Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 2982/KH-UBND 2018 cơ cấu lại ngành nông nghiệp Điện Biên 2020

Số hiệu: 2982/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Lò Văn Tiến
Ngày ban hành: 16/10/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐIỆN BIÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2982/KH-UBND

Điện Biên, ngày 16 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU, CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH

1. Tình hình triển khai thực hiện Đề án

Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; để tổ chức triển khai, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện, bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 25/3/2015 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên, làm cơ sở tổ chức triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, đến nay đã thu được một số kết quả, cụ thể:

- Tính đến tháng 6/2018, Tỉnh đã thu hút được 15 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; tổ chức xây dựng và xác nhận 11 chuỗi cung ng thực phẩm nông, lâm nghiệp an toàn. Phê duyệt 02 dự án cánh đồng lớn và chỉ đạo hỗ trợ tổ chức sản xuất lúa cho kết quả tốt. Chỉ đạo hỗ trợ cấp chỉ dẫn địa lý và mã truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm gạo Bắc thơm số 7 của Công ty TNHH thực phẩm Safe Green với diện tích 15 ha tại xã Thanh An, huyện Điện Biên và cấp đăng ký mã truy suất nguồn gốc cho sản phẩm Cà phê của Công ty cà phê Đại Bách Mường Ảng, gạo Bắc thơm s7 của HTX dịch vụ tổng hợp Thanh Yên. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước theo hướng phát triển các Hợp tác xã và phát triển kinh tế trang trại. Tính đến hết năm 2017, đã có 16 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới. Đã và đang hình thành một số trang trại trồng cây ăn quả, rau, chăn nuôi tổng hợp, quy mô tương đối lớn theo chuỗi thực phẩm an toàn, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua việc mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm (xã Thanh Yên, huyện Điện Biên). Thực hiện chuyển đổi diện tích đất lúa, rau màu sang cây trồng khác đến năm 2017 là 608,17 ha.

- Việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã hình thành và tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, từng bước phát huy thế mạnh, lợi thế của từng địa phương gắn với nhu cầu thị trường; nhiều hộ gia đình đã chú trọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo giá trị hàng hóa, tăng thu nhập trên địa bàn tỉnh và xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu của tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế: Nội dung, nhiệm vụ tái cơ cấu của từng lĩnh vực chưa thực sự cụ thể, trọng tâm; công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt việc triển khai thực hiện Đề án còn hạn chế, chưa thường xuyên, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu; chưa xác định được các sản phẩm chủ lực gắn với lợi thế vùng, địa phương để tập trung chỉ đạo thực hiện. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang phát triển những cây trồng có giá trị cao, thị trường tiêu thụ ổn định còn chậm. Thực hiện sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn còn ít, chậm và gặp nhiều vướng mắc trong khâu đất đai. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của ngành.

2. Căn cứ pháp lý

- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư; Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020;

- Các văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT: số 6355/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 về Kế hoạch phát triển HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến năm 2020; số 6390/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 về Kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp với các doanh nghiệp đến năm 2020;

- Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 25/3/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đến năm 2020, với các nội dung cụ thể như sau:

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mc tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển, khai thác lợi thế, thế mạnh của từng địa phương (cây, con) đphát triển nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững nhằm nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh; góp phần cải thiện đời sng của người dân, giảm nghèo bền vững và bảo vệ môi trường.

1.2. Mc tiêu cthể đến năm 2020

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bình quân 3,7%/năm.

- Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm, thủy sản bình quân đạt từ 6%/năm.

- Phấn đấu tỷ lệ qua đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đạt 34,3%.

- Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hp vệ sinh đạt trên 82%.

- Số xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020 là 37 xã/116 xã (năm 2018: 6 xã, năm 2019: 8 xã, năm 2020:7 xã); 01 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.

- Mỗi xã đạt chuẩn nông thôn mới phấn đấu xây dựng có 02 thôn, (bản) “nông thôn mới kiểu mẫu” và có ít nhất 01 sản phẩm OCOP trở lên.

- Phn đấu mời gọi, thu hút được từ 3 đến 5 doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sn trên địa bàn tỉnh.

- Phấn đấu đến năm 2020 triển khai thực hiện hiệu quả 38 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; trong đó bình quân mỗi năm tăng thêm từ 1-2 chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản an toàn được xác nhận.

- Phấn đấu nâng tỷ lệ che phrừng đến năm 2020 lên 42%.

Ngoài các mục tiêu trên, phấn đấu đến năm 2020 các chỉ tiêu trong các lĩnh vực nông nghiệp đạt chỉ tiêu chung theo Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Nội dung, nhiệm vụ cơ cấu lại các lĩnh vực đến năm 2020

Tiếp tục rà soát quy hoạch các lĩnh vực để bố trí, điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp, trong đó tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, lợi thế của địa phương và đầu tư theo hướng tập trung, sản xuất hàng hóa có liên kết chuỗi gắn với doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ. Nội dung, nhiệm vụ cụ thể các lĩnh vực như sau:

2.1. Trồng trọt

- Tập trung phát triển các cây trồng chủ lực có lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng lớn theo chuỗi giá trị như: Lúa chất lượng cao, cà phê, chè, mắc ca và rau, quả an toàn.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 610/QĐ-UBND ngày 07/7/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nương, đất ruộng 1 vụ, cây màu hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây thc ăn gia súc, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả có giá trị cao giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên và Kế hoạch số 2203/KH-UBND ngày 07/8/2017 về triển khai thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017- 2021, định hướng đến năm 2026.

