BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
*******
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
*******
|
Số: 10/2004/QĐ-BNN-KHCN
|
Hà Nội,
ngày 01 tháng 04 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
RỪNG
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2003 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quy chế lập, xét duyệt và ban hành Tiêu chuẩn ngành ban hành kèm theo
Quyết định số 135/1999/QĐ-BNN-KHCN ngày 01 tháng 10 năm 1999;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết
định này 3 Tiêu chuẩn ngành lĩnh vực công nghiệp rừng:
- 04TCN 64-2004 – Sản xuất ván dăm. Yêu cầu an toàn trong vận hành;
- 04TCN 65 – 2004 – Sản xuất ván sợi. Yêu cầu an toàn trong vận hành;
- 04TCN 66 – 2004 – Gỗ Việt Nam. Tên gọi và đặc tính cơ bản.
Điều 2. Ba tiêu chuẩn trên có hiệu lực
sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Chánh văn phòng Bộ, Vụ
trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
|
TIÊU CHUẨN NGÀNH 04 TCN 64-2004
SẢN XUẤT VÁN DĂM – YÊU CẦU AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH
Particalboard production – Safety requirements in operation
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2004/QĐ-BNN-KHCN
ngày 01/04/2004)
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn trong vận hành đối với các
dây chuyền công nghệ sản xuất ván dăm.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
- 04 TCN 2 – 1999. Ván dăm. Thuật ngữ và định nghĩa.
- TCVN 4723 – 89. Thiết bị gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn đối
với kết cấu máy.
- TCVN 4717 – 89. Thiết bị sản xuất che chắn an toàn. Yêu cầu chung về
an toàn.
- TCVN 2293 – 78. Gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn.
- TCVN 4765 – 89. Quy phạm nối đất và nối không thiết bị điện.
- TCVN 8164 – 79. Các hóa chất độc hại. Phân loại và những yêu cầu
chung về an toàn.
- TCVN 5507 – 91. Hóa chất nguy hiểm. Quy phạm an toàn trong sản xuất,
sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
- TCVN 6155 – 96. Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp
đặt, sử dụng, sửa chữa.
- TCVN 6006 – 95. Nồi hơi. Yêu cầu an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa
chữa.
- TCVN 3254 – 89. An toàn cháy. Yêu cầu chung.
- TCVN 3890 – 84. Phương tiện và thiết bị chữa cháy. Bố trí, bảo quản,
kiểm tra, bảo dưỡng.
- TCVN 3288 – 79. Hệ thống thông gió. Yêu cầu chung về an toàn.
- TCVN 3135 – 79. Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động. Các khái niệm
cơ bản, thuật ngữ và định nghĩa.
- TCVN 2291 – 78. Phương tiện bảo vệ người lao động. Phân loại.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Các thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này theo 04 TCN 2 – 1999
4. Các yêu cầu về an toàn
4.1. Yêu cầu chung
4.1.1. Dây chuyền sản xuất ván dăm chỉ được phép đưa vào vận hành khi
đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn và vệ sinh lao động.
4.1.2. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên có đủ sức khỏe, đã được huấn
luyện và kiểm tra sát hạch chuyên môn và kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu mới được
vận hành máy.
4.1.3. Người vận hành khi sử dụng máy phải sử dụng phương tiện bảo vệ
cá nhân được trang cấp.
4.2. An toàn chung về máy, thiết bị
4.2.1. Yêu cầu chung về an toàn đối với kết cấu máy theo TCVN 4723 –
89.
4.2.2. Yêu cầu chung về an toàn đối với các bộ phận che chắn của thiết
bị TCVN 4717 – 89.
4.2.3. Yêu cầu chung về bố trí mặt bằng dây chuyền thiết bị theo quy
định của nhà thiết kế và TCVN 2293 – 78.
4.3. Yêu cầu về an toàn trong vận hành các máy công nghệ chính
Không được sử dụng máy trái với quy định của nhà sản xuất. Trong quá
trình vận hành nếu thấy có hiện tượng khác lạ, phải dừng máy kiểm tra và báo
ngay cho người có trách nhiệm.
Thực hiện vệ sinh công nghiệp theo định kỳ đối với tất cả các máy trong
toàn bộ dây chuyền.
4.3.1. Yêu cầu về an toàn trong vận hành máy băm dăm.
Trước khi vận hành máy phải:
- Kiểm tra các bộ phận của máy, kiểm tra điện áp, kiểm tra hệ thống
thủy lực.
- Kiểm tra bơm dầu bôi trơn các bộ phận.
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn.
