ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 9705/KH-UBND
|
Lâm
Đồng, ngày 19 tháng 12 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ BIẾN NÔNG
LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030
Căn cứ Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày
20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông
nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 280/TTr-SNN ngày 21/11/2022; Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông
nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030
như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung: Phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông
sản; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường phù hợp với
quy mô, trình độ sản xuất, lợi thế từng ngành hàng, vùng sản xuất nông nhằm
nâng cao năng suất lao động nông nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trung
bình các khâu đến năm 2030 đối với: cây trồng chủ lực đạt 67%, lĩnh vực chăn
nuôi theo hình thức công nghiệp đạt 85%, lĩnh vực thủy sản theo quy mô công
nghiệp đạt 90%.
b) Phát triển chế biến, bảo quản nông
sản:
- Tốc độ tăng giá trị gia tăng công
nghiệp chế biến nông sản đạt trên 8%/năm vào năm 2025 và 10%/năm vào năm 2030.
- Trên 70% số cơ sở chế biến, bảo quản
nông sản chủ lực đạt trình độ và năng lực công nghệ trung bình tiên tiến trở
lên.
- Tổn thất sau thu hoạch các nông sản
chủ lực giảm từ 2% đến 4%/năm.
- Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản
chủ lực đã qua chế biến đạt trên 30%.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Tuyên truyền, phổ
biến, tập huấn, giới thiệu các máy móc thiết bị cơ giới hóa từ khâu sản xuất đến
khâu chế biến sản phẩm cho các đối tượng nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã
trên địa bàn tỉnh:
a) Tổ chức các hoạt động hội thảo,
tuyên truyền, giới thiệu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
nông nghiệp cho người sản xuất tiếp cận, tìm hiểu và lựa
chọn để chủ động đầu tư áp dụng trong sản xuất;
b) Tập huấn triển khai, thông tin rộng
rãi chính sách hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chế biến
nông lâm thủy sản cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ
dân đang sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Hỗ trợ các tổ
chức, cá nhân nghiên cứu chế tạo máy móc, thiết bị, ứng dụng từ khâu sản xuất đến
chế biến:
a) Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp
tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo máy
móc, thiết bị; đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị mới để hiện đại hóa trong quá
trình sản xuất từ khâu giống đến chế biến nhằm giảm sự phụ thuộc hoàn toàn vào
máy thiết bị nhập ngoại với giá thành cao, nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm, an toàn lao động, hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.
b) Xây dựng các mô hình điểm tạo sự đột
phá mới về cơ giới hóa hiệu quả trong sản xuất, tạo sự lan tỏa và phát triển
trên địa bàn tỉnh.
3. Đẩy mạnh ứng dụng
cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp:
3.1. Lĩnh vực trồng trọt:
a) Sản xuất cà phê: Thực hiện cơ giới
hóa trong các khâu làm đất, đào hố; tưới nước tự động kết hợp cung cấp dinh dưỡng,
phun thuốc bảo vệ thực vật; thiết bị bay không người lái trong bảo vệ thực vật;
công nghệ sấy; chế biến ướt, chế biến khô.
b) Sản xuất rau, củ và hoa: Thực hiện
cơ giới hóa trong các khâu làm đất, gieo hạt; tưới nước tiết
kiệm tự động kết hợp cung cấp dinh dưỡng; ứng dụng công nghệ IoT, thông minh trong
quản lý trang trại; cơ giới hóa trong khâu thu hoạch.
c) Sản xuất chè, cây ăn quả: Thực hiện
cơ giới hóa trong các khâu làm đất, chăm sóc; tưới nước tự động kết hợp cung cấp
dinh dưỡng; thu hoạch, thiết bị bay không người lái trong bảo vệ thực vật.
d) Đối với nhóm cây ăn trái và loại
khác: Thực hiện cơ giới hóa trong các khâu làm đất, chăm sóc; tưới nước tự động
kết hợp cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ thực vật; thiết bị bay không người lái; cơ
giới hóa khâu bọc bảo vệ trái cây; thu hoạch đảm bảo chất lượng nguyên liệu trước
thu hoạch.