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống mới có năng suất và chất lượng cao; ứng dụng cơ giới hóa, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vng; giảm sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật; giám sát, dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sâu bệnh. Chú trọng các khâu công nghệ sau thu hoạch, chế biến.

- Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt đến năm 2020 đạt 3%/năm; tốc độ tăng thu nhập trên 01 ha đất trồng trọt là 4%/năm.

Cơ cấu lại một số cây trồng chính như sau:

a) Cây lúa: Khai thác hợp lý và nâng cao hiệu qusử dụng đất trồng lúa nước; đến năm 2020 diện tích gieo trồng lúa nước đạt 27.750 ha, năng sut lúa bình quân đạt 53,5 tạ/ha, sản lượng 148.446,5 tấn. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa như: SRI, 3 giảm 3 tăng, hiệu ứng hàng biên, sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP, quản lý dịch hại tổng hợp IPM,... Trong đó:

Tập trung xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao (IR64, BT7, Hương Việt 3,...) gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm với quy mô 2.500 ha tại các huyện: Điện Biên (1.800 ha), Tuần Giáo (250 ha), Mường Ảng (250 ha) và thành phố Điện Biên Phủ (200 ha).

b) Cây Ngô: Duy trì diện tích đất trồng ngô, tăng diện tích trồng ngô trên đất ruộng 01 vụ, diện tích ngô gieo trồng hàng năm đạt 30.000 ha; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất để nâng cao năng suất ngô bình quân đạt 35-40 tạ/ha, sản lượng 85.000 tấn vào năm 2020. Trong đó:

Phát triển vùng sản xuất ngô hàng hóa bền vững ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới (giống ngô mới; trồng ngô mật độ cao, trồng thâm canh, trồng xen ngô với đậu tương...) gắn với tiêu thụ; diện tích khoảng 9.000 ha trên địa bàn các huyện: Điện Biên (1.500 ha), Tuần Giáo (3.000 ha), Tủa Chùa (2.000 ha), Điện Biên Đông (2.500 ha).

c) Cây chè: Duy trì, chăm sóc tốt số lượng chè cây cao hiện có, nâng cao chất lượng chế biến, xây dựng thương hiệu phát triển sản phẩm chè cây cao Tủa Chùa. Nghiên cứu tổ chức lại sản xuất vùng chè cây thấp tại Tủa Chùa từ giống, phát triển vùng nguyên liệu (600 ha) theo hướng hữu cơ gắn với chế biến hiện đại, đáp ứng yêu cầu thị trường.

d) Cà phê: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm thâm canh, khai thác hiệu quả diện tích cà phê hiện có tại huyện Mường Ảng và Tuần Giáo để nâng cao năng suất, chất lượng; đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng cà phê đảm bảo yêu cầu về mẫu mã, tạo dựng thương hiệu. Dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 5.000 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 11.000 tấn. Trong đó:

Xây dựng vùng sản xuất cà phê liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ dân theo tiêu chuẩn VietGap, UTZ, hữu cơ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tại huyện Mường Ảng, Tun Giáo với quy mô 2.000 ha trở lên.

e) Cây ăn quả: Tiếp tục chăm sóc, bảo vệ diện tích 2.310,1 ha cây ăn quả hiện có. Tập trung phát triển một loại số cây ăn quả có diện tích lớn, có thể trthành hàng hóa theo hướng liên kết tiêu thụ gắn với chuỗi thực phẩm an toàn.

- Nhãn ghép: Đến năm 2020, diện tích nhãn ghép tại huyện Điện Biên và Thành phố Điện Biên Phủ khoảng 500 ha. Trên cơ sở ghép cải tạo vườn nhãn cũ, già ci để nâng cao năng suất, chất lượng và dải vụ thu hoạch nhãn (nhãn chín muộn).

- Dứa: Đến năm 2020, phát triển diện tích Dứa tại huyện Mường Chà và Tuần Giáo khoảng 300-400 ha (Tuần Giáo 80 ha; Mường Chà 220-320 ha) gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ; nghiên cứu quy trình giải vụ trong năm.

- Cây có múi (Bưởi da xanh, cam,...): Mở rộng diện tích cây có múi như bưởi, cam ở huyện Điện Biên (100 ha), Mường Ảng (300 ha), Tuần Giáo (100 ha) tạo vùng sản xuất tập trung, an toàn theo tiêu chun VietGAP.

- Ngoài ra, thực hiện lựa chọn, phát triển một số loại cây ăn quả khác phù hợp với điều kiện khí hậu theo mô hình trang trại, sử dụng giống mới có năng suất, đầu tư thâm canh theo hướng hữu cơ như: Bơ, xoài, mít, ổi... ở huyện Điện Biên, Mường Ảng; vú sữa, thanh long ở huyện Điện Biên,... theo mô hình “mỗi xã một sản phẩm”.

- Xây dựng phương án liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả tại huyện Mường Ảng, Tun Giáo, Điện Biên,... với nhà máy chế biến hoa quả trên địa bàn tỉnh Sơn La.

f) Cây rau: Đẩy mạnh sản xuất rau trái vụ, xây dựng các vùng rau chuyên canh, rau an toàn theo hướng liên kết sản xuất với thị trường tiêu thụ. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 05 ha sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao và 300 ha sản xuất rau an toàn tại huyện Điện Biên, huyện Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Ph.

