ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 59/KH-UBND
|
Bình Định, ngày
24 tháng 03 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI SẢN XUẤT, CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Triển khai thực hiện hoàn
thành các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn năm 2023 đã được giao tại Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 04/01/2023 của
UBND tỉnh, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023
theo các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của
HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
- Phát triển một số sản phẩm
nông nghiệp chủ lực gắn với vùng nuôi, trồng tập trung, sản xuất đạt chuẩn gắn
với liên kết, tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở định hướng phát triển nâng cao giá trị
sản xuất nông nghiệp những năm đến.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm địa
phương (GRDP) nông, lâm, thủy sản năm 2023 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 3,0%
- 3,2%.
- Tổng sản lượng lương thực cây
có hạt đạt 685.160 tấn, trong đó: Sản lượng lúa đạt 631.400 tấn và ngô đạt
53.760 tấn.
- Số lượng đàn vật nuôi chủ lực:
Tổng đàn bò 309.000 con; tổng đàn lợn 721.000 con; tổng đàn gia cầm 10.000
nghìn con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 207.000 tấn; trong đó: Thịt lợn
138.000 tấn.
- Sản lượng nuôi trồng thủy sản
đạt 15.000 tấn; trong đó, sản lượng tôm nuôi đạt 10.500 tấn.
II. NỘI DUNG
VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Trồng trọt
1.1. Về phát triển cây lúa
a) Quy hoạch
Tổng diện tích lúa đến năm 2025
là 90.000 ha; năm 2030 là 87.000 ha.
b) Kế hoạch năm 2023
- Diện tích sản xuất lúa cả năm
92.830 ha, trong đó: Vụ Đông Xuân 47.050 ha, vụ Hè Thu 42.120 ha, vụ Mùa 3.660
ha.
- Cơ cấu sản xuất lúa gồm:
+ Lúa chế biến: Diện tích
78.530 ha. Các giống: Khang dân đột biến, ĐV 108, TBR1, Q5, ĐB 6, BC 15, Hà
Phát 3, Thiên ưu 8, Bắc Thịnh, VNR 20, VNR 10. Đây là diện tích đảm bảo năng suất,
sản lượng lúa chính để đảm bảo giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Giá lúa chế
biến khá ổn định nhưng lợi nhuận đem lại không cao so với các loại cây trồng
khác.
+ Lúa giống: Diện tích 4.300 ha
(vụ Đông Xuân 2.955 ha, vụ Hè Thu 1.345 ha). Tập trung ở các huyện Tuy Phước,
thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn. Trong đó có 8 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp có
dự án liên kết sản xuất lúa giống với các doanh nghiệp đã được UBND tỉnh phê
duyệt, diện tích 982,3 ha. Diện tích này đem lại lợi nhuận cao nhất cho người
trồng lúa và HTX nông nghiệp. Năm 2023 dự kiến xây dựng 2 kế hoạch liên kết sản
xuất lúa giống ở huyện Tây Sơn (xã Bình Tường 100 ha, xã Tây Phú 150 ha).
+ Lúa chất lượng cao: Diện tích
10.000 ha, tập trung ở các huyện, thị xã: An Nhơn 1.800 ha, Tuy Phước 1.500 ha,
Hoài Nhơn 1.500 ha, Tây Sơn 1.160 ha, Hoài Ân 1.000 ha, Phù Mỹ 1.000 ha,…Các giống
lúa chính là Đài Thơm 8, Hương Châu 6, Bắc Hương 9. Sản lượng lúa này chủ yếu để
sử dụng và một phần được các cơ sở xay xát thu mua để tiêu thụ nội vùng/nội tỉnh
(không có thương hiệu, nhãn hiệu gạo, không xây dựng liên kết chuỗi). Giá lúa
được mua không cao hơn so với các giống lúa chế biến nên năm 2023 chủ yếu sẽ hỗ
trợ phát triển những diện tích sản xuất lúa gạo chất lượng cao hữu cơ và sản phẩm
OCOP như: Gạo hữu cơ ở huyện Hoài Ân là 6,75 ha, sản phẩm OCOP “Gạo quê Phước
Hưng” ở huyện Tuy Phước.
c) Giải pháp chính
Ứng dụng quy trình kỹ thuật
canh tác tiên tiến vào sản xuất như: IPM, ICM, canh tác lúa cải tiến (SRI), xây
dựng các mô hình sử dụng phân bón tiết kiệm, sản xuất hữu cơ, VietGAP.
d) Hiệu quả đầu tư
- Lúa chế biến: Tổng mức đầu tư
bình quân cho 01 ha lúa khoảng 32,4 triệu đồng, trong đó chi phí về giống, vật
tư là 21,5 triệu đồng (chiếm 66,3% tổng chi phí); lợi nhuận bình quân 8,8 triệu
đồng/ha/vụ. So với các cây trồng khác, lúa cho lợi nhuận thấp, nhưng sản xuất
lúa đảm bảo lương thực, phụ phẩm cho chăn nuôi.
- Lúa giống: Liên kết sản xuất
lúa giống, các doanh nghiệp thu mua giá cao hơn 25% so với giá lúa thương phẩm
tại thời điểm, cùng với năng suất đạt cao, nên lợi nhuận liên kết sản xuất lúa
giống là 19,1 triệu đồng/ha, tăng 10,3 triệu đồng/ha so với lúa thương phẩm.
- Lúa chất lượng cao: Giá lúa
chất lượng cao không cao hơn so với các giống lúa khác, đối với lúa chất lượng
cao được sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ giá bán cao hơn 20%.
1.2. Về phát triển cây ngô
a) Quy hoạch
Diện tích ngô đến năm 2025 là
9.200 ha và duy trì ổn định diện tích đến năm 2030.
b) Kế hoạch năm 2023
Diện tích sản xuất ngô cả năm là
8.140 ha, trong đó: Vụ Đông Xuân 2.356 ha, vụ Hè Thu 3.506 ha, vụ Mùa 2.278 ha.
Các địa phương có diện tích trồng ngô lớn như: Huyện Phù Mỹ (2.120 ha), thị xã
Hoài Nhơn (1.530 ha), huyện Hoài Ân (1.200 ha).
- Cơ cấu sản xuất:
+ Ngô hạt: Diện tích 7.705 ha,
được sản xuất trên đất màu, luân canh trên đất lúa, tập trung ở các huyện, thị
xã: Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Nhơn, Phù Cát, Tây Sơn.
+ Ngô nếp: Diện tích 422 ha, được
sản xuất trên diện tích đất phù sa, bãi bồi ven các sông, chuyển đổi trên đất
lúa, tập trung ở các huyện Hoài Ân 3 30 ha (xã Ân Hảo Đông), huyện Tây Sơn 12
ha (xã Tây Giang, Bình Tường), huyện Tuy Phước 80 ha (xã Phước Hiệp, Phước An,
Phước Thành), thị xã An Nhơn 90 ha (xã Nhơn Hậu, Nhơn Khánh), ...
+ Ngô sinh khối: Diện tích 160
ha, tập trung ở thị xã An Nhơn 80 ha (xã Nhơn Phúc, Nhơn Hậu, Nhơn Lộc, Nhơn Mỹ
và phường Nhơn Hòa), huyện Vĩnh Thạnh 40 ha (xã Vĩnh Quang, Vĩnh Thuận, thị trấn
Vĩnh Thạnh), huyện Tây Sơn 40 ha (xã Tây Thuận, Tây Bình, Bình Nghi). Vùng đã
liên kết với Trang trại bò sữa Vinamilk mở rộng diện tích, tăng số vụ liên kết
sản xuất; đồng thời, mở rộng vùng liên kết ở xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh.
c) Giải pháp chính
- Chuyển đổi diện tích trồng lúa,
sắn, mía sang trồng ngô với diện tích 786 ha ở các huyện, thị xã: Tây Sơn (248
ha), Phù Mỹ (158 ha), Hoài Ân (108 ha), Hoài Nhơn (78 ha), Phù Cát (32 ha),…
- Về giống ngô: Gieo trồng giống
ngô lai đạt trên 95% diện tích.
+ Giống ngô lấy hạt: PAC339, PAC
999, PAC 789, B265, B528, B21, SSC 2095, SSC 131, SSC 557, LVN 10;
+ Giống ngô sinh khối: CP 333,
PSC 747, SSC 568;
+ Giống ngô nếp: HN68, HN88, HN
90, Max 68...
d) Hiệu quả đầu tư
- Ngô hạt: Tổng mức đầu tư bình
quân cho 01 ha ngô hạt khoảng 43,9 triệu đồng, trong đó chi phí về giống, vật
tư là 30,4 triệu đồng (chiếm 69,2% tổng chi phí); lợi nhuận bình quân 10,9 triệu
đồng/ha/vụ.
