Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 132/2004/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Động viên công nghiệp

Số hiệu: 132/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 04/06/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 132/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2004

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 132/2004/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 6 NĂM 2004 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Động viên công nghiệp ngày 25 tháng 2 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Doanh nghiệp công nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định này gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, luyện kim, hoá chất và điện tử.

2. Động viên công nghiệp không áp dụng đối với doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm:

a) Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp liên danh, doanh nghiệp cổ phần (doanh nghiệp do một bên hoặc nhiều bên là Việt Nam và một bên hoặc nhiều bên là nước ngoài hợp tác thành lập tại Việt Nam);

b) Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 2.

1. Động viên công nghiệp phải được tiến hành trên cơ sở năng lực sản xuất, sửa chữa đã có của các doanh nghiệp công nghiệp, Nhà nước chỉ đầu tư thêm trang thiết bị chuyên dùng để hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị cho quân đội.

2. Việc lựa chọn, giao nhiệm vụ động viên công nghiệp cho các doanh nghiệp công nghiệp phải bảo đảm tính đồng bộ theo nhu cầu sản xuất, sửa chữa trang bị của quân đội và phù hợp với năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp.

3. Giá thanh toán sản phẩm động viên công nghiệp được tính đúng, tính đủ trên cơ sở định mức, khung giá của Nhà nước tại thời điểm thanh toán, bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động.

Điều 3.

1. Bộ Quốc phòng là đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các trang thiết bị do Nhà nước giao cho doanh nghiệp công nghiệp để hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh), Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi là Tổng công ty) phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý số lượng, chất lượng trang thiết bị do Nhà nước giao cho doanh nghiệp công nghiệp thuộc quyền.

2. Doanh nghiệp công nghiệp được Nhà nước giao các trang thiết bị có trách nhiệm:

a) Mở sổ và ghi sổ theo dõi chính xác, phản ánh kịp thời, trung thực tình hình sử dụng và biến động của trang thiết bị được giao;

b) Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng các trang thiết bị được giao;

c) Định kỳ và khi kết thúc năm, phải tiến hành kiểm kê để xác định chính xác số lượng, chất lượng trang thiết bị được giao, kết quả kiểm kê được báo cáo về Bộ Quốc phòng và cơ quan quản lý cấp trên.

Điều 4.

1. Khi có nhu cầu khai thác công dụng của trang thiết bị do Nhà nước giao để hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp phải báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp của mình và làm văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phải có văn bản trả lời ý kiến đề nghị của doanh nghiệp.

2. Khi được phép khai thác công dụng trang thiết bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp chỉ khai thác trong thời hạn cho phép và thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ quy định. Số tiền trích khấu hao tài sản do Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp phải sử dụng để tái đầu tư phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, bảo đảm duy trì tính năng kỹ thuật, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa trang bị.

Điều 5.

1. Trong quá trình thực hiện sản xuất, sửa chữa trang bị cho quân đội, doanh nghiệp công nghiệp có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, đầy đủ số lượng sản phẩm do doanh nghiệp thực hiện.

2. Nghiêm cấm doanh nghiệp công nghiệp sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh, tặng, cho, cho thuê, cầm cố, nhượng bán.

3. Việc xử lý các sản phẩm thừa, sản phẩm hỏng trong quá trình thực hiện sản xuất, sửa chữa trang bị tại các doanh nghiệp công nghiệp thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Chương 2:

CHUẨN BỊ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP

Điều 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp xây dựng Chương trình khảo sát tổng thể các doanh nghiệp công nghiệp trong phạm vi cả nước thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh Động viên công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp trực thuộc và báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Quốc phòng). Bộ Quốc phòng tổng hợp kết quả khảo sát và lựa chọn doanh nghiệp công nghiệp có đủ điều kiện động viên công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 8.

1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ra quyết định giao nhiệm vụ động viên công nghiệp cho các doanh nghiệp công nghiệp, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp công nghiệp đầy đủ tài liệu công nghệ theo yêu cầu sản xuất, sửa chữa trang bị phục vụ cho quân đội.

2. Doanh nghiệp công nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ số lượng tài liệu công nghệ được chuyển giao đúng thời hạn và thực hiện chế độ quản lý, sử dụng, bảo mật theo đúng quy định. Trên cơ sở tài liệu công nghệ được chuyển giao, doanh nghiệp công nghiệp nghiên cứu vận dụng phù hợp với thực tế điều kiện công nghệ của doanh nghiệp để sản xuất, sửa chữa trang bị đạt hiệu quả.

Điều 9.

1. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ động viên công nghiệp, Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty hướng dẫn doanh nghiệp công nghiệp xây dựng dự án đầu tư hoàn chỉnh năng lực dây chuyền để sản xuất, sửa chữa trang bị theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.

2. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức thẩm định các dự án đầu tư hoàn chỉnh năng lực dây chuyền để sản xuất, sửa chữa trang bị của các doanh nghiệp công nghiệp và quyết định đầu tư sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.

Điều 10.

1. Hàng năm Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch sản xuất, sửa chữa trang bị để duy trì năng lực của dây chuyền ở các doanh nghiệp công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việc sản xuất, sửa chữa trang bị để duy trì năng lực của dây chuyền ở các doanh nghiệp công nghiệp được thực hiện theo chế độ định kỳ nhưng không quá bốn (4) năm một lần, tùy thuộc đặc điểm của dây chuyền và khả năng đảm bảo của ngân sách nhà nước.

2. Doanh nghiệp công nghiệp có trách nhiệm giao đầy đủ sản phẩm cho Bộ Quốc phòng theo kế hoạch thực hiện sản xuất, sửa chữa trang bị để duy trì năng lực của dây chuyền. Việc giao, nhận sản phẩm thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Điều 11.

1. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày (ngày làm việc), kể từ ngày quyết định sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể không thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh Động viên công nghiệp hoặc có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, đã hoàn chỉnh đổi mới công nghệ mà không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp thì đại diện hợp pháp của doanh nghiệp công nghiệp phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp và Bộ Quốc phòng.

2. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp, Thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp và báo cáo Bộ Quốc phòng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thành lập hội đồng kiểm kê đánh giá thực trạng của tài liệu công nghệ đã được chuyển giao và tình trạng kỹ thuật, giá trị của trang thiết bị do Nhà nước giao cho doanh nghiệp.

3. Bộ Quốc phòng tổng hợp báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty trình Thủ tướng Chính phủ quyết định doanh nghiệp công nghiệp không còn đủ khả năng động viên công nghiệp. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thu hồi quản lý hoặc chuyển giao cho doanh nghiệp công nghiệp khác toàn bộ tài liệu công nghệ đã được chuyển giao và trang thiết bị do Nhà nước giao. Trình tự và thủ tục thu hồi tài liệu công nghệ đã được chuyển giao và trang thiết bị do Nhà nước giao được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

4. Doanh nghiệp công nghiệp khi không còn khả năng động viên công nghiệp có trách nhiệm bàn giao đầy đủ tài liệu công nghệ đã được chuyển giao và trang thiết bị do Nhà nước giao theo quyết định thu hồi của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; nếu có tổn thất thì doanh nghiệp phải bồi thường các tổn thất trước khi bàn giao, việc xác định bồi thường các tổn thất được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính.

Điều 12.

1. Vật tư dự trữ phục vụ động viên công nghiệp phải đồng bộ, có chất lượng cao, số lượng thích hợp, cung cấp kịp thời, chuẩn xác.

2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm dự trữ vật tư chuyên dụng quốc phòng, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm dự trữ vật tư thông dụng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 13. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch và kế hoạch dự trữ vật tư phục vụ động viên công nghiệp. Khi có yêu cầu bổ sung, sửa đổi danh mục vật tư dự trữ theo trách nhiệm được phân công thì Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính lập báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 14. Việc quản lý vật tư dự trữ phục vụ động viên công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hàng dự trữ quốc gia.

Chương 3:

THỰC HÀNH ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP

Điều 15.

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng các doanh nghiệp công nghiệp và chỉ tiêu động viên công nghiệp cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty khi thực hành động viên công nghiệp.

2. Quyết định động viên công nghiệp phải được thông báo đúng thời hạn, chính xác, bí mật, an toàn. Việc thông báo được tiến hành đồng thời theo hệ thống hành chính từ Trung ương tới cơ sở.

3. Trách nhiệm thông báo quyết định động viên công nghiệp :

a) Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm thông báo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về số lượng các doanh nghiệp công nghiệp và chỉ tiêu động viên công nghiệp cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty;

b) Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về danh sách các doanh nghiệp công nghiệp và chỉ tiêu động viên công nghiệp của từng doanh nghiệp đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty và các đơn vị quân đội thuộc quyền;

c) Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty có trách nhiệm thông báo quyết định giao nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa trang bị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và người đứng đầu Tổng công ty cho các doanh nghiệp công nghiệp thuộc quyền.

4. Thời hạn hoàn thành thông báo của từng cấp từ khi nhận được quyết định động viên công nghiệp đến khi thông báo xong không quá sáu mươi (60) phút.

Điều 16.

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm địa điểm di chuyển đến cho các doanh nghiệp công nghiệp thuộc diện di chuyển theo kế hoạch động viên công nghiệp đã được phê duyệt khi địa điểm này thuộc địa giới hành chính do tỉnh quản lý, đồng thời bảo đảm số phương tiện phục vụ di chuyển còn thiếu cho các doanh nghiệp. Số phương tiện này phải có mặt tại địa điểm có dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị cần di chuyển trong thời hạn không quá mười hai (12) giờ từ khi nhận được lệnh di chuyển.

2. Các doanh nghiệp công nghiệp thuộc diện di chuyển (kể cả các doanh nghiệp không thuộc cấp tỉnh quản lý) báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị cần phải di chuyển) số phương tiện còn thiếu khi phải di chuyển, sau khi được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.

Điều 17. Thời hạn hoàn thành di chuyển của các doanh nghiệp thuộc diện di chuyển thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 18. Khi có quyết định động viên công nghiệp và quyết định xuất vật tư dự trữ quốc gia của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị dự trữ thuộc quyền xuất vật tư dự trữ cho thực hành động viên công nghiệp theo trách nhiệm được phân công. Doanh nghiệp công nghiệp tổ chức tiếp nhận vật tư tại các cơ sở dự trữ quốc gia.

Chương 4:

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP

Điều 19. Trong chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp và người lao động được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại các Điều 27, 28 và 29 của Pháp lệnh Động viên công nghiệp.

Điều 20. Doanh nghiệp công nghiệp khi thực hiện sản xuất, sửa chữa trang bị và tiếp nhận chuyển giao công nghệ trong động viên công nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 21. Người lao động trực tiếp trong thời gian tham gia thực hành động viên công nghiệp, được hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh như đối với công nhân, viên chức quốc phòng theo quy định hiện hành.

Chương 4:

NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM CHO ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP

Điều 22.

1. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho nhiệm vụ thực hành động viên công nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty được bố trí khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao nhiệm vụ thực hành động viên công nghiệp.

Điều 23.