2.2. Chăn nuôi

- Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi, chi hội, tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi; chăn nuôi tập trung, sử dụng có hiệu quả đất đai, nguồn thức ăn, kiểm soát tốt dịch bệnh, an toàn thực phẩm sau giết mổ; tổ chức, củng cố lại chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững; bảo tồn, phát triển các ging vật nuôi bản địa, tạo ra các sản phẩm đặc sản có chất lượng, giá trị hàng hóa cao; tập trung tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh; khuyến khích loại hình sản xuất chăn nuôi theo chui khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị. Tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 467/QĐ-UBND ngày 29/5/2017.

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 5%; tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất chăn nuôi đạt 5%. Cơ cấu lại một số vật nuôi chủ yếu sau:

a) Chăn nuôi trâu: Đến năm 2020, tổng đàn trâu đạt 130.000 con, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 2.200 tn/năm; phát triển chăn nuôi trâu tập trung ở các huyện có tiềm năng, lợi thế: Điện Biên, Tuần Giáo, Nậm P, Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Nhé gắn với an toàn kiểm soát dịch bệnh kết hợp trồng cỏ và chế biến thức ăn thô xanh hướng tới liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, kết nối với thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Tập trung cải tạo nâng cao chất lượng, số lượng đàn trâu nội thông qua thực hiện bình tuyển, chọn lọc, nhân thuần và đầu tư ging từ nơi khác; thực hiện luân chuyển trâu đực giống giữa các vùng chăn nuôi để tránh hiện tượng cận huyết.

b) Chăn nuôi bò: Đây là sản phẩm phát triển có lợi thế nhất cho chăn nuôi nông hộ, gia trại, trang trại trên địa bàn tỉnh hiện nay, đến năm 2020 quy mô phát triển đàn bò khoảng 72.500 con, trong đó bò lai chiếm khoảng 20% tổng đàn (14.500 con), sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 2.100 tấn/năm. Tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt theo hình thức gia trại, trang trại gắn với phát triển trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn tại các huyện: Điện Biên Đông, Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng, Mường Nhé, Nậm Pồ,... gắn liên kết với doanh nghiệp, tư thương thu mua, giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung, tiêu thụ ở các chợ, siêu thị, hoặc ngoài tỉnh, nhất là thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh,...

Đẩy mạnh phát triển bò lai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, tại các địa bàn vùng cao dùng bò đực F2 cho phối trực tiếp để tạo ra con giống có năng suất, sản lượng cao, sử dụng bò cái nền 50% máu ngoại để làm cái nền sinh sản nhằm nâng cao thể vóc, chất lượng thịt.

c) Chăn nuôi dê: Là đối tượng có tiềm năng, lợi thế để phát triển. Hướng tái cơ cấu, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, trong đó tập trung phát triển chăn nuôi dê theo hướng trang trại kết hợp nuôi nhốt và bán chăn thả. Đến năm 2020, tổng đàn dê có khoảng 97.000 con; tập trung tại các huyện Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Nậm P,...

Ngoài phát triển các giống dê địa phương (dê cỏ), dê bách thảo, cần khuyến khích người chăn nuôi đưa các giống mới có nguồn gốc tốt để lai tạo, cải tạo nâng cao chất lượng; xây dựng các chuỗi liên kết giữa người chăn nuôi với các cơ sở, doanh nghiệp để thu mua, bao tiêu sản phẩm cho người dân.

d) Chăn nuôi lợn: Đến năm 2020, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh có khoảng 443.176 con, sản lượng thịt hơi 13.335 tấn/năm; kế hoạch thực hiện phát triển chăn nuôi lợn theo các hướng:

- Phát triển đàn lợn theo hướng nạc, sử dụng các giống lợn ngoại (cao sản) và lợn nái lai F1 tại các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng và một số xã của huyện Mường Chà, thành phố Điện Biên Phủ, chăn nuôi lợn an toàn sinh học, quy mô trang trại công nghiệp, ứng dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến vào chăn nuôi lợn nhằm đáp ứng nhu cầu nội tỉnh, hạn chế nhập lợn từ các tỉnh khác. Khuyến khích các doanh nghiệp, người chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành tốt VietGAHP trong chăn nuôi lợn. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 2-3% số lượng lợn (11.080 con) chăn nuôi theo quy trình VietGap.

- Phát triển đàn lợn theo hướng đặc sản, sử dụng các giống lợn đến địa phương, lợn rừng lai tại các huyện Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Mường Chà và một số xã vùng cao thuộc huyện Điện Biên, Tuần Giáo... chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp gắn với chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi hữu cơ, tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có trong sản xuất nông nghiệp để giảm chi phí đầu vào, cung cấp sản phẩm thịt chất lượng cho các thị trường như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,...

e) Chăn nuôi gia cầm: Tổng đàn gia cầm đến năm 2020 có khoảng 4.500.000 con, sản lượng thịt gia cầm ước đạt 4.300 tấn. Phấn đấu từ 2-3% số lượng gia cầm chăn nuôi theo quy trình VietGap.

Tập trung phát triển các giống gia cầm bản địa theo chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ như: Gà địa phương tại các huyện Tủa Chùa, Điện Biên Đông; vịt bầu Nà Tấu, huyện Điện Biên.