đ) Cây lương thực lúa, ngô: Cơ giới
hóa trong khâu làm đất, gieo cấy; thiết bị bay không người lái trong bón phân
và bảo vệ thực vật; sử dụng máy gặt đập liên hợp có tính
năng kỹ thuật cao; phát triển các loại máy sấy, hệ thống sấy phù hợp với quy mô
và đối tượng sản xuất.
e) Cây dâu tằm: Cơ giới hóa trong
khâu làm đất, chăm sóc, sử dụng các hệ thống tưới nước tự
động kết hợp cung cấp dinh dưỡng; ứng dụng loại máy thái
(băm) lá dâu; nhà nuôi tằm, mái che hiện đại.
3.2. Lĩnh vực chăn nuôi:
a) Sản xuất thức ăn, quản lý chuồng
trại (cung cấp nước, thức ăn, điều tiết tiểu khí hậu chuồng nuôi, vệ sinh, xử
lý chất thải chăn nuôi); sơ chế; bảo quản; xử lý phụ phẩm chăn nuôi;
b) Áp dụng máy, thiết bị cho chăn
nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, có kỹ thuật và công nghệ phù hợp để hạn
chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi.
c) Cơ giới hóa sản xuất, chế biến thức
ăn (gia súc, gia cầm): Sử dụng máy cắt, băm, nghiền, xay xát, trộn thức ăn tự động;
máy ép viên thức ăn chăn nuôi; hệ thống vắt sữa tự động; ứng dụng robot cung cấp
thức ăn, nước uống tự động, hệ thống làm mát.
d) Xử lý chất thải chăn nuôi thành
các sản phẩm dưới dạng năng lượng (nhiệt - điện) và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Sử dụng công nghệ tiên tiến máy ép tách phân ở các trang trại chăn nuôi heo có
quy mô lớn, quy mô vừa; hệ thống hầm Biogas.
3.3. Lĩnh vực thủy sản: Cơ giới
hóa ở các khâu sản xuất giống, thức ăn, chăm sóc, thu hoạch, chế
biến; ứng dụng các công nghệ tiên tiến tự động trong xử lý chất thải, phụ phẩm
nuôi trồng thủy sản.
4. Cơ giới hóa
trong chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản:
a) Sử dụng công nghệ tiên tiến, công
nghệ thân thiện với môi trường, hiện đại hóa trang thiết bị bảo quản, chế biến
nông sản để đa dạng hóa sản phẩm chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch, hạ giá
thành; tăng cường chế biến sâu tạo ra giá trị gia tăng cao, tăng khả năng cạnh
tranh nông sản; kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn
gốc sản phẩm.
b) Khuyến khích đầu tư mới và mở rộng
cơ sở chế biến, bảo quản đảm bảo đủ năng lực chế biến, bảo quản đối với những
ngành hàng chủ lực, gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập
trung (thực hiện theo Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 27/1/2022 của UBND tỉnh
phê duyệt Đề án kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến,
phát triển thị trường xuất khẩu nông sản và chuỗi giá trị
toàn cầu tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025).
5. Đào tạo nghề:
Chú trọng công tác đào tạo nghề cơ
khí, vận hành máy móc, thiết bị trong sản xuất nông, lâm,
thủy sản cho nông dân, kỹ thuật sơ chế, bảo quản, nhất là hình thức tập huấn ngắn hạn, tại chỗ thông qua công tác khuyến nông, các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong vận hành
máy, thiết bị phục vụ sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản.
III. Kinh phí thực
hiện
Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách
Nhà nước; kinh phí lồng ghép từ các chương trình, đề án, dự án có liên quan;
nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí
hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành có liên quan và các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội
dung của Kế hoạch; chỉ đạo triển khai chương trình, đề án, dự án để thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch theo chức năng quản lý nhà nước
và thẩm quyền được giao.
b) Rà soát các cơ chế, chính sách có
liên quan đến cơ giới hóa và chế biến nông lâm thủy sản của Trung ương và của tỉnh,
tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung để thực hiện hiệu quả các mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch.
c) Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện
Kế hoạch hàng năm, năm năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy
ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí ngân sách đầu tư
công theo quy định để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất phục vụ cơ giới
hóa nông nghiệp và nâng cao năng lực chế biến nông sản tại
các vùng sản xuất trọng điểm và nguồn lực thực hiện các nội
dung khác đảm bảo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch;
b) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, địa phương thực hiện công tác thu hút đầu tư; rà soát, cập nhật bổ sung
danh mục các dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là các
dự án có đầu tư cơ giới hóa đồng bộ, chế biến nông lâm thủy sản, ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại các vùng sản xuất trọng điểm.