1. Ngân sách Trung ương bảo đảm cho nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp thuộc nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng được chi cho các nội dung sau:

a) Khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp:

Chuẩn bị tài liệu phục vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị;

Tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị của các doanh nghiệp;

Hội thảo lựa chọn doanh nghiệp có khả năng sản xuất, sửa chữa trang bị;

Phúc tra khả năng doanh nghiệp đủ điều kiện động viên công nghiệp.

b) Hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp:

Chi phí phục vụ cho xây dựng các dự án đầu tư hoàn chỉnh năng lực dây chuyền để sản xuất, sửa chữa trang bị;

Chuẩn bị tài liệu thiết kế, công nghệ, hướng dẫn triển khai kỹ thuật, bổ sung các loại dụng cụ chuyên dùng, các loại trang bị đặc chủng quốc phòng;

Bảo đảm lương, phụ cấp cho người lao động và những người tham gia chuyển giao công nghệ;

Bảo đảm vật tư phục vụ chế thử sản phẩm và chi phí khác phục vụ nghiệm thu dây chuyền.

c) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ động viên công nghiệp: thuê khoán chuyên môn, chế thử sản phẩm, hội nghị, hội thảo và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật về công tác nghiên cứu khoa học.

d) Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động khác và huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp:

Công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động khác và tổ chức huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp;

Bảo đảm lương, phụ cấp cho người lao động và những người tham gia bồi dưỡng chuyên môn, huấn luyện, diễn tập và thù lao giáo viên;

Bảo đảm vật tư phục vụ sản xuất, sửa chữa và tổ chức nghiệm thu sản phẩm trong huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp;

Đền bù thiệt hại về vật chất do huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp gây nên (nếu có);

Sơ kết, tổng kết huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp.

đ) Các hoạt động để duy trì năng lực sản xuất, sửa chữa của dây chuyền động viên công nghiệp:

Bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị chuyên dùng;

Công lao động, vật tư sản xuất, sửa chữa, chi phí năng lượng, quản lý xí nghiệp, bảo hiểm, công đoàn và những chi phí khác theo quy định của Nhà nước về giá thành sản phẩm.

e) Dự trữ vật tư: vốn vật tư dự trữ, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ dự trữ, xây dựng, cải tạo kho bãi và các công trình phụ trợ khác.

g) Khảo sát lựa chọn địa điểm di chuyển đến của doanh nghiệp thuộc diện di chuyển.

h) Nghiệp vụ động viên công nghiệp:

Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp;

Hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, in ấn tài liệu;

Hỗ trợ mua sắm trang bị văn phòng phục vụ công tác động viên công nghiệp.

i) Những công việc khác liên quan đến động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Ngân sách Trung ương bảo đảm cho nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp thuộc nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tổng công ty được chi cho các nội dung sau:

a) Khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp:

Chuẩn bị tài liệu phục vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị;

Tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị của các doanh nghiệp;

Hội thảo lựa chọn doanh nghiệp có khả năng sản xuất, sửa chữa trang bị;

Phúc tra khả năng doanh nghiệp đủ điều kiện động viên công nghiệp.

b) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ động viên công nghiệp: thuê khoán chuyên môn, chế thử sản phẩm, hội nghị, hội thảo và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật về công tác nghiên cứu khoa học.

c) Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động khác và huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp:

Công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động khác và tổ chức huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp;

Bảo đảm lương, phụ cấp cho người lao động và những người tham gia bồi dưỡng chuyên môn, huấn luyện, diễn tập và thù lao giáo viên;

Đền bù thiệt hại về vật chất do huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp gây nên (nếu có);

Sơ kết, tổng kết huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp.

d) Các hoạt động để duy trì năng lực sản xuất, sửa chữa của dây chuyền động viên công nghiệp: bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị chuyên dùng.

đ) Khảo sát lựa chọn địa điểm di chuyển đến của doanh nghiệp thuộc diện di chuyển.

e) Nghiệp vụ động viên công nghiệp:

Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp;

Hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, in ấn tài liệu;

Hỗ trợ mua sắm trang bị văn phòng phục vụ công tác động viên công nghiệp.

g) Những công việc khác liên quan đến động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật.

h) Riêng đối với ngân sách trung ương bảo đảm cho nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp thuộc nhiệm vụ của Bộ Tài chính (các Bộ khác và cơ quan ngang Bộ, Tổng công ty không có nội dung chi này) được chi cho nội dung dự trữ vật tư: vốn vật tư dự trữ, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ dự trữ, xây dựng, cải tạo kho bãi và các công trình phụ trợ khác.

3. Ngân sách địa phương bảo đảm cho nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp được chi cho các nội dung sau:

a) Khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp:

Chuẩn bị tài liệu phục vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị;

Tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị của các doanh nghiệp;

Hội thảo lựa chọn doanh nghiệp có khả năng sản xuất, sửa chữa trang bị;

Phúc tra khả năng doanh nghiệp đủ điều kiện động viên công nghiệp.

b) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ động viên công nghiệp: thuê khoán chuyên môn, chế thử sản phẩm, hội nghị, hội thảo và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật về công tác nghiên cứu khoa học.

c) Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động khác và huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp:

Công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động khác và tổ chức huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp;

Bảo đảm lương, phụ cấp cho người lao động và những người tham gia bồi dưỡng chuyên môn, huấn luyện, diễn tập và thù lao giáo viên;

Đền bù thiệt hại về vật chất do huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp gây nên (nếu có);

Sơ kết, tổng kết huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp.

d) Các hoạt động để duy trì năng lực sản xuất, sửa chữa của dây chuyền động viên công nghiệp: bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị chuyên dùng.

