Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 60/KH-UBND 2020 phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội

Số hiệu: 60/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành: 23/03/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/KH-UBND

Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020

Thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2020 với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Trung ương và Thành phố về phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển bền vững gắn với bảo tồn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của Thành phố.

2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung phát triển ngành nghề năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách liên quan đến công tác phát triển ngành nghề nông thôn đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các làng nghề trên địa bàn Thành phố phát triển, từng bước nâng cao thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

2. Mt số chỉ tiêu cthể

- Ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn (đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn; xây dựng cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất,....) thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hỗ trợ 10 làng nghề xây dựng thương hiệu và đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể; hỗ trợ đánh giá tác động môi trường cho 10 làng nghề đã được công nhận và đề nghị xét công nhận.

- Đào tạo nghề cho 13.100 lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; tập huấn nâng cao năng lực làng nghề cho 2.400 lượt cán bộ quản lý các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất và người lao động của làng nghề.

- Tạo thêm khoảng 10.000 - 15.000 việc làm cho lao động nông thôn với thu nhập bình quân đạt khoảng 50-60 triệu đồng/người/năm.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Xây dựng cơ chế và thực hiện chính sách

- Ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn (đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn; xây dựng cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất,...) thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề quy định tại Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố đảm bảo phù hợp với thực tiễn và hiệu quả.

- Xây dựng các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.

2. Áp dụng khoa học và công nghệ

- Triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố trong lĩnh vực phát triển nghề, làng nghề; các dự án quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phm nông nghiệp, sản phm làng nghthuộc Chương trình htrợ phát trin tài sản trí tuệ, Chương trình nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp giai đoạn 2010-2020.

- Quản lý công nghệ sản xuất, hạn chế đưa công nghệ cũ, lạc hậu vào sử dụng gây ô nhiễm môi trường; giới thiệu, phổ biến công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý nước thải, rác thải, khí thải phù hp với làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn.

3. Đào tạo nhân lực

- Đào tạo nghề cho 13.100 người lao động nông thôn, trong đó nghề Nông nghiệp cho 8.322 người; nghề Phi nông nghiệp 4.778 người theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Tổng kết đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn Thành phố;

- Tập huấn nâng cao năng lực làng nghề cho 2.400 lượt cán bộ quản lý các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất và người lao động của làng nghề. Tổ chức đào tạo nghiệp vụ sư phạm, nghề nghiệp, kỹ năng dạy học cho các nghệ nhân trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn và truyền nghề nhân cấy nghề.

- Tổ chức 47 lớp đào tạo nghề, truyền nghề thủ công mỹ nghệ cho 1.650 lao động nông thôn theo Chương trình khuyến công Thành phố năm 2020.

4. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển thị trường

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước để giới thiệu các sản phẩm của các làng nghề nhằm quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến, chợ thương mại điện tử; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu và đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; phổ biến các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.

5. Hỗ trợ vốn và chính sách thuế

- Tập trung kinh phí từ nguồn ngân sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu vực nông thôn nơi hoạt động ngành nghề, làng nghề còn nhiều khó khăn; bố trí kinh phí để hỗ trợ công tác phát triển nghề, làng nghề đảm bảo kịp thời, hiệu quả, trong đó tập trung ưu tiên các nhiệm vụ như đào tạo nghề, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, xử lý vướng mắc cho các cơ sở ngành nghề nông thôn về chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ, của Thành phố.

- Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho các cơ sở làng nghề; tạo điều kiện và đẩy mạnh cho vay khách hàng, hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng phát triển nghề và làng nghề.

- Hỗ trợ cho thành viên hp tác xã tiểu thủ công nghiệp và làng nghề vay vn để phát triển sản xuất kinh doanh.

6. Giao đất, cho thuê đất và bảo vệ môi trường làng nghề

- Hướng dẫn, tạo điều kiện giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai cho các làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung,...

- Phổ biến công nghệ xử lý môi trường phù hp với làng nghề để khuyến khích phát triển các ngành nghề nông thôn sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, hạn chế phát sinh chất thải và đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế hình thành và phát triển các loại hình có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao.

- Hỗ trợ đánh giá tác động môi trường làng nghề; tiếp tục rà soát, đánh giá, phân loại làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 và các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường thuộc Đán “Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

7. Phát triển, bảo tồn làng nghề gắn với du lịch, giáo dục trải nghiệm

- Thực hiện xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống” Hà Nội năm 2020.

- Hoàn thiện thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết, bảo tồn và phát triển làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc.

