ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 51/KH-UBND
|
Nam Định, ngày 05
tháng 5 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
ĐẢM
BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Nghị quyết số 34/NQ-CP
ngày 25/3/2021 của Chính phủ; Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 02/12/2020 của Thủ
tướng Chính phủ; Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 25/11/2020 của Tỉnh ủy
thực hiện Kết luận số 81- KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia đến năm 2030, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với
những nhiệm vụ trọng tâm sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Cụ thể hóa các nội dung, nhiệm
vụ, giải pháp trọng tâm tại Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ,
Quyết định 1975/QĐ-TTg ngày 02/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình
hành động số 04-CTr/TU ngày 25/11/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số
81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
đến năm 2030.
- Xác định rõ những nhiệm vụ trọng
tâm, giải pháp chủ yếu để các Sở, ngành có liên quan, các huyện, thành phố xây
dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả Kết luận số
81-KL/TW; coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt trong giai đoạn 2020 - 2030 và các năm
tiếp theo.
II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp; sử dụng hiệu quả quỹ đất lúa với kế hoạch chặt chẽ giữ ổn định diện
tích lúa theo phân khai của Chính phủ, sản lượng lúa hàng năm đảm bảo 650 - 850
ngàn tấn; cung cấp đầy đủ, đa dạng, an toàn các loại thực phẩm như thịt, trứng,
sữa, thủy sản, rau quả, đồ uống với chất lượng ngày càng cao, góp phần bảo đảm
nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị, xã hội trong mọi tình huống.
- Nâng cao giá trị gia tăng của
sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh và khả năng tiếp cận thị trường nhằm giúp người
dân nông thôn tăng thu nhập gấp hơn 1,7 lần so với năm 2020, cải thiện đời sống,
gắn bó bền vững với nông nghiệp.
- Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng,
khẩu phần ăn cân đối, khoa học của người dân, nâng mức tiêu thụ lương thực, giảm
tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi xuống dưới 14% và thể
nhẹ cân xuống dưới 10%, tỉ lệ béo phì của trẻ em dưới 5 tuổi ở các huyện dưới
5% và thành phố Nam Định dưới 10%.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU
1. Tổ chức phổ biến, quán triệt,
tuyên truyền đến toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
trong cơ quan, đơn vị về vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác bảo đảm an
ninh lương thực quốc gia trong tình hình mới. Đồng thời, tiếp tục nâng cao nhận
thức về an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động; xác định bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là
nhiệm vụ thường xuyên quan trọng góp phần bảo đảm sự ổn định, phát triển bền vững
của tỉnh; trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch
thực hiện của ngành, địa phương và cụ thể hóa trong nhiệm vụ công tác hàng năm
của đơn vị, tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai thực hiện các nội
dung có liên quan, góp phần thực hiện có hiệu quả Kết luận số 81-KL/TW của Bộ
Chính trị.
2. Tiếp tục cơ cấu lại ngành
nông nghiệp để phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ lương thực, thực phẩm
theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hợp tác liên kết theo chuỗi
giá trị, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu
- Về trồng trọt: Tập trung thực
hiện nhân rộng các mô hình tích tụ, tập trung ruộng đất; hình thành các cánh đồng
lớn, thu hút Doanh nghiệp, nông dân đầu tư xây dựng và phát triển các mô hình
liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; nhân rộng
các mô hình sản xuất sạch, an toàn gắn với xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương
hiệu cho một số sản phẩm lúa gạo và rau quả chất lượng cao; đẩy mạnh các mô
hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
- Về chăn nuôi: Điều chỉnh cơ cấu
các đối tượng nuôi cho phù hợp với yêu cầu của thị trường hướng tới giảm tối đa
chăn nuôi nông hộ; đến năm 2025 phấn đấu các xã, thị trấn đều có vùng chăn nuôi
trang trại tập trung; nhân rộng các mô hình chăn nuôi tiên tiến, xây dựng, hình
thành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, gà, trứng và
phát triển thành sản phẩm OCOP; tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống
dịch bệnh gia súc, gia cầm; xây dựng vùng và cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
- Về thủy sản: Tập trung phát
triển các vùng nuôi tập trung với hạ tầng được đầu tư đồng bộ gắn với chế biến
để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; cơ cấu lại đối tượng nuôi cho từng
vùng theo hướng tập trung vào các đối tượng có giá trị kinh tế cao và thị trường
có nhu cầu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Chính sách đối với nông dân,
địa phương và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo
Tổ chức thực hiện có hiệu quả
các chính sách của Trung ương về nông nghiệp, nông thôn như: Nghị định số
55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về bảo
hiểm nông nghiệp; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về hỗ trợ xây dựng các chuỗi liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản.
4. Phát triển cơ sở hạ tầng và
khoa học công nghệ
- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư hạ tầng
nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa; hỗ trợ đầu tư hạ tầng
đồng bộ (đường giao thông, kênh mương nội đồng, trạm bơm, máy gặt đập liên hợp,
máy sấy giống, kho lạnh...) cho một số vùng sản xuất giống trọng điểm trong hệ
thống giống.
