HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
03/2025/NQ-HĐND
|
Thành phố Huế,
ngày 07 tháng 01 năm 2025
|
NGHỊ QUYẾT
QUY
ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HUẾ ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ
KHÓA VIII, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 21
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7
năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8
năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
Xét Tờ trình số 79/TTr-UBND ngày 04 tháng 01 năm
2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Huế về việc đề nghị thông qua Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân thành phố Huế về quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến
khích phát triển sản xuất nông nghiệp thành phố Huế đến năm 2030; Báo cáo thẩm
tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân
dân thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định một số chính sách
hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thành phố Huế đến năm
2030.
Điều 2. Điều khoản thi hành
Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số
20/2020/NQ-HĐND ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên
Huế Quy định một số chính sách khuyến khích phát
triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết số 30/2021/NQ-HĐND ngày 14
tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23 tháng 12 năm 2020.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị
quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23 tháng 12 năm 2020, Nghị quyết số
30/2021/NQ-HĐND ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên
Huế và các văn bản hướng dẫn liên quan đối với các nội dung sau:
a) Các nội dung đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều
5 Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23 tháng 12 năm
2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh đã được nghiệm thu hỗ trợ.
b) Các nội dung đầu tư theo quy định tại khoản 2 và
khoản 5 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23
tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh đã được phê duyệt hỗ trợ.
2. Các nội dung đầu tư theo quy định tại khoản 1,
khoản 3 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23
tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh chưa được nghiệm thu hỗ trợ thì được
xem xét hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết này.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực
hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội
đồng nhân dân, Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trong phạm
vi, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố
Huế khóa VIII, Kỳ họp chuyên đề lần thứ 21 thông qua ngày 07 tháng 01 năm 2025
và có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2025./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- UBTV Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu;
- Các Bộ: TC, NN và PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Ban Thường vụ Thành uỷ;
- Đoàn ĐBQH thành phố;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố;
- TT.HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;
- Công báo thành phố;
- Cổng thông tin điện tử thành
phố;
- VP: Lãnh đạo và các CV;
- Lưu: VT, LT.
|
CHỦ TỊCH
Lê Trường Lưu
|
QUY ĐỊNH
MỘT
SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HUẾ
ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 03/2025/NQ-HĐND ngày 07 tháng 01 năm 2025 của Hội đồng
nhân dân thành phố Huế)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định một số chính sách hỗ trợ,
khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Huế, gồm: hỗ
trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tuần hoàn, chuyển đổi số,
chăn nuôi trang trại, hữu cơ, sản xuất giống chất lượng cao, cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm tập trung; hợp tác, liên kết trong sản xuất;
phát triển các sản phẩm OCOP; hỗ trợ trồng sen, cây ăn quả, cây dược liệu; hỗ
trợ máy móc phục vụ sản xuất; hỗ trợ sản phẩm làng nghề truyền thống.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp
tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất và
kinh doanh sản phẩm nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết này (sau đây gọi
là tổ chức, cá nhân).
b) Các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trong thực
hiện hỗ trợ chính sách và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến
thực hiện Nghị quyết.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị quyết này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hình thức ứng
dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại vào trong sản xuất nông nghiệp; gồm các
hình thức sau:
a) Trồng rau (lấy củ, lá, quả), hoa trong nhà kính,
nhà màng, nhà lưới, trồng nấm dược liệu trong nhà và có ứng dụng ít nhất một
trong các quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại như: Ứng dụng các kỹ thuật
canh tác không dùng đất (thủy canh, khí canh, trồng cây trên giá thể, màng dinh
dưỡng); tưới nhỏ giọt, phun sương có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động.
b) Nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ nuôi thâm
canh, siêu thâm canh, công nghệ xử lý môi trường
và có đầy đủ hệ thống ao nuôi, ao xử lý nước cấp, ao xử lý nước thải, khu chứa
bùn thải, hệ thống cấp và thoát nước chủ động, riêng biệt.
2. Cơ sở sản xuất giống thủy sản là cơ sở sản xuất
giống thủy sản bằng phương pháp sinh sản nhân tạo.
3. Chăn nuôi an toàn sinh học là việc thực hiện các
biện pháp kỹ thuật và quản lý trong hoạt động chăn nuôi nhằm ngăn ngừa và hạn
chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người
tạo ra gây hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái.
4. Chăn nuôi hữu cơ, trồng trọt hữu cơ là hình thức
chăn nuôi, trồng trọt được tổ chức có thẩm quyền chứng nhận sản xuất phù hợp với
Tiêu chuẩn quốc gia về chăn nuôi hữu cơ, trồng trọt hữu cơ.
5. Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo
tiêu chuẩn VietGAP là hình thức trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được
tổ chức có thẩm quyền chứng nhận sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP.
6. Nông nghiệp tuần hoàn là mô hình tổ chức sản xuất
nông nghiệp có tính khép kín, liên hoàn giữa các hình thức sản xuất theo nguyên
tắc phế phụ phẩm của hình thức sản xuất này là đầu vào của hình thức sản xuất
khác, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tối ưu hóa giá trị gia tăng, giảm phát
thải, hướng đến nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến
đổi khí hậu.
7. Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp là việc
đầu tư các Hệ thống công nghệ thông tin (phần mềm, phần cứng) phục vụ quản lý,
giám sát quy trình sản xuất nông nghiệp.
8. Chăn nuôi trang trại là chăn nuôi đạt quy mô
theo quy định tại Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của
Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi và khoản 12 Điều 1 Nghị định số
46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của
Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
9. Hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm (sau đây gọi chung là liên kết) là việc thỏa thuận, tự nguyện cùng đầu tư,
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các đối tượng tại khoản 1, 2, 3,
4 Điều 2 Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 (sau đây gọi chung là
các bên tham gia liên kết) để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm
nông nghiệp.
10. Dự án liên kết là dự án do doanh nghiệp hoặc hợp
tác xã và các bên tham gia hợp đồng liên kết cùng thỏa thuận, xây dựng và triển
khai đầu tư liên kết theo các hình thức quy định tại Điều 4 Nghị định
98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018.