- Tiếp tục triển khai thực hiện sản xuất thí điểm mẫu bộ nhận diện thương hiệu (logo), biển chỉ dẫn và sản phẩm lưu niệm du lịch Hà Nội; khảo sát xây dựng các tua du lịch làng nghề phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch cũng như điều kiện về cơ sở hạ tầng của các làng nghề.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề; phát triển làng nghề kết hp du lịch - giáo dục trải nghiệm, du lịch cộng đồng, tạo sinh kế cho người dân làng nghề, môi trường sống văn hóa vùng nông thôn.

- Từng bước hoàn thiện các sản phẩm du lịch làng nghề, lập kế hoạch tập trung đầu tư phát triển 01-02 sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương gắn với việc thực hiện chương trình “mỗi xã, một sản phẩmtheo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện hỗ trợ phát triển ngành nghề trên địa bàn Thành phố năm 2020 từ nguồn ngân sách (cấp Thành phố, cấp huyện), nguồn kinh phí đóng góp của tổ chức, cá nhân tham gia và các nguồn kinh phí huy động hp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã và đơn vị, tổ chức liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch Phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2020 theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo hiệu quả, không trùng lặp, đúng mục tiêu, kết quả đ ra; tham mưu UBND Thành phban hành các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức khảo sát, thẩm tra lựa chọn đơn vị, cơ sở ngành nghề nông thôn có đủ năng lực triển khai thực hiện hỗ trợ năm 2020; khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức thực hiện: Xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống” Hà Nội; hỗ trợ xây dựng thương hiệu và đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, đánh giá tác động môi trường làng nghề; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực các làng nghề, đào tạo nghiệp vụ sư phạm nghề nghiệp cho các nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn; Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển thị trường đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng, thiết thực, hiệu quả; trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.

- Thực hiện Chương trình “mỗi xã, một sản phẩm” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của UBND Thành phố. Phát triển chợ thương mại điện tử trên địa chỉ chonhaminh.gov.vn để quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm làng nghề, kết nối các trang thông tin của làng nghề trên phần mềm chợ thương mại điện tử.

- Phi hợp Sở Thông tin và Truyn thông, các cơ quan thông tn, báo chí Hà Nội thực hiện phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện chương trình, đề án hoặc các hoạt động có liên quan đến phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố.

- Chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; định kỳ 6 tháng và cả năm tổng hợp, báo cáo UBND Thành phkết quả thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) lựa chọn, đề xuất các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Phát triển ngành nghề nông thôn năm 2020 báo cáo UBND Thành phố khen thưởng.

2. Sở Công Thương

- Chủ trì, tổ chức thực hiện Chương trình khuyến công Thành phố tại Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 11/02/2020 theo quy định, đảm bảo hiệu quả, không trùng chéo.

- Tiếp tục triển khai xây dựng các cụm Công nghiệp theo Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 14/3/2018 của UBND Thành phố Phê duyệt Quy hoạch cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030.

- Phối hp với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác phát triển ngành nghề nông thôn.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

- Triển khai và bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố trong lĩnh vực phát triển nghề, làng nghề; các dự án quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, Chương trình nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp giai đoạn 2010-2020.

- Tổ chức thẩm định công nghệ các dự án đầu tư sản xuất, dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật làng nghề theo phân cấp; hướng dẫn các cơ sở ngành nghề nông thôn quản lý công nghệ sản xuất, hạn chế đưa công nghệ cũ, lạc hậu vào sử dụng gây ô nhiễm môi trường.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý và tổ chức khoa học công nghệ, các nhà khoa học giới thiệu, phổ biến công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, phù hp cho các làng nghề và cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố.

- Phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác phát triển ngành nghề nông thôn.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tiếp tục thực hiện công tác rà soát phân loại làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội theo thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 và các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường thuộc đán “Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 5536/UBND-ĐT ngày  12/11/2018.

- Triển khai Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND ngày 24/10/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội, Quyết định số 2796/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chủ động đề xuất xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ về bảo vệ môi trường làng nghề cho công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường cấp xã.

- Tuyên truyền, phổ biến công nghệ xử lý môi trường phù hp với làng nghề để khuyến khích phát triển các ngành nghề nông thôn sử dụng công nghệ thân thiện môi trường, hạn chế hình thành và phát triển các loại hình sản xuất, chế biến có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao.

- Phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác phát triển ngành nghề nông thôn.