đ) Khảo sát lựa chọn địa điểm di chuyển đến của doanh nghiệp thuộc diện di chuyển.

e) Nghiệp vụ động viên công nghiệp:

Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp;

Hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, in ấn tài liệu;

Hỗ trợ mua sắm trang bị văn phòng phục vụ công tác động viên công nghiệp;

g) Những công việc khác liên quan đến động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Ngân sách thực hành động viên công nghiệp thuộc nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty được chi cho các công việc sau:

1. Di chuyển dây chuyền động viên công nghiệp khi có quyết định động viên công nghiệp:

a) Xây dựng cơ sở hạ tầng và các điều kiện đảm bảo khác phục vụ dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị tại địa điểm di chuyển đến;

b) Tháo dỡ, bao gói, bốc xếp, khắc phục hư hỏng trong quá trình vận chuyển, lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị và đảm bảo phương tiện vận chuyển cán bộ, người lao động và trang thiết bị thuộc dây chuyền đến vị trí mới và ngược lại;

c) Giải quyết chính sách đối với chủ phương tiện có phương tiện được huy động trực tiếp phục vụ di chuyển.

2. Sản xuất, sửa chữa trang bị khi có quyết định động viên công nghiệp: công lao động, vật tư sản xuất, sửa chữa, chi phí năng lượng và những chi phí khác theo quy định của Nhà nước về giá thành sản phẩm.

3. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ động viên công nghiệp: thuê khoán chuyên môn, chế thử sản phẩm, hội nghị, hội thảo và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật về công tác nghiên cứu khoa học.

4. Dự trữ vật tư: vốn vật tư dự trữ, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ dự trữ, xây dựng, cải tạo kho bãi và các công trình phụ trợ khác.

5. Hỗ trợ sản xuất cho doanh nghiệp sau khi hoàn thành nhiệm vụ động viên công nghiệp.

6. Nghiệp vụ động viên công nghiệp:

a) Hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, in ấn tài liệu;

b) Hỗ trợ mua sắm trang bị văn phòng phục vụ công tác động viên công nghiệp.

7. Các công việc khác liên quan đến động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 25.

1. Căn cứ nhiệm vụ động viên công nghiệp được giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tổng công ty lập dự toán ngân sách động viên công nghiệp, trong đó xác định ngân sách chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển gửi Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán ngân sách động viên công nghiệp thuộc ngân sách địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 26.

1. Căn cứ vào dự toán ngân sách động viên công nghiệp được giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị và doanh nghiệp trực thuộc; tổng hợp báo cáo kết quả phân bổ ngân sách cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty và các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc được giao dự toán ngân sách động viên công nghiệp có trách nhiệm triển khai thực hiện nhiệm vụ và báo cáo quyết toán ngân sách theo quy định hiện hành.

Chương 5:

TRÁCH NHIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRONG ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP

Điều 27.

1. Bộ Quốc phòng:

a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về động viên công nghiệp; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện những quy định của pháp luật về động viên công nghiệp;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp xây dựng kế hoạch nhà nước về động viên công nghiệp để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chỉ tiêu động viên công nghiệp giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

d) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng nội dung quyết định giao nhiệm vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty để Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

đ) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp dự toán ngân sách động viên công nghiệp hàng năm để Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

e) Phối hợp với Bộ Tài chính xác định danh mục dự trữ vật tư chuyên dụng quốc phòng và vật tư thông dụng phục vụ động viên công nghiệp để Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

g) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về quy mô, nội dung và hình thức diễn tập động viên công nghiệp.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về động viên công nghiệp;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng nội dung quyết định giao nhiệm vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

c) Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch nhà nước về động viên công nghiệp để Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

d) Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng chỉ tiêu động viên công nghiệp giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty để Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

đ) Tham gia thẩm định các dự án đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp của các doanh nghiệp;

e) Phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp dự toán ngân sách động viên công nghiệp hàng năm để Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Bộ Tài chính:

a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về động viên công nghiệp;

b) Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch nhà nước về động viên công nghiệp để Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định danh mục dự trữ vật tư chuyên dụng quốc phòng và vật tư thông dụng phục vụ động viên công nghiệp để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng tổng hợp dự toán ngân sách động viên công nghiệp hàng năm để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

đ) Tham gia thẩm định các dự án đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp của các doanh nghiệp.

4. Bộ Công nghiệp:

a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về động viên công nghiệp;

b) Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch nhà nước về động viên công nghiệp để Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch động viên công nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Tham gia thẩm định các dự án đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp của các doanh nghiệp thuộc quyền;

d) Thông báo bằng văn bản cho Bộ Quốc phòng các đề án về chiến lược, quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch vùng về các ngành cơ khí, luyện kim và hoá chất khi được Chính phủ phê duyệt.

5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về động viên công nghiệp; tham gia thẩm định các dự án đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp của các doanh nghiệp thuộc quyền; tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch động viên công nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các doanh nghiệp công nghiệp trực thuộc được giao nhiệm vụ động viên công nghiệp, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tổng công ty có doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp; thông báo bằng văn bản cho Bộ Quốc phòng kế hoạch dài hạn, năm năm về phát triển công nghiệp của địa phương phần liên quan đến ngành cơ khí, luyện kim, hoá chất và điện tử.

6. Tổng công ty: tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch động viên công nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tham gia thẩm định các dự án đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp của các doanh nghiệp trực thuộc.

Chương 7:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 28. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong chuẩn bị động viên công nghiệp và thực hành động viên công nghiệp được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các qui định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 31. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 32. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người đứng đầu Tổng công ty chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
--------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 132/2004/ND-CP

Hanoi, June 4, 2004

 

DECREE

DETAILING THE ORDINANCE ON INDUSTRIAL MOBILIZATION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the February 25, 2003 Ordinance on Industrial Mobilization;
At the proposal of the Defense Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Industrial mobilization shall not apply to foreign-invested industrial enterprises, including:

a) Joint-venture enterprises, partnership enterprises, joint-stock enterprises (enterprises jointly set up by one or many Vietnamese parties and one or many foreign parties);

b) Enterprises with 100% foreign investment capital.

