ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1115/QĐ-UBND
|
Cà
Mau, ngày 05 tháng 7 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH GIẢM TỔNG ĐÀN VÀ BẢO VỆ ĐÀN LỢN (HEO) GIỐNG TRONG TÌNH
HUỐNG BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI ĐÃ XẢY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP
ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Thú y;
Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày
20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp
bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;
Căn cứ ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy về chủ trương ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh
Cà Mau tại Thông báo số 367/TB/TU ngày 26/6/2019;
Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-UBND
ngày 12/3/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động ứng
phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 395/TT-SNN ngày 01/7/2019 (kèm Kế
hoạch số 57/KH-SNN ngày 01/7/2019),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kế hoạch giảm tổng đàn và
bảo vệ đàn lợn (heo) giống trong tình huống bệnh Dịch tả heo Châu Phi đã xảy ra
trên địa bàn tỉnh Cà Mau, với các nội dung cụ thể như sau (có Kế hoạch kèm
theo):
1. Giảm tổng đàn heo thịt:
1.1. Mục đích: Giảm nhanh số lượng đàn heo thịt hiện có trên địa bàn tỉnh, nhằm hạn
chế bệnh Dịch tả heo Châu Phi lây nhiễm trên heo thịt giảm thiệt hại cho người
chăn nuôi, qua đó giảm nguồn nhân lực, chi phí, thời gian thực hiện công tác
phòng, chống dịch bệnh và nguồn hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh
gây ra.
1.2. Chính sách hỗ trợ:
- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thu mua
và vận chuyển heo giết thịt trong tỉnh: 100.000 đồng/con (loại từ 75 kg/con trở
lên).
- Hỗ trợ các cơ sở, hộ chăn nuôi xuất
bán heo thịt: 100.000 đồng/con (loại từ 75 kg/con trở lên).
1.3. Dự toán kinh phí thực hiện:
14.002.640.000 đồng; trong đó:
- Kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm:
114.640.000 đồng;
- Mua vòng niêm phong: 90.000.000 đồng;
- Tuyên truyền, vận động: 18.000.000
đồng;
- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thu mua
và vận chuyển heo: 6.890.000.000 đồng;
- Hỗ trợ người nuôi: 6.890.000.000 đồng.
(Cụ thể như Kế hoạch của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn).
2. Bảo vệ đàn heo giống:
2.1. Mục đích: Bảo vệ an toàn đàn heo nái có chất lượng giống tốt, sạch bệnh hiện có ở
vùng chưa có dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, nhằm phục vụ công tác tái đàn sau khi
kiểm soát được dịch bệnh.
2.2. Chính sách hỗ trợ:
- Hỗ trợ kinh phí nuôi giữ giống heo
nái 500.000 đồng/con (theo khoản c, chương III, Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày
18/6/2019 của Chính phủ), để nâng cao các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học,
tiêu độc khử trùng mầm bệnh, đảm bảo duy trì đàn heo giống phục vụ tái đàn khi
kiểm soát được dịch bệnh.
- Ngoài ra, hỗ trợ tinh heo phối giống
04 liều/nái/năm (sau khi kiểm soát được dịch bệnh).
2.3. Dự toán kinh phí hỗ trợ:
Ước số lượng heo nái đáp ứng các tiêu
chí được hỗ trợ (theo Kế hoạch số 57/KH-SNN của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn): 850 con, trên cơ sở đó tính toán kinh phí như sau:
- Kinh phí hỗ trợ nuôi giữ giống heo
nái: 425.000.000 đồng;
- Hỗ trợ tinh heo phối giống 04 liều/nái/năm:
238.000.000 đồng.
3. Tổng kinh phí thực hiện:
- Tổng dự toán kinh phí thực hiện kế
hoạch: 14.665.640.000 đồng.
- Nguồn kinh phí thực hiện: Giao Sở
Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu
đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 11/7/2019 để xem xét, quyết định.
4. Thời gian thực hiện Kế hoạch: Từ ngày ban hành Quyết định này đến khi kết thúc việc giảm đàn, để thực
hiện tái đàn theo chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Giải pháp thực hiện: như Kế hoạch của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Tổ chức thực hiện:
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan
tổ chức thực hiện Kế hoạch đã được phê duyệt; công khai, theo dõi, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện chính sách, tránh để tổ chức, cá nhân lợi dụng chính
sách hỗ trợ để trục lợi; đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp
thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo kết thúc việc giảm đàn, để
thực hiện tái đàn sau khi kiểm soát được dịch bệnh.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Cà Mau chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai Quyết định này tại trụ
sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trụ sở khóm, ấp; đồng thời thường xuyên thông báo rộng
rãi trên hệ thống phát thanh huyện, xã và loa di động để các tổ chức, cá nhân
biết, thực hiện và theo dõi, giám sát việc thực hiện.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các
sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Cà Mau và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Bộ Tài chính (b/c);
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- UBMTTQ VN tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Báo, Đài, CTTĐT tỉnh (đăng, phát nội dung);
- Phòng NN-TN (Luan22);
- Lưu: VT, M.A12/7.