- Kiểm tra điện áp, nếu điện áp nhỏ hơn điện áp quy định thì không được
vận hành máy.
- Kiểm tra cường độ dòng điện, khi có tải cường độ dòng điện nhỏ hơn
100A mới được vận hành thiết bị.
- Kiểm tra nhiệt độ gối đỡ trục quạt hút. Nếu nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ
quy định phải dừng máy, kiểm tra xác định nguyên nhân.
4.3.2. Yêu cầu an toàn trong vận hành máy nghiền dăm.
Trước khi vận hành máy phải:
- Kiểm tra mức dầu của hộp giảm tốc trục xoắn, mức dầu của bơm dầu.
- Kiểm tra bơm nước.
- Kiểm tra cơ cấu dịch chuyển bàn nghiền, “phớt dầu”.
- Kiểm tra van hơi, van phóng bột, van chặn nút gỗ.
- Kiểm tra điện áp, nếu điện áp nhỏ hơn điện áp quy định không được vận
hành máy.
4.3.3. Yêu cầu an toàn trong vận hành hệ thống đường ống vận chuyển,
phun trộn keo và sấy dăm.
Trong quá trình vận hành cần thường xuyên:
- Kiểm tra áp kế, nhiệt kế tại vị trí cung cấp hơi cho máy sấy.
- Kiểm tra thiết bị an toàn báo cháy, thiết bị phun dập nước, hóa chất
chữa cháy bên trong thiết bị sấy.
- Kiểm tra độ ẩm của dăm. Nếu độ ẩm của dăm lớn hơn mức cho phép (dăm
sẽ dính vào thành ống, gây ùn tắc, dẫn đến cháy nổ) phải báo ngay cho bộ phận
sấy để điều chỉnh độ ẩm dăm.
- Kiểm tra kích thước của dăm. Nếu kích thước dăm không đạt kích thước
quy định phải báo ngay cho bộ phận nghiền điều chỉnh lại kích thước của dăm.
4.3.4. Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị lên khuôn, trải thảm,
vận chuyển ván.
Trước khi vận hành máy phải kiểm tra dầu bôi trơn các cơ cấu chuyển
động.
4.3.5. Yêu cầu an toàn trong vận hành máy ép nhiệt.
Trước khi vận hành máy phải:
- Kiểm tra độ vững chắc của các bộ phận trên máy ép: Động cơ, bu lông
bắt bơm dầu, cáp căng dàn nâng hạ, con lăn, xích vận chuyển.
- Kiểm tra mức dầu trong thùng, độ nhớt của dầu.
- Kiểm tra các bơm dầu, áp lực bơm bánh răng, bơm pittông.
- Kiểm tra “phốt dầu” của các xi lanh, đường ống dẫn dầu.
- Kiểm tra áp kế.
4.3.6. Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị xén cạnh.
Trước khi vận hành phải:
- Kiểm tra dầu mỡ các cơ cấu chuyển động.
- Kiểm tra độ cứng của lưỡi cưa cắt ngang, cắt dọc, độ sắc của răng
cưa.
- Kiểm tra khoảng cách của các cặp rulô với kích thước của từng loại
ván.
- Kiểm tra các cơ cấu an toàn.
4.3.7. Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị đánh nhẵn.
Trước khi vận hành thiết bị phải:
- Kiểm tra mức dầu tại các cốc dầu, tại 4 ổ trục. Nếu thiếu phải thực
hiện bơm dầu bằng tay.
- Kiểm tra độ căng của giấy ráp.
- Kiểm tra chiều quay của trục đánh nhẵn.
- Kiểm tra an toàn hệ thống điện.
- Kiểm tra độ cứng các bộ phận của thiết bị.
4.3.8. Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị tổng hợp keo
Trước khi vận hành thiết bị phải:
- Kiểm tra độ an toàn của các khớp nối và đường ống dẫn hơi nước cung
cấp nhiệt.
- Kiểm tra độ an toàn của các van, đường ống dẫn hóa chất và xả keo
thành phẩm.
- Kiểm tra hệ thống định lượng các thành phần hóa chất ban đầu.
- Kiểm tra áp kế, nhiệt kế.
4.3.8.1. Những người trực tiếp vận hành thiết bị tổng hợp keo nhất
thiết phải được trang bị quần áo, giầy, mũ, găng tay bảo hộ lao động chuyên
dùng và mặt nạ phòng độc.
4.3.8.2. Phải vệ sinh sạch sẽ hệ thống ống, van cấp hóa chất, ống và
van xả keo, thùng tổng hợp keo ngay sau khi cho thiết bị ngừng hoạt động.