11. Sản phẩm OCOP là sản phẩm của các hợp tác xã, tổ
hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh
doanh (gọi chung là các chủ thể sản phẩm OCOP) có tham gia Chương trình mỗi xã
mỗi sản phẩm (viết tắt là Chương trình OCOP) và được cơ quan có thẩm quyền công
nhận xếp hạng đạt từ 3 sao trở lên.
12. Sản phẩm làng nghề là sản phẩm của nghề truyền
thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân thành phố Huế
công nhận.
13. Cây ăn quả là các loại được quy định trong các
chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển cây ăn quả được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hoặc Ủy ban nhân dân thành phố Huế phê duyệt.
14. Cây dược liệu, nấm dược liệu là các loại được
quy định trong các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa
học, công nghệ về dược liệu được các Bộ ngành trung ương hoặc Ủy ban nhân dân
thành phố Huế phê duyệt.
15. Khoán hỗ trợ là hình thức hỗ trợ đối với một số
vật tư, giống mà tổ chức, cá nhân tự làm hoặc thu gom lại của người dân tại địa
phương nơi thực hiện các nội dung hỗ trợ và không thể cung cấp hóa đơn tài
chính.
Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ
1. Hỗ trợ sau đầu tư.
2. Chỉ hỗ trợ các nội dung đầu tư phù hợp kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc được chấp thuận cho phép đầu tư
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trong trường hợp có sự trùng lặp về nội dung
chính sách hỗ trợ từ các chính sách khác nhau thì tổ chức, cá nhân được lựa chọn
áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất và chỉ được hỗ trợ một lần cho một nội
dung chính sách.
4. Các quy định về nguyên tắc, điều kiện, hồ sơ và
trình tự thủ tục hỗ trợ liên kết quy định tại Điều 8 Quy định này được thực hiện
theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính
phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
5. Trường hợp tại một thời điểm có nhiều tổ chức,
cá nhân cùng đề nghị hỗ trợ thì thứ tự ưu tiên lựa chọn để hỗ trợ như sau:
a) Có hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm;
b) Có sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ;
c) Có sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP;
d) Có cơ sở sản xuất giống;
đ) Tổ chức, cá nhân có dự án, nội dung đầu tư với tổng
mức, quy mô lớn hơn sẽ được ưu tiên hỗ trợ.
Chương II
NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH KHỐI
LƯỢNG, ĐƠN GIÁ, KINH PHÍ HỖ TRỢ
Điều 4. Nguyên tắc xác định
khối lượng, đơn giá, kinh phí hỗ trợ các hạng mục xây dựng công trình
1. Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
a) Khối lượng các hạng mục xây dựng công trình (vật
tư, nhân công, ca máy) do Hội đồng nghiệm thu xác định theo thực tế đã đầu tư
và theo các định mức kinh tế kỹ thuật lĩnh vực xây dựng công trình.
b) Đơn giá vật liệu xây dựng công trình được xác định
theo công bố giá vật liệu xây dựng của các Sở chuyên ngành trong thời gian thực
hiện công trình và không cần đối chiếu hóa đơn tài chính.
c) Trường hợp vật liệu xây dựng không thuộc danh mục
công bố giá vật liệu xây dựng của các Sở chuyên ngành và các loại máy móc,
trang thiết bị khác thuộc nội dung đề nghị hỗ trợ thì xác định giá thông qua
hóa đơn tài chính hợp pháp do cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác cung cấp.
2. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
cá thể
a) Khối lượng các hạng mục xây dựng công trình (vật
tư, nhân công, ca máy) do Hội đồng nghiệm thu xác định theo hồ sơ hoàn công các
hạng mục công trình, theo thực tế kiểm tra tại hiện trường và theo các định mức
kinh tế kỹ thuật lĩnh vực xây dựng công trình.
b) Đơn giá vật liệu, thiết bị xây dựng công trình
và các máy móc, trang thiết bị, hạng mục hỗ trợ khác được xác định theo công bố
giá vật liệu xây dựng hàng tháng của các Sở chuyên ngành, hóa đơn tài chính hợp
pháp do doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể cung cấp.
Điều 5. Nguyên tắc xác định khối
lượng, đơn giá, kinh phí hỗ trợ các hạng mục khác
1. Khối lượng do Hội đồng nghiệm thu xác định theo
thực tế kiểm tra và theo các định mức kinh tế kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi,
thủy sản hiện hành.
2. Đơn giá được xác định theo hóa đơn tài chính hợp
pháp do tổ chức, cá nhân cung cấp, trừ các nội dung khoán hỗ trợ.
3. Cơ sở để xác định kinh phí hỗ trợ đối với hạng mục
chi phí tư vấn xây dựng liên kết, chứng nhận các tiêu chuẩn Hữu cơ, VietGAP là
hóa đơn tài chính hợp pháp do tổ chức, cá nhân cung cấp.
Chương III
CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Mục 1. HỖ TRỢ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO, CHĂN NUÔI, SẢN XUẤT GIỐNG
CHẤT LƯỢNG CAO, CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM
Điều 6. Nội dung và chính sách
hỗ trợ
1. Trồng trọt, nuôi trồng thủy sản
a) Đầu tư cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao
có quy mô từ 500 m2 trở lên đối với trồng rau, hoa, 200 m2
trở lên đối với trồng nấm dược liệu; được hỗ trợ 50% kinh phí và tối đa không
quá 500 triệu đồng/cơ sở để đầu tư xây dựng nhà kính, nhà màng, nhà lưới, nhà
trồng nấm, lắp đặt các thiết bị chuyên dùng như: hệ thống tưới, hệ thống làm
mát, hệ thống điện và các máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất.
b) Đầu tư cơ sở nuôi trồng thủy sản ứng dụng công
nghệ cao có quy mô từ 2.000 m2 trở lên đối với nuôi trồng thủy sản bằng
ao thường, 1.500m2 trở lên đối với nuôi trồng thủy sản bằng ao tròn
nổi (quy mô tính trên diện tích ao nuôi); được hỗ trợ 50% kinh phí và tối đa
không quá 500 triệu đồng/cơ sở để đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới (nếu có),
hệ thống ao nuôi, ao xử lý nước cấp, nước thải, bùn thải, lắp đặt các thiết bị
chuyên dùng như: hệ thống điện, hệ thống sục khí, thiết bị cho ăn tự động, máy
phát điện dự phòng và các máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất.
