Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 41/QĐ-BCH Loại văn bản: Quy định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Trần Xuân Việt
Ngày ban hành: 01/06/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BAN CHỈ HUY PCLBU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 41/QĐ-BCH

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2009

 

QUY ĐỊNH

VIỆC CHUẨN BỊ DỤNG CỤ, VẬT TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI TUẦN TRA CANH GÁC TRÊN CÁC ĐIẾM CANH ĐÊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO, ÚNG NĂM 2009

Căn cứ Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ.
Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão, úng thành phố Hà Nội quy định việc chuẩn bị dụng cụ, vật tư và hoạt động của đội tuần tra canh gác trên các điếm canh đê phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, úng năm 2009 như sau:

I. QUY ĐỊNH DỤNG CỤ, VẬT TƯ TẠI MỖI ĐIẾM CANH ĐÊ:

1. Dụng cụ:

- Áo phao:

06 cái;

- Áo đi mưa:

18 cái;

- Xe cải tiến:

02 chiếc;

- Quang gánh:

10 đôi;

- Xẻng:

06 cái;

- Cuốc:

06 cái;

- Mai đào đất:

02 cái;

- Xè beng:

01 cái;

- Dao:

10 con;

- Vồ:

05 cái;

- Đèn bão:

05 cái;

- Đèn ắc quy hoặc đèn pin:

05 cái;

- Trống hoặc kẻng:

01 cái;

- Biển tín hiệu báo động lũ:

01 bộ;

- Đèn tín hiệu báo động lũ:

01 bộ;

- Tiêu, bảng báo hiệu hư hỏng:

20 cái;

- Dầu hỏa:

10 lít

2. Vật tư dự phòng trên điếm:

Ngoài các vật tư do Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các quận, huyện, thị xã đã chuẩn bị theo phương án hộ đê toàn quyến và phương án trọng điểm thì tại các điếm canh đê yêu cầu có đủ các loại vật tư như sau:

- Đá dăm (1x2) (gạch vỡ):

5 m3

- Cát vàng:

5 m3

- Bao tải có kích thước (1m x 0,5m):

100 cái

- Tre cây Ø 10:

10 cây

- Rơm:

50 kg

- Phên nứa:

10 m2

- Đất dự trữ:

500m3 – 1000m3/1 Km đê

Riêng đoạn đê hữu Hồng từ An Dương – Quận Tây Hồ đến Vĩnh Tuy – Quận Hai Bà Trưng là đoạn đê đã được chỉnh trang bằng bê tông, có thể thay thế rơm, tre cây, đá dăm, cát vàng bằng các loại vật tư khác phù hợp với đê bê tông và bổ sung thêm các loại trang thiết bị phục vụ cứu hộ, cứu nạn gồm:

- Thuyền cứu nạn:

2 cái

- Áo phao

10 cái

- Phao cứu sinh:

20 cái

II. QUY ĐỊNH TÀI LIỆU TRÊN ĐIẾM CANH ĐÊ:

1. Sổ tuần tra canh gác.

2. Bản vẽ bình đồ đoạn đê do điếm phụ trách, tỷ lệ: 1/1000 và một số mặt cắt ngang đê, tỷ lệ: 1/100.

3. Bản vẽ bình đồ ghi rõ vị trí các sự cố hư hỏng lớn của đê đã xảy ra vào các năm trước (ký hiệu mầu). Đánh dấu kịp thời và ghi rõ những vị trí hư hỏng trong mùa lũ năm 2009 bằng mầu khác nhau.

4. Bản quy định dụng cụ vật tư trên điếm.

5. Bản quy định chế độ tuần tra canh gác.

6. Nội quy sinh hoạt trên điếm.

III. TÍN HIỆU, CẤP BÁO ĐỘNG LŨ

1. Khi báo động lũ ở cấp I trở lên, đội tuần tra, canh gác đê phải báo tín hiệu cấp báo động lũ tại các điếm canh đê, như sau:

a) – Báo động lũ ở cấp I: 01 đèn màu xanh (ban ngày có thể bổ sung 01 biển hoặc cờ, hình tam giác màu đỏ để dễ nhận biết);

- Báo động lũ ở cấp II: 02 đèn màu xanh (ban ngày có thể bổ sung 02 biển hoặc cờ, hình tam giác màu đỏ để dễ nhận biết);

- Báo động lũ ở cấp III: 03 đèn màu xanh (ban ngày có thể bổ sung 03 biển hoặc cờ, hình tam giác màu đỏ để dễ nhận biết);

b) Các biển (hoặc cờ), đèn báo hiệu được treo theo chiều dọc, với chiều cao thích hợp để mọi người trong khu vực nhìn thấy được.