4.3.9. Yêu cầu an toàn trong vận hành hệ thống phun trộn keo.
Trước khi vận hành thiết bị phải:
- Kiểm tra vòi phun keo, dẫn keo.
- Kiểm tra hệ thống định lượng keo.
- Kiểm tra các van của bình khí nén.
4.4. Yêu cầu chung an toàn về điện.
4.4.1. Thực hiện việc nối đất, nối không các thiết bị điện theo TCVN
4756 – 89.
4.4.2. Hệ thống điều khiển bằng điện phải đảm bảo khả năng đóng cắt
điện nguồn cấp cho các động cơ một cách độc lập.
4.4.3. Vỏ tủ điện tổng cấp điện cho các máy phải được nối đất. Trị số
điện trở nối đất phải đảm bảo theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756 – 89.
4.4.4. Các động cơ điện dẫn động cho trục chính, động cơ quạt gió, động
cơ bơm dầu phải được nối đất và nối không bảo vệ theo đúng quy định trong tiêu
chuẩn TCVN 4756 – 89. Việc kiểm tra đánh giá tình trạng an toàn của thiết bị
điện hàng năm phải thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 4756 – 89.
4.4.5. Các bộ phận mang điện của thiết bị phải được che chắn, cách ly
cẩn thận. Các bộ phận kim loại không mang điện phải được nối đất bảo vệ theo
quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756 – 89.
4.4.6. Các động cơ điện dẫn động cho các máy phải là động cơ kiểu phòng
nổ. Trường hợp ngược lại phải có biện pháp đảm bảo an toàn cháy nổ cho thiết bị
trong quá trình hoạt động. Đối với các máy sử dụng động cơ đốt trong thì ống xả
phải được cách nhiệt và miệng ống xả của động cơ phải bố trí phía trước chiều
gió so với miệng cấp liệu và miệng phun dăm.
4.5. Yêu cầu chung an toàn về hóa chất
4.5.1. Các hóa chất sử dụng trong dây chuyền sản xuất ván dăm thuộc
nhóm các hóa chất dễ cháy nổ cho nên phải thực hiện theo TCVN 5507 – 1991.
4.5.2. An toàn trong việc sử dụng, bảo quản vận chuyển hóa chất trong
dây chuyền sản xuất ván dăm thực hiện theo điều 2.1.1 đến 2.1.29 của TCVN 5507
– 1991.
4.6. Yêu cầu chung về an toàn trong sử dụng các thiết bị áp lực.
4.6.1. Van an toàn dùng cho hệ thống thủy lực, thiết bị gia nhiệt bằng
hơi nước phải thỏa mãn các yêu cầu trong TCVN 6004 – 95. Miệng thoát của van an
toàn phải được bố trí ở bên ngoài nhà xưởng, hoặc đưa vào thùng, khoang riêng
biệt (đối với van an toàn của hệ thống thủy lực bằng dầu).
4.6.2. Van một chiều, van phân phối dầu áp lực cho các xi lanh phải đảm
bảo độ tin cậy trong hoạt động.
4.6.3. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng máy nén
khí theo điều 4.1 đến 4.12 của TCVN 6155 – 96.
4.6.4. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, bảo dưỡng nồi hơi theo điều
7.1 đến 7.15 của TCVN 6006 – 95.
4.7. An toàn chống cháy.
4.7.1. Trong sản xuất ván dăm, ngoài chất keo dính còn có các hóa chất
dễ cháy nổ, tại đoạn đường ống dẫn vận chuyển dăm, phun trộn keo, sấy dăm (ở
nhiệt độ cao (150-250)oC) là nơi dễ xảy ra cháy nổ cần phải kiểm tra
thường xuyên.
4.7.2. Những yêu cầu chung về an toàn chống cháy, đối với hệ thống
phòng cháy, những biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn chống cháy theo TCVN
3254 – 1989.
4.7.3. Việc bố trí lắp đặt, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng các phương
tiện và thiết bị chữa cháy theo TCVN 3890 - 84
5. Yêu cầu chung về an toàn đối với người lao động
5.1. Môi trường trong dây chuyền sản xuất luôn chứa các hóa chất độc
hại, bụi và nhiệt độ cao, nên nhất thiết phải đặt hệ thống lưu thông đẩy gió.
Yêu cầu chung về an toàn trong hệ thống lưu thông gió theo TCVN 3288 –
79.
5.2. Các dạng phương tiện bảo hộ lao động tập thể theo điều 1.1 đến
1.17 của TCVN 2291 – 78.