2.3. Thủy sản

- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả, ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng giống, năng suất và chất lượng sản phẩm các đối tượng nuôi, đa dạng đối tượng và hình thức nuôi để khai thác cơ hội thị trường; hình thành các liên kết trong nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 2.300 ha, sản lượng thủy sản đạt 3.100 tấn, trong đó sn lượng nuôi trồng 2.800 tấn, sản lượng khai thác 300 tn.

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 6%; tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất thủy sản 5%. Cơ cấu lại một số loài thủy sản chủ yếu như sau:

a) Cá rô phi đơn tính: Xác định là đối tượng nuôi có tiềm năng, đẩy mạnh phát triển nuôi thâm canh để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi đạt trên 30% diện tích thủy sản, sản lượng đạt 1.015 tấn theo hình thức nuôi ao, nuôi lồng bè trên các hồ chứa thủy lợi, thủy điện tại các huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng, Tủa Chùa, thị xã Mường Lay và thành phố Điện Biên Phủ,...

b) Các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, các loài thủy sản bản địa: Đầu tư phát triển nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: Cá lăng chấm, cá chiên ở khu vực lòng chảo Điện Biên và khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La; phát triển nuôi các loài cá nước lạnh (cá Tầm, cá Hồi) trong bể, lồng tại huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa, Điện Biên, thị xã Mường Lay,...

c) Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản: Xây dựng kế hoạch khai thác thủy sản hợp lý gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm đảm bảo được sự bền vững của nguồn lợi thủy sản. Hằng năm phối hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên thực hiện thả bổ sung giống thủy sản tái tạo nguồn lợi thủy sản, tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư tại vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và các thủy vực, ven sông, suối lớn thuộc các huyện Điện Biên, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo, thị xã Mường Lay,... Với số lượng khoảng 300.000 cá giống các loại/năm.

2.4. Lâm nghiệp

Tập trung triển khai chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững theo hướng bảo vệ và sử dụng hiệu quả diện tích rừng hiện có và diện tích rừng tăng thêm đến 2020, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên. Triển khai giao đất lâm nghiệp chưa có rừng để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phvà Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thiện cắm mc rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Thực hiện có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tập trung khoanh nuôi tái sinh rừng, các huyện ưu tiên triển khai thực hiện là: Nậm Pồ, Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên, Tuần Giáo (diện tích đất lâm nghiệp có cây gỗ tái sinh theo kết quả kiểm kê rừng của tỉnh lớn).

- Cây Mắc ca: Quản lý chặt chẽ chất lượng cây giống; trên cơ sở đánh giá hiệu quả đối với những diện tích Mắc ca đã trồng để chỉ đạo phát triển cây Mắc ca tại các huyện: Tuần Giáo, Nậm Pồ, Mường Nhé, Điện Biên theo hướng liên kết doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi khép kín từ giống, sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ, với quy mô từ 15.000 ha trở lên.

- Phát triển diện tích trồng lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu có giá trị và tiềm năng đầu ra của sản phẩm để nâng cao thu nhập và đời sống của người dân vùng rừng như:

+ Sơn tra (Táo mèo): Phát triển diện tích trồng cây Sơn tra lên 450-500 ha, trong đó: Tuần Giáo: 250-300 ha; Tủa Chùa: 100 ha; Điện Biên Đông: 100 ha (năm 2017, Tuần Giáo: 171 ha, Tủa Chùa khoảng 50 ha, Điện Biên Đông 40-50 ha) để tạo vùng nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến rượu và các sản phẩm từ cây Sơn tra.

+ Sa nhân: Phát triển diện tích trồng Sa nhân dưới tán rừng đến năm 2020 lên 250 ha (năm 2017 là 165 ha).

+ Cọ khiết: Phát triển diện tích trồng nuôi thả cánh kiến đến năm 2020 lên 50 ha tại xã Sa Lông, Huổi Lèng, huyện Mường Chà (năm 2017: 20 ha).

Ngoài ra, thực hiện lựa chọn, phát triển một số loại cây lâm sản ngoài gỗ, dược liệu khác phù hợp với điều kiện khí hậu theo mô hình “mỗi xã một sản phẩm” như: Thảo quả, Mạy chả, Xạ đen, Đẳng sâm, Mắc khén, cây Bảy lá một hoa, Bương lông, Mạy bói,... Các huyện ưu tiên triển khai thực hiện: Điện Biên, Mường Ảng, Tuần Giáo, Mường Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa.

- Xác định vùng quy hoạch trồng rừng sản xuất tập trung, quy mô lớn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng tạo vùng nguyên liệu và phát triển chế biến gỗ: Mường Ảng, Tuần Giáo. Triển khai trồng các loại cây gỗ lớn có giá trị theo phương thức hỗn giao trong cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ, sản xuất: Giổi xanh (gii ăn hạt), Gii găng, Lát hoa, Đinh đỏ,...

2.5. Công nghiệp bảo quản, chế biến và làng nghề

- Phát triển mạnh mẽ công nghiệp bảo qun, chế biến sâu, tinh các sản phẩm thế mạnh như: Lúa, gạo, cà phê, chè, sản phẩm dứa (Mường Chà, Tuần Giáo), quả sơn tra (Tuần Giáo), thịt trâu, bò khô, cá sấy khô,... giảm xuất bán sản phẩm chưa qua chế biến, sản phẩm thô.

- Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ phụ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (dịch vụ tư vấn, cung ứng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp, các quỹ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp,...); tăng cường ứng dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Xây dựng và phát triển chương trình “Mỗi xã, cụm xã một sản phẩm”; gắn hoạt động kinh tế của các làng nghề với dịch vụ du lịch và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống. Trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn được UBND tỉnh phê duyệt tại 947/QĐ-UBND ngày 09/12/2014, thực hiện tốt công tác khuyến công, hỗ trợ phát triển các ngành nghề nông thôn để tạo điều kiện phát triển các nghề truyền thống gắn với du lịch như: Dệt thổ cẩm, Mây tre đan, Thêu ren... Hỗ trợ và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn của Chính phủ. Phn đấu đến năm 2020, thực hiện cấp bằng công nhận cho 12 nghề, làng nghề; tốc độ tăng thu nhập từ chế biến nông lâm thủy sản trung bình hàng năm từ 4%/năm trở lên.

2.6. Thủy lợi và phòng chống thiên tai

- Đầu tư hoàn thiện các hệ thống công trình thủy lợi hiện có từ công trình đầu mối đến hệ thống cơ sở nội đồng, kết hợp với củng cố các tổ chức quản lý khai thác các công trình thủy lợi để nâng cao hiệu quả khai thác. Cơ cấu lại đầu tư phát triển các công trình thủy lợi theo hướng:

+ Cải tạo, nâng cấp sa chữa 28 công trình, đảm bảo nước tưới chủ động cho: 3.853 ha vụ chiêm, 3.995 ha vụ mùa.

+ Xây dựng mới 69 công trình, đảm bảo nước tưới ổn định cho: 478 ha vụ chiêm; 716 ha vụ mùa và 503 ha cây công nghiệp.

+ Tạo nguồn tưới chủ động cho việc xây dựng vùng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao sản xuất cà phê, bưởi, cam huyện Mường Ảng, Tuần Giáo với diện tích 1.000 ha; rau an toàn tại thành phố Điện Biên Ph, Điện Biên, Tun Giáo với diện tích 300 ha.

+ Triển khai Quy hoạch phòng chống lũ thông qua xây dựng các tuyến kè bảo vệ cho lưu vực sông Đà và vùng thung lũng lòng chảo Điện Biên (lưu vực sông Mê Kông) để bảo vệ khu dân sinh và cơ sở hạ tầng.

- Hoàn thiện bộ máy phòng chống thiên tai từ tỉnh đến xã; xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp; tăng cường công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ và phòng chống thiên tai. Đào tạo, tập huấn nâng cao hiệu quả cho cán bộ, người dân để tăng hiệu quả phòng, chống thiên tai.

- Tổ chức huy động và quản lý hoạt động hiệu quả Quỹ Phòng chống thiên tai; tăng cường ứng dụng dự báo tự động khí tượng thủy văn để nắm, cảnh báo lũ, đảm bảo an toàn hồ đập.

2.7. Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại nông nghiệp

- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung nguồn lực, ưu tiên triển khai đối với các xã cơ bản đạt tiêu chí để hoàn thành mục tiêu các xã đạt tiêu chí nông thôn mới đến năm 2020. Đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp xây dựng nông thôn mới; thực hiện nhất quán và triệt để phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn theo nguyên tắc dân chủ và tự nguyện quyết định kế hoạch, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện và giám sát xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới ở từng thôn, bản, khu dân cư.

- Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác; thực hiện rà soát, đánh giá hoạt động của các Hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ, khuyến khích nhân rộng các hợp tác xã sản xuất hiệu quả. Phát triển, tạo lập các chuỗi liên kết sản xuất mới; tiếp tục chỉ đạo các chuỗi liên kết đã và đang hình thành đi vào chiều sâu, phát triển bền vững. Phấn đấu thành lập mới đảm bảo số lượng Hợp tác xã nông nghiệp theo mục tiêu tại Quyết định số 3594/QĐ-BNN- KTHT ngày 13/9/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; tư vấn hỗ trợ, chuyển đổi, đăng ký lại các Hợp tác xã theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. Kết hợp chặt chẽ sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực của từng vùng, từng địa phương. Khuyến khích xây dựng, phát triển thương hiệu, xúc tiến, quảng bá sản phẩm. Triển khai thực hiện hiệu quả các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng hoàn thiện và phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Điện Biên theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.

2.8. Sắp xếp ổn định đời sống dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg

Tập trung triển khai Quy hoạch tổng thể bố trí dân tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ/UBND ngày 23/7/2015. Trong đó chú trọng, tăng cường tổ chức triển khai thực hiện các dự án bố trí ổn định dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất cho nhân dân khi chuyển đến nơi ở mới; thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất cho các hộ dân nhằm tạo điều kiện cho nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn sớm ổn định đời sống và phát triển bền vững.

2.9. Tái cơ cu theo vùng trọng điểm

Thực hiện hướng tiếp cận, cơ cấu lại ngành, lĩnh vực theo vùng trọng điểm gắn với sản phẩm lợi thế và liên kết vùng. Cụ thể:

- Vùng Tuần Giáo, Mường Ảng: Tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc (bò), trồng lúa, ngô, Mc ca, Cà phê, cây ăn quả, trồng rừng sản xuất, Sơn tra, dược liệu.

