ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1076/2011/QĐ-UBND
|
Hải
Phòng, ngày 18 tháng 7 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH
SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, THUỶ SẢN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN
2011-2015
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số
14/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân thành phố Khoá XIII về cơ
chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thuỷ sản thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 88/TTr-SNN ngày 17/6/2011, Báo cáo thẩm
định số 19/STP-VBQPPL ngày 16/6/2011 của Sở Tư pháp về việc ban hành Quy chế thực
hiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thuỷ sản thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2011-2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện cơ chế, chính sách
khuyến khích phát triển nông nghiệp, thuỷ sản thành phố Hải Phòng giai đoạn
2011-2015.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định
số 1465/QĐ-UBND ngày 08/9/2008 của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc ban hành
Quy chế thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thuỷ
sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008-2010.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc các sở: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban,
ngành thành phố có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Dương Anh Điền
|
QUY CHẾ
THỰC HIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP, THUỶ SẢN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1076/2011/QĐ-UBND ngày 18/7/2011 của Uỷ
ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định
cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản đối với
các hộ gia đình, cá nhân, đơn vị, tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh, trong
lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2011-2015.
Điều 2. Tiêu chí hỗ trợ
1. Vùng sản xuất
tập trung
a) Vùng sản xuất
tập trung có quy mô diện tích liền vùng từ 3 ha trở lên, nằm trong quy hoạch
phát triển nông nghiệp được phê duyệt theo quy định.
b) Hạ tầng cơ sở
vùng sản xuất tập trung đảm bảo thuận lợi về giao thông, tưới tiêu, cơ giới
hoá; sử dụng trang thiết bị phù hợp để áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, gắn
với việc bảo quản và chế biến nông sản.
c) Vùng sản xuất
tập trung tổ chức sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản hàng hoá theo định hướng cụ thể:
- Vùng sản xuất
trồng trọt sản xuất một số loại cây trồng: lúa chất lượng cao, rau, hoa, cây
công nghiệp, cây ăn quả, sản xuất giống.
- Vùng chăn nuuôi
tập trung tổ chức sản xuất chăn nuôi, kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, nuôi
thuỷ sản. Số lượng trang trại chăn nuôi xây dựng tại vùng chăn nuôi tập trung,
tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương song phải đảm bảo quy mô
chăn nuôi tối thiểu, thường xuyên:
+ Gia cầm: gia cầm
thương phẩm 30.000 con; gia cầm sinh sản 15.000 con.
+ Lợn: lợn thịt
1.200 con; lợn nái 300 con; kết hợp lợn nái và lợn thịt 1.200 con.
- Vùng nuôi trồng
thuỷ sản tập trung được xây dựng tại những vùng diện tích nuôi trồng thuỷ sản,
vùng biển và vùng diện tích đất canh tác lúa hiệu quả thấp được quy hoạch chuyển
sang nuôi trồng thuỷ sản có quy mô diện tích từ 3 ha trở lên; tổ chức nuôi theo
hình thức bán thẩm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp.
- Vùng sản xuất tập
trung phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đối với từng đối tượng sản xuất, vệ sinh
môi trường và quy định phòng chống dịch. Đối với vùng chăn nuôi tập trung chỉ
xây dựng ở khu vực ngoại thành, đảm bảo khoảng cách xa khu dân cư và nguồn nước
sạch theo quy định.
- Vùng quy hoạch
sản xuất có kế hoạch (cải tạo đồng ruộng, chuyển đổi sản xuất hình thành vùng sản
xất chuyên canh hoặc tập trung) dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật (xây dựng hạ tầng,
cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản chế
biến) được các cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc chứng nhận đầu tư.
2. Trang trại
chăn nuôi quy mô lớn.
a) Trang trại
chăn nuôi lợn:
- Trang trại chăn
nuôi lợn nái: quy mô 300 con trở lên/trang trại.