5.3. Các dạng phương tiện bảo hộ lao động cá nhân theo điều 2.1 đến 2.9
của TCVN 2291 – 78.
6. Yêu cầu chung đối với nhà xưởng
6.1. Nhà xưởng nơi đặt máy phải thoáng mát, chống được mưa nắng và phải
được chiếu sáng đầy đủ.
6.2. Nền nhà xưởng phải bằng phẳng, không trơn trượt, các thiết bị phải
được bố trí gọn gàng.
6.3. Đối với các máy đặt chìm dưới đất phải có biện pháp thoát nước tại
khoang chìm. Nơi đặt các máy và đặt hệ thống chứa dầu thủy lực phải bố trí rãnh
thu gom dầu chảy và nước. Các rãnh phải có nắp đậy chắc chắn.
6.4. Trong xưởng phải bố trí bình chữa cháy tại chỗ đúng về chủng loại,
đủ về số lượng theo quy định của các tiêu chuẩn hiện hành.
6.5. Nhà xưởng phải được thông gió tốt đặc biệt ở những nơi có khả năng
tích tụ các yếu tố nguy hiểm có hại.
6.6. Các miệng hố đặt máy phải được đậy kín bằng nắp đậy hoặc có rào
chắn xung quanh. Rào chắn, nắp đậy phải được chế tạo chắc chắn và được sơn mầu
phù hợp theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4979 – 89. Phía chân rào chắn phải
được bịt bằng tấm tôn liền có độ cao từ 100 mm trở lên.
6.7. Kích thước đường đi lại trong nhà xưởng, khoảng cách giữa máy và
các kết cấu nhà xưởng, giữa máy với máy phải phù hợp với các quy định trong tiêu
chuẩn TCVN 2293 – 78.
6.8. Nhà xưởng có độ cao từ 7m trở lên hoặc thấp hơn 7m nhưng đặt ở nơi
trống trải phải có hệ thống chống sét. Việc kiểm tra hệ thống chống sét phải
thực hiện theo các quy định trong tiêu chuẩn 20TCN 46 – 84.
7. Yêu cầu bảo vệ môi trường
Cơ sở sản xuất ván dăm phải có hệ thống xử lý chất thải để giảm thiểu
khả năng gây ra ô nhiễm môi trường./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
|
TIÊU CHUẨN NGÀNH 04 TCN 65 - 2004
SẢN XUẤT VÁN SỢI – YÊU CẦU AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH
Fiberlboard production – Safety requirements in operation
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2004/QĐ-BNN-KHCN
ngày 01 tháng 04 năm 2004)
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn trong vận hành đối với các
dây chuyền công nghệ sản xuất ván sợi.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
- TCVN 4812 - 89. Ván sợi. Thuật ngữ và định nghĩa.
- TCVN 4723 – 89. Thiết bị gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn đối
với kết cấu máy.
- TCVN 4717 – 89. Thiết bị sản xuất. Che chắn an toàn. Yêu cầu chung về
an toàn.
- TCVN 2293 – 78. Gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn.
- TCVN 4765 – 89. Quy phạm nối đất và nối không thiết bị điện.
- TCVN 8164 – 79. Các hóa chất độc hại. Phân loại và những yêu cầu
chung về an toàn.
- TCVN 5507 – 91. Hóa chất nguy hiểm. Quy phạm an toàn trong sản xuất,
sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
- TCVN 6155 – 96. Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp
đặt, sử dụng, sửa chữa.
- TCVN 6006 – 95. Nồi hơi. Yêu cầu an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa
chữa.
- TCVN 3254 – 89. An toàn cháy. Yêu cầu chung.
- TCVN 3890 – 84. Phương tiện và thiết bị chữa cháy. Bố trí, bảo quản,
kiểm tra, bảo dưỡng.
- TCVN 3288 – 79. Hệ thống thông gió. Yêu cầu chung về an toàn.
- TCVN 3135 – 79. Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động. Các khái niệm
cơ bản, thuật ngữ và định nghĩa.
- TCVN 2291 – 78. Phương tiện bảo vệ người lao động. Phân loại.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Các thuật ngữ dùng trong Tiêu chuẩn này theo TCVN 4812 – 89.
4. Các yêu cầu về an toàn
4.1. Yêu cầu chung
4.1.1. Dây chuyền sản xuất ván sợi chỉ được phép đưa vào vận hành khi
đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn và vệ sinh lao động.
4.1.2. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên có đủ sức khỏe, đã được huấn
luyện và kiểm tra sát hạch chuyên môn và kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu mới được
vận hành máy.