2. Trường hợp khẩn cấp xảy ra sự cố nguy hiểm đe dọa đến an toàn của đê điều, cần phải huy động lực lượng ứng cứu thì đội trưởng hoặc đội phó của đội tuần tra, canh gác đê cho đánh trống (hoặc kẻng) liên hồi để báo động.

IV. QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA ĐIẾM TRƯỞNG, ĐIẾM PHÓ, ĐIẾM VIÊN:

1. Trách nhiệm Điếm trưởng, Điếm phó:

Điếm trưởng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ trực ban và tuần tra canh gác đê cho các ca trực. Trong mỗi ca trực, Điếm trưởng, Điếm phó thay phiên có mặt thường xuyên trên điếm canh đê để điều hành ca trực. Theo dõi chặt chẽ và xử lý ngay các hư hỏng đê điều theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật phụ trách đoạn, cụm. Khi có sự cố phải đánh dấu sự cố hư hỏng bằng biển gỗ trong đó ghi rõ vị trí Km đê, dạng hư hỏng, thời gian xảy ra sự cố và báo cáo kịp thời về Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão đoạn, cụm và Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão quận, huyện, thị xã.

Khi các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống lụt, bão cấp trên đi kiểm tra điếm canh đê, Điếm trưởng hoặc Điếm phó có trách nhiệm báo cáo tình hình đê điều trong phạm vi Điếm phụ trách và làm việc với đoàn kiểm tra.

2. Trách nhiệm Điếm viên:

- Trong thời gian ca trực, Điếm viên không được tự ý vắng mặt và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ do Điếm trưởng hoặc Điếm phó phân công.

- Thực hiện tuần tra canh gác theo đúng quy định, phát hiện kịp thời sự cố hư hỏng của đê, kè, cống. Cắm biển đánh dấu vị trí hư hỏng, ghi chép đầy đủ quá trình diễn biến hư hỏng vào sổ tuần tra canh gác. Thực hiện nhiệm vụ xử lý giờ đầu các sự cố đê điều.

Khi hết ca trực, Điếm viên phải bàn giao đầy đủ tình hình diễn biến đê điều và các tình hình khác trong ca trực của mình cho người trực ca sau tiếp nhận và thực hiện.

V. NỘI DUNG CÔNG TÁC TUẦN TRA, CANH GÁC BẢO VỆ ĐÊ ĐIỀU:

1. Quy định về chế độ tuần tra canh gác:

a) Báo động lũ ở cấp I:

Bố trí ngày 02 người, đêm 04 người. Ban ngày ít nhất sau 04 giờ có 01 kíp đi tuần, mỗi kíp có 01 người. Ban đêm ít nhất sau 04 giờ có 01 kíp đi tuần, mỗi kíp 02 người.

b) Báo động lũ ở cấp II:

- Bố trí ngày 04 người, đêm 06 người. Ban ngày ít nhất sau 02 giờ có 01 kíp đi tuần, mỗi kíp 02 người. Ban đêm ít nhất sau 02 giờ có 01 kíp đi tuần, mỗi kíp 03 người.

- Trường hợp có tin bão khẩn cấp đổ bộ vào khu vực: bố trí ngày 06 người, đêm 12 người, chia thành các kíp, mỗi kíp 03 người; tùy theo diễn biến của bão, lũ và đặc điểm của tuyến đê, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão cấp xã quyết định việc tăng cường số lần kiểm tra so với quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

c) Báo động lũ ở cấp III trở lên:

- Bố trí ngày 06 người, đêm 12 người, chia thành các kíp, mỗi kíp 03 người, không phân biệt ngày đêm các kíp phải liên tục thay phiên nhau kiểm tra;

- Đối với các vị trí xung yếu của đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, bố trí thêm lực lượng để kiểm tra, phát hiện sự cố và báo cáo kịp thời.

