ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 406/KH-UBND
|
Bắc Ninh, ngày
05 tháng 7 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
CHUYỂN GIAO ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH
THUỶ SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Quyết
định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”;
Căn cứ Quyết
định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt
Đề án tái cơ cấu ngành thuỷ sản theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết
định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược
phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết
định số 1059/QĐ-BNN-TCTS ngày 15/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê
duyệt kế hoạch ứng dụng, chuyển giao Khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu
ngành thuỷ sản giai đoạn 2021-2025.
Theo đề nghị
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 795/ TTr-SNN ngày
15/6/2021 về việc đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng dụng, chuyển giao Khoa học
công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thuỷ sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
UBND tỉnh ban
hành Kế hoạch ứng dụng, chuyển giao Khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành
thuỷ sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, với các nội dung cụ thể
như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu
chung
Thúc đẩy các hoạt
động ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ
(KHCN) vào sản xuất thủy sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng, giảm
chi phí sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch và phát triển bền vững ngành thủy sản.
2. Mục tiêu cụ
thể
- Đẩy mạnh
việc áp dụng, đổi mới công nghệ và sáng tạo trong sản xuất thủy sản
để xây dựng các chương trình, dự án, đề tài, mô hình ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ thực tế sản xuất;
- Hàng năm, công
nhận được từ 1-2 sáng kiến cải tiến kỹ
thuật, đổi mới KHCN; ứng dụng, chuyển
giao được 2-3 tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất; các cơ sở sản xuất thủy sản được phổ biến, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật, hiệu quả kinh tế tăng >25%
so với mô hình sản xuất truyền thống;
- Hàng năm,
tham gia tổ chức từ 1-2 diễn đàn, hội
thảo để phổ biến, giới thiệu các kết quả nghiên cứu mới, các tiến
bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất giống, bảo quản
sản phẩm thủy sản, nuôi trồng thủy sản, quản lý môi trường và dịch bệnh
trong sản xuất thủy sản;
- Hằng năm
tham gia, tổ chức được ít nhất 1-2 Hội chợ,
triểm lãm thiết bị và công nghệ thủy sản để giới thiệu, trưng
bày, triển lãm các thiết bị, công nghệ, sản phẩm tiên tiến
có thể thương mại hóa và ứng dụng, chuyển giao vào thực
tiễn sản xuất thủy sản cấp tỉnh và trong nước;
- Xây dựng hệ thống
thông tin khoa học công nghệ thủy sản đầy đủ, đáp ứng nhu cầu quản lý, cập nhật,
trao đổi thông tin trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thủy sản;
phát triển thị trường khoa học công nghệ thủy sản trực tuyến.
II. Nội dung chủ
yếu
1. Gắn kết
hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tế sản xuất
- Tổng hợp và
đánh giá nhu cầu đổi mới, chuyển giao KHCN và các khó
khăn, vướng mắc trong thực tế sản xuất của ngành thủy sản;
- Đề xuất các chương trình, dự án, đề
tài khoa học, mô hình phục vụ nhiệm vụ KHCN, chương trình khuyến
ngư, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất thủy
sản để giải quyết các vấn đề khó khăn cụ thể của thực tế sản xuất gồm:
+ Xây dựng 8 vùng nuôi cá thâm canh ứng dụng công nghệ cao ở các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Thuận Thành trong đó: 3 vùng
nuôi cá trong ao đất, 5 vùng nuôi cá lồng trên sông theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc
liên kết chuỗi;
+ Xây dựng mô
hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý môi trường và phòng một số bệnh thủy
sản;
+ Dự án/mô hình nuôi thủy sản,
đặc sản theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm, chuỗi liên kết hoặc xây dựng chỉ
dẫn địa lý, xuất xứ sản phẩm do hợp tác xã, tổ
hợp tác thực hiện;
- Chủ động
rà soát và đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển giao KHCN phục vụ phát triển sản xuất thủy sản.
