BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 51/KH-KTHT-HTTT
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 4930/QĐ-BNN-KTHT NGÀY 14/11/2014 VỀ KẾ HOẠCH ĐỔI
MỚI TỔ CHỨC SẢN XUẤT PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO
GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI
ĐOẠN 2014-2020
Thực hiện Quyết
định số 4930/QĐ-BNN-KTHT ngày 14/11/2014 Phê duyệt Kế hoạch Đổi mới tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2014-2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT thôn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH
Cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung và
giải pháp của Kế hoạch Đổi mới tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2014-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 4930/QĐ-BNN-KTHT ngày 14/11/2014 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan đến lĩnh vực Kinh tế
hợp tác để chỉ đạo và triển khai thực hiện.
II. YÊU CẦU
1. Việc xây dựng và thực hiện kế
hoạch phải bám sát Kế hoạch Đổi mới tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014-2020 ban hành kèm
theo Quyết định số 4930/QĐ-BNN-KTHT ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Nội dung thực hiện đổi mới phát triển các hình thức kinh tế hợp tác gắn với liên kết sản xuất
và tiêu thụ nông sản phải bám sát Kế hoạch Đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp ban hành kèm theo Quyết
định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
3. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp cụ thể đề ra phải gắn với tình hình thực tiễn và đảm
bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện.
III. NỘI DUNG
1. Triển khai thực hiện Kế hoạch đổi
mới tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2014-2020 ban hành kèm theo Quyết định số
4930/QĐ-BNN-KTHT ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và cụ thể
hóa bằng Kế hoạch triển khai thực hiện của tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương lồng ghép chỉ đạo cùng Kế hoạch Đổi mới và phát triển các
hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp giai đoạn 2014-2020 thực
hiện Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10/4/2014.
2. Tổ chức tuyên truyền, học tập quán
triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trong nông
nghiệp:
- Thực hiện tuyên truyền, triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP
ngày 21/11/2013 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ,
ngành Trung ương và kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế
hợp tác trong nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho cán bộ làm công tác
quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác, cán bộ HTX nông nghiệp.
- Tăng cường công tác đạo tạo nguồn
nhân lực cho lĩnh vực kinh tế hợp tác thông qua việc xây dựng khung, tài liệu
đào tạo dài hạn, ngắn hạn và triển khai tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ
quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác; cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác.
3. Nghiên cứu hoàn thiện các cơ sở pháp
lý, xây dựng dự thảo các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các hình thức
tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp để trình Bộ và Chính phủ ban hành:
- Nghị định của Chính phủ về Phát
triển hợp tác xã nông nghiệp.
- Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị
định của Chính phủ về Phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
- Thông tư liên tịch hướng dẫn thực
hiện Quyết định 2261 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ HTX.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.
- Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT
hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và về Chính sách khuyến
khích phát triển kinh tế trang trại.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu
thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trong sản xuất nông nghiệp thay thế Quyết
định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách
khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản,
xây dựng cánh đồng lớn.
- Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác,
liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trong sản
xuất nông nghiệp thay thế Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 về
Hướng dẫn thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013.
4. Hướng dẫn đăng ký lại, củng cố và
xây dựng các mô hình hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2012; xây dựng các mô
hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng
kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua xây dựng Đề án hoặc Kế hoạch đổi
mới và phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp giai
đoạn 2014-2020 ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập trung một số
nội dung chính như sau:
a) Rà soát, hướng dẫn, tập huấn quy
trình và tổ chức đăng ký lại tất cả các hợp tác xã đang hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp chuyển sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 để kết thúc
việc đăng ký lại chậm nhất cuối năm 2016.
b) Củng cố, đổi
mới nâng cao hiệu quả các hợp tác xã, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp
hiện có. Hỗ trợ các hợp tác xã sau khi đăng ký lại theo Luật Hợp tác xã năm
2012 phát triển về quy mô và tổ chức hợp tác sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình HTX điểm phù hợp với đặc điểm, nhu cầu ở địa phương và nhân rộng phát triển mô hình. Nâng cao hiệu quả hoạt
động của các HTX, phấn đấu các HTX đạt tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới năm 2015 đạt 20% và đến năm 2020 là 50%.
