ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG
NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 9668/KH-UBND
|
Đồng Nai, ngày 20 tháng 11 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2015 VÀ 2016 -
2020”
Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg
ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về
cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày
04/5/2013 của Bộ Tài chính về việc Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác
công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;
Căn cứ Quyết định số 2492/QĐ-UBND ngày
24/8/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Đề án “Cấp nước
sạch nông thôn tỉnh Đồng Nai năm 2015 và 2016 - 2020”; Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Cấp nước sạch
nông thôn tỉnh Đồng Nai năm 2015 và 2016 - 2020” như sau:
I. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Mục đích
a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề
án “Cấp nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Nai năm 2015 và 2016 - 2020”.
b) Phân công trách nhiệm cụ thể, thời
gian, nguồn vốn, tiến độ để các sở, ban, ngành và các địa phương triển khai thực
hiện.
2. Yêu cầu
a) Triển khai thực hiện đầy đủ các mục
tiêu, nhiệm vụ của Đề án “Cấp nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Nai năm 2015 và
2016 - 2020”.
b) Cụ thể hóa các mục tiêu của Đề án
cho phù hợp với thực tiễn của từng địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
c) Lồng ghép các đề án, dự án, chương
trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình
phát triển kinh tế xã hội khác của địa phương với chính sách thuộc kế hoạch của
Đề án này nhằm đảm bảo hiệu quả, tính khả thi, không lãng phí, chồng chéo.
d) Nâng cao trách nhiệm của các cấp,
các ngành trong việc lãnh
đạo, chỉ đạo đối với công tác tổ chức thực hiện Đề án.
II. MỤC TIÊU, PHẠM VI
THỰC HIỆN
1. Mục tiêu tổng
quát
a) Đề án “Cấp nước sạch nông thôn tỉnh
Đồng Nai năm 2015 và 2016 - 2020 là cơ sở để đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống các công
trình cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn tỉnh Đồng Nai mang tính ổn
định lâu dài và bền vững. Đề án
này sẽ gắn kết với quy hoạch của các ngành, lĩnh vực khác nhằm thực hiện
các mục tiêu
trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh đến năm 2020 đảm
bảo tính chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả.
b) Thực hiện chiến lược quốc gia về cấp
nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt nhằm
nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện
điều kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ
sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân nông thôn, yêu cầu phát triển
bền vững, phù hợp
với Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã được
Chính phủ phê duyệt, góp phần thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.
Phù hợp với Kế hoạch số
117-KH-TU ngày 22/5/2013 của Tỉnh ủy Đồng Nai.
c) Khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả
tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước để phát
triển bền vững, góp phần
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nguồn nước.
d) Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước
và vệ sinh môi trường cho người dân nông thôn, góp phần đảm bảo sức khỏe nhân
dân.
2. Mục tiêu cụ
thể
a) Tỷ lệ cấp nước
- Đến năm 2015 - 2017:
+ 100% dân số nông thôn được sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
+ 70% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch
đã qua xử lý đạt QCVN 02:2009/BYT;
+ 100% các trường mầm non, phổ thông và các trạm y tế
xã ở nông thôn có đủ nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT;
- Đến năm 2020:
80% dân số nông thôn được sử dụng nước
sạch đã qua xử lý đạt QCVN 02:2009/BYT;
b) Các tiêu chuẩn cấp nước
- Về mức cấp nước (lít/người/ngày):
Tiêu chuẩn từ 70 - 120lít/người/
ngày.
- Chất lượng nước cấp:
+ Chất lượng nước sau xử lý đạt QCVN
02:2009/BYT đối với hệ thống cấp nước có công suất dưới 1.000 m3/ngày.đêm; đạt QCVN
01:2009/BYT đối với hệ thống cấp nước
có công suất từ 1.000 m3/ngày.đêm trở lên.
+ Đối với thiết bị lọc nước hộ gia đình chất lượng nước sau
xử lý phải đạt QCVN
02:2009/BYT hoặc QCVN 01:2009/BYT.