2. Nội dung tuần tra, canh gác đê:

2.1. Phạm vi tuần tra:

a) Báo động lũ ở cấp I, bố trí người tuần tra như sau:

- Lượt đi: 01 người (ban ngày), 02 người (ban đêm) kiểm tra mặt đê, mái đê phía sông, khu vực hành lang bảo vệ đê phía sông;

- Lượt về: 01 người (ban ngày), 02 người (ban đêm) kiểm tra mái đê phía đồng, khu vực hành lang bảo vệ đê phía đồng, mặt ruộng, hồ ao gần chân đê phía đồng;

b) Báo động lũ ở cấp II, bố trí người tuần tra như sau:

- Lượt đi: 01 người kiểm tra mặt đê, mái đê phía sông, khu vực hành lang bảo vệ đê phía sông; 01 người (ban ngày), 02 người (ban đêm) kiểm tra mái đê phía đồng, khu vực hành lang bảo vệ phía đồng, mặt ruộng, hồ ao gần chân đê phía đồng;

- Lượt về: 01 người (ban ngày), 02 người (ban đêm) kiểm tra mặt đê, mái đê phía sông, khu vực hành lang bảo vệ đê phía sông; 01 người kiểm tra mái đê phía đồng, khu vực hành lang bảo vệ đê phía đồng, mặt ruộng, hồ ao gần chân đê phía đồng;

c) Báo động lũ cấp II và có tin bão khẩn cấp đổ bộ vào khu vực hoặc báo động lũ ở cấp III trở lên, bố trí người tuần tra như sau:

- Lượt đi: 02 người kiểm tra mái đê, khu vực hành lang bảo vệ đê phía đồng, mặt ruộng, hồ ao gần chân đê phía đồng; 01 người kiểm tra mặt đê.

- Lượt về: 02 người kiểm tra phía đồng; 01 người kiểm tra mặt đê, mái đê và khu vực hành lang bảo vệ đê phía sông.

d) Mỗi kíp tuần tra phải kiểm tra vượt quá phạm vi phụ trách về hai phía, mỗi phía 50m. Đối với những khu vực đã từng xảy ra sự cố hư hỏng, phải kiểm tra quan sát rộng hơn để phát hiện sự cố.

2.2. Người tuần tra, canh gác phải phát hiện kịp thời những hư hỏng của đê.

2.3. Khi phát hiện có hư hỏng, người tuần tra phải tiến hành các công việc sau:

a) Xác định loại hư hỏng, vị trí, đặc điểm, kích thước của loại hư hỏng.

b) Xác định mực nước sông so với mặt đê tại vị trí phát sinh hư hỏng;

c) Đánh dấu bằng cách ghi bảng, cắm tiêu báo hiệu vị trí hư hỏng; nếu sự cố nghiêm trọng, phải cấm người, vật, xe cơ giới đi qua và bố trí người canh gác tại chỗ để theo dõi thường xuyên diễn biến của hư hỏng;

d) Báo cáo kịp thời và cụ thể tình hình hư hỏng cho đội trưởng hoặc đội phó, cán bộ chuyên trách quản lý đê điều và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão xã.

3. Nội dung tuần tra canh gác cống qua đê:

3.1. Khi lũ ở báo động I trở lên, đội tuần tra, canh gác đê phải phân công người theo dõi chặt chẽ diễn biến của các cống qua đê, ngăn chặn kịp thời những hành vi sử dụng cống trái phép trong mùa lũ.

3.2. Người tuần tra, canh gác phải kiểm tra kỹ phần tiếp giáp giữa thân cống, tường cánh gà của cống với đê; cánh cống, bộ phận đóng mở cống, cửa cống, thân cống và khu vực thượng, hạ lưu cống để phát hiện kịp thời những sự cố xảy ra.

3.3. Khi phát hiện có hư hỏng của cống, người tuần tra, canh gác phải tiến hành các công việc như đối với quy định tại (khoản 2.3 mục 2) của quy định này.

4. Nội dung tuần tra canh gác kè bảo vệ đê:

4.1. Khi mái kè chưa bị ngập nước:

a) Kiểm tra mái kè; quan sát dòng chảy khu vực kè.

b) Nếu phát hiện thấy hư hỏng phải:

- Xác định vị trí, loại hư hỏng, đặc điểm và kích thước hư hỏng, mực nước sông so với đỉnh kè;

- Đánh dấu bằng cách ghi bảng, cắm tiêu, bảng báo hiệu vị trí hư hỏng; thường xuyên theo dõi diễn biến của hư hỏng;

- Báo cáo kịp thời và cụ thể tình hình hư hỏng cho hạt trưởng, hạt phó, cán bộ chuyên trách quản lý đê và Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão xã.