Article 2.-

1. Industrial mobilization must be conducted on the basis of the existing production, repairing capacities of industrial enterprises and the State shall only invest more specialized equipment to complete the military equipment- manufacturing or - repairing chains.

2. The selection of, and the assignment of industrial mobilization tasks to, industrial enterprises must ensure their synchronism required by the manufacture or repair of equipment for the army and suitable to the enterprises' production or repair capacities.

3. The payment prices of industrial mobilization products shall be calculated accurately and adequately on the basis of norms and price frames of the State at the time of payment, ensuring the lawful interests of enterprises and laborers.

Article 3.-

1. The Defense Ministry is the representative of the State owner of the equipment assigned by the State to industrial enterprises for the completion of chains of manufacturing or repairing equipment. The ministries, the ministerial-level agencies, the People's Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter called the provincial-level People's Committees) and the corporations set up under the Prime Minister's decisions (hereinafter called the corporations) shall coordinate with the Defense Ministry in managing the quantity and quality of the equipment assigned by the State to the industrial enterprises under their respective management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) To open books and make book entries to monitor accurately, reflect in time and honestly the situation of use of, and changes in, the assigned equipment;

b) To draw up regulations on management and use of assigned equipment;

c) Periodically and at year-end, to inventory and accurately determine the quantity and quality of the assigned equipment, and to report the inventory results to the Defense Ministry and their superior managing bodies.

Article 4.-

1. Upon the appearance of demands for exploitation of the utility of the State-assigned equipment to complete the chains of manufacturing, repairing equipment outside the industrial mobilization plans, the industrial enterprises must report thereon to their immediate superior bodies and file written requests to the Defense Minister. Within 15 days (working days), as from the date of receiving the written requests of enterprises, the Defense Minister must reply the enterprises in writing.

2. When permitted to exploit the utility of equipment outside industrial mobilization plans, the industrial enterprises shall only exploit them within the permitted duration and effect fixed asset amortization according to regulations. The proceeds from amortization of State-invested assets must be used by enterprises for reinvestment in service of maintenance and repair of equipment, ensuring the maintenance of technical properties, being ready for the tasks of manufacturing or repairing equipment.

Article 5.-

1. In the course of manufacturing or repairing equipment for the army, industrial enterprises shall have to strictly manage the adequate quantity of products manufactured or repaired by themselves.

2. Industrial enterprises are strictly forbidden to use industrial mobilization products for the purposes of business, donation, lease, pledge, sale.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

INDUSTRIAL MOBILIZATION PREPARATION

Article 6.- The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Defense Ministry, the Finance Ministry and the Industry Ministry in, working out programs on general surveys of industrial enterprises throughout the country, which are governed by the Industrial Mobilization Ordinance, and submit them to the Prime Minister for decision.

Article 7.- The ministries, the ministerial-level agencies, the provincial-level People's Committees and the corporations shall organize the surveys of production and/or repair capacities of their attached industrial enterprises and report on the results to the Prime Minister (via the Defense Ministry). The Defense Ministry shall sum up the survey results and select the industrial enterprises fully qualified for industrial mobilization for submission to the Prime Minister for decision.

Article 8.-

1. Within 30 days as from the date the Prime Minister issues decision to assign the industrial mobilization tasks to industrial enterprises, the Defense Ministry shall have to transfer to the industrial enterprises all industrial documents according to the requirements of manufacturing or repairing equipment in service of the army.

2. The industrial enterprises shall have to fully receive the volume of technological documents transferred on time and follow the management, use and confidentiality regime according to regulations. On the basis of the transferred technological documents, the industrial enterprises shall study and apply them in a way suitable to their respective technological conditions in order to efficiently manufacture or repair equipment.

Article 9.-

1. Pursuant to the Prime Minister's decision on industrial mobilization tasks, the Defense Ministry shall coordinate with ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People’s Committees and corporations in guiding the industrial enterprises to elaborate investment projects on the completion of chains equipment manufacture and/or repair according to the current regulations on investment and construction management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.-

1. Annually, the Defense Ministry shall elaborate plans for manufacture, repair of equipment in order to maintain the capacities of the industrial enterprises' chains and submit them to the Prime Minister for decision. The manufacture, repair of equipment to maintain the capacities of chains at industrial enterprises shall follow the periodical regime but shall not be more than once every four (4) years, depending on the characteristics of the chains and the State budget's capability.

2. Industrial enterprises shall have to fully hand over the products to the Defense Ministry under the plans on equipment manufacture, repair in order to maintain the capacities of production and/or repair chains. The delivery and reception of products shall comply with the regulations of the Defense Ministry.

Article 11.-

1. Within twenty (20) days (working days) as from the date of deciding on their merger, division, separation, dissolution, transfer of ownership to subjects not governed by the Industrial Mobilization Ordinance or filing their requests for bankruptcy declaration or having completed their technological renewal but being no longer capable of performing the industrial mobilization tasks, the lawful representatives of industrial enterprises must report thereon in writing to the agencies which have issued decisions to set up the enterprises and to the Defense Ministry.

2. Within fifteen (15) days (working days) as from the date of receiving the reports of enterprises, the heads of the agencies which have issued decisions on setting up of the enterprises shall have to report thereon to their immediate superior bodies and to the Defense Ministry for sum-up report to the Prime Minister, and at the same time set up a council for inventory and evaluation of the actual conditions of the transferred technological documents and the technical conditions as well as value of the equipment assigned by the State to enterprises.

