Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Nghị định thư
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 06/10/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH THƯ

BỔ SUNG CỦA CÔNG ƯỚC VỀ XÓA BỎ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ, 1999

(Được thông qua bởi Nghị quyết A/54/4 của Đại Hội đồng ngày 06/10/1999 và để mở cho các Quốc gia ký kết vào ngày 10/12/1999, Ngày Nhân quyền, có hiệu lực ngày 22/12/2000).

Các Quốc gia thành viên Nghị định thư này,

Xét thấy Hiến chương Liên Hợp Quốc tái khẳng định niềm tin vào các quyền cơ bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của con người và vào các quyền bình đẳng của nam giới và phụ nữ,

Cũng lưu ý rằng Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền tuyên bố rằng tất cả mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền và rằng mọi người đều được hưởng các quyền và tự do được quy định trong Tuyên ngôn, mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm cả phân biệt đối xử về giới tính,

Ghi nhớ rằng Nghị quyết 2200 A (XXI) của các Công ước Quốc tế về Nhân quyền và các văn kiện quốc tế khác về nhân quyền nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới tính,

Cũng nhắc lại rằng Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức Phân biệt đối xử đối với Phụ nữ (gọi tắt là "Công ước"), trong đó các Quốc gia thành viên Công ước này lên án sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ dưới mọi hình thức và cam kết theo đuổi chính sách xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ bằng mọi biện pháp thích hợp và không trì hoãn,

Tái khẳng định quyết tâm đảm bảo cho phụ nữ được thụ hưởng đầy đủ và bình đẳng tất cả các quyền và tự do cơ bản của con người và hành động để ngăn chặn các hành vi vi phạm các quyền và tự do nói trên,

Đã thống nhất như sau:

Điều 1.

Quốc gia thành viên Nghị định thư này (gọi tắt là "Quốc gia thành viên") thừa nhận thẩm quyền của Ủy ban về xóa bỏ Phân biệt đối xử với phụ nữ (gọi tắt là "Ủy ban") tiếp nhận và xem xét các đơn thư được trình lên Ủy ban phù hợp với quy định tại Điều 2.

Điều 2.

Đơn thư có thể được gửi bởi/hoặc thay mặt cho các cá nhân hoặc nhóm cá nhân, thuộc thẩm quyền xét xử của Quốc gia thành viên, tuyên bố là nạn nhân của hành vi vi phạm do Quốc gia thành viên gây ra đối với bất kỳ quyền nào được quy định trong Công ước này. Trong trường hợp đơn thư được gửi thay mặt cho cá nhân hoặc nhóm cá nhân thì phải được sự đồng ý của người được đại diện, trừ khi người gửi có thể biện minh cho hành động thay mặt mà không được phép của mình.

Điều 3.

Đơn thư phải được trình bày bằng văn bản và không được nặc danh. Ủy ban sẽ không tiếp nhận đơn thư liên quan đến Quốc gia thành viên Công ước nhưng không phải thành viên Nghị định thư này.

Điều 4.

1. Ủy ban sẽ không xem xét đơn thư, trừ khi nó xác định chắc chắn rằng tất cả các biện pháp giải quyết trong nước đều đã được sử dụng, trừ khi việc áp dụng các biện pháp đó bị kéo dài bất hợp lý hoặc không mang lại sự đền bù thỏa đáng.

2. Ủy ban sẽ tuyên bố không tiếp nhận đơn thư nếu:

a. Vấn đề này đã từng được Ủy ban xác minh hay đã hoặc đang được xác minh theo một trình tự điều tra hoặc giải quyết quốc tế khác;

b. Đơn thư không tương thích với các điều khoản của Công ước;

c. Đơn thư rõ ràng là vô căn cứ hoặc không đủ căn cứ;

d. Việc gửi đơn thư là lạm dụng quyền;

e. Các sự việc là đối tượng khiếu nại xảy ra trước khi Nghị định thư này có hiệu lực đối với Quốc gia thành viên liên quan, trừ khi các sự việc này vẫn tiếp diễn sau ngày Nghị định thư này có hiệu lực với Quốc gia thành viên đó.

Điều 5.

1. Vào bất cứ thời gian nào sau khi nhận được đơn thư và trước khi xác định được tính đúng đắn của đơn thư, Ủy ban có thể yêu cầu Quốc gia thành viên liên quan tiến hành các biện pháp khẩn cấp cần thiết để tránh tổn thất không thể khắc phục được đối với nạn nhân hoặc những nạn nhân của vi phạm chưa được chứng minh nói trên.

2. Trong khi Ủy ban thực hiện quyền hạn của mình theo đoạn 1 của điều này, thì không có nghĩa là đã tiếp nhận hay đã xác định được tính đúng đắn của đơn thư.

Điều 6.

1. Trừ khi Ủy ban xét thấy không thể tiếp nhận đơn thư mà không tham khảo ý kiến của Quốc gia thành viên liên quan, và miễn là cá nhân hoặc các cá nhân đồng ý tiết lộ danh tính cho Quốc gia thành viên đó, Ủy ban sẽ bí mật chuyển bất kỳ đơn thư nào mà nó nhận được theo Nghị định thư này tới Quốc gia thành viên liên quan.

2. Trong vòng sáu tháng, Quốc gia thành viên nhận được đơn thư có trách nhiệm trình Ủy ban bản giải thích hoặc khẳng định bằng văn bản làm rõ vấn đề và biện pháp giải quyết, nếu có, mà Quốc gia thành viên đã áp dụng.

Điều 7.

1. Ủy ban sẽ xem xét đơn thư nhận được theo Nghị định thư này trên cơ sở tất cả thông tin nó có được từ hay thay mặt cho các cá nhân hoặc nhóm cá nhân, và từ Quốc gia thành viên liên quan, miễn là thông tin này được chuyển đến các bên liên quan.

2. Ủy ban sẽ tổ chức họp kín khi xác minh đơn thư theo Nghị định thư hiện hành.

3. Sau khi xác minh đơn thư, Ủy ban sẽ chuyển quan điểm của mình, cùng với các kiến nghị, nếu có, tới các bên liên quan.

4. Quốc gia thành viên phải xem xét thích đáng những quan điểm, cùng các kiến nghị, nếu có, của Ủy ban, và trong vòng 6 tháng, phải trình lên Ủy ban phản hồi bằng văn bản, trong đó có thông tin về bất kỳ hành động nào đã được tiến hành theo quan điểm và kiến nghị của Ủy ban.

5. Ủy ban có thể yêu cầu Quốc gia thành viên cung cấp thêm thông tin về bất kỳ biện pháp nào mà Quốc gia thành viên đã tiến hành dựa trên quan điểm hoặc kiến nghị, nếu có, của Ủy ban, bao gồm cả những thông tin mà Ủy ban xem là phù hợp, trong báo cáo tiếp theo của Quốc gia thành viên theo quy định tại Điều 18 của Công ước.

Điều 8.

1. Nếu Ủy ban nhận được thông tin đáng tin cậy cho biết hành vi vi phạm nghiêm trọng hoặc có hệ thống gây ra bởi Quốc gia thành viên đối với các quyền được quy định trong Công ước, Ủy ban sẽ yêu cầu Quốc gia thành viên đó hợp tác trong hoạt động xác minh thông tin và cuối cùng trình nhận xét về các thông tin liên quan.

2. Sau khi xem xét bất cứ nhận xét nào do Quốc gia thành viên liên quan trình lên cũng như bất kỳ thông tin đáng tin cậy nào khác mà Ủy ban có thể tiếp cận, Ủy ban có thể chỉ định một hoặc nhiều hơn một thành viên của mình tiến hành điều tra và báo cáo khẩn cấp cho Ủy ban. Nếu được bảo đảm và được sự đồng ý của Quốc gia thành viên, cuộc điều tra đó có thể bao gồm cả chuyến viếng thăm lãnh thổ của Quốc gia thành viên liên quan.

3. Sau khi xem xét kỹ lưỡng kết quả của cuộc điều tra, Ủy ban phải chuyển những kết quả này đến Quốc gia thành viên liên quan cùng với bất kỳ nhận xét và kiến nghị nào.

4. Quốc gia thành viên liên quan phải, trong vòng sáu tháng kể từ khi nhận được kết quả điều tra, nhận xét về kiến nghị của Ủy ban, trình lên Ủy ban nhận xét của mình.

5. Cuộc điều tra này phải được tiến hành bí mật và Quốc gia thành viên phải hợp tác trong mọi giai đoạn của quá trình tố tụng.

Điều 9.

1. Ủy ban có thể đề nghị Quốc gia thành viên liên quan đưa vào nội dung báo cáo của mình, theo Điều 18 của Công ước, các thông tin chi tiết về bất kỳ biện pháp nào mà Quốc gia đã thực hiện để đáp lại cuộc điều tra được tiến hành theo Điều 8 của Nghị định thư này.

2. Ủy ban có thể, nếu cần thiết, sau thời gian sáu tháng nêu tại Điều 8.4, yêu cầu Quốc gia thành viên liên quan thông báo về những biện pháp đã được thực hiện đáp lại cuộc điều tra đó.

Điều 10.

1. Quốc gia thành viên có thể, vào thời điểm ký kết hoặc phê chuẩn hay khi gia nhập Nghị định thư này, tuyên bố không công nhận thẩm quyền của Ủy ban như quy định tại các Điều 8 và 9.

2. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào đã tuyên bố như đoạn 1 của điều này có thể, vào bất kỳ lúc nào, rút lại tuyên bố trên bằng cách thông báo cho Tổng Thư ký.

Điều 11.

Quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng các cá nhân trong thẩm quyền xét xử của mình không bị ngược đãi hay đe dọa do đã kiện lên Ủy ban theo Nghị định thư này.

Điều 12.

Ủy ban phải nêu tóm tắt các hoạt động của mình theo Nghị định thư này trong báo cáo thường niên theo Điều 21 của Công ước.

Điều 13.

Mỗi Quốc gia thành viên cam kết phổ biến rộng rãi và công khai nội dung Công ước và Nghị định này và tạo điều kiện tiếp cận thông tin về quan điểm và kiến nghị của Ủy ban, cụ thể là, về các vấn đề liên quan đến Quốc gia thành viên đó.

Điều 14.

Ủy ban phải xây dựng các quy tắc tố tụng của riêng mình để làm theo khi thực hiện các chức năng mà Nghị định thư này trao cho.

Điều 15.

1. Nghị định thư này sẽ được để ngỏ cho bất kỳ Quốc gia nào đã ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước ký kết.

2. Nghị định thư này phải được phê chuẩn bởi bất kỳ Quốc gia nào đã phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước. Các văn bản phê chuẩn phải được gửi cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

3. Nghị định thư này sẽ được để ngỏ cho bất kỳ Quốc gia nào đã phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước tham gia.

4. Việc gia nhập phải được thực hiện thông qua việc gửi văn bản xin gia nhập lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

Điều 16.

1. Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày văn bản phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 10 được gửi lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

2. Đối với Quốc gia phê chuẩn Nghị định thư này hoặc gia nhập Nghị định thư sau khi nó có hiệu lực, thì Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày nộp văn bản xin phê chuẩn hoặc gia nhập Nghị định thư.

Điều 17.

Nghị định thư này không cho phép bất cứ điều khoản bảo lưu nào.

Điều 18.

1. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào cũng có thể đề xuất sửa đổi Nghị định thư này và đệ trình lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Tổng Thư ký phải thông báo bất cứ đề xuất sửa đổi nào cho các Quốc gia thành viên với yêu cầu rằng các Quốc gia thành viên phải thông báo cho Tổng Thư ký xem họ có muốn tổ chức họp để xem xét và biểu quyết đề xuất đó hay không. Trong trường hợp ít nhất một phần ba Quốc gia thành viên ủng hộ họp mặt, thì Tổng Thư ký sẽ triệu tập hội nghị dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Bất kỳ sửa đổi nào được thông qua bởi đa số các Quốc gia thành viên có mặt và biểu quyết tại hội nghị sẽ được trình lên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc để phê duyệt.

2. Sửa đổi sẽ có hiệu lực khi nhận được sự chấp thuận của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc và được chấp nhận bởi hai phần ba các Quốc gia thành viên Nghị định thư này phù hợp với các tiến trình hiến pháp của các nước.

3. Khi sửa đổi có hiệu lực, chúng sẽ ràng buộc các Quốc gia thành viên chấp nhận sửa đổi, các Quốc gia thành viên khác vẫn bị ràng buộc bởi các điều khoản của Nghị định thư hiện tại và bất kỳ sửa đổi nào mà họ đã chấp nhận trước đó.

Điều 19.

1. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào cũng có thể rút khỏi Nghị định thư này vào bất kỳ lúc nào bằng cách thông báo bằng văn bản tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Tuyên bố bãi ước sẽ có hiệu lực sáu tháng sau ngày Tổng Thư ký nhận được thông báo.

2. Tuyên bố bãi ước không ảnh hưởng đến việc tiếp tục áp dụng các điều khoản của Nghị định thư này đối với bất kỳ đơn thư nào được gửi theo Điều 2 hoặc bất kỳ cuộc điều tra nào được tiến hành theo Điều 8 trước ngày tuyên bố bãi ước có hiệu lực.

Điều 20.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho tất cả các Quốc gia về:

1. Việc ký kết, phê chuẩn và gia nhập Nghị định thư này;

2. Ngày Nghị định thư này hay bất kỳ sửa đổi nào theo Điều 18 có hiệu lực và của;

3. Bất kỳ tuyên bố bãi ước nào theo Điều 19.

Điều 21.

1. Nghị định thư này, trong đó văn bản bằng tiếng Ả-rập, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha đều có giá trị như nhau, được lưu tại kho văn thư lưu trữ của Liên Hợp Quốc.

2. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi bản sao có chứng thực của Nghị định thư này tới tất cả các Quốc gia được nhắc đến trong điều 25 của Công ước.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định thư bổ sung của Công ước về xóa phân biệt đối xử đối với Phụ nữ, 1999

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.000

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.36.106
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!