Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/2022/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lê Huyền
Ngày ban hành: 06/01/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2022/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 06 tháng 01 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH KHU VỰC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CHĂN NUÔI, VÙNG NUÔI CHIM YẾN VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHI DI DỜI CƠ SỞ CHĂN NUÔI RA KHỎI KHU VỰC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

Căn cứ Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi;

Căn cứ Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi;

Căn cứ Nghị quyết số 20/2021/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định khu vực không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 03/TTr-SNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2022; Báo cáo thẩm định số 3006/BC-STP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Sở Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này Quy định khu vực không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động chăn nuôi (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường) và quản lý nhà nước về chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 3. Quy định khu vực không được phép chăn nuôi

1. Tất cả các phường và khu dân cư xã Thành Hải thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; tất cả các khu dân cư: Thị trấn Khánh Hải thuộc huyện Ninh Hải, thị trấn Phước Dân thuộc huyện Ninh Phước và thị trấn Tân Sơn thuộc huyện Ninh Sơn.

2. Chăn nuôi tại các khu vực không thuộc khoản 1 Điều này phải thực hiện quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi (theo Phụ lục I).

Điều 4. Vùng nuôi chim yến

1. Vùng nuôi chim yến là vùng nằm ngoài khu vực không được phép chăn nuôi quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định này và nhà yến cách khu dân cư, công sở, trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 300 mét.

2. Vùng nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến.

3. Vùng nuôi chim yến phải đảm bảo không ảnh hưởng các khu chức năng khác đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng.

Điều 5. Chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

1. Đối tượng hỗ trợ (theo Phụ lục II)

Các cơ sở chăn nuôi có thường xuyên từ 01 đơn vị vật nuôi trở lên nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi (trừ cơ sở nuôi chim yến) quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quyết định này và xây dựng, hoạt động trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành phải di dời cơ sở chăn nuôi đến địa điểm phù hợp hoặc ngừng hoạt động chăn nuôi trước ngày 02 tháng 01 năm 2025 và được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.

2. Nguyên tắc hỗ trợ

a) Ngoài các chính sách hỗ trợ tại Quyết định này, các đối tượng thụ hưởng chính sách được hưởng các chính sách khác của Trung ương, của tỉnh theo quy định nhưng không trùng lắp về nội dung hỗ trợ. Trường hợp trong cùng thời điểm và cùng một nội dung hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng chỉ được hỗ trợ một lần và lựa chọn một mức hỗ trợ cao nhất.

b) Chính sách hỗ trợ được thực hiện sau khi cơ sở chăn nuôi hoàn thành việc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi hoặc ngừng hoạt động, chuyển đổi ngành nghề có xác nhận của chính quyền địa phương.

c) Các cơ sở chăn nuôi không đủ điều kiện chăn nuôi quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quyết định này không thực hiện di dời hoặc không ngừng hoạt động chăn nuôi sau ngày 01 tháng 01 năm 2025 sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ, đồng thời bị xử lý theo quy định.

d) Các cơ sở chăn nuôi được hưởng hỗ trợ từ chính sách này phải chịu sự kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách hỗ trợ di dời của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

3. Nội dung hỗ trợ (theo Phụ lục III)

a) Hỗ trợ để ổn định đời sống, sản xuất

Đối với các cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng hỗ trợ tại khoản 1 Điều này khi ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc tự di dời cơ sở đến khu vực được phép chăn nuôi thì được hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất trong thời gian 06 tháng. Mức hỗ trợ tương đương 30 kg gạo/01tháng/lao động (được quy đổi thành tiền) theo giá do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm hỗ trợ. Số lao động được hỗ trợ theo quy mô chăn nuôi như sau:

- Cơ sở chăn nuôi quy mô từ 01 đến dưới 05 đơn vị vật nuôi: 01 lao động/cơ sở.

- Cơ sở chăn nuôi quy mô từ 05 đến dưới 10 đơn vị vật nuôi: 02 lao động/cơ sở.

- Cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ (từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi): không quá 03 lao động/cơ sở.

- Cơ sở chăn nuôi quy mô vừa (từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi): không quá 04 lao động/cơ sở.

- Cơ sở chăn nuôi quy mô lớn (từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên): Chủ cơ sở và hợp đồng lao động thực tế tại cơ sở.

b) Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

Các cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng hỗ trợ tại khoản 1 Điều này khi ngừng hoạt động chăn nuôi và di dời đến khu vực được phép chăn nuôi thì được hỗ trợ kinh phí như sau:

- Cơ sở chăn nuôi quy mô từ 01 đến dưới 05 đơn vị vật nuôi: 02 triệu đồng/cơ sở.

- Cơ sở chăn nuôi quy mô từ 05 đến dưới 10 đơn vị vật nuôi: 05 triệu đồng/cơ sở.

- Cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ (từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi): 10 triệu đồng/cơ sở.

- Cơ sở chăn nuôi quy mô vừa (từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi): 20 triệu đồng/cơ sở.

- Cơ sở chăn nuôi quy mô lớn (từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên): 30 triệu đồng/cơ sở.

c) Hồ sơ hỗ trợ

- Đơn đề nghị hỗ trợ và cam kết ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo tại Phụ lục IV của Quyết định này.

- Biên bản kiểm tra của Hội đồng kiểm tra, thành phần Hội đồng kiểm tra gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã), phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, phòng Kinh tế thành phố (sau đây gọi chung là phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế thành phố) xác minh số lượng vật nuôi, quy mô chăn nuôi, nhu cầu hỗ trợ cụ thể của từng cơ sở chăn nuôi thời gian từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo Mẫu số 01 - Bảng kê khai hoạt động chăn nuôi ban hành kèm theo tại Phụ lục IV của Quyết định này.

4. Nguồn kinh phí hỗ trợ

a) Ngân sách nhà nước theo phân cấp và các nguồn hợp pháp khác.

b) Khái toán kinh phí thực hiện: 6.061.000.000 đồng (theo Phụ lục III).

Điều 6. Quy trình lập kế hoạch, dự toán, thanh quyết toán

1. Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí

a) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) xây dựng kế hoạch và nhu cầu dự toán kinh phí năm sau (di dời cơ sở chăn nuôi và dự toán kinh phí thực hiện chính sách trên địa bàn theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo tại Phụ lục IV của Quyết định này; kèm theo tài liệu thuyết minh cụ thể về địa điểm, quy mô, đối tượng, đơn vị thực hiện) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 25 tháng 6 hàng năm.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định, lập kế hoạch và dự toán kinh phí năm sau hỗ trợ cho các huyện, thành phố để thực hiện chính sách, gửi Sở Tài chính (trước ngày 30 tháng 9 hàng năm) có ý kiến về nguồn kinh phí thực hiện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch năm sau để triển khai thực hiện chính sách.

2. Thủ tục thanh toán, quyết toán chính sách hỗ trợ

a) Các cơ sở chăn nuôi lập 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo quy định và nộp về Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Trên cơ sở các hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các cơ sở chăn nuôi, Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định, tổng hợp và nộp về phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế thành phố.

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế thành phố phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch cùng cấp tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định hỗ trợ. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải thông báo và nêu rõ lý do cho các chủ thể đề nghị hỗ trợ phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

d) Căn cứ quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, thành phố chi tiền hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hưởng chính sách theo đúng các quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ngành

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, địa phương liên quan căn cứ nhu cầu và khả năng nguồn kinh phí thực hiện, xây dựng kế hoạch thực hiện hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh (nhiệm vụ, nguồn kinh phí thực hiện,…) gửi Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phân bổ cho các địa phương thực hiện theo quy định ngân sách hiện hành.

b) Chủ trì, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ cho các cơ sở chăn nuôi khi ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc tự di dời cơ sở đến khu vực được phép chăn nuôi phù hợp theo quy định tại Quyết định này và các quy định pháp luật khác hiện hành.

c) Tổ chức kiểm tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Quyết định này và các quy định pháp luật khác hiện hành.

d) Định kỳ hàng năm, tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ cơ sở chăn nuôi khi ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc tự di dời cơ sở chăn nuôi đến khu vực được phép chăn nuôi phù hợp.