2. Chăn nuôi
a) Đầu tư trang trại chăn nuôi gia
súc, gia cầm an toàn sinh học đạt quy mô vừa trở lên; được hỗ trợ 50% kinh phí
để đầu tư xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý môi trường, mua sắm máy móc,
trang thiết bị; mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/trang trại quy mô vừa,
không quá 1.000 triệu đồng/trang trại quy mô lớn.
b) Đầu tư cơ sở chăn nuôi lợn
hữu cơ quy mô có mặt thường xuyên tối thiểu 30 con lợn; được hỗ trợ 50% kinh
phí để đầu tư xây dựng chuồng trại, mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản
xuất, hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận hữu cơ và khoán hỗ trợ thức ăn chăn nuôi
hữu cơ với mức hỗ trợ 01 triệu đồng/con lợn (tính trên số con khi nghiệm thu thực
tế, không phân biệt lợn nái, lợn thịt và chỉ hỗ trợ 01 lứa nuôi); tổng mức hỗ
trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/cơ sở.
3. Sản xuất giống chất lượng cao
a) Đầu tư cơ sở sản xuất giống cây ăn quả đạt công
suất tối thiểu 0,1 triệu cây giống/năm trở lên; được hỗ trợ 50% kinh phí để đầu
tư xây dựng vườn cây đầu dòng, vườn nhân, mua sắm máy móc, trang thiết bị phục
vụ sản xuất giống; mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/cơ sở.
b) Đầu tư trang trại sản xuất giống
gia súc, gia cầm đạt quy mô nhỏ trở lên (sản xuất giống hoặc vừa sản xuất giống
và nuôi thịt, quy mô chỉ tính đối với sản xuất giống); được hỗ trợ 50% kinh phí
để đầu tư xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý môi trường, mua sắm máy móc,
trang thiết bị; mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/trang trại quy mô nhỏ,
1.000 triệu đồng/trang trại quy mô vừa và 1.500 triệu đồng/trang trại quy mô lớn.
c) Đầu tư cơ sở sản xuất giống tôm có quy mô tối
thiểu 10 triệu con giống/ năm (giống đạt chuẩn thả nuôi thịt), sản xuất giống
cua có quy mô tối thiểu 03 triệu con giống/năm đạt kích cỡ 3-5 mm, sản xuất giống
cá có quy mô tối thiểu 02 triệu con cá hương/năm; được hỗ trợ 50% kinh phí để đầu
tư xây dựng và mua sắm máy móc, trang thiết bị; mức hỗ trợ tối đa không quá
1.000 triệu đồng/cơ sở.
4. Giết mổ gia súc, gia cầm
a) Đầu tư xây dựng mới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
tập trung được hỗ trợ 50% kinh phí để đầu tư nhà xưởng, mua sắm máy móc, trang
thiết bị, hệ thống xử lý môi trường, mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/cơ
sở.
b) Đầu tư xây dựng mới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
tập trung công nghiệp, bán công nghiệp được hỗ trợ 50% kinh phí để đầu tư nhà
xưởng, mua sắm máy móc, trang thiết bị, hệ thống xử lý môi trường; mức hỗ trợ tối
đa không quá 2.000 triệu đồng/cơ sở.
5. Nông nghiệp tuần hoàn
Trường hợp tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi quy định tại các khoản 1, 2 và điểm b
khoản 3 điều này có đầu tư thêm hạng mục phục vụ sản xuất nông nghiệp tuần hoàn
thì được hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư; mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu.
6. Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Trường hợp tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông
nghiệp theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 điều này có đầu tư thêm hạng mục
công nghệ thông tin (phần mềm, phần cứng) phục vụ quản lý, giám sát quy trình sản
xuất thì được hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư; mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu.
7. Hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào
Trường hợp nội dung đầu tư quy định tại các khoản
1, 2, 3, 4 điều này chưa có đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước đến
hàng rào thì được hỗ trợ thêm (chỉ hỗ trợ đến ranh giới thửa đất theo hồ sơ đất
đai) như sau:
a) Giao thông: Trường hợp nhà nước chưa đầu tư đường
giao thông đến nơi thực hiện nội dung đầu tư thì tổ chức, cá nhân được tạm thời
xây dựng đường giao thông và được hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng; mức hỗ trợ tối
đa không quá 200 triệu đồng.
b) Cấp điện: Được hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng đường
điện vào khu sản xuất; mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng.
c) Cấp nước: Được hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng hệ
thống cấp nước vào khu sản xuất; mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng.
Điều 7. Hồ sơ và
trình tự thủ tục thực hiện
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ
a) Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
- Bản đề nghị hỗ trợ và thuyết
minh các nội dung đã đầu tư (theo Mẫu số
01).
- Bản sao hợp lệ văn bản về môi trường
đối với chăn nuôi, giết mổ; văn bản xác nhận mã số cơ sở nuôi tôm; Giấy Chứng nhận hữu cơ (nếu có đề nghị hỗ trợ).
- Hóa đơn tài chính hợp pháp đối với các vật liệu xây dựng công
trình và các trang thiết bị, hạng mục hỗ trợ không nằm trong công bố giá vật liệu
xây dựng hàng tháng của các Sở chuyên ngành.
b) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
- Bản đề nghị hỗ trợ và thuyết
minh các nội dung đã đầu tư (theo Mẫu số
01).
- Bản vẽ hoàn
thành và Dự toán hoàn thành các nội dung đã đầu tư.
- Bản sao hợp lệ văn bản về môi trường
đối với chăn nuôi, giết mổ; văn bản xác nhận mã số cơ sở nuôi tôm; Giấy Chứng nhận hữu cơ (nếu có đề nghị hỗ trợ).
- Chứng từ, hóa đơn tài chính hợp
pháp.