- Trang trại chăn
nuôi lợn thịt: quy mô 300 con trở lên/trang trại.
b) Trang trại
chăn nuôi gia cầm:
- Trang trại chăn
nuôi gà đẻ trứng: quy mô 5.000 con trở lên/trang trại
- Trang trại chăn
nuôi gà thịt: quy mô 6.000 con trở lên/trang trại
3. Trang trại
chăn nuôi quy mô vừa.
a) Trang trại
chăn nuôi lợn.
- Trang trại chăn
nuôi lợn nái: quy mô 20 con trở lên/trang trại
- Trang trại chăn
nuôi lợn thịt: quy mô 100 con trở lên/trang trại
b) Trang trại
chăn nuôi gia cẩm:
- Trang trại chăn
nuôi gà đẻ trứng: quy mô 2.000 con trở lên/trang trại
- Trang trại chăn
nuôi gà thịt: quy mô 2.000 con trở lên/trang trại.
4. Ô lồng nuôi trồng
thuỷ sản vùng biển mở.
Ô lồng được đóng
mới có thể tích nuôi 50m3 trở lên, chịu được sóng, gió ở vùng biển mở (vùng biển
mở là vùng biển năm ngoài vùng vịnh).
5.Tàu đánh cá ở
vùng biển xa
Tàu đánh cá ở
vùng biển xa là tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên
6. Xã trọng điểm
về thuỷ sản
Xã có ít nhất l
trong 3 điều kiện:
- Có diện tích
nuôi trồng thuỷ sản từ 100 ha trở lên.
- Có số lượng tàu
thuyền khai thác thuỷ sản từ 100 chiếc trở lên (tàu thuyền có công suất máy
chính đạt từ 20 CV trở lên)
- Có cơ cấu kinh
tế thuỷ sản đạt 30% tổng thu nhập của toàn xã trở lên.
7. Diện tích nuôi
tôm thẻ chân trắng vụ đông.
Diện tích nuôi (bao
gồm diện tích ao nuôi và ao lắng) phải đạt quy mô từ 01 ha trở lên
8. Giống cây trồng,
vật nuôi mới.
Giống cây trồng,
vật nuôi mới là giống cây trồng, vật nuôi được chọn, tạo ra, hoặc mới được nhập
khẩu đã khảo nghiệm, sản xuất thử đạt năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với
điều kiện sinh thái tại Hải Phòng.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
VỀ CƠ CHẾ HỖ TRỢ
Điều 3. Quy định hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất tập trung
1. Hỗ trợ một lần
kinh phí cải tạo đồng ruộng và hạ tầng sản xuất (cải tạo mặt bằng, đường giao
thông nội đồng, hệ thống lưới điện, kênh mương, cống trong vùng sản xuất chuyển
đổi) cho 8.740ha (trong đó 2.791ha còn lại của kế hoạch 2008-2010) bao gồm:
a) Vùng sản xuất
lúa chất lượng: diện tích 5.000ha, mức hỗ trợ 20triệu đồng/ha.
b) Vùng sản xuất giống
cây trồng: diện tích 500ha, mức hỗ trợ 25 triệu đồng/ha.
c) Vùng trồng
rau: diện tích 1.500ha, mức hỗ trợ 30triệu đồng/ha.
d) Vùng trồng
hoa: diện tích 75ha, mức hỗ trợ 35triệu đồng/ha.
e) Vùng trồng cây
công nghiệp, cây ăn quả: diện tích 165ha, mức hỗ trợ 25triệu đồng/ha.
f) Vùng nuôi trồng
thuỷ sản và chăn nuôi: diện tích 1.500ha, mức hỗ trợ 35triệu đồng/ha.
2. Hỗ trợ 30%
kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (điện, thuỷ lợi nội đồng, đường giao
thông và xử lý chất thải) cho các vùng sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ
sản ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất thuộc các dự án, báo cáo kinh tế kỹ
thuật được duyệt, hoặc được chứng nhận đầu tư.
Điều 4. Quy định hỗ trợ sản xuất cây vụ đông.
1. Hỗ trợ 30% chi
phí mua giống cây trồng mới để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả diện
tích cây vụ đông hiện có.
