BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1038/QĐ-BNN-TY
|
Hà
Nội, ngày 29
tháng 3 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT "KẾ HOẠCH QUỐC GIA GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
TRÊN TÔM VÀ CÁ TRA PHỤC VỤ XUẤT KHẨU, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020"
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật thú y
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách
nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật dự trữ Quốc
gia ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số
15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Công văn số
1146/VPCP-NN ngày 10/02/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc Phê duyệt “Kế hoạch
Quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra góp phần phục vụ xuất khẩu,
giai đoạn 2017 -2020
Căn cứ Thông báo số
89/TB-VPCP ngày 17/02/2017 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Thú y,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế
hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra phục vụ xuất khẩu, giai đoạn
2017 - 2020”. Nội dung tóm tắt và khái toán kinh phí thực hiện của Kế hoạch tại
Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đính kèm.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ký ban hành.
Điều
3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú
y, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi
nhận:
- Như Điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng (để b/c);
- Văn phòng Trung ương Đảng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: Tài chính, KH&ĐT;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ NN&PTNT;
- Sở NN&PTNT, CCTY, CCCN&TY, CCTS
các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các doanh nghiệp, Hiệp hội có liên quan;
- Lưu: VT, TY.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|
PHỤ LỤC 1
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH QUỐC GIA GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
TRÊN TÔM VÀ CÁ TRA GÓP PHẦN PHỤC VỤ XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1038/QĐ-BNN-TY
ngày 29 tháng 3 năm 17 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Mục
tiêu chung: Nâng cao chất lượng công tác phòng, chống
và cảnh báo dịch bệnh nhằm góp phần phát triển nuôi tôm, cá tra bền
vững và đẩy
mạnh xuất khẩu.
2. Mục
tiêu cụ thể:
a) Đào tạo nguồn nhân
lực thực hiện giám sát
- Ở
cấp Trung ương: Trên 90% cán bộ làm công tác thú y thủy sản được đào tạo tập huấn
chuyên sâu về giám sát dịch bệnh thủy sản vào năm 2017.
- Ở cấp tỉnh và huyện:
Trên 70% cán bộ làm công tác thú y thủy sản được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về
giám sát dịch bệnh thủy sản vào năm 2017; các năm tiếp theo tiếp tục đào tạo đội
ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu sản xuất.
- Ở cấp xã: Trên 30%
cán bộ làm công tác thú y thủy sản được đào tạo, tập huấn cơ bản về giám sát dịch
bệnh thủy sản vào năm 2017; các năm tiếp theo tiếp tục
đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu sản xuất.
b) Năng lực phòng thử
nghiệm phục vụ giám sát
Các phòng thử nghiệm
phục vụ giám sát dịch bệnh đạt chuẩn ISO 17025 và áp dụng các quy trình của OIE
để xét nghiệm bệnh.
c) Giám sát tại các
cơ sở sản xuất giống
- 100% các tỉnh sản
xuất tôm giống trọng điểm (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bạc Liêu) chủ động
triển khai Kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với cơ sở sản xuất tôm giống.
- Năm 2017, 100% các
địa phương thực hiện giám sát theo Kế hoạch Quốc gia. Từ năm 2018 trở đi, số lượng
cơ sở được giám sát sẽ tăng bình quân tối
thiểu 10%/năm so với năm trước. Đến
năm 2020, có khoảng 5% số cơ sở tham gia chương trình giám sát được
công nhận an toàn dịch bệnh.
d) Giám sát tại các
cơ sở nuôi thương phẩm theo hình thức thâm canh, bán thâm canh phục vụ xuất khẩu.
Năm 2017, 100% các tỉnh
trọng điểm nuôi tôm chủ động triển khai theo Kế hoạch Quốc gia nhằm
bảo đảm các yêu cầu phục vụ xuất khẩu. Từ năm 2018 trở đi số lượng cơ sở được
giám sát sẽ tăng bình quân tối thiểu 10%/năm so với năm trước.
đ) Tuyên truyền, phổ
biến kiến thức về các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh và các quy định
có liên quan.
3. Giải
pháp thực hiện:
- Giải pháp về cơ chế,
chính sách.