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Tiến Hải
|
UBND
TỈNH CÀ MAU
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 57/KH-SNN
|
Cà Mau, ngày 01
tháng 7 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
GIẢM TỔNG ĐÀN VÀ BẢO VỆ ĐÀN HEO GIỐNG TRONG TÌNH HUỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN
CHÂU PHI ĐÃ XẢY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
PHẦN I.
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
VÀ ĐỀ XUẤT BỔ SUNG KẾ HOẠCH
I. TÌNH HÌNH BỆNH
DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
1. Trong nước
Đến ngày 27/6/2019 bệnh Dịch tả lợn
Châu Phi xảy ra tại 4.433 xã, 454 huyện của 60 tỉnh, thành phố (chỉ còn lại 3 tỉnh:
Ninh Thuận, Tây Ninh và Bến Tre).
2. Trong khu vực
Tình hình dịch bệnh tại 10 tỉnh trong
khu vực diễn biến vô cùng phức tạp đến nay đã có 331 xã/74 huyện xảy ra dịch, ước
tính số tiền phải hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy trong vùng là
trên 64 tỷ đồng, chưa kể các khoản kinh phí chống dịch khác (Cà Mau đã có 18
xã/6 huyện, ước tính số tiền hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi là 795.825.000 đồng).
Trong thời gian tới dịch bệnh tiếp tục sẽ lây lan nhanh ra diện rộng và nguy cơ
phát sinh thêm nhiều ổ dịch mới là rất cao; điều này đã cho thấy những thiệt hại
nghiêm trọng do bệnh DTLCP gây ra làm ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của người
chăn nuôi và nhà nước là rất lớn.
3. Tình hình dịch bệnh trong tỉnh
Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau
đã xảy ra 18 ổ dịch tại 18 xã là Tân Ân Tây và Tân Ân (Ngọc Hiển); Phú Mỹ, Phú
Tân, Tân Hải và TT.Cái Đôi Vàm (Phú Tân), Hàm Rồng và Tân Hải (Năm Căn); Trần Hợi,
TT.Sông Đốc, TT.Trần Văn Thời và Khánh Bình Đông (Trần Văn Thời); Tân Dân, Tân
Duyệt, Ngọc Chánh, Quách Phẩm và Quách Phẩm Bắc (Đầm Dơi); Trí Phải (Thới
Bình), số lượng lợn bệnh, chết do DTLCP buộc phải tiêu hủy là 455 con với tổng
trọng lượng là 26.527,5 kg. Mặc dù trong thời qua toàn tỉnh đã tập trung mọi
nguồn lực với nhiều biện pháp đồng bộ nhưng dịch bệnh vẫn còn nhiều diễn biến
phức tạp và lây lan ra diện rộng. Vì đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có
tính chất lây lan nhanh nên trong thời gian tới có chiều hướng lây lan ra diện
rộng trên địa bàn toàn tỉnh và sẽ kéo dài cần phải tập trung giám sát và xử lý
nhanh đặc biệt là không được lơ là kể cả các ổ dịch đang tạm ổn định không có
phát hiện thêm lợn bệnh chết trong thời gian qua.
II. DỰ BÁO VÀ ĐỀ
XUẤT KẾ HOẠCH
Dịch bệnh sẽ tiếp tục lây lan trên tất
cả các huyện, thành phố trong tỉnh, thời gian diễn biến dự báo sẽ kéo dài làm thiệt
hại kinh tế cho nhà nước và nhân dân rất lớn, nếu như vẫn tiếp tục duy trì các
biện pháp như hiện nay. Từ đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất bổ sung các giải
pháp vào Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh
Cà Mau như sau:
- Thứ nhất, giảm tổng đàn lợn thịt đủ
điều kiện giết mổ;
- Thứ hai, bảo vệ đàn lợn giống phục
vụ tái sản xuất và kiểm soát chặt chẽ việc tái đàn trong thời gian xử lý dịch bệnh.
