ. Máy ép nhiệt. Yêu cầu kỹ thuật chung;
- 04TCN 54 - 2002 -
Thiết bị gia công gỗ. Máy ép nhiệt. Yêu cầu an toàn;
- 04TCN 55 - 2002 -
Thiết bị gia công gỗ. Máy băm dăm. Yêu cầu kỹ thuật chung;
- 04TCN 56 - 2002 -
Thiết bị gia công gỗ. Máy băm dăm. Yêu cầu an toàn.
Điều
2:
Năm tiêu chuẩn trên có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều
3:
Các ông: Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ khoa học công
nghệ và Chất lượng sản phẩm, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ
TRƯỞNG
Bùi
Bá Bổng
|
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
*****
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
*****
|
TIÊU CHUẨN
NGÀNH 04TCN 52 – 2002 DĂM GỖ - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG
Wood chips - General technical requirements.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 121 /2002/QĐ/BNN ngày 22
tháng 11 năm 2002)
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu
chuẩn này áp dụng cho các loại dăm gỗ dùng làm nguyên liệu sản xuất bột gỗ làm
giấy và ván sợi.
2 Tiêu chuẩn trích
dẫn:
TCVN 1072-71 Gỗ.
Phân nhóm theo tính chất cơ lý.
TCVN 4812-89 Ván
sợi. Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN
5146-90 Công nghiệp khai thác gỗ. Sản phẩm khai thác. Thuật ngữ và định nghĩa.
3
Thuật ngữ và định nghĩa:
3.1 Định nghĩa: Dăm
gỗ là những mảnh gỗ thu được sau khi băm có hình dáng và kích thước nhất định
theo yêu cầu.
3.2 Gỗ tận dụng là
các loại gỗ không dùng được để chế biến thành gỗ thương phẩm.
3.3 Ván sợi theo TCVN
4812-89.
4
Yêu cầu kỹ thuật:
4.1 Gỗ dùng làm nguyên liệu để băm dăm:
4.1.1 Các loại gỗ
từ thân cây, cành cây có đường kính không lớn hơn 180 mm.
4.1.2 Các loại phế
liệu và thứ phẩm là gỗ từ quá trình chế biến cơ giới.
4.1.3 Các loại gỗ
trên phải đáp ứng yêu cầu chất lượng của dăm.
4.1.4 Khối lượng
thể tích của gỗ nằm trong khoảng từ 0,4 đến 0,6 g/cm3.
4.2 Kích thước của dăm gỗ (theo bảng 1):
Bảng 1 - Kích thước
dăm gỗ.
Kích thước tính
bằng milimột
Chiều dài
(Theo chiều dọc thớ
gỗ)
|
Chiều rộng
(Theo chiều ngang
thớ gỗ)
|
Chiều dày
|
20 ¸ 35
|
25 ¸ 35
|
3 ¸ 7
|
4.2.1 Tỷ lệ dăm gỗ
hợp cách theo bảng 1 không nhỏ hơn 85%.
4.2.2 Tỷ lệ các dăm
gỗ có kích thước không phù hợp với bảng 1 không được lớn hơn 15%, trong đó:
Chiều dài
không lớn hơn 60 mm.
Chiều
rộng không lớn hơn 50 mm.
Chiều dày
không lớn hơn 10 mm.
4.3 Chất lượng dăm
gỗ:
4.3.1 Dăm gỗ phải
sạch, được lẫn các loại tạp chất cơ học như: đất, cát, đá, sỏi, than, mùn cưa,
kim loại, thuỷ tinh, sành sứ... nhưng không quá 1%.
4.3.2 Vỏ cây còn
sót lại trong dăm gỗ không vượt quá 10%.
4.3.3 Độ ẩm quy đổi
khối lượng dăm gỗ là 50%.
4.4 Qui định khác:
Tuỳ theo mục đích sử dụng dăm gỗ, khách hàng
và nhà sản xuất có thể thoả thuận riêng.
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
TIÊU CHUẨN
1.Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu kỹ thuật chung cho các
loại máy ép nhiệt dùng để sản xuất các loại ván nhân tạo theo phương thức công
nghệ ép gián đoạn. Các loại máy này được sử dụng ở nơi có khí hậu bình thường.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các loại máy ép
nhiệt dùng để sản xuất ván nhân tạo theo phương thức công nghệ ép liên tục.
2 . Tiêu chuẩn trích
dẫn:
- TCVN 4723:89 Thiết bị gia công gỗ - Yêu cầu chung về
an toàn đối với kết cấu máy.
- TCVN 2248:77 Ren hệ mét. Kích thước cơ bản.
- TCVN 1917:93 Ren hệ mét. Lắp ghép có độ hở. Dung sai.
- TCVN 2511:95 Nhám bề mặt. Thông số cơ bản và trị số.
- TCVN 2245:91 Hệ thống dung sai và lắp ghép. Miền
dung sai và lắp ghép thông dụng.
- TCVN 257:85 Kim loại. Xác định độ cứng theo phương
pháp rocven thang A, B và C.
- TCVN 4922:89 Tiếng ồn. Xác định các đặc tính ồn của
máy trong trường âm tự do trên mặt phẳng phản xạ âm. Phương pháp đo kỹ thuật.
- TCVN 3830:83 Tài liệu thiết kế. Tài liệu sử dụng sản
phẩm.
- TCVN 6158:96 Đường ống dẫn hơi nước nóng.
Yêu cầu an toàn.
3. TCVN 6008:95 Thiết bị áp lực. Mối hàn. Yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp thử.
3. Yêu cầu kỹ thuật:
3.1 Yêu cầu chung:
3.1.1 Thông số và kích thước cơ bản, các chỉ tiêu độ
chính xác của máy ép và phương pháp kiểm các chỉ tiêu này được qui định theo
các tiêu chuẩn của các kiểu máy cụ thể.
3.1.3
3.1.2
Các yêu cầu về an toàn cho kết cấu máy phải phù hợp với TCVN 4723 -89.
3.1.4
Khi
xuất xưởng mỗi một máy phải có đủ bộ phụ tùng, chi tiết thay thế cần thiết kèm
theo máy. Danh mục và số lượng của chúng qui định trong tài liệu sử dụng máy.
Phụ tùng, dụng cụ và các chi tiết thay thế của một máy ép
phải lắp lẫn được.
Chú thích: Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các chi tiết
phải sửa rà khi lắp ráp.
3.2 Yêu cầu về kết cấu:
3.2.1 Đối với các bộ phận của máy làm việc trong các
vùng có nhiệt độ lớn hơn 450C phải có cơ cấu bảo vệ hoặc được chế
tạo bằng vật liệu chịu nhiệt.
3.2.2 Hệ thống gia nhiệt của máy cho phép sử dụng bằng
điện, dầu chịu nhiệt hoặc bằng hơI nước quá nhiệt nhưng phải bảo đảm nhiệt độ
của bàn ép lớn hơn 1000C, chênh lệch nhiệt độ giữa các mặt bàn ép
không được lớn hơn +-5oC. Đối với các máy sử dụng hệ thống gia nhiệt bằng hơi nước,
khi thiết kế hệ thống này áp suất hơi phải nằm trong giới hạn từ 2 at đến 6 at
.
3.2.3 Kết cấu của các cơ cấu điều chỉnh và hiệu chỉnh
không cho phép có khả năng tự tháo lỏng làm thay đổi vị trí cuả các chi tiết
điều chỉnh.