- Tăng cường công tác khuyến
nông, mở rộng cơ giới hoá trong sản xuất, tích cực chuyển giao và ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản. Ưu tiên áp dụng
khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, dịch
vụ và tham gia vào các chuỗi liên kết để nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm,
từng bước xây dựng thành các sản phẩm OCOP của tỉnh.
- Tăng cường các hoạt động hợp
tác quốc tế, tiếp tục phối hợp với tỉnh Miyazaki (Nhật Bản) triển khai các hoạt
động nghiên cứu trong lĩnh vực cây trồng nông nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực
nông nghiệp chất lượng cao cho tỉnh.
5. Đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý
nông nghiệp có trình độ chuyên môn sâu, có kỹ năng, kỹ thuật, tâm huyết trong
xây dựng và phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao. Triển khai
mạnh mẽ chương trình đào tạo nghề, thực hiện các mô hình liên kết giữa các trường
đào tạo nghề với doanh nghiệp và các kênh thông tin đại chúng để đào tạo, đào tạo
lại lực lượng lao động ở nông thôn; gắn đào tạo nghề với yêu cầu cơ cấu lại
ngành nông nghiệp và phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Đồng thời
nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức pháp lý, kiến thức thị trường, tác phong
công nghiệp và kỹ năng tham gia các chuỗi liên kết sản xuất của người dân... Từng
bước xây dựng lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn chuyên nghiệp, lành nghề
để tạo ra các sản phẩm có giá trị hàng hóa cao và khả năng cạnh tranh trên thị
trường.
6. Đổi mới và phát triển các
hình thức tổ chức sản xuất
Tổ chức đánh giá, lựa chọn,
nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả ở nông thôn, nhất là
trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng cường
liên kết, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế hộ và kinh tế
trang trại; củng cố và phát triển các loại hình hợp tác xã theo hướng sắp xếp,
chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp hiện có theo Luật Hợp tác xã năm 2012; đồng
thời khuyến khích, hỗ trợ nông dân và các chủ trang trại thành lập tổ hợp tác
hoặc hợp tác xã kiểu mới theo Luật trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu
trách nhiệm; khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp gắn
với xây dựng và phát triển bền vững các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu
thụ nông sản. Có giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực, mở rộng quy mô và hiệu quả
của các doanh nghiệp nông nghiệp trong tỉnh; khuyến khích hỗ trợ, tạo điều kiện
để các trang trại phát triển thành doanh nghiệp nông nghiệp; tích cực thu hút
các doanh nghiệp có tiềm lực khoa học công nghệ và tài chính đầu tư vào nông
nghiệp của tỉnh
7. Nâng cao khả năng và quyền
tiếp cận của người dân đối với lương thực, thực phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng;
phát triển hệ thống lưu thông, xuất khẩu; hợp tác quốc tế trong đảm bảo an ninh
lương thực
- Phát triển hệ thống lưu thông
lương thực, tạo điều kiện mọi người tiêu dùng có khả năng tiếp cận thuận lợi
lương thực trong mọi tình huống.
- Đối với các doanh nghiệp
trong tỉnh, cần tăng cường vai trò của các đơn vị có chức năng bình ổn thị trường.
Tạo điều kiện tốt cho các công ty về vốn, hệ thống kho bảo quản… để thực hiện tốt
chức năng thu mua lương thực thực phẩm thiết yếu, dự trữ và bán ra thị trường
khi có biến động. Đặc biệt, cần tăng cường vai trò của hệ thống phân phối, bán
lẻ đối với việc bình ổn thị trường.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, tạo
điều kiện kết nối giữa các doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp nước
ngoài trong việc phát triển các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa gạo,
nông sản hàng hóa. Duy trì, phát triển các thị trường truyền thống như Trung Quốc,
Nhật Bản và tìm kiếm mở rộng các thị trường mới cho xuất nhập khẩu giống, lúa gạo
nông sản của tỉnh. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, chủ động tiếp cận, ứng
dụng hiệu quả các công nghệ tiên tiến của các nước vào sản xuất, phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
8. Phát triển hệ thống thông
tin an ninh lương thực
- Kiện toàn và tăng cường hệ thống
giám sát, theo dõi diễn biến sản xuất, dự báo sản lượng lương thực trong tỉnh,
cảnh báo diễn biến bất lợi thời tiết tác động tới sản lượng lương thực, nông sản
để có các giải pháp ứng phó kịp thời, có hiệu quả.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin
và dự báo nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh
để có kế hoạch sản xuất, cung ứng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
- Tăng cường quản lý, triển
khai thực hiện tốt các quy hoạch trong giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến
2030 theo quy định hiện hành. Đồng thời triển khai thực hiện tốt các Luật: Trồng
trọt năm 2018, Chăn nuôi năm 2018, Thủy sản năm 2017, Lâm nghiệp năm 2017, Thủy
lợi năm 2017, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai
và Luật Đê điều năm 2020.