4.1.3. Người vận hành khi sử dụng máy phải sử dụng phương tiện bảo vệ
cá nhân được trang cấp.
4.2. An toàn chung về máy, thiết bị
4.2.1. Yêu cầu chung về an toàn đối với kết cấu máy theo TCVN 4723 –
89.
4.2.2. Yêu cầu chung về an toàn đối với các bộ phận che chắn của thiết
bị TCVN 4717 – 89.
4.2.3. Yêu cầu chung về bố trí mặt bằng dây chuyền thiết bị theo quy
định của nhà thiết kế và TCVN 2293 – 78.
4.3. Yêu cầu an toàn trong vận hành các máy công nghệ chính
Không được sử dụng máy trái với quy định của nhà sản xuất. Trong quá
trình vận hành nếu thấy có hiện tượng khác lạ, phải dừng máy kiểm tra và báo
ngay cho người có trách nhiệm.
Thực hiện vệ sinh công nghiệp theo định kỳ đối với tất cả các máy trong
toàn bộ dây chuyền.
4.3.1. Yêu cầu về an toàn trong vận hành máy băm dăm.
Trước khi vận hành phải:
- Kiểm tra các bộ phận của máy, kiểm tra điện áp, kiểm tra hệ thống
thủy lực.
- Kiểm tra bơm dầu bôi trơn các bộ phận.
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn.
- Kiểm tra điện áp, nếu điện áp nhỏ hơn điện áp quy định thì không được
vận hành máy.
- Kiểm tra cường độ dòng điện, khi có tải cường độ dòng điện nhỏ hơn
100A mới được vận hành thiết bị.
- Kiểm tra nhiệt độ gối đỡ trục quạt hút. Nếu nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ
quy định thì phải dừng máy, kiểm tra xác định nguyên nhân.
4.3.2. Yêu cầu an toàn trong vận hành máy nghiền thô và nghiền tinh.
Trước khi vận hành máy phải:
- Kiểm tra mức dầu của hộp giảm tốc trục xoắn, mức dầu của bơm dầu.
- Kiểm tra bơm nước.
- Kiểm tra cơ cấu dịch chuyển bàn nghiền, “phớt dầu”.
- Kiểm tra van hơi, van phóng bột, van chặn nút gỗ.
- Kiểm tra điện áp, nếu điện áp nhỏ hơn điện áp quy định thì không được
vận hành máy.
4.3.3. Yêu cầu an toàn trong vận hành hệ thống đường ống vận chuyển,
phun trộn keo và sấy sợi (trong sản xuất ván MDF).
Trong quá trình vận hành cần thường xuyên:
- Kiểm tra áp kế, nhiệt kế tại vị trí cung cấp hơi cho máy sấy.
- Kiểm tra thiết bị an toàn báo cháy, thiết bị phun dập nước, hóa chất
chữa chát bên trong thiết bị sấy.
- Kiểm tra độ ẩm của sợi. Nếu độ ẩm của dăm lớn hơn mức cho phép (sợi
sẽ dính vào thành ống, gây ùn tắc, dẫn đến cháy nổ) phải báo ngay cho bộ phận
sấy để điều chỉnh độ ẩm dăm.
- Kiểm tra kích thước của sợi. Nếu kích thước dăm không đạt kích thước
quy định phải báo ngay cho bộ phận nghiền điều chỉnh lại kích thước của sợi.
4.3.4. Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị lên khuôn, trải thảm,
vận chuyển thảm.
Trước khi vận hành máy phải kiểm tra:
- Dầu bôi trơn các cơ cấu chuyển động.
- Khe hở các cặp rulô ép sơ bộ.
- Kiểm tra lưới lên khuôn và bộ phận tách các tấm ván ướt.
- Không dùng tay kiểm tra phía trước hoặc bên cạnh rulô ép.
4.3.5. Yêu cầu an toàn trong vận hành máy ép nhiệt.
Trước khi vận hành máy phải:
- Kiểm tra độ vững chắc của các bộ phận trên máy ép: Động cơ, bu lông
bắt bơm dầu, cáp căng dàn nâng hạ, con lăn, xích vận chuyển.
- Kiểm tra mức dầu trong thùng, độ nhớt của dầu.
- Kiểm tra các bơm dầu, áp lực bơm bánh răng, bơm pittông.
- Kiểm tra “phốt dầu” của các xi lanh, đường ống dẫn dầu.
- Kiểm tra áp kế.
4.3.6. Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị xén cạnh.
Trước khi vận hành phải:
- Kiểm tra dầu mỡ các cơ cấu chuyển động.