- Ngô nếp: Tổng mức đầu tư
tương đương so với ngô hạt (khoảng 43,9 triệu đồng). Trong khi đó, tổng thu 60
triệu đồng, cao hơn so với ngô hạt 5,2 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân 16,1
triệu đồng/ha/vụ (cao hơn ngô hạt 47,7%).
- Ngô sinh khối: Tổng mức đầu
tư bình quân cho 01 ha ngô sinh khối khoảng 47,9 triệu đồng; lợi nhuận bình
quân 26,9 triệu đồng/ha/vụ, gấp 2,5 lần so với ngô lấy hạt.
1.3. Về phát triển cây lạc
a) Quy hoạch
Diện tích lạc đến năm 2025 là
15.000 ha và năm 2030 là 16.000 ha.
b) Kế hoạch năm 2023
- Diện tích sản xuất lạc cả năm
10.920 ha, trong đó: vụ Đông Xuân 8.616 ha, vụ Hè Thu 1.796 ha, vụ Mùa 508 ha.
- Cơ cấu sản xuất:
+ Lạc nguyên liệu (khô): 10.595
ha, tập trung ở các huyện: Phù Cát (5.030 ha), Phù Mỹ (2.230 ha), Tây Sơn
(1.730 ha),…
+ Lạc tươi: 325 ha, chủ yếu ở
huyện Phù Cát.
c) Giải pháp chính
- Thực hiện chuyển đổi diện
tích trồng lúa, sắn, mía sang trồng lạc, với diện tích 696 ha ở các huyện: Tây
Sơn (292 ha), Phù Cát (128 ha), Phù Mỹ (124 ha).
- Đối với vùng trồng lạc chế biến,
gieo trồng các giống lạc có năng suất và hàm lượng dầu cao như: L14, HL 25, LDH
01, lạc sẻ, mỏ két; vùng sản xuất lạc tươi gieo trồng các giống như: LDH 09,
LHD 01, L14,...
- Mở rộng diện tích trồng lạc
xen sắn ở các xã Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Lâm (huyện Phù Cát) để nâng cao lợi
nhuận, cải tạo đất và cung cấp nguyên liệu sắn cho các Nhà máy chế biến tinh bột
sắn.
- Phát triển diện tích trồng lạc
(ăn tươi) vụ Thu Đông ở huyện Phù Cát: 325 ha (Cát Hải 180 ha, Cát Tài 90 ha,
Cát Khánh 35 ha, Cát Minh 10 ha, Cát Thành 10 ha).
- Triển khai thực hiện cấp mã số
vùng trồng cho cây lạc; hỗ trợ địa phương xây dựng kế hoạch duy trì vùng sản xuất
lạc nguyên liệu ổn định cho các tổ chức, cá nhân có sản phẩm OCOP theo phương
thức xây dựng kế hoạch sản xuất liên kết chuỗi và lồng ghép trong kế hoạch thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở các huyện, thị xã: Phù Mỹ, Phù Cát,
Hoài Nhơn, Tây Sơn, An Nhơn. Tiếp tục hỗ trợ công nhận sản phẩm OCOP từ lạc của
các địa phương.
d) Hiệu quả đầu tư
- Lạc nguyên liệu (khô): Tổng mức
đầu tư bình quân 53,2 triệu đồng/ha, trong đó chi phí về giống, vật tư là 27
triệu đồng (chiếm 50,7% tổng chi phí); lợi nhuận bình quân 35,9 triệu đồng/ha/vụ,
cây lạc có mức đầu tư phù hợp, có lợi nhuận tương đối cao, giá cả ổn định.
- Lạc tươi: Tổng mức đầu tư
bình quân tương đương với lạc nguyên liệu (53,2 triệu đồng/ha), tổng thu 100
triệu đồng/ha/vụ, cao hơn 10,9 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận trung bình 46,8
triệu đồng/ha/vụ, tăng 12,2% so với lạc nguyên liệu.
1.4. Về phát triển rau các
loại
a) Quy hoạch
Mở rộng vùng sản xuất rau các
loại, đến năm 2025 tổng diện tích 18.000 ha; đến năm 2030, diện tích tăng lên
18.500 ha.
b) Kế hoạch năm 2023
- Diện tích sản xuất cả năm
15.920 ha, trong đó: Vụ Đông Xuân 5.908 ha, vụ Hè Thu 5.204 ha, vụ Mùa 4.808
ha. Các địa phương có diện tích trồng rau các loại lớn như: huyện Phù Mỹ (4.400
ha), huyện Phù Cát (2.300 ha), huyện Tuy Phước (2.150 ha),...
- Thực hiện chuẩn hóa tiêu chuẩn
VietGAP cho các vùng rau:
+ Duy trì và phát triển 08 vùng
sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP với nhãn hiệu “Lá lành”, quy mô diện
tích 106,4 ha (huyện Tây Sơn 26,9 ha; thị xã Hoài Nhơn 17,9 ha; huyện Tuy Phước
17,2 ha; huyện Vĩnh Thạnh 10,1 ha; huyện Hoài Ân 9,5 ha; thị xã An Nhơn 9,3 ha;
huyện Phù Cát 9,1 ha; huyện Phù Mỹ 6,4 ha); kiểm tra, rà soát những diện tích
rau VietGAP đã hết hạn, hướng dẫn thực hiện chứng nhận lại.
+ Phát triển diện tích rau theo
hướng VietGAP mới 19 ha cho vùng rau Thuận Nghĩa (huyện Tây Sơn).
- Triển khai cấp mã số vùng trồng
trong nước đối với diện tích rau đã chứng nhận VietGAP, hữu cơ và 3 mã số vùng
trồng ở thị xã An Nhơn (diện tích 10 ha: Nhơn Hưng, Nhơn Hậu, Nhơn Thọ).
c) Giải pháp chính
- Thực hiện chuyển đổi diện
tích trồng lúa, sắn, mía sang trồng rau là 568 ha ở các huyện, thị xã: Phù Mỹ
(330 ha), Tây Sơn (122 ha), Hoài Nhơn (53 ha).
- Tổ chức tập huấn các quy
trình sản xuất rau an toàn, hữu cơ, VietGAP cho các vùng trồng rau.
- Tổ chức sản xuất theo hướng
chuẩn hóa, cấp mã số vùng trồng trong nước và xuất khẩu, xây dựng mô hình canh
tác VietGAP cho ớt và dưa hấu:
+ Ớt: Diện tích 2.250 ha, hình
thành vùng sản xuất ớt tập trung ở huyện Phù Mỹ 636 ha (Mỹ Tài 189 ha, Mỹ Hiệp
178 ha, Mỹ Chánh Tây 167 ha, Mỹ Quang 102 ha); huyện Phù Cát 415 ha (Cát Tài
150 ha, Cát Lâm 95 ha, Cát Sơn 65 ha, Cát Hanh 55 ha, Cát Minh 50 ha,...); huyện
Tây Sơn 50 ha (xã Bình Nghi 35 ha, Bình Thuận 15 ha,...); lập hồ sơ đề nghị Cục
Bảo vệ thực vật cấp 10 mã số vùng trồng cây ớt, diện tích 131 ha ở xã Cát Tài,
Cát Hanh (huyện Phù Cát) để đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc; thực hiện sản
xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Cát Tài (5 ha). Phối hợp, hỗ trợ Công ty
TNHH Vĩnh Bình thực hiện xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
+ Dưa hấu: Diện tích 2.400 ha,
các địa phương có diện tích trồng dưa hấu lớn, tập trung như huyện Phù Mỹ 511
ha (Mỹ Tài 242 ha, Mỹ Phong 118 ha, Mỹ Quang 59 ha,...); huyện Phù Cát 270 ha
(Cát Lâm 140 ha, Cát Trinh 75 ha, Cát Hiệp 55 ha); huyện Tây Sơn 40 ha (xã Bình
Nghi); xây dựng mô hình VietGAP gắn với cấp mã số vùng trồng đối với diện tích
trồng dưa hấu tập trung, ổn định (Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân 5 ha). Hiện nay, trên
địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu dưa hấu
sang Trung Quốc nên chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch do các thương lái thu mua và kết
nối các doanh nghiệp ngoài tỉnh để xuất khẩu.
d) Hiệu quả đầu tư
- Rau ăn lá: Tổng mức đầu tư
bình quân 63,4 triệu đồng/ha, trong đó công lao động chiếm 49,8% tổng chi phí;
lợi nhuận bình quân 64,6 triệu đồng/ha/vụ.
- Rau ăn trái: Tổng mức đầu tư
bình quân 134,9 triệu đồng/ha, trong đó công lao động chiếm 72,8% tổng chi phí;
lợi nhuận bình quân 122 triệu đồng/ha/vụ.