- Tăng cường công tác khuyến
nông, khuyến ngư, mở rộng cơ giới hoá trong sản xuất, tích cực chuyển giao và ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản; ưu tiên
áp dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, mở rộng quy mô hoạt động sản
xuất, dịch vụ và tham gia vào các chuỗi liên kết để nâng cao giá trị chất lượng
sản phẩm, từng bước xây dựng thành các sản phẩm OCOP của tỉnh.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp
chế biến nông, lâm, thuỷ sản; tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương
hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của tỉnh; đẩy mạnh thực hiện hợp tác
trong nước và quốc tế với các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại như
Nhật Bản, Hàn Quốc...
- Tiếp tục đào tạo tập huấn nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các Hợp tác xã nông nghiệp về trình độ quản
lý, nghiên cứu thị trường, liên kết sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới... đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại.
2. Sở Công Thương
- Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa
hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất, thương mại lương thực, thực phẩm, đặc biệt
là hệ thống kho dự trữ, bảo quản, logistics; lưu thông, tạo thuận lợi cho người dân trong và ngoài tỉnh
tiếp cận lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống.
-
Tăng cường xúc tiến thương mại, thông tin kịp thời giá cả, nhu cầu thị trường
cho nông, ngư dân.
3.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ
trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tiếp tục tham mưu UBND tỉnh xây dựng
và ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản
như: Khuyến khích phát triển sản xuất giống cây trồng, con nuôi, thuỷ sản; khuyến
khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại; khuyến khích tích tụ ruộng đất,
chuyển dịch cơ cấu, hỗ trợ chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển
ngành nghề nông thôn, chế biến nông, lâm, thủy sản; chính sách hỗ trợ liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thực hiện theo Nghị định số
98/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho nông
dân, địa phương trồng lúa và doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh lúa gạo.
4.
Sở Tài chính
Phối
hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng cường nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông
thôn; phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng và ban hành các chính sách
khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản và doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn.
5.
Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Nam Định, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Tăng
cường thông tin, tuyên truyền về tầm quan trọng của an ninh lương thực; phát
triển hệ thống thông tin an ninh lương thực, thông tin dự báo về sản xuất, tiêu
thụ lương thực - thực phẩm trong và ngoài tỉnh, cũng như trong khu vực và toàn
cầu.
6.
Sở Khoa học và Công nghệ
Đẩy mạnh
xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư ứng dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến và lưu thông lương thực, thực phẩm.
Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ và phát triển sản xuất nông nghiệp thông
minh, tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu, công nghệ sau thu hoạch. Thúc
đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật, trọng tâm là khoa học
quản lý, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
7.
Sở Tài nguyên và Môi trường
- Bảo
vệ nghiêm ngặt diện tích đất lúa được quy hoạch; cho phép chuyển đổi linh hoạt
cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất lúa nhưng không làm thay đổi tính chất, điều
kiện sử dụng đất lúa, bảo đảm mục tiêu giữ ổn định đất lúa.
- Chủ
trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, đánh giá thực tiễn và đề
xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai theo hướng tạo thuận
lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.
8.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ
trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan đổi mới, nâng cao chất lượng công tác
đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông
thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại.
9.
Sở Y tế
Tuyên
truyền cho người dân về nhu cầu dinh dưỡng, khẩu phần ăn cân đối, khoa học, thực
phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; giám sát chất lượng sản phẩm, quản lý an
toàn thực phẩm và các thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế.
10.
Sở Nội vụ
Củng
cố hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn ở các huyện, thành phố; tăng cường
kiện toàn bộ máy giám sát an toàn thực phẩm.
11.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Nam Định
- Chỉ
đạo các tổ chức tín dụng tích cực huy động nguồn vốn, mở rộng cho vay trong
lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục
cho vay theo hướng rõ ràng, minh bạch, đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng trong việc tiếp cận vốn ngân hàng; phát triển các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng mới phù hợp để phục vụ ngày càng hiệu quả hơn nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn.
- Tiếp
tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định
số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
12.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội
Căn cứ
chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý của đơn vị chủ động lựa chọn những nội
dung thiết thực, phối hợp để tuyên truyền, vận động, khích lệ, động viên các cá
nhân, tổ chức tích cực tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, an
toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh và thị trường ngoài tỉnh,
đồng thời hiểu rõ về tầm quan trọng của an ninh lương thực trong thời kỳ mới.
13.
UBND các huyện, thành phố
- Tổ
chức Hội nghị quán triệt về Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số
34/NQ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ; Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày
02/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực
hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia đến năm 2030.
- Bố
trí nguồn ngân sách của địa phương hỗ trợ phát triển nông nghiệp.
- Đẩy
mạnh các hoạt động thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; phối hợp với các Sở,
ngành liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh
nghiệp trong triển khai các Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ủy
ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội;
- Các Sở, ngành;
- NHNN chi nhánh tỉnh Nam Định;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo NĐ, Đài PTTH tỉnh;
- Lưu: VP1, VP2, VP3.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Anh Dũng
|