Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 42/NQ-CP 2019 triển khai giải pháp cấp bách phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Số hiệu: 42/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 18/06/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/NQ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2019

NGHỊ QUYẾT

V/V TRIỂN KHAI MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH TRONG PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI THEO TINH THẦN CHỈ ĐẠO CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG TẠI CHỈ THỊ SỐ 34-CT/TW NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 2019

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của các Thành viên Chính phủ,

QUYẾT NGHỊ:

I. TÌNH HÌNH BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Ngay khi có thông tin về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại các nước láng giềng vào tháng 8 năm 2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, phòng chống dịch bệnh; nhờ vậy, đã làm hạn chế tốc độ lây lan và thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Tuy nhiên, công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thời gian qua bộc lộ một số tồn tại, bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống bệnh dịch như: (i) Chưa huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo sát sao; (ii) Tổ chức xử lý tiêu hủy lợn bệnh chưa kịp thời, không bảo đảm yêu cầu, làm lây lan dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường và gây bức xúc cho cộng đồng; (iii) Việc bố trí nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch chưa kịp thời, thiếu nhất quán; hiện tượng trục lợi chính sách hỗ trợ tiêu hủy lợn xảy ra ở một số nơi; (iv) Hệ thống thú y chưa được kiện toàn, củng cố theo đúng quy định của Luật thú y, chưa chủ động tham mưu có hiệu quả cho chính quyền cơ sở, chưa chủ động giám sát, tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp về thú y; (v) Công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, kiểm soát giết mổ, mua bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn chưa đúng với quy định, không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến việc gia tăng tốc độ lây lan dịch bệnh. Do đó, từ tháng 02 năm 2019 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước, phải tiêu hủy trên 2,3 triệu con lợn.

Do tính chất nguy hiểm của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị; vi rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng rất cao, đường lây truyền rất đa dạng, khó kiểm soát; nước ta còn trên 2,4 triệu hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi rất cao; việc thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và ngăn chặn các yếu tố làm lan truyền mầm bệnh gặp nhiều khó khăn; thời tiết diễn biến rất phức tạp, tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi rút Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục lây lan, gây bệnh. Nhận định trong thời gian tới, nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục phát sinh và lây lan nhanh và lan tỏa đến các địa bàn chưa có dịch; tái phát tại các địa phương đã qua 30 ngày; xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, quy mô lớn; ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn, gây thiệt hại to lớn về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến môi trường và đời sống của người dân,

Để khắc phục tình trạng trên và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20 tháng 5 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

- Coi nhiệm vụ phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp và người chăn nuôi trong thời điểm hiện nay và thời gian tới; phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết liệt chỉ đạo, điều hành triển khai công tác phòng, chống, khống chế dịch bệnh với phương châm “dập dịch như chống giặc”; phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống, khống chế dịch bệnh.

- Phải đổi mới công tác tổ chức phòng, chống dịch bệnh, “phòng là chính, cơ sở, người dân và doanh nghiệp là chính”; phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp, không để đến khi xảy ra bệnh dịch rồi mới chống; việc tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, không làm ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống và sức khoẻ của người dân; đẩy mạnh phát triển các loại vật nuôi khác nhằm bù đắp thiết hụt thịt lợn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực phẩm và cuộc sống của người dân.

- Huy động nguồn lực, trong đó ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để nâng cao năng lực của 02 phòng thí nghiệm thú y quốc gia, nghiên cứu sản xuất vắc-xin, các hoạt động phục vụ trực tiếp công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và hỗ trợ cho các chủ vật nuôi có lợn bị tiêu hủy, đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; ưu tiên việc phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẤP BÁCH

1. Chính phủ yêu cầu từng thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực, trách nhiệm, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 34-CT/TW; chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 07 tháng 03 năm 2019; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2019, Công điện 1194/CĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2018, Công điện 667/CĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2019.