4.2. Khi kè bị ngập nước:

a) Tại những kè xung yếu, khi nước chưa ngập đỉnh kè, đội tuần tra, canh gác đê có nhiệm vụ cắm các hàng tiêu để quan sát sự xói lở của kè; các hàng tiêu có thể được cắm như sau:

- Cắm tiêu dọc theo kè cách đỉnh kè 01 mét và vượt quá đầu, đuôi kè từ 20 mét đến 30 mét. Những vị trí xung yếu của kè cắm ít nhất từ 02 hàng tiêu trở lên. Khoảng cách giữa các tiêu từ 03 mét đến 04 mét, hàng nọ cách hàng kia từ 02 mét đến 2,5 mét. Tiêu cắm so le nhau;

- Tiêu có thể được làm bằng tre, nứa hoặc gỗ …; dài từ 04 mét đến 05 mét; cắm sâu xuống đất và được đánh số thứ tự từ đầu đến đuôi kè.

b) Theo dõi chặt chẽ các hàng tiêu đã cắm, khi phát hiện tiêu bị đổ phải kiểm tra và báo cáo ngay với hạt trưởng, hạt phó, cán bộ chuyên trách quản lý đê điều và Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão xã.

4.3. Khi lũ rút: khi nước đã rút khỏi bãi và mái kè, người tuần tra phải xem xét tỉ mỉ từng bộ phận của kè, phát hiện hư hỏng xảy ra.

4.4. Sau mỗi đợt lũ các đội trưởng phải tập hợp tình hình diễn biến và hư hỏng của kè, báo cáo cán bộ chuyên trách quản lý đê điều và Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão xã.

5. Chế độ báo cáo:

5.1. Người tuần tra, canh gác đê trong khi làm nhiệm vụ phát hiện thấy có hư hỏng của đê điều phải tìm mọi cách nhanh chóng báo cáo cán bộ chuyên trách quản lý đê điều và Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão xã để tiến hành xử lý kịp thời.

5.2. Nội dung báo cáo:

- Thời gian phát hiện hư hỏng;

- Vị trí, đặc điểm, kích thước, diễn biến của hư hỏng và mức độ nguy hiểm;

- Đề xuất biện pháp xử lý.

5.3. Trường hợp xét thấy hư hỏng có khả năng diễn biến xấu, Đội trưởng phải cử người tăng cường, theo dõi tại chỗ và cứ 30 phút phải báo cáo một lần.

Trường hợp hư hỏng có nguy cơ đe dọa an toàn của công trình, phải tiến hành xử lý gấp nhằm ngăn chặn và hạn chế hư hỏng phát triển thêm đồng thời phát tín hiệu báo động theo quy định tại khoản 2 Mục III của quy định này. Trong khi chờ lực lượng ứng cứu, những người được phân công theo dõi tuyệt đối không được rời vị trí được giao.

5.4. Khi có sự cố xảy ra, ngoài việc theo dõi và tham gia xử lý, các đội tuần tra, canh gác đê vẫn phải bảo đảm chế độ tuần tra, canh gác đối với toàn bộ đoạn đê được phân công phụ trách.

6. Quy định về bàn giao giữa các kíp trực:

Sau mỗi đợt kiểm tra, các kíp tuần tra, canh gác đê phải ghi chép đầy đủ tình hình diễn biến hư hỏng đê điều vào sổ nhật ký tuần tra, canh gác theo mẫu quy định và bàn giao đầy đủ cho kíp sau. Người thay mặt kíp giao và nhận phải ký và ghi rõ họ tên, ngày giờ vào sổ. Sau mỗi ngày hạt trưởng và cán bộ chuyên trách quản lý đê điều ký xác nhận tình hình trong ngày để theo dõi và làm cơ sở cho việc chi trả thù lao theo quy định.

V. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CÁC PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐI TRÊN ĐÊ TRONG MÙA LŨ:

1. Thực hiện nghiêm túc việc cấm các xe cơ giới hoạt động trên đê theo khoản 6 Điều 7 của Luật Đê điều: “Các hành vi bị nghiêm cấm … Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa”.

