- Dự án, phương án sản xuất tại các vùng sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phân khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao theo quy hoạch chung của thành phố. Đối với dự án, phương án sản xuất tại
các vùng chuyên canh tập trung phải thuộc danh mục định hướng các vùng chuyên
canh sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Có phương án thực hiện tích tụ, tập trung đất đai
để sản xuất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và dự án,
phương án hoàn thành đưa vào sản xuất.
c) Đối với các dự án đầu tư tại các khu sản xuất,
chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản tập trung phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội theo quy hoạch của thành phố phải thực hiện thu hồi, bồi thường, giải phóng
mặt bằng, Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng phương án trình Hội đồng nhân dân
thành phố xem xét, chấp thuận”.
b) Điều kiện hỗ trợ: Các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân được Ủy
ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp; sơ chế
nông sản, lâm sản, thủy sản, chăn nuôi; dịch vụ cơ giới nông nghiệp. Các doanh
nghiệp có ký kết thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch
vụ cơ giới hóa với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc nông dân. Các loại máy, thiết bị phải là máy, thiết bị mới, chất lượng
phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm,
hàng hóa. Các loại máy móc, thiết bị chưa được hỗ trợ từ các chính sách khác.
c) Danh mục các loại máy, thiết bị
được hỗ trợ bao gồm: Các loại máy làm đất, san phẳng đồng ruộng, gieo cấy,
trồng, chăm sóc, thu hoạch trong nông nghiệp; máy sấy nông sản, lâm sản, thủy sản;
máy, thiết bị sử dụng trong chăn nuôi; máy, thiết bị sản xuất giống, nuôi trồng,
thu hoạch thủy sản; máy, thiết bị sơ chế từ phế phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản,
chăn nuôi; thiết bị sử dụng chứa, bảo quản nông sản, thủy sản quy mô hộ
gia đình; các loại máy kéo, động cơ sử dụng trong các khâu sản xuất nông nghiệp;
chế biến nông sản, lâm sản; nuôi trồng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật; xe ô tô nông dụng đa chức
năng”.
4. Sửa đổi,
bổ sung điểm a, khoản 2, Điều 8 như sau: “Quy mô diện tích nhà trồng nấm tối
thiểu từ 100m2 trở lên đối với nấm dược liệu và 200m2 trở
lên đối với nấm thương phẩm”.
5. Sửa đổi,
bổ sung điểm a khoản 2 Điều 9 như sau: “Quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản tối
thiểu đạt từ 3.000m2 và phải nằm trong vùng nuôi trồng thủy sản tập
trung theo kế hoạch nuôi trồng thủy sản của UBND cấp huyện”.
6. Điều
10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều
10. Hỗ trợ trồng cây dược liệu và trồng xen canh cây dược liệu
“1. Nội
dung, mức hỗ trợ: Hỗ trợ 20 triệu đồng/ha nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/dự
án, phương án để đầu tư trồng cây dược liệu, trồng xen canh cây dược liệu, trường
hợp trồng cây dược liệu trong nhà lưới, nhà kính, nhà màng thì được hỗ trợ 50%
kinh phí đầu tư nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án, phương án.
2. Điều
kiện hỗ trợ
a) Quy
mô diện tích tối thiểu phải đạt từ 5.000m2, trường hợp trồng xen
canh dưới tán rừng thì phải có quy mô diện tích tối thiểu là 02ha và trồng
trong nhà lưới, nhà màng, nhà kính phải có quy mô tối thiểu từ 500m2
trở lên.
b) Cây
dược liệu phải thuộc danh mục cây dược liệu do Bộ Y tế ban hành”.
7. Sửa đổi,
bổ sung khoản 2 Điều 11 như sau:
“a) Quy
mô diện tích tối thiểu phải đạt từ 3.000m2 trở lên”.
b)
Phải áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến, công nghệ tự động để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm, bảo
đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng cạn”.