- Giải pháp về hệ thống
tổ chức.
- Đào tạo, tập huấn
nguồn nhân lực.
- Đầu tư, nâng cấp,
công nhận phòng thử nghiệm đạt chuẩn.
- Hoàn thiện các quy
trình kỹ thuật giám sát, xét nghiệm dịch bệnh.
- Tổ chức giám sát một
số bệnh nguy hiểm trên tôm và cá tra.
- Giải pháp về thông
tin tuyên truyền.
- Hợp tác quốc tế và
đẩy mạnh xuất khẩu tôm, cá tra.
4. Dự
kiến hiệu quả kinh tế:
- Tăng hiệu quả sản xuất,
nuôi tôm, cá với năng suất cao hơn, thủy sản nuôi sinh trưởng
nhanh, sản phẩm an toàn và không còn chất tồn dư (sử dụng thuốc, hóa chất hợp
lý và có kiểm soát, ngừng sử dụng trước khi thu hoạch theo đúng hướng dẫn), giá
tôm, cá tra tiêu thụ trong nước ở mức phù hợp,
kích thích tiêu dùng nhiều hơn.
- Tăng sản lượng tôm,
cá tra xuất khẩu nhờ đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu thủy sản của Việt
Nam về sản phẩm an toàn dịch bệnh; góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm tôm
và cá tra trên trường quốc tế, làm cơ sở gia tăng giá trị xuất khẩu do đó đem lại
nhiều ngoại tệ hơn cho đất nước, đồng thời khẳng định thương hiệu thủy sản Việt
Nam.
- Tạo thu nhập ổn định
cho hàng nghìn người dân đang tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và buôn
bán tôm, cá tra an toàn dịch bệnh.
- Góp phần vào việc đảm
bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực, thực
phẩm, xóa đói, giảm nghèo.
- Giảm diện tích bị bệnh,
dẫn đến giảm số lượng hóa chất, thuốc được sử dụng trong nuôi
trồng thủy sản, do đó giảm tác động xấu đến môi trường.
- Duy trì môi trường
tự nhiên sạch hơn, phát triển hệ sinh thái tự nhiên do ngăn chặn việc xả thải
nước chưa qua xử lý, nước và chất thải ra ngoài môi trường có mầm bệnh và tránh
lây bệnh từ tôm nuôi sang các loài thủy sản tự nhiên khác.
- Đáp ứng yêu cầu về
chủ trương, chính sách và quy định về phòng chống dịch bệnh.
- Đáp ứng yêu cầu của
các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.
- Nâng cao năng lực của
đội ngũ kỹ thuật và quản lý từ Trung ương đến địa phương trong công tác phòng
chống dịch bệnh thủy sản.
5. Cơ
chế tài chính:
a) Cơ
chế:
Ngân
sách Trung ương bảo đảm
các nội dung sau:
- Đảm bảo kinh phí để
chi cho các hoạt động của cơ quan Trung ương, bao gồm: (1) Tổ chức chủ động
giám sát để cảnh báo dịch bệnh và cung cấp bằng
chứng cho các nước nhập khẩu; (2) Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dịch bệnh
và giám sát dịch bệnh phục vụ truy xuất nguồn
gốc và cung cấp thông tin kỹ thuật, khoa học cho phòng, chống
dịch bệnh; (3) Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về
giám sát, phòng, chống dịch bệnh cho hệ thống
thú y thủy sản; (4) Thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người nuôi
tôm, cá tra; (5) Hội nghị hội thảo để tổng kết, đánh giá và triển khai các nhiệm
vụ giám sát, phòng, chống dịch bệnh; (6) Xúc tiến thương mại, bao gồm cả việc
sang các nước để trao đổi thống nhất các biện pháp phải thực hiện
để có cơ sở hướng dẫn người nuôi tôm cá
tra thực hiện, cũng như để thanh, kiểm tra các nước xuất khẩu thủy sản vào Việt
Nam; (7) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh
tra việc tổ chức thực hiện giám sát, phòng, chống dịch bệnh.
- Nguồn
ngân sách nhà nước cấp để tổ chức thực hiện Kế hoạch Quốc gia thông qua ngân
sách hằng năm cấp cho Bộ NN&PTNT.