3. Sở Tài chính: Phối hợp với các đơn vị, địa phương tham mưu cấp thẩm quyền bố trí vốn
sự nghiệp hoặc lồng ghép các chương trình đề án có liên quan trên địa bàn tỉnh
để triển khai các chính sách, chương trình, đề án thúc đẩy
phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản
theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương triển
khai các chủ trương chính sách của Trung ương để doanh nghiệp, hợp tác xã và
người nông dân hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp
quy mô lớn, tập trung, tạo điều kiện ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ và phát triển
chế biến nông sản.
5. Sở Công Thương:
a) Lồng ghép triển khai thực hiện các
nội dung Đề án kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển thị trường
xuất khẩu nông sản và chuỗi giá trị toàn cầu tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025
(Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 27/1/2022 của UBND tỉnh) để đẩy mạnh thu hút đầu
tư hạ tầng các cụm công nghiệp chế biến nông sản theo phương án phát triển cụm
công nghiệp, kết nối các doanh nghiệp trong cụm tham gia liên kết sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ cho công
nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp;
b) Xây dựng chính sách hỗ trợ phát
triển dịch vụ logistics để khuyến khích đầu tư, khai thác, vận hành, quản lý đối
với hoạt động logistics.
6. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
a) Căn cứ các mục tiêu, định hướng và
giải pháp của Kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch phát triển
cơ giới hóa và và chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn
phù hợp với thực tiễn;
b) Tổ chức thực hiện hiệu quả các
chính sách của Trung ương, của tỉnh đã ban hành. Bố trí kinh phí địa phương
theo phân cấp ngân sách hiện hành, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế
đầu tư vào cơ giới hóa và chế biến nông lâm thủy sản;
c) Xây dựng các chương trình, đề án,
dự án trọng điểm và thế mạnh của địa phương; ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ
lực của địa phương, sản phẩm OCOP và các sản phẩm là đặc sản của địa phương gắn
với công nghiệp chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ, ứng
dụng nghệ cao, thân thiện với môi trường. Triển khai các giải pháp tăng cường kết
nối vùng, hướng tới phát triển các cụm liên kết sản xuất,
bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản gắn với vùng nguyên
liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ kết nối với cơ sở chế biến nông sản và
kênh tiêu thụ, phân phối nông sản.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT; KHĐT, TC; CT, TN&MT;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐ VP;
- Lưu: VT, NN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm S
|
PHỤ LỤC:
CÁC CHỈ TIÊU CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ
BIẾN NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 9705/KH-UBND
ngày 19/12 /2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT
|
Lĩnh
vực/loại cây trồng, vật nuôi chủ lực/các khâu cơ giới hóa
|
Tỷ
lệ cơ giới hóa các khâu (%)
|
Các
loại máy móc thực hiện cơ giới hóa
|
I
|
Trồng trọt
|
67
|
|
1
|
Sản xuất cà phê
|
|
|
-
|
Khâu làm đất, gieo trồng
|
45
|
Sử dụng máy cày đa năng; máy làm đất
công suất nhỏ (gầu < 0,3 m3) áp dụng cho việc đảo đất, san gạt, đào hố,... phục vụ cho việc trồng và tái canh cây cà
phê.
|
-
|
Khâu chăm sóc
|
98
|
Sử dụng các hệ thống tưới nước tự động;
các hệ thống phun thuốc bảo vệ thực vật kết hợp với cung cấp dinh dưỡng cho
cây trồng; thiết bị bay không người lái trong phun thuốc bảo vệ thực vật; các
loại máy làm cỏ, xới đất.
|
-
|
Khâu vận chuyển, thu hoạch
|
49
|
Sử dụng các loại máy kéo 4 bánh
trên 34 mã lực phục vụ trong khâu vận chuyển; thí điểm mô hình áp dụng hệ thống
máy thu hoạch quả cà phê tự động.