- Hành: Tổng mức đầu tư bình quân
186,6 triệu đồng/ha, trong đó tiền giống chiếm 51,5%, vật tư chiếm 26,9%, công
lao động chiếm 21,7% tổng chi phí; lợi nhuận bình quân 213,4 triệu đồng/ha/vụ.
- Kiệu: Tổng mức đầu tư bình
quân 95,9 triệu đồng/ha, trong đó công lao động chiếm 46,4% tổng chi phí; lợi
nhuận bình quân 97,1 triệu đồng/ha/vụ.
- Về sản xuất rau ăn lá, ăn
trái, hành, kiệu theo tiêu chuẩn VietGAP: Chi phí công và vật tư (tem nhãn)
tăng hơn so với bình thường khoảng 10%, nhưng giá bán tăng 20% nên lợi nhuận
trung bình tăng 35,6% đối với kiệu, 33% đối với hành, 31,4% đối với rau ăn quả,
29,8 % đối với rau ăn lá.
- Ớt: Tổng mức đầu tư bình quân
141,1 triệu đồng/ha, trong đó công lao động chiếm 79,1% tổng chi phí; lợi nhuận
bình quân 146,9 triệu đồng/ha/vụ. Tuy nhiên, lợi nhuận cây ớt không ổn định, phụ
thuộc rất nhiều vào thị trường tiêu thụ, giá ớt có thời điểm lên trên 30.000 đồng/kg,
nhưng có thời điểm dưới 5.000 đồng/kg.
- Dưa hấu: Tổng mức đầu tư bình
quân 89,5 triệu đồng/ha, trong đó công lao động chiếm 56% tổng chi phí; lợi nhuận
bình quân 110,5 triệu đồng/ha/vụ. Giá bán phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu
thụ, vùng trồng dưa hấu không ổn định.
1.5. Về phát triển cây ăn quả
a) Quy hoạch
- Cây xoài: Diện tích đến năm
2025 là 1.270 ha và đến năm 2030 là 1.300 ha.
- Cây bưởi: Diện tích đến năm
2025 là 1.000 ha và mở rộng tới 1.700 ha đến năm 2030.
- Dừa xiêm: Đến năm 2025, diện
tích trồng dừa xiêm chiếm 30% tổng diện dừa, với diện tích 3.000 ha.
b) Kế hoạch năm 2023
- Cây xoài: Diện tích 1.234 ha,
phân tán ở các địa phương, trong đó vùng trồng xoài tập trung ở huyện Phù Cát
130 ha (Cát Hanh, Cát Lâm, Cát Hiệp); thành phố Quy Nhơn 90 ha (Phường Bùi Thị
Xuân); huyện Tây Sơn 66 ha (xã Tây Giang, Bình Tân, Tây Thuận, Bình Thuận).
- Cây bưởi: Diện tích 645 ha, trong
đó diện tích trồng mới khoảng 100 ha (Hoài Ân 80 ha, Vĩnh Thạnh 10 ha, Hoài
Nhơn 10 ha); hình thành vùng trồng bưởi tập trung ở huyện Hoài Ân 172 ha (Ân Mỹ,
Ân Tường Đông, Ân Tín, Ân Nghĩa); thị xã Hoài Nhơn 96 ha (Hoài Đức, Hoài Tân,
Hoài Mỹ, Bồng Sơn); huyện An Lão 93 ha (An Toàn, An Tân, An Hòa, thị trấn An
Lão).
- Cây dừa xiêm: Diện tích khoảng
2.560 ha, diện tích trồng mới 54 ha (huyện Hoài Ân 50 ha, huyện Phù Mỹ 4 ha).
Các vùng sản xuất dừa xiêm tập trung như: Huyện Phù Cát 890 ha (Cát Lâm, Cát Hanh,
Cát Trinh, Cát Hiệp); huyện Hoài Ân 324 ha (Ân Tín, Ân Đức, Ân Nghĩa, Ân Mỹ, Ân
Tường Tây); thị xã Hoài Nhơn 196 ha (Hoài Xuân, Hoài Hảo, Hoài Thanh Tây, Hoài
Châu, Tam Quan Nam).
c) Giải pháp chính
- Triển khai rà soát diện tích
để xây dựng đề án phát triển một số sản phẩm gắn với quy hoạch vùng cây ăn quả
tập trung ở những nơi có điều kiện về lập địa, nguồn nước, khả năng đầu tư thâm
canh của người dân,… phù hợp để phát triển cây ăn quả theo các mục đích cụ thể
phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Kiểm tra, rà soát, thực hiện
“Chuẩn hóa” đối với diện tích bưởi, xoài, dừa xiêm có tuổi cây từ 5 năm trở
lên, có năng suất, sản lượng ổn định để xây dựng kế hoạch chứng nhận hữu cơ,
VietGAP, tập trung hướng dẫn thực hiện chứng nhận hữu cơ cho dừa xiêm. Kế hoạch
2023 chứng nhận VietGAP: 110 ha (50 ha bưởi ở huyện Hoài Ân, 60 ha xoài ở huyện
Phù Cát); chứng nhận hữu cơ dừa xiêm: 100 ha (Hoài Ân 50 ha, Phù Cát 50 ha).
- Thực hiện cấp mã số vùng trồng
cho diện tích cây ăn quả đã chứng nhận VietGAP, hữu cơ trên địa bàn tỉnh; thực
hiện truy xuất nguồn gốc (mã QR) và đề nghị công nhận sản phẩm OCOP cho các sản
phẩm cây ăn quả (bưởi, dừa xiêm).
- Kêu gọi các doanh nghiệp tham
gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả, hỗ trợ tổ chức/cá
nhân/HTX nông nghiệp áp dụng công nghệ sơ chế, bảo quản bưởi; tạo sản phẩm OCOP
dừa xiêm gọt vỏ.
- Thực hiện Chuẩn hóa cho các
diện tích đủ điều kiện, tổ chức liên kết tiêu thụ, đánh giá hiệu quả gia tăng
khi chuẩn hóa, trên cơ sở đó xây dựng đề án phát triển cây ăn quả của tỉnh. Cụ
thể:
+ Huyện Hoài Ân: Chuẩn hóa và
phát triển 2 loại cây ăn quả:
Bưởi da xanh: 50 ha đạt chuẩn
VietGAP gắn với cấp mã số vùng trồng trên cơ sở đã có nhãn hiệu và mã QR.
Dừa xiêm xanh: 50 ha đạt chuẩn
hữu cơ gắn với cấp mã số vùng trồng trên cơ sở đã có nhãn hiệu, mã QR và đề nghị
công nhận sản phẩm OCOP.
+ Huyện Phù Cát: Chuẩn hóa và
phát triển 2 loại cây ăn quả:
Xoài Cát (Cát Hanh): 60 ha đạt
chuẩn VietGAP gắn với xây dựng nhãn hiệu, cấp mã số vùng trồng và mã QR.
Dừa xiêm (Cát Hiệp): 50 ha đạt
chuẩn hữu cơ gắn với xây dựng nhãn hiệu, cấp mã số vùng trồng, mã QR và đề nghị
công nhận sản phẩm OCOP.
d) Hiệu quả đầu tư
- Bưởi: Tổng mức đầu tư giai đoạn
kiến thiết cơ bản (5 năm) khoảng 194,3 triệu đồng/ha; giai đoạn cho thu hoạch,
đầu tư hàng năm 82,5 triệu đồng/ha và lợi nhuận 71,9 triệu đồng/ha. Như vậy,
khoảng 3 năm thu hoạch sẽ hoàn được vốn đầu tư giai đoạn kiến thiết cơ bản.
- Xoài: Tổng mức đầu tư giai đoạn
kiến thiết cơ bản (5 năm) khoảng 152,9 triệu đồng/ha; giai đoạn cho thu hoạch,
đầu tư hàng năm 41,2 triệu đồng/ha và lợi nhuận 57,8 triệu đồng/ha. Như vậy,
trong 2 - 3 năm thu hoạch sẽ hoàn được vốn đầu tư giai đoạn kiến thiết cơ bản.
- Dừa xiêm: Tổng mức đầu tư
giai đoạn kiến thiết cơ bản (4 năm) khoảng 126,8 triệu đồng/ha; giai đoạn cho
thu hoạch, đầu tư hàng năm 60,1 triệu đồng/ha và lợi nhuận 36,9 triệu đồng/ha.
Như vậy, trong 3 - 4 năm thu hoạch sẽ hoàn được vốn đầu tư giai đoạn kiến thiết
cơ bản.