2. Đánh giá, công nhận tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực thủy sản
- Rà soát, đánh giá việc ứng dụng, triển khai các tiến
bộ kỹ thuật thủy sản đang được ứng dụng trong
sản xuất được công nhận để phổ biến, giới thiệu đến các tổ
chức, cá nhân nhận chuyển giao, ứng dụng vào thực tế sản
xuất.
- Hàng năm, có
từ 1-2 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới KHCN được công
nhận;
- Hàng năm tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao được tối
thiểu 2 - 3 tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất;
3. Xây dựng
hệ thống thông tin, phát triển thị trường KHCN
- Xây dựng,
tham gia hệ thống thông tin KHCN thủy sản đầy
đủ, đáp ứng nhu cầu quản lý, cập nhật, trao đổi thông tin trong nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ thủy sản; phát triển thị trường KHCN thủy sản trực
tuyến. Cụ thể:
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, cảnh
báo môi trường nước trong nuôi cá thâm canh ao đất và lồng trên sông.
+ Thu thập, xử
lý thông tin, dữ liệu tình hình và kết quả sản xuất thủy sản; quan trắc môi trường,
dịch bệnh thủy sản; chuỗi liên kết, mô hình sản xuất an toàn, VietGAP...trên địa
bàn tỉnh.
- Kịp thời cập nhật
thông tin KHCN: kết quả nghiên cứu, ứng dụng KHCN,
danh mục tiến bộ kỹ thuật, thiết bị và công nghệ mới trong sản xuất
thủy sản trong nước và quốc tế; biên soạn và phát hành các
tài liệu tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất giống, nuôi trồng,
bảo quản và thu hoạch các đối tượng thuỷ sản chủ lực để các tổ chức, cá nhân
trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tiếp nhận và áp dụng vào sản xuất.
- Tham gia
các hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh
để các bên liên quan trao đổi, giới thiệu
các tiến bộ kỹ thuật, thiết bị, công
nghệ, sản phẩm mới trong sản xuất thủy sản;
- Hàng tháng có ít nhất 02 tin, bài viết trên các tập san
chuyên ngành, báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh để phổ biến các kết quả
nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới và các tiến bộ kỹ thuật trong
sản xuất để các bên liên quan thực hiện chuyển giao, áp dụng.
4. Thời
gian thực hiện: Từ
năm 2021 đến năm 2025.
III. Giải pháp thực hiện
1. Giải pháp
đất đai
Triển khai xây
dựng các mô hình, dự án ứng dụng KHCN theo hướng tập trung, phù hợp với điều kiện,
lợi thế vùng sản xuất (cá giống, nuôi trồng ...) có địa điểm sản xuất nằm trong
vùng quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể:
* Đối với mô
hình: Sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý môi trường và
phòng một số loại bệnh thủy sản. Địa điểm thực hiện tại cơ sở sản xuất, nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn tỉnh.
* Nuôi cá thâm canh ứng dụng công nghệ cao (CNC) ở các huyện Gia Bình,
Lương Tài, Quế Võ, Thuận Thành trong đó: 03 vùng nuôi cá trong ao đất, 05 vùng
nuôi cá lồng trên sông theo tiêu chuẩn VietGAP, liên kết chuỗi do Hợp tác xã, tổ
hợp tác thực hiện. Tổng diện tích 66,5ha trong ao đất
và 1.100 lồng nuôi gồm:
- Nuôi cá thâm
canh CNC trong ao đất:
+ Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập
trung thôn Phú Thọ, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài. Quy mô diện tích 18,5ha
+ Vùng nuôi
trồng thuỷ sản tập trung khu Đồng Cốc, xã Trung Chính, huyện Lương Tài. Quy mô
diện tích 22ha
+ Vùng nuôi
trồng thuỷ sản tập trung thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai huyện Gia Bình. Quy mô diện
tích 26ha
- Nuôi cá thâm
canh cá lồng ứng dụng công nghệ cao:
+ Xã Đức
Long, huyện Quế Võ quy mô 300 lồng.
+ Xã Song
Giang, huyện Gia Bình quy mô 300 lồng.