|
-
|
Khâu sơ chế, chế biến
|
62
|
Khâu sơ chế, chế biến:
Công nghệ sấy: Sử dụng các loại máy
sấy cà phê theo công nghệ nhiệt sạch (không khói), công nghệ sấy tĩnh vỉ
ngang, khoang sấy đôi;
Chế biến thô: Sử dụng hệ thống máy
chế biến cà phê ướt; máy xay xát cà phê khô có động cơ; các loại máy phân loại
cà phê tươi, cà phê nhân.
Chế biến tinh: Sử dụng hệ thống
rang xay cà phê ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống đóng gói sản phẩm sau
chế biến.
|
-
|
Khâu bảo quản
|
61
|
Sử dụng kho kín và silo để bảo quản cà phê hạt.
|
2
|
Sản xuất rau, củ, hoa các loại
|
|
|
-
|
Khâu làm đất, gieo trồng
|
54
|
Sử dụng các loại hệ thống máy cày
đa năng (cày, bừa, vun xới, lên luống, đánh rãnh...); máy gieo hạt tự động;
máy trồng rau theo khay giống, máy trãi bạt, máy đóng giá thể trong gieo ươm,
sản xuất.
|
-
|
Khâu chăm sóc
|
75
|
Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, hệ
thống tưới thông minh, tiết kiệm nước. Phát triển các mô hình IoT trong quản
lý trang trại.
|
-
|
Khâu vận chuyển, thu hoạch
|
60
|
Sử dụng máy kéo dưới 42 mã lực, xe
tải lạnh dưới 5 tấn, máy thu hoạch rau, củ, quả.
|
-
|
Khâu sơ chế, chế biến
|
10
|
Sử dụng các loại máy sấy lạnh, sấy
nhiệt; máy rữa, phân loại và đóng gói các sản phẩm rau, củ, quả và hoa. Máy
xay phế phẩm nông nghiệp làm phân vi sinh; hệ thống thanh trùng giá thể tái sử
dụng...
|
-
|
Khâu bảo quản
|
21
|
Sử dụng hệ thống kho kín và kho lạnh
bảo quản sản phẩm rau, củ, quả và hoa.
|
3
|
Sản xuất chè
|
|
|
-
|
Khâu làm đất, gieo trồng
|
45
|
Sử dụng máy cày đa năng; máy xới đất;
máy làm đất công suất nhỏ (gầu < 0,3 m3) áp dụng cho việc đảo đất,
san gạt phục vụ cho việc trồng và tái canh cây chè.
|
-
|
Khâu chăm sóc
|
97
|
Sử dụng các hệ thống tưới nước tự động;
các hệ thống phun thuốc bảo vệ thực vật kết hợp với cung cấp dinh dưỡng cho
cây trồng; áp dụng thiết bị bay không người lái trong phun phân, thuốc bảo vệ
thực vật cho cây trồng
|
-
|
Khâu vận chuyển, thu hoạch
|
63
|
Sử dụng các loại máy kéo 4 bánh trên
34 mã lực phục vụ trong khâu vận chuyển; áp dụng các loại
máy hái chè đơn, đôi.
|
-
|
Khâu sơ chế, chế biến
|
95
|
Phát triển các hệ thống chế biến
trà tự động, bán tự động theo công nghệ mới kiểm soát nhiệt bằng công nghệ
thông tin.
|
-
|
Khâu bảo quản
|
60
|
Sử dụng kho kín và silo để bảo quản
chè.
|
4
|
Nhóm cây ăn trái và loại khác
|
|
|
|
Khâu làm đất
|
90
|
Sử dụng các loại máy cày đa năng
công suất nhỏ, thiết bị san ủi, máy xúc, máy đào, khoan lỗ để lên liếp, trồng
cây.
|
|
Khâu chăm sóc, thu hoạch:
|
70
|
Ứng dụng công nghệ tưới thông minh,
tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước; các loại máy phun áp lực cao, phun thuốc bảo vệ
thực vật bằng máy bay không người lái; cơ giới hóa khâu bọc bảo vệ trái cây;
cải tiến phương tiện, dụng cụ thu hái đảm bảo chất lượng nguyên liệu trước
thu hoạch.