- Vùng Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà: Chăn nuôi trâu, trồng rừng phòng hộ, trồng Mắc ca, phát triển dược liệu, nuôi ong.

- Vùng Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ: Phát triển lúa chất lượng cao, cây ăn quả, trồng Mắc ca (Điện Biên), rau an toàn, lợn, gia cầm, bò sữa.

- Vùng Tủa Chùa: Chè, dược liệu, gà, lợn địa phương, dê, cá rô phi, cá lăng, Sơn tra.

- Vùng Mường Lay: Phát triển nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả.

- Vùng Điện Biên Đông: Chăn nuôi trâu, bò, trồng rừng phòng hộ, dược liệu.

Tùy vào điều kiện thực tế, hàng năm UBND các huyện, thị xã, thành phố bổ sung danh mục các sản phẩm lợi thế, thế mạnh của địa phương gắn với xây dựng kế hoạch, đxuất các giải pháp đtổ chức phát triển sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa.

3. Nguồn kinh phí

- Nguồn ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương) hỗ trợ, đầu tư cho các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh giai đoạn 2018-2020.

- Nguồn vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư; vốn hỗ trợ của các nhà tài trợ trong nước và quốc tế (ODA); vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, các nguồn vốn lồng ghép Trung ương và địa phương khác,...

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức tạo sự thống nhất về tính tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp đến các Sở, ngành, địa phương và người dân trong tỉnh về xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu hướng tới hàng hóa; Chương trình xây dựng nông thôn mới, OCOP,... Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội nhằm tạo sức mạnh tổng hợp đtổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.

- Kết hợp với công tác truyền thông, đào tạo tập huấn các chương trình, dự án có liên quan trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới gn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; lồng ghép phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020.

- Các cơ quan báo chí, truyền thông của Tỉnh thường xuyên tổ chức đưa tin về quá trình tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch, trong đó cn tập trung tuyên truyền phổ biến, đưa tin về các mô hình, điển hình trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

- Tích cực mời gi, thu hút các doanh nghiệp chung sức xây dựng nông thôn mới bằng hình thức liên kết xây dựng cánh đồng lớn, hỗ trợ cho nông dân và đảm bo hài hòa lợi ích của các bên tham gia.

2. Rà soát, điều chỉnh, xây dựng mi các quy hoạch, kế hoạch, đề án các lĩnh vực cho phù hp với cơ cấu lại ngành nông nghiệp

- Khẩn trương phê duyệt quy hoạch: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Quản lý chặt chẽ và tổ chức thực hiện theo quy hoạch 3 loại rừng.

- Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, thủy sản của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025,... cho phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020.

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh Kế hoạch s2203/KH-UBND ngày 07/8/2017 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017- 2021, định hướng đến năm 2026; Quyết định số 174/QĐ-UBND ngày 09/3/2017 của UBND tỉnh về Kế hoạch xây dựng và phát triển các mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2020.

- Xây dựng hoàn thiện và phê duyệt Đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), làm cơ sở triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

- Rà soát, điều chỉnh về nội dung, quy mô của các Đề án, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực và cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế địa phương và nhu cầu thị trường.

3. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách

- Tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách hiện có của Trung ương và của tỉnh về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; định kỳ rà soát, đánh giá, đề xuất điều chỉnh, bổ sung, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực của từng địa phương. Trong đó, tập trung tuyên truyền, triển khai các chính sách, cơ chế trong thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các ngun vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất như: Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ, Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ,…

- Khẩn trương hoàn thiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tiếp cận đất đai, vốn, khoa học công nghệ,... để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

4. Sắp xếp li tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao năng lực, hiệu lực và hiu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn

- Thực hiện việc sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế của các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực Ngành theo hướng rõ chức năng, nhiệm vụ, không chồng chéo ở các đơn vị, các cấp để tinh gọn bộ máy, đảm bảo hoạt động hiệu quả và có mối liên hệ tốt giữa ngành Nông nghiệp và các huyện; tham mưu chỉ đạo và tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ theo Kế hoạch số 2054/KH-UBND ngày 31/7/2018 và Kế hoạch số 2235/KH-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh Điện Biên về thực hiện Nghị quyết số 15, số 16 của Tỉnh ủy.

- Tiếp tục thực hiện tốt cải cách hành chính, tạo điều kiện cho các cơ sở, địa phương giải quyết nhanh các yêu cầu đáp ứng có hiệu quả sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và cung cấp các dịch vụ công, tạo thuận lợi nhất cho tổ chức, công dân trong quá trình quan hệ, giao dịch với cơ quan nhà nước. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ngành nông nghiệp; cùng với tăng cường năng lực cho các đơn vị sự nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

5. Tiếp tục đổi mi và phát triển các hình thc tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường

- Tổ chức rà soát, đánh giá các mô hình tổ chức sản xuất hiện có. Trên cơ sở đó tổng kết, đánh giá và điều chỉnh các mô hình tổ chức sản xuất cho phù hợp, hiệu quả, làm cơ sở nhân rộng. Thực hiện tốt liên kết giữa 4 nhà, 5 nhà, 6 nhà trong sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Tăng cường tập huấn, nâng cao khả năng quản lý, quản trị trong thực hiện đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản để tiết kiệm, giảm thiểu các chi phí phát sinh, từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Nghiên cứu, áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất mới có hiệu quả, mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm; chuyển đổi mạnh từ sản xuất theo hộ gia đình riêng lẻ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn. Triển khai có hiệu quả Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 14/11/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020; theo đó đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể, đưa kinh tế tập thể trở thành thành phần kinh tế có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn.

- Xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng đảm bảo để kết nối người sản xuất với người kinh doanh. Tăng cường chỉ đạo các chuỗi liên kết đã và đang hình thành đi vào chiều sâu, phát triển bền vững; tiếp tục phát triển các chuỗi mới phù hợp với lợi thế, tiềm năng của địa phương (trung bình 1-2 chuỗi liên kết thực phẩm an toàn được xác nhận/năm). Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại gắn với từng sản phẩm thế mạnh, lợi thế của địa phương; nâng cao năng lực dự báo cung cầu nông sản, khuyến cáo các doanh nghiệp, người dân điều chỉnh phương án sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh; phát triển chuỗi cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn toàn tỉnh và mở rộng thị trường nông sản ra các tỉnh lân cận và thành phố Hà Nội,...

- Thực hiện tốt việc khảo sát, dự báo thị trường để khuyến cáo các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân điều chỉnh phương án sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường; quan tâm đến chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản thế mạnh của Tỉnh, nâng cao sức cạnh tranh; xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc hàng nông sản; xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tăng cường tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, kết nối giữa vùng sản xuất với hệ thống phân phối; kết nối thị trường trong tỉnh với thị trường trong nước và quốc tế.

6. Giải pháp về kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để mọi người dân, doanh nghiệp ở nông thôn đều nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các quy định của tổ chức tín dụng về cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; lợi ích của cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện cải cách mạnh mẽ hơn nữa về các thủ tục hành chính trong thực hiện chính sách khuyến khích, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo cả 3 hướng: Tiếp tục giảm các thủ tục hành chính, giảm chi phí thực hiện và giảm thời gian thực hiện. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình hành động số 532/CTr-UBND ngày 02/3/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; Chỉ thị s07/CT-TTg ngày 5/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư về các lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư (xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; chăn nuôi tập trung, cơ sở chế biến nông, lâm sản,...).

- Quy hoạch, chuyển đổi đất để tạo quỹ đất sản xuất nông nghiệp tập trung, cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thuê lại theo quy định của pháp luật để thực hiện các dự án nông nghiệp quy mô lớn theo chuỗi liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục cấp phép dự án đầu tư cho doanh nghiệp nông nghiệp. Đối với các sản phẩm đã có nguyên liệu (chè, cà phê) thì một mặt tiếp tục phát triển sản xuất đtạo vùng nguyên liệu, mặt khác tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm, kêu gọi các nhà đầu tư tiềm năng để liên kết chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm ổn định đầu ra cho sn phẩm. Chính quyền địa phương phải đóng vai trò trung tâm trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia liên kết sản xuất nông nghiệp với doanh nghiệp.

- Các lĩnh vực lợi thế, tiềm năng kêu gọi thu hút doanh nghiệp đầu tư như: Trồng, chế biến Mắc ca, chăn nuôi bò sữa, trồng, chế biến lúa gạo, cà phê, chè, cây ân quả (Sơn tra, dứa, chanh leo, nhãn, xoài, bưởi, cam,...), chăn nuôi đại gia súc: Trâu, bò, dê,...

- Đề xuất Trung ương và Tỉnh ưu tiên dành một khoản kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ; kịp thời hỗ trợ đối với những doanh nghiệp nông nghiệp đủ điều kiện để bổ sung nguồn lực đầu tư cho doanh nghiệp.

7. Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến nông; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học - kỹ thuật ngành nông nghiệp

- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ mới, công nghệ sinh học, quy trình tiên tiến vào sản xuất, bảo quản, chế biến, gắn với phát triển liên kết vùng; hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận với các dịch vụ khoa học công nghệ. Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và bảo quản, chế biến nông sản; tăng kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, mô hình chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sản xuất gạo, cà phê, chè, rau sạch, nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, tạo chuyển biến mạnh mẽ việc ứng dụng trên các lĩnh vực của ngành. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở, đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đội ngũ cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa khoa học công nghệ với nông dân.

- Đẩy mạnh thông tin khoa học - kỹ thuật - thương mại để hỗ trợ các thành phần kinh tế về khoa học, công nghệ, thị trường, định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng nâng cao kiến thức, đào tạo nghề cho nông dân, đặc bit là kỹ năng thực hành, ứng dụng, vận hành các sản phm khoa học công nghệ vào các hoạt động sản xuất, bảo quản, chế biến,... các sản phẩm nông nghiệp có giá trị, có lợi thế cạnh tranh; tăng cường chuyn dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn, thu hút nguồn lao động có tay nghề, trình độ cao tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 224/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác; đội ngũ nhà quản lý, cán bộ vận hành Chương trình OCOP từ tỉnh đến xã.

8. Giải pháp về nguồn vốn

- Tăng cường hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Kết hợp giữa nguồn vốn đầu tư của nhà nước với nguồn vn xã hội hóa thông qua đóng góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; thúc đẩy hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư để thực hiện đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Thủy lợi nhỏ, kênh mương, đường giao thông nội đồng,... để đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh các hoạt động vay vốn từ các ngân hàng, Quỹ tín dụng, Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ phát triển Hợp tác xã,...