+ Xã Trung
Kênh, huyện Lương Tài quy mô 350 lồng
+ Xã Đại Đồng
Thành, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành quy mô 150 lồng
- Nuôi thủy, đặc
sản theo hướng đảm bảo ATTP, chuỗi liên kết hoặc chỉ dẫn địa lý do hợp tác xã,
tổ hợp tác thực hiện. Đối tượng gồm: Baba (baba gai/trơn); cá chép giòn; cá ngạnh;
cá nheo mỹ, cá chiên, cá tầm seberia.
2. Giải pháp
khoa học - công nghệ
- Gắn kế hoạch ứng dụng, chuyển
giao công nghệ với kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn
mới, phù hợp với nội dung ưu tiên đầu tư kinh phí triển khai ứng dụng KHCN giai
đoạn 2021-2025 theo danh mục đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết
định số 1059/QĐ-BNN-TCTS ngày 15/3/2021 về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng,
chuyển giao KHCN phục vụ tái cơ cấu ngành thuỷ sản giai đoạn 2021-2025; các
chương trình, kế hoạch, đề án... được UBND tỉnh, HĐND tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp với Vụ Khoa học và công
nghệ, Tổng cục Thuỷ sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc
gia, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1, Trường Cao đẳng kinh tế kỹ
thuật và thuỷ sản…để tiếp nhận chuyển giao KHCN theo lĩnh vực được duyệt;
- Rút kinh
nghiệm trong triển khai thực hiện chương trình, dự án, đề
án... ứng dụng KHCN được xây dựng chuyển giao để áp dụng
linh hoạt phù hợp với điều kiện sản xuất cụ thể trên địa bàn tỉnh.
3. Giải pháp
đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Phối hợp với Tổng cục Thuỷ sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện nghiên cứu Nuôi
trồng Thuỷ sản 1, Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật và thuỷ sản…để đào tạo, tập
huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật thủy sản
cấp tỉnh, huyện...để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tổ chức cho cán bộ tỉnh, huyện, xã, hộ
nông dân đi tham quan, học tập nghiên cứu mô hình về sản xuất nông nghiệp ứng dụng
CNC theo chương trình của Trung ương và của tỉnh.
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ
thuật nghiên cứu, thực hành; kiến thức quản lý và tổ chức sản xuất theo công
nghệ mới được chuyển giao cho các đơn vị sản xuất cá giống, hộ nuôi trồng thuỷ
sản nhằm phát triển, nhân ra diện rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao có
hiệu quả bền vững.
4. Giải pháp
phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao KHCN
- Khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ trong và
ngoài tỉnh qua các kênh tiêu thụ: các cơ sở chế biến, hệ thống chợ đầu mối, hệ
thống các siêu thị trong và ngoài tỉnh; các cửa hàng ăn uống, bếp ăn tập thể tại
các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh.
- Cơ sở nuôi thực hiện cấp giấy chứng nhận sản phẩm
đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm, chứng nhận VietGap nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho tiêu thụ sản phẩm tại các cửa hàng, siêu thị, khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh .
- Gắn kết hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước
với các doanh nghiệp, hội nghề cá, HTX thuỷ sản; hộ NTTS để liên kết trong sản
xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, tiêu thụ sản
phẩm.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ
chức, cá nhân tham gia ứng dụng KHCN của tỉnh được
tham gia các hội chợ, triển lãm về thuỷ sản ở trong nước để quảng bá giới
thiệu sản phẩm;
- Liên kết, xúc tiến thương mại giữa
Bắc Ninh với các tỉnh, thành phố trong khu vực, đặc biệt là thành phố Hà Nội
trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, nhất là các sản phẩm nông
nghiệp ứng dụng CNC, sản phẩm an toàn.
5. Giải pháp về
cơ chế chính sách, kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện các chương
trình, dự án, mô hình chuyển giao, ứng dụng KHCN từ nguồn
hỗ trợ trung ương, của tỉnh và các tổ chức cá nhân tham gia có trách nhiệm đối ứng kinh phí khi thực hiện. Cụ thể:
- Đối với chương trình, dự án, mô hình chuyển giao, ứng dụng khoa học
công nghệ được thực hiện bằng nguồn hỗ trợ của Trung ương thì thực hiện theo
quy định của Trung ương.