3.2.4 Các mối ghép kẹp chặt của
máy ép phải có cơ cấu chống tự nới lỏng và tự tháo chi tiết.
3.2.5 Các thiết bị hãm dùng để dừng các cơ cấu làm việc
của máy (xi lanh, trục, bàn ép v.v...) được thiết kế dựa trên tác dụng của lực
ma sát phải có một cơ cấu phanh được điều khiển riêng không phụ thuộc vào hệ
thống năng lượng chung của máy.
3.2.6 Các ổ trượt điều chỉnh được và đường hướng của xi
lanh, đường hướng của bàn ép phải có đủ lượng dự trữ để điều chỉnh khi bị mài
mòn tới giới hạn cho phép.
3.2.7 Các cơ cấu điều chỉnh kiểu vít và nêm phải có đủ
lượng dự trữ theo chiều dài đáp ứng cho độ mài mòn của các chi tiết được điều
chỉnh.
3.2.8 Các đường ống của thiết bị điện, thuỷ lực và khí
nén, hơi ở phía ngoài của máy có đường kính đến 30mm phải được bố trí theo
đường bao máy có xét đến yêu cầu về thẩm mỹ kỹ thuật.
3.2.9 Nhiệt độ các bàn ép phải đồng đều để bảo đảm được
chất lượng của ván. Độ chêch lệch nhiệt độ tại các điểm của bàn ép không được
lớn hơn +-0,50C.
3.2.10 Khoảng mở giữa hai bàn ép không được nhỏ hơn 200
mm.
3.2.11 Trong thời gian làm việc, hệ thống cấp chất bôi
trơn, chất làm nguội và chất lỏng làm việc phải bảo đảm thông suốt và cấp các
chất này liên tục hoặc có chu kỳ đến vị trí đã định đủ số lượng yêu cầu.
3.2.12 Cho phép lắp đặt trên máy các bảng có sơ đồ phân
bố các vị trí bôi trơn và chỉ rõ định kỳ bôi trơn và chỉ dẫn số lượng điền đầy
của chúng. Các vị trí được bôi trơn phải có các kí hiệu tương ứng. Phải chú ý
lắp đặt các cơ cấu bôi trơn các chi tiết làm việc nhiều của hệ truyền dẫn thuỷ
lực và hơi.
3.2.13 Để tránh sự ngưng tụ, các đường ống dẫn chính
của các thiết bị chịu dầu, hơi quá nhiệt phải được lắp đặt với độ nghiêng 1:500
theo hướng cấp.
3.2.14
Truyền
dẫn độc lập của các xi lanh phải ngừng đồng thời với sự dừng máy .
3.2.15
Áp
suất ép không được nhỏ hơn 8 kg/cm2 và luôn luôn phảI ổn định trong
suốt quá trình ép.
3.3 Yêu cầu về chất lượng của vật liệu:
3.3.1 Phải khử ứng suất dư của các chi tiết đúc và các
chi tiết hàn trước khi gia công cơ học.
3.3.2 Vật đúc không được có các khuyết tật làm giảm chức
năng hoặc làm xấu hình dáng bên ngoài của máy .
3.3.3 Các vật đúc và vật rèn chịu tải quan trọng phải
có phiếu kiểm tra chất lượng so với các yêu cầu kỹ thuật đề ra của thiết kế.
3.3.4 Các đường hướng của máy ép được chế tạo bằng thép
có giới hạn bền không thấp hơn 600MPa (600 N/mm2).
3.3.5 Độ chêch lệch về độ cứng giữa phần cứng nhất và
phần mềm nhất trên cùng một đường hướng không được vượt quá:
+ 15HB đối với đường hướng có chiều dài đến 2000mm
+ 20HB đối với đường hướng có chiều dài lớn hơn 2000mm
đến 3500mm.
3.3.6 Các bàn ép phải được chế tạo bằng vật liệu bảo
đảm có tính năng chịu nhiệt, chống ăn mòn và có độ bền nhiệt.
3.4 Yêu cầu về chất lượng gia công:
3.4.1 Trên bề mặt gia công của các chi tiết không cho
phép có các vết xước, nứt và các hư hỏng cơ khí khác làm giảm chất lượng sử
dụng và độ bền của máy.
3.4.2 Các chi tiết ren không được có các vết lõm, vết
xước trên bề mặt. Ren phải được chế tạo theo TCVN 2248:77 và có miền dung sai
8g và 7 H theo TCVN 1917:93 nếu trên bản vẽ gia công không chỉ dẫn.
3.4.3 Các bề mặt cạo không được để lại các vết gia công
cơ giới. Vết cạo của các bề mặt đường hướng và các bề mặt bạc ổ trượt phải đều
đặn theo chiều sâu .
3.4.4
Khi
kiểm bằng tấm kiểm hoặc bằng các chi tiết đối tiếp có bôi bột mầu phải bảo dảm
số vết tiếp xúc theo chỉ dẫn của tài liệu sử dụng theo từng kiểu máy cụ thể.
Độ nhám bề mặt của các chi tiết cơ bản theo TCVN 2511: 95
không được thấp hơn các trị số chỉ dẫn trên bảng 2
Bảng 2 - Độ nhám bề
mặt.
Tên chi tiết
|
Trị số độ nhám Ra,mm
|
Bề mặt thân máy chỗ lắp ổ lăn, ổ trượt
Bề mặt đường hướng
Bề mặt làm việc của xi lanh
|
0.63
1,25
0,63
|
Sai lệch giới hạn không chỉ dẫn trên bản vẽ của các chi
tiết gia công theo
3.4.5
TCVN
2245-91: lỗ H14, trục H14, còn lại_.
Tất cả các vít và đai ốc thường hay tháo vặn khi sử dụng
máy phải được nhiệt luyện đạt độ cứng không thấp hơn 35 HRC.
3.5 Yêu cầu về lắp ráp:
3.5.1 Khi lắp ráp chi tiết, không cho phép lắp đệm
trong mối ghép nếu các chi tiết đệm này không được qui định trong các bản vẽ
lắp ráp.
3.5.2 Đối với các chi tiết có mối ghép cố định ảnh
hưởng đến độ chính xác của máy ép nhiệt, khe hở giữa các bề mặt nối tiếp đã gia
công của các chi tiết này không được lọt căn lá có chiều dày 0,04 mm, nếu trong
các bản vẽ lắp không có các yêu cầu cao hơn về chất lượng mối ghép.
Chú thích 1 - Khi kiểm khe hở giữa các bề mặt đối tiếp,
cho phép lọt căn lá không lớn hơn 1/3 chiều rộng của bề mặt đối tiếp nhưng
không được lớn hơn chiều dài chung. Tổng chiều dài khe hở riêng không được lớn
hơn 10% chiều dài chung.
3.5.3 Hành trình chết trong các cơ cấu truyền động của
bộ phận điều khiển không được lớn hơn tổng khe hở tính toán lớn nhất cho phép
của các chi tiết trong truyền động như:
Cặp truyền động vít - đai ốc; bộ truyền bánh răng; bộ
truyền trục vít, khớp nối và các chi tiết khác.
3.5.4 Các mối ghép và các nắp có kết cấu tháo mở để
điều chỉnh và hiệu chỉnh máy, không được ghép chặt bằng phương pháp tán cứng.