8. Điều 14
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều
14. Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, nông nghiệp tuần
hoàn, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp phục vụ du lịch
1. Nội
dung, mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ
cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ: Hỗ trợ một lần 100% chi
phí cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ, bao gồm cả kinh
phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ, mức hỗ trợ tối đa
không quá 100 triệu đồng/lần (cấp lần đầu hoặc cấp lại).
b) Hỗ trợ
cấp mã số vùng trồng: Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn, giám sát và gắn mã số vùng trồng,
tối đa không quá 20 triệu đồng/đối tượng.
c) Hỗ trợ
sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ: Hỗ trợ 100% kinh phí phân tích mẫu
đất, nước, tập huấn, đào tạo, khảo sát địa hình để xác định vùng, khu vực sản
xuất hữu cơ; kinh phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ, chế phẩm
sinh học xử lý đất, xử lý phân hữu cơ, chi phí mạ khay, máy cấy, phun thuốc
theo định mức khuyến nông, mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/ha/vụ, hỗ trợ tối
đa không quá 03 vụ liên tiếp.
d) Hỗ trợ
sản xuất rau, củ, quả, cây ăn quả theo tiêu chuẩn hữu cơ: Hỗ trợ 100%
kinh phí phân tích mẫu đất, nước, tập huấn, đào tạo, khảo sát địa hình để xác định
vùng, khu vực sản xuất hữu cơ; kinh phí mua giống,
phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học xử lý đất, xử lý phân
hữu cơ theo định mức khuyến nông, mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/ha, hỗ trợ
tối đa không quá 02 vụ liên tiếp.
đ) Hỗ trợ
chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học (gia súc, gia cầm): Hỗ trợ 100% kinh phí mua con giống, chế phẩm, thức ăn theo định
mức khuyến nông, mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/dự án/phương án. Đối
với dự án/phương án chăn nuôi có lắp đặt hệ thống làm mát, kiểm soát nhiệt độ tự
động, bán tự động, lắp đặt hệ thống phân phối thức ăn, nước uống tự động, bán tự
động thì được hỗ trợ thêm 50% chi phí, tối đa không quá 300 triệu đồng/dự
án/phương án.
e) Hỗ trợ
mô hình nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp đô thị: Hỗ trợ 100% kinh phí mua giống,
thức ăn, chế phẩm vi sinh xử lý phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và thiết
bị sản xuất, xử lý môi trường, tối đa không quá 100 triệu đồng/mô hình.
g) Đối với các mô hình, dự án sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy
sản và sản xuất nông lâm kết hợp gắn với phục vụ du lịch sinh thái, trải nghiệm:
Hỗ trợ 50% chi phí sản xuất theo định mức khuyến nông và chi phí cải tạo cảnh
quan, trồng hoa, cây cảnh, phát triển sản phẩm du lịch, tuyên truyền, quảng bá
du lịch, sản phẩm OCOP, đặc trưng, chủ lực, mức hỗ trợ không quá 300 triệu đồng/mô
hình.
2. Điều
kiện hỗ trợ
a) Cam kết
tổ chức sản xuất tuân thủ theo nguyên tắc và tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ đối
với các nội dung hỗ trợ theo điểm a, b, c, d, khoản 1 Điều này.
b) Quy
mô diện tích sản xuất tối thiểu liền vùng là 05ha đối với lúa và 5.000m2
đối với cây trồng khác đối với các nội dung hỗ trợ theo điểm a, b, c, d, khoản
1 Điều này.
c) Quy
mô diện tích cơ sở chăn nuôi có mặt thường xuyên tối thiểu 30 con lợn thịt;
10 con lợn giống; 20 con bò; 30 con dê và quy mô trên 1.000 con đối với gia cầm, 5.000 con đối với chim cút đối với nội
dung hỗ trợ theo điểm đ, khoản 1 Điều này.
d) Đối với
nội dung hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có kết hợp hoạt động du lịch
sinh thái, trải nghiệm theo điểm g, khoản 1 Điều này phải có hạ tầng, cơ sở vật
chất đảm bảo phục vụ hoạt động du lịch và thực
hiện đăng ký, nghĩa vụ kinh doanh từng loại hình kinh doanh dịch vụ theo
quy định của pháp luật. Đối với đất lâm nghiệp phải được cấp có thẩm quyền giao
hoặc được thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất
ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp.”