Với số lượng tổng đàn lợn hiện có là
94.457 con, trong đó có 70.421 con lợn thịt, 8.221 con lợn nái, 260 con lợn đực
giống và 15.564 con lợn con (sẽ là lợn thịt trong 4 tháng sau). Nếu không bổ
sung kế hoạch thì sẽ thiệt hại riêng đối với đàn lợn thịt là 136.252.537.500 đồng.
Khi thực hiện phương án hỗ trợ thì giảm bớt thiệt hại cho ngân sách là:
136.252.537.500 đồng - 14.002.640.000 đồng = 122.249.897.500 đồng.
Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và PTNT
đưa ra giải pháp Bổ sung Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu
Phi trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cụ thể như sau:
PHẦN II.
NỘI DUNG BỔ SUNG
KẾ HOẠCH
I. Giảm tổng đàn
đối với heo thịt
1. Mục đích
Giảm nhanh quy mô đàn lợn hiện có
trên địa bàn tỉnh và tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc tái đàn trong giai đoạn dịch
bệnh diễn biến phức tạp nhằm hạn chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm trên
diện rộng, số lượng tiêu hủy lớn, giảm bớt nguồn nhân lực và chi phí cho công
tác phòng, chống dịch bệnh và nguồn hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do
dịch bệnh gây ra.
Nâng cao hiệu quả trong việc ngăn chặn
và khống chế nhanh chóng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn tỉnh,
tránh mầm bệnh bùng phát, lây lan trên diện rộng và tái nhiễm trở lại làm ảnh
hưởng đến quá trình tái đàn phát triển sản xuất của người chăn nuôi, cũng như ảnh
hưởng đến tình hình phát triển chăn nuôi của tỉnh.
2. Yêu cầu
Người chăn nuôi cần nắm rõ tình hình
diễn biến của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn tỉnh cũng như những
tác hại của dịch bệnh gây ra, đồng thời hiểu rõ được lợi ít của việc giảm đàn
trong chăn nuôi khi tình hình dịch bệnh đang có xu hướng lây lan trên diện rộng,
từ đó chủ động phối hợp khai báo, xuất bán lợn cho các tổ chức, cá nhân thu mua
và không được tái đàn trở lại khi chưa có chủ trương của tỉnh.
Các tổ chức, cá nhân thu mua để giết
mổ, phân phối các sản phẩm từ lợn trên địa bàn tỉnh tích cực tham thu mua lợn của
người chăn nuôi trong tỉnh, hạn chế tối đa việc thu mua lợn có nguồn gốc từ
ngoài tỉnh nhất là các tỉnh, thành đang xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Các sở, ban, ngành và địa phương cần
tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người chăn nuôi khai báo số lượng
đàn lợn cần xuất bán, chủ động xuất bán và không tái đàn trong giai đoạn xảy ra
dịch bệnh; tổ chức rà soát, kiểm tra, phân loại và cập nhật thường xuyên đàn lợn
tại địa phương để hướng dẫn người dân thực hiện giải pháp giảm đàn phù hợp.
Người tiêu dùng cần hiểu rõ được tình
hình và tính chất lây nhiễm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, đặc biệt là bệnh
không lây nhiễm cho người; hiểu rõ chủ trương giảm đàn của tỉnh và chính sách ủng
hộ người chăn nuôi trong việc bán và sử dụng mặt hàng thịt lợn, không quay lưng
với các sản phẩm từ lợn nhằm giảm bớt khó khăn cho người chăn nuôi cũng như cho
ngân sách của tỉnh.
UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách
khuyến khích hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi và các tổ chức, cá nhân nhân thu mua,
vận chuyển tham gia thực hiện chủ trương giảm đàn của tỉnh.
3. Giải pháp thực
hiện kế hoạch giảm đàn heo thịt
3.1. Công tác tuyên truyền
Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh công tác
thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài Phát
thanh - Truyền hình, mạng điện thoại di động, loa phát tuyên truyền lưu động, cấp
phát tờ rơi,... về tính chất nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi gây thiệt
hại kinh tế cho người chăn nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Tập trung chú trọng nội dung tuyên
truyền cho người tiêu dùng hiểu rõ về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi không lây nhiễm
qua người và người tiêu dùng có thể an tâm sử dụng các sản phẩm từ lợn. Bên cạnh
đó, tăng cường vận động người tiêu dùng không nên quay lưng với thịt lợn và các
sản phẩm từ lợn; quan tâm, tích cực ủng hộ và tăng cường tiêu thụ mặt hàng thịt
lợn để giúp đỡ người chăn nuôi giảm bớt khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh xảy
ra; đồng thòi khuyến cáo người tiêu dùng chỉ mua và sử dụng thịt lợn có dấu kiểm
soát của cơ quan thú y; hướng dẫn người tiêu dùng các phương pháp xử lý thịt lợn
an toàn trước khi sử dụng để đảm bảo sức khỏe.