3.5.5 Các ống dẫn dầu hoặc dẫn hơi không được có các
vết gẫy ở vị trí uốn và phải được kẹp chắc chắn. Tại vị trí kẹp ống dẫn không
được bẹp hoặc móp.
3.5.6 Kết cấu của bao che bảo vệ đai truyền phải đảm bảo
khả năng thay thế, điều chỉnh đai truyền dễ dàng, thuận lợi và không cần tháo
dỡ các bộ phận khác của máy.
3.6 Yêu cầu về trang sửa dạng ngoài của
máy:
3.6.1 Tất cả các bề mặt ngoài và trong, không gia công
của chi tiết máy phải được sơn lót chống gỉ, sơn phủ bảo vệ.
3.6.2 Trước khi sơn lót phải làm sạch gỉ, cát khuôn,
những vết dầu mỡ và những chất bẩn khác trên bề mặt chi tiết. Phải làm nhẵn
những chỗ mấp mô có ảnh hưởng đến vẻ đẹp của máy.
3.6.3 Không được sơn các bề mặt đã được gia công và
đường ghép nối các chi tiết (thân, nắp, vỏ máy).
3.6.4 Đầu vít và đai ốc thường hay vặn khi máy làm
việc không được phủ sơn. không được sơn các ống dẫn bằng chất dẻo.
3.6.5 Các chốt định vị không được nhô ra khỏi mặt chi
tiết quá 0.5 đường kính chốt.
3.6.6 Đầu mút của vít và vít cấy không được nhô ra khỏi
đai ốc quá 0.5 đường kính vít.
3.6.7 Mặt trụ của đầu vít chìm không được tiếp xúc trực
tiếp với mặt bên của lỗ chứa đầu vít.
3.6.8 Đường phân tách giữa các nắp tháo được sau khi sơn
phải được khía thủng.
4 Qui tắc nghiệm
thu và phương pháp kiểm:
4.1 Qui tắc nghiệm thu:
Máy khi xuất xưởng phải qua kiểm giao nhận ở xí nghiệp
chế tạo.
Kiểm giao nhận bao gồm:
a) Kiểm tra hình dáng bên ngoài.
b) Kiểm máy chạy không tải.
d)
c)
Kiểm máy chạy có tải.
e)
Kiểm
máy theo chỉ tiêu độ chính xác.
f)
Kiểm
hệ thống chịu áp lực (Hệ thống thuỷ lực, Hệ thống cấp hơi) theo các quy định
hiện hành.
Kiểm độ đồng đều của nhiệt độ.
4.2 Phương pháp kiểm:
4.2.1 Kiểm các kích thước của máy bằng các dụng cụ
thông thường và chuyên dùng.
4.2.2 Kiểm độ cứng của các chi tiết theo TCVN 257- 85.
4.2.3 Các thông số nhám bề mặt của các chi tiết được
kiểm bằng cách so sánh với mẫu đo độ nhám hoặc dụng cụ đo vạn năng.
4.2.4 Hình dáng ngoài của máy phải được kiểm:
4.2.4.1 Sự phù hợp các điều qui định về trang sửa dáng
ngoài và theo các yêu cầu của phần 3.5.
4.2.4.2 Kiểm sự hiện có của vít nối đất.
4.2.5 Kiểm máy chạy không tải và có tải .
1.
Khi
kiểm máy chạy không tải và có tải phải tiến hành như sau:
2.
Kiểm
sự làm việc của hệ thống bôi trơn và làm nguội.
3.
Kiểm
sự làm việc của các cơ cấu điều chỉnh, thiết bị điện, thiết bị thuỷ lực và hệ
thống gia nhiệt.
4.
Kiểm
độ tin cậy của cơ cấu bảo hiểm.
5.
Kiểm
nhiệt độ của ổ trục, nhiệt độ của bàn ép, độ dãn nở của bàn ép.
6.
Kiểm
công suất lớn nhất của truyền dẫn không tải của chuyển động chính. Cho máy chạy
đến khi mức độ nhiệt độ của ổ trục và môi trường xung quanh đạt trạng thái ổn
định.
7.
Kiểm
sự phù hợp với các yêu cầu về an toàn đối với kết cấu máy theo TCVN 4723:89 và
theo tài liệu sử dụng.
Kiểm áp lực ép và sự ổn áp.
4.2.6. Kiểm độ chính xác của máy.
4.2.6.1. Yêu cầu chung.
1) Kiểm độ chính xác của máy phải được tiến
hành sau khi kiểm máy không tải và có tải. Việc kiểm các chi tiết máy và các bộ
phận máy phải được tiến hành trong quá trình chế tạo hoặc lắp máy.
2) Việc lắp đặt máy trước khi kiểm độ chính
xác, cân bằng máy bằng Nivô phải được tiến hành theo các tài liệu hướng dẫn sử
dụng máy.
3) Các điều chỉnh cần thiết của máy phải
được tiến hành trước khi kiểm máy. Trong thời gian kiểm máy không cho phép thực
hiện bất kỳ một điều chỉnh nào trừ trường hợp được qui định trong tài liệu sử
dụng máy.
4) Không cho phép tháo máy trong quá trình kiểm độ
chính xác.
5)
Chú
thích 2 - Có thể tháo các bao che và các phụ tùng khác tháo được kèm theo máy
nếu việc tháo này không ảnh hưởng đến độ chính xác của máy.
Các máy được vận chuyển ở dạng tháo rời, phải
được kiểm độ chính xác sau khi lắp đặt, cân bằng, điều chỉnh xong máy tại nơi
sử dụng.Trong trường hợp này các yêu cầu về nền móng máy và sự lắp đặt máy trên
móng phải phù hợp với chỉ dẫn trong tài liệu hướng dẫn sử dụng .
6) Kiểm độ chính xác làm việc của máy phải tiến hành bằng
cách gia công sản phẩm mẫu. Các kích thước, hình dáng và các yêu cầu của sản
phẩm mẫu được qui định trong tài liệu sử dụng máy.
4.2.6.2 Phương pháp kiểm độ chính xác
1) Các phương tiện đo dùng để kiểm độ chính
xác máy phải được kiểm định và có giấy chứng nhận.
2)
Khi
qui định dung sai giá trị sai lệch giới hạn, trong các trường hợp cụ thể phải
lấy theo chiều dài đã cho hoặc lấy theo chiều dài 1000mm hoặc 100mm.
3)
Kiểm
độ phẳng mặt làm việc của bàn ép
a) Sai lệch giới hạn : 0, 2 mm trên chiều dài 1000mm;
b) Cách kiểm
4)
Đặt
thước kiểm lên trên bề mặt của bàn ép theo các hướng khác nhau. Dùng căn lá đo
khe hở giữa mặt làm việc của thước kiểm và mặt làm việc của bàn ép. So sánh với
giá trị sai lệch giới hạn.
Kiểm độ vuông góc của hành trình (đường tâm xi
lanh so với bề mặt của bàn ép)
Sai lệch giới hạn: 0,3mm trên chiều dài đo 1000mm
Trên bề mặt xi lanh đặt ke 3, kẹp đồng hồ so
1 lên bàn ép sao cho mũi đo của đồng hồ tiếp xúc vuông góc với mặt đo của ke
(phải cố định bàn ép).