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải xây dựng kế hoạch tổng thể và kịch bản phòng, chống bệnh dịch với nhiều tình huống khác nhau; các cấp địa phương từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, doanh nghiệp chăn nuôi và hộ gia đình phải có kế hoạch phòng chống dịch phù hợp với tình hình cụ thể và từng giai đoạn.

2. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, cụ thể:

a) Hỗ trợ người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi (gọi chung là cơ sở chăn nuôi) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với mức hợp lý trên cơ sở giá thành, chi phí chăn nuôi lợn và phù hợp cho từng loại lợn (đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác được mức hỗ trợ cao hơn các loại lợn khác).

Việc triển khai hỗ trợ phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, dưới sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp và người dân, không để xảy ra hiện tượng trục lợi chính sách.

b) Hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi với mức hỗ trợ bằng 30% mức hỗ trợ cho chủ cơ sở chăn nuôi nêu trên nhưng tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có).

c) Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) và chủ hộ nuôi giữ lợn giống cụ kỵ, ông bà với mức 500.000 đồng/con lợn đến ngày 31/12/2019 nhằm nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh đảm bảo duy trì đàn lợn giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh.

d) Nguyên tắc, trình tự, thủ tục hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

đ) Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương:

- Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Ngân sách trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ thiệt hại;

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại:

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện;

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% phân hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

- Các quy định khác:

Các địa phương huy động thêm tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi.

Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương (gồm: 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch tổng thể và kịch bản phòng, chống bệnh dịch với nhiều tình huống khác nhau; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương về công tác phòng, chống dịch.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương đẩy mạnh cấu trúc lại ngành chăn nuôi, đa dạng hóa vật nuôi, trước mắt tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản,... để bù đắp thiếu hụt sản phẩm thịt lợn nhằm phục vụ tốt đời sống người dân.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương tổ chức triển khai nghiên cứu, sản xuất vắc xin và hệ sinh thái các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Dự án đầu tư nâng cấp 02 phòng thí nghiệm thú y quốc gia và cơ sở nuôi động vật sạch bệnh đạt chuẩn quốc tế với mức an toàn sinh học cấp độ III trở lên theo quy định tại Nghị định 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ để bảo đảm an toàn trong chẩn đoán, xét nghiệm phục vụ công tác chống dịch và nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin, chế phẩm sinh học.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trước ngày 25 tháng 6 năm 2019.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện việc duy trì, kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống các cơ quan thú y Trung ương như hiện nay và các địa phương theo quy định của Luật thú y, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Chỉ thị 34-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 04/CT-TTg và Công điện số 667/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, chỉnh sửa, bổ sung để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo sát thực, khả thi hơn đối với các lĩnh vực: Hỗ trợ kinh phí; phòng, chống bệnh; kiểm dịch vận chuyển các loại lợn; tái đàn sau khi dịch bệnh được kiểm soát; quản lý, kiểm soát giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn; xử lý, tiêu hủy lợn bệnh, sản phẩm lợn bệnh; sản xuất, nhập khẩu, sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường,... trong công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổng hợp báo cáo đánh giá thiệt hại do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi gây ra; phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu kinh phí từ các địa phương trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, báo cáo Chính phủ về biện pháp kịp thời cho các địa phương; hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra và kịp thời xử lý những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết này.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền và giải thích rõ cho người dân về chính sách và mức hỗ trợ có liên quan đến Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, Nghị quyết số 16/NQ-CP và các nội dung của Nghị quyết này.

- Chủ động kêu gọi và phối hợp với các tổ chức quốc tế, cơ quan chuyên môn các nước chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam để tổ chức phòng, chống dịch bệnh, nghiên cứu vắc xin.