- Kiểm tra độ cứng của lưỡi cưa cắt ngang, cắt dọc, độ sắc của răng
cưa.
- Kiểm tra khoảng cách của các cặp rulô với kích thước của từng loại
ván.
- Kiểm tra các cơ cấu an toàn.
4.3.7. Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị đánh nhẵn.
Trước khi vận hành thiết bị phải:
- Kiểm tra mức dầu tại các cốc dầu, tại 4 ổ trục. Nếu thiếu phải thực
hiện bơm dầu bằng tay.
- Kiểm tra độ căng của giấy ráp.
- Kiểm tra chiều quay của trục đánh nhẵn.
- Kiểm tra an toàn hệ thống điện.
- Kiểm tra độ cứng các bộ phận của thiết bị.
4.3.8. Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị tổng hợp keo
Trước khi vận hành thiết bị phải:
- Kiểm tra độ an toàn của các khớp nối và đường ống dẫn hơi cung cấp nhiệt.
- Kiểm tra độ an toàn của các van, đường ống dẫn hóa chất và xả keo
thành phẩm.
- Kiểm tra hệ thống định lượng các thành phần hóa chất ban đầu.
- Kiểm tra áp kế, nhiệt kế.
4.3.8.1. Những người trực tiếp vận hành thiết bị tổng hợp keo nhất
thiết phải được trang bị quần áo, giầy, mũ, găng tay bảo hộ lao động chuyên
dùng và mặt nạ phòng độc.
4.3.8.2. Phải vệ sinh sạch sẽ hệ thống ống, van cấp hóa chất, ống và
van xả keo, thùng tổng hợp keo ngay sau khi cho thiết bị ngừng hoạt động.
4.3.9. Yêu cầu an toàn trong vận hành hệ thống phun trộn keo.
Trước khi vận hành thiết bị phải:
- Kiểm tra vòi phun keo, dẫn keo.
- Kiểm tra hệ thống định lượng keo.
- Kiểm tra các van của bình khí nén.
4.4. Yêu cầu chung an toàn về điện.
4.4.1. Thực hiện việc nối đất, nối không các thiết bị điện theo TCVN
4756 – 89.
4.4.2. Hệ thống điều khiển bằng điện phải đảm bảo khả năng đóng cắt
điện nguồn cung cấp cho các động cơ một cách độc lập.
4.4.3. Vỏ tủ điện tổng cấp điện cho các máy phải được nối đất. Trị số
điện trở nối đất phải đảm bảo theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756 – 89.
4.4.4. Các động cơ điện dẫn động cho trục chính, động cơ quạt gió, động
cơ bơm dầu phải được nối đất và nối không bảo vệ theo đúng quy định trong tiêu
chuẩn TCVN 4756 – 89. Việc kiểm tra đánh giá tình trạng an toàn của thiết bị
điện hàng năm phải thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 4756 – 89.
4.4.5. Các bộ phận mang điện của thiết bị phải được che chắn, cách ly
cẩn thận. Các bộ phận kim loại không mang điện phải được nối đất bảo vệ theo
quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756 – 89.
4.4.6. Các động cơ điện dẫn động cho các máy phải là động cơ kiểu phòng
nổ. Trường hợp ngược lại phải có biện pháp đảm bảo an toàn chống cháy nổ cho
thiết bị trong quá trình hoạt động. Đối với các máy sử dụng động cơ đốt trong
thì ống xả phải được cách nhiệt và miệng ống xả của động cơ phải bố trí phía
trước chiều gió so với miệng cấp liệu và miệng phun dăm.
4.5. Yêu cầu chung an toàn về hóa chất
4.5.1. Các hóa chất sử dụng trong dây chuyền sản xuất ván sợi thuộc
nhóm thứ ba – các chất nguy hiểm (theo bảng phân loại các chất độc hại của TCVN
8165 – 79) và dễ cháy nổ cho nên phải thực hiện theo TCVN 5507 – 1991.
4.5.2. An toàn trong việc sử dụng, bảo quản vận chuyển hóa chất trong
dây chuyền sản xuất ván sợi thực hiện theo điều 2.1.1 đến 2.1.29 của TCVN 5507
– 1991.
4.6. Yêu cầu chung về an toàn trong sử dụng các thiết bị áp lực.
4.6.1. Van an toàn dùng cho hệ thống thủy lực, thiết bị gia nhiệt bằng
hơi nước phải thỏa mãn các yêu cầu trong TCVN 6004 – 95. Miệng thoát của van an
toàn phải được bố trí ở bên ngoài nhà xưởng, hoặc đưa vào thùng, khoang riêng
biệt (đối với van an toàn của hệ thống thủy lực bằng dầu).