Ngân
sách địa phương bảo đảm các nội dung sau:
- Đảm bảo kinh phí để
chi cho các hoạt động của cơ quan địa phương, bao gồm: (1) Tổ chức chủ động
giám sát để cảnh báo sớm và tổ chức phòng, chống
dịch bệnh;
(2) Xây dựng cơ sở dữ liệu của địa phương về dịch bệnh và giám sát dịch bệnh phục
vụ truy xuất nguồn gốc và cung cấp thông tin kỹ
thuật, khoa học cho phòng chống dịch bệnh; (3) Đào tạo, tập huấn nâng cao năng
lực chuyên môn về giám sát phòng, chống
dịch bệnh đội ngũ cán bộ làm công tác thú y thủy sản tại địa
phương; (4) Thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận
thức của người nuôi tôm, cá tra; (5)
Hội nghị, hội thảo để tổng kết, đánh giá và triển
khai các nhiệm vụ giám sát phòng
chống dịch bệnh; (6) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực
hiện giám sát, phòng, chống dịch bệnh.
- Hằng năm, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí cho các hoạt động
theo quy định của Kế hoạch Quốc gia.
Kinh
phí thuộc doanh nghiệp,
chủ cơ sở:
Đối với chủ
cơ sở NTTS, doanh nghiệp trong nước, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự đảm bảo kinh phí để
thực hiện giám sát, đo và theo dõi các chỉ số môi trường ao nuôi, xử lý môi trường
ao nuôi,....
Kinh
phí hỗ trợ công tác phòng, chống
dịch bệnh:
Hỗ trợ hóa chất từ
nguồn Dự trữ quốc gia khi có dịch bệnh xảy ra, thực hiện theo quy định của Luật
thú y và Luật dự trữ quốc gia.
Kinh
phí huy động từ nguồn lực khác:
Ngoài các nguồn kinh
phí Nhà nước, tăng cường kêu gọi các nước, các tổ chức quốc
tế, nhà tài trợ (World Bank, FAO, ,..) hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho các hoạt động
phòng chống dịch bệnh thủy sản tại Việt Nam.
b) Dự
toán kinh phí giai đoạn 2017 - 2020
- Ngân sách nhà nước
cấp (khái toán): 106.009.329.172 đồng (một trăm linh sáu tỷ, không trăm lẻ chín
triệu, ba trăm hai mươi chín nghìn, một trăm bảy
mươi hai đồng). Trong đó:
- Ngân sách Trung
ương để thực hiện trong 4 năm (2017 - 2020) là: 77.084.933.992 đồng. Ngân sách
Trung ương cấp trong năm đầu tiên là: 17.896.324.500 đồng,
- Ngân sách địa
phương để thực hiện các nhiệm vụ của địa phương trong 4 năm (2017 - 2020):
- Đối với tỉnh có
nuôi tôm là: 20.019.748.680 đồng/tỉnh.
- Đối với tỉnh
có nuôi nuôi cá tra là: 8.904.646.500 đồng/tỉnh.
- Kinh phí của doanh
nghiệp, chủ cơ sở để thực hiện trong 4 năm/ao nuôi (2017-2020) là:
+ Kinh phí của doanh
nghiệp, chủ cơ sở nuôi tôm: 134.304.000 đồng.
+ Kinh phí của doanh
nghiệp, chủ cơ sở nuôi cá tra: 126.168.000 đồng.
6. Trách
nhiệm triển khai thực hiện:
a) Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ
đạo thực hiện Kế hoạch Quốc gia; ban hành các văn bản hướng
dẫn, cơ chế, chính sách để thực hiện Kế hoạch hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền
ban hành để tổ chức thực hiện. Giao các đơn vị, theo chức năng, nhiệm vụ khẩn
trương lập kế hoạch, triển khai thực hiện:
b) Cục
Thú y:
- Trên cơ sở Kế hoạch
Quốc gia, hàng năm, Cục Thú y xây dựng, trình Bộ NN&PTNT phê duyệt và bố
trí kinh phí để tổ chức thực hiện Chương trình giám sát dịch bệnh tại một số tỉnh
trọng điểm về sản xuất, nuôi tôm và cá tra nhằm mục đích cảnh báo sớm dịch bệnh
và đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các nước nhập khẩu tôm, cá tra từ Việt
Nam. Phạm vi (địa điểm lấy mẫu), thời gian và đối tượng không trùng lắp với Chương
trình của các địa phương (xây dựng và triển khai kế hoạch giám sát của địa
phương).