2. Sở Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp hàng năm để thực hiện chính sách.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp để triển khai thực hiện chính sách của các huyện, thành phố.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia, nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, nguồn từ các chương trình, dự án có liên quan để thực hiện chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh hàng năm.

4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Ninh Thuận: Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trong hệ thống Ngân hàng nhà nước, Quỹ đầu tư phát triển tỉnh có chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi được vay vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi.

5. Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình

Tổ chức tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về chính sách hỗ trợ này để các ngành, các cấp, Nhân dân, cơ sở chăn nuôi biết, đồng thuận tham gia tích cực, hiệu quả Quyết định này.

6. Trách nhiệm các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

Trong phạm vi chức năng quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực phụ trách có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã để tổ chức thực hiện các quy định, chính sách hỗ trợ tại Quyết định này và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Điều 8. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Chủ động, tổ chức tuyên truyền, vận động người dân có cơ sở chăn nuôi trên địa bàn về các quy định, chính sách hỗ trợ tại Quyết định này để người dân đồng thuận, chấp hành thực hiện đạt hiệu quả; có trách nhiệm rà soát, thống kê, tổng hợp chính xác, đầy đủ các cơ sở chăn nuôi thuộc diện di dời; ký cam kết giữ nguyên trạng, không mở rộng quy mô và công xuất chuồng trại trên địa bàn.

2. Hàng năm lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp đúng thời gian theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 của Quyết định này.

3. Tổ chức thực hiện việc di dời cơ sở chăn nuôi đến khu vực được phép chăn nuôi phù hợp; sử dụng nguồn ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để tổ chức triển khai có hiệu quả các nội dung hỗ trợ của chính sách đảm bảo công khai, minh bạch, chính xác, đúng đối tượng, đúng nội dung theo quy định.

4. Thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ đúng đối tượng, đúng nội dung, mức hỗ trợ và quyết toán theo quy định ngân sách nhà nước hiện hành.

5. Tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, hiệu quả của chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi trên địa bàn theo định kỳ hàng năm.

6. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 9 của Quyết định này.

7. Chủ trì kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách ở địa phương; kiểm tra, xử lý các trường hợp phát hiện đối tượng lợi dụng chính sách, các sở cơ sở chăn nuôi không chấp hành các quy định tại Quyết định này theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi và các quy định pháp luật khác hiện hành.

Điều 9. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Tuyên truyền, phổ biến cho Nhân dân trên địa bàn biết, tham gia, tổ chức thực hiện tốt các quy định, chính sách hỗ trợ trên địa bàn; vận động cơ sở chăn nuôi đăng ký, ký cam kết thực hiện ngừng chăn nuôi hoặc di dời cơ sở ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi để tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định này trên địa bàn.

2. Thực hiện hỗ trợ kinh phí và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo đúng chế độ quy định; định kỳ hàng quý, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân cấp huyện.

3. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách ở địa phương; kiểm tra, xử lý các trường hợp phát hiện đối tượng lợi dụng chính sách, các sở cơ sở chăn nuôi không chấp hành các quy định tại Quyết định này hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử lý theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi và các quy định pháp luật khác hiện hành.

Điều 10. Trách nhiệm tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi

1. Kê khai trung thực, chính xác việc sản xuất chăn nuôi, cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu hồ sơ liên quan về cơ sở chăn nuôi, việc cam kết đã ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc di dời cơ sở ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác đối với các thông tin, tài liệu, hồ sơ cung cấp; thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ theo các quy định, chính sách hỗ trợ tại Quyết định này và không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây mất tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.

2. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với các cơ sở chăn nuôi (trừ nhà yến) đã xây dựng và hoạt động trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành nhưng không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quyết định này thì không được cơi nới, mở rộng quy mô chăn nuôi và phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp trước ngày 02 tháng 01 năm 2025.

2. Đối với các cơ sở chăn nuôi đã xây dựng và hoạt động trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, không thuộc khu vực không được phép chăn nuôi nhưng không đáp ứng điều kiện chăn nuôi, thì phải hoàn thiện điều kiện chăn nuôi đáp ứng theo quy định của pháp luật trước ngày 02 tháng 01 năm 2025.

3. Đối với các nhà yến đã hoạt động trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành nhưng không đáp ứng quy định tại Điều 4 của Quyết định này thì phải giữ nguyên trạng, không được cơi nới và không được sử dụng loa phóng phát âm thanh; nhà yến cách khu dân cư, công sở, trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 300 mét thì không sử dụng loa phóng phát âm thanh.

4. Các cơ sở chăn nuôi phát sinh trong khu vực không được phép chăn nuôi kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi và các quy định pháp luật khác hiện hành.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2022.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Huyền

 

PHỤ LỤC I

QUY ĐỊNH KHOẢNG CÁCH AN TOÀN TRONG CHĂN NUÔI[1]
(Kèm theo Quyết định số 01/2022/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

1. Nguyên tắc xác định khoảng cách trong chăn nuôi

a) Nguyên tắc xác định khoảng cách từ cơ sở chăn nuôi đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi là khoảng cách ngắn nhất từ chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi đến tường rào hoặc ranh giới của đối tượng chịu ảnh hưởng;

b) Nguyên tắc xác định khoảng cách giữa các cơ sở chăn nuôi là khoảng cách ngắn nhất từ chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi đến chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi khác.

2. Khoảng cách từ cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 100 mét; công sở, bệnh viện, trường học, chợ tối thiểu là 150 mét.

3. Khoảng cách từ cơ sở chăn nuôi quy mô vừa đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư, tối thiểu là 200 mét; công sở, bệnh viện, trường học, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 300 mét.

4. Khoảng cách từ cơ sở chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400 mét; công sở, bệnh viện, trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 mét.

5. Khoảng cách giữa 02 cơ sở chăn nuôi của 02 chủ thể khác nhau tối thiểu là 50 mét.

 

PHỤ LỤC II

QUY MÔ CHĂN NUÔI[2]
(Kèm theo Quyết định số 01/2022/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

1. Bảng quy đổi quy mô chăn nuôi dưới đây chỉ áp dụng trong trường hợp cơ sở chăn nuôi chỉ nuôi 01 loại vật nuôi.

2. Đối với cơ sở chăn nuôi nuôi nhiều loại vật nuôi thì đơn vị vật nuôi là đơn vị quy đổi của gia súc gia cầm theo khối lượng sống, không phụ thuộc vào giống, tuổi, giới tính.

- Mỗi đơn vị vật nuôi tương đương với 500kg khối lượng vật nuôi sống.

- Cơ sở chăn nuôi quy mô từ 01 đến dưới 05 đơn vị vật nuôi.

- Cơ sở chăn nuôi quy mô từ 05 đến dưới 10 đơn vị vật nuôi.

- Cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ: từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi.

- Cơ sở chăn nuôi quy mô vừa: từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi.

- Cơ sở chăn nuôi quy mô lớn: từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên.