2. Trình tự, thủ tục nghiệm thu hỗ trợ
Các tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ
trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục
vụ hành chính công thành phố Huế.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở ngành, địa phương liên quan
tiến hành kiểm tra hồ sơ, thẩm định, nghiệm thu khối lượng,
kinh phí đã đầu tư và trình Ủy ban nhân dân thành phố Huế ban hành Quyết định hỗ
trợ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ trình, Ủy ban nhân dân thành phố Huế ban hành Quyết định hỗ trợ (theo Mẫu số 05).
Trường hợp hồ sơ không đảm bảo điều
kiện hỗ trợ thì ban hành văn bản từ chối và nêu rõ lý do.
3. Thủ tục cấp phát kinh phí
Sau khi Quyết định hỗ trợ của Ủy ban
nhân dân thành phố có hiệu lực, trong thời gian 03 ngày làm việc, Sở Tài chính,
Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện chuyển kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức,
cá nhân theo nội dung được phê duyệt.
Mục 2. HỖ TRỢ TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN THỰC HIỆN LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 98/2018/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 7 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ
Điều 8. Nội dung
và chính sách hỗ trợ
1. Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn, nghiên cứu xây dựng
dự án/kế hoạch, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường,
hợp đồng cho chủ trì liên kết; mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/dự
án, kế hoạch.
2. Hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư máy móc trang thiết bị;
xây dựng dự án hạ tầng phục vụ liên kết (nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản
xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp); mức hỗ trợ
tối đa không quá 2.000 triệu đồng/dự án.
3. Hỗ trợ kinh phí mua giống, vật tư
Hỗ trợ 70% kinh phí mua giống, vật tư (tối đa 02 vụ
sản xuất đối với trồng cây ngắn ngày, bao gồm nấm, 02 năm đối với trồng cây dài
ngày, 02 chu kỳ nuôi đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 02 vụ nuôi đối với
nuôi trồng thủy sản) đối với dự án, kế hoạch liên kết thực hiện ở các xã vùng
dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải
đảo, 50% ở các địa bàn còn lại; mức hỗ trợ tối đa không quá 1.000 triệu đồng/dự
án, kế hoạch.
4. Hỗ trợ chi phí thiết kế, in ấn mẫu mã, nhãn mác,
bao bì sản phẩm, thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm QRCode; mức hỗ trợ tối
đa không quá 30 triệu đồng/dự án, kế hoạch.
5. Hỗ trợ 40% kinh phí nhận chuyển giao, ứng dụng
khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ
theo chuỗi; mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/dự án, kế hoạch.
6. Hỗ trợ 01 lần kinh phí chứng nhận sản phẩm đạt
tiêu chuẩn VietGAP, Hữu cơ; mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án, kế
hoạch.
Điều 9. Hồ sơ và trình tự thủ tục
thực hiện
1. Hồ sơ, trình tự thực hiện phê duyệt
Dự án/Kế hoạch liên kết
Thực hiện theo Điều 12 Nghị định số
98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích
phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
2. Hồ sơ, trình tự nghiệm thu, thanh
toán
Chủ trì liên kết và các bên tham gia
liên kết triển khai thực hiện các nội dung theo Dự án/Kế hoạch liên kết đã được
phê duyệt. Khi hoàn thành nội dung nào thì gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
để đề nghị nghiệm thu, thanh toán; hồ sơ, trình tự thực hiện như sau:
a) Hồ sơ
- Bản đề nghị nghiệm thu, thanh toán (theo Mẫu số 04);
- Hồ sơ hoàn công đối với hạng mục xây dựng công
trình;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận VietGAP, hữu cơ (nếu có đề nghị hỗ trợ);
- Chứng từ, hóa đơn tài chính hợp pháp.
b) Trình tự thực hiện
Chủ trì liên kết gửi 01 bộ hồ sơ trực
tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ
hành chính công thành phố Huế (đối với Dự án/Kế hoạch liên
kết do Ủy ban nhân dân thành phố Huế phê duyệt) hoặc Trung
tâm Hành chính công cấp huyện (đối với Dự án/Kế hoạch liên kết do Ủy ban nhân
dân cấp huyện phê duyệt).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với Dự án/Kế
hoạch liên kết do Ủy ban nhân dân thành phố Huế phê duyệt)
phối hợp Sở Tài chính và các Sở ngành, địa phương liên
quan tiến hành kiểm tra hồ sơ, thẩm định, nghiệm thu khối
lượng, kinh phí đã đầu tư và trình Ủy ban nhân dân thành phố Huế ban hành Quyết định hỗ trợ (theo Mẫu số 05)
hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế cấp huyện (đối với
Dự án/Kế hoạch liên kết do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt) phối hợp Phòng
Tài chính Kế hoạch cấp huyện và các đơn vị, địa phương
liên quan tiến hành kiểm tra hồ sơ, thẩm định, nghiệm thu
khối lượng, kinh phí đã đầu tư và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết
định hỗ trợ (theo Mẫu số 05).
c) Thủ tục cấp phát kinh phí
Sau khi Quyết định hỗ trợ của Ủy ban
nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện có hiệu lực, trong thời gian 03
ngày làm việc, Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện chuyển kinh phí
hỗ trợ trực tiếp cho chủ trì liên kết theo nội dung được phê duyệt.
Chủ trì liên kết căn cứ các nội dung cam kết trong
hợp đồng liên kết để chi trả kinh phí hỗ trợ cho các bên tham gia liên kết.
Mục 3. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN
PHẨM OCOP
Điều 10. Nội dung và chính
sách hỗ trợ
Các Chủ thể sản phẩm OCOP có sản phẩm được cơ quan
có thẩm quyền công nhận xếp hạng đạt từ 3 sao “*” trở lên, được hỗ trợ như sau:
1. Hỗ trợ chi phí thiết kế, in ấn, mua nhãn hàng
hóa, bao bì sản phẩm; mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/sản phẩm và
không quá 30 triệu đồng/Chủ thể.
2. Hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư máy móc, trang thiết
bị, dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng
gói và kho lạnh bảo quản sản phẩm; mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/Chủ
thể.
3. Hỗ trợ chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc
sản phẩm QRCode; mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/sản phẩm và không
quá 30 triệu đồng/Chủ thể.
Điều 11. Hồ sơ và trình tự thủ
tục thực hiện
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ
a) Bản đề nghị hỗ trợ đầu tư phát triển sản phẩm
OCOP (theo mẫu số 02);
b) Chứng từ, hóa đơn tài chính hợp
pháp.