Thực hiện in ấn cấp phát tờ rơi,
tuyên truyền về chủ trương giảm quy mô đàn lợn của tỉnh, nhằm giúp người chăn
nuôi, các tổ chức, cá nhân thu mua, vận chuyển, giết mổ và phân phối sản phẩm từ
lợn, người tiêu dùng hiểu rõ những lợi ích của chủ trương giảm quy mô đàn, từ
đó chủ động tích cực ủng hộ, tham gia mua bán lợn và tiêu thụ sản phẩm từ lợn
có nguồn gốc tại địa phương.
Tổ chức họp triển khai, tuyên truyền,
vận động trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân thu mua, vận chuyển, giết mổ, phân
phối sản phẩm từ lợn tham gia cam kết thu mua lợn tại địa phương, hạn chế tối
đa việc nhập lợn từ ngoài tỉnh; khuyến khích, vận động các doanh nghiệp (có điều
kiện) tham gia thu mua và dự trữ mặt hàng thịt lợn tại địa phương; khuyến khích
người tiêu dùng tham gia mua và dự trữ thịt lợn bằng tủ đông, tủ lạnh,...
3.2. Tổ chức thu mua đàn lợn tại địa
phương
Khuyến khích, vận động các tổ chức,
cá nhân thu mua, giết mổ, phân phối sản phẩm từ lợn tích cực tham gia và cam kết
hỗ trợ thu mua lợn của người chăn nuôi tại địa phương; hạn chế việc thu mua lợn
thịt có nguồn gốc ngoài tỉnh; cam kết thực hiện thu mua lợn tại địa phương với
giá thị trường, không ép giá người chăn nuôi. Đồng thời, phải đảm bảo thực hiện
đúng quy trình thu mua, vận chuyển, giết mổ và phân phối sản phẩm từ lợn đúng
theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
3.3. Quản lý, giám sát đàn lợn xuất
bán tại địa phương
Để thực hiện việc mua bán giữa chủ hộ
chăn nuôi lợn và các tổ chức, cá nhân thu mua, vận chuyển, giết mổ và phân phối
sản phẩm từ lợn (gọi chung là thương lái), chủ hộ chăn nuôi hoặc thương lái thu
mua lợn phải thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Giám sát đàn lợn xuất bán tại hộ
chăn nuôi
Chủ hộ chăn nuôi hoặc thương lái điện
thoại liên hệ trực tiếp với thú y xã thông báo việc mua bán lợn để thú y xã đến
cơ sở, hộ chăn nuôi cần xuất bán lợn tiến hành kiểm tra lâm sàng (quan sát, đo
nhiệt độ). Nếu lợn khỏe mạnh bình thường về mặt lâm sàng thì tiến hành đeo vòng
niêm phong vào chân sau của lợn (trên khớp gối) và ghi lại các thông tin vào sổ
theo dõi hàng ngày (họ tên chủ hộ, địa chỉ, số điện thoại, mã số niêm phong),
sau đó cấp giấy xác nhận có đóng dấu (dấu treo) của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện/thành
phố (giấy xác nhận phải có đầy đủ các thông tin về họ tên người mua và người
bán; nơi đi và nơi đến; chữ ký người nuôi,...) cho thương lái vận chuyển đến lò
giết mổ, trong thời gian không quá 12h (mười hai giờ) kể từ khi đeo vòng và cấp
giấy xác nhận cho đến khi heo nhập vào lò giết mổ (qua kiểm tra thú sống của
cán bộ Thú y tại lò giết mổ). Tại lò giết mổ, kiểm dịch viên kiểm tra và cho nhập
lợn vào lò nếu có vòng niêm phong đúng theo quy định. Sau khi kiểm soát giết mổ,
kiểm dịch viên cắt và thu hồi, lưu giữ lại vòng niêm phong để làm cơ sở cho việc
hỗ trợ người bán và người mua.
Đối với trường hợp lợn có biểu hiện bất
thường và qua kiểm tra thân nhiệt nếu nhiệt độ lợn trên 40°C thì thực hiện cách
ly đối với những con lợn này và thông báo ngay về Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện/thành
phố. Trạm sẽ cử cán bộ chuyên môn đến tiến hành kiểm tra và thực hiện test
nhanh bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Trường hợp kiểm tra test nhanh âm tính với mầm
bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và không có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm khác thì thực
hiện xác nhận cho chủ hộ và thương lái được phép mua bán, vận chuyển. Trường hợp
mẫu test dương tính thì tiến hành lấy mẫu gửi xét nghiệm tại các cơ quan được
chỉ định và thực hiện các biện pháp giám sát đàn chặt chẽ chờ kết quả xét nghiệm.