4. Bộ Tài chính

- Căn cứ quy định tại Nghị quyết này và số thực chi từ ngân sách nhà nước cho các đối tượng bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước), xem xét, hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho từng địa phương và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện. Trường hợp dịch bệnh xảy ra ở phạm vi lớn, ngân sách địa phương không đủ nguồn lực để thực hiện phòng, chống dịch, căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính thực hiện bổ sung một phần kinh phí cho địa phương để thực hiện (tối đa 70% mức ngân sách trung ương hỗ trợ). Sau khi địa phương có báo cáo kết quả thực hiện chi ngân sách cho công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, Bộ Tài chính sẽ bổ sung thêm (trường hợp thiếu kinh phí) hoặc thu hồi (trường hợp dư kinh phí) theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khẩn trương tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cấp kinh phí kịp thời cho các cơ quan của Trung ương và các địa phương để tổ chức phòng, chống dịch bệnh.

- Chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh của lực lượng thú y Trung ương được sử dụng từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh đã bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trường hợp nhu cầu chi thực tế theo quy định vượt quá dự toán được giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bổ sung dự toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

5. Bộ Nội vụ chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện việc duy trì, kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống các cơ quan thú y Trung ương và địa phương theo quy định của Luật thú y, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Chỉ thị 34-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 04/CT-TTg và Công điện số 667/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

6. Bộ Công Thương chỉ đạo Sở Công Thương đôn đốc, theo dõi việc khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn triển khai thực hiện việc thu mua lợn sạch, không nhiễm bệnh để tiêu thụ, cấp trữ đông nhằm giảm thiểu lây lan dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi để giữ ổn định giá lợn không bị xuống thấp trong giai đoạn trước mắt và có nguồn thực phẩm an toàn cung cấp cho nhu cầu thị trường trong thời gian tới; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các giải pháp tổng thể về xử lý tiêu hủy lợn phù hợp với từng quy mô, cấp độ và địa bàn nhằm bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh và không làm ô nhiễm môi trường.

8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi và doanh nghiệp bị thiệt hại do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, đặc biệt hỗ trợ cho các cơ sở nuôi giữ đàn giống cụ kỵ, ông bà để cung cấp con giống phát triển sản xuất sau khi dịch bệnh được khống chế.

9. Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác cho người dân theo nguyên tắc vừa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mang trong xã hội; về chính sách hỗ trợ của nhà nước theo nguyên tắc nhà nước và người chăn nuôi cùng chia sẻ những gánh nặng về kinh tế do phát sinh dịch bệnh.

10. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

- Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư về việc kiện toàn, củng cố hệ thống thú y các cấp theo đúng quy định của Luật thú y, tăng cường năng lực thú y các cấp đủ sức thực thi nhiệm vụ.

- Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi và hỗ trợ chủ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy.

- Quyết định hoặc trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ thú y và những người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật, với mức không thấp hơn ngày công lao động phổ thông tại địa phương; khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp tổ chức thu mua, giết mổ, cấp đông thịt lợn sạch nhằm bình ổn thị trường.

- Tổ chức thống kê, đánh giá thiệt hại do bệnh dịch tả lợn Châu Phi gây ra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo; tổng hợp báo cáo, đề xuất nhu cầu hỗ trợ gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện công khai chính sách và mức hỗ trợ trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại thôn, xã, bảo đảm hỗ trợ trực tiếp đến chủ chăn nuôi bị thiệt hại; kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và mức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch theo quy định. Sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực.