- Về mức bảo đảm cấp nước:
Nguồn cấp nước: Nước mặt và nước ngầm.
3. Phạm vi
Địa bàn nông thôn tỉnh Đồng Nai bao gồm
136 xã của 11 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó ưu tiên cho những vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ảnh hưởng triều, vùng cạn kiệt nguồn nước,
vùng kinh tế xã hội khó khăn, các vùng có tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch và vệ sinh còn
thấp, vùng phát
triển mạnh làng nghề.
III. KẾ HOẠCH VÀ KINH
PHÍ THỰC HIỆN, PHÂN NGUỒN ĐẦU TƯ
Tổng số công trình đầu tư: 41 công
trình.
- Công trình xây mới: 24 công trình.
+ Năm 2015: Xây mới 03 công trình.
+ Năm 2016 - 2017: 22 công trình
(trong đó xây mới 09 công trình; nâng cấp, mở rộng 13 công trình).
+ Năm 2018 - 2020: 16 công trình
(trong đó xây mới 12 công trình; nâng cấp, mở rộng 04 công trình).
- Đầu tư đấu nối từ hệ thống nước đô
thị, lắp đặt thiết bị lọc nước hộ gia đình và các công trình nhỏ lẻ.
(Danh mục công trình đầu tư năm 2015
và 2016 - 2020 kèm theo).
Tổng kinh phí đầu tư 2015 - 2016 và đến
năm 2020 là 3.295.863 triệu đồng, trong đó:
1. Năm 2015: 444.105 triệu đồng, Gồm:
a) Vốn dân + doanh nghiệp là: 383.110
triệu đồng. Trong đó:
- Đấu nối từ cấp nước đô thị: 78.304
triệu đồng.
- Dân đầu tư thiết bị lọc nước hộ gia
đình: 304.805 triệu đồng.
b) Ngân sách: 60.995 triệu đồng. Trong
đó:
- Ngành nông nghiệp: 31.195 triệu đồng.
- Hỗ trợ đấu nối từ cấp nước đô thị: 8.701 triệu
đồng.
- Ngành Y tế: 2.500 triệu đồng.
- Ngành Giáo dục: 18.000 triệu đồng.
- Thông tin và truyền thông: 600 triệu
đồng.
2. Năm 2016: 789.997 triệu đồng, Gồm:
a) Vốn dân + doanh nghiệp là: 542.737
triệu đồng. Trong đó:
- Đấu nối từ cấp nước đô thị: 49.941
triệu đồng.
- Dân đầu tư thiết bị lọc nước hộ gia
đình: 93.622 triệu đồng.
b) Ngân sách: 247.260 triệu đồng.
Trong đó:
- Ngành nông nghiệp: 221.822 triệu đồng.
- Hỗ trợ đấu nối từ cấp nước đô thị: 5.438 triệu
đồng.
- Ngành Y tế: 7.500 triệu đồng.
- Ngành Giáo dục: 6.000 triệu đồng.
- Thông tin và truyền thông : 1.500
triệu đồng.
- Thiết bị lọc nước hộ gia đình: 5.000
triệu đồng (kinh phí dành cho nhân rộng, chuyển giao mô hình thiết bị lọc nước
hộ gia đình theo công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để áp dụng rộng
rãi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai).
3. Năm 2017: 721.763 triệu đồng, gồm:
a) Vốn dân + doanh nghiệp là: 542.730
triệu đồng. Trong đó:
- Đấu nối từ cấp nước đô thị: 48.941
triệu đồng.
- Dân đầu tư thiết bị lọc nước hộ gia
đình: 93.622 triệu đồng.
b) Ngân sách: 178.943 triệu đồng.
Trong đó:
- Ngành nông nghiệp: 153.505 triệu đồng.
- Hỗ trợ đấu nối từ cấp nước đô thị:
5.438 triệu đồng.
- Ngành Y tế: 7.500 triệu đồng.
- Ngành Giáo dục: 6.000 triệu đồng.