- Tổ chức hướng dẫn,
kiểm tra, đôn đốc các địa phương xây dựng, triển
khai và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh của địa phương;
- Xây dựng bộ tài liệu
chuẩn hóa để tập huấn cho các địa phương và để
các địa phương sử dụng để tập huấn cho hệ thống
thú y cơ sở thực hiện các nội dung về giám sát,
phòng, chống dịch bệnh; bao gồm cá việc hướng dẫn
thu mẫu, xét nghiệm mẫu, thu thập thông tin về các yếu tố
nguy cơ; tổng hợp, phân tích và báo cáo kết quả
giám sát.
- Chủ trì tổ chức đào
tạo, tập huấn cho các cán bộ Trung ương và cấp tỉnh triển khai công tác giám
sát dịch bệnh;
- Chỉ đạo các đơn vị
thuộc Cục Thú y hoặc chỉ định phòng xét nghiệm thực hiện nhận mẫu, xét nghiệm mẫu
giám sát trong trường hợp tỉnh sản xuất hoặc nuôi tôm trọng điểm không có phòng
thử nghiệm đạt chuẩn và được chỉ định theo quy định.
- Phối hợp xây dựng
các tài liệu chuẩn để thông tin, tuyên truyền về phòng, chống
dịch bệnh trên tôm, cá tra;
- Tổ chức hướng dẫn,
triển khai thực hiện việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh theo quy định
của Việt Nam, OIE và các nước nhập khẩu.
- Báo
cáo Bộ NN&PTNT kết quả giám sát bệnh trên tôm, cá tra và tổng hợp kết quả
tác động của Kế hoạch Quốc gia.
c) Tổng
cục Thủy sản:
- Xây dựng trình Bộ
NN&PTNT phê duyệt để thực hiện Kế hoạch quan trắc các chỉ số về môi
trường (không bao gồm các chỉ số về dịch bệnh) tại
các vùng nuôi tôm, cá tra.
- Xây
dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn,
quy chuẩn, quy trình kỹ thuật về sản xuất giống,
nuôi và quan trắc môi trường;
- Xây
dựng hướng dẫn, tập huấn các Quy chuẩn/quy trình nuôi, mùa vụ thả, chọn giống
quan trắc môi trường trong quá trình nuôi và quy hoạch vùng nuôi.
- Chủ trì phối hợp với
các đơn vị liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế,
chính sách hỗ trợ cho phát triển nuôi tôm và cá tra, xây dựng hướng dẫn cụ thể
về chuyển đổi cơ cấu nuôi tôm, cá tra
- Phối
hợp với Cục Thú y và các đơn vị khác trong công tác tổ chức thực hiện các công
tác có liên quan trong phòng, chống
dịch bệnh.
d)
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia:
Chủ trì phối hợp với
các đơn vị liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành, triển khai
thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, đào tạo tập
huấn cho mạng lưới thú y cơ sở, người nuôi tôm, cá tra
đ)
Các đơn vị khác thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ được phân công, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xây dựng
các văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách, nghiên
cứu để thực hiện Kế hoạch Quốc gia.
e) Ủy
ban nhân dân các tỉnh nuôi tôm nước
lợ và cá tra:
- Chỉ
đạo xây dựng và phê duyệt, bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện Chương trình giám sát dịch bệnh của địa phương trên
cơ sở Kế hoạch Quốc gia.
- Ban hành và áp dụng
các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Tổ chức thông tin,
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng về việc thực hiện giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm và cá tra.
- Định
kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện giám sát một số dịch
bệnh nguy hiểm trên tôm và cá tra theo yêu
cầu của Bộ NN&PTNT.
f) Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh:
- Trên cơ sở Kế hoạch
Quốc gia, hằng năm, Sở NN&PTNT xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt và bố
trí kinh phí để tổ chức thực hiện Chương trình giám sát dịch bệnh của địa
phương. Phạm vi (địa điểm lấy mẫu),
thời gian và đối tượng khác với Chương trình do Cục Thú y thực hiện.