1.6. Chuyển đổi cơ cấu cây
trồng
a) Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, mùa vụ năm 2023
- Tổng diện tích chuyển đổi cơ
cấu cây trồng 2.644 ha, chuyển sang các cây trồng như: Ngô 786 ha, lạc 696 ha,
cây mè 264 ha, đậu đỗ 142 ha, rau màu 568 ha, cỏ chăn nuôi 188 ha. Trong đó:
+ Chuyển đổi trên đất trồng
lúa: 1.735 ha, ở các huyện , thị xã: Phù Mỹ (513 ha), Hoài Nhơn (375 ha), Tây
Sơn (286 ha), Hoài Ân (176 ha), Phù Cát (143 ha), An Lão (115 ha), Vĩnh Thạnh
(86 ha), Vân Canh (41 ha).
+ Chuyển đổi trên đất trồng
mía: 142 ha, ở các huyện Tây Sơn (90 ha), Vân Canh (43 ha), Vĩnh Thạnh (9 ha).
+ Chuyển đổi trên đất trồng sắn:
766 ha, ở các huyện, thị xã: Tây Sơn (429 ha), Phù Mỹ (170 ha), Phù Cát (93
ha), Vân Canh (42 ha), Vĩnh Thạnh 30 ha, Hoài Nhơn (2 ha).
- Chuyển đổi sản xuất từ 3 vụ
lúa sang 2 vụ lúa/năm: 1.483 ha, ở các huyện thị xã: Phù Cát (797 ha), Phù Mỹ
(523 ha), Hoài Nhơn (124 ha), Vĩnh Thạnh (38 ha), Vân Canh (01 ha).
b) Giải pháp chính
- Căn cứ Quyết định số
43/2021/QĐ-UBND ngày 05/8/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chính
sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2021 - 2025 trên địa
bàn tỉnh Bình Định; Kế hoạch số 48/KH- UBND ngày 15/4/2022 của UBND tỉnh về Kế
hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2022 - 2025, đề nghị UBND
các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, rà soát và xây dựng kế hoạch chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, mùa vụ cụ thể từng vụ đến cấp xã và chỉ đạo thực hiện theo kế
hoạch.
- Trên cơ sở Đề án tưới tiên tiến,
tiết kiệm nước cho cây trồng cạn, mở rộng diện tích chuyển đổi đối với những
vùng có nguồn nước tưới, nhất là đẩy mạnh chuyển đổi trong vụ Mùa.
- Xây dựng các mô hình chuyển đổi
cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất các cây trồng,
nâng cao hiệu quả chuyển đổi.
- Phối hợp nhân rộng các mô hình
chuyển đổi đạt hiệu quả cao, hình thành vùng sản xuất tập trung, như: Chuyển đổi
lạc trên đất lúa; mô hình trồng lạc xen sắn tăng hiệu quả và duy trì diện tích
trồng sắn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến.
- Triển khai thực hiện chương
trình, dự án thuộc Chương trình Khuyến nông trên địa bàn tỉnh, xây dựng kế hoạch
tập huấn hàng năm phù hợp, gắn với kế hoạch chuyển đổi cây trồng, mùa vụ của từng
địa phương.
- Triển khai thực hiện cấp mã số
vùng trồng các cây trồng chủ lực.
2. Chăn
nuôi
Các loại vật nuôi chủ lực, tạo
sản phẩm chăn nuôi chủ lực của tỉnh được xác định là con bò (bò thịt chất lượng
cao), con lợn, con gà, phát triển theo hướng quy mô trang trại, công nghệ cao,
gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ, chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm. Ưu tiên phát triển tăng đàn gà lông màu; nhất là phát triển chăn nuôi gà
đồi, hình thành vùng nguyên liệu, phục vụ liên kết, chế biến trong thời gian đến.
2.1. Về
phát triển chăn nuôi bò
a) Quy hoạch
Đến năm 2025, tổng đàn bò đạt
330.000 con; trong đó, bò thịt chất lượng cao đạt 99.000 con, chiếm 30% tổng
đàn, tỷ lệ bò lai đạt 93%.
b) Kế hoạch năm 2023
- Tổng đàn bò đạt 309.000 con;
tỷ lệ bò lai đạt 91%, trong đó bò thịt chất lượng cao (BBB, Red Angus) đạt 22%
tổng đàn (68.000 con).
- Tiếp tục triển khai chính
sách phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ, giai đoạn 2021
- 2025 gắn với nhãn hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Định”.
c) Giải pháp chính
- Tiếp tục tổ chức thực hiện
các nội dung chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông
hộ, giai đoạn 2021-2025. Duy trì các vùng chăn nuôi có tổng đàn bò lớn như: Phù
Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn, An Nhơn, Hoài Nhơn. Tiến tới khuyến khích phát triển bò
thịt chất lượng cao tại các huyện miền Núi. Đồng thời, xúc tiến kêu gọi doanh
nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt tại các huyện Trung du, miền Núi -
nơi có điều kiện về đất đai, đồng cỏ.
- Tuyên truyền, hướng dẫn người
chăn nuôi phát triển chăn nuôi, tạo sản phẩm bò thịt chất lượng cao (hạn chế
bán bê giống) gắn với nhãn hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Định”. Cấp giấy chứng
nhận sử dụng nhãn hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Định” cho các hộ chăn nuôi
đạt yêu cầu; bấm thẻ tai có logo nhãn hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Định”
cho những con bò đạt chuẩn.
- Tìm kiếm doanh nghiệp thực hiện
liên kết bao tiêu sản phẩm bò thịt chất lượng cao cho người chăn nuôi gắn với
hoạt động các Hợp tác xã chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
d) Hiệu quả đầu tư
Phát triển chăn nuôi bò thịt,
bò thịt chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh
giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhất là chăn nuôi bò thịt chất lượng cao;
do khả năng tăng trọng và chất lượng thịt của bò thịt chất lượng cao nên khả
năng cạnh tranh về trọng lượng và giá cả bò thịt chất lượng cao sẽ chiếm lợi thế
hơn bò lai. Thời gian nuôi 01 con bò thịt chất lượng cao đến 21 tháng, lợi nhuận
khoảng 15 triệu đồng/con (bò lai Zebu khoảng 6 triệu đồng).
2.2. Về
phát triển chăn nuôi lợn
a) Quy hoạch
Đến năm 2025, tổng đàn lợn đạt
1.100.000 con; đàn lợn nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 50%, trong đó
chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm 22%.
b) Kế hoạch năm 2023
- Tổng đàn lợn 721.000 con
(chưa tính lợn con theo mẹ).
- Tiếp tục duy trì các vùng
chăn nuôi lợn trọng điểm ở các huyện, thị xã: Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, An
Nhơn, Tây Sơn gắn với chuỗi liên kết cung ứng thịt lợn cho thị trường Đà Nẵng.
Xúc tiến xây dựng Vùng chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh tại huyện Hoài Ân.
- Phát triển chăn nuôi lợn quy
mô trang trại, ứng dụng công nghệ cao. Tập trung ở các huyện, thị xã: Hoài Ân,
Hoài Nhơn, Phù Cát, An Nhơn, Tây Sơn đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm,
tạo vùng nguyên liệu ổn định, phục vụ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tổng
đàn trong các trang trại chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ cao dự kiến 100.000
con, số lượng xuất chuồng 200.000 con.
c) Giải pháp chính
- Triển khai Chính sách khuyến
khích phát triển chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ cao. Hỗ trợ, phát triển chăn
nuôi lợn ứng dụng công nghệ cao tập trung ở địa bàn các huyện, thị xã: Hoài Ân,
Hoài Nhơn, Phù Cát, An Nhơn, Tây Sơn; hướng dẫn thực hiện chăn nuôi đảm bảo quy
trình an toàn sinh học, tạo vùng sản phẩm chăn nuôi đạt chuẩn, an toàn thực phẩm
phục vụ liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng kế hoạch phát triển
khu chăn nuôi Nhơn Tân, thị xã An Nhơn thành Vùng Chăn nuôi công nghệ cao. Tiếp
tục thúc đẩy phát huy các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm lợn hơi của
Công ty Chăn nuôi CP, Công ty Greenfeed, Công ty Ausfeed.