3. The Defense Ministry shall synthesize reports of ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees and corporations for submission to the Prime Minister who shall decide on which industrial enterprises are no longer capable for industrial mobilization. The Defense Minister shall decide to recover for management or transfer to other industrial enterprises all the industrial documents already transferred and the equipment assigned by the State. The order and procedures for recovery of the transferred industrial documents and the State-assigned equipment shall comply with the Defense Ministry's guidance.

4. Industrial enterprises, when being no longer capable for industrial mobilization, shall have to fully hand over the transferred technological documents and the State-assigned equipment under the recovery decisions of the Defense Minister; in case of damage, the enterprises shall have to pay compensations therefor before the hand-over; the determination of damages shall comply with the guidance of the Defense Ministry and the Finance Ministry.

Article 12.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Defense Ministry shall have to reserve special-use defense supplies; the Finance Ministry shall have to reserve common supplies under decisions of the Prime Minister.

Article 13.- The Defense Minister and the Finance Minister shall work out and submit to the Prime Minister plannings and plans to reserve supplies in service of industrial mobilization. Upon any requests for supplements or amendments to the lists of reserve supplies according to assigned responsibilities, the Defense Ministry and/or the Finance Ministry shall make reports thereon and submit them to the Prime Minister for decision.

Article 14.- The management of reserve supplies in service of industrial mobilization shall comply with law provisions on management of national reserve goods.

Chapter III

PRACTICING INDUSTRIAL MOBILIZATION

Article 15.-

1. The Defense Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, determining for submission to the Prime Minister for decision the number of industrial enterprises and industrial mobilization norms for ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees and corporations when practicing the industrial mobilization.

2. The industrial mobilization decisions must be notified on time, accurately, secretly and safely. The notification shall be carried out simultaneously through the administrative system from the central to grassroots levels.

3. Responsibilities to notify the industrial mobilization decisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Basing itself on the Prime Minister's decisions, the Defense Ministry shall have to notify the Defense Minister's decisions on the list of industrial enterprises and the industrial mobilization norms of each enterprise to ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees, corporations and army units under their management;

c) Basing themselves on the Prime Minister's decisions and the Defense Minister's decisions, ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees and corporations shall have to notify the decisions to assign equipment manufacture, repair tasks of ministers, heads of ministerial-level agencies, presidents of provincial-level People's Committees and leaders of corporations to the industrial enterprises under their respective management.

4. The time limit for completion of notification by each level from the time of receiving the industrial mobilization decision to the time of completing the notification shall not exceed sixty (60) minutes.

Article 16.-

1. The provincial-level People's Committees shall have to ensure new locations for industrial enterprises to be relocated under the approved industrial mobilization plans when such locations are in the administrative boundaries managed by the provinces, and at the same time provide the deficit means in service of the relocation for enterprises. These means must be present at the locations where exist the equipment manufacturing and/or repairing chains to be removed within no more than twelve (12) hours after receiving the relocation order.

2. The industrial enterprises subject to relocation (including those not managed by provinces) shall report to the provincial-level People's Committees (of the localities where exist the equipment-manufacturing and/or repairing chains to be removed) on the deficit number of means for relocation, after getting the approval from the superior managing bodies.

Article 17.- The time limit for completion of the relocation of enterprises subject to relocation shall comply with the decisions of the Defense Minister.

Article 18.- Upon the Prime Minister's decisions on industrial mobilization and decisions on delivery of national reserve supplies, the Defense Minister and the Finance Minister shall direct the reserve units under their respective management to deliver reserve supplies for execution of industrial mobilization according to assigned responsibility. The industrial enterprises shall organize the reception of supplies at national reserve units.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- While preparing for, and practicing industrial mobilization, industrial enterprises and laborers are entitled to enjoy the regimes and policies prescribed in Articles 27, 28 and 29 of the Industrial Mobilization Ordinance.

Article 20.- Industrial enterprises, when manufacturing or repairing equipment and receiving technology transfer in industrial mobilization, shall not have to pay value added tax under the provisions of the Value Added Tax Law and the documents guiding the implementation thereof.

Article 21.- Laborers directly participating in practicing industrial mobilization shall enjoy the defense and security service allowances like defense workers and employees under the current regulations.

Chapter V

BUDGET FOR INDUSTRIAL MOBILIZATION

Article 22.-

1. The State budget for the performance of industrial mobilization preparation tasks of ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees and corporations shall be included in the annual budget estimates as provided for in the State Budget Law and documents guiding the implementation thereof.

2. The State budget for the performance of industrial mobilization tasks of ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees and corporations shall be allocated when the Prime Minister issues decisions to assign the tasks of implementing industrial mobilization.

Article 23.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Surveys of manufacture and/or repair capacities of industrial enterprises:

- Preparing documents in service of surveys of equipment-manufacturing and/or - repairing capacities;

- Organizing surveys of equipment-manufacturing and/or- repairing capacities of enterprises;

- Organizing workshops on selection of enterprises capable of manufacturing and/or repairing equipment;

- Re-examining the capabilities of enterprises qualified for industrial mobilization.

b) Completion of equipment-manufacturing or- repairing chains for industrial mobilization:

- Expenses in service of formulation of investment projects on completion of equipment-manufacturing or-repairing chains;

- Preparing documents on design, technologies, guiding technical deployment, addition of special-use instruments, specific military equipment;

- Ensuring wages, allowances for laborers and participants in technological transfer;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Scientific research, application of scientific and technological advance in service of industrial mobilization: professional package hiring, trial manufacture of products, conferences, seminars and other expenses prescribed by law for scientific research.

d) Professional fosterings for officials, workers, employees and other laborers and industrial -mobilization training and manoeuvres:

- Organizing professional fosterings for officials, workers, employees and other laborers and organizing industrial mobilization training and manoeuvres;

- Ensuring wages and allowances for laborers and participants in professional fosterings, trainings and drills and renumerations for teachers;

- Ensuring supplies in service of production and repair and organizing pre-acceptance tests of products in industrial mobilization trainings and manoeuvres;

- Paying compensations for material damage caused by industrial-mobilization training and/or manoeuvres (if any);

- Making preliminary and final reviews of industrial-mobilization trainings and/or manoeuvres.

e) Activities to maintain the manufacturing and/or repairing capacity of industrial mobilization chains:

- Maintenance and repair of specialized equipment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) Reserve of supplies: capital for reserve supplies, support in procurement of equipment in service of reserve, construction and renovation of storehouses, yards and other support facilities.

g) Surveys for selection of new locations for enterprises subject to relocation.

h) Industrial-mobilization operations:

- Drawing up industrial-mobilization plans;

- Conferences, seminars, preliminary reviews, final reviews, commendations, document printing;

- Support in procurement of office equipment in service of industrial mobilization.

i) Other jobs related to industrial mobilization as provided for by law.

2. The central budget ensuring funding for industrial-mobilization preparations tasked to ministries, ministerial-level agencies, corporations shall be spent on the following contents:

a) Surveys of manufacturing or repairing capacities of industrial enterprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Organizing surveys of equipment-manufacturing/repairing capacity of enterprises;

- Organizing seminars on selection of enterprises capable of manufacturing and/or repairing equipment;

- Re-examining the capabilities of enterprises qualified for industrial mobilization.

b) Scientific research, application of scientific and technological advance in service of industrial mobilization: professional package hiring, trial manufacture of products; conferences, seminars and other expenses according to law provisions on scientific research.

c) Professional trainings for officials, workers, employees and other laborers and industrial mobilization trainings and manoeuvres:

- Organizing professional fosterings for officials, workers, employees and other laborers and organization of industrial-mobilization trainings and/or manoeuvres;

- Ensuring wages and allowances for laborers and participants in professional fosterings, trainings, drills and remunerations for teachers;

- Paying compensations for material damage caused by industrial mobilization trainings and/or manoeuvres (if any);

- Making preliminary and final reviews of industrial-mobilization trainings, manoeuvres.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Surveys for selection of new locations for enterprises subject to relocation.

f) Industrial-mobilization operations:

- Drawing up industrial-mobilization plans;

- Organizing conferences, seminars, preliminary review, final review, commendation, document printing;

- Providing support in procurement of office equipment in service of industrial mobilization.

g) Other jobs related to industrial mobilization according to law provisions.

h) Particularly for the central budget ensuring funding for industrial mobilization preparations tasked to the Finance Ministry (other ministries and ministerial-level agencies as well as corporations do not have this spending content), it shall be spent on the content of supplies reserve: capital for reserve supplies, support in procurement of equipment in service of the reserve, construction and/or renovation of storehouses, yards and other support facilities.

3. The local budget ensuring funding for industrial mobilization preparation tasks shall be spent on the following contents:

a) Surveys of manufacturing/repairing capacities of industrial enterprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Organizing surveys of equipment-manufacturing/repairing capacities of enterprises;

- Organizing seminars on selection of enterprises capable of manufacturing, repairing equipment;

- Re-examining the capabilities of enterprises qualified for industrial mobilization.

b) Scientific research, application of scientific and technological advance in service of industrial mobilization: professional package hiring, trial manufacture of products, conferences, seminars and other expenses prescribed by law for scientific research.

c) Professional fosterings for officials, workers, employees and other laborers and industrial-mobilization trainings and manoeuvres:

- Organizing professional fosterings for officials, workers, employees, other laborers and organizing industrial mobilization trainings and/or manoeuvres;

- Ensuring wages and allowances for laborers and participants in professional fosterings, trainings, drills and remunerations for teachers;

- Paying compensations for material damage caused by industrial-mobilization trainings and/or manoeuvres (if any);

- Making preliminary and final reviews of industrial-mobilization trainings, manoeuvres.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Surveys for selection of new locations for enterprises subject to relocation.

f) Industrial-mobilization operations:

- Drawing up industrial mobilization plans;

- Organizing conferences, seminars, preliminary review, final review, commendation, document printing;

- Providing support in procurement of office equipment in service of industrial mobilization;

g) Other jobs related to industrial mobilization according to law provisions.

Article 24.- Budget for industrial mobilization practice tasked to ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees and corporations shall be spent on the following jobs:

1. Movement of industrial mobilization chains upon decisions on industrial mobilization:

a) Construction of infrastructures and other facilities in service of equipment-manufacturing/repairing chains at new locations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Adopting policies towards owners of means mobilized in direct service of the movement.

2. Manufacture or repair of equipment upon decisions on industrial mobilization: labor cost, production/repair supplies, costs of energy and other expenses according to the State's regulations on costs of products.

3. Scientific research, application of scientific and technological advance in service of industrial mobilization: professional package hiring, trial manufacture of products, conferences, seminars and other expenses prescribed by law for scientific research.

4. Reserve of supplies: capital for reserve supplies, support for procurement of equipment in service of reserve, construction and renovation of storehouses, yards and other support facilities.

5. Production support for enterprises after fulfilling their industrial mobilization tasks.

6. Industrial mobilization operations:

a) Conferences, seminars, preliminary review, final review, commendation, document printing;

b) Support for procurement of office equipment in service of industrial mobilization.

7. Other jobs related to industrial mobilization according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Basing themselves on their assigned industrial mobilization tasks, ministries, ministerial-level agencies and corporations shall estimate the industrial mobilization budgets, clearly identifying budget for regular expenditures, development investment expenditures, and send them to the Finance Ministry, the Defense Ministry, the Ministry of Planning and Investment for sum-up report to the Prime Minister.

