HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
94-HĐBT
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 7 năm 1984
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 94-HĐBT NGÀY 2-7-1984 QUY ĐỊNH BỔ
SUNG CÁC NGHỊ ĐỊNH SỐ 175-CP NGÀY 11-12-1964 VÀ SỐ 33-CP NGÀY 24-2-1973 CỦA HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ THỂ THAO QUỐC PHÒNG, TÀNG TRỮ,
SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Để tăng cường công tác quản lý
vũ khí, vật liệu nổ, bảo đảm yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, phục vụ công tác, bảo
vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.
Nay quy định bổ sung các Nghị định của Hội đồng Chính phủ số 175-CP ngày
11-12-1964 về quản lý vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao quốc phòng; và số 33-CP
ngày 24-3-1973 về tàng trữ, sử dụng vật liệu nổ như sau:
I- GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VŨ KHÍ
QUÂN DỤNG
Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng
do cơ quan công an hoặc cơ quan quân sự có thẩm quyền cấp và chỉ cấp cho cơ
quan, đơn vị. Trường hợp đặc biệt, cá nhân được giao giữ và sử dụng vũ khí thường
xuyên để công tác hoặc sẵn sàng chiến đấu, thì trong giấy phép được ghi thêm
tên người giữ vũ khí. Những tổ chức hoặc cá nhân có vũ khí không có giấy tờ hợp
lệ đều coi là vi phạm pháp luật.
II- BẢO QUẢN, SỬ DỤNG VŨ KHÍ,
VẬT LIỆU NỔ
1- Đối với các kho vũ khí, vật
liệu nổ:
a) Kho vật liệu nổ không được để
trong nội thành, nội thị, nơi có đông dân cư và phải làm đúng thiết kế đã được
cấp có thẩm quyền duyệt.
b) Kho vũ khí, vật liệu nổ phải
có người coi giữ, có nội quy chế độ bảo vệ, có phương tiện bảo đảm an toàn,
phòng và chống cháy, nổ, mất mát, hư hỏng; có sổ sách theo dõi chặt chẽ việc xuất,
nhập, số lượng, chất lượng vũ khí, vật liệu nổ trong kho.
c) Người được giao nhiệm vụ coi
giữ kho phải nắm vững chế độ bảo quản, nguyên tắc xuất, nhập vũ khí, vật liệu nổ
và thực hiện đúng các chế độ đã quy định; phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu để
xảy ra mất, cháy, nổ, hư hỏng vũ khí, vật lượng nổ trong kho.
2- Đối với vũ khí, vật liệu nổ
trang bị cho cơ quan, đơn vị để công tác, chiến đấu:
a) Vũ khí, vật liệu nổ trang bị
cho cơ quan, đơn vị (kể cả dân quân tự vệ) để công tác, chiến đấu phải để đúng
nơi quy định, có phân công người theo dõi quản lý, có phương tiện bảo quản an
toàn.
b) Người được trang bị vũ khí, vật
liệu nổ để chiến đấu, công tác phải:
- Biết sử dụng thành thạo các loại
vũ khí, vật liệu nổ được trang bị; - Bảo quản, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ đúng
chế độ, giữ tuyệt đối an toàn; bảo đảm sẵn sàng chiến đẫu hoặc phục vụ công
tác; phải trực tiếp chịu trách nhiệm nếu để mất, cháy, nổ, hư hỏng vũ khí, vật
liệu nổ được giao giữ, sử dụng;
- Chấp hành đầy đủ chế độ bảo dưỡng,
kiểm tra, kiểm kê, báo cáo và đổi giấy phép đúng thời hạn đã quy định;
- Mang giấy phép sử dụng vũ khí
và giấy tuỳ thân khi đi công tác có mang theo vũ khí để xuất trình khi cán bộ
có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát;
- Luôn luôn giữ vũ khí bên người,
không được để trong ba lô, túi xách, cặp da hoặc buộc sau xe, v.v...;
- Khi mang vũ khí về nhà riêng,
phải cất giữ cẩn thẩn, không để người trong nhà hoặc người ngoài lấy sử dụng;
- Giao nộp đầy đủ cho cơ quan, đơn
vị số vũ khí, vật liệu nổ khi chuyển đi đơn vị khác, chuyển ngành, thôi việc, về
hưu...