* Việc lấy mẫu thực hiện như sau: Lấy
mẫu máu có chất chống đông. Lấy mẫu máu của 05 con gộp làm 1 mẫu xét nghiệm.
Trường hợp hộ chăn nuôi có dưới 05 con thì lấy tất cả mẫu ở tất cả các con lợn
gộp lại thành 01 mẫu. Quy trình kỹ thuật đối với các bước test nhanh thực hiện
theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.
* Cán bộ thú y đi làm nhiệm vụ kiểm
tra xác nhận, đeo vòng đối với lợn khỏe, test mẫu và lấy mẫu, gửi phân tích được
hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh.
- Đối với thương lái thu mua lợn
Trong quá trình vận chuyển lợn về cơ
sở giết mổ cần có phương tiện chuyên chở đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không
để rơi vãi chất thải trên đường vận chuyển và phải mang theo giấy xác nhận việc
mua bán lợn tại địa phương.
- Đối với việc vận chuyển lợn vào
các cơ sở, lò giết mổ trong vùng dịch
+ Việc vận chuyển lợn đưa vào giết mổ
phải thực hiện bằng phương tiện chuyên chở đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y,
không để rơi vãi chất thải trên đường vận chuyển. Quá trình vận chuyển lợn đưa
vào giết mổ phải được vận chuyển trực tiếp từ các cơ sở, hộ chăn nuôi đến cơ sở,
lò giết mổ, không vận chuyển đến các điểm thu gom tập trung.
+ Tổ chức và cá nhân vận chuyển lợn
vào cơ sở, lò giết mổ phải có xác nhận nguồn gốc lợn của các hộ chăn nuôi và được
thực hiện giám sát đàn tại địa phương theo đúng hướng dẫn
+ Lợn đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh,
bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền
nhiễm.
+ Thịt lợn và các sản phẩm từ lợn sau
giết mổ chỉ được phép tiêu thụ trong vùng có dịch theo cấp địa phương đã công bố.
- Đối với việc vận chuyển vào các
cơ sở, lò giết mổ ngoài vùng dịch
Thực hiện tương tự như hướng dẫn
nhưng các sản phẩm từ lợn sau giết mổ được phép tiêu thụ cả trong và ngoài vùng
có dịch thuộc phạm vi địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Quản lý giết mổ, tiêu thụ sản phẩm
từ lợn
Cơ sở giết mổ động vật tập trung, các
cơ sở giết mổ nhỏ lẻ được cấp phép trên địa bàn tỉnh, được phân ra làm 2 loại:
+ Ở ngoài vùng dịch: được tiếp nhận lợn
khi có kết quả xét âm tính với mầm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (đối với lợn nhập
tỉnh) hoặc giấy xác nhận nguồn gốc + vòng đeo chân (đối với heo trong tỉnh); lợn
đưa vào giết mổ phải đảm bảo khỏe mạnh, không có triệu chứng lâm sàng của bệnh
truyền nhiễm. Quá trình giết mổ được thực hiện theo đúng quy trình kiểm soát giết
mổ theo quy định.
+ Ở trong vùng dịch: được tiếp nhận lợn
có nguồn gốc tại vùng dịch và heo của địa phương ở ngoài vùng dịch có xác nhận
nguồn gốc + vòng đeo chân; lợn đưa vào giết mổ phải đảm bảo khỏe mạnh, không có
triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm. Quá trình giết mổ được thực hiện
theo đúng quy trình kiểm soát giết mổ theo quy định.
Đối với các cơ sở giết mổ tại địa phương
hiện tại chưa được cấp phép (thuộc các huyện chưa có cơ sở giết mổ tập trung và
nhỏ lẻ được cấp phép). Chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan thú y thực
hiện rà soát, kiểm tra, hướng dẫn sửa chữa và nâng cấp điều kiện giết mổ. Qua
kiểm tra, đánh giá của cơ quan thú y nếu cơ sở giết mổ đảm bảo được yêu cầu về
điều kiện vệ sinh thú y và các trang thiết bị cần thiết, cơ quan thú y sẽ tạm
thời cấp phép hoạt động giết mổ trong thời gian 3 tháng. Chi cục Chăn nuôi và
Thú y sẽ không thu phí kiểm soát giết mổ đối với các cơ sở được cấp phép tạm
này, việc bồi dưỡng cho cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát giết mổ tại các cơ sở
này, đề nghị UBND cấp xã nơi có cơ sở giết mổ chi trả theo chế độ người tham
gia công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương. Quá trình hoạt động giết mổ
phải được sự giám sát, kiểm soát của nhân viên thú y xã và chính quyền địa
phương. Việc đưa lợn vào giết mổ thực hiện tương tự như các cơ sở giết mổ động
vật tập trung, các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ được cấp phép.