2. Các xe được cấp giấy phép đi trên đê gồm:

a) Biển “XE KIỂM TRA ĐÊ” hình chữ nhật; nền trắng có hình chìm biểu tượng của cơ quan có thẩm quyền cấp biển; khung có kích thước 13cm x 24cm, nét màu đỏ, trong khung được chia làm 2 phần.

Phần trên: dòng trên ghi “CHỐNG LỤT BÃO TRUNG ƯƠNG” đối với biển do Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão cấp; ghi “CHỐNG LỤT BÃO THÀNH PHỐ HÀ NỘI” đối với biển do Thành phố cấp, chữ màu xanh; dòng dưới ghi “XE KIỂM TRA ĐÊ” mầu đỏ, chữ cao 2,5cm, nét rộng 0,6cm.

Phần dưới: ghi biển số đăng ký xe được cấp, thời hạn sử dụng biển, thời gian cấp biển và chữ ký, dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp biển.

b) Biển “XE HỘ ĐÊ” hình chữ nhật; nền trắng có hình chìm biểu tượng của cơ quan có thẩm quyền cấp biển; khung có kích thước 13cm x 24cm, nét màu đỏ, trong khung được chia làm 2 phần.

Phần trên: dòng trên ghi “CHỐNG LỤT BÃO TRUNG ƯƠNG” đối với biển do Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão cấp; ghi: CHỐNG LỤT BÃO THÀNH PHỐ HÀ NỘI” đối với biển do Thành phố cấp, chữ màu xanh; dòng dưới ghi “XE HỘ ĐÊ” màu đỏ, chữ cao 3,8cm, nét rộng 1,0cm.

Phần dưới: ghi biển số đăng ký xe được cấp, thời hạn sử dụng biển, thời gian cấp biển và chữ ký, dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp biển.

c) Biển “XE ĐƯỢC PHÉP ĐI TRÊN ĐÊ”: hình chữ nhật; nền trắng có hình chìm biểu tượng của cơ quan có thẩm quyền cấp biển; khung có kích thước 13cm x 24cm, nét màu đỏ, trong khung được chia làm 2 phần.

Phần trên: dòng trên ghi: “CHỐNG LỤT BÃO TRUNG ƯƠNG” đối với biển do Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão cấp: ghi “CHỐNG LỤT BÃO THÀNH PHỐ HÀ NỘI” đối với biển do Thành phố cấp, chữ màu xanh; dòng dưới ghi “XE ĐƯỢC PHÉP ĐI TRÊN ĐÊ” màu xanh, chữ cao 1,7cm, nét rộng 0,4cm.

Phần dưới: ghi biển số đăng ký xe được cấp, thời hạn sử dụng biển, thời gian cấp biển và chữ ký, dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp biển.

3. Các Điếm viên được phân công nhiệm vụ kiểm tra xe cơ giới đi trên đê phải trang phục gọn gàng, đeo biển hiệu có ảnh, tên, chức danh; phải có tác phong nghiêm túc khi làm nhiệm vụ.

4. Nghiêm cấm Điếm viên có hành vi gây phiền hà và thu tiền các phương tiện được phép đi trên đê.

5. Trên mỗi tuyến đê của các quận, huyện, thị xã chỉ đặt trạm kiểm soát xe cơ giới tại các điểm chốt ra, vào tuyến đê hoặc các vị trí đê, kè, cống xung yếu, không được đặt trạm kiểm soát tràn lan trên tuyến đê.

Trên đây là những quy định về dụng cụ, vật tư và hoạt động của đội tuần tra canh gác tại các điếm canh đê. Yêu cầu Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn và các Đội tuần tra canh gác đê nghiêm túc thực hiện Quy định này.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Ban chỉ đạo PCLB TW,
- UBND Thành phố;
- Đ/c Trưởng ban, các Đ/c Phó Trưởng ban Ban chỉ huy PCLB úng Thành phố (để báo cáo);
- Các Đ/c thành viên Ban chỉ huy PCLBU Thành phố;
- UBND các quận, huyện thị xã;
- Ban chỉ huy PCLB và TKCN các quận, huyện, thị xã;
- Các Hạt Quản lý đê;
 - Lưu VT.

KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN




Trần Xuân Việt

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quy định 41/QĐ-BCH ngày 01/06/2009 về việc chuẩn bị dụng cụ, vật tư và hoạt động của đội tuần tra canh gác trên các điếm canh đê phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, úng ngày 01/06/2009 do Ban chỉ huy PCLBU thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.046

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.38.67
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!