- Từng bước chuyển dịch phương thức
chăn nuôi theo quy mô trang trại, an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản
phẩm, đảm bảo sản xuất theo hướng bền vững, ổn định và bảo vệ môi trường. Kêu gọi
đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi.
d) Hiệu quả chăn nuôi lợn ứng dụng
công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Chăn nuôi lợn ứng dụng công
nghệ cao, đảm bảo quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, giúp cho đàn lợn sinh
trưởng phát triển ổn định, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc dịch bệnh (đặc
biệt bệnh dịch tả lợn châu Phi); giảm 50% chi phí thuốc thú y phòng trị bệnh;
giảm 50% chi phí nhân công; giá thức ăn thấp hơn (do mua số lượng lớn, không
qua trung gian, đại lý); giảm tiêu tốn thức ăn... Từ đó tạo ra sản phẩm ổn định
chất lượng, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, không tồn dư kháng sinh, chất
cấm. Tiến tới hình thành vùng nguyên liệu ổn định về số lượng và chất lượng, phục
vụ liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
- Khi thực hiện liên kết chăn
nuôi, nhờ sản phẩm ổn định nên tạo uy tín thương hiệu sản phẩm, nâng cao giá
bán, giảm chi phí trung gian, tăng lợi nhuận từ 200-300 ngàn đồng cho 01 con lợn
thịt được xuất bán.
2.3. Về
phát triển chăn nuôi gà
a) Quy hoạch
Đến năm 2025, tổng đàn gà đạt
10 triệu con; trong đó chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm 35%.
b) Kế hoạch năm 2023
- Tổng đàn gia cầm 10 triệu
con.
- Duy trì các vùng chăn nuôi
gia cầm trọng điểm ở các huyện, thị xã: Phù Cát, Tuy Phước, An Nhơn, Hoài Nhơn.
- Khuyến khích phát triển các
giống gà của Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư, Công ty TNHH Giống gia cầm Cao
Khanh. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phát triển nhãn hiệu “Gà Minh Dư” mang tầm
quốc tế trong thời gian đến.
- Phát triển chăn nuôi gà thả đồi
trên địa bàn các huyện Hoài Ân, Tây Sơn, Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh; tập
trung phát triển tại 2 huyện Tây Sơn và Hoài Ân với tổng đàn 100.000 con số lượng
xuất chuồng 200.000 con; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ gà thả đồi;
tiến tới xây dựng nhãn hiệu “Gà thả đồi Bình Định” vào năm 2025.
c) Giải pháp chính
- Duy trì chăn nuôi, tiêu thụ
gà hơi trong tỉnh và các thị trường truyền thống như Đà Nẵng, Gia Lai, Kon Tum.
- Phát huy hoạt động liên kết
chăn nuôi của Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư, Công ty TNHH Giống gia cầm
Cao Khanh, Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam. Nhất là các dòng gà mới của Công ty
TNHH Giống gia cầm Minh Dư mới lai tạo như gà Mía, gà nòi Bến Tre... (ngoài các
dòng MD1.BĐ, MD2.BĐ, MD3.BĐ và CK1-BĐ, CK2-BĐ, CK3-BĐ đã được Cục Chăn nuôi
công nhận tiến bộ kỹ thuật).
- Phát triển chăn nuôi gà thả đồi:
+ Triển khai Chính sách khuyến
khích nuôi gà thả đồi: Hỗ trợ, phát triển chăn nuôi gà thả đồi trên địa bàn các
huyện Hoài Ân, Tây Sơn, Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh, tập trung ở 2 huyện Tây
Sơn và Hoài Ân; hướng dẫn thực hiện chăn nuôi đúng quy trình kỹ thuật, tạo vùng
sản phẩm đạt chuẩn, đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ liên kết tiêu thụ sản phẩm.
+ Kêu gọi các doanh nghiệp
(Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư, Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh ,
Công ty cổ phần Hồng Hà Bình Định, Công ty TNHH dịch vụ - sản xuất - thương mại
Việt Vương) thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm gà thả đồi.
+ Xây dựng nhãn hiệu “Gà thả đồi
Bình Định” và đăng ký Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ để được cấp
giấy chứng nhận nhãn hiệu.
d) Hiệu quả chăn nuôi gà thả đồi
gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Chăn nuôi gà thả đồi, đảm bảo
thực hiện các biện pháp an toàn sinh học theo quy trình chăn nuôi được ban
hành, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, tiến tới
hình thành vùng nguyên liệu ổn định về số lượng và chất lượng tiến tới liên kết
tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
- Khi thực hiện liên kết chăn
nuôi, nhờ sản phẩm chất lượng nên tạo uy tín thương hiệu sản phẩm, nâng cao giá
bán, giảm chi phí trung gian, tăng lợi nhuận từ 5-10 triệu đồng cho 1.000 con
gà thịt được xuất bán.
3. Thuỷ sản
3.1. Về
nuôi trồng thủy sản
a) Quy hoạch
- Về diện tích nuôi trồng thuỷ
sản (NTTS): Đến năm 2025, toàn tỉnh có 4.700 ha diện tích NTTS, trong đó nuôi
nước mặn, lợ 2.300 ha và duy trì diện tích nuôi nước ngọt 2.400 ha. Riêng diện
tích NTTS ứng dụng công nghệ cao chiếm 30% tổng diện tích nuôi tôm thâm canh,
bán thâm canh. Đến năm 2030, duy trì khoảng 4.700 ha diện tích NTTS, bao gồm
2.300 ha nuôi nước mặn, lợ, 2.400 ha nuôi nước ngọt; riêng diện tích NTTS ứng dụng
công nghệ cao chiếm 40% diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh.
- Về sản lượng nuôi trồng thủy
sản: Đến năm 2025 tổng sản lượng thủy sản nuôi đạt 20.000 tấn; đến năm 2030 đạt
24.000 tấn.
b) Kế hoạch năm 2023
Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt
15.000 tấn (quý I: 1.071 tấn; quý II: 5.374 tấn; quý III: 5.353 tấn; quý IV:
3.202 tấn), trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 10.500 tấn, thủy sản khác đạt 4.500
tấn.
c) Giải pháp chính
- Tổ chức hướng dẫn người nuôi
thực hiện nghiêm Lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2023.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
Biofloc vào sản xuất đối với vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.
- Kêu gọi các tổ chức, doanh
nghiệp tham gia đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển
tôm xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ.
- Tiếp tục tạo điều kiện để các
công ty đẩy mạnh sản xuất nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao (Công ty
TNHH Thành Ly, Công ty TNHH Việt Úc - Phù Mỹ).
- Mở rộng, duy trì phát triển
vùng nuôi nước ngọt bằng lồng bè trên các hồ chứa, đập dâng.
3.2. Về
chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng thủy sản
3.2.1. Phát triển nuôi tôm ứng
dụng công nghệ cao
a) Quy hoạch
Đến năm 2025 diện tích NTTS ứng
dụng công nghệ cao đạt 148 ha, chiếm 30% tổng diện tích nuôi tôm thâm canh, bán
thâm canh. Đến năm 2030 đạt 197 ha, chiếm 40% diện tích nuôi tôm thâm canh, bán
thâm canh toàn tỉnh.
b) Kế hoạch năm 2023
Chuyển đổi từ hình thức nuôi
tôm thâm canh/bán thâm canh đủ điều kiện sang nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đạt
65 ha tại các huyện Phù Cát (44 ha), thị xã Hoài Nhơn (15 ha), Phù Mỹ (6 ha). Dự
kiến sản lượng 2.300 tấn.
c) Giải pháp chính
- Phát triển Khu Nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ thành Vùng Nông
nghiệp công nghệ cao của khu vực miền Trung; tiếp tục tạo điều kiện để các công
ty đẩy mạnh sản xuất nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao như: Công ty
TNHH Thành Ly, Công ty TNHH Việt Úc - Phù Mỹ.
- Xây dựng vùng nuôi tôm thẻ
chân trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao Biofloc, semibiofloc,...; tổ chức
triển khai áp dụng kết quả đề tài nuôi tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus
vannamei) thương phẩm bán thâm canh - thâm canh ứng dụng công nghệ
Semi-BioFloc theo hướng phát triển bền vững tại Bình Định; hướng dẫn, hỗ trợ kỹ
thuật, khuyến khích đầu tư chuyển đổi từ hình thức nuôi tôm thâm canh/bán thâm
canh đủ điều kiện sang nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.
d) Hiệu quả đầu tư
Tổng chi phí đầu tư cho ao
2.000 m2 khoảng 376,7 triệu đồng. Lợi nhuận bình quân: khoảng 240
triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận: 63,75%. So sánh với phương thức nuôi thâm canh,
bán thâm canh truyền thống, tỷ suất lợi nhuận 41,18%.