- Tổ chức xử lý tiêu hủy lợn bệnh kịp thời, bảo đảm yêu cầu không để lây lan dịch bệnh, không để gây ô nhiễm môi trường; tổ chức tốt công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, kiểm soát giết mổ, mua bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn đúng quy định của pháp luật hiện hành, theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Hằng tháng báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính kết quả thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

11. Các Bộ, ngành khác có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn để chủ động chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả và đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết này, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể tổ chức thực hiện; hằng tháng có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

2. Đề nghị các cấp ủy đảng, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể có chương trình, kế hoạch cụ thể đẩy mạnh các hoạt động tham gia công tác phòng, chống và khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành các quy định pháp luật về tác phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và phối hợp với cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể, các Bộ, ngành, địa phương chủ động đề xuất, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp và báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN; Trợ lý, Thư ký TTg, PTTg; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo, TGĐ Cổng TTĐT;
- Lưu: Văn thư, NN (2b). Loan

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 42/NQ-CP

Hanoi, June 18, 2019

 

RESOLUTION

ON ADOPTION OF A NUMBER OF URGENT SOLUTIONS FOR PREVENTION AND CONTROL OF AFRICAN SWINE FEVER IN ACCORDANCE WITH DIRECTIONS FROM CENTRAL SECRETARIAT OF THE COMMUNIST PARTY IN DIRECTIVE NO. 34-CT/TW DATED MAY 20, 2019

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Directive No. 34-CT/TW dated May 20, 2019 by the Central Secretariat of the Communist Party on enhancement of leadership and direction for prevention and control of African Swine Fever;

Pursuant to the Government’s Decree No. 138/2016/ND-CP dated October 01, 2016 on working regulation of the Government;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development and based on the opinions from members of the Government,

HEREBY RESOLVES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Immediately upon receipt of information on the occurrence of African Swine Fever (ASF) in neighboring countries in August, 2018, the Central Secretariat of the Communist Party and the Prime Minister issued specific directions for ASF prevention and control to Ministries, regulatory bodies and local governments, which helped mitigate the disease’s spread and casualty.

However, recent ASF prevention and control operations have revealed a number of problems that affect the prevention and control efficiency such as (i) there is a lack of participation from the political system and a lack of close attention and detailed directions from the Party executive committees and/or local governments of some localities; (ii) infected swine are not disposed of promptly or properly, which facilitates the spread of ASF and/or environmental pollution and brings upon social disapproval; (iii) resources for ASF prevention and control are not allocated promptly or consistently; and profiteering off policies on assistance for disposal of infected swine is prevalent in some localities; (iv) veterinary forces are not yet strengthened according to regulations of the Law on Veterinary Medicine, and do not give advice to grassroots governments or monitor/organize adoption of solutions concerning veterinary medicine proactively; and (v) inspection of transport, slaughter and trade of pork and pork products is against regulations and without strict control, which accelerates the spread of ASF. Therefore, from February 2019 until now, ASF has appeared in almost all provinces, leading to the disposal of 2.3 million swine.

The AFS virus poses great danger with no known vaccine or cure, is highly resistant to the environment and has various routes of transmission, which are hard to control; Vietnam has more than 2.4 million of swine production households and high swine concentration; implementation of biosafe husbandry measures and precautions against ASF encounters many difficulties; and the climate is unpredictable, which facilitates the spread of ASF. For these reasons, in the near future, it is highly likely that ASF will continue to spread to uninfected areas and enter large-scale swine production premises while localities having recovered from the disease will suffer a relapse, leading to substantial damage to swine production, the economy, the environment and people’s life.

In order to remedy the abovementioned situation and strictly implement the directions from the Central Secretariat of the Communist Party in Directive No. 34-CT/TW dated May 20, 2019, the Government hereby promulgates a Resolution on adoption of a number of urgent solutions for ASF prevention and control.

II. DIRECTION VIEWPOINTS

- View ASF prevention and control as a crucial and urgent mission for Party executive committees, local governments, enterprises and swine owners for the present and the upcoming period; mobilize the political system, which shall vigorously lead the “war” against ASF; and enhance the roles and responsibilities of leaders of ASF prevention and control operations.

- Renovate ASF prevention and control in a manner that prioritizes prevention, grassroots level, people and enterprises; boost communications, vigorously and consistently implement solutions before the disease's appearance; dispose of infected swine according to guidelines from specialized authorities, avoiding affecting the environment and people’s life and health; promote production of other livestock to compensate for pork shortage and meet people’s demands.