|
|
Khâu chế biến, bảo quản:
|
41
|
Hệ thống đông lạnh, đóng hộp, chiến
sấy, nước quả tự nhiên, nước quả cô đặc. Bảo quản quả tươi tại chỗ theo hướng
bảo quản mát; bọc màng bán thấm, tiệt trùng đối với một số loại quả tươi xuất
khẩu bảo đảm an toàn thực phẩm và hạn chế giảm tổn thất
sau thu hoạch.
|
5
|
Sản xuất lúa, ngô ...
|
|
|
-
|
Khâu làm đất, gieo trồng
|
98
|
Sử dụng các loại hệ thống máy cày
đa năng, máy gieo mạ tự động; hệ thống máy cấy, máy sạ.
|
-
|
Khâu chăm sóc
|
98
|
Sử dụng máy phun thuốc bảo vệ thực
vật kết hợp với bón phân, thiết bị bay không người lái trong phun phân, thuốc
bảo vệ thực vật.
|
-
|
Khâu vận chuyển, thu hoạch
|
99
|
Sử dụng máy gặt đập liên hợp có
tính năng kỹ thuật cao, mức độ gặt hao hụt dưới 01%.
|
-
|
Khâu sơ chế, chế biến
|
70
|
Phát triển các loại máy sấy, hệ thống
sấy phù hợp với quy mô và đối tượng sản xuất. Chú trọng việc đầu tư các hệ thống
xay xát gạo, hệ thống đóng bao gạo tự động.
|
-
|
Khâu bảo quản
|
60
|
Sử dụng kho kín và silo để bảo quản
lúa và gạo.
|
6
|
Trồng dâu, nuôi tằm
|
|
|
-
|
Khâu làm đất, trồng dâu
|
75
|
Sử dụng các loại hệ thống máy cày
đa năng (cày, bừa, vun xới, lên luống, đánh rãnh...)
|
-
|
Khâu chăm sóc
|
95
|
Sử dụng các hệ thống tưới nước tự động;
các hệ thống phun thuốc bảo vệ thực vật kết hợp với bón phân (chất dinh dưỡng)
cho cây trồng; máy trãi bạt, máy đốn gốc, các loại máy làm cỏ, xới đất.
|
-
|
Khâu vận chuyển, thu hoạch
|
75
|
Sử dụng sàn, nong, né công nghệ
cao; các loại máy thái (băm) lá dâu; nhà nuôi tằm, mái che hiện đại.
|
-
|
Khâu sơ chế, chế biến
|
70
|
Hệ thống máy ươm tơ, dệt lụa tự động.
|
-
|
Khâu bảo quản
|
40
|
Sử dụng hệ thống kho kín bảo quản.
|
II
|
Chăn nuôi
|
85
|
|
-
|
Khâu chuồng trại công nghiệp
|
|
|
|
Vắt sữa tự động
|
100
|
Hệ thống vắt sữa tự động.
|
|
Cung cấp thức ăn, nước uống...
|
80
|
Ứng dụng robot cung cấp thức ăn, nước
uống tự động.
|
|
Hệ thống làm mát
|
60
|
Sử dụng hệ thống làm mát tự động.
|
-
|
Chế biến thức ăn
|
80
|
Sử dụng máy cắt, băm, nghiền, trộn
thức ăn tự động...
|
-
|
Vệ sinh chuồng trại
|
80-85
|
Sử dụng công nghệ tiên tiến máy ép
tách phân ở các trang trại chăn nuôi heo có quy mô lớn, quy mô vừa; hệ thống
hầm Biogas.
|
III
|
Thủy sản
|
90
|
|
-
|
Cung cấp thức ăn, chăm sóc, thu hoạch
(quy mô công nghiệp)
|
90
|
Sử dụng máy móc ở các khâu: cho ăn,
chăm sóc, thu hoạch; ở các ao nuôi quy mô trung bình và nhỏ đạt 50%; ứng dụng
các công nghệ tiên tiến tự động trong xử lý nước thải và bùn thải nuôi trồng
thủy sản.
|