- Con dấu kiểm soát
+ Đối với các cơ sở giết mổ động vật
tập trung và các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ được cấp phép trên địa bàn tỉnh: thịt qua
kiểm soát của kiểm dịch viên và đóng dấu kiểu soát giết mổ theo quy định của
Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT (mẫu dấu vuông).
+ Đối với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đủ
điều kiện được cấp phép tạm thời 3 tháng: thịt qua kiểm soát của kiểm dịch viên
và sử dụng lại dấu kiểm soát giết mổ theo mẫu con dấu "lăn" (mẫu dấu
đã sử dụng trước khi có Thông tư 09 nhằm tận dụng mẫu con dấu sẵn có, giảm thời
gian xin thủ tục làm mẫu dấu mới, cũng như giảm chi phí phát sinh).
Cơ sở giết mổ phải thực hiện đầy đủ
việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau mỗi ca giết mổ. Nước thải trong quá trình
giết mổ phải có giải pháp xử lý tránh phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường.
Việc vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn
sau giết mổ phải thực hiện bằng phương tiện đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y
(không rơi vãi nước, máu ... trên đường vận chuyển); thực hiện vệ sinh, tiêu độc,
khử trùng phương tiện vận chuyển sau mỗi chuyến vận chuyển.
3.4. Kiểm soát nguồn lợn nhập tỉnh
- Đối với lợn giống (nái, nọc, lợn con)
Không tiếp nhận vào tỉnh vì đang ngừng
tái đàn, ngoại trừ các dự án được UBND tỉnh phê duyệt cho mục đích duy trì,
phát triển giống.
- Đối với lợn để giết mổ
Vận động các tổ chức, các nhân thu
mua, vận chuyển, giết mổ và phân phối sản phẩm từ lợn hạn chế tối đa việc thu
mua nguồn lợn từ ngoài tỉnh trong thời gian thực hiện chủ trương giảm quy mô
đàn của tỉnh.
Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các xe
vận chuyển lợn nhập tỉnh tại các trạm, chốt kiểm dịch động vật trên địa bàn tỉnh.
Các tổ chức, cá nhân vận chuyển lợn nhập vào địa bàn tỉnh phải đảm bảo lợn khỏe
mạnh về mặt lâm sàng, có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ, có phiếu xét nghiệm
âm tính với mầm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và phải được vận chuyển trực tiếp từ
cơ sở, hộ chăn nuôi đến cơ sở giết mổ, không vận chuyển đến các nơi thu gom tập
trung.
3.5. Kiểm soát tái đàn
Trong giai đoạn tình hình bệnh Dịch tả
lợn Châu phi đang diễn biến phức tạp và có xu hướng lây lan trên diện rộng, để
tránh gây thiệt hại cho người chăn nuôi cũng như hạn chế dịch bệnh tái nhiễm,
bùng phát trở lại. Tạm thời ngưng thực hiện tái đàn trên địa bàn tỉnh cho đến
khi dịch bệnh ổn định và có chủ trương, chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh mới được
phép tái đàn.
3.6. Chính sách hỗ trợ
Để phương án giảm quy mô đàn lợn thực
hiện có khả thi, cần ban hành chính sách hỗ trợ với định mức cụ thể như sau:
- Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thu
mua, vận chuyển lợn giết thịt trong tỉnh là: 100.000 đồng/con (từ 75kg trở
lên).
- Hỗ trợ các cơ sở, hộ chăn nuôi xuất
bán lợn thịt là: 100.000 đồng/con (từ 75kg trở lên).
Tiền hỗ trợ thông qua số lượng vòng
giữ lại tại cơ sở giết mổ được rà soát, báo cáo đề nghị chi trả theo hướng dẫn
của Sở Tài chính.
3.7. Chi phí cho kế hoạch giảm đàn
heo thịt
STT
|
Nội
dung chi
|
Diễn
giải
|
Thành
tiền (đồng)
|
Ghi
chú
|
1
|
Chi cho công tác hỗ trợ kiểm tra, lấy
mẫu xét nghiệm
|
- Máy đo nhiệt độ: 94 bộ x 60.000 đồng
= 5.640.000 đồng (cấp cho 94 thú y cơ sở).