2. Hỗ trợ 50% chi
phí mua giống cây trồng mới để khuyến khích mở rộng vùng sản xuất cây vụ đông.
3. Hỗ trợ 100%
kinh phí chuyển giao kỹ thuật, chỉ đạo điều hành để mở rộng vùng sản xuất cây vụ
đông.
Điều 5. Quy định hỗ trợ phát triển trang trại chăn nuôi
1. Số lượng trang
trại được hỗ trợ:
a) Trang trại
chăn nuôi quy mô lớn: 15 trang trại chăn nuôi lợn nái, 100 trang trại chăn nuôi
lợn thịt, 60trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng, 60 trang trại chăn nuôi gà thịt.
b) Trang trại
chăn nuôi quy mô vừa: 200 trang trại chăn nuôi lợn nái, 250 trang trại chăn
nuôi lợn thịt, 450 trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng và gà thịt.
2. Mức hỗ trợ: thực
hiện hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay đối với 20% tổng mức vốn đầu tư trang trại
trong thời gian 36 tháng, tính từ thời điểm giải ngân
Điều 6. Quy định hỗ trợ phát triển nuôi hải sản
1. Hỗ trợ một lần
10% kinh phí đóng mới 75 ô lồng nuôi thuỷ sản vùng biển mở.
2. Hỗ trợ 10%
kinh phí xây dựng vùng nuôi thuỷ sản tập trung ở vùng triều ven biển.
Điều 7. Quy định hỗ trợ nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông
1. Hỗ trợ một lần
kinh phí làm nhà bạt để nâng cao nhiệt độ môi trường nước ao nuôi, đối với diện
tích tăng thêm, tối đa không quá 50ha/năm; mức hỗ trợ 70 triệu đồng/ha
2. Hỗ trợ 20%
kinh phí mua con giống tôm thẻ chân trắng để nuôi vụ đông.
Điều 8. Quy định hỗ trợ phát triển khai thác hải sản vùng biển xa
1. Hỗ trợ 100%
lãi suất vốn vay đóng mới và cải hoán tàu đánh cá vùng biển xa trong thời gian
36 tháng tính từ thời điểm giải ngân, mức vay đươc hỗ trợ lãi suất: đóng mới
400 triệu đồng/tàu; cải hoán 250 triệu đồng/tàu.
2. Đầu từ cải tạo
nâng cấp bến cá; khu neo đậu tàu cá nhân dân tại các địa phương có nghề đánh cá
truyền thống.
Điều 9. Quy định hỗ trợ xây mới công trình xử lý chất thải của trang trại
chăn nuôi (hầm biogas)
Mỗi năm hỗ trợ
20% kinh phí xây dựng mới 20 hầm biogas có dung tích bình quân 300m3/hầm xây gạch
bê tông, compsit hoặc 1500m3/hầm phủ bạt cho các trang trại chăn nuôi lợn có
quy mô từ 300 con trở lên/trang trại.
Điều 10. Quy định hỗ trợ diêm dân phát triển muối
Mỗi năm hỗ trợ một
lần kinh phí nâng cấp cải tạo hệ thống kênh mương nội đồng, đường giao thông nội
đồng; kinh phí nâng cấp ruộng muối, gồm: cải tạo bể lọc chạt, ô nề, kênh chêm
cát, bạt trải ô kết tinh muối cho 20 ha sản xuất muối; mức hỗ trợ 100triệu đồng/ha.
Điều 11. Quy định hỗ trợ khuyến kích các tổ chức, nông dân, ngư dân áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
1. Hỗ trợ 30%
kinh phí đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất theo hướng công nghệ cao cho
vùng sản xuất tập trung và cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để
khuyến khích các tổ chức sản xuất, nông dân và ngư dân đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất giống.
2. Hỗ trợ kinh
phí một lần (năm đầu) 30% đến 50% kinh phí mua giống mới để khuyến khích các tổ
chức sản xuất, nông dân và ngư dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt và
nuôi trồng thuỷ sản.