9. Điều
15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều
15. Hỗ trợ chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)
1. Hỗ trợ
đối với chủ thể có sản phẩm tham gia chương trình OCOP
a) Hỗ trợ
kinh phí thuê tư vấn đánh giá và cấp chứng nhận sản phẩm sản xuất theo quy
trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP, hữu cơ), hệ thống quản lý chất
lượng tiên tiến (ISO, HACCP,GMP,…): Hỗ trợ 100% kinh phí, tối đa không quá 100
triệu đồng đối với sản phẩm sản xuất theo quy trình hữu cơ, GLOBALGAP; hỗ trợ
không quá 50 triệu đồng đối với sản phẩm sản xuất quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAHP); hỗ trợ không quá 30 triệu đồng đối với hệ
thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO, HACCP, GMP,…). Chỉ hỗ trợ đối với chứng
nhận lần đầu hoặc chủ thể có hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng lại sản
phẩm OCOP.
b) Hỗ trợ
50% kinh phí đầu tư máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất,
thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói và kho lạnh bảo quản sản phẩm OCOP, tối
đa không quá 300 triệu đồng/chủ thể, chỉ hỗ trợ 01 lần và máy móc, thiết bị,
dây chuyền công nghệ sản xuất chưa được hỗ trợ từ các chính sách khác.
c) Hỗ trợ
xây dựng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm OCOP: Hỗ trợ tối đa không quá 70% kinh
phí thực hiện kế hoạch, dự án liên kết theo cấp có thẩm quyền phê duyệt, tối đa
không quá 300 triệu đồng/kế hoạch, dự án liên kết.
d) Hỗ trợ
100% chi phí thiết lập mã QR code, mã vạch, tối đa không quá 10 triệu đồng/sản
phẩm và không quá 30 triệu đồng/chủ thể.
đ) Hỗ trợ
100% chi phí thiết kế, in ấn nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm, tối đa không quá
15 triệu đồng/sản phẩm và không quá 30 triệu đồng/chủ thể OCOP.
e) Hỗ trợ
100% chi phí xây dựng, đăng ký nhãn hiệu, xây dựng trang thông tin điện tử, đưa
sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, mức hỗ trợ tối đa không quá 35 triệu đồng/nhãn
hiệu và không quá 30 triệu đồng đối với xây dựng trang thông tin điện tử, đưa sản
phẩm lên sàn thương mại điện tử.
g) Hỗ trợ
tham gia hội chợ, triển lãm: Hỗ trợ 100% chi phí (thuê, trang trí gian hàng,
trang trí, vận chuyển…), tối đa không quá 15 triệu đồng/chủ thể đối với hội chợ,
triễn lãm trong thành phố; hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/chủ thể đối với tham
gia hội chợ ngoài thành phố và không quá 100 triệu đồng/chủ thể đối với tham
gia hội chợ nước ngoài, mỗi chủ thể được hỗ trợ không quá 02 lần tham gia/năm.
h) Chi
thưởng cho các chủ thể có sản phẩm được đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP: sản
phẩm đạt hạng 05 sao: 20 triệu đồng/sản phẩm; sản phẩm đạt hạng 04 sao: 15 triệu
đồng/sản phẩm; sản phẩm đạt hạng 03 sao: 10 triệu đồng/sản phẩm. Mỗi chủ thể chỉ
được thưởng tối đa 05 sản phẩm. Mỗi sản phẩm chỉ được thưởng 01 lần ở cùng mức
độ sao được công nhận, trường hợp được công nhận nâng hạng sao thì được nhận
thưởng thêm phần chênh lệch giữa hai mức độ sao.