- Tổ chức xây dựng và
trình UBND cấp tỉnh phê duyệt Dự án giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên
tôm và cá tra tại địa phương.
- Xây dựng cơ sở dữ
liệu địa phương để quản lý thông tin, kết quả giám
sát phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh đáp ứng
yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các nước nhập khẩu (thường sang Việt Nam để kiểm
tra điều kiện).
- Xây dựng, đề xuất
các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương với mục đích giám
sát dịch bệnh.
- Chỉ đạo, phân công
nhiệm vụ cho Chi cục Thú y và các đơn vị khác có liên quan triển khai Chương
trình giám sát được duyệt.
- Chỉ đạo các đơn vị
xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin kết quả
giám sát và quan trắc môi trường để phục vụ công tác phòng chống
dịch bệnh.
- Đề xuất, tham gia tổ
chức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc
thực hiện giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm và cá tra.
- Định kỳ tổ chức sơ
kết, tổng kết, báo cáo kết
quả triển khai thực hiện giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm và cá tra
theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT.
g) Chi
cục Thú y/Chi
cục Chăn nuôi và Thú
Y các tỉnh:
- Trên cơ sở Kế hoạch
Quốc gia, hằng năm, tham mưu xây dựng báo cáo Sở NN&PTNT,
trình UBND tỉnh phê duyệt và bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện Chương trình
giám sát dịch bệnh của địa phương. Phạm vi (địa điểm lấy mẫu), thời gian và đối
tượng không trùng với Chương trình do Cục Thú y thực hiện.
- Xây dựng cơ sở dữ
liệu để quản lý thông tin, kết quả giám sát phục vụ
công tác phòng, chống dịch bệnh của địa phương và đáp ứng yêu cầu
thanh tra, kiểm tra của các nước nhập khẩu (thường sang Việt Nam để
kiểm tra điều kiện).
- Tham gia xây dựng,
đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương với mục
đích giám sát dịch bệnh.
- Đề xuất các nội
dung kỹ thuật để tổ chức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin
đại chúng về việc thực hiện giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm
trên tôm và cá tra.
- Định kỳ sơ kết, tổng
kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm
trên tôm và cá tra theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT (Cục Thú
y)
h) Các
hiệp hội VASEP, Cá tra, Nuôi tôm Bình Thuận, Nuôi tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) và
các hiệp hội khác có liên quan:
- Phổ biến, vận động
các thành viên chủ động, tích cực tham gia thực hiện giám sát một số dịch bệnh
nguy hiểm trên tôm và cá tra.
- Phối hợp với các cơ
quan quản lý tương ứng (cấp Trung ương, địa phương) đẩy mạnh công tác tuyên
truyền đến từng hội viên về nội dung kế hoạch, các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh trên tôm, cá tra.
-
Cung cấp kịp thời các thông tin để tổ chức các hoạt
động xúc tiến thương mại đạt hiệu quả cáo, hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu tôm, cá
tra sang các nước.
- Phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan chức năng để phục vụ công tác thanh tra kiểm tra, xử lý các trường
hợp vi phạm về phòng, chống dịch bệnh.
i) Các
cơ sở sản xuất, trong
nuôi tôm, cá tra giống, nuôi thương phẩm theo phương thức thâm canh, bán thâm
canh:
- Tham gia thực hiện
giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm và cá tra.
- Phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan thú y và NTTS có thẩm quyền để triển khai thực hiện giám sát một số
dịch bệnh nguy hiểm trên tôm và cá tra.
- Bố trí nguồn lực và
kinh phí triển khai thực hiện giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm và cá
tra trong trường hợp không được lựa chọn để giám sát nhưng tự nguyện tham gia.
j) Người
buôn bán, vận chuyển tôm và cá tra
giống:
Thực hiện các quy định
về kiểm dịch vận chuyển
thủy sản
theo hướng dẫn của
cơ quan chuyên môn thú y.