Hạ xi lanh xuống vị trí thấp nhất . Dùng tay điều chỉnh
xi lanh chạy hết hành trình. Sai lệch về độ vuông góc được xác định bằng hiệu
đại số lớn nhất của số chỉ của đồng hồ so trong hai mặt phẳng vuông góc với
nhau trên suốt hành trình của xi lanh
5) Kiểm độ đồng phẳng giữa các bề mặt của xi lanh
a) Dung sai qui định trong bảng 1;
b) Cách kiểm (xem hình 1, 2 và 3).
Trên mặt làm việc của hai xi lanh ngoài cùng đặt thước
kiểm 1 trên hai gối đỡ 2 có cùng chiều cao. (căn mẫu ). Khe hở giữa mặt xi lanh
và mặt làm việc của thước được đo bằng căn lá. Sai lệch độ đồng phẳng được xác
định bằng hiệu đại số lớn nhất của kết quả đo trong mỗi hướng.
Bảng 1
Kích thước tính
bằng milimột
Chiều dài đo,mm
|
Đến 1000
|
Lớn hơn 1000 đến
1250
|
Dung sai
|
0,15
|
0,17
|
1.
Bàn ép; 2. Xi lanh
Kiểm độ song song mặt xi lanh với mặt bàn ép
Trên mặt xi lanh (sử dụng xi lanh nằm giữ )
đặt giá đồng hồ đo sao cho mũi đo của đồng hồ tiếp xúc vuông góc với mặt dưới
của bàn ép. Dời chỗ giá đồng hồ so với mặt trước của máy ép.
Hạ mặt xi lanh xuống vị trí thấp nhất. Tiến hành đo.
Sai lệch về độ song song được xác định bằng
hiệu lớn nhất của số chỉ của đồng hồ so ở vị trí trên cùng và vị trí dưới cùng
của mặt xi lanh trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
5 Tài liệu sử dụng
và bảo hành máy:
5.1 Tài liệu sử dụng máy phải được trình
bày phù hợp với các yêu cầu của TCVN 3830:83.
5.2.Tuỳ theo điều kiện của cơ sở sản xuất và
theo từng kiểu máy ép cụ thể, các tổ chức chế tạo phải qui định thời gian bảo
hành máy và phải ghi rõ trong tài liệu sử dụng
BỘ
NÔNG NGHIỆP
VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc.
|
TIÊU CHUẨN
NGÀNH
04TCN 54 – 2002 THIẾT BỊ GIA CÔNG GỖ - MÁY ÉP NHIỆT - YÊU CẦU AN TOÀN
Wood working equipment - Hot Press - Safety requirements
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 121 /2002/QĐ/BNN ngày 22 tháng 11 năm
2002)
1
Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này quy
định những yêu cầu chung về an toàn đối với thiết kế, kết cấu và sử dụng máy ép
nhiệt gia nhiệt bằng điện, hơi nước, hoặc dầu để sản xuất ván nhân tạo theo
công nghệ ép gián đoạn.
Tiêu chuẩn này không áp
dụng đối với máy ép nhiệt để sản xuất ván nhân tạo theo phương thức công nghệ
ép liên tục.
2
Tiêu chuẩn trích dẫn:
TCVN 2293-78 Gia
công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 2290-78 Thiết
bị sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 2291-78 Phương
tiện bảo vệ người lao động. Phân loại.
TCVN 2287-78 Hệ
thống tiêu chuẩn an toàn lao động.
TCVN 2288-78 Các
yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. Phân loại.
TCVN 2289-78 Quá
trình sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 4723-89 Thiết
bị gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn đối với kết cấu máy.
TCVN 4756-89 Quy
phạm nối đất và nối không thiết bị điện.
TCVN 3985-99 Tiếng
ồn. Mức ồn cho phép.
TCVN 4717-89 Thiết
bị sản xuất. Che chắn an toàn. Yêu cầu chung.
TCVN 4979-89 Màu
sắc tín hiệu và dấu hiệu an toàn.
20TCN 46-84 Chống
sét cho các công trình xây dựng.
TCVN 6004-1995 Nồi
hơi. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo.
TCVN 6005-1995 Nồi
hơi. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo. Phương pháp thử.
TCVN 6006-1995 Nồi
hơi. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.
TCVN 6007-1995 Nồi
hơi. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa. Phương pháp thử.
TCVN 6008-1995
Thiết bị áp lực. Mối hàn. Yêu cầu kĩ thuật và phương pháp thử.
TCVN 6153-1996 Bình
chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo.
TCVN 6154-1996 Bình
chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo. Phương
pháp thử.
TCVN 6155-1996 Bình
chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.
TCVN 6156-1996 Bình
chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa. Phương
pháp thử.
TCVN 6158-1996 Đường ống
dẫn hơi và nước nóng.
3
Thuật ngữ và định nghĩa:
Trong tiêu chuẩn này
dùng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Máy ép nhiệt:
là máy để sản xuất ván nhân tạo được gia nhiệt bằng các loại năng lượng khác
nhau như năng lượng điện, năng lượng hơi nước.
3.2 Máy ép nhiệt bằng hơi nước: là máy máy
ép nhiệt dùng năng lượng hơi nước để cung cấp nhiệt độ cho bàn ép.
3.3 Máy ép nhiệt
bằng điện: là máy ép nhiệt sử dụng năng lượng điện để cung cấp nhiệt độ cho bàn
ép.
4
Yêu cầu chung:
4.1 Máy ép nhiệt
phải được thiết kế theo các yêu cầu an toàn trong tiêu chuẩn này và các yêu cầu
trong tiêu chuẩn TCVN 4723-89.
4.2 Máy ép nhiệt khi
xuất xưởng phải có đầy đủ tài liệu kỹ thuật và nội quy, hướng dẫn vận hành an
toàn đi kèm.
4.3 Máy ép nhiệt
chỉ được phép đưa vào vận hành khi đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn và vệ sinh
lao động, yêu cầu bảo vệ môi trường.
4.4 Chỉ được sử
dụng máy ép nhiệt để sản xuất ván nhân tạo có kích thước theo quy định của nhà
thiết kế.
4.5 Chỉ những người
từ 18 tuổi trở lên có đầy đủ sức khoẻ, đã sát hạch chuyên môn và kỹ thuật an
toàn đạt yêu cầu mới được sử dụng máy.
4.6 Người vận hành khi
sử dụng máy phải có đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
5
Yêu cầu đối với máy:
5.1 Yêu cầu đối với
kết cấu
5.1.1 Kết cấu, hình
dáng của máy và các chi tiết, bộ phận máy phải đảm bảo khả năng loại trừ chấn
thương cho người khi vận hành và sửa chữa máy.
5.1.2 Các bộ phận,
chi tiết có nhiệt độ cao mà người vận hành có khả năng tiếp cận tới phải được
bọc cách nhiệt, cách điện hoặc che chắn cách li.
5.1.3 Hệ thống thuỷ
lực dùng để tạo lực ép phải có thiết bị khống chế quá tải; hệ thống van một
chiều để phòng ngừa hiện tượng mất một phần hoặc toàn bộ năng lượng cấp cho hệ
thống ép thuỷ lực.
5.1.4 Kết cấu và
kích thước khung máy phải đảm bảo chịu được lực ép của hệ thống thuỷ lực tạo
ra.
5.1.5 Các bộ phận
chuyển động của máy, thiết bị phụ đi kèm phải được che chắn bằng các bao che
phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 4717-89.