- Thông tin và truyền thông: 1.500 triệu
đồng.
- Thiết bị lọc nước hộ gia đình: 5.000
triệu đồng (kinh phí dành cho nhân rộng, chuyển giao mô hình thiết bị lọc nước
hộ gia đình theo công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để áp dụng rộng
rãi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai).
4. Năm 2018: 466.577 triệu đồng, gồm:
a) Vốn dân + doanh nghiệp là: 391.865
triệu đồng. Trong đó:
- Đấu nối từ cấp nước đô thị: 22.320
triệu đồng,
- Dân đầu tư thiết bị lọc nước hộ gia
đình: 189.458 triệu đồng.
b) Ngân sách: 74.711 triệu đồng. Trong
đó:
- Ngành nông nghiệp: 58.898 triệu đồng.
- Hỗ trợ đấu nối từ cấp nước đô thị:
2.480 triệu đồng.
- Ngành Y tế: 5.000 triệu đồng.
- Ngành Giáo dục: 4.000 triệu đồng.
- Thông tin và truyền thông: 4.000 triệu
đồng.
- Thiết bị lọc nước hộ gia đình: 333
triệu đồng (kinh phí dành cho nhân rộng, chuyển giao mô hình thiết bị lọc nước
hộ gia đình theo công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để áp dụng rộng
rãi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai).
5. Năm 2019: 552.713 triệu đồng, gồm:
a) Vốn dân + doanh nghiệp là: 456.467
triệu đồng. Trong đó:
- Đấu nối từ cấp nước đô thị: 22.320
triệu đồng.
- Dân đầu tư thiết bị lọc nước hộ gia
đình: 189.458 triệu đồng.
b) Ngân sách: 96.245 triệu đồng. Trong
đó:
- Ngành nông nghiệp: 80.432 triệu đồng.
- Hỗ trợ đấu nối từ cấp nước đô thị:
2.480 triệu đồng.
- Ngành Y tế: 5.000 triệu đồng.
- Ngành Giáo dục: 4.000 triệu đồng.
- Thông tin và truyền thông: 4.000 triệu
đồng.
- Thiết bị lọc nước hộ gia đình: 333
triệu đồng (kinh phí dành cho nhân rộng, chuyển giao mô hình thiết bị lọc nước
hộ gia đình theo công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để áp dụng rộng rãi trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai).
6. Năm 2020: 320.800 triệu đồng, gồm:
a) Vốn dân + doanh nghiệp là: 282.518
triệu đồng. Trong đó:
- Đấu nối từ cấp nước đô thị: 22.320
triệu đồng.
- Dân đầu tư thiết bị lọc nước hộ gia
đình: 189.458 triệu đồng.
b) Ngân sách: 38.282 triệu đồng. Trong
đó:
- Ngành nông nghiệp: 22.469 triệu đồng.
- Hỗ trợ đấu nối từ cấp nước đô thị: 2.480 triệu
đồng.
- Ngành Y tế: 5.000 triệu đồng.
- Ngành Giáo dục: 4.000 triệu đồng.
- Thông tin và truyền thông: 4.000 triệu
đồng.
- Thiết bị lọc nước hộ gia đình: 333
triệu đồng (kinh phí dành cho nhân
rộng, chuyển giao mô hình
thiết bị lọc nước
hộ gia đình theo công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để áp dụng rộng
rãi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai).
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về thông
tin - truyền thông, giáo dục - vận động
a) Tăng cường công tác thông tin, truyền
thông, giáo dục, vận động làm thay đổi nhận thức và hành vi liên quan đến việc
bảo vệ, sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường và các công trình
cấp nước; hạn chế việc khai thác quá mức các nguồn nước phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, nhất là nước dưới đất, không để xảy ra tình trạng suy kiệt nguồn
nước ngầm.
b) Xây dựng kế hoạch tổng thể về công tác
tuyên truyền, hàng năm bố trí kinh phí để tuyên truyền, thực hiện điều tra,
theo dõi đánh giá Bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để công
khai cho chính quyền các cấp và người dân biết, thực hiện.