Bảng quy đổi từ đơn vị vật nuôi sang số lượng con vật nuôi

STT

Loại vật nuôi

Khối lượng hơi trung bình (kg)

Cơ sở chăn nuôi (con)

Quy mô từ 01 đến dưới 05

Quy mô từ 05 đến dưới 10

Quy mô nhỏ

Quy mô vừa

Quy mô lớn

I

Lợn

 

 

 

 

 

 

1

Lợn dưới 28 ngày tuổi

8

63-312

313-624

625 -1.874

1.875-18.749

18.750

2

Lợn thịt

 

 

 

 

 

 

2.1

Lợn nội

80

07-31

32-62

63-187

188-1.874

1.875

2.2

Lợn ngoại

100

05-24

25-49

50-149

150-1449

1.500

3

Lợn nái

 

 

 

 

 

 

3.1

Lợn nội

200

03-12

13-24

25-74

75-749

750

3.2

Lợn ngoại

250

02-09

10-19

20-59

60-599

600

4

Lợn đực

300

02-08

09-16

17-49

50-499

500

II

Gia cầm

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

5.1

Gà nội

1,5

334-1.666

1.667-3.332

3.333-9.999

10.000-99.999

100.000

5.2

Gà công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

Gà hướng thịt

2,5

200-999

1.000-1.999

2.000-5.999

6.000-59.999

60.000

 

Gà hướng trứng

1,8

278-1.388

1.389-2.777

2.778-8.332

8.333-83.332

83.333

6

Vịt

 

 

 

 

 

 

6.1

Vịt hướng thịt

 

 

 

 

 

 

 

Vịt nội

1,8

278-1.388

1.389-2.777

2.778-8.332

8.333-83.332

83.333

 

Vịt ngoại

2,5

200-999

1.000-1.999

2.000-5.999

6.000-59.999

60.000

6.2

Vịt hướng trứng

1,5

334-1.666

1.667-3.332

3.333-9.999

10.000-99.999

100.000

7

Ngan

2,8

179-892

893-1.785

1.786-5.356

5.357-53.570

53.571

8

Ngỗng

4

125-624

625-1.249

1.250-3.749

3.750-37.490

37.500

9

Chim cút

0,15

3.334-16.666

16.667-33.332

33.334-99.9991

00.000-999.999

1.000.000

10

Bồ câu

0,6

834-4.166

4.167-8.333

8.334-24.999

25.000-249.999

250.000

11

Đà điểu

80

06-30

31-62

63-187

188-1.874

1.875

III

 

 

 

 

 

 

12

Bê dưới 6 tháng tuổi

100

05-24

25-49

50-149

150-1.449

1.500

13

Bò thịt

 

 

 

 

 

 

13.1

Bò nội

170

03-14

15-28

29-87

88-881

882

13.2

Bò ngoại, bò lai

350

02-07

08-13

14-42

43-428

429

IV

Trâu

 

 

 

 

 

 

14

Nghé dưới 6 tháng tuổi

120

04-19

20-41

42-124

125-1.249

1.250

15

Trâu

350

02-07

08-13

14-42

43-428

429

V

Gia súc khác

 

 

 

 

 

 

16

Ngựa

200

03-14

15-24

25-74

75-749

750

17

25

20-99

100-199

200-599

600-5.999

6.000

18

Cừu

30

17-83

84-166

167-499

500-4.999

5.000

 

PHỤ LỤC III

DỰ KIẾN KINH PHÍ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
(Kèm theo Quyết định số 01/2022/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

I. Hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất

STT

Nội dung

Số lượng (cơ sở chăn nuôi)

Định mức (lao động)

Số tiền hỗ trợ (đồng)

Thành tiền (đồng)

Đối với các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi có quy mô thường xuyên từ 01 đơn vị vật nuôi trở lên khi ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc tự di dời cơ sở đến khu vực được phép chăn nuôi thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 06 tháng. Mức hỗ trợ tương đương 30 kg gạo/01tháng, được quy đổi được quy đổi thành tiền[3].

3.042.000.000

1

Cơ sở chăn nuôi quy mô từ 01 đến dưới 05 đơn vị vật nuôi (01 đơn vị vật nuôi tương đương 500kg khối lượng vật nuôi sống; 966 là số lượng cơ sở chăn nuôi từ 01 đến dưới 05 đơn vị vật nuôi * 01 lao động (cơ sở chăn nuôi từ 01 đến 05 đơn vị vật nuôi phải sử dụng 01 nhân công lao động)).