5.1.6 Các bộ phận,
chi tiết của máy không được có cạnh sắc nhọn để tránh nguy hiểm cho người khi
vận hành, sửa chữa.
5.1.7 Các bộ phận,
chi tiết có khối lượng từ 25 kg trở lên phải có kết cấu đảm bảo khả năng móc
buộc chắc chắn để nâng chuyển bằng phương tiện cơ giới.
5.1.8 Máy ép nhiệt bằng điện phải có cấu
tạo đảm bảo cách điện hoàn toàn giữa bộ phận mang điện với các bộ phận khác
bằng kim loại.
Thân máy ép nhiệt phải được nối đất theo đúng
quy định trong tiêu chuẩn
TCVN 4756-89.
5.1.9 Hệ thống ép
thuỷ lực và hệ thống gia nhiệt (bằng điện, hơi nước) phải tuân thủ các quy định
an toàn trong các tiêu chuẩn từ TCVN 6004-95 đến TCVN6008-95; TCVN 6153- 96 đến
TCVN6156-96.
5.1.10 Các thiết bị
điều khiển, các dụng cụ kiểm tra đo lường phải được bố trí trên cùng một bảng
điều khiển đặt ở vị trí dễ quan sát.
5.1.11 Các thiết bị
điều khiển phải có hình dạng, kích thước , màu sắc phù hợp với tiêu chuẩn TCVN
2290-89 và TCVN 4979-89.
5.1.12 Máy ép
nhiệt phải có đồng hồ đo áp lực dầu, áp lực hơi nước (nếu gia nhiệt bằng hơi
nước); Vôn kế, ampe kế (nếu gia nhiệt bằng điện).
5.1.13 Lực đóng mở
thiết bị điều khiển phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh lao động.
5.1.14 Các đường
ống dẫn hơi nước phải được kiểm định theo đúng các quy định trong tiêu chuẩn
đường ống dẫn hơi và nước nóng TCVN 6158-96.
5.1.15 Máy phải có
kết cấu đảm bảo thuận tiện trong tháo lắp, bảo dưỡng và hiệu chỉnh.
5.1.16 Máy ép
nhiệt phải có hệ thống hút hơi nước, nhiệt thừa và khí độc thoát ra trong nhà
xưởng.
5.2 Yêu cầu đối với thiết bị điện:
5.2.1 Hệ thống điều khiển bằng điện phải
đảm bảo khả năng đóng cắt điện nguồn cấp cho các động cơ một cách độc lập.
5.2.2 Vỏ tủ điện tổng cấp điện cho máy phải
được nối đất. Trị số điện trở nối đất phải đảm bảo theo quy định trong tiêu
chuẩn TCVN 4756-89.
5.2.3
Các
động cơ điện dẫn động cho động cơ bơm dầu phải được nối đất và nối không bảo vệ
theo đúng quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756-89.
5.2.4
Việc
kiểm tra đánh giá tình trạng an toàn của thiết bị điện hàng năm phải thực hiện
theo tiêu chuẩn TCVN 4756-89.
5.3 Yêu cầu đối với cơ cấu, thiết bị an
toàn:
5.3.1 Che chắn an toàn phải có sơn mầu phù
hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn TCVN 4979-89.
5.3.2 Che chắn an toàn phải có kết cấu,
hình dáng và được chế tạo phù hợp TCVN 4717-89 và đảm bảo tháo lắp thuận tiện,
không gây nguy hiểm khi vận hành, sửa chữa.
5.3.3 Van an toàn dùng cho hệ ép thuỷ lực,
thiết bị gia nhiệt bằng hơi nước phải thoả mãn các yêu cầu trong TCVN 6004-95.
Miệng thoát của van an toàn phải được bố trí ở bên ngoài nhà xưởng, hoặc đưa
vào thùng, khoang riêng biệt (đối với van an toàn của hệ thống thuỷ lực bằng
dầu).
5.3.4 Van một chiều, van
phân phối dầu áp lực cho các xi lanh phải đảm bảo độ tin cậy trong hoạt động.
6
Yêu cầu đối với nhà xưởng, nơi đặt máy:
6.1 Nhà xưởng nơi
đặt máy phải vững chắc, thoáng mát, chống được mưa nắng và phải được chiếu sáng
đầy đủ.
6.2 Nhà xưởng phải
bằng phẳng, được bố trí gọn gàng, không trơn trượt.
6.3 Nơi đặt máy và
đặt hệ thống chứa dầu thuỷ lực phải bố trí rãnh thu gom dầu chảy và nước các
rãnh phải có nắp đậy chắc chắn.
6.4 Trong xưởng
phải bố trí bình chữa cháy tại chỗ đúng về chủng loại, đủ về số lượng theo quy
định của các tiêu chuẩn hiện hành.
6.5 Nhà xưởng phải
được thông gió tốt đặc biệt là ở những nơi có khả năng tích tụ các yếu tố nguy
hiểm có hại.
6.6 Kích thước
đường đi lại trong nhà xưởng, khoảng cách giữa máy và các kết cấu nhà xưởng,
giữa máy với máy phải phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2293-78.
6.7 Nhà xưởng có độ
cao từ 7m trở lên hoặc thấp hơn 7m nhưng đặt ở nơi trống trải phải có hệ thống
chống sét. Việc kiểm tra hệ thống chống sét phải thực hiện theo các quy định
trong tiêu chuẩn 20TCN 46-84.
BỘ
NÔNG NGHIỆP
VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
TIÊU CHUẨN
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu kỹ thuật chung cho máy
băm dăm gỗ dùng để sản xuất các loại dăm gỗ công nghệ.
2 Tiêu chuẩn trích
dẫn
- TCVN 4723:89 Thiết bị gia công gỗ. Yêu cầu chung về
an toàn đối với kết cấu máy.
- TCVN 2248:77 Ren hệ mét. Kích thước cơ bản.
- TCVN 1917:93 Ren hệ mét. Lắp ghép có độ hở. Dung sai.
- TCVN 2511:95 Nhám bề mặt. Thông số cơ bản và trị số.
- TCVN 257:85 Kim loại. Xác định độ cứng theo phương
pháp rocven thang A, B và C.
- TCVN 4922:89 Tiếng ồn. Xác định các đặc tính ồn của
máy trọng trường âm tự do trên mặt phẳng phản xạ âm. Phương pháp đo kỹ thuật.
- TCVN 3830:83 Tài liệu thiết kế. Tài liệu sử dụng sản
phẩm.
3 Thông số kỹ thuật
và kích thước cơ bản
Thông số và kích thước cơ bản của máy theo chỉ dẫn trên
hình 1 và tham khảo phụ lục A.
4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Yêu cầu chung
4.1.1 Các yêu cầu về an toàn cho kết cấu máy phải phù
hợp với TCVN 4723:89.
4.1.2 Mỗi máy phải có ít nhất 1 bộ đồ nghề tháo lắp máy
và 1 bộ dao dự trữ kèm theo. Những chi tiết này phải có tính lắp lẫn. Danh mục
và số lượng của chúng qui định trong tài liệu sử dụng máy.
4.1.3 Mức ồn cho phép của máy không được lớn hơn 85 Đề
xi ben.
4.1.4 Các chỉ tiêu độ chính xác của máy và phương pháp
kiểm các chỉ tiêu này được qui định trong các kiểu máy cụ thể.