2. Giải pháp về huy động
vốn
a) Nguồn vốn thực hiện Đề án ngoài phần hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước theo mức được phê duyệt cần thực hiện đa dạng các nguồn vốn
và phương thức đầu tư trên nguyên tắc xã hội hóa.
b) Lồng ghép nguồn vốn của các chương trình mục
tiêu quốc gia (đặc biệt là chương trình nông thôn mới); các chương trình, đề án
hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương trên địa bàn; Các chương trình, dự
án khác hỗ trợ có mục tiêu về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đang triển
khai trên địa bàn nông thôn.
c) Thực hiện hiệu quả việc huy động và thu
hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để hình thành và phát triển thị
trường nước sạch nông thôn.
3. Các chính sách ưu
đãi, khuyến khích
a) Nhà đầu tư xây dựng mới, đầu tư nâng cấp mở
rộng công suất, đầu tư mở rộng phạm vi cấp nước các công trình cấp nước sạch
nông thôn thì được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, ưu đãi về thuế, hỗ trợ
tạo nguồn nước, hỗ trợ từ ngân sách theo quy định về các chính sách ưu đãi khuyến
khích...
b) Nguồn vốn của nhà đầu tư: Ngoài nguồn vốn
tự có, nhà đầu tư được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần; vốn vay; vốn
đóng góp của người sử dụng nước sạch; vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác để
đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh.
c) Việc đầu tư của hộ gia đình về thiết bị lọc
nước, đề nghị ngân hàng chính sách hỗ trợ cho vay.
d) Nhà đầu tư có trách nhiệm quản lý, khai
thác, sửa chữa, nâng cấp và kinh doanh công trình cấp nước sạch nông thôn do
mình đầu tư hoặc có thể thuê, thỏa thuận, ký hợp đồng với một đơn vị khác có đủ
năng lực để quản lý, khai thác công trình nhưng phải bảo đảm cam kết cung cấp dịch
vụ nước sạch.
4. Giải pháp về thể
chế
a) Cụ thể hóa các chủ trương của Thủ
tướng Chính phủ theo Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 và Thông tư liên tịch số
37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về “Một số chính sách ưu đãi,
khuyến khích đầu
tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn” thành các chính
sách ưu đãi của tỉnh về tiền sử dụng đất, các loại thuế,...và các cam kết về thẩm
định, phê duyệt giá nước để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và
ngoài tỉnh.
b) Cụ thể hóa Quy định cụ thể về thực
hiện công tác quản lý bảo vệ các công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh trên cơ
sở Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp
và tiêu thụ nước sạch và nội dung đề xuất các phương
án bảo vệ nguồn nước và các
công trình cấp nước và Thông tư số 54/201/TT-BTC ngày 04/05/2013 của Bộ Tài chính Quy định về
quản lý sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn.
5. Giải pháp về tăng
cường công tác quản lý hệ thống cấp nước sau đầu tư
Thông qua công tác tuyên truyền vận động trực
tiếp để đẩy nhanh tốc độ lắp đặt tuyến ống phân phối, ống nhánh và lắp đặt đồng
hồ nước đối với các hệ thống cấp nước mới đầu tư, phát huy tối đa công suất nhà
máy, tăng nhanh số lượng hộ được sử dụng nước sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng
công trình và tiết kiệm nguồn vốn đầu tư, sắp xếp hợp lý các đơn vị quản lý hệ
thống cấp nước.
6. Giải pháp về đất
xây dựng
a) Trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Đồng
Nai đã được Chính phủ phê duyệt về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 05 năm 2016 - 2020 tỉnh Đồng Nai để lập kế hoạch sử dụng đất xây dựng
các công trình cấp nước.
b) Các địa phương và ngành liên quan tạo điều
kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư khi có nhu cầu thu hồi đất và thực hiện công
tác đền bù giải tỏa theo phê duyệt của cấp thẩm quyền, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ
thi công công trình cấp nước.