937

01

2.340.000

2.192.580.000

2

Cơ sở chăn nuôi quy mô từ 05 đến dưới 10 đơn vị vật nuôi (cơ sở chăn nuôi từ 05 đến dưới 10 đơn vị vật nuôi phải sử dụng 02 nhân công lao động).

99

02

2.340.000

463.320.000

3

Cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ (từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi)

35

03

2.340.000

245.700.000

4

Cơ sở chăn nuôi quy mô vừa (từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi)

15

04

2.340.000

140.400.000

II. Hỗ trợ chi phí di dời cơ sở chăn nuôi cũ ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

STT

Nội dung

Số lượng (cơ sở chăn nuôi)

Số tiền hỗ trợ (đồng)

Thành tiền (đồng)

1

Cơ sở chăn nuôi quy mô từ 01 đến dưới 05 đơn vị vật nuôi

937

2.000.000

1.874.000.000

2

Cơ sở chăn nuôi quy mô từ 05 đến dưới 10 đơn vị vật nuôi

99

5.000.000

495.000.000

3

Cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ (từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi)

35

10.000.000

350.000.000

4

Cơ sở chăn nuôi quy mô vừa (từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi)

15

20.000.000

300.000.000

Tổng

1.086

 

3.019.000.000

III. Tổng hợp dự kiến kinh phí hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

STT

Nội dung

Số tiền (đồng)

1

Hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất

3.042.000.000

2

Hỗ trợ chi phí di dời cơ sở chăn nuôi cũ ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

3.019.000.000

Tổng

6.061.000.000

IV. Dự kiến phân kỳ kinh phí hỗ trợ

STT

Nội dung

Số tiền (đồng)

1

Năm 2022: Kinh phí hỗ trợ

1.050.000.000

2

Năm 2023: Kinh phí hỗ trợ

2.160.000.000

3

Năm 2024: Kinh phí hỗ trợ

2.851.000.000

Tổng

6.061.000.000

 

PHỤ LỤC IV

MẪU BẢN KÊ KHAI HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI, ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VÀ BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ CHĂN NUÔI ĐỂ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG, SẢN XUẤT VÀ DI DỜI CƠ SỞ CHĂN NUÔI RA KHỎI KHU VỰC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CHĂN NUÔI
(Kèm theo Quyết định số 01/2022/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Mẫu số 01

Bản kê khai hoạt động chăn nuôi

Mẩu số 02

Đơn đề nghị hỗ trợ để ổn định đời sống, sản xuất và di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

Mẫu số 03

Bảng tổng hợp đề xuất (hoặc kết quả thực hiện) hỗ trợ chăn nuôi để ổn định đời sống, sản xuất khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

 

Mẫu số 01. Bản kê khai hoạt động chăn nuôi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KÊ KHAI HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI4

1. Họ và tên chủ cơ sở chăn nuôi:........................................... Năm sinh:...........................

2. Số CMND (hoặc CCCD)............................................. ngày cấp:............/......... /.............

do CA........................................................................... cấp. Số điện thoại:..........................

3. Địa chỉ thường trú: ...........................................................................................................

4. Địa điểm cơ sở chăn nuôi.................................................................................................

STT

Loại vật nuôi trong quý

Số lượng nuôi trong quý (con)

Mục đích nuôi

Thời gian bắt đầu nuôi

Dự kiến thời gian xuất

Số lượng vật nuôi xuất trong quý (con)

Sản lượng dự kiến (kg)

1

Trâu

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

Lợn

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

Cừu

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

7

Vịt

 

 

 

 

 

 

8

Ngan, ngỗng, chim cút

 

 

 

 

 

 

9

Vật nuôi khác

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.

