Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 63/KH-UBND 2022 phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trâu bò Bắc Kạn 2022 2030

Số hiệu: 63/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
Ngày ban hành: 28/01/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 28 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC ĐỐI VỚI TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

Thực hiện Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Kiểm soát, khống chế thành công dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) đối với trâu, bò trên địa bàn tỉnh; góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường và hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tiêm phòng vắc xin VDNC cho trên 80% tổng đàn trâu, bò, bê, nghé (gọi chung là trâu, bò) tại thời điểm tiêm phòng.

- Chủ động giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát tốt dịch bệnh nhằm giảm số dịch VDNC. Cụ thể, hàng năm giảm ít nhất 20% số xã có dịch và số gia súc mắc bệnh VDNC so với năm liền kề trước đó.

- Phòng bệnh chủ động, có hiệu quả bằng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc và tiêu diệt các véc tơ truyền bệnh; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, ngăn chặn không để trâu, bò mắc bệnh VDNC xâm nhiễm từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Phòng bệnh bằng vắc xin VDNC

- Hằng năm, xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm vắc xin VDNC đồng loạt cho trâu, bò trên địa bàn tỉnh, tổ chức tiêm bổ sung cho trâu, bò đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 80% tổng đàn trở lên.

- Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò chưa được tiêm vắc xin hoặc đã tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ (theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin); trâu, bò khỏe mạnh, không có biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh VDNC và các bệnh truyền nhiễm khác.

- Khi có dịch bệnh xảy ra, tổ chức rà soát và tiêm phòng bổ sung vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò (chưa được tiêm vắc xin hoặc đã được tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ) tại các xã vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

- Sử dụng vắc xin VDNC được phép lưu hành tại Việt Nam theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đơn vị cung ứng vắc xin, theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Chủ động phòng bệnh có hiệu quả bằng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh tiêu độc khử trùng, tiêu diệt véc tơ truyền bệnh

- Chủ cơ sở nuôi trâu, bò áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm không để gia súc mắc bệnh, làm lây lan dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

- Triển khai các đợt vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ tại khu vực chợ, điểm thu gom buôn bán, giết mổ trâu, bò và các sản phẩm của trâu, bò; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

- Sử dụng hóa chất được phép lưu hành tại Việt Nam và theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn của nhà sản xuất, đơn vị cung ứng hóa chất tiêu độc khử trùng và tiêu diệt véc tơ truyền bệnh.

3. Giám sát

a) Giám sát chủ động

- Chủ vật nuôi, nhân viên thú y cấp xã chủ động theo dõi, giám sát đàn trâu, bò. Trường hợp phát hiện trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC, chết không rõ nguyên nhân hoặc trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chủ vật nuôi hoặc thú y viên cấp xã báo cáo cơ quan thú y cấp huyện, chính quyền địa phương để xử lý theo quy định; cơ quan thú y cấp huyện thực hiện việc lấy mẫu để gửi xét nghiệm bệnh VDNC trước khi xử lý gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh theo quy định.

- Chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút VDNC tại địa phương có nguy cơ cao, khu vực đã từng có dịch VDNC xảy ra.

b) Giám sát bị động, điều tra dịch

- Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm vi rút VDNC đối với trâu, bò có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh VDNC; trâu, bò nghi có tiếp xúc với đàn trâu, bò mắc bệnh VDNC; điều tra xác định nguyên nhân nếu nghi đàn trâu, bò mắc bệnh VDNC.

- Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp cùng Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện tiến hành điều tra dịch tễ dịch (hộ, cơ sở chăn nuôi bị nhiễm VDNC, thời gian nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh; phạm vi, mức độ lây lan của bệnh,...).

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn cụ thể việc giám sát bị động, điều tra, xử lý ổ dịch VNDC.

c) Giám sát sau tiêm phòng

- Chủ cơ sở chăn nuôi theo dõi lâm sàng trâu, bò sau tiêm phòng, nếu phát hiện trâu, bò có biểu hiện bệnh VDNC phải báo cáo chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y cấp huyện để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh đồng thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của của cơ quan chuyên môn.

- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thú y tổ chức lấy mẫu giám sát, đánh giá hiệu quả sau tiêm phòng vắc xin.