4.2 Yêu cầu đối với vật liệu
4.2.1 Các chi tiết cơ bản của máy băm dăm
phải được chế tạo bằng các vật liệu sau:
+ Thân máy phải được chế tạo bằng gang có
giới hạn bền không thấp hơn 180MPa hoặc bằng thép có giới hạn bền không thấp
hơn 500 MPa (500 N/mm2).
+ Đĩa hoặc tang trống lắp dao phải được chế
tạo bằng thép có giới hạn bền không thấp hơn 540 MPa (540 N/mm2)
hoặc bằng gang có giới hạn bền không thấp hơn 210 MPa (210 N/mm2).
+ Trục chính lắp đĩa dao được chế tạo bằng
thép có giới hạn bền không thấp hơn 600 MPa (600N/mm2).
+ Dao lắp vào đĩa phải được chế tạo bằng thép
dụng cụ theo TCVN.
+ Những chi tiết chịu tải còn lại của máy phải được chế
tạo bằng thép có giới hạn bền không thấp hơn 500 MPa (500 N/mm2) .
4.2.2 Độ cứng của các chi tiết chính phải theo các trị
số chỉ dẫn trên bảng 1.
Bảng 1 - độ cứng của các chi tiết
Tên chi tiết
|
Độ cứng, HRC, không
nhỏ hơn
|
Trục chính
Phần lắp ổ lăn
Phần lắp đĩa dao
Các cơ cấu dẫn hướng và điều chỉnh gỗ, vít
hãm hoặc vít và đai ốc thường hay tháo vặn
|
48
50
35
|
Các chi tiết đúc không được có các khuyết tật làm giảm
chất lượng làm việc và làm xấu hình dáng bên ngoài của máy.
4.3 Yêu cầu về chất lượng gia công
4.3.1 Trên bề mặt gia công của các chi tiết không cho
phép có các vết xước, nứt và các hư hỏng cơ khí khác làm giảm chất lượng sử
dụng và độ bền của máy.
4.3.2 Độ nhám bề mặt của các chi tiết cơ bản phải theo
TCVN 2511:91 nhưng không được thấp hơn các trị số chỉ dẫn trên bảng
2.
Bảng 2 - độ nhám
bề mặt
Tên chi tiết
|
Trị số độ nhám Ra,mm
|
Bề mặt thân máy chỗ lắp ổ lăn:
Bề mặt trục chính:
+ Chỗ lắp ổ lăn:
+ Bề mặt lắp đĩa:
|
0.63
0,63
1,25
|
4.3.3 Sai lệch giới hạn không chỉ dẫn trên bản vẽ của
các chi tiết gia công: lỗ H14, trục h14, còn lại.
4.3.4 Ren hệ mét theo TCVN 2248:77. Miền dung sai theo
8g,7H TCVN 1917:93.
4.4 Yêu cầu về lắp ráp
4.4.1 Đĩa dao được lắp công xôn với trục, phải được cân
bằng tĩnh sau khi lắp dao. Độ không cân bằng theo chỉ dẫn trên bảng 3.
Bảng 3 - Độ không
cân bằng cho phép
Đường kính đĩa
dao,mm
|
Độ không cân bằng
cho phép, g.cm
|
Đến 630
|
1000
|
Lớn hơn 630 đến 1000
|
1200
|
Lớn hơn 1000
|
1500
|
4.4.2 Chuyển động của trục chính phải êm nhẹ ở tất cả
các tốc độ, chế độ tải và chế độ điều chỉnh đã cho trong hướng dẫn sử dụng.
4.4.3 Lưỡi dao được lắp vào đĩa phải có góc cắt từ 10
đến 150, số lượng lưỡi dao cho phép tuỳ theo tính toán của nhà thiết
kế. Lưỡi dao trên tang trông được lắp dọc theo đường sinh của tang trống và đảm
bảo góc cắt như lắp trên đĩa.
4.4.4 Khe hở giữa mặt dao và mặt đĩa cho phép từ 0,2
đến 2 mm.
4.4.5 Cơ cấu nạp gỗ trên (cửa nạp trên) phải được lắp
nghiêng một góc từ 450 đến 520 so với phương nằm ngang.
4.4.6 Phải có các kí hiệu chỉ dẫn các vị trí đặt vịt
dầu và lỗ dầu bôi trơn. Cho phép lắp trên máy hoặc ghi trên hướng dẫn sử dụng
bảng sơ đồ bố trí các điểm bôi trơn và chỉ dẫn số lượng điền đầy của chúng.
4.4.7 Thiết bị đựng nước phải bảo đảm đủ nước làm mát
trong quá trình gia công.
4.4.8
Kết
cấu bao che đai truyền phải đảm bảo tháo, thay thế đai dễ dàng mà không phải
tháo dỡ các bộ phận khác của máy.
Đối với máy băm dăm kiểu tang trống, các cơ cấu kẹp và cơ
cấu hãm gỗ phải đảm bảo giữ được gỗ trong suốt quá trình máy băm gỗ.
4.5 Yêu cầu về trang sửa dạng ngoài của máy
4.5.1 Tất cả các bề mặt ngoài và trong không gia công
của chi tiết máy phải được sơn phủ bảo vệ.
4.5.2 Trước khi sơn lót phải làm sạch gỉ, cát khuôn,
những vết dầu mỡ và những chất bẩn khác trên bề mặt chi tiết. Phải san phẳng
những chỗ mấp mô có ảnh hưởng đến vẻ đẹp của máy.
4.5.3 Không được sơn các bề mặt đã được gia công và
đường ghép nối các chi tiết (thân, nắp, vỏ máy).
4.5.4 Đầu vít và đai ốc thường hay vặn khi sử dụng
không được phủ sơn .
4.5.5 Các chốt định vị không được nhô ra khỏi mặt chi
tiết quá 0.5 đường kính chốt.
4.5.6 Đầu mút của vít và vít cấy không được nhô ra khỏi
đai ốc quá 0.5 đường kính vít.
4.5.7 Mặt trụ của đầu vít chìm không được tiếp xúc trực
tiếp với mặt bên của lỗ chứa đầu vít.
5 Qui tắc nghiệm
thu và phương pháp kiểm
5.1 Qui tắc nghiệm thu
Mỗi một máy xuất xưởng phải qua kiểm giao nhận ở nơi chế
tạo.
Kiểm giao nhận bao gồm:
1)
Kiểm
hình dáng bên ngoài.
2)
Kiểm
máy chạy không tải.
3)
Kiểm
máy chạy có tải.
Kiểm máy theo độ chính xác.
5.2 Phương pháp kiểm
5.2.1 Kiểm các kích thước của máy bằng các dụng cụ
thông thường và chuyên dùng.
5.2.2 Kiểm độ cứng của các chi tiết theo TCVN 257:85.
5.2.3 Các thông số nhám bề mặt của các chi tiết được
kiểm bằng cách so sánh với mẫu đo độ nhám hoặc dụng cụ đo vạn năng.
5.2.4 Hình dáng ngoài của máy phải được kiểm:
5.2.4.1 Sự phù hợp các điều qui định về trang sửa dạng
ngoài và theo các yêu cầu của phần 3.5.
5.2.4.2 Kiểm sự hiện có của vít nối đất.
5.2.4.3 Kiểm các cửa nạp nguyên liệu để loại bỏ các
vật liệu không phải là gỗ .