2. Nội
dung, mức chi triển khai thực hiện chương trình OCOP
a) Chi xây
dựng đề án, dự án, kế hoạch, hỗ trợ tư vấn phát triển sản phẩm, xây dựng hồ sơ
sản phẩm: Thực hiện theo các quy định hiện hành và theo dự toán được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
b) Chi
truyền thông, thông tin tuyên truyền: Thủ trưởng các cơ quan căn cứ nhiệm vụ và
dự toán kinh phí được giao, chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung truyền
thông tuyên truyền đảm bảo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả trong phạm vi dự
toán được giao.
c) Chi
trưng bày, triển lãm giới thiệu sản phẩm OCOP tại các cuộc hội nghị, hội thảo,
diễn đàn, tham gia hội chợ theo đoàn chung của thành phố Đà Nẵng: Mức chi theo
thực tế phát sinh, thực hiện theo quy định hiện hành và giao thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ quyết định.
d) Chi hội
nghị, tập huấn: Nội dung, mức chi cụ thể thực hiện theo Nghị quyết số
95/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng
quy định mức chi công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ
quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố. Riêng đối với
hội thảo, diễn đàn, tọa đàm có tính chất khoa học thì thực hiện theo mức chi quy định tại Nghị quyết số 58/2023/NQ-HĐND ngày 21 tháng 9
năm 2023 quy định mức chi lập dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
đ) Chi
tham quan, học tập kinh nghiệm thực hiện chương trình OCOP: Nội dung, mức chi cụ
thể thực hiện theo Nghị quyết số 95/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Hội
đồng nhân dân thành phố quy định mức chi công tác phí. Đối với tham quan, học tập
kinh nghiệm nước ngoài thực hiện theo Thông tư số 102/2012/TT-BCT ngày 21 tháng
6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí quy định chế
độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước
ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí và phải được Ủy ban nhân dân thành
phố thống nhất.
e) Chi họp
hội đồng, tổ tư vấn hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP các cấp (cấp
thành phố, quận, huyện): Nội dung chi họp hội đồng được áp dụng theo mức chi họp
hội đồng nghiệm thu chính thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chi hoạt động của
tổ tư vấn hội đồng được áp dụng theo mức chi hoạt động của tổ thẩm định kinh
phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Nghị quyết số
58/2023/NQ-HĐND ngày 21 tháng 9 năm 2023 quy định mức chi lập dự toán thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
g) Chi
phí thực hiện kiểm nghiệm, phân tích độc lập các chỉ tiêu an toàn thực phẩm phục
vụ đánh giá, phân hạng sản phẩm: Mức chi thực hiện theo quy định hiện hành và
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
h) Chi
xây dựng, duy trì, nâng cấp hệ thống phần mềm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
và hệ thống phần mềm lưu trữ, truy xuất hồ sơ, dữ liệu liên quan Chương trình
OCOP, hỗ trợ tem OCOP: Mức chi theo thực tế phát sinh, thực hiện theo quy định
hiện hành và giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ
quyết định.
i) Chi
cho công tác tổ chức thực hiện, quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện Chương trình OCOP và chi khác: Mức chi thực hiện theo quy định hiện hành
và được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
10. Sửa
đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
“a)
Hỗ trợ xây dựng, nâng cấp điểm bán sản phẩm OCOP, nông nghiệp chủ lực, đặc
trưng: Hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng mới, sửa chữa, mua giá, kệ trưng bày sản phẩm,
bảng hiệu, tủ bảo quản sản phẩm, trang trí điểm bán hàng và các hạng mục cần
thiết khác, tối đa không quá 100 triệu đồng/điểm. Riêng đối với chủ thể OCOP có
sản phẩm đạt từ 03 sao trở lên thực hiện sửa chữa nhỏ, mua giá, kệ, trang trí bảng
hiệu, tủ bảo quản sản phẩm và các hạng mục khác để trưng bày, quảng bá, tiêu thụ
sản phẩm OCOP thì được hỗ trợ 50% kinh phí, tối đa không quá 50 triệu đồng/điểm.