4. Kiểm dịch động vật, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y

a) Kiểm dịch động vật vận chuyển trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

- Thực hiện kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kim dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

- Tăng cường kiểm soát vận chuyển trâu, bò ra vào địa bàn tỉnh; tiêu độc khử trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; lấy mẫu xét nghiệm trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan để thực hiện kiểm dịch tại gốc đối với trâu, bò, sản phẩm trâu, bò vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh.

- Các trạm, chốt kiểm dịch động vật đầu mối giao thông thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trâu, bò, sản phẩm trâu, bò vận chuyển ra vào địa bàn cấp tỉnh; tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyn động vật, sản phẩm động vật; lấy mẫu xét nghiệm trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh; kịp thời phát hiện những sai phạm trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển, giết mổ trâu, bò và sản phẩm của trâu, bò mắc bệnh, không rõ nguồn gốc.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh trâu, bò, sản phẩm trâu, bò trên địa bàn cấp huyện. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi cách ly, theo dõi, quản lý trâu, bò trước khi cho nhập đàn.

- Trâu, bò được phép vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh đối với các địa phương đang có dịch VDNC sau khi được tiêm vắc xin VDNC tối thiểu 21 ngày, có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh VDNC và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch theo quy định.

b) Kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y

- Thực hiện quy trình kiểm soát giết mổ động vật theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

- Trong trường hợp phát hiện động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh VDNC tại cơ sở giết mổ hoặc tại chợ phải thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.

- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng ngay sau mỗi ca giết mổ và cuối buổi họp chợ, cuối ngày đối với khu vực buôn bán trâu, bò, sản phẩm trâu, bò tại các chợ, đặc biệt là khu vực bán trâu, bò, sản phẩm trâu, bò.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, có kế hoạch xây dựng, quản lý các cơ sở giết m gia súc tập trung; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không phép; định kỳ thực hiện giám sát điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở giết m.

5. Ứng phó, xử lý ổ dịch, chống dịch, quản lý, chăm sóc gia súc mắc bệnh

a) Chủ gia súc

- Cách ly ngay gia súc mắc bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh VDNC.

- Không mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, vứt xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường.

- Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, xử lý, chăm sóc gia súc mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

- Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện, nhân viên thú y cấp xã và chính quyền địa phương.

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.

b) Cơ quan thú y

- Tiến hành xác minh và lấy mẫu chẩn đoán xét nghiệm bệnh.

- Tham mưu cho chính quyền các cấp, lập chốt kiểm soát tạm thời trên các trục đường giao thông ra, vào vùng dịch, vùng khống chế nhằm ngăn chặn, không để vận chuyển động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm ra, vào vùng dịch, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Luật Thú y và có hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y có thẩm quyền; có giải pháp quản lý, kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nội tỉnh để hạn chế lây lan dịch bệnh.

- Tổ chức phun khử trùng phương tiện vận chuyển từ vùng dịch đi ra ngoài; Hướng dẫn thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi và khu vực xung quanh bằng vôi bột, hóa chất đặc hiệu đ tiêu diệt mầm bệnh, véc tơ truyền bệnh (ruồi, muỗi, ve, mòng,...); Hướng dẫn xử lý, chăm sóc, quản lý gia súc trong vùng dịch.

c) Chính quyền các cấp

Tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC theo quy định tại Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016, Thông tư s 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và hướng dẫn của cơ quan thú y; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC tại cơ sở.

6. Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh

Thực hiện theo quy định Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

7. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh VDNC, vắc xin VDNC

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan trung ương và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiên cứu khoa học về đặc điểm dịch tễ, phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm, vắc xin, giải pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC trên địa bàn tỉnh...

8. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về đặc điểm và tính chất nguy him của bệnh VDNC, cách nhận biết trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC và biện pháp xử lý, phòng, chống dịch bệnh; tầm quan trọng của việc phòng bệnh bằng vắc xin VDNC; nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, thiệt hại về kinh tế khi xảy ra dịch VDNC.

- Tổ chức tuyên truyền trên Cng thông tin điện tử, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bắc Kạn; in ấn tờ gấp, pa nô; tổ chức hội thảo tập huấn về phòng, chống bệnh VDNC cho hệ thống thú y cơ sở và các chủ cơ sở chăn nuôi trâu, bò.