- Mobilize resources and prioritize state budget for enhancement of capacity of the 02 national veterinary laboratories, vaccine research, activities of direct service to ASF prevention and control, and assistance for swine owners whose swine are disposed of, ensuring that assistance is promptly given to the intended recipients, profiteering off assisting policies is prevented and violations are strictly handled; and allocate, manage and use funding in compliance with regulations of laws.

III. A NUMBER OF URGENT TASKS AND SOLUTIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The national steering committee for ASF prevention and control must formulate a master plan and different scenarios for ASF prevention and control; provincial, district and commune levels and livestock production enterprises and households must develop ASF prevention and control plans for each situation and each period of time.

2. The Prime Minister shall promulgate a decision on specific financial assistance policies and mechanisms for ASF prevention and control, which shall specify the following matters:

a) Assistance for producers, households, farm owners, affiliates of the Ministry of National Defense, artels and cooperatives which are involved in animal husbandry (hereinafter collectively referred to as “production facilities”) and the swine of which are disposed of due to ASF at suitable levels based on prime costs, costs incurred in connection with swine production and each type of swine (breeding sows and hogs shall be given higher level of assistance).

Assistance shall be given to the intended recipients in a transparent manner and under the supervision of Fatherland Fronts at all levels and citizens; and profiteering off assistance policies is strictly prohibited.

b) Assistance for small and medium livestock production enterprises whose swine must be disposed of due to ASF according to regulations in the Law on Provision of Assistance for Small and Medium-Sized Enterprises No. 04/2017/QH14 dated June 12, 2017 (excluding small and medium enterprises that are subsidiaries or majority shareholders of a large enterprise). These enterprises are entitled to 30% of the assistance given to owners of production facilities, which shall cover a maximum of 30% of the loss remaining after the total amount of loss due to ASF has been compensated by contingency fund and insurance (if any).

c) Assistance for households and small and medium enterprises owning great grandparent breeding stock according to regulations in the Law on Provision of Assistance for Small and Medium-Sized Enterprises No. 04/2017/QH14 dated June 12, 2017 (excluding small and medium enterprises that are subsidiaries or majority shareholders of a large enterprise). These enterprises and households shall be entitled to VND 500,000 per pig until December 31, 2019 to enhance biosafe measures, eliminate pathogens and protect the breeding stock for post-ASF repopulation.

d) Rules and procedures for assistance, which shall be consistent with the Government’s Decree No. 02/2017/ND-CP dated January 09, 2017 on policies and mechanisms for assistance in agriculture production for revival of production in areas suffering from losses caused by natural disasters and epidemics.

dd) Mechanisms for assistance from central government budget:

- For mountainous areas and the central highlands, central government budget shall cover 80% of the assistance allocated from state budget;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For provinces and central-affiliated cities at least 50% of the revenues of which are distributed to central government budget, they shall proactively provide financial assistance using local government budget reserves;

For provinces and central-affiliated cities below 50% of the revenues of which are distributed to central government budget, 50% of the financial assistance allocated from state budget shall be covered by central government budget;

For localities without balanced budgets, 70% of the financial assistance allocated from state budget shall be covered by central government budget.

- Other regulations:

Localities shall allocate at least 70% of provincial financial reserve funds to cover the loss caused by ASF.

If the loss sustained by a locality cannot be completely covered by local government budget (including 50% of local government budget reserves (at provincial, district and commune levels) and 70% of local financial reserve fund), the remaining amount of loss shall be covered by central government budget.

3. Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

- Take charge and cooperate with relevant regulatory bodies in advising the national steering committee for ASF prevention and control on  promulgation and implementation of the master plan and different scenarios for ASF prevention and control; provide guidelines for ASF prevention and control for local governments and inspect and expedite such operations.