2. Trình tự, thủ
tục nghiệm thu hỗ trợ
Các chủ thể sản phẩm OCOP gửi 01 bộ hồ
sơ trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm
Hành chính công cấp huyện nơi có sản phẩm OCOP.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế
cấp huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra hồ sơ, thẩm định, nghiệm thu khối lượng, kinh phí đã
đầu tư và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định hỗ trợ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban
hành Quyết định hỗ trợ (theo Mẫu
số 05).
Trường hợp hồ sơ không đảm bảo điều
kiện hỗ trợ thì ban hành văn bản từ chối và nêu rõ lý do.
3. Thủ tục cấp phát kinh phí
Sau khi Quyết định hỗ trợ của Ủy ban
nhân dân cấp huyện có hiệu lực, trong thời gian 03 ngày làm việc, Phòng Tài
chính Kế hoạch cấp huyện chuyển kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, cá nhân
theo nội dung được phê duyệt.
Mục 4. HỖ TRỢ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐẦU TƯ TRỒNG SEN, CÂY ĂN QUẢ, CÂY DƯỢC LIỆU; ĐẦU TƯ MÁY MÓC PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP; ĐẦU TƯ ĐIỂM TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM OCOP, LÀNG NGHỀ
Điều 12. Nội dung và chính
sách hỗ trợ
1. Đầu tư phát triển mới diện tích trồng sen, quy
mô tối thiểu 1.000 m2, được hỗ trợ 50% kinh phí mua phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật và khoán hỗ trợ 10 triệu đồng/ha tiền mua giống; mức hỗ trợ tối
đa không quá 150 triệu đồng/cơ sở.
2. Đầu tư phát triển mới diện tích trồng cây ăn quả,
quy mô tối thiểu 2.000 m2, được hỗ trợ 50% kinh phí mua giống, vật
tư và thuốc bảo vệ thực vật cho năm đầu, hỗ trợ 50% kinh phí lắp đặt hệ thống
tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm và hỗ trợ 50% kinh phí trồng rừng thay thế (nếu
có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng); mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/cơ
sở.
3. Đầu tư phát triển mới diện tích trồng cây dược
liệu, quy mô tối thiểu 0,5 ha đối với trồng dưới tán rừng, 1.000 m2
đối với trồng trên các loại đất khác, được hỗ trợ 50% kinh phí mua giống, vật
tư; mức hỗ trợ tối đa không quá 150 triệu đồng/cơ sở.
4. Đầu tư máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp
a) Hỗ trợ 50% kinh phí cho các tổ chức, cá nhân đầu
tư máy cuộn rơm phục vụ thu gom rơm, rạ; máy cắt cỏ tự động (Robot cắt cỏ); máy
phát và băm nhỏ thực bì trong lâm nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu/máy.
b) Hỗ trợ 50% kinh phí cho các Hợp tác xã để đầu tư
mua sắm các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như: máy cấy, gieo hạt;
máy phun thuốc bảo vệ thực vật không người lái; hệ thống sấy nông sản; máy thu
hoạch, sơ chế nông sản (trừ lúa); máy phân loại, đóng gói nông sản. Mức hỗ trợ
tối đa không quá 150 triệu đồng/máy móc, thiết bị. Mỗi hợp tác xã chỉ được hỗ
trợ 01 loại máy móc, thiết bị/năm.
c) Hỗ trợ 50% kinh phí cho các chủ tàu cá chiều dài
từ 15m trở lên có tên trong danh sách tàu cá tham gia hoạt động thủy sản trên
các vùng biển xa, không vi phạm khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp,
không báo cáo và không theo quy định) đầu tư thiết bị dò cá, hầm bảo quản cá bằng
vật liệu cách nhiệt công nghệ CPF (Composite Polyurethane Foam); mức hỗ trợ tối
đa không quá 500 triệu đồng/chủ tàu cá.
d) Hỗ trợ 50% kinh phí cho các tổ chức, cá nhân đầu
tư các loại máy móc khác nằm trong danh mục máy móc khuyến khích đầu tư phục vụ
sản xuất nông nghiệp; mức hỗ trợ tối đa không quá 1.000 triệu đồng/máy móc, thiết
bị. Hàng năm, giao Ủy ban nhân dân thành phố rà soát, ban hành danh mục các loại
máy móc mới, cần khuyến khích đầu tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.
5. Hỗ trợ 50% kinh phí cho các tổ chức, cá nhân xây
dựng, mua sắm trang thiết bị phục vụ Điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề; mức hỗ trợ tối
đa không quá 200 triệu đồng/điểm.
Điều 13. Hồ sơ và trình tự thủ
tục thực hiện
1. Hồ sơ và trình tự phê duyệt hỗ trợ
Phương án/Kế hoạch sản xuất
a) Hồ sơ
- Bản đề nghị hỗ trợ và thuyết minh Phương án/Kế hoạch
sản xuất (theo Mẫu số 03).
b) Trình tự thực
hiện
Các tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ
trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm
Hành chính công cấp huyện nơi thực hiện nội dung đầu tư để đề nghị phê duyệt hỗ trợ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn /Phòng Kinh tế
cấp huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện
ban hành Quyết định phê duyệt hỗ trợ Phương
án/Kế hoạch sản xuất.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban
hành Quyết định phê duyệt hỗ trợ Phương
án/Kế hoạch sản xuất (theo Mẫu số 06).
Trường hợp hồ sơ không đảm bảo điều
kiện hỗ trợ thì ban hành văn bản từ chối và nêu rõ lý do.
2. Hồ sơ và trình tự nghiệm thu, thanh toán
Tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện
các nội dung theo Phương án/Kế hoạch sản xuất đã được phê
duyệt. Khi hoàn thành nội dung nào thì gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để đề
nghị nghiệm thu, thanh toán; hồ sơ, trình tự thực hiện như sau:
a) Hồ sơ
- Bản đề nghị nghiệm thu, thanh toán (theo Mẫu số 04).
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận VietGAP, hữu cơ của đơn vị có thẩm quyền
cấp (nếu có đề nghị hỗ trợ).