 

……, ngày …… tháng …. năm …
Xác nhận của thôn, khu phố
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)

 

………, ngày …. tháng …. năm …
CHỦ CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)

___________________

4 Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019

 

Mẫu số 02. Đơn đề nghị hỗ trợ để ổn định đời sống, sản xuất và di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VÀ CAM KẾT NGỪNG HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI VÀ DI DỜI CƠ SỞ CHĂN NUÔI RA KHỎI KHU VỰC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CHĂN NUÔI

…………,ngày.….. tháng.…..năm.……

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) .......................

1. Họ và tên chủ cơ sở chăn nuôi:.......................................................................................

2. Sinh ngày, tháng, năm: ...................................................................................................

3. Số CMND (hoặc CCCD): .................ngày cấp: .............. / ........./......do CA: ..................

................................................................ cấp. Số điện thoại: ..............................................

4. Địa chỉ thường trú: ...........................................................................................................

5. Có chăn nuôi gia súc, gia cầm như sau:

a) Đối tượng nuôi 1:..............................................................................................................

Số lượng: ............................................ con. Trọng lượng ............................................. kg.

b) Đối tượng nuôi 2:.............................................................................................................

Số lượng: ........................................... con. Trọng lượng .............................................. kg.

c) Đối tượng nuôi 3:.............................................................................................................

Số lượng: ............................................. con. Trọng lượng ............................................ kg.

Tổng số đơn vị vật nuôi:........................................................................... ĐVN.

5. Địa điểm cơ sở chăn nuôi trước khi di dời: ......................................................................

6. Thời gian ngừng hoạt động chăn nuôi: ............................................................................

7. Thời gian di dời cơ sở chăn nuôi:.....................................................................................

8. Đến địa điểm được phép chăn nuôi: ................................................................................

Sau khi nghiên cứu Quyết định số:......../2022/QĐ-UBND ngày ........................... tháng……năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận quy định khu vực không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; tôi nhận rõ trách nhiệm của gia đình trong việc ngưng hoạt động chăn nuôi trong khu dân cư và di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

Tôi làm đơn này đề nghị các cấp chính quyền xem xét cho Tôi được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định. Tôi cam kết chấp hành đầy đủ các chủ trương và trách nhiệm khi ngừng hoạt động chăn nuôi trong khu dân cư hoặc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định./.

 

Xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn) nơi chăn nuôi cũ
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn) nơi đến chăn nuôi
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

CHỦ CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Mẫu số 03. Bảng tổng hợp đề xuất (hoặc kết quả thực hiện) hỗ trợ chăn nuôi để ổn định đời sống, sản xuất khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

ỦY BAN NHÂN DÂN………

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ CHĂN NUÔI ĐỂ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG SẢN XUẤT VÀ DI DỜI CƠ SỞ CHĂN NUÔI RA KHỎI KHU VỰC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CHĂN NUÔI

(Từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng…năm… )

STT

Địa phương (huyện, xã)

Tổng hợp đơn vị vật nuôi (ĐVVN)

Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng)

Tổng đơn vị vật nuôi

Trâu, bò

Lợn

Gia cầm

Gia súc khác

Hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất

Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi

Tổng kinh phí hỗ trợ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

1

………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

2

………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

3

………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên đề tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các Bộ, ngành Trung ương.

 

 

…………., ngày…..tháng…..năm……
Chủ tịch UBND………….
(Ký tên đóng dấu)

 

 



[1] Điều 5 Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019, Điều 1 Quyết định số 06/QĐ-BNN-CN ngày 02/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và tuân thủ các quy định hiện hành có liên quan.

[2] Quy mô chăn nuôi, Hệ số đơn vị vật nuôi được quy định tại Điều 21 và Phụ lục V ban hành theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

[3] Số tiền 2.340.000 đồng là dự kiến (tương đương 30kg gạo/tháng * 13.000 đồng/kg * 06 tháng)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 01/2022/QĐ-UBND ngày 06/01/2022 quy định về khu vực không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.237

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.15.22
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!