b)
Hỗ trợ đầu tư xây dựng Trung tâm OCOP: Hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng Trung tâm
OCOP (xây dựng mới, sửa chữa, mua giá, kệ trưng bày sản phẩm, bảng hiệu, tủ bảo
quản sản phẩm, trang trí điểm bán hàng và các hạng mục cần thiết khác), tối đa
không quá 500 triệu đồng/trung tâm OCOP cấp quận, huyện và 01 tỷ đồng/trung
tâm OCOP cấp thành phố. Trường hợp chủ thể là các cơ quan, đơn vị của nhà nước
thì được đầu tư 100% kinh phí theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền hoặc được sử
dụng từ nguồn kinh phí Quỹ hoạt động sự nghiệp (đơn vị sự nghiệp có thu) để đầu
tư.”
11.
Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều
20. Quy định trình tự, thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ
1.
Thẩm quyền quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ
a)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ đối với
các dự án, mô hình có kinh phí hỗ trợ từ 500 triệu đồng trở lên.
b)
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt kinh phí hỗ
trợ đối với các dự án, mô hình có kinh phí hỗ trợ dưới 500 triệu đồng.
c)
Đối với nguồn kinh phí từ ngân sách cấp cho các sở,
ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Giám đốc các sở, ngành và Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các quận, huyện chủ động sử dụng ngân sách trong dự toán
hằng năm để quyết định phê duyệt các nội dung chính sách theo Nghị
quyết.
2.
Trình tự thực hiện
a)
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ trong vòng 20 ngày kể từ khi Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn có thông báo tiếp nhận hồ sơ hỗ trợ. Trường hợp hồ sơ chưa
đầy đủ và không hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn có thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.
b)
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời gian nhận hồ sơ hỗ trợ,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp hội đồng thẩm định phê duyệt
danh sách và kinh phí hỗ trợ. Thành phần hội đồng: Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng, thành viên là đại diện lãnh đạo Ủy
ban nhân dân quận, huyện và các sở, ngành có liên quan. Trường hợp cần xác minh
thông tin, đi thực tế cơ sở để xác định nội dung đề xuất chính sách hỗ trợ, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đi kiểm tra thực tế tại cơ sở.
c)
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, trong thời hạn 10 ngày làm việc,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo kết quả thẩm định,
trong đó:
-
Đối với hồ sơ có tổng kinh phí hỗ trợ từ 500 triệu đồng trở lên, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn có tờ trình đề nghị kèm theo báo cáo kết quả thẩm định
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định. Trong thời hạn 10
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ trình đề nghị và báo cáo kết quả thẩm định
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
xem xét, quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân.
-
Đối với hồ sơ có tổng kinh phí hỗ trợ dưới 500 triệu đồng, trong thời hạn 10
ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn căn cứ kết quả thẩm định có quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ
cho tổ chức, cá nhân.
d)
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân đề
nghị hỗ trợ.
3.
Thành phần, số lượng hồ sơ
a)
Đối với hồ sơ đề nghị hỗ trợ các mô hình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp,
hỗ trợ đầu tư, nâng cấp cơ sở giết mồ gia súc, gia cầm (từ điều 7 đến điều 14).
-
Đơn đề nghị hỗ trợ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
-
Báo cáo thuyết minh mô hình, dự án phương án sản xuất nông nghiệp có kèm dự
toán chi tiết kinh phí thực hiện;
-
Hồ sơ thiết kế, bản vẽ đối với nội dung đề nghị hỗ trợ mô hình, dự án sản xuất
nông nghiệp (nếu có);
-
Hồ sơ pháp lý liên quan đến tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ và các văn bản khác
có liên quan đến nội dung đề xuất hỗ trợ.
b)
Đối với hồ sơ hỗ trợ của các chủ thể tham gia Chương trình OCOP (theo khoản 1
Điều 15 và Điều 16)
-
Đơn đề nghị hỗ trợ chương trình OCOP có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
-
Báo cáo thuyết minh mô hình, dự án phương án có kèm dự toán chi tiết kinh phí
thực hiện đối với nội dung hỗ trợ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều
15 và Điều 16.