3.2.2. Phát triển nuôi thủy đặc
sản
a) Quy hoạch
Đến năm 2025, diện tích chuyển
đổi sang nuôi thủy đặc sản đạt 50 ha, dự kiến sản lượng đạt 900 tấn.
b) Kế hoạch năm 2023
Chuyển đổi khoảng 38 ha diện
tích nuôi trồng thủy sản quảng canh, quảng canh cải tiến (khoảng 20 ha ở huyện
Phù Cát), diện tích nuôi tôm trên cát bị dịch bệnh (khoảng 18 ha ở huyện Phù Mỹ)
sang nuôi nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao (ốc hương). Dự kiến sản lượng đạt
600 tấn.
c) Giải pháp chính
Khuyến khích đầu tư chuyển đổi
từ hình thức nuôi trồng thủy sản quảng canh, quảng canh cải tiến và nuôi trồng
thủy sản ở các vùng nuôi kém hiệu quả sang nuôi nhuyễn thể có giá trị kinh tế
cao, đặc biệt là sản phẩm ốc hương. Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi đạt hiệu quả,
bền vững môi trường.
d) Hiệu quả đầu tư
Tổng chi phí đầu tư cho ao
2.000 m2 là 693 triệu đồng. Lợi nhuận bình quân: khoảng 357 triệu đồng.
Tỷ suất lợi nhuận: 51,52%.
3.2.3. Phát triển nuôi cá lồng
trên hồ chứa, đập dâng
a) Quy hoạch
Đến năm 2025, thể tích nuôi cá
lồng trên hồ chứa, đập dâng đạt 35.000 m3, dự kiến sản lượng đạt 950
tấn. Đến năm 2030, thể tích nuôi đạt 50.000 m3, dự kiến sản lượng đạt
đạt 2.000 tấn. Phát triển nuôi cá rô phi trên địa bàn tỉnh theo hình thức nuôi
lồng, tập trung tại các hồ chứa thủy lợi thuộc lưu vực sông Kôn; ngoài ra có thể
phát triển ở một số hồ có dung tích trên 2 triệu m3 (Quyết định số
2327/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030).
b) Kế hoạch năm 2023
Tổng thể tích lồng thả nuôi cá
rô phi (điêu hồng) 42.320 m3, sản lượng đạt khoảng 860 tấn; tập
trung tại hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh); hồ Hội Sơn, hồ Mỹ Thuận, hồ Suối Tre
(huyện Phù Cát); lưu vực sông Kôn.
c) Giải pháp chính
- Khảo sát, rà soát đánh giá khả
năng phát triển nuôi lồng bè trên các hồ chứa, đập dâng để có kế hoạch phát triển
phù hợp.
- Tăng cường công tác chỉ đạo,
hướng dẫn triển khai các biện pháp chăm sóc, phòng trị bệnh đối với các vùng
nuôi lồng bè tập trung. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật
nuôi trong mùa nắng nóng, diễn biến thời tiết thất thường; biện pháp thu hoạch
phù hợp trước khi có mưa lũ xảy ra.
- Kêu gọi các doanh nghiệp thu
mua, chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm.
d) Hiệu quả đầu tư
Tổng mức đầu tư bình quân cho
100 m3 nuôi cá điêu hồng lồng bè trong hồ chứa khoảng 231,3 triệu đồng,
lợi nhuận đạt khoảng 37,5 triệu/100 m3/vụ/6 tháng nuôi. So với các đối
tượng nuôi có giá trị kinh tế khác như tôm, cá biển… lợi nhuận nuôi cá điêu hồng
lồng bè không cao, tuy nhiên, giúp giải quyết công ăn, việc làm, tăng thu nhập
và ổn định đời sống cho các hộ dân sinh sống tại địa phương.
III. DỰ KIẾN
SẢN PHẨM
1. Trồng trọt
TT
|
Sản phẩm
|
Tổng sản lượng (tấn)
|
Cụ thể
|
Vụ Đông Xuân
|
Vụ Hè Thu
|
Vụ Mùa
|
Sản lượng
|
Thời gian thu hoạch
|
Sản lượng
|
Thời gian thu hoạch
|
Sản lượng
|
Thời gian thu hoạch
|
1
|
Lúa
|
631.400
|
334.640
|
Tháng 3-4
|
279.850
|
Tháng 7-8
|
16.910
|
Tháng 10-11
|
2
|
Ngô
|
53.760
|
15.640
|
Tháng 3-4
|
23.470
|
Tháng 6-7
|
14.650
|
Tháng 9-10
|
3
|
Lạc
|
40.990
|
33.710
|
Tháng 3-4
|
5.640
|
Tháng 6-7
|
1.640
|
Tháng 9-10
|
4
|
Ớt
|
42.000
|
24.660
|
Tháng 3-4
|
16.440
|
Tháng 5-6
|
900
|
Tháng 8-10
|
5
|
Dưa hấu
|
81.800
|
40.600
|
Tháng 2-4
|
35.800
|
Tháng 5-6
|
5.400
|
Tháng 8-9
|
6
|
Xoài
|
5.600
|
110
|
Tháng 2-3
|
4.100
|
Tháng 4-6
|
900
|
Tháng 8-9
|
7
|
Bưởi
|
1.900
|
600
|
Tháng 3-4
|
1.300
|
Tháng 8-9
|
|
|
8
|
Dừa dầu
|
78.114
|
15.623
|
Tháng 01-4
|
54.680
|
Tháng 5-8
|
7.811
|
Tháng 9-12
|
9
|
Dừa xiêm
|
29.110
|
4.075
|
Tháng 01-4
|
4.658
|
Tháng 5-8
|
20.377
|
Tháng 9-12
|
2. Chăn nuôi
Số lượng vật nuôi dự kiến xuất
chuồng như sau:
TT
|
Loại vật nuôi
|
Đơn vị tính
|
Tổng số (Con)
|
Trong đó (con)
|
Quý I
|
Quý II
|
Quý III
|
Quý IV
|
1
|
Bò
|
Con
|
190.000
|
47.000
|
47.000
|
47.000
|
49.000
|
2
|
Lợn
|
Con
|
1.700.000
|
421.100
|
411.500
|
428.900
|
438.500
|
3
|
Gà
|
1.000 con
|
12.500
|
3.100
|
3.050
|
3.100
|
3.250
|
3. Thuỷ sản (nuôi trồng)
TT
|
Sản phẩm
|
Tổng sản lượng
(tấn)
|
Cụ thể
|
Quý I
|
Quý II
|
Quý II
|
Quý IV
|
Sản lượng
|
Sản lượng
|
Sản lượng
|
Sản lượng
|
|
Thủy sản nuôi trồng
|
15.000
|
1.071
|
5.374
|
5.353
|
3.202
|
1
|
Tôm nước lợ
|
10.500
|
588
|
3.830
|
4.143
|
1.939
|
2
|
Thủy sản khác
|
4.500
|
483
|
1.544
|
1.210
|
1.263
|
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Rà soát vùng trồng và xây dựng
kế hoạch phát triển các cây trồng, vật nuôi chủ lực, cây ăn quả đến năm 2025.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể triển
khai thực hiện chính sách nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh;
chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà thả đồi.
- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn
áp dụng quy trình canh tác VietGAP đối với các sản phẩm như: Rau, lạc, bưởi, kiệu
và theo hướng hữu cơ các sản phẩm như: Lúa, rau, bưởi, dừa xiêm.
- Thực hiện cấp mã số vùng trồng
cho các sản phẩm ớt, dưa hấu, xoài, rau, lạc, bưởi.
- Xây dựng các mô hình, tổ chức
tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người dân theo kế hoạch khuyến nông.
- Phối hợp xúc tiến hình thành
chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm; xây dựng nhãn hiệu “Gà thả đồi
Bình Định” và phát triển nhãn hiệu.
2. Sở Công Thương
- Tìm kiếm thị trường, kêu gọi
doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp - thương mại hàng nông sản theo mô
hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ nông sản thị
trường trong và ngoài nước.
- Cung cấp thông tin yêu cầu của
các thị trường (trong nước và ngoài nước) về tiêu chuẩn nông sản, khả năng tiêu
thụ theo thời gian để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa
phương hướng dẫn nông dân chủ động sản xuất.
3. Sở Khoa học và Công nghệ:
Hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc, xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa
lý, hỗ trợ các nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ cao, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp tập trung cho các sản phẩm chủ lực
của tỉnh.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Kêu gọi, xúc tiến các doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nhất là các doanh nghiệp
sơ chế, chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp thực hiện liên kết
tiêu thụ sản phẩm bò thịt chất lượng cao, gà thịt, gà thả đồi, lợn thịt.
- Tổ chức xúc tiến, kêu gọi các
nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ và đầu tư phát triển
nuôi biển hở ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch.
5. Sở Tài chính: Cân đối
kinh phí thực hiện các Chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao; chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ; chính sách
hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà thả đồi; chính sách hỗ trợ phát triển bò thịt chất
lượng cao nông hộ; xây dựng nhãn hiệu “gà thả đồi Bình Định”;...