c) Xây dựng Kế hoạch, Đề án hoặc
Hướng dẫn về giải thể, sáp nhập, hợp nhất các HTX nông nghiệp không hoạt động
hoặc hoạt động kém hiệu quả; phấn đấu đến năm 2020 cơ bản
không còn HTX nông nghiệp không hoạt động nhưng không giải thể.
d) Thành lập mới các HTX và tổ hợp
tác theo hướng ưu tiên các HTX, tổ hợp tác sản xuất theo lĩnh vực chuyên ngành
trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; nhất là ở các xã xây dựng nông thôn mới chưa
có HTX, tổ hợp tác. Phấn đấu đến năm 2020 có trên 100.000 tổ hợp tác trong nông
nghiệp. Khuyến khích các tổ hợp tác phát triển thành HTX khi đủ điều kiện, phấn
đấu đến năm 2020 thành lập mới thêm 2.000 HTX.
đ) Tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ sản
xuất cho kinh tế hộ để có điều kiện tham gia vào các mô hình sản xuất liên kết
và hợp tác xã. Thực hiện đánh giá kết quả hoạt động của các trang trại, tạo
điều kiện hỗ trợ các trang trại theo cơ chế, chính sách
hiện hành để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, phấn đấu đến năm 2020 có
khoảng 50.000 trang trại được công nhận.
e) Xây dựng và phát triển các mô hình
liên kết giữa doanh nghiệp với HTX và nông dân, sản xuất theo chuỗi giá trị gắn
sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu năm 2020 đạt tỷ lệ nông sản được tiêu thụ thông qua hợp đồng đạt
25-30%. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, địa bàn, thị trường để
thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan quản lý, nhà khoa học,
tư vấn dịch vụ, ngân hàng... cùng với nông dân tham gia xây dựng chuỗi giá trị
trong mô hình liên kết.
g) Xây dựng một số mô hình trọng điểm
về phát triển kinh tế hợp tác trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản, lâm nghiệp, nghề muối, thủy nông để tổng kết và nhân rộng.
5. Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế
để tranh thủ kinh nghiệm, nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác.
6. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý
nhà nước về kinh tế hợp tác từ Trung ương đến địa phương:
- Kiện toàn tổ chức, tăng cường cán
bộ có kinh nghiệm thực tiễn của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,
năm 2015 tiếp tục bổ sung cán bộ cho Phòng Kinh tế hợp tác đủ 10 biên chế để
thực hiện tốt nhiệm vụ đầu mối và tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về kinh tế hợp tác theo chỉ đạo của Bộ.
- Tham mưu để Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý nhà
nước về kinh tế hợp tác ở các cơ quan của Bộ có liên quan đến lĩnh vực kinh tế hợp tác.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ
cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác ở Chi cục Phát triển nông thôn cấp
tỉnh theo hướng có phòng chuyên trách và đội ngũ cán bộ đủ mạnh để tham mưu, đề
xuất phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; cấp huyện có
cán bộ chuyên trách chỉ đạo và theo dõi kinh tế hợp tác nông nghiệp ở phòng
Nông nghiệp và PTNT (hoặc Phòng Kinh tế).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Phòng Kinh tế hợp tác tham
mưu chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:
- Tham mưu việc chỉ đạo, triển khai,
đôn đốc, theo dõi, kiểm tra các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch
và báo cáo kết quả; báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch định kỳ, đột
xuất kịp thời.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan
liên quan tham mưu xây dựng dự thảo các cơ chế, chính sách khuyến khích phát
triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết trong nông nghiệp để
trình Bộ và Chính phủ ban hành.
- Phối hợp với các địa phương và các
cơ quan liên quan xây dựng một số mô hình liên kết trong các ngành hàng nông
sản chủ lực có thương hiệu của Việt Nam trên thị trường
quốc tế.
- Chủ động tham mưu, tăng cường quan
hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ kinh nghiệm, nguồn lực hỗ
trợ phát triển kinh tế hợp tác thông qua các thỏa thuận hợp tác với các tổ chức
quốc tế; tham mưu để Cục xây dựng Kế hoạch trình Bộ chủ trì
làm việc với các tổ chức quốc tế thống nhất thỏa thuận hợp tác.