-
Hồ sơ pháp lý liên quan đến tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ và các văn bản khác
có liên quan.
c)
Đối với nội dung hỗ trợ triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm
(theo khoản 2 Điều 15): Giám đốc các sở, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
quận, huyện căn cứ dự toán kinh phí được giao hàng năm để quyết định phê duyệt
các nội dung chính sách và thanh quyết toán kinh phí theo quy định về quản lý,
sử dụng nguồn kinh phí hàng năm của đơn vị trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.
d)
Số lượng hồ sơ: 02 bộ
đ)
Thời gian thực hiện: 40 ngày làm việc”.
12.
Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“
Điều 21. Nghiệm thu và thanh toán kinh phí hỗ trợ
1. Thành phần hồ sơ
a)
Văn bản đề nghị nghiệm thu của tổ chức, cá nhân.
b)
Văn bản phê duyệt kinh phí hỗ trợ của cấp có thẩm quyền.
c)
Báo cáo kết quả triển khai thực hiện kèm theo danh mục chi tiết các hạng mục đã
thực hiện theo phê duyệt.
d)
Các hồ sơ liên quan đến hợp đồng, thanh lý hợp đồng triển khai các nội dung đầu
tư, hóa đơn, chứng từ thanh toán và các hồ sơ liên quan đến nội dung hạng mục,
dự án đã đầu tư.
đ)
Hồ sơ pháp lý khác có liên quan đến nội dung đề nghị nghiệm thu.
e)
Văn bản đề nghị thanh toán kinh phí hỗ trợ sau khi có kết quả nghiệm thu.
2.
Trình tự, thủ tục thực hiện
a)
Sau khi hoàn thành các nội dung đầu tư, tổ chức, cá nhân có văn bản đề nghị nghiệm
thu gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b)
Trên cơ sở văn bản đề nghị nghiệm thu của tổ chức, cá nhân, trong thời hạn 10
ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tham mưu thành lập
Hội đồng nghiệm thu để tổ chức nghiệm thu theo nội dung chính sách hỗ trợ.
c)
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức nghiệm thu, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn có văn bản thông báo kết quả nghiệm thu và gửi biên bản
nghiệm thu cho tổ chức, cá nhân.
d)
Biên bản nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu là căn cứ để giải ngân, thanh toán
kinh phí hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân. Nội dung biên bản nghiệm thu phải xác định
cụ thể khối lượng, giá trị từng hạng mục được nghiệm thu theo dự toán được phê
duyệt và kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
đ)
Căn cứ kết quả nghiệm thu, tổ chức, cá nhân có văn bản đề nghị thanh
toán kinh phí hỗ trợ gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thanh toán, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ thẩm định, kiểm tra và có quyết định
cấp kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân.
e)
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định cấp kinh phí hỗ trợ,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện giải ngân kinh phí
hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân.
g)
Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ, giải ngân cho nhà đầu tư được bố trí trong dự
toán ngân sách hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
4.
Thời gian thực hiện: 30 ngày làm việc.
5. Giao Ủy ban nhân
dân thành phố quyết định việc ban hành các biểu, mẫu cụ thể để triển khai thực
hiện Nghị quyết này”.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị
quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1.
Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo đúng quy
định pháp luật.
2.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban, các Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân
dân thành phố giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
3.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phối hợp giám sát việc tổ chức
triển khai, thực hiện Nghị quyết này.
Nghị
quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
thông qua tại Kỳ họp thứ 15 ngày 14 tháng 12 năm 2023./.