6. Liên minh Hợp tác xã tỉnh:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã,
thành phố thúc đẩy việc sản xuất hàng hóa gắn với sản phẩm OCOP của các hợp tác
xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố
- Chỉ đạo kiểm tra, rà soát và
xây dựng kế hoạch sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản năm 2023 cụ thể đến
cấp xã trên cơ sở kế hoạch của tỉnh giao cho địa phương.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thực hiện cấp mã số vùng trồng, chứng nhận VietGAP, hữu
cơ cho các nông sản phục vụ xuất khẩu.
- Hỗ trợ các tổ chức/cá nhân có
sản phẩm OCOP lập kế hoạch liên kết chuỗi sản xuất xây dựng vùng nguyên liệu ổn
định đạt chuẩn VietGAP/Hữu cơ để ổn định nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, gia tăng
giá trị sản phẩm.
- Theo dõi, dự báo sản lượng
thu hoạch để phối hợp hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, chủ động phối hợp các
Sở, ngành tổ chức tiêu thụ nông sản và xây dựng các chuỗi liên kết.
Trong quá trình tổ chức thực hiện,
nếu có khó khăn vướng mắc kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) để chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các Chi cục: Trồng trọt và BVTV, Chăn nuôi và Thú y, Thủy sản;
- CVP, PVP NN;
- Lưu: VT, K10, K13.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Thanh
|
PHỤ LỤC I.a
KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, MÙA VỤ NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 24/3/2023 của UBND tỉnh)
Đơn
vị tính: ha
Stt
|
Nội dung chuyển đổi
|
Kế hoạch năm 2023
|
Chuyển sang các cây trồng
|
Cây ngô
|
Cây lạc
|
Cây mè
|
Đậu đỗ
|
Rau màu
|
Cỏ chăn nuôi
|
I
|
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
|
2.644
|
786
|
696
|
264
|
142
|
568
|
188
|
I.1
|
Chuyển đổi trên đất trồng
lúa
|
1.735
|
554
|
319
|
196
|
83
|
407
|
177
|
1
|
Phù Cát
|
143
|
25
|
69
|
24
|
4
|
3
|
19
|
2
|
An Lão
|
115
|
29
|
57
|
0
|
0
|
0
|
29
|
3
|
Hoài Ân
|
176
|
108
|
0
|
3
|
5
|
29
|
31
|
4
|
Phù Mỹ
|
513
|
133
|
59
|
46
|
0
|
255
|
20
|
5
|
Hoài Nhơn
|
375
|
77
|
55
|
84
|
57
|
53
|
49
|
6
|
Tây Sơn
|
286
|
118
|
53
|
28
|
5
|
56
|
27
|
7
|
Vĩnh Thạnh
|
86
|
49
|
19
|
8
|
10
|
0
|
0
|
8
|
Vân Canh
|
41
|
15
|
6
|
4
|
2
|
12
|
2
|
I.2
|
Chuyển đổi trên đất trồng
mía
|
142
|
72
|
34
|
4
|
5
|
25
|
2
|
1
|
Tây Sơn
|
90
|
35
|
30
|
0
|
0
|
25
|
0
|
2
|
Vân Canh
|
43
|
33
|
4
|
4
|
0
|
0
|
2
|
3
|
Vĩnh Thạnh
|
9
|
4
|
0
|
0
|
5
|
0
|
0
|
I.3
|
Chuyển đổi trên đất trồng
sắn
|
766
|
160
|
342
|
64
|
54
|
137
|
9
|
1
|
Tây Sơn
|
429
|
95
|
209
|
55
|
29
|
41
|
0
|
2
|
Phù Cát
|
93
|
7
|
59
|
6
|
6
|
16
|
0
|
3
|
Vĩnh Thạnh
|
30
|
0
|
6
|
0
|
19
|
5
|
0
|
4
|
Phù Mỹ
|
170
|
25
|
65
|
0
|
0
|
75
|
5
|
5
|
Hoài Nhơn
|
2
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
1
|
6
|
Vân Canh
|
42
|
33
|
3
|
3
|
0
|
0
|
3
|
II
|
Chuyển đổi sản xuất từ 3 vụ
lúa sang 2 vụ lúa/năm
|
1.483
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Hoài Nhơn
|
124
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Phù Cát
|
797
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Phù Mỹ
|
523
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Vĩnh Thạnh
|
38
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Vân Canh
|
1
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC I
KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 24/3/2023 của UBND tỉnh)
STT
|
Nội dung
|
Kế hoạch năm 2023
|
Vùng sản xuất tập trung
|
Ghi chú
|
1
|
Phát triển cây lúa
|
|
|
|
|
Diện tích lúa cả năm
|
92.830 ha
|
Các địa phương có diện tích trồng
lúa lớn như: Phù Mỹ (15.500 ha), Tuy Phước (14.540 ha), An Nhơn (13.320 ha),
Phù Cát (13.800 ha), Hoài Nhơn (10.350 ha), Tây Sơn (10.130 ha), Hoài Ân
(7.790 ha),…
|
Vụ Đông Xuân 47.050 ha, vụ Hè
Thu 42.120 ha, vụ Mùa 3.660 ha.
|
-
|
Lúa chế biến
|
78.530 ha
|
Các huyện, thị xã, thành phố
|
Giống: Khang dân đột biến, ĐV
108, TBR1, Q5, ĐB 6, BC 15, Hà Phát 3, Thiên ưu 8, Bắc Thịnh, VNR 20, VNR 10
|
-
|
Lúa giống
|
4.300 ha
|
Huyện Tuy Phước 1.490 ha, thị
xã An Nhơn 1.036, Phù Cát 769 ha, Tây Sơn 280 ha, Hoài Nhơn 415 ha, ...
|
Vụ Đông Xuân 2.955 ha, vụ Hè
Thu 1.345 ha
|
-
|
Lúa chất lượng
|
10.000 ha
|
An Nhơn 1.800 ha, Tuy Phước
1.500 ha, Hoài Nhơn 1.500 ha, Tây Sơn 1.160 ha, Hoài Ân 1.000 ha, Phù Mỹ
1.000 ha
|
Giống: Đài Thơm 8, Hương Châu
6, Bắc Hương 9
|
2
|
Phát triển cây ngô
|
|
|
|
|
Diện tích ngô cả năm
|
8.140 ha
|
Các địa phương có diện tích
trồng ngô lớn như: Phù Mỹ (2.120 ha), Hoài Nhơn (1.530 ha), Hoài Ân (1.200
ha).
|
Vụ Đông Xuân 2.356 ha, vụ Hè
Thu 3.506 ha, vụ Mùa 2.278 ha
|
-
|
Ngô hạt
|
7.705 ha
|
Tập trung ở huyện: Phù Mỹ, TX
Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Nhơn, Phù Cát, Tây Sơn.
|
Giống ngô lấy hạt: PAC339,
PAC 999, PAC 789, B265, B528, B21, SSC 2095, SSC 131, SSC 557, LVN 10
|
-
|
Ngô nếp
|
422 ha
|
Tập trung ở huyện: Hoài Ân 330
ha (Ân Hảo Đông), Tây Sơn 12 ha (Tây Giang, Bình Tường), Tuy Phước 80 ha (Phước
Hiệp, Phước An, Phước Thành), thị xã An Nhơn 90 ha (Nhơn Hậu, Nhơn Khánh),
...
|
Giống ngô nếp: HN68, HN88, HN
90, Max 68...
|
-
|
Ngô sinh khối
|
160 ha
|
Tập trung ở TX An Nhơn 80 ha
(Nhơn Phúc, Nhơn Hậu, Nhơn Lộc, Nhơn Hòa, Nhơn Mỹ), huyện Vĩnh Thạnh 40 ha
(Vĩnh Quang, Vĩnh Thuận, TT Vĩnh Thạnh), Tây Sơn 40 ha (Tây Thuận, Tây Bình,
Bình Nghi)
|
Giống ngô sinh khối: CP 333,
PSC 747, SSC 568
|
3
|
Phát triển cây lạc
|
|
|
|
|
Diện tích lạc cả năm
|
10.920 ha
|
Các địa phương có diện tích
trồng lạc lớn như: Phù Cát (5.30 ha), Phù Mỹ (2.230 ha, Tây Sơn (1.730
ha),...
|
Vụ Đông Xuân 8.616 ha, vụ Hè
Thu 1.796 ha, vụ Mùa 508 ha.
|
-
|
Lạc nguyên liệu (khô)
|
10.595 ha
|
Tập trung ở huyện Phù Cát
(5.030 ha), Phù Mỹ (2.230 ha), Tây Sơn (1.730 ha),…
|
Các giống: L14, HL 25, LDH
01, lạc sẻ, mỏ két
|
-
|
Lạc tươi
|
325 ha
|
Huyện Phù Cát (Cát Hải 180
ha, Cát Tài 90 ha, Cát Khánh 35 ha, Cát Minh 10 ha, Cát Thành 10 ha)
|
Các giống như: LDH 09, LHD
01, L14
|
4
|
Phát triển rau các loại
|
|
|
|
|
Diện tích rau cả năm
|
15.920 ha
|
Tập trung ở huyện Phù Mỹ
(4.400 ha), Phù Cát (2.300 ha), Tuy Phước (2.150 ha),...