- Chuyển vốn hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (20 tỷ/năm) sang thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp nâng cao giá trị hàng hóa gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chính sách hỗ trợ thú y trên địa bàn tỉnh Điện Biên (thay thế Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 13/3/2014 của UBND tỉnh).

- Tập trung kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và huy động các nguồn lực trong dân, nguồn ODA,... đthực hiện các nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên (BCĐ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp)

Chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu kiện toàn Ban Chỉ đạo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tham mưu sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế của các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố và sở, ngành liên quan tham mưu triển khai các nội dung, nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020.

- Chủ trì tổ chức rà soát, đánh giá hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung, ưu tiên nguồn lực triển khai thực hiện Kế hoạch.

3. SKế hoạch và Đầu tư

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xem xét cân đối bố trí kế hoạch vốn để thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh theo Kế hoạch này.

- Tiếp tục tham mưu cho Tỉnh cải thiện môi trường đầu tư; tăng cường kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; tham mưu cơ chế, giải pháp khuyến khích, thu hút vốn đầu tư tcác thành phần kinh tế ngoài nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn; phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia của nhà nước và tư nhân.

4. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan, căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách hàng năm của Tỉnh để tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung hệ thống cơ chế chính sách và bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch này.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại nghề bằng nhiều hình thức đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, gắn với giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn, nhất là đối với lao động dôi dư trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, ng dụng phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Tăng cường công tác tư vấn, đào tạo, tìm kiếm và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương tham mưu triển khai các chính sách, chương trình, đề án, dự án nhằm hỗ trợ về công nghiệp chế biến; lưu thông hàng hóa; kiểm tra, kiểm soát thị trường, gian lận thương mại, xúc tiến thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường các hoạt động về xúc tiến quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông lâm nghiệp đặc sắc của tỉnh; hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hóa nông, lâm, thủy sản; hình thành các kênh lưu thông hàng hóa ổn định tsản xuất đến tiêu dùng.

- Phối hợp thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại, dịch vụ nông thôn, cụm công nghiệp; đầu tư nâng cấp, mở rộng mạng lưới chợ; phát triển hệ thống lưới điện.

7. Sở Nội vụ

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 để chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu cho UBND tỉnh sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế của các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường

Tham mưu thực hiện tốt chính sách đất đai theo hướng tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất để thu hút doanh nghiệp, tổ chức đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn và quản lý, sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp; hỗ trợ phát triển nền nông nghiệp xanh, giảm phát thải và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên (đất, nước, rừng,...); khắc phục ô nhiễm môi trường khu vực nông nghiệp, nông thôn.

9. Sở Khoa học và Công nghệ

Hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác xây dựng thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của Hợp tác xã, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực, lợi thế của địa phương; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đề xuất và triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; triển khai có hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 (trong đó có chính sách trong nông nghiệp) đạt hiệu quả.

10. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Tiếp tục hướng dẫn, xây dựng và phát triển các mô hình Hợp tác xã kiểu mới hoạt động gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn; chú ý xây dựng Hợp tác xã trở thành đầu mối chủ yếu ký kết hợp đồng tiêu thụ phần lớn nông sản cho nông dân và cung ứng vật tư quan trọng cho sản xuất nông nghiệp; là đầu mối liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.

- Rà soát, hướng dẫn sắp xếp lại các Hợp tác xã, dịch vụ nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Hướng dẫn, hỗ trợ, vận động các Hợp tác xã tham gia vào các chuỗi cung ứng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản an toàn.

11. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về sự cn thiết, tầm quan trọng và nội dung của Kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tập trung hướng dẫn người nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng và triển khai các dự án mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả gắn với xóa đói giảm nghèo, tạo vốn vay cho nông dân,... Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương hướng dẫn, hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực có lợi thế của tnh, của địa phương. Vận động nông dân phát huy vai trò chủ th, huy động nội lực từ nông dân với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" đphát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

12. Ngân hàng Nhà nưc tỉnh Điện Biên

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn; nghiên cứu đề xuất bổ sung các chính sách phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện tiếp cận vốn cho người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, quy mô lớn, hiện đại.

13. Cục Thống kê tỉnh

Thực hiện tốt công tác thống kê các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác, khách quan; phân tích đánh giá chuyển dịch cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu giá trị, nhất là giá trị gia tăng các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu và toàn ngành nông nghiệp phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp ở các địa phương và toàn tỉnh.

14. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ và các cơ quan thông tin truyền thông: Tích cực thông tin, tuyên truyền các nội dung và các mô hình, đin hình, cách làm mới hiệu quả cao về cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh.

15. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Đoàn thể tỉnh

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ động phối kết hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2020. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội đối với việc tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch.

16. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng và giải pháp của Tỉnh, có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch chi tiết để tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn cấp huyện. Các chỉ tiêu cụ thể thấp nhất phải bằng hoặc vượt các chỉ tiêu được giao cho các địa phương tại các biểu kèm theo Kế hoạch này. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/10/2018 và gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Duy trì hoạt động của các mô hình hiện có; tăng cường kêu gọi, thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào đầu tư, tham gia liên kết phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương theo mô hình liên kết bền vng. Quán triệt, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Đề án, dự án, Kế hoạch của UBND tỉnh.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát các sản phẩm là thế mạnh của địa