- 10 bộ nhiệt kế điện tử x 900.000 đồng
= 9.000.000 đồng (cấp cho Đội ứng phó nhanh cấp huyện và tỉnh.
- Test phát hiện nhanh bệnh Dịch tả
lợn Châu Phi: 500 bộ x 200.000 đồng= 100.000.000 đồng.
|
114.640.000
|
|
2
|
Chi phí mua vòng niêm phong
|
50.000 vòng x 1.800 đồng/vòng =
90.000.000 đồng.
|
90.000.000
|
Nếu hết sẽ dự trù bổ sung
|
3
|
Công tác tuyên truyền, vận động
|
2.000.000 đồng x 9 huyện/thành phố
= 18.000.000 đồng.
|
18.000.000
|
|
4
|
Chi hỗ trợ thương lái thu mua lợn
|
100.000 đồng/con x 68.900 con = 6.890.000.000 đồng.
|
6.890.000.000
|
|
5
|
Chi hỗ trợ người bán
|
68.900 con x 100.000
đ/con = 6.890.000.000 đồng.
|
6.890.000.000
|
|
|
Tổng
|
|
14.002.640.000
|
|
II. BẢO VỆ ĐÀN
HEO GIỐNG
1. Mục đích
Bảo vệ an toàn cho đàn lợn nái có phẩm
chất giống tốt, sạch bệnh hiện có ở vùng chưa có dịch của tỉnh Cà Mau nhằm phục
vụ cho công tác tái đàn khi chấm dứt dịch bệnh.
Chuẩn bị cho công tác tái đàn khôi phục
sản xuất giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp nhằm giảm thiệt hại kinh tế cho
người chăn nuôi. Đồng thời, giảm bớt nguồn lực của tỉnh chi hỗ trợ cho công tác
phòng, chống dịch bệnh và hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh
gây ra.
Nâng cao hiệu quả trong việc giảm bớt
khó khăn cho người chăn nuôi khi tìm mua lợn giống để tái đàn, không ảnh hưởng
đến quá trình tái đàn phát triển sản xuất, cũng như ảnh hưởng đến tình hình
phát triển chăn nuôi của tỉnh.
2. Yêu cầu
Đàn heo nái giống được chọn phải hoàn
toàn sạch bệnh, được nuôi trong điều kiện an toàn sinh học. Phải được nuôi giữ ở
vùng chưa có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Người chăn nuôi cần nắm rõ tình hình
diễn biến của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn tỉnh cũng như những
tác hại của dịch bệnh gây ra, đồng thời hiểu rõ được lợi ích của việc bảo vệ
đàn lợn nái trong chăn nuôi khi tình hình dịch bệnh đang có xu hướng lây lan
trên diện rộng, từ đó chủ động hơn trong phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Các sở, ban, ngành và địa phương cần
tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thực hiện giải pháp
giảm đàn phù hợp.
3. Giải pháp thực hiện
- Các đơn vị trực thuộc Chi cục Chăn
nuôi và Thú y, Trung tâm Giống Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến Nông tham mưu, phối
hợp Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế TPCM thành lập đoàn khảo
sát, lập danh sách các nông hộ chăn nuôi trong trong địa bàn đáp ứng các tiêu
chí sau:
+ Chủ hộ có quyết tâm cao trong việc
nuôi giữ đàn heo nái giống. Đồng ý viết cam kết nuôi giữ đàn nái giống trong thời
gian phòng chống dịch và tiếp tục nhân giống heo khi tỉnh Cà Mau có chủ trương
cho tái đàn heo.
+ Chuồng trại đảm bảo vệ sinh, phù hợp
quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.
+ Heo giống ngoại, đảm bảo tiêu chuẩn
về giống heo theo Hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Đàn heo được khám lâm sàng: Kiểm
tra biểu hiện bên ngoài heo hoàn toàn khỏe mạnh, kiểm tra thân nhiệt phải dưới
40°C.
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông
hộ chăn nuôi heo theo quy trình an toàn sinh học.
- Hỗ trợ kinh phí cho nông hộ được chọn
nuôi giữ giống heo nái 500.000 đồng/con nái (theo khoản c, chương III, Nghị quyết
42/NQ-CP ngày 18/6/2019 của Chính phủ) để giúp nông hộ nâng cao các biện pháp
an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh, đảm bảo duy trì đàn
heo giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh.
- Hỗ trợ tinh heo phối giống 04 liều/nái/năm.
Tìm đầu ra cho sản phẩm heo con.
- Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh
thú y, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng dẫn
của ngành chăn nuôi - thú y trong suốt thời gian nuôi giữ đàn.