7. Các ưu tiên liên
quan đến công tác đầu tư
a) Ưu tiên đầu tư các cho địa phương vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu nước sinh hoạt, khu vực có
nguồn nước ô nhiễm hoặc chưa có hệ thống cấp nước.
b) Tập trung nâng cấp về quy mô để bổ sung
nguồn nước cho các hệ thống cấp nước hiện có nhưng đang hoạt động quá tải, vượt
công suất thiết kế, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của nhân dân trong mùa
khô,...
c) Đầu tư nâng cấp các công trình cấp nước
chưa có hệ thống xử lý nước để đạt chất lượng nước sạch theo quy định.
d) Ưu tiên cho các nhà đầu tư áp dụng công
nghệ xử lý nước tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng nước cấp, thân thiện với môi
trường.
8. Chế độ báo cáo
Định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm hoặc đột xuất,
các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo tình hình, kết
quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn - Cơ quan Thường trực Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn
a) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển
khai thực hiện đề án, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã,
thành phố, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo các nội dung
khi thực hiện đề án. Rà soát điều chỉnh lại quy mô, công suất các công trình cấp
nước cho phù hợp. Tổ chức đánh giá sơ kết giữa kỳ (năm 2017), đánh giá, tổng kết
quá trình thực hiện đề án (năm 2020).
b) Thực hiện công tác quản lý nhà nước
về lĩnh vực cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ tại
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ
nước sạch và các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh phân công đối với Ban điều hành CTMTQG.
c) Triển khai thực hiện Thông tư số
54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng và khai thác
công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
d) Tổ chức vận động, tranh thủ các nguồn
vốn hỗ trợ của Trung ương, các nhà tài trợ quốc tế và các nguồn vốn khác để đẩy
nhanh tiến độ đầu tư các công trình cấp nước theo Quy hoạch được phê duyệt.
đ) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Trung
tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thực hiện tốt các nhiệm vụ được UBND
tỉnh giao trong công tác quản lý đầu tư và quản lý khai thác các công trình cấp
nước; triển khai tiếp nhận, chuyển giao công nghệ xử lý nước tiên tiến của Nhật
Bản.
2. Sở Kế hoạch và Đầu
tư
a) Phối hợp với Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu vốn dự kiến về việc đầu tư xây dựng
các công trình cấp nước có liên quan đến lĩnh vực cung cấp, tiêu thụ nước sạch
nông thôn phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư từ
các thành phần kinh tế.
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thực hiện việc vận động, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung
ương, các nhà tài trợ quốc tế và các nguồn vốn khác để đẩy nhanh tiến độ đầu tư
các công trình cấp nước theo Quy hoạch được phê duyệt.
c) Tham mưu cho UBND tỉnh huy động các nguồn
lực và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trung hạn và hàng năm đối với các công
trình cấp nước trên địa bàn.
d) Tổ chức thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê
duyệt chủ trương đầu tư các dự án cấp nước theo quy định.
3. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện theo Thông tư số
54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính.
b) Nghiên cứu, tham mưu chính sách hỗ trợ cho
các đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý vận hành công trình cấp nước,
nhằm đảm bảo các công trình cấp nước đã đầu tư phát huy hiện quả, hoạt động bền
vững lâu dài.
c) Tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh phê
duyệt khung giá nước sạch nông thôn theo quy định của Chính phủ.
4. Sở Y tế
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thực hiện công tác truyền thông, vận động cộng đồng theo chức năng,
nhiệm vụ của ngành.
b) Lập kế hoạch đầu tư các công trình cấp nước
sạch cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
c) Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước và
tình trạng vệ sinh của các công trình cấp nước theo quy định của Bộ Y tế.