4.6.2. Van một chiều, van phân phối dầu áp lực cho các xi lanh phải đảm
bảo độ tin cậy trong hoạt động.
4.6.3. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, bảo dưỡng máy nén khí theo điều
4.1 đến 4.12 của TCVN 6155 – 96.
4.6.4. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng nồi hơi
theo điều 7.1 đến 7.15 của TCVN 6006 – 95.
4.7. An toàn chống cháy.
4.7.1. Trong sản xuất ván sợi, ngoài chất keo dính là các hóa chất dễ
cháy nổ, tại đoạn đường ống dẫn vận chuyển sợi, phun trộn keo, sấy sợi (ở nhiệt
độ cao (150-250)oC) là nơi dễ xảy ra cháy nổ cần phải kiểm tra
thường xuyên.
4.7.2. Những yêu cầu chung về an toàn chống cháy, đối với hệ thống
phòng cháy, những biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn chống cháy theo TCVN
3254 – 1989.
4.7.3. Việc bố trí lắp đặt, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng các phương
tiện và thiết bị chữa cháy thực hiện theo TCVN 3890 - 84
5. Yêu cầu chung về an toàn đối với người lao động
5.1. Môi trường trong dây chuyền sản xuất luôn chứa các hóa chất độc
hại, bụi và nhiệt độ cao, nên nhất thiết phải đặt hệ thống lưu thông đẩy gió.
Yêu cầu chung về an toàn trong hệ thống lưu thông gió theo TCVN 3288 –
79.
5.2. Các dạng phương tiện bảo hộ lao động tập thể theo điều 1.1 đến
1.17 của TCVN 2291 – 78.
5.3. Các dạng phương tiện bảo hộ lao động cá nhân theo điều 2.1 đến 2.9
của TCVN 2291 – 78.
6. Yêu cầu chung đối với nhà xưởng
6.1. Nhà xưởng nơi đặt máy phải thoáng mát, chống được mưa nắng và phải
được chiếu sáng đầy đủ.
6.2. Nền nhà xưởng phải bằng phẳng, không trơn trượt, các thiết bị phải
được bố trí gọn gàng.
6.3. Đối với các máy đặt chìm dưới đất phải có biện pháp thoát nước tại
khoang chìm 6.3. Nơi đặt các máy và đặt hệ thống chứa dầu thủy lực phải bố trí
rãnh thu gom dầu chảy và nước. Các rãnh phải có nắp đậy chắc chắn.
6.4. Trong xưởng phải bố trí bình chữa cháy tại chỗ đúng về chủng loại,
đủ về số lượng theo quy định của các tiêu chuẩn hiện hành.
6.5. Nhà xưởng phải được thông gió tốt đặc biệt ở những nơi có khả năng
tích tụ các yếu tố nguy hiểm có hại.
6.6. Các miệng hố đặt máy phải được đậy kín bằng nắp đậy hoặc có rào
chắn xung quanh. Rào chắn, nắp đậy phải được chế tạo chắc chắn và được sơn mầu
phù hợp theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4979 – 89. Phía chân rào chắn phải
được bịt bằng tấm tôn liền có độ cao từ 100 mm trở lên.
6.7. Kích thước đường đi lại trong nhà xưởng, khoảng cách giữa các máy
và các kết cấu nhà xưởng, giữa máy với máy phải phù hợp với các quy định trong tiêu
chuẩn TCVN 2293 – 78.
6.8. Nhà xưởng có độ cao từ 7m trở lên hoặc thấp hơn 7m nhưng đặt ở nơi
trống trải phải có hệ thống chống sét. Việc kiểm tra hệ thống chống sét phải
thực hiện theo các quy định trong tiêu chuẩn 20TCN 46 – 84.
7. Yêu cầu bảo vệ môi trường
Cơ sở sản xuất ván sợi phải có hệ thống xử lý chất thải để giảm thiểu
khả năng gây ra ô nhiễm môi trường.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
|
TIÊU CHUẨN NGÀNH 04 TCN 66 – 2004
GỖ VIỆT NAM – TÊN GỌI VÀ ĐẶC TÍNH CƠ BẢN
Phần
1:
VIETNAMESE WOODS – NAMES AND CHARACTERISTICS
Part 1:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2004/QĐ-BNN-KHCN
ngày 01/04/2004)
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho một số loại gỗ rừng Việt Nam.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 361 – 70: Gỗ. Phương pháp xác định độ co rút.
