ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 90/KH-UBND
|
Vĩnh Phúc, ngày
15 tháng 4 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG HỖ TRỢ CƠ CẤU LẠI NGÀNH
NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025 THEO NGHỊ QUYẾT SỐ
20/2020/NQ-HĐND NGÀY 14/12/2020 CỦA HĐND TỈNH
Căn cứ Nghị quyết số
20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh
đã ban hành Quyết định số 07/2021/QĐ- UBND ngày 19/3/2021 về Quy định thực hiện
chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025; Để triển khai các nội dung hỗ trợ cơ cấu lại
ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh ban hành kế hoạch
thực hiện, như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tuyên truyền, phổ biến
sâu rộng về đối tượng, điều kiện và các chính sách hỗ trợ được quy định tại Nghị
quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh và Quyết định số
07/2021/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của UBND tỉnh về chính sách, quy định hỗ trợ cơ
cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2021-2025 để các tổ chức, cá nhân, hộ nông dân nắm được cơ chế, chính sách
của tỉnh; các nội dung, định mức, điều kiện và thời gian được hỗ trợ.
- Tổ chức, thực hiện đồng
bộ các chính sách được quy định tại Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày
14/12/2020 của HĐND tỉnh và Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của
UBND tỉnh để thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn
2021-2025.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để
người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở áp dụng đồng
bộ các biện pháp kỹ thuật về giống, thức ăn, mùa vụ, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng
bệnh; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, đẩy
mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản của địa phương, xây dựng
các vùng sản xuất hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
2. Yêu cầu
- Việc tổ chức, triển khai thực
hiện các nội dung phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả; tận dụng tối đa các nguồn
lực đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản; sử dụng tiết kiệm, có hiệu
quả nguồn kinh phí đ ầu tư, hỗ trợ từ ngân sách tỉnh.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ.
Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm kết quả triển khai làm cơ sở tổ chức thực hiện.
II. NỘI DUNG
1. Thông
tin tuyên truyền
Đa dạng hóa các hình thức thông
tin, tuyên truyền, đảm bảo cập nhật, truyền tải thông tin nhanh, chính xác. Việc
tuyên truyền được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng, Website, hội nghị, hội thảo đầu bờ, lớp tập huấn, bồi dưỡng
kiến thức cho nông dân, nhất là cần phát huy vai trò hệ thống truyền thanh cơ sở
trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Trung ương và của
tỉnh; hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất theo từng năm.
2. Hỗ trợ
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa và cây hàng năm thành vùng tập
trung, quy mô lớn
- Nội dung chính sách: Hỗ trợ
50% chi phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhưng không quá 10 triệu
đồng/ha/năm/Người sản xuất khi thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây
hàng năm có quy mô tối thiểu 5 ha liền vùng tập trung; Hỗ trợ một lần 50% chi
phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhưng không quá 20 triệu đồng/ha/Người
sản xuất khi thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa hoặc cây hàng năm sang trồng cây
ăn quả có quy mô tối thiểu 5 ha liền vùng tập trung; Hỗ trợ một lần 50% chi phí
để đào, đắp bờ bao nhưng không quá 50 triệu đồng/ha/Người sản xuất khi thực hiện
chuyển đổi trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản quy mô tối thiểu
10 ha liền vùng tập trung.
- Thực hiện hỗ trợ:
+ Chi phí mua giống, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật để chuyển đổi 2.000 ha trồng lúa sang trồng cây hàng năm
khác.
+ Chi phí mua giống, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật để chuyển đổi 1.000 ha trồng lúa sang trồng cây ăn quả.
+ Chi phí để đào, đắp bờ bao
chuyển đổi 700 ha trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.
3. Hỗ trợ
giống lúa chất lượng, giống thủy sản
3.1. Hỗ trợ giống lúa chất
lượng
- Nội dung chính sách: Hỗ trợ
chi phí mua giống lúa chất lượng cho người sản xuất nhưng không quá 1,05 triệu
đồng/ha/vụ/người sản xuất.
- Thực hiện hỗ trợ chi phí mua
giống lúa chất lượng cho tổng diện tích gieo trồng 100.000 ha/5 năm (bình quân
20.000 ha/năm).
3.2. Hỗ trợ giống thủy sản
chủ lực và các giống thủy sản có hiệu quả kinh tế
- Nội dung chính sách: Hỗ trợ
50% chi phí mua giống cho Người sản xuất nuôi các đối tượng thủy sản chủ lực, đối
tượng thủy sản có hiệu quả kinh tế có diện tích từ 0,3 ha trở lên, mức hỗ trợ
không quá 40 triệu đồng/ha; từ 400 m3 lồng, bể trở lên, mức hỗ trợ
không quá 50 triệu đồng/400 m3 lồng, bể; hỗ trợ không quá 5 ha hoặc
1.000 m3 lồng, bể/người sản xuất/năm và không quá 3 lần/Người sản xuất
trong 5 năm.
- Thực hiện hỗ trợ chi phí mua
giống thủy sản: Dự kiến hỗ trợ cho 140 ha nuôi ao và 1.600 m3 nuôi lồng,
bể.
+ Đối với nuôi ao: Dự kiến hỗ
trợ 3 loài cá, hình thức nuôi ghép; mật độ 2,5 con/m2, tính cho 01
ha (25.000 con) gồm: Cá Rô phi đơn tính: 20.000 con, cá trắm cỏ: 3.000 con,
Chép lai 3 máu: 2.000 con. (Công thức nuôi ghép do đơn vị triển khai thực
hiện xây dựng hàng năm trên cơ sở danh mục kèm theo Quyết định số
07/2021/QĐ-UBND).