5.2.5 Kiểm không tải:
Khi kiểm máy chạy không tải cần phải kiểm những phần sau:
1) Kiểm tra độ “dơ” của bộ phận điều khiển
đóng ngắt máy (cần gạt côn) và trục lắp đĩa dao bằng tay.
2) Kiểm sự hoạt động của các công tắc đóng
mở.
3) Kiểm sự hoạt động của trục chính ở tất
cả các tốc độ thấp, vừa và lớn nhất .
4) Kiểm công suất lớn nhất của truyền dẫn
không tải của chuyển động chính. Cho máy chạy đến khi nhiệt độ của ổ trục và
môi trường xung quanh đạt trạng thái ổn định.
5) Kiểm sự phù hợp với các yêu cầu về an
toàn đối với kết cấu máy theo TCVN 4723:89 và theo tài liệu sử dụng.
6) Kiểm đặc tính ồn của máy theo TCVN 4922:89.
5.2.6 Kiểm có tải:
1)
Kiểm
khả năng làm việc của máy ở các chế độ khác nhau.
2)
Kiểm
máy chạy quá tải ngắn hạn.
Kiểm công suất lớn nhất của chuyển động chính theo đặc
tính kỹ thuật của máy.
5.2.7 Kiểm độ chính xác của máy
5.2.7.1 Yêu cầu chung
1) Kiểm độ chính xác của máy phải được tiến
hành sau khi kiểm máy không tải và có tải. Việc kiểm các chi tiết máy và các bộ
phận máy phải được tiến hành trong quá trình chế tạo hoặc lắp máy.
2) Việc lắp đặt máy trước khi kiểm độ chính
xác, cân bằng máy bằng thước Nivô phải được tiến hành theo các tài liệu hướng
dẫn sử dụng máy.
3) Các điều chỉnh cần thiết của máy phải
được tiến hành trước khi kiểm máy. Trong thời gian kiểm máy không cho phép thực
hiện bất kỳ một điều chỉnh nào trừ trường hợp được qui định trong tài liệu sử
dụng máy.
4) Không cho phép tháo máy trong quá trình kiểm độ
chính xác.
5) Chú thích: Cho phép tháo các bao che và các phụ tùng
khác tháo được kèm theo máy nếu việc tháo này không ảnh hưởng đến độ chính xác
của máy.
Các máy được vận chuyển ở dạng tháo rời, phải
được kiểm độ chính xác sau khi lắp đặt, cân bằng, điều chỉnh xong máy tại nơi
sử dụng. Trong trường hợp này các yêu cầu về nền móng máy và việc lắp đặt máy
trên móng phải phù hợp với chỉ dẫn trong tài liệu hướng dẫn sử dụng.
6) Kiểm độ chính xác làm việc của máy phải tiến hành
bằng cách cho máy thực hiện gia công sản phẩm mẫu. Yêu cầu của sản phẩm mẫu
được qui định trong tài liệu sử dụng máy.
5.2.7.2 Phương pháp kiểm độ chính xác
1) Các thiết bị tiện đo dùng để kiểm độ
chính xác máy phải được kiểm định và có giấy chứng nhận.
2) Khi qui định dung sai giá trị sai lệch
giới hạn, trong các trường hợp cụ thể phải lấy theo chiều dài đã cho hoặc lấy
theo chiều dài 1000 mm hoặc 100 mm.
3) Kiểm độ đảo hướng kính của đĩa dao theo
đường kính ngoài.
4) Đặt đồng hồ so sao cho mũi kim của nó
tiếp xúc vuông góc mặt ngoài của đĩa dao. Dùng tay quay chậm đĩa dao. đọc số
chỉ trên đồng hồ so. Kết quả đo là giá trị trung bình của 3 lần đo.Độ đảo hướng
kính cho phép theo chỉ dẫn trên bảng 4.
5) Kiểm độ vuông góc của đường tâm trục chính với mặt
đầu của đĩa dao.
Kẹp đồng hồ so lên trục chính sao cho mũi đo của nó tiếp
xúc thẳng góc mặt đĩa lắp dao.
Đo tại hai hướng vuông góc với nhau và trên mỗi hướng quay
trục chính một góc 180o. Sai lệch trên mỗi hướng được xác định bằng hiệu đại số
các kết quả đo tại vị trí ban đầu của trục chính và khi quay trục chính một góc
1800
Bảng 4 - Độ đảo hướng kính cho phép
Đường kính đĩa
dao,mm
|
Độ đảo mặt đầu,mm
|
Đến 630
|
0,16
|
Lớn hơn 630 đến 1000
|
0,2
|
Lớn hơn 1000
|
0.3
|
6 Tài liệu sử dụng
và bảo hành máy
6.1 Tài liệu sử dụng máy phải được trình bày phù hợp
với các yêu cầu của TCVN 3830:83.
Tuỳ
theo điều kiện của cơ sở sản xuất và theo từng kiểu máy ép cụ thể, các xí
nghiệp chế tạo phải qui định thời gian bảo hành máy và phải ghi rõ trong tài
liệu sử dụng máy.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
TIÊU CHUẨN
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định
những yêu cầu chung về an toàn đối với thiết kế, kết cấu và sử dụng máy băm dăm
gỗ kiểu tang trống và kiểu đĩa cố định và di động dùng động cơ điện hoặc động
cơ đốt trong.
2
Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 2293-78 Gia
công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 2290-78 Thiết
bị sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 2291-78 Phương
tiện bảo vệ người lao động. Phân loại.
TCVN 2287-78 Hệ
thống tiêu chuẩn an toàn lao động.
TCVN 2288-78 Các
yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. Phân loại.
TCVN 2289-78 Quá
trình sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 4723-89 Thiết
bị gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn đối với kết cấu máy.
TCVN 4756-89 Quy
phạm nối đất và nối không thiết bị điện.
TCVN 3985-99 Tiếng
ồn. Mức ồn cho phép.
TCVN 4717-89 Thiết
bị sản xuất. Che chắn an toàn. Yêu cầu chung.
TCVN 4979-89 Màu
sắc tín hiệu và dấu hiệu an toàn.
20TCN
46-84 Chống sét cho các công trình xây dựng.
3 Thuật ngữ và định
nghĩa
Trong tiêu chuẩn này
sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Máy băm dăm là máy dùng để tạo ra dăm
gỗ công nghệ.
3.2 Máy băm dăm
kiểu tang trống là máy băm dăm trong đó dao băm được lắp vào thành tang trống.
3.3 Máy băm dăm kiểu đĩa
là máy băm dăm trong đó dao được lắp trên cùng một đĩa.
4
Yêu cầu chung
4.1 Thiết bị băm
dăm phải tuân thủ các yêu cầu an toàn trong tiêu chuẩn này và các yêu cầu trong
tiêu chuẩn TCVN 4723-89.
4.2 Máy băm dăm khi
xuất xưởng phải có đầy đủ tài liệu kĩ thuật và hướng dẫn vận hành an toàn đi
kèm.
4.3 Máy băm dăm khi
đưa vào vận hành phải đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn và vệ sinh môi trường.
4.4 Chỉ được sử
dụng máy băm dăm để băm gỗ có kích thước theo quy định của nhà thiết kế.