|
Vụ Đông Xuân 5.908 ha, vụ Hè
Thu 5.204 ha, vụ Mùa 4.808 ha
|
-
|
Vùng sản xuất rau đạt tiêu chuẩn
VietGAP với nhãn hiệu “Lá lành”
|
106,4 ha
|
Tuy Phước 17,2 ha; thị xã An
Nhơn 9,3 ha; huyện Vĩnh Thạnh 10,1 ha; thị xã Hoài Nhơn 17,9 ha; huyện Hoài
Ân 9,5 ha; huyện Phù Cát 9,1 ha; huyện Phù Mỹ 6,4 ha; huyện Tây Sơn 26,9 ha
|
08 vùng sản xuất rau đạt tiêu
chuẩn VietGAP
|
-
|
Phát triển diện tích rau theo
hướng VietGAP
|
19 ha
|
Vùng rau Thuận Nghĩa (Tây
Sơn)
|
|
-
|
Triển khai cấp mã số vùng trồng
trong nước
|
|
- Diện tích rau đã chứng nhận
VietGAP, hữu cơ trên địa bàn tỉnh; 3 mã số vùng trồng ở thị xã An Nhơn
|
|
4.1
|
Cây ớt
|
|
|
|
-
|
Diện tích ớt cả năm
|
2.250 ha
|
Vùng sản xuất tập trung ở huyện
Phù Mỹ 636 ha (Mỹ Tài 189 ha, Mỹ Hiệp 178 ha, Mỹ Chánh Tây 167 ha, Mỹ Quang
102 ha); huyện Phù Cát 415 ha (Cát Tài 150 ha, Cát Lâm 95 ha, Cát Sơn 65 ha,
Cát Hanh 55 ha, Cát Minh 50 ha,...); huyện Tây Sơn 50 ha (xã Bình Nghi 35 ha,
Bình Thuận 15 ha,...)
|
|
-
|
Đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp
cấp mã số
|
131 ha/10 mã
|
xã Cát Tài, Cát Hanh (huyện
Phù Cát)
|
|
4.2
|
Dưa hấu
|
|
|
|
-
|
Diện tích dưa hấu cả năm
|
2.400 ha
|
Vùng tập trung ở huyện Phù Mỹ
511 ha (Mỹ Tài 242 ha, Mỹ Phong 118 ha, Mỹ Quang 59 ha,...); huyện Phù Cát
270 ha (Cát Lâm 140 ha; Cát Hiệp 55 ha, Cát Trinh 75 ha); huyện Tây Sơn 40 ha
(xã Bình Nghi)
|
|
-
|
Mô hình dưa hấu VietGAP gắn với
cấp mã số vùng trồng
|
5 ha
|
Xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân
|
|
5
|
Cây xoài
|
|
|
|
-
|
Tổng diện tích xoài
|
1.234 ha
|
vùng xoài tập trung ở huyện
Phù Cát 130 ha (Cát Hanh, Cát Lâm, Cát Hiệp); TP Quy Nhơn 90 ha (phường Bùi
Thị Xuân); huyện Tây Sơn 66 ha (Tây Giang, Bình Tân, Tây Thuận, Bình Thuận).
|
|
-
|
Chứng nhận VietGAP
|
60 ha
|
Huyện Phù Cát
|
|
6
|
Cây bưởi
|
|
|
|
-
|
Tổng diện tích bưởi
|
645 ha
|
Vùng trồng bưởi tập trung ở
huyện Hoài Ân 172 ha (Ân Mỹ, Ân Tường Đông, Ân Tín, Ân Nghĩa); thị xã Hoài Nhơn
96 ha (Hoài Đức, Hoài Tân, Hoài Mỹ, Bồng Sơn); huyện An Lão 93 ha (An Toàn,
An Tân, An Hòa, TT An Lão).
|
|
-
|
Diện tích trồng mới
|
100 ha
|
Hoài Ân 80 ha, Vĩnh Thạnh 10
ha, Hoài Nhơn 10 ha
|
|
-
|
Chứng nhận VietGAP
|
50 ha
|
Huyện Hoài Ân
|
|
7
|
Dừa xiêm
|
|
|
|
-
|
Tổng diện tích dừa xiêm
|
2.560 ha
|
vùng sản xuất tập trung như:
Phù Cát 890 ha (Cát Lâm, Cát Hanh, Cát Trinh, Cát Hiệp); huyện Hoài Ân 324 ha
(Ân Tín, Ân Đức, Ân Nghĩa, Ân Mỹ, Ân Tường Tây); thị xã Hoài Nhơn 196 ha
(Hoài Xuân, Hoài Hảo, Hoài Thanh Tây, Hoài Châu, Tam Quan Nam)
|
|
-
|
Diện tích trồng mới
|
54 ha
|
huyện Hoài Ân 50 ha, Phù Mỹ 4
ha
|
|
-
|
Chứng nhận hữu cơ dừa xiêm
|
100 ha
|
Hoài Ân 50 ha, Phù Cát 50 ha
|
|
PHỤ LỤC II
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 24/3/2023 của UBND tỉnh)
STT
|
Nội dung
|
Kế hoạch năm 2023
|
Vùng sản xuất tập trung
|
Ghi chú
|
1
|
Tổng đàn bò
|
309.000 con
|
- Duy trì các vùng chăn nuôi
có tổng đàn bò lớn như: Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn, An Nhơn, Hoài Nhơn.
- Phát triển bò thịt chất lượng
cao tại các huyện trung du, miền núi: Hoài Ân, An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh.
|
Tỷ lệ bò lai đạt 91%, trong
đó bò thịt chất lượng cao (BBB, Red Angus) đạt 22% tổng đàn (68.000 con).
|
2
|
Tổng đàn lợn
|
721.000 con (chưa tính lợn con theo mẹ)
|
- Duy trì các vùng chăn nuôi
lợn trọng điểm ở các huyện, thị xã: Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, An Nhơn, Tây
Sơn
- Phát triển chăn nuôi lợn
quy mô trang trại, ứng dụng công nghệ cao. Tập trung ở các huyện, thị xã:
Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, An Nhơn, Tây Sơn.
|
Tổng đàn trong các trang trại
chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ cao dự kiến 100.000 con, số lượng xuất chuồng
200.000 con.
|
3
|
Tổng đàn gia cầm
|
10 triệu con
|
- Duy trì các vùng chăn nuôi
gia cầm trọng điểm ở các huyện, thị xã: Phù Cát, Tuy Phước, An Nhơn, Hoài
Nhơn.
- Phát triển chăn nuôi gà thả
đồi trên địa bàn các huyện Hoài Ân, Tây Sơn, Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh; tập
trung phát triển tại 2 huyện Tây Sơn và Hoài Ân.
|
Dự kiến gà thả đồi với tổng
đàn
100.000 con số lượng xuất chuồng
200.000 con.
|
PHỤ LỤC III
KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT THỦY SẢN NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 24/3/2023 của UBND tỉnh)
STT
|
Nội dung
|
Kế hoạch năm 2023
|
Vùng sản xuất tập trung
|
Ghi chú
|
1
|
Diện tích chuyển đổi sang nuôi
tôm ứng dụng công nghệ cao
|
65 ha
|
- Phù Cát: 44 ha
- Hoài Nhơn: 15 ha
- Phù Mỹ: 6 ha
|
Chuyển đổi từ hình thức nuôi
tôm thâm canh/bán thâm canh đủ điều kiện sang nuôi tôm ứng dụng công nghệ
cao.
|
2
|
Diện tích chuyển đổi sang
nuôi thủy đặc sản
|
38 ha
|
- Phù Cát: 20 ha
- Phù Mỹ: 18 ha
|
Chuyển đổi từ hình thức nuôi
trồng thủy sản quảng canh, quảng canh cải tiến và nuôi trồng thủy sản ở các
vùng nuôi kém hiệu quả sang nuôi nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, đặc biệt
là sản phẩm ốc hương.
|
3
|
Phát triển nuôi cá lồng trên
hồ chứa, đập dâng
|
32.000 m3
|
- Vĩnh Thạnh (Hồ Định Bình):
14.400 m3
- An Nhơn (Lưu vực sông kôn):
2.540 m3
- Phù Cát (Hồ Hội Sơn, Hồ Mỹ
Thuận, Hồ Suối tre): 15.060 m3
|
|