5. SXây dựng

- Tổ chức triển khai Kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện cung ứng dịch vụ công lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020 (do Sở Xây dựng tổ chức thực hiện theo phân cấp);

- Phối hp với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác phát triển ngành nghề nông thôn.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp Ban chỉ đạo 1956 cấp huyện triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg theo kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 12/02/2020 của UBND Thành phố đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

- Tổng kết đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn Thành phố.

- Phối hp với các S, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác phát triển ngành nghề nông thôn.

7. SDu lịch

- Tiếp tục triển khai và hoàn thành Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 07/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc thí điểm xây dựng nhận diện thương hiệu (logo), biển chỉ dẫn và sản phẩm lưu niệm du lịch Hà Nội trong đó có nội dung về xây dựng nhận diện thương hiệu làng nghề và sản phẩm du lịch của 02 làng nghề Vạn Phúc và Bát Tràng.

- Chú trọng triển khai nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch nông thôn mới; đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các diễn đàn, hội chợ, hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.

- Tiếp tục phối hp với Sở Quy hoạch kiến trúc, UBND quận Hà Đông và UBND huyện Gia Lâm hoàn thiện Quy hoạch đầu tư bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng - huyện Gia Lâm và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc - quận Hà Đông” để sớm đưa hai làng nghề trên trở thành điểm du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế.

- Phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác phát triển ngành nghề nông thôn.

8. Sở Quy hoạch - Kiến trúc

Tiếp tục chủ trì, phối hợp các Sở, ngành Thành phố, UBND quận Hà Đông, UBND huyện Gia Lâm và các đơn vị có liên quan hoàn thiện nội dung thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết, bảo tồn và phát triển làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc; phối hp với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác phát triển ngành nghề nông thôn.

9. Sở Tài chính và SKế hoạch đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ, khả năng cân đối ngân sách, tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo các quy định hiện hành của Nhà nước; phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác phát triển ngành nghề nông thôn.

10. SVăn hóa và Thể thao

Phối hp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện xét công nhận danh hiệu “làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống” Hà Nội; tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP Thành phố; phối hp với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác phát triển ngành ngh nông thôn.

11. Sở Giáo dục và Đào to

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các hình thức giáo dục trải nghiệm thực tế cho học sinh đến các làng nghề; định hướng các tiết học thực tế của học sinh các cấp tới các làng nghề truyền thống gắn với trải nghiệm kỹ năng sống cho học sinh. Báo cáo kết quả tham quan du lịch làng nghề gắn với giáo dục trải nghiệm của học sinh, sinh viên trên địa bàn.

12. Liên minh Hợp tác xã Thành phố

- Hỗ trợ cho thành viên hp tác xã làng nghề vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát trin Hợp tác xã đphát trin sản xut, kinh doanh, htrợ thành lập mới các hợp tác xã trong các làng nghề.

- Phối hợp Sở Công Thương để tuyên truyền, tạo điều kiện hỗ trợ tổ chức các lớp truyền nghề, nhân cấy nghề trên địa bàn Thành phố; phi hợp với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác phát triển ngành nghề nông thôn.

13. Cục Thuế thành phố Hà Nội

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, xử lý vướng mắc cho các cơ sở ngành nghề nông thôn về chính sách thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, ưu đãi về thuế đối với các ngành nghề nông thôn, thực hiện các thủ tục về thuế qua mạng Internet (như: kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử,...). Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Thành phố về phát triển làng nghề.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố tiếp tục triển khai Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung; dành nguồn vốn phù hợp cho hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là vốn ưu tiên cho phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố.

15. UBND các quận, huyện, thị xã

- Chủ động xây dng kế hoạch của địa phương, phối hp với các Sở, ngành tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Phát triển ngành nghề nông thôn Thành phố năm 2020.

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện các chương trình, đề án, dự án hoặc các hoạt động có liên quan đến phát triển ngành nghề nông thôn tiếp cận các nguồn lực, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.

- Bố trí kinh phí của địa phương hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu các sản phẩm ngành nghề nông thôn nhằm quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch; rà soát và lồng ghép (nếu có) các chương trình, Kế hoạch do đơn vị mình chủ trì tổ chức thực hiện với Kế hoạch Phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2020 đảm bảo không bị trùng lặp, nâng cao hiệu quả công tác phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố; định kỳ 6 tháng và cả năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố qua Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp (Báo cáo 6 tháng trước ngày 30/6, báo cáo năm trước ngày 20/12)./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- CVP, P.CVP V.T.Anh KT, KGVX, ĐT, TKBT;
- Lưu: VT, KTVân.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 60/KH-UBND ngày 23/03/2020 về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.537

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.157.133
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!