- Tham mưu để Cục phối hợp với các
trường đại học, học viện; trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông
thôn I, II; các trường dạy nghề để xây dựng giáo trình
giảng dạy bộ môn kinh tế hợp tác; xây dựng khung và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
ngắn hạn cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác và cán bộ quản lý,
thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp.
- Thực hiện việc bố trí, phân công
cán bộ hợp lý, phù hợp với khả năng, kinh nghiệm để vừa
đào tạo cán bộ, vừa hoàn thành chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và tham mưu
theo hướng chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế hợp tác.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tham mưu để UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương triển khai, thực hiện Kế hoạch thông qua việc lồng ghép
chỉ đạo cùng Đề án hoặc Kế hoạch Đổi mới và phát triển
kinh tế hợp tác giai đoạn 2014-2020 thực hiện Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT
ngày 10/4/2014.
- Phối hợp với các ngành của tỉnh
tuyên truyền, triển khai Luật hợp tác xã năm 2012, Nghị
định số 193/2013/NĐ-CP và Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức
kinh tế hợp tác trong nông nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác, cán bộ HTX nông nghiệp tại địa
phương.
- Chủ động hướng dẫn, tập huấn quy
trình để các hợp tác xã nông nghiệp đăng ký lại hoạt động theo Luật hợp tác xã
năm 2012.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện xây
dựng trên địa bàn tỉnh 3-5 mô hình HTX nông nghiệp điểm ở các lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với đặc điểm của địa
phương và tổng kết, đánh giá, nhân rộng phát triển ở các
HTX khác.
- Tham mưu việc cụ thể hóa các cơ
chế, chính sách để hỗ trợ các hợp tác xã sau khi đăng ký lại hoạt động theo
Luật hợp tác xã năm 2012; hỗ trợ sản xuất cho các trang trại, kinh tế hộ phát
triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
- Thực hiện rà soát, đánh giá kết quả
hoạt động của các trang trại; tiếp tục triển khai việc cấp giấy chứng nhận
trang trại cho các trang trại đủ tiêu chuẩn.
- Đẩy mạnh việc xây dựng và phát
triển các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với HTX và nông dân, sản xuất theo
chuỗi giá trị gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng
kinh tế phù hợp với từng vùng, từng ngành hàng nông sản. Chỉ đạo xây dựng trên
địa bàn tỉnh ít nhất 5 mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác liên
kết với các doanh nghiệp để xây dựng vùng nguyên liệu, cánh đồng lớn sản xuất,
kinh doanh, làm dịch vụ nông nghiệp có hiệu quả.
- Chỉ đạo thành lập mới các HTX hoạt
động theo Luật HTX năm 2012 và các tổ hợp tác, trang trại
trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng ưu tiên các HTX, tổ hợp
tác sản xuất theo lĩnh vực chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; nhất
là ở các xã xây dựng nông thôn mới chưa có HTX, tổ hợp tác.
- Tham mưu xây dựng Kế hoạch, Đề án
hoặc hướng dẫn thực hiện việc giải thể, sáp nhập, hợp nhất
các HTX không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và
triển khai tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế
hợp tác và cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác theo bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã và tổ hợp tác
trong nông nghiệp của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
- Tham mưu UBND tỉnh, thành phố chỉ
đạo và chủ động thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản
lý nhà nước về kinh tế hợp tác ở Chi cục Phát triển nông thôn và phòng Nông
nghiệp và PTNT (hoặc Phòng Kinh tế).
- Đề xuất và tham mưu để UBND cấp
tỉnh bố trí kinh phí để tuyên truyền và thực hiện đăng ký lại, giải thể, sáp nhập HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012; đào tạo bồi dưỡng,
hỗ trợ và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chính sách của Trung
ương.
- Chỉ đạo và thực hiện việc báo cáo
kết quả thực hiện kế hoạch định kỳ, đột xuất và sơ kết, tổng kết kịp thời, đúng quy
định./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để báo cáo);
- Thứ trưởng Trần Thanh Nam (để báo cáo);
- Vụ Kế hoạch, Vụ Tổ chức cán bộ;
- Phòng KHTC, KTHT Cục;
- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Lưu: VT, HTTT.
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Lê Đức Thịnh
|