5. Sở Giáo dục và Đào
tạo
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thực hiện công tác truyền thông, vận động trong hệ thống trường học
theo chức năng nhiệm vụ của ngành; lồng ghép các chương trình giáo dục về sử dụng
nước sạch và bảo vệ môi trường vào các bậc học từ mầm non đến trung học trên địa
bàn tỉnh; lập kế hoạch đầu tư các công trình cấp nước sạch cho các trường học
trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Tài nguyên và
Môi trường
a) Tổ chức thẩm định, cấp phép hoặc trình cấp
thẩm quyền cấp phép khai thác nước dưới đất, nước mặt và xả thải đối với các
công trình cấp nước; thực hiện nghĩa vụ thuế tài nguyên nước và xả thải của các
đơn vị quản lý các công trình cấp nước; khuyến cáo vùng hạn chế khai thác nước.
b) Quy hoạch sử dụng đất phục vụ đầu tư các
công trình cấp nước. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư các
công trình cấp nước về công tác thu hồi, đền bù giải tỏa đất xây dựng công
trình.
7. Sở Khoa học và
Công nghệ
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn nhân rộng mô hình xử lý nước hộ gia đình bằng công nghệ Nhật Bản và mở
rộng sản xuất thiết bị xử lý nước công nghệ Nhật Bản trong nước.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường
đánh giá, thẩm định công nghệ thiết bị đối với công nghệ xử lý nước và việc
chuyển giao công nghệ đối với công nghệ xử lý nước tiên tiến của Nhật Bản.
8. Ban Dân tộc
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các đơn vị có liên quan thực hiện công tác thông tin - truyền
thông, giáo dục - vận động về bảo quản và sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch
trên địa bàn khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.
b) Nghiên cứu tham mưu, đề xuất UBND tỉnh về
mức hỗ trợ giá cung cấp nước sạch đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.
9. Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh
Thực hiện cho vay vốn ưu đãi đối với hộ dân để
xây dựng công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường nông thôn theo
Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
10. UBND các huyện,
thị xã, thành phố
a) Phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận
lợi cho các chủ đầu tư các công trình cấp nước về công tác thu hồi, đền bù giải
tỏa đất xây dựng công trình, cấp phép khai thác nguồn nước và xả thải trên địa
bàn.
b) Tổ chức vận động, huy động nguồn vốn
của người dân tham gia đầu tư xây dựng công trình cấp nước và lắp đặt đồng hồ
nước, lắp đặt thiết bị lọc nước hộ gia đình nhằm đảm bảo nguồn nước sạch cho
người dân sử dụng.
c) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chất lượng
nước đối với các đơn vị quản lý vận hành các công trình cấp nước trên địa
bàn.
d) Phối hợp với các ngành liên quan tổ
chức tuyên truyền đến người dân thực hiện nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn.
đ) Tổ chức và rà soát nhu cầu sử dụng
nước của người dân trên địa bàn, đề xuất điều chỉnh tiến độ các dự án cho phù hợp với
tình hình thực tế; ưu tiên đầu
tư các công trình cấp nước tập
trung phục vụ vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn về nguồn nước.
11. Các đơn vị quản
lý đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các hệ thống cấp nước
a) Chủ động phối hợp với các ngành, địa
phương có liên quan thực hiện đầu tư và quản lý, sử dụng hệ thống cấp nước tập
trung.
b) Quản lý, vận hành, khai thác công trình đạt
hiệu quả đầu tư, bảo đảm tính ổn định, bền vững; chất lượng nước đạt Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia.
c) Phối hợp với các đơn vị có liên quan lập kế
hoạch đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân vận hành
công trình, áp dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng
cung cấp dịch vụ cho người sử dụng nước.
12. Các sở, ban,
ngành liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình,
các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Y tế, Sở Giáo dục
và Đào tạo và các địa phương tổ chức thực hiện để hoàn thành Đề án “Cấp nước sạch
nông thôn tỉnh Đồng Nai 2015 và 2016 - 2020”.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn,
vướng mắc kịp thời phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp
báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận:
-
Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa;
- Chánh, Phó Văn phòng CNN;
- Lưu VT, CNN.
|
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH
Võ Văn Chánh
|