ỦY
BAN NHÂN DÂN QUẬN 11
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 58/KH-UBND
|
Quận
11, ngày 05 tháng 4
năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
11 - NĂM 2021
Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT
ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về
phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn;
Căn cứ Quyết định số 4087/QĐ-UBND
ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt “Kế hoạch
quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025”;
Căn cứ Quyết định số 17/QĐ-UBND , ngày
04 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt chương trình khống
chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn
2017-2021
Căn cứ Công điện khẩn số
170/CĐ-BNN-TY ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải
pháp kiểm soát, phòng, chống dịch cúm gia cầm lây lan trên diện rộng;
Căn cứ Công văn số 230/SNN-CNTY ngày
03 tháng 02 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về tập trung
triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm lây
lan diện rộng.
Nhằm tăng cường công tác phòng, chống
dịch bệnh động vật; tiếp tục ngăn chặn tình trạng vận chuyển, chế biến, kinh
doanh sản phẩm động vật không đúng quy định trên địa bàn quận; đảm bảo an toàn
thực phẩm cho người tiêu dùng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội,
Ủy ban nhân dân quận 11 xây dựng Kế
hoạch triển khai phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn quận - năm 2021,
cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản
lý Nhà nước trên lĩnh vực phòng chống dịch bệnh động vật.
- Đảm bảo an toàn dịch tễ đối với gia
súc, gia cầm và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
- Chủ động giám sát chặt chẽ tình
hình chăn nuôi, vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm; phát hiện sớm,
xử lý kịp thời ổ dịch mới phát sinh, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
2. Yêu cầu:
- Qua thực hiện kiểm tra, tuyên truyền
giúp người dân hiểu rõ và tự giác chấp hành đúng các quy định của nhà nước liên
quan phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Cộng đồng dân cư tăng cường phối hợp
với cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và
an toàn thực phẩm.
- Kiên quyết xử lý các trường hợp vi
phạm nhằm giảm thiểu dần tình trạng vận chuyển, kinh doanh động vật không đảm bảo
điều kiện vệ sinh thú y trên địa bàn.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN:
1. Công tác tuyên
truyền:
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ
biến bằng nhiều hình thức để người dân nhận thức đầy đủ về tác hại của dịch bệnh
trên động vật nhằm chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động
vật.
- Treo băng-rôn, phát tờ bướm cho người
kinh doanh và người tiêu dùng tại khu vực tập trung dân cư, chợ truyền thống và
các điểm tập trung kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.
- Thường xuyên đăng tải thông tin
trên trang thông tin điện tử quận, Bản tin quận.
2. Công tác kiểm
tra, xử lý:
- Kiểm tra vận chuyển, kinh doanh động
vật, sản phẩm động vật tại các chợ, chú trọng tại các điểm kinh doanh tự phát về
điều kiện hoạt động, điều kiện an toàn thực phẩm.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện
công tác phòng, chống dịch của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật trên
địa bàn 16 phường. Tăng cường phối hợp với Ủy ban nhân dân dân các phường kiểm
tra xử lý các hộ chăn nuôi không đăng ký với chính quyền địa phương.
- Xử lý các trường hợp vi phạm theo
quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
Nhằm đảm bảo thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn quận đạt hiệu quả cao nhất. Yêu cầu
các phòng ban, đơn vị và Ủy ban nhân dân 16 phường quan tâm thực hiện một số nội
dung sau:
1. Trạm Chăn
nuôi và Thú y liên quận 3, 10, 11:
- Chủ trì phối hợp Ủy ban nhân dân 16
phường, Ban quản lý các chợ trên địa bàn phát tờ bướm tuyên truyền các quy định
của pháp luật liên quan công tác phòng, chống dịch bệnh động vật
- Thực hiện, phối hợp với Đoàn kiểm
tra liên ngành phòng chống dịch kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh chó
mèo, các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và hành nghề thú y. Xử
lý các trường hợp kinh doanh, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và hành nghề thú y
không đảm bảo các quy định về điều kiện vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi trường
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện tiêm phòng, kiểm soát
tình hình dịch tễ trên vật nuôi.
- Thực hiện lấy mẫu giám sát virus
cúm gia cầm trên địa bàn, có biện pháp phối hợp nhanh với phòng Y tế, Trung tâm
Y tế quận trong công tác phòng, chống dịch khi phát hiện dấu
hiệu, nguy cơ dịch bệnh xảy ra.
- Phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm
trong quá trình kiểm tra.
- Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện các đơn vị, báo cáo định
kỳ hoặc đột xuất theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận.
2. Đội Quản lý
thị trường số 11:
- Chủ động triển khai thực hiện các nội
dung của Đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống dịch bệnh quận; đồng thời phối hợp
Ủy ban nhân dân 16 phường kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, vận chuyển, tiêu thụ
sản phẩm gia súc, gia cầm chưa được kiểm dịch, phát hiện xử lý triệt để các
hành vi vi phạm; tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các trường hợp kinh
doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm sống, sản phẩm gia cầm trái phép.
- Phối hợp Trạm Chăn nuôi và Thú y
liên quận 3, 10, 11 và Đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống dịch kiểm tra, giám
sát hoạt động kinh doanh chó mèo, các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn
chăn nuôi và hành nghề thú y.
3. Phòng Y tế:
- Chủ động duy trì hoạt động của Đoàn
kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm, tăng tần suất kiểm tra các sản phẩm động
vật, đặc biệt lưu ý sản phẩm gia cầm, thủy cầm. Tập trung kiểm
tra các bếp ăn tập thể, cung cấp suất ăn sẵn, quán ăn, nhà hàng, quầy sạp kinh
doanh sản phẩm động vật tại các chợ.
- Phối hợp Trung tâm Y tế và Trạm
Chăn nuôi và Thú y liên quận 3, 10, 11 tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền
cho cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc
gia cầm về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
- Phối hợp Trạm Chăn nuôi và Thú y
liên quận 3, 10, 11, Trung tâm Y tế quận trong công tác phòng, chống dịch khi
phát hiện dấu hiệu, nguy cơ dịch bệnh xảy ra.
4. Trung tâm Y tế
quận:
- Tăng cường phổ biến tuyên truyền,
giáo dục vận động người dân thực hiện bảo đảm an toàn thực phẩm ăn chín, uống
sôi, rửa tay sạch trước khi ăn, sử dụng nước sạch.
- Kiểm tra giám sát chặt chẽ an toàn
thực phẩm tại các điểm chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật, kinh doanh ăn uống,
bếp ăn tập thể, trường học.
5. Phòng Kinh tế:
- Phối hợp Đoàn kiểm tra liên ngành
quận tăng cường kiểm tra, xử lý những trường hợp kinh doanh sản phẩm gia súc,
gia cầm không đúng quy định trong địa bàn dân cư và các chợ. Kiên quyết xử lý
nghiêm những trường hợp vi phạm về kinh doanh theo quy định.
- Phối hợp Trạm Chăn nuôi và Thú y
liên quận 3, 10, 11 và Đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống dịch kiểm tra, giám
sát hoạt động kinh doanh chó mèo, các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn
chăn nuôi và hành nghề thú y.
- Tuyên truyền vận động những hộ cá
thể có nhu cầu kinh doanh các sản phẩm từ gia cầm chấp hành nghiêm quy định
như: giấy phép kinh doanh, trang bị tủ bảo ôn, kinh doanh sản phẩm gia cầm đã
qua kiểm dịch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sử dụng đèn có ánh sáng trắng
trong kinh doanh.
6. Phòng Giáo dục
và Đào tạo:
- Phối hợp phòng Y tế, Trạm Chăn nuôi
và Thú y liên quận 3, 10, 11, Trung tâm Y tế quận tổ chức các buổi tuyên truyền
giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch bệnh động vật đến các em học
sinh. Giáo dục ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm như: ăn chín, uống sôi, rửa tay
sạch trước khi ăn, sử dụng nước sạch,...
- Chỉ đạo Ban giám hiệu các trường
trên địa bàn quận tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối
với bếp ăn khi sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm đảm bảo phải có nguồn gốc rõ
ràng, đã qua kiểm dịch.
7. Phòng Văn hóa
và Thông tin: Phối hợp đẩy mạnh công tác truyền
thông, đưa tin về diễn biến của dịch bệnh động vật (nếu có) để nhân dân cảnh
giác, phòng ngừa trên Trang thông tin điện tử quận, Bản tin quận.