TCVN 362 – 70: Gỗ. Phương pháp xác định khối lượng thể tích.
TCVN 363 – 70: Gỗ. Phương pháp xác định giới hạn bền khí nén.
TCVN 365 – 70: Gỗ. Phương pháp xác định giới hạn bền khi uốn tĩnh.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong Tiêu chuẩn này sử dụng những thuật ngữ sau:
3.1. Tên Việt Nam (Vietnamese name): Tên tiếng Việt của các loài
cây gỗ.
3.2. Tên khoa học (Scientific name): Tên tiếng La tinh của loài
cây gỗ được quốc tế công nhận.
3.3. Tên thương mại (Trade name): Tên gỗ dùng trong giao dịch
buôn bán.
3.4. Mầu sắc gỗ (Wood colour): Mầu sắc của gỗ trên mặt xuyên
tâm.
3.5. Hệ số co rút thể tích (Volume shrinkage coefficient): Chỉ
tiêu về sự thay đổi thể tích gỗ khi độ ẩm của gỗ thay đổi 1% trong phạm vi từ điểm
bão hòa thớ gỗ xuống tới 0%.
3.6. Khối lượng riêng (còn gọi là khối lượng thể tích) (Specific
gravity): Tỷ số giữa khối lượng gỗ trên một đơn vị thể tích của gỗ ở một độ
ẩm xác định.
3.7. Giới hạn bền khi uốn tĩnh (Maximum resistance to static
bending): Ứng lực chịu uốn tối đa của gỗ ở trạng thái tĩnh.
3.8. Giới hạn bền khi nén dọc thớ (Maximum paralled crushing
strength): Ứng lực chịu nén dọc thớ tối đa của gỗ.
3.9. Mặt xuyên tâm (Radial section): Mặt phẳng của lát cắt theo hướng
xuyên tâm và song song với thớ gỗ.
3.10. Hướng xuyên tâm (Radial direction): Hướng từ tâm ra ngoài
hoặc từ ngoài vào tâm, vuông góc với thớ gỗ.
3.11. Hướng tiếp tuyến (Tangentical direction): Hướng tiếp tuyến
với vòng năm và vuông góc với thớ gỗ.
3.12. Gỗ giác (Sapwood): Phần gỗ mới được hình thành thường có
mầu nhạt.
3.13. Gỗ lõi (Heart wood): Phần gỗ được hình thành từ phần gỗ
giác qua quá trình biến đổi sinh học, vật lý và hóa học rất phức tạp, thường có
mầu sẫm.
3.14. Đơn vị lực Mpa: 1Mpa = 1 N/mm2 = 10,197465 kgf/cm2.
3.15. Các chữ viết tắt dùng trong Tiêu chuẩn:
AMER: Mỹ;
INDO: Indonexia;
MALA: Malaixia;
UNKI: Vương quốc Anh;
FRAN: Pháp;
LAOS: Lào;
THAI: Thái Lan;
VINA: Việt Nam;
QGTD: Quốc gia thường dùng.
4. Phương pháp xác định tên gỗ và số liệu:
- Tên gỗ: Được tra cứu theo các tài liệu về phân loại thực vật, sử dụng
gỗ và sách “Tên cây rừng Việt Nam” của Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2000.
- Mầu sắc gỗ: Quan sát và mô tả trên mặt xuyên tâm của gỗ mới, khô và
khi gỗ mới được xẻ.
- Hệ số co rút thể tích được xác định theo TCVN 361 – 70.
- Khối lượng riêng được xác định theo TCVN 362 – 70 và quy đổi về độ ẩm
12%.
- Giới hạn bền khi uốn tĩnh được tính bình quân của giới hạn bền khi
uốn tĩnh theo hướng xuyên tâm và giới hạn bền khi uốn tĩnh theo hướng tiếp
tuyến; hai giới hạn bền này được xác định theo TCVN 365 – 70 và quy đổi về độ
ẩm 12%.
- Giới hạn bền khi nén dọc thớ được xác định theo TCVN 363 – 70 và quy
đổi về độ ẩm 12%.
5. Bảng tra
Bảng 1: Tên và đặc tính cơ bản của gỗ Việt Nam.
(Thứ tự sắp xếp theo vần A, B, C tên Việt Nam).
Phụ lục A: Tên Việt Nam các loài cây gỗ sắp xếp theo vần A, B, C.
Phụ lục B: Tên khoa học các loài cây gỗ sắp xếp theo vần A, B, C.
Phụ lục C: Tên thương mại các loài cây gỗ sắp xếp theo vần A, B, C.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
|