+ Đối với nuôi lồng: Dự kiến hỗ
trợ 02 loài gồm cá Trắm cỏ và cá Nheo Mỹ (Lăng đen): Cá trắm cỏ: 20 con/m3,
dự kiến khoảng 800m3; Cá Nheo Mỹ (Lăng đen): 10 con/m3, dự
kiến khoảng 400m3.
+ Nuôi bể: Dự kiến hỗ trợ cá Tầm,
mật độ 10 con/m3, dự kiến khoảng 400m3.
4. Hỗ trợ
phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm
- Nội dung chính sách: Hỗ trợ
100% kinh phí mua các loại vắc xin tiêm phòng: Lở mồm long móng, tụ huyết
trùng, tai xanh, dị ch tả lợn cho Người sản xuất nuôi trâu, bò, lợn nái, lợn đực
giống; vắc xin cúm gia cầm cho Người sản xuất nuôi vịt, ngan, nuôi gà từ 3.000
con trở xuống; các loại thuốc khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi.
- Thực hiện hỗ trợ:
+ Hỗ trợ: Vắc xin cúm gia cầm;
vắc xin lở mồm long móng (LMLM) type O, A, vắc xin tụ huyết trùng cho trâu, bò;
vắc xin LMLM type O, vắc xin tai xanh, vắc xin dịch tả cho lợn nái, lợn đực giống
đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 80% tổng đàn gia súc, gia cầm trong diện tiêm
phòng.
Thời gian tiêm phòng: Tổ chức
tiêm phòng cho gia súc, gia cầm 02 đợt chính trong năm (Đợt 1: vào các tháng 4
- 5; Đợt 2: vào các tháng 9 - 10) và tiêm phòng bổ sung các tháng còn lại trong
năm cho đàn gia súc, gia cầm mới nuôi, mới lớn, chưa được tiêm phòng vào các đợt
chính trong năm; tiêm bao vây các ổ dịch nhỏ xảy ra trên địa bàn tỉnh.
+ Tổ chức phun khử trùng tiêu độc
chuồng trại, môi trường chăn nuôi cùng với 02 đợt tiêm phòng gia súc, gia cầm
chính trong năm. Ngoài ra căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh trên đàn vật
nuôi, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp &PTNT, UBND tỉnh tổ chức phun khử trùng,
tiêu độc, vệ sinh môi trường chăn nuôi phòng, chống dịch bệnh vụ Đông Xuân hàng
năm (tháng 12 đến tháng 01 năm sau).
+ Hỗ trợ vật tư, dụng cụ phục vụ
công tác tiêm phòng và phun khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn
nuôi: Xi lanh tiêm phòng vắc xin cho gia súc 01 chiếc/xã/năm, kim tiêm vắc xin
cho gia súc 10 chiếc/xã/năm; xi lanh tự động tiêm phòng vắc xin cho gia cầm 01
chiếc/xã/năm; kim tiêm vắc xin cho gia cầm 10 chiếc/xã/năm; bảo hộ lao động 01
bộ/xã/năm; thùng bảo ôn 02 chiếc/xã/05 năm.
+ Thực hiện giám sát lâm sàng,
thu thập mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm.
5. Hỗ trợ sản
xuất rau an toàn theo VietGAP
- Nội dung chính sách: Hỗ trợ 50%
chi phí giống, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học hoặc thảo mộc để
thực hiện sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGAP.
- Thực hiện hỗ trợ chi phí mua
giống, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học hoặc thảo mộc để thực hiện
sản xuất 9.200 ha/5 năm (1.840 ha/năm) rau, quả hàng hóa an toàn theo VietGAP.
6. Hỗ trợ
kinh phí cho công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo Khoản
2, Điều 2, Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh
- Đối tượng hỗ trợ kinh phí: Cơ
quan quản lý và đơn vị chủ trì triển khai thực hiện chính sách.
- Nội dung hỗ trợ: Quản lý, chỉ
đạo, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, quyết toán và chi khác theo quy định hiện
hành.
III. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
- Ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ:
368.350 triệu đồng.
Phân kỳ kinh phí nhà nước hỗ trợ:
+ Năm 2021: 73.000 triệu đồng
+ Năm 2022: 72.800 triệu đồng
+ Năm 2023: 74.350 triệu đồng
+ Năm 2024: 74.400 triệu đồng.
+ Năm 2025: 73.800 triệu đồng.
(Có phụ biểu chi tiết kèm
theo)
- Ngân sách cấp huyện hỗ trợ
(do cấp huyện cân đối, bố trí).
- Kinh phí Người sản xuất đóng
góp.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp &PTNT và
các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thực hiện theo sự phân
công tại Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của UBND tỉnh.
2. Giao Sở Nông nghiệp
&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng Hướng dẫn liên
sở hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện; Năm 2021, để đảm bảo
tiến độ thực hiện các nội dung theo Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020
của HĐND tỉnh, yêu cầu Sở Nông nghiệp &PTNT khẩn trương, triển khai ngay
các chính sách theo Kế hoạch.
UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng
các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên
quan căn cứ nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện ./.
Nơi nhận:
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- KB Nhà nước tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, NN2./. (O: b) .
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khước
|