8. Ban quản lý
các chợ:
- Phối hợp phòng Y tế, Trạm Chăn nuôi
và Thú y liên quận 3, 10, 11, Trung tâm y tế quận tổ chức các buổi tuyên truyền
các quy định của pháp luật liên quan công tác phòng, chống dịch bệnh động vật đến
tiểu thương và người tiêu dùng tại chợ bằng các hình thức như: treo băng rôn,
loa phát thanh, phát tờ bướm tuyên truyền...
- Tăng cường kiểm tra giám sát và xử
lý nghiêm tình hình kinh doanh sản phẩm động vật không đúng quy định, không đảm
bảo điều kiện vệ sinh, sản phẩm gia cầm không nhãn mác, bao bì. Đồng thời, xử
lý nghiêm các trường hợp lén lút đưa sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch vào
các quầy sạp tại chợ tiêu thụ.
- Tuyên tuyền, vận
động các hộ tiểu thương kinh doanh thịt gia súc (heo, bò) nên trang bị các tủ bảo
ôn để bảo quản thực phẩm, không sử dụng đèn chiếu sáng màu vàng dễ gây nhầm lẫn
trong việc lựa chọn của người tiêu dùng.
9. Công an quận: Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp
luật về an ninh, trật tự trong quá trình thực hiện các hoạt động phòng chống dịch
bệnh trên địa bàn quận.
10. Đề nghị Đội
Quản lý An toàn thực phẩm số 5: Phối hợp cùng Đoàn
liên ngành quận tăng cường kiểm tra, xử lý những trường hợp kinh doanh sản phẩm
động vật không đúng quy định trong địa bàn dân cư và tại các chợ.
11. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội quận: Vận động, tuyên truyền trong đoàn viên, đoàn viên không nuôi và buôn
bán trái phép gia súc, gia cầm trên địa bàn; đồng thời phát hiện và báo ngay với
Ủy ban nhân dân phường để xử lý kiên quyết các trường hợp
chăn nuôi, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không đúng quy định.
12. Ủy ban nhân
dân 16 phường:
- Rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo
phòng, chống dịch bệnh động vật và củng cố hệ thống giám sát tại phường.
- Tăng cường công tác tuyên truyền để
người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc các quy
định phòng chống dịch bệnh trên động vật; khuyến cáo người tiêu dùng chọn lựa sản
phẩm an toàn, có nguồn gốc, đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y. Qua đó, nâng
cao nhận thức của người dân hiểu rõ tác hại của các loại dịch bệnh, kiên quyết
không tiêu thụ thịt động vật không qua kiểm dịch.
- Rà soát việc nuôi gia súc, gia cầm
nhỏ lẻ, gà đá trên địa bàn phường và các khu vực giáp ranh giữa các phường. Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các phường chủ động chỉ đạo lực lượng Công an, trật tự đô
thị... phối hợp chặt chẽ trong công tác xử lý dứt điểm tình trạng nuôi, kinh
doanh, giết mổ động vật, nhất là nuôi gà đá trái phép.
- Tích cực phát hiện và phối hợp xử
lý tiệt để tình hình vận chuyển, kinh doanh động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật
không rõ nguồn gốc, không đúng quy định.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường
chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận nếu còn để tình trạng chăn nuôi động
vật nhỏ lẻ không đăng ký với chính quyền địa phương, kinh doanh gia cầm sống và
giết mổ trái phép gia cầm tại địa bàn quản lý.
- Thực hiện, phối hợp với Trạm Chăn nuôi
và Thú y liên quận 3, 10, 11 kiểm tra các hộ kinh doanh động vật kiểng (chó,
mèo, chim các loại...) nhằm đảo bảo điều kiện vệ sinh thú y cũng như đảm bảo an
toàn dịch bệnh động vật.
Trên đây là Kế hoạch triển khai công
tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn quận - năm 2021 của Ủy ban
nhân dân quận 11. Yêu cầu thủ trưởng các phòng ban, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân 16 phường nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu
có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo, xin ý kiến Ủy ban nhân dân quận để xem
xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Thường trực Quận ủy;
- Thường trực HĐND quận;
- Ủy ban nhân dân quận (CT, PCTKT);
- UB. MTTQ VN và các đoàn thể CT-XH quận;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thành phố;
- Trạm Chăn nuôi và Thú y liên quận 3, 10, 11;
- Thành viên BCĐ phòng chống dịch quận;
- Ủy ban nhân dân 16 phường;
- VP. HĐND và UBND quận (C, PVP, NCTHKT);
- Lưu VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thị Bích Trâm
|