- Công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt trước thời điểm phát sinh dịch bệnh VDNC và trước thời điểm triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc xin VDNC.

9. Chính sách hỗ trợ

Triển khai các chính sách hỗ trợ cho chủ cơ sở chăn nuôi có gia súc phải tiêu hủy do mắc bệnh VDNC (với điều kiện có cam kết và thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch), gia súc chết do tiêm vắc xin VDNC; chính sách hỗ trợ cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật hiện hành.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách tỉnh đảm bảo cho các hoạt động của tuyến tỉnh bao gồm: Điều tra dịch, lấy mẫu của cán bộ chuyên môn cấp tỉnh; mua hóa chất sát trùng; hỗ trợ kinh phí mua vật tư, trang thiết bị; kinh phí xét nghiệm giám sát dịch bệnh; thẩm định, đánh giá cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh; tổ chức tập huấn, họp sơ, tổng kết, thông tin, tuyên truyền; gửi mẫu về phòng thí nghiệm, phân tích mẫu xét nghiệm; xây dựng bản đồ dịch tễ; khen thưởng; kinh phí trực tại các Chốt kim dịch liên ngành, Đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh do tỉnh thành lập (nếu có).

Riêng đối với kinh phí mua vắc xin tiêm phòng Viêm da nổi cục đối với trâu, bò trên địa bàn tỉnh: Ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ 50% đ mua vắc xin tiêm phòng tập trung tại những vùng đang có dịch, vùng có dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Đối với các vùng còn lại doanh nghiệp, chủ cơ sở chăn nuôi chủ động mua vắc xin theo hình thức xã hội hóa để tiêm phòng dịch trên đàn gia súc.

Căn cứ dự toán của Kế hoạch được phê duyệt, hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tổng hợp dự toán chi tiết thực hiện Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế gửi Sở Tài chính thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Ngân sách các huyện, thành phố

Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của tuyến huyện, thành phố bao gồm: Mua sắm dụng cụ, trang thiết bị triển khai kế hoạch; mua bổ sung hóa chất khử trùng, tiêu độc; hỗ trợ người chăn nuôi có trâu, bò buộc tiêu hủy; hỗ trợ kinh phí trường hợp gia súc bị phản ứng sau tiêm phòng, gia súc chết do sốc vắc xin sau tiêm phòng; chi trả công tiêm phòng, chỉ đạo tiêm phòng; chi trả công tiêu hủy gia súc mắc bệnh, công cho lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch; kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia súc mắc bệnh, gia súc chết do bệnh VDNC; điều tra dịch, lấy mẫu của cán bộ chuyên môn cấp huyện; kinh phí trực tại các Chốt kiểm dịch liên ngành, Đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh do huyện thành lập (nếu có); khen thưởng; tổ chức tập huấn, họp sơ kết, tng kết, thông tin, tuyên truyền; tổ chức xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định bố trí kinh phí cho các hoạt động của Kế hoạch tại địa phương; trường hợp vượt quá khả năng cân đối của địa phương báo cáo Sở Tài chính để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét cấp bổ sung để có đủ nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.

3. Kinh phí do doanh nghiệp, chủ cơ sở chăn nuôi tự đảm bảo

Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trâu, bò có trách nhiệm chi trả kinh phí tiêm phòng vắc xin phòng bệnh VDNC (trong trường hợp ngân sách nhà nước không hỗ trợ); lấy mẫu, xét nghiệm mẫu khi thực hiện kiếm dịch vận chuyển hoặc khi có nhu cầu giết mổ tiêu thụ; phí, lệ phí kiểm dịch vận chuyển trâu, bò, sản phẩm trâu, bò xuất ra ngoài tỉnh; vôi bột, hóa chất khử trùng, hóa chất phòng, chống côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng tại cơ sở chăn nuôi, chuồng trại của mình; xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC phải chi trả toàn bộ chi phí lấy mẫu, vận chuyn mẫu, gửi mẫu, xét nghiệm mẫu, tổ chức tiêu hủy và các chi phí phục vụ công tác vệ sinh, sát trùng, tiêu độc phương tiện, hố chôn động vật.