- Đối với chương trình, dự án, mô hình chuyển giao, ứng dụng khoa học
công nghệ thực hiện bằng nguồn ngân sách của tỉnh Bắc Ninh thì thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 147/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Bắc Ninh về việc Ban hành Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
IV. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và UBND các
huyện, thị xã, thành phố xây dựng các chương trình, dự án, mô hình triển khai
thực hiện kế hoạch ứng dụng, chuyển giao KHCN trong lĩnh vực
thuỷ sản trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đã được duyệt.
- Chỉ đạo
Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản
xây dựng kế hoạch, giải pháp và lộ trình thực hiện các chương
trình, dự án, mô hình nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp về chuyển giao, ứng dụng KHCN trong lĩnh vực thuỷ sản; tham mưu cho HĐND,
UBND tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư chuyển
giao, ứng dụng KHCN vào sản xuất thuỷ sản nhằm thực hiện
nhiệm vụ cơ cấu ngành giai đoạn 2021-2025.
- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển
khai thực hiện các chương trình, dự án, mô hình chuyển giao, ứng dụng KHCN theo
kế hoạch được duyệt theo hằng tháng, quý, năm để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp
và PTNT (Tổng cục Thuỷ sản), Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Tài chính
Căn cứ vào các chương trình, dự án, mô hình cụ
thể bố trí, cấp kinh phí hỗ trợ thực hiện kịp thời theo kế hoạch. Tổ chức thẩm
định, hướng dẫn quản lý nguồn ngân sách thực hiện kế hoạch theo đúng quy định.
3. Sở Khoa học và công nghệ
- Ưu tiên thực hiện các chương trình, dự án, mô
hình khoa học và công nghệ chuyển giao, ứng dụng KHCN trong lĩnh
vực thuỷ sản từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm của tỉnh
và các nguồn kinh phí khác hỗ trợ có mục tiêu của ngành;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
PTNT, các Sở, ngành liên quan nhằm hướng dẫn và có ý kiến phản biện khoa học đối
với các chương trình, dự án, mô hình chuyển giao, ứng dụng KHCN trong lĩnh vực
thuỷ sản của các đơn vị, địa phương trước khi trình UBND tỉnh phê
duyệt;
- Phối hợp với các đơn vị có liên
quan công khai, công bố các công trình nghiên cứu, ứng dụng trong thực tiễn
trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Công thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ
quan có liên quan đề xuất giải pháp chủ yếu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản đảm bảo ATTP tại các hội
chợ, khu công nghiệp… và phát triển các dịch vụ CNC phục vụ bảo quản và
chế biến thuỷ sản.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư vào chuyển
giao, ứng dụng KHCN thuỷ sản thực hiện các trình tự, thủ tục về giao đất, cho
thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố
- Căn cứ vào kế hoạch
của UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể hàng năm gắn với kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đơn vị và tổ chức thực hiện quy hoạch
các vùng, khu chuyển giao, ứng dụng KHCN thuỷ sản.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT để giải quyết về đất đai, giải phóng mặt bằng kịp thời cho các chương
trình, dự án, mô hình ứng dụng, chuyển giao KHCN trong lĩnh vực thuỷ sản được
thực hiện. Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp,
cơ chế chính sách để phát triển sản xuất thuỷ sản.
- Đăng ký, lập dự toán kinh phí hỗ trợ thực hiện
chuyển giao, ứng dụng KHCN theo danh mục kế hoạch được duyệt gửi về Sở Nông
nghiệp và PTNT, Sở Tài chính để tổng hợp bố trí kinh phí thực hiện.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về
Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp báo cáo Tỉnh
uỷ, HĐND và UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch ứng dụng, chuyển giao Khoa học
công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thuỷ sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc,
các ngành, các địa phương phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh: LĐVP;
- Lưu: VT, NN.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vương Quốc Tuấn
|