- Trong thời gian gian nuôi giữ đàn
nái, tuyệt đối không được nhập chuồng bất kỳ loại heo nào. Nếu heo đang nuôi có
biểu hiện lạ hay bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở gần nhất.
- Đối với heo con được sinh ra trong
thời gian nuôi giữ giống, tình hình dịch bệnh trong tỉnh Cà Mau chưa chấm dứt.
Phải nuôi dưỡng đàn heo con theo quy trình nghiêm ngặt của ngành thú y hướng dẫn
đến khi tình hình dịch bệnh trong tỉnh kết thúc.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Kế hoạch giảm quy mô đàn lợn thịt, bảo
vệ đàn heo giống nái - nọc và kiểm soát tái đàn để ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn
Châu Phi lây lan trên diện rộng, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người chăn
nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau được triển khai đến các thành viên Ban chỉ đạo
PCBDTLCP các cấp, người chăn nuôi, các tổ chức, cá nhân thu mua, vận chuyển, giết
mổ, phân phối sản phẩm và người tiêu dùng để nhận thức đầy đủ, phối hợp tham
gia thực hiện.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT: Là cơ quan thường trực tổ chức triển khai và hướng dẫn cho các địa
phương thực hiện Kế hoạch, đồng thời kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện; phối
hợp Sở Công Thương tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có hoạt động thu
mua, vận chuyển, giết mổ và phân phối sản phẩm từ lợn cam kết thu mua lợn cho
người chăn nuôi tại địa phương, hạn chế thu mua nguồn lợn nhập tỉnh.
Chỉ đạo cơ quan thú y kiểm tra, giám
sát, lấy mẫu xét nghiệm nhanh bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho các hộ chăn nuôi có
đàn lợn cần xuất bán; hướng dẫn công tác thu mua, vận chuyển lợn tại địa
phương; phối hợp với các địa phương kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y,
trang thiết bị của các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chưa được cấp phép và thực hiện thủ
tục tạm thời cấp phép giết mổ trong thời hạn 3 tháng nếu đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu, điều kiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; tổ chức kiểm soát, giám
sát chặt chẽ quá trình giết mổ lợn tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh.
Giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y phân
công trách nhiệm cho các Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành phố tiếp
nhận, quản lý và cấp cho thú y xã thực hiện đeo vòng niêm phong cho lợn xuất
chuồng trong quá trình thu mua, giết mổ lợn tại địa phương; phải ghi đầy đủ
thông tin khi cấp và sau khi thu hồi, lưu giữ; chịu trách nhiệm trong quản lý,
sử dụng.
Phối hợp Sở Tài chính tham mưu dự
toán kinh phí cụ thể thực hiện kế hoạch giảm quy mô đàn lợn thịt trong nông hộ
trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. Sở Công Thương: Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát các tổ chức, cá nhân thu mua,
vận chuyển, giết mổ, phân phối sản phẩm từ lợn trên địa bàn tỉnh để tổ chức
tuyên truyền, vận động tham gia và cam kết hỗ trợ thu mua lợn của người chăn
nuôi tại địa phương, hạn chế thu mua lợn có nguồn gốc ngoài tỉnh; tổ chức giám
sát chặt chẽ hoạt động mua bán lợn và các sản phẩm từ lợn.
3. Sở Tài chính: Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét, tham mưu đề xuất UBND tỉnh
các định mức hỗ trợ cho người chăn nuôi, cho các tổ chức, cá nhân thu mua, giết
mổ và các kinh phí cho công tác kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm dịch bệnh, công
tác tuyên truyền.
4. Các sở,
ngành, đoàn thể trên địa bàn bàn tỉnh tích cực tham gia phối hợp tuyên truyền,
vận động người tiêu dùng đẩy mạnh tiêu thụ thịt lợn và các sản phẩm từ lợn của
tỉnh.
5. UBND cấp huyện: Trên cơ sở Kế hoạch này, từng địa phương phải có kế hoạch cụ thể, phù
hợp với tình hình thực tế của địa phương mình để thực hiện có hiệu quả cao nhất.
6. Chế độ báo cáo: Ban chỉ đạo PCBDTLCP cấp huyện định kỳ hàng tuần báo cáo kết quả triển
khai thực hiện kế hoạch này về Ban chỉ đạo PCBDTLCP tỉnh (qua Sở NN&PTNT) để
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (phê duyệt
kế hoạch);
- Sở Tài chính (phối hợp thực hiện);
- Sở Công thương (phối hợp thực hiện);
- UBND các huyện,TP (thực hiện);
- Chi Cục CN&TY (thực hiện);
- Lưu: VT.
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Tranh
|