- Direct, provide guidelines for, inspect and expedite restructuring of the animal husbandry sector and livestock diversification, with a focus on large cattle, poultry, aquatic products, etc., to compensate for pork shortage and meet people’s demands.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Take charge and cooperate with Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and relevant regulatory bodies in formulating and proposing to the Prime Minister the project on upgrade of 02 national veterinary laboratories and disease-free livestock production facilities of international standards with at least biosafety level III according to regulations in the Government’s Decree No. 103/2016/ND-CP dated July 01, 2016 to ensure safety in diagnosis and testing for the purposes of ASF control and research and production of vaccines and biologicals.

- Take charge and cooperate with Ministry of Finance and relevant regulatory bodies in proposing to the Prime Minister the decision on financial assistance policies and mechanisms for ASF prevention and control and recipients and levels thereof before June 25, 2019 for consideration and promulgation.

- Take charge and cooperate with Ministry of Home Affairs and relevant regulatory bodies in directing and providing guidelines for maintenance and improvement of existing central and local veterinary medicine authorities in compliance with regulations in the Law on Veterinary Medicine, ensuring lean organization and satisfactory performance according to Resolution No. 18-NQ/TW and Resolution No. 19-NQ/TW of the 6th Conference of the 12th Central Committee of the Communist Party, Directive No. 34-CT/TW of the Central Secretariat of the Communist Party, Directive No. 04/CT-TTg and Official Dispatch No. 667/CD-TTg of the Prime Minister.

- Take charge and cooperate with relevant regulatory bodies in urgently reviewing and amending legislative documents and technical guidelines and promulgating or proposing these documents to competent authorities for promulgation in order to improve state management and bring the documents closer to reality. Such documents shall deal with financial assistance; ASF prevention and control; swine transport inspection; post-ASF repopulation; management of swine slaughter and pork trade; disposal of infected swine and products thereof; production, import and use of drugs, chemicals and preparations for ASF prevention and control; environmental remediation; and other matters related to ASF prevention and control.

- Cooperate with other regulatory bodies and local governments in compiling reports on loss caused by ASF; cooperate with Ministry of Finance in compiling and submitting requests for ASF prevention and control funding from local governments to the Government to ensure timely assistance for local governments; provide guidelines for implementation of this Resolution, expedite and inspect such implementation and promptly handle difficulties arising during such implementation.

- Provide detailed information on the assistance policies and levels related to Decree No. 02/2017/ND-CP and Resolution No. 16/NQ-CP and the contents of this Resolution for people.

- Proactively cooperate with international organizations and specialized bodies of other countries in sharing information and experience and technical and financial assistance to fight against ASF and search for vaccines.

4. Ministry of Finance shall:

- Pursuant to the regulations in this Resolution and based on amounts actually allocated to the entities sustaining loss due to ASF from state budget, which are reported by provincial People's Committees and confirmed by State Treasury, Ministry of Finance shall consider and distribute funding from central government budget to each locality for assistance, and periodically report on this task to the Prime Minister. If ASF spreads on a large scale in a locality and its local government budget is unable to fully cover prevention and control operations, based on the request from the provincial People's Committee, Ministry of Finance shall allocate an amount no higher than 70% of the assistance from central government budget to the local government budget for assistance. After the locality reports on use of such funding for prevention and control operations, Ministry of Finance shall cover any insufficient amount or collect any surplus amount as per regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- ASF prevention and control operations of central veterinary forces shall be covered by the funding for prevention and control of infectious diseases that is incorporated into the annual state budget estimate of Ministry of Agriculture and Rural Development; in case actual expenditure exceeds the given estimate, Ministry of Agriculture and Rural Development shall report to the Prime Minister for addition budget estimate according to regulations in the Law on State Budget.