3. Hỗ trợ bổ sung
thay thế hàng năm đàn lợn nái và đàn lợn sinh sản để khuyến khích các tổ chức sản
xuất, nông dân đầu tư áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi cụ thể:
a) Hỗ trợ bổ sung
thay thế đàn lợn nái:
- Số lượng lợn
nái hậu bị được bình tuyển chọn lọc làm giống để bổ sung thay thế hàng năm 20%
tổng đàn lợn nái.
- Mức hỗ trợ tối
đa cho mỗi con lợn nái để bổ sung thay thế bằng 10% chi phí thời điểm (giống,
thức ăn, thuốc thú y) nuôi đến khi phối giống.
b) Hỗ trợ cải tạo
đàn bò sinh sản theo hướng Zebu hoá (gồm các giống bò sau: Red Shindhi, Shihiwall,
Brahman).
- Số lượng bê cái
lai Zebu hoá được bình tuyển chọn lọc làm giống để bổ sung thay thế hàng năm
15% tổng đàn bò sinh sản, mức hỗ trợ tối đa cho mỗi con bê cái lai Zebu để bổ
sung thay thế bằng 10% chi phí thời điểm (giống, thức ăn, thuốc thú y) nuôi đến
khi phối giống.
- Hỗ trợ 100%
kinh phí mua tinh, dụng cụ phối giống, vật tư bảo quản, chi phí vận chuyên và
quản lý để phối giống nhân tạo cho bò cái sinh sản.
- Hỗ trợ 50% kinh
phí mua bò đực giống (có 7/8 mái Zebu trở lên) về làm giống (theo kế hoạch hàng
năm của thành phố) để cải tạo giống bò địa phương.
4. Hỗ trợ sản xuất
giống thuỷ sản để khuyến khích các tổ chức, ngư dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất nuôi trồng thuỷ sản, cụ thể:
a) Hỗ trợ tối đa
10% kinh phí thay đàn cá giống hàng năm của các cơ sở nuôi giữ giống gốc;
b) Hỗ trợ chuyển
giao công nghệ sinh sản đối tượng giống thuỷ sản mới có giá trị kinh tế cao. Mức
hỗ trợ: 5 triệu đồng/trại giống nước ngọt; 10 triệu đồng/trại giống nước nặm;
c) Hỗ trợ xây dựng
04 trại sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt cho các vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt
tập trung. Mức hỗ trợ 150triệu đồng/trại;
d) Hỗ trợ xây dựng
01 trại sản xuất giống thuỷ sản nước mặn. Mức hỗ trợ 550triệu đồng/trại.
5. Hỗ trợ 100%
kinh phí tập huấn, quản lý cho các nội dung:
a) Khuyến khích
các tổ chức, nông dân, ngư dân đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản
xuất;
b) Công tác khuyến
nông, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng, chuyển đổi nghề
cho lao động nông nghiệp, thuỷ sản;
c) Bồi dưỡng, tập
huấn cho thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá, thuyền viên tàu cá xa bờ; chủ trang
trại, cơ sở sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản; cán bộ chủ chốt các hợp tác xã dịch
vụ nông nghiệp, thuỷ sản;
d) Hợp tác chuyên
gia, đăng ký thương hiệu và quảng bá sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản trên địa
bàn thành phố.
Điều 12. Quy định hỗ trợ tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực nông
nghiệp, thuỷ sản
1. Đảm bảo kinh
phí đầu tư xây dựng cơ sở kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng nông thủy sản
2. Đảm bảo kinh
phí rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp, thuỷ sản về: sử dụng đất
đai, quy hoạch chi tiết phân vùng sản xuất, tạo vùng sản xuất nông nghiệp, thuỷ
sản tập trung.
3. Đảm bảo kinh
phí hàng năm để phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm và cây trồng; kiểm dịch con
giống thuỷ sản; xử lý môi trường diện tích nuôi thuỷ sản thâm canh bị bệnh có
nguy cơ lây lan thành dịch.