- Chứng từ, hóa đơn tài chính hợp pháp (trừ các nội
dung khoán hỗ trợ).
b) Trình tự thực hiện
Các tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ
trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm
Hành chính công cấp huyện nơi thực hiện nội dung đầu tư.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ hợp lệ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế
cấp huyện phối hợp Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện và
các đơn vị, địa phương liên quan tiến hành kiểm tra hồ sơ,
thẩm định, nghiệm thu khối lượng, kinh phí đã đầu tư và trình Ủy ban nhân dân cấp
huyện ban hành Quyết định hỗ trợ (theo Mẫu số 05).
c) Thủ tục cấp phát kinh phí
Sau khi Quyết định hỗ trợ của Ủy ban
nhân dân cấp huyện có hiệu lực, trong thời gian 03 ngày làm việc, Phòng Tài
chính Kế hoạch cấp huyện chuyển kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, cá nhân
theo nội dung được phê duyệt.
Chương IV
NGUỒN VỐN VÀ CƠ CHẾ HỖ TRỢ
Điều 14. Nguồn vốn
Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Nghị quyết
này bao gồm ngân sách Trung ương (từ các Chương trình mục tiêu và các Chương
trình mục tiêu quốc gia…); kinh phí quản lý, sử dụng đất trồng lúa; ngân sách địa
phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Điều 15. Cơ chế hỗ trợ
1. Đối với chính sách tại Điều 6 Quy định này ngân
sách thành phố hỗ trợ 90%; ngân sách cấp huyện hỗ trợ 10%. Riêng các nội dung đầu
tư thực hiện tại các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo ngân sách thành phố hỗ trợ 100%.
2. Đối với chính sách tại các Điều 8, 10, 12 Quy định
này, ngân sách thành phố hỗ trợ 100% thông qua kinh phí cấp hàng năm cho các địa
phương.
3. Tài sản hình thành sau hỗ trợ đầu tư quy định tại
Nghị quyết này là tài sản của tổ chức, cá nhân được nhận hỗ trợ, không phải là
tài sản công.
Mẫu
số 01
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …..................
|
………., ngày ...
tháng ... năm ..…...
|
BẢN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VÀ THUYẾT MINH CÁC NỘI DUNG ĐÃ ĐẦU
TƯ
Kính gửi: Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC CÁ NHÂN
- Tên tổ chức, cá nhân:
..................................................................................
- Ngành nghề kinh doanh:
.............................................................................
- Trụ sở chính: ...............................................................................................
- Điện thoại liên lạc:
.................................................................................
(Trường hợp là cá nhân thì cung cấp các thông tin về
Căn cước công dân/Thẻ căn cước, Số điện thoại, Hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại).
- Số Tài khoản ngân hàng nhận kinh phí hỗ trợ:
…….…....................; Tên chủ tài khoản:
....................................; tại Ngân hàng:
..........................................
II. THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÃ ĐẦU TƯ
1. Nội dung đầu tư:
(*)..................................................................................;
2. Địa điểm thực hiện:
..................................................................................;
- Thửa đất số: …….
- Tờ bản đồ số: ……
3. Thời gian khởi công, hoàn thành:
............................................................
4. Mục tiêu đầu tư:......................................................................................
...................................................................................................................
5. Quy mô đầu tư: .......................................................................................
6. Văn bản chấp thuận đầu tư (nếu có): số……...............
do …….......... cấp ngày ……tháng.... năm…………
III. KINH PHÍ ĐÃ ĐẦU TƯ VÀ KINH PHÍ ĐỀ NGHỊ HỖ
TRỢ
STT
|
Nội dung
|
Đơn vị tính
|
Khối lượng
|
Kinh phí đã đầu
tư
|
Kinh phí đề
nghị hỗ trợ
|
I
|
Hạng mục trong hàng rào
|
|
|
|
|
1
|
…
|
|
|
|
|
2
|
…
|
|
|
|
|
II
|
Hạng mục ngoài hàng rào
|
|
|
|
|
1
|
…
|
|
|
|
|
2
|
…
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng:
|
|
|
|
|
Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: ……………………………………………
Bằng chữ: ……………………………………………..…………………...
IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
1. Hiệu quả kinh tế
- Thuyết minh các đối tượng cây trồng, vật nuôi sản
xuất trong năm (số lượng, số vụ, ….)
- Ước tổng sản lượng các sản phẩm hàng năm:
….….….….….….….….…
- Ước doanh thu/năm:
….….….….….….….….….….….….….….….….…
- Ước lợi nhuận/năm: ….….….….….….….….….….….….….….….….….
2. Hiệu quả xã hội
- Giải quyết việc làm ……………………………………………………..
- Bảo vệ môi trường
….….….….….….….….….….….….….….….….….
V. CAM KẾT TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Về tính chính xác của những thông tin trên đây;
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật
Việt Nam.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở Tài chính;
- UBND quận/huyện/tx;
- UBND xã/phường/thị trấn;
- Lưu.
|
…, ngày… tháng…
năm …
Đại diện tổ chức, cá nhân
(ký tên - đóng dấu)
|
XÁC NHẬN CỦA UBND
CẤP XÃ
- Nội dung đầu tư, vị trí thực hiện
... (tên nội dung đầu tư)... là phù hợp với kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của xã/phường/thị trấn.
- …………………………………………………………………….
CHỦ TỊCH UBND CẤP
XÃ
(ký tên, đóng dấu)
__________________
(*): Nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao; nông nghiệp tuần hoàn, chăn nuôi trang trại, hữu cơ; sản xuất giống chất
lượng cao; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm ....
Mẫu
số 02
TÊN CHỦ THỂ SP
OCOP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …..................
|
………., ngày ...
tháng ... năm ..…...
|
BẢN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP
Kính gửi: Phòng Nông
nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế cấp huyện
I. THÔNG TIN CHỦ THỂ SẢN PHẨM OCOP
- Tên Chủ thể: ..............................................................................................
- Địa chỉ:
......................................................................................................
- Điện thoại:
..................................………………….……………………….....
- Số Tài khoản ngân hàng nhận kinh phí hỗ trợ:
………......................; Tên chủ tài khoản:
.....................................; tại Ngân hàng:
..........................................
II. THÔNG TIN CHÍNH CỦA SẢN PHẨM
1. Tên Sản phẩm: .........................................................................................;
2. Số Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP:
...................................................;
3. Địa điểm sản xuất:
...................................................................................;
III. CÁC NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
STT
|
Nội dung
|
Kinh phí đã đầu
tư
|
Kinh phí đề nghị
hỗ trợ
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: …………………………………………..
Bằng chữ: …………………………………………..…………………….
IV. CAM KẾT CỦA CHỦ THỂ SẢN PHẨM OCOP
1. Về tính chính xác của những thông tin trên đây;
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật
Việt Nam.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở Nông nghiệp và PTNT;
- UBND quận/huyện/thị xã;
- Phòng TCKH quận/huyện/thị xã;
- Lưu.
|
…, ngày… tháng…
năm….
Chức danh người đại diện chủ thể
(ký tên - đóng dấu)
|
Mẫu
số 03
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …..................
|
………., ngày ...
tháng ... năm ..…...
|
BẢN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
VÀ THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN/KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
Kính gửi: Phòng Nông
nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế cấp huyện
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC CÁ NHÂN
- Tên tổ chức, cá nhân: ..................................................................................
- Ngành nghề kinh doanh:
.............................................................................
- Trụ sở chính:
...............................................................................................
- Điện thoại liên lạc:
.................................................................................
(Trường hợp là cá nhân thì cung cấp các thông
tin về Căn cước công dân/Thẻ căn cước, Số điện thoại, Hộ khẩu thường trú, nơi ở
hiện tại).
II. KHÁI QUÁT NỘI DUNG DỰ KIẾN ĐẦU TƯ
1. Nội dung đầu tư: (*)
.............................................................................;
2. Địa điểm đầu tư:
...................................................................................;
3. Mục tiêu: …………………………………………………………….
…………………………………………………………………………..
4. Quy mô: ……………………………………………………………..
………………………………………………………………………….
III. THUYẾT MINH HIỆU QUẢ NỘI DUNG DỰ KIẾN ĐẦU
TƯ
1. Thuyết minh các đối tượng cây trồng, vật nuôi sản
xuất trong năm, sự hiệu quả của các máy móc, thiết bị, các mô hình, nội dung đầu
tư (điểm trưng bày sản phẩm) …………..
2. Ước tổng sản lượng các sản phẩm hàng năm/chu kỳ:
3. Ước doanh thu hàng năm/chu kỳ:
4. Ước lợi nhuận hàng năm/chu kỳ:
IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
STT
|
Nội dung
|
Kinh phí dự kiến
đầu tư
|
Kinh phí đề nghị
hỗ trợ
|
Ghi chú
|
1
|
Giống ……
|
|
|
|
2
|
Vật tư ……
|
|
|
|
3
|
Thiết bị, máy móc …
|
|
|
|
4
|
Điểm trưng bày (sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề)
|
|
|
|
….
|
……………………………
|
|
|
|
Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: ……………………………………………
Bằng chữ: …………………………………………..……………………...
V. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Về tính chính xác của những thông tin trên đây;
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật
Việt Nam.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.
|
….., ngày…
tháng….năm….
Chức danh người đại diện tổ chức, cá nhân
(ký tên - đóng dấu)
|
(*): Phát triển trồng sen, phát triển cây ăn quả,
trồng rừng, trồng cây dược liệu, cơ giới hóa, điểm trưng bày sản phẩm OCOP, sản
phẩm làng nghề,.... (các nội dung tại Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Nghị
quyết …../2025/NQ-HĐND)
Mẫu
số 04
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …..................
|
………., ngày ...
tháng ... năm ..…...
|
BẢN ĐỀ NGHỊ NGHIỆM THU, THANH TOÁN
Kính gửi: …………………..
(*) ………………………………………..
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC CÁ NHÂN
- Tên tổ chức, cá nhân:
..................................................................................
- Ngành nghề kinh doanh:
.............................................................................
- Trụ sở chính:
...............................................................................................
- Điện thoại liên lạc: .....................................................................................
(Trường hợp là cá nhân thì cung cấp các thông
tin về Căn cước công dân/Thẻ căn cước, Số điện thoại, Hộ khẩu thường trú, nơi ở
hiện tại).
- Số Tài khoản ngân hàng nhận kinh phí hỗ trợ: …….…....................;
Tên chủ tài khoản: ....................................; tại Ngân hàng:
..........................................
II. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ NGHIỆM THU, THANH TOÁN
“Tên tổ chức, cá nhân” đã thực hiện hoàn
thành nội dung ……(tùy hạng mục/nội dung đề nghị hỗ trợ)……. theo Quyết định
phê duyệt Dự án/Kế hoạch liên kết/Phương án/Kế hoạch sản xuất số
................... ngày .................... của .........................; đề
nghị ….. (*) …. tổ chức nghiệm thu và thành toán các nội dung hỗ trợ sau:
STT
|
Nội dung
|
Kinh phí đã đầu
tư
|
Kinh phí đề nghị
hỗ trợ
|
Ghi chú
|
1
|
Hạ tầng liên kết/tư vấn ….
|
|
|
|
2
|
Giống ……
|
|
|
|
3
|
Vật tư ……
|
|
|
|
4
|
Thiết bị, máy móc …
|
|
|
|
5
|
Điểm trưng bày (sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề)
|
|
|
|
….
|
……………………………
|
|
|
|
Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: …………………………………………….
Bằng chữ: …………………………………………..……………………...
III. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Về tính chính xác của những thông tin trên đây;
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật
Việt Nam.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ….
|
….., ngày…
tháng….năm….
Chức danh người đại diện tổ chức, cá nhân
(ký tên - đóng dấu)
|
(*) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với
nội dung hỗ trợ liên kết thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân thành phố Huế) hoặc
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế cấp huyện.
Mẫu số 05
CƠ QUAN CÓ THẨM
QUYỀN PHÊ DUYỆT
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/QĐ-.........
|
………., ngày ...
tháng ... năm ..…...
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc hỗ trợ đầu tư theo Nghị quyết số
……/2025/NQ- HĐND ngày ……………… của HĐND thành phố đối với ...... (tên tổ chức, cá nhân)….
CƠ QUAN CÓ THẨM
QUYỀN PHÊ DUYỆT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19
tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ
và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số
..../2025/NQ-HĐND ngày .... tháng 01 năm 2025 của Hội đồng nhân dân thành phố
Huế quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông
nghiệp thành phố Huế đến năm 2030;
Theo đề nghị của
..............(cơ quan có thẩm quyền thẩm định) tại Tờ trình số ...............
ngày ................ về việc phê duyệt hỗ trợ đầu tư .........................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hỗ trợ ......... (tên tổ chức, cá nhân)..... theo Nghị quyết
số ..../2025/NQ-HĐND ngày .... tháng 01 năm 2025 của Hội đồng nhân dân thành phố
Huế quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông
nghiệp thành phố Huế đến năm 2030, cụ thể như sau:
1. Địa điểm
thực hiện:
...................................................................................
2. Quy mô:
.....................................................................................................
3. Nội dung, khối
lượng và kinh phí đầu tư các hạng mục (tùy theo từng chính sách quy định tại
Chương III Nghị quyết …./2024/NQ-HĐND ngày ……/12/2024)
STT
|
Hạng
mục/nội dung hỗ trợ
|
Đơn
vị
|
Khối
lượng
|
Kinh
phí
|
Ghi
chú
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
4. Mức hỗ trợ:
Thực hiện theo điểm ... khoản
..... Điều ..... Quy định kèm theo Nghị quyết số ..../2025/NQ-HĐND ngày ....
tháng 01 năm 2025 của Hội đồng nhân thành phố Huế quy định một số chính sách hỗ
trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thành phố Huế đến năm 2030;
5. Nguồn vốn và
cơ chế hỗ trợ đầu tư
a) Nguồn vốn hỗ
trợ: Ngân sách
...................................................................
b) Cơ chế hỗ trợ:
Thực hiện theo Điều 15 Quy định kèm theo Nghị quyết số
..../2025/NQ-HĐND ngày .... tháng 01 năm 2025 của Hội đồng nhân dân thành phố
Huế quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông
nghiệp thành phố Huế đến năm 2030.
Điều 2.
Giao trách nhiệm
1. .........(cơ quan có thẩm quyền
phân bổ kinh phí) ....... phân bổ chi tiết và cấp phát kinh phí thực hiện
theo quy định tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước địa phương năm
........
2. ......... (cơ quan có thẩm quyền thẩm định)……. chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các địa
phương, đơn vị triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. ......
(Thủ trưởng các đơn vị liên quan, tên tổ chức, cá nhân ...) chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- ....................;
- Lưu: VT, .....
|
CƠ QUAN CÓ THẨM
QUYỀN PHÊ DUYỆT
(Ký tên/đóng dấu)
|
Mẫu số 06
UỶ BAN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/QĐ-.........
|
………., ngày ...
tháng ... năm ..…...
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt hỗ trợ Phương án/Kế hoạch sản xuất
theo Nghị quyết số ……/2025/NQ-HĐND ngày 07/01/2025 của HĐND thành phố đối với
......
(tên tổ chức, cá nhân)
CHỦ TỊCH ỦY BAN
NHÂN DÂN (CẤP HUYỆN)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19
tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ
và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số
..../2025/NQ-HĐND ngày .... tháng 01 năm 2025 của Hội đồng nhân dân thành phố
Huế quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông
nghiệp thành phố Huế đến năm 2030;
Theo đề nghị của Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế tại Tờ trình số ...............
ngày ................ về việc phê duyệt hỗ trợ đầu tư .........................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hỗ trợ ......... (tên tổ chức, cá nhân...) theo Nghị quyết
số ......./2025/NQ-HĐND ngày 07 tháng 01 năm 2025 của Hội đồng nhân dân thành
phố Huế quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất
nông nghiệp thành phố Huế đến năm 2030, cụ thể như sau:
1. Địa điểm
thực hiện:
...................................................................................
2. Quy mô:
.....................................................................................................
3. Nội dung, khối
lượng và kinh phí đầu tư các hạng mục:
STT
|
Hạng
mục/nội dung hỗ trợ
|
Đơn
vị
|
Khối
lượng
|
Tổng
kinh phí
|
Trong
đó
|
Tổ chức, cá
nhân
|
Nhà nước hỗ trợ
|
1
|
Giống ……
|
|
|
|
|
|
2
|
Vật tư ……
|
|
|
|
|
|
3
|
Thiết bị, máy móc …
|
|
|
|
|
|
4
|
Điểm trưng bày …
|
|
|
|
|
|
….
|
……………………………
|
|
|
|
|
|
4. Mức hỗ trợ: Thực hiện theo điểm
... khoản .... Điều 12 Quy định kèm theo Nghị quyết số
..../2025/NQ-HĐND ngày ... tháng 01 năm 2025 của Hội đồng nhân dân thành phố Huế
quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp
thành phố Huế đến năm 2030.
5. Nguồn vốn và
cơ chế hỗ trợ đầu tư
a) Nguồn vốn hỗ
trợ: Ngân sách
...................................................................
b) Cơ chế hỗ trợ:
Thực hiện theo Điều 15 Quy định kèm theo Nghị quyết số
..../2025/NQ-HĐND ngày .... tháng 01 năm 2025 của Hội đồng nhân dân thành phố
Huế quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông
nghiệp thành phố Huế đến năm 2030.
Điều 2.
Giao trách nhiệm Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Phòng Kinh tế.
a) Thông báo cho .... (tên
tổ chức, cá nhân)… để triển khai thực hiện theo các nội dung hỗ trợ đã được
phê duyệt;
b) Tiếp nhận hồ sơ nghiệm thu, thanh toán kinh phí
hỗ trợ theo tiến độ thực hiện các nội dung hỗ trợ và tham mưu Ủy ban nhân dân cấp
huyện (…..) ban hành Quyết định hỗ trợ.
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị
triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. ......
(Thủ trưởng các đơn vị liên quan, tên tổ chức, cá nhân...) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- ....................;
- Lưu: VT, .....
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN
(Ký tên/đóng dấu)
|