5. Ministry of Home Affairs shall take charge and cooperate with Ministry of Agriculture and Rural Development in directing and providing guidelines for maintenance and improvement of central and local veterinary medicine authorities in compliance with regulations in the Law on Veterinary Medicine, ensuring lean organization and satisfactory performance according to Resolution No. 18-NQ/TW and Resolution No. 19-NQ/TW of the 6th Conference of the 12th Central Committee of the Communist Party, Directive No. 34-CT/TW of the Secretariat of the Communist Party, Directive No. 04/CT-TTg and Official Dispatch No. 667/CD-TTg of the Prime Minister.

6. Ministry of Industry and Trade shall direct Departments of Industry and Trade to further encourage purchase of healthy swine for trade and refrigeration by establishments and enterprises in their provinces and to monitor this task in order to mitigate the spread of ASF and loss sustained by swine producers, stabilize swine price and ensure safe food supply for the time being; enhance inspection and control of the market to prevent trade and transport of swine and swine products of unknown origin or not meeting veterinary hygiene and food safety requirements.

7. Ministry of Natural Resources and Environment shall direct, inspect and provide guidelines on implementation of general solutions to disposal of infected swine for each scale, level and locality to prevent the spread of ASF and environmental pollution.

8. State Bank of Vietnam shall continue to direct implementation of assistance policies and measures for swine owners and enterprises sustaining loss due to ASF, especially for establishments owning great grandparent stock, which would facilitate post-ASF repopulation.

9. Ministry of Information and Communications shall promptly provide accurate information for people in a manner that ensures ASF prevention and control, protects swine production and pork trade and avoids causing confusion in the society; and provide information on state assistance policies in a manner that highlights sharing of financial burden brought on by ASF between the state and swine owners.

10. Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall:

- Strictly comply with directions from the Central Secretariat for strengthening of veterinary forces at all levels according to regulations of the Law on Veterinary Medicine and improvement of veterinary capacity at all levels to ensure satisfactory performance of the tasks.

- Proactively use local government budget reserves and other legal funding sources to prevent and control ASF and support owners whose swine are disposed of.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Evaluate loss caused by ASF and take responsibility for accuracy of report data; and submit requests for assistance to Ministry of Finance and Ministry of Agriculture and Rural Development, which shall submit consolidated reports to the Prime Minister.

- Announce assistance policies and levels via mass media and to villages and communes to ensure direct support for swine owners suffering loss; and publicize budget for ASF prevention and control and allowances granted to participating forces. Use support funding properly and effectively, and prevent loss or wasteful use of funding and misconduct.

- Organize timely disposal of infected swine to prevent the spread of ASF and environmental pollution; well organize inspection of swine transport and control of slaughter and trade of pork and products thereof as per existing regulations of laws and directions from the Government, Prime Minister and Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Submit monthly reports on ASF prevention and control to Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of Finance, which shall submit consolidated reports to the Prime Minister.

11. Other relevant regulatory bodies shall direct and organize effective and consistent implementation of the solutions for ASF prevention and control intra vires and proactively.

IV. IMPLEMENTATION

1. The national steering committee for ASF prevention and control, Ministries, ministerial-level bodies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces or central-affiliated cities shall formulate detailed implementation plans based on the tasks assigned in this Resolution; and submit monthly implementation assessments to the Ministry of Agriculture and Rural Development, which shall compile these assessments and submit consolidated reports to the Government.

2. Party executive committees, Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, Vietnam General Confederation of Labour, Central Committee of the Ho Chi Minh Communist Youth Union, Central Committee of the Vietnam Farmer’s Union, Vietnam Veterans Association, Vietnam Women's Union and mass organizations shall formulate detailed programs and plans to promote activities of service to ASF prevention and control; encourage people and members of unions and associations to comply with regulations of laws on ASF prevention and control and cooperate with competent authorities in supervising implementation of such plans and programs.

3. During the implementation of this Resolution, any amendment considered necessary should be proposed to Ministry of Agriculture and Rural Development for compilation and reporting to the Government, which shall consider and make the final decision./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PP. THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 18/06/2019 triển khai giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị 34-CT/TW do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.025

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.89.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!