4. Đảm bảo kinh
phí thực hện phân tuyến khai thác thuỷ sản bảo gồm:
- Đánh dấu tầu cá
theo phân tuyến khai thác;
- In sổ nhật ký
khai thác và xử lý số liệu;
- Lập bản đồ đánh
dấu tuyến khai thác;
- Tuyên truyền in
ấn tài liệu phục vụ phân tuyến khai thác.
5. Đảm bảo kinh
phí chỉ đạo điều hành cho các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện cơ
chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thuỷ sản giai đoạn
2011-2015, tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư chuyên ngành nông
nghiệp, thuỷ sản.
Chương III
QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, CẤP PHÁT KINH PHÍ HỖ TRỢ
Điều 13. Quy định về xây dựng và phê duyệt đối với kế hoạch
1. Lập kế hoạch:
Những trường hợp
lập kế hoạch là những nội dung được nêu ở Khoản 1 Điều 3; Điều 4; Điều 7; Điều
9; Khoản 2,3,4,5 Điều 11; Khoản 3,4,5 Điều 12.
a) Trên cơ sở đề
án và kế hoạch chuyển đổi vùng sản xuất tập trung, sản xuất cây vụ đông, nuôi tôm
thẻ chân trắng vụ đông, nuôi hải sản đã được Uỷ ban nhân dân thành phố cho phép
thực hiện, Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao Uỷ ban nhân dân cấp xã lập kế hoạch
chi tiết để Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổng hợp kế hoạch cho từng năm và cả giai
đoạn 2011-2015 của địa phương mình.
Việc lập kế hoạch
chi tiết bao gồm các nội dung sau:
- Hiện trạng nơi
xây dựng vùng sản xuất tập trung (tên xứ đồng, hiện đang sản xuất cây gì, nuôi
con gì, quỹ đất nào, hiện trạng về giao thông, thuỷ lợi, khoảng cách với khu
dân cư, các cơ sở hạ tầng khác).
- Thực hiện phù hợp
với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Nếu rõ phương án tổ chức
lại sản xuất, dồn điền đổi thửa, cho thuê, chuyển nhượng để tích tụ ruộng đất
trong vùng sản xuất.
- Khối lượng các
hạng mục, công việc đầu tư: cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, đào đắp,
xây lắp, giống cây con, vật tư nuôi trồng.
- Phương án chuyển
đổi sang đối tượng cây trồng, con vật nuôi, sơ đồ thiết kế kỹ thuật mặt bằng
sau khi chuyển đổi.
- Kỹ thuật, công
nghệ sản xuất và phương án đầu ra của sản phẩm.
- Đối với khu vực
chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thuỷ sản cần có cam kết bảo vệ môi
trường và phương pháp xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Tổng dự toán hoặc
khái toán vốn đầu tư, phương án huy động vốn, hiệu quả kinh tế, thời gian hoàn
vốn.
- Thời gian, tiến
độ thực hiện kế hoạch chuyển đổi, thời gian sử dụng đất theo một chu kỳ kế hoạch
ít nhất là 5 năm trở lên.
b) Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn lập kế hoạch quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích
các tổ chức, nông dân, ngư dân đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
giai đoạn 2011-2015 và hàng năm (Khoản 2, 3 Mục a, b Khoản 4, Khoản 5 Điều 11,
Khoản 4, 5, 6 Điều 12).
2. Phê duyệt đối
với kế hoạch:
a) Uỷ ban nhân
dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch chi tiết chuyển đổi vùng sản xuất tập trung, sản
xuất cây vụ đông, nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông, nuôi hải sản, phát triển
khai thác thủy sản do Uỷ ban nhân dân cấp xã lập.
b) Uỷ ban nhân
dân thành phố phê duyệt kế hoạch thực hiện giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch hàng
năm thực hiện chuyển đổi vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ sản xuất cây vụ đông,
hỗ trợ nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông, hỗ trợ nuôi hải sản, hỗ trợ phát triển
khai thác thủy sản do Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập; Kế hoạch quản lý chỉ đạo,
hướng dẫn, hỗ trợ khuyến khích các tổ chức nông dân, ngư dân đầu tư áp dụng tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất giai đoạn 2011-2015 và hàng năm do Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn lập.