2. The provincial-level People's Committees shall estimate the industrial mobilization budgets in the local budgets and submit them to the People's Councils of the same level for decision according to the State Budget Law and documents guiding the implementation thereof.

Article 26.-

1. Basing themselves on the assigned industrial mobilization budget estimates, ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees and corporations shall allocate budget estimates to their respective units and enterprises; make sum-up reports on budget allocation results to the Finance Ministry, the Ministry of Planning and Investment, the Defense Ministry.

2. The ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees, corporations and their respective attached units and enterprises assigned the industrial mobilization budget estimates shall have to perform the tasks and report on budget settlements according to current regulations.

Chapter VI

RESPONSIBILITIES FOR STATE MANAGEMENT AND IMPLEMENTATION ORGANIZATION IN INDUSTRIAL MOBILIZATION

Article 27.-

1. The Defense Ministry:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Finance Ministry and the Industry Ministry in, drawing up the State plans on industrial mobilization and submit them to the Prime Minister for approval;

c) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, formulating industrial mobilization norms to be assigned to ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees and corporations and submit them to the Prime Minister for decision;

d) To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in elaborating contents of decisions to assign the task of surveying the manufacture/repair capacities of industrial enterprises to ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees and corporations for the Ministry of Planning and Investment to submit them to the Prime Minister for decision;

e) To coordinate with the Finance Ministry and the Ministry of Planning and Investment in synthesizing the annual industrial mobilization budget estimates for the Finance Ministry to submit them to the Prime Minister for decision;

f) To coordinate with the Finance Ministry in determining the lists of reserve supplies for special military use and common supplies in service of industrial mobilization for the Finance Ministry to submit them to the Prime Minister for decision;

g) To submit to the Prime Minister for decision the scale, contents and forms of industrial mobilization manoeuvres.

2. The Ministry of Planning and Investment:

a) To coordinate, within the scope of its tasks and powers, with the Defense Ministry in performing the State management over industrial mobilization;

b) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Defense Ministry in, formulating the contents of decisions to assign the task of surveying manufacture/repair capacities of industrial enterprises to ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees and corporations for submission to the Prime Minister for decision;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) To coordinate with the Defense Ministry in formulating industrial mobilization norms to be assigned to ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees and corporations for the Defense Ministry to submit them to the Prime Minister for decision;

e) To participate in appraising investment projects on completion of enterprises's equipment-manufacturing/repairing chains for industrial mobilization;

f) To coordinate with the Finance Ministry in synthesizing the annual industrial mobilization budget estimates for the Finance Ministry to submit them to the Prime Minister for decision.

3. The Finance Ministry:

a) To coordinate, within the scope of its tasks and powers, with the Defense Ministry in performing the State management over industrial mobilization;

b) To coordinate with the Defense Ministry in working out State plans on industrial mobilization for the Defense Ministry to submit them to the Prime Minister for approval;

c) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Defense Ministry in, determining the lists of reserve supplies for special military use and common supplies in service of industrial mobilization for submission to the Prime Minister for decision;

d) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Defense Ministry in, synthesizing the annual industrial mobilization budget estimates for submission to the Prime Minister for decision;

e) To participate in appraising the investment projects on completion of enterprises' equipment-manufacturing/repairing chains for industrial mobilization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) To coordinate, within the scope of its tasks and powers, with the Defense Ministry in performing the State management over industrial mobilization;

b) To coordinate with the Defense Ministry in drawing up State plans on industrial mobilization for the Defense ministry to submit them to the Prime Minister for approval; to organize the elaboration and implementation of plans on industrial mobilization within its management scope under the Prime Minister's decision;

c) To participate in appraising investment projects on completion of its enterprises' equipment-manufacturing/repairing chains for industrial mobilization;

d) To notify in writing the Defense Ministry of schemes on overall development strategy and planning, regional planning on mechanical engineering, metallurgical and chemical industries once they are approved by the Government.

5. Ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees:

a) To coordinate, within the scope of their respective tasks and powers, with the Defense Ministry in performing the State management over industrial mobilization; to participate in appraising investment projects on completion of their respective enterprises' equipment-manufacturing/repairing chains for industrial mobilization; to organize the elaboration and implementation of plans for industrial mobilization within their respective management scope under the Prime Minister's decision;

b) The provincial-level People's Committees manage their attached industrial enterprises assigned the industrial mobilization tasks, coordinate with ministries, ministerial-level agencies, corporations with industrial enterprises in their respective localities in performing the industrial mobilization tasks; notify in writing the Defense Ministry of long-term and five-year plans on development of engineering, metallurgical, chemical and electronic industries of their localities.

6. Corporations: To organize the elaboration and implementation of plans on industrial mobilization in their respective management scope under the Prime Minister's decisions; participate in appraising investment projects on completion of their attached enterprises' equipment-manufacturing/repairing chains for industrial mobilization.

Chapter VII

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- Agencies, organizations and individuals that record achievements in industrial mobilization preparation and practice shall be commended/rewarded according to law provisions.

Article 29.- Agencies, organizations and individuals that commit acts of violating the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability according to law provisions.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 30.- This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette. The previous stipulations contrary to this Decree shall all be annulled.

Article 31.- The Defense Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Finance Ministry and the Industry Ministry in guiding, within the scope of their respective functions, tasks and powers, the implementation of this Decree.

Article 32.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, the presidents of the provincial/municipal People's Committees, the heads of corporations shall have to implement this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 132/2004/NĐ-CP ngày 04/06/2004 Hướng dẫn Pháp lệnh Động viên công nghiệp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.530

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.28.133
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!