4.5 Chỉ những người
từ 18 tuổi trở lên có đầy đủ sức khoẻ, đã sát hạch chuyên môn và kĩ thuật an
toàn đạt yêu cầu mới được sử dụng máy.
4.6 Người vận hành khi
sử dụng máy phải mang đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
5
Yêu cầu đối với máy
5.1 Yêu cầu đối với
kết cấu
5.1.1 Kết cấu, hình
dáng của máy và các bộ phận máy phải đảm bảo khả năng loại trừ chấn thương cho
người khi vận hành và sửa chữa máy.
5.1.2 Kết cấu máy
phải đảm bảo khi máy hoạt động không gây tiếng ồn quá mức quy định trong tiêu
chuẩn TCVN 3985- 1999.
5.1.3 Vỏ máy phải
được lắp thiết bị khử tĩnh điện hoặc nối đất để loại trừ hiện tượng tích tụ
điện tích tĩnh điện.
5.1.4 Dao băm phải
được bắt chặt vào trục dao hoặc mâm dao. Kết cấu kẹp giữ dao phải đảm bảo khả
năng chống hiện tượng tự nới lỏng trong quá trình làm việc.
5.1.5 Máy băm dăm
kiểu tang trống phải có cơ cấu chống gỗ văng ngược. Cơ cấu chống gỗ văng ngược
phải đảm bảo độ cứng vững, độ tin cậy trong hoạt động và phải có kết cấu phù
hợp đảm bảo khả năng tháo lắp để thay thế thuận tiện và không gây nguy hiểm cho
người khi vận hành, sửa chữa.
5.1.6 Kết cấu máy
phải loại trừ hoặc hạn chế sự lan truyền rung động do máy gây ra lên người vận
hành và kết cấu nhà xưởng.
5.1.7 Các bộ phận
chuyển động của máy phải được bao che để tránh nguy hiểm cho người vận hành.
5.1.8 Hệ thống kẹp
giữ gỗ trong máy băm tang trống phải đảm bảo khả năng kẹp chặt gỗ và điều chỉnh
dễ dàng.
5.1.9 Thiết bị băm
dăm phải có hệ thống quạt hút để vận chuyển dăm và bụi gỗ được tao ra trong quá
trình băm. Hệ thống điều khiển đóng mở quạt hút phải liên động với hệ thống
điều khiển động cơ truyền động cho trục băm.
5.1.10 Nếu độ cao
miệng cấp liệu lớn hơn 1200mm thì phải có sàn hoặc bục thao tác.
5.1.11 Hệ thống
điều khiển đóng mở máy và hệ thống điều khiển cơ cấu kẹp gỗ phải đảm bảo độ tin
cậy trong hoạt động và có khả năng ngăn ngừa sự cố khi mất một phần hay mất
toàn phần năng lựơng (điện, thuỷ lực v.v...) cũng như khi năng lượng được phục
hồi.
5.1.12 Các thiết bị
điều khiển phải có hình dạng, kích thước, màu sắc phù hợp với tiêu chuẩn TCVN
2290-89 và TCVN 4979-89.
5.1.13 Các cửa mở
bố trí trên máy phải được cấu tạo sao cho không có khả năng tự mở trong quá
trình máy làm việc.
5.1.14 Kích thước,
khối lượng của cửa mở dạng tháo rời phải đảm bảo khả năng mang vác tránh gây
quá tải về gánh nặng thể lực.
5.1.15 Các chi
tiết, bộ phận có khối lượng lớn hơn 25kg phải có kết cấu đảm bảo khả năng móc
buộc cáp để nâng chuyển bằng phương tiện cơ giới.
5.1.16 Kết cấu,
chiều dầy của vỏ máy phải chịu được lực tác động va đập do phôi liệu gia công
gây nên.
5.1.17 Máy phải có
kết cấu đảm bảo thuận tiện trong tháo lắp để kiểm tra, bảo dưỡng và hiệu chỉnh.
5.2 Yêu cầu đối với
thiết bị điện
5.2.1 Hệ thống điều
khiển bằng điện phải đảm bảo khả năng đóng cắt điện nguồn cấp cho các động cơ
một cách độc lập.
5.2.2
Vỏ tủ điện tổng cấp điện cho máy phải được nối đất. Trị số điện trở nối đất
phải đảm bảo theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756-89.
5.2.3 Các động cơ điện dẫn
động cho trục chính, động cơ quạt gió, động cơ bơm dầu phải được nối đất và nối
không bảo vệ theo đúng quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756-89. Việc kiểm tra
đánh giá tình trạng an toàn của thiết bị điện hàng năm phải thực hiện theo tiêu
chuẩn TCVN 4756-89.
5.2.4 Các bộ phận mang điện
của thiết bị phải được che chắn, cách ly cẩn thận. Các bộ phận kim loại không
mang điện phải được nối đất bảo vệ theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756-89.
5.2.5 Các động cơ điện dẫn
động cho máy phải là động cơ kiểu phòng nổ. Trường hợp ngược lại phải có biện
pháp đảm bảo an toàn cháy nổ cho thiết bị trong quá trình hoạt động. Đối với
máy sử dụng động cơ đốt trong thì ống xả phải được bọc cách nhiệt và miệng ống
xả của động cơ phải bố trí phía trước chiều gió so với miệng cấp liệu và miệng
phun dăm.
5.3 Yêu cầu đối với
cơ cấu, thiết bị an toàn
5.3.1 Che chắn an
toàn phải được chế tạo và sơn mầu phù hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn
TCVN 4717-89 và TCVN 4979-89.
5.3.2 Che chắn an toàn
phải có kết cấu, hình dáng phù hợp, đảm bảo tháo lắp thuận tiện, không gây nguy
hiểm khi vận hành, sửa chữa.
6
Yêu cầu đối với nhà xưởng, nơi đặt máy
6.1 Nhà xưởng nơi
đặt máy phải thoáng mát, chống được mưa nắng và phải được chiếu sáng đầy đủ.
6.2 Nhà xưởng phải
bằng phẳng, được bố trí gọn gàng, không trơn trượt.
6.3 Đối với các máy
băm dăm đặt chìm dưới đất phải có biện pháp thoát nước tại khoang chìm.
6.4 Trong xưởng
phải bố trí bình chữa cháy tại chỗ đúng về chủng loại, đủ về số lượng theo quy
định của các tiêu chuẩn hiện hành.
6.5 Nhà xưởng phải
được thông gió tốt đặc biệt ở những nơi có khả năng tích tụ các yếu tố nguy
hiểm có hại.
6.6 Các miệng hố
đặt máy phải được đậy kín bằng nắp đậy hoặc có rào chắn xung quanh. Rào chắn,
nắp đậy phải được chế tạo chắc chắn và được sơn màu phù hợp theo quy định trong
tiêu chuẩn TCVN 4979-89. Phía chân rào chắn phải được bịt bằng tấm tôn liền có
độ cao từ 100 mm trở lên.
6.7 Kích thước
đường đi lại trong nhà xưởng, khoảng cách giữa máy và các kết cấu nhà xưởng,
giữa máy với máy phải phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2293-78.
6. 8 Nhà xưởng có độ cao từ 7m trở lên hoặc
thấp hơn 7m nhưng đặt ở nơi trống trải phải có hệ thống chống sét. Việc kiểm
tra hệ thống chống sét phải thực hiện theo các quy định trong tiêu chuẩn 20TCN
46-84.