Điều 14. Quy định về xây dựng, thẩm định, phê duyệt đối với dự án
1. Những nội dung
đã quy định xây dựng kế hoạch nêu ở Khoản 1 Điểu 13; những nội dung được hưởng
chế độ hỗ trợ quy định tại Chương II đều phải lập dự án, báo cáo kỹ thuật theo
danh mục được duyệt.
2. Phê duyệt đối
với dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật:
a) Giao Uỷ ban
nhân dân cấp huyện phê duyệt (hoặc chứng nhận đầu tư) đối với các dự án, báo
cáo kinh tế kỹ thuật đã được quy định tại Điều 5, Khoản 1, Điều 8, Điều 10 của
Quy chế này.
b) Giao Ủy ban
nhân dân cấp huyện phê duyệt đối với những dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuậtcó mức
hỗ trợ đầu tư tối đa 1.000 triệu đồng, sau khi có kết quả thẩm định của Sở Kế
hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành liên quan.
c) Đối với những
dự án khác có mức hỗ trợ đầu tư trên 1.000 triệu đồng thì trình tự về xây dựng,
thẩm định về phê duyệt dự án theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 15. Quy định về cấp kinh phí hỗ trợ
1. Kinh phí thực
hiện hỗ trợ được bố trí từ ngân sách thành phố, cụ thể: nguồn vốn xây dựng cơ bản
thực hiện hỗ trợ theo các nội dung tại Điều 3, Điều 6, Điều 9, Điều 10, Điều
11; nguồn vốn sự nghiệp thực hiện hỗ trợ các nội dung còn lại.
2. Lập kế hoạch dự
trù kinh phí hỗ trợ:
Uỷ ban nhân dân
các huyện, quận lập kế hoạch và dự trù kinh phí hỗ trợ gửi về Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tổng hợp lập kế hoạch chung, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành
phố. Thời gian lập kế hoạch kinh phí cùng với thời gian lập dự toán ngân sách
hàng năm.
3. Hồ sơ cấp phát
kinh phí gồm:
a) Bản kế hoach
theo nội dung quy định (tại Điều 13) hoặc dự án (quy định tại Điều 14)
b) Văn bản phê
duyệt kế hoạch hoặc dự án của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
c) Biên bản kiểm
tra, ý kiến thẩm định của các ngành chức năng thành phố.
d) Biên bản kiểm
tra xác minh của cấp huyện ghi nhận tiến độ công việc đã triển khai và đang thực
hiện đúng theo kế hoạch, dự án đã được duyệt, khối lượng công việc đã hoàn
thành, tổng kinh phí đã thực hiện và đề nghị mức hỗ trợ.
Hồ sơ lập thành
07 bộ: 01 bộ do chủ dự án lưu giữ, 06 bộ gửi các cơ quan chức năng: Phòng Tài
chính- Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế)
huyện, quận; Kho bạc Nhà nước cấp huyện, quận; Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4. Xét duyệt và cấp
kinh phí hỗ trợ:
a) Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chủ trì cùng Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực
hiện xem xét hồ sơ do các huyện, quận lập để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân
thành phố duyệt cấp kinh phí hỗ trợ vào tháng 6 và tháng 10 hàng năm.
b) Sở Tài chính
căn cứ quyết định hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân thành phố, cấp kinh phí về ngân
sách huyện, quận, các đơn vị vào 2 đợt: đợt I cấp 50% kinh phí, sau khi đã hoàn
thành 50% khối lượng công việc (có biên bản nghiệm thu). Khi hoàn thành thủ tục
nghiệm thu thanh quyết toán sẽ cấp tiếp 50% còn lại.
c) Uỷ ban nhân
dân các huyện, quận có trách nhiệm cấp phát kinh phí hỗ trợ cho các xã, phường,
thị trấn để chi trả cho các đối tượng, hộ nông dân, chủ dự án khi hoàn thành dự
án và có đủ thủ tục về hồ sơ theo quy định này.
5. Sử dụng kinh
phí hỗ trợ:
Trường hợp kế hoạch
hoặc dự án do nhiều hộ cùng tham gia thực hiện (bao gồm nhiều hộ đầu tư) thì
kinh phí cấp cho chủ dự án hoặc cơ quan chủ trì lập kế hoạch chuyển đổi để xây
dựng cơ sở hạ tầng cho vùng chuyển đổi như: cải tạo mặt bằng, đường giao thông,
lưới điện, xử lý chất thải, hệ thống thuỷ lợi trong vùng sản xuất tập trung,
vùng sản xuất giống và ứng dụng công nghệ cao, vùng nuôi trồng thuỷ sản tập
trung.
Thực hiện cơ chế tài
chính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc cấp kinh phí và sử dụng kinh phí
hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Quy định về hạch toán, quyết toán và chế độ báo cáo.
1. Hạch toán và
quyết toán ngân sách:
Kinh phí thực hiện
cơ chế chính sách theo Quy chế này được hạch toán vào chương, loại, khoản, mục,
tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước và tổng hợp quyết toán chi
ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách.
2. Chế độ báo
cáo.
a) Uỷ ban nhân dân
cấp huyện báo cáo tình hình triển khai việc cấp phát, quyết toán kinh phí hỗ trợ
thực hiện kế hoạch chuyển đổi vùng sản xuất tập trung, sản xuất cây vụ đông,
nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông, nuôi hải sản; phát triển khai thác thuỷ sản gửi
về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố.
b) Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình triển khai việc cấp kinh phí, hạch
toán, quyết toán kinh phí thực hiện kế hoạch hỗ trợ khuyến khích các tổ chức,
nông dân, ngư dân đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất về Sở Tài chính,
Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố.
c) Thời gian quy
định nộp báo cáo vào trước các ngày 30/6 và 15/12 hàng năm.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu
tư; căn cứ vào những quy định của Quy chế này hướng dẫn các địa phương thực hiện
theo thẩm quyền, trách nhiệm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành; tổng hợp kế
hoạch của các địa phương trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định hỗ trợ hàng
năm; cùng với các ngành kiểm tra, đôn đốc Uỷ ban nhân dân các huyện, quận trong
việc lập và thực hiện kế hoạch chuyển đổi vùng sản xuất tập trung, xây dựng
vùng sản xuất tập trung, phát triển sản xuất cây vụ đông, phát triển sản xuất
thuỷ sản, phát triển sản xuất muối; thực hiện việc mẫu biểu hoá các nội dung
xây dựng kế hoạch; tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố 6 tháng một lần để
chỉ đạo.
2. Sở Tài chính
chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đàu
tư căn cứ vào Quyết định hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân thành phố cấp kinh phí và
hướng dẫn thực hiện việc lập hồ sơ thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ. Thực hiện
việc mẫu biểu hoá các nội dung báo cáo quyết toán để đảm bảo tính thống nhất
cùng như việc triển khai thực hiện của các huyện, quận được thuận lợi.
3. Uỷ ban nhân
dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chuyển đổi vùng sản xuất tập
trung, sản xuất cây vụ đông, nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông, nuôi hải sản của
huyện, quận năm 2011 và giai đoạn 2011-2015; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn,
chủ dự án lập kế hoạch, dự án phê duyệt gửi các ngành, báo cáo Uỷ ban nhân dân
thành phố; sử dụng kinh phí được Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt và cấp
phát hàng năm đúng mục đích, đối tượng, theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Uỷ ban nhân
dân xã, phường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển đổi, xây dựng
vùng sản xuất tập trung, sản xuất cây vụ đông của địa phương minh, tổ chức triển
khai thực hiện kế hoạch được duyệt, tiếp nhận và sử dụng kinh phí đúng nội dung
được cấp phát.
Điều 18. Sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình
thực hiện nếu có vướng mắc hoặc cần bổ sung quy định cụ thể, các ngành, các địa
phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Uỷ
ban nhân dân thành phố quyết định./.