Hàng năm, ngoài số vắc xin hỗ trợ tiêm phòng do ngân sách nhà nước cấp, các tổ chức, cá nhân chăn nuôi tự chi trả kinh phí mua hóa chất sát trùng, mua vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi theo hình thức xã hội hóa.

4. Các nguồn vốn hợp pháp khác

Kinh phí do các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, xã hội hóa và từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ các nội dung của bản Kế hoạch này, các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố cần xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế đế tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC trong giai đoạn từ năm 2022- 2030. Một số u cầu cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân như sau:

1. Các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh

- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh Bắc Kạn là đầu mối điều phối, chỉ đạo các hoạt động ứng phó khn cấp trên địa bàn tỉnh theo bản Kế hoạch này. Căn cứ tình hình thực tế và diễn biến của bệnh VDNC, các thành viên Ban Chỉ đạo tham mưu, đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành và địa phương triển khai các biện pháp bổ sung cho phù hợp.

- Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo các địa phương tổ chức triển khai lực lượng tun tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyn trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh; chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y các cấp; phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chng dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y.

- Hằng năm, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch và tổng hợp chung trong dự toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Sở Tài chính thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; cân đối, bố trí kinh phí trong phạm vi dự toán được giao để thực hiện Kế hoạch. Nếu phát sinh dịch bệnh, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng dự toán chống dịch, báo cáo UBND tỉnh cấp bổ sung kinh phí chống dịch thực hiện theo quy định.

- Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác tiêm phòng vắc xin, công tác giám sát theo quy định; tổ chức xét nghiệm mẫu để xác định tỷ lệ gia súc có bảo hộ đối với bệnh VDNC sau tiêm phòng; hằng năm thông báo lưu hành vi rút VDNC, khuyến cáo sử dụng vắc xin YDNC.

- Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong phòng, chống dịch bệnh VDNC.

- Kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động mua bán, vận chuyển trâu, bò tại các chợ đầu mối giao thông; hướng dẫn quy trình thực hiện công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng tại các chợ, điểm họp chợ.

- Hằng năm, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, tình hình khng chế và thanh toán bệnh dịch VDNC, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh theo quy định.

- Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan để tham mưu xây dựng nguồn kinh phí, bố trí kinh phí, xây dựng cơ chế, chính sách và rà soát sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục đối với trâu, bò.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ khoa học đê xây dựng quy trình phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phi hp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đi, btrí kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động phòng, chống dịch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách tỉnh; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước phục vụ công tác phòng, chống dịch viêm da nổi cục trên trâu bò.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

5. Sở Công Thương: Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, diễn biến thị trường, xúc tiến thương mại hỗ trợ tìm đâu ra cho các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh trong đó có thịt trâu, bò và các sản phẩm thịt trâu, bò.

6. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tuyển chọn các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, chuyên môn và xây dựng được quy trình phòng, chống bệnh VDNC để phục vụ công tác phòng, chống bệnh hiệu quả.

7. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành và địa phương có liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền phòng, chống bệnh VDNC.

8. Cục Quản lý thị trường: Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm soát lưu thông, phối hợp với lực lượng thú y kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép trâu, bò và các sản phẩm trâu, bò.

9. Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Chủ động xây dựng chuyên đề, phóng sự tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC để người dân tích cực, chủ động thực hiện nhằm phòng, chống có hiệu quả bệnh VDNC trên địa bàn tỉnh.

10. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn và các tổ chức chính trị xã hội: Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn và các địa phương tích cực tuyên truyền để các thành viên, hội viên tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC trên đàn trâu, bò.

11. Ủy ban nhân dân các các huyện, thành phố

- Xây dựng và ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh VDNC ca huyện, thành phố; trong Kế hoạch cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị và người chăn nuôi để có cơ sở thực hiện hiệu quả công tác phòng, chng bệnh VDNC; chủ động bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác, bảo đảm cho công tác phòng, chng dịch bệnh VDNC.

- Hằng năm phê duyệt, bố trí kinh phí tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch, tuyên truyền vận động nhân dân mua bổ sung vắc xin và tổ chức tiêm phòng vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò theo hình thức xã hội hóa, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt 80% tng đàn trở lên; chỉ đạo rà soát, tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn trâu, bò phát sinh, nhập đàn trước và sau đợt tiêm phòng chính.

- Kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống thú y đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.

- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, phối hợp thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y.

- Tổ chức xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở sản xuất sản phẩm trâu, bò an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong trong tỉnh và cả nước.

- Quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ động vật; hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn.

12. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Hướng dẫn thực hiện khai báo và kê khai các cơ sở chăn nuôi theo quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện, báo cáo và xử lý dịch theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y.

13. Các hiệp hội, doanh nghiệp, người chăn nuôi, người vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trâu, bò

- Thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, thú y, phòng, chống dịch bệnh; căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, đơn vị đ tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo, đề nghị của cơ quan trung ương và địa phương được giao chủ trì, tổ chức thực hiện.

- Phối hợp với cơ quan chức năng, thông báo kịp thời khi phát hiện các hành vi vi phạm, giấu dịch, tình trạng vứt xác trâu, bò ốm chết ra môi trường, hiện tượng bán chạy trâu, bò bệnh, không tuân thủ các biện pháp chống dịch./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Thú y;
- Chi cục Thú y Vùng II;
- CT, c
ác PCT UBND tỉnh;
-
UBMTTQ tỉnh;
- Hội ND t
nh, Hội LHPN tỉnh ;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, KH&ĐT, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Khoa học và Công nghệ;
- Công an tỉnh;
- Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn;
- Cục Quản lý thị trường tỉnh;
- Báo Bắc Kạn, Đài PT&TH t
nh;
- Thành viên BCĐ phòng, chống dịch bệnh GSGC cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- UBND cấp xã;
- CVP, PCVP (
Ô.Thất);
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- Lưu: VT, Cúc.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Thị Minh Hoa

 

PHỤ LỤC

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH VDNC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2020-2030
(Kèm theo Kế hoạch s 63/KH-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

TT

Nội dung

ĐVT

Tổng kinh phí giai đoạn 2022 - 2030

CHIA RA

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

I

Nhu cầu vắc xin tiêm phòng theo yêu cầu về phòng dch cả giai đoạn 2022-2030

Số lượng

Liều

242.000

40.000

36.000

32.500

29.000

26.000

23.500

21.000

19.000

15.000

Đơn giá

1.000

 

35

35

35

35

35

35

35

35

35

Thành tiền

1.000

8.470.000

1.400.000

1.260.000

1.137.500

1.015.000

910.000

822.500

735.000

665.000

525.000

Trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ tr 50% kinh phí mua vắc xin

Số lượng

Liều

121.000

20.000

18.000

16.250

14.500

13.000

11.750

10.500

9.500

7.500

Đơn giá

1.000

 

35

35

35

35

35

35

35

35

35

Thành tiền

1.000

4.235.000

700.000

630.000

568.750

507.500

455.000

411.250

367.500

332.500

262.500

II

Chương trình giám sát dịch bệnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chi phí thuê xét nghiệm

Số lượng

Mu

720

100

95

90

85

80

75

70

65

60

 

 

Đơn giá

1.000

 

522

522

522

522

522

522

522

522

522

 

 

Thành tiền

1.000

375.840

52.200

49.590

46.980

44.370

41.760

39.150

36.540

33.930

31.320

2

Thẩm định điều kiện công bố hết dịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Phụ cấp CTP

Số lượng

Ngày

270

40

40

40

30

30

30

20

20

20

 

 

Đơn giá

1.000

 

200

200

200

200

200

200

200

200

200

 

 

Thành tiền

1.000

54.000

8.000

8.000

8.000

6.000

6.000

6.000

4.000

4.000

4.000

-

Tiền đi lại

S lượng

Ngày

270

40

40

40

30

30

30

20

20

20

 

 

Đơn giá

1.000

 

150

150

150

150

150

150

150

150

150

 

 

Thành tiền

1.000

40.500

6.000

6.000

6.000

4.500

4.500

4.500

3.000

3.000

3.000

 

Tng cộng ngân sách nhà nước hỗ trợ

4.705.340

766.200

693.590

629.730

562.370

507.260

460.900

411.040

373.430

300.820

Ghi chú: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí mua vắc xin để tiêm phòng bệnh Viêm da nổi cục tập trung tại những vùng đang có ổ dịch, vùng có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 63/KH-UBND ngày 28/01/2022 về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục đối với trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2022-2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.424

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.163.58
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!