3- Thủ trưởng hoặc người phụ
trách cơ quan, đơn vị, kho... phải thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình số
lượng, chất lượng và trực tiếp chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ trong cơ quan, đơn vị mình.
III- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ
VIỆC NỔ SÚNG
Trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, người được giao sử dụng vũ khí chỉ được
nổ súng vào các đối tượng nói dưới đây, khi đã có lệnh hoặc bắn cảnh cáo mà đối
tượng không tuân lệnh, trừ trường hợp đặc biệt cấp bách không có biện pháp nào
khác để ngăn chặn ngay đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc để thực hiện quyền tự vệ chính đáng theo luật định:
1- Những kẻ đang dùng vũ lực gây
bạo loạn, đang phá hoại, đang hành hung cán bộ, chiến sĩ bảo vệ, đang tấn công
đối tượng hoặc mục tiêu bảo vệ. 2- Những kẻ đang phá trại giam, cướp phạm nhân;
những phạm nhân đang nổi loạn, cướp vũ khí, phá trại giam, hoặc dùng vũ lực uy
hiếp tính mạng cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ quản lý, canh gác, dẫn giải tội phạm;
những kẻ phạm tội nguy hiểm đang bị giam giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang có lệnh
bắt giữ mà chạy trốn.
3- Những kẻ không tuân lệnh của
cán bộ, chiến sĩ đang tiến hành nhiệm vụ tuần tra, canh gác, khám, lại dùng vũ
lực chống lại, uy hiếp nghiêm trọng tính mạng cán bộ thừa hành nhiệm vụ hoặc
tính mạng của nhân dân.
4- Bọn lưu manh, côn đồ đang giết
người, hiếp dâm, gây rối trật tự rất nghiêm trọng; đang dùng vũ lực cướp phá
tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc tài sản của công dân.
5- Người điều khiển phương tiện
không tuân lệnh, cố tình chạy trốn, khi người kiểm soát phương tiện giao thông
vận tải ra lệnh và đã biết rõ trên phương tiện đó có vũ khí hoặc tài liệu phản
động, có tài liệu bí mật quốc gia, có tài sản đặc biệt quý giá của Nhà nước; hoặc
có bọn phạm tội, có bọn lưu manh, côn đồ đang sử dụng phương tiện để chạy trốn
thì được phép bắn hỏng phương tiện để bắt giữ đối tượng.
Phải xử lý hết sức thận trọng
khi trên phương tiện hoặc xung quanh có nhân dân.
Điều 2.
Vũ khí, vật liệu nổ do Nhà nước quản lý, phân phối và chỉ được sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh, luyện tập hoặc sản xuất, công tác. Cấm các cơ quan,
đơn vị hoặc cá nhân sử dụng vào mục đích khác.
Điều 3.
Nghiêm cấm mua, bán, đổi chác, sản xuất, sửa chữa, tàng trữ, vận chuyển vũ khí,
vật liệu nổ trái phép.
Điều 4.
Uỷ ban nhân dân các cấp và các ngành có liên quan có trách nhiệm tuyên truyền,
giáo dục, hướng dẫn mọi người:
- Phát hiện và tố giác các trường
hợp vi phạm thể lệ quản lý vũ khí, vật liệu nổ; những người cất giấu, tàng trữ,
sử dụng, mua, bán, trao đổi, sửa chữa, vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ trái
phép.
- Phát hiện những kho vũ khí, vật
liệu nổ không có người coi giữ.
- Thu hồi vũ khí, vật liệu nổ
rơi vãi, kịp thời nộp cho cơ quan công an hoặc cơ quan quân sự gần nhất.
Những người có thành tích trong
những việc làm nói trên sẽ được xét khen thưởng.
Điều 5.
Những cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm những quy định trong Nghị định này tuỳ
theo tình tiết nặng, nhẹ, sẽ bị xử lý theo các hình thức sau đây:
- Thu giữ vũ khí, vật liệu nổ.
- Phạt vi cảnh.
- Truy tố trước Toà án nhân dân.
Đối với những vi phạm của cơ
quan, đơn vị thì phạt người trực tiếp vi phạm; nếu do thi hành lệnh của người
chỉ huy, người phụ trách thì phạt những người này.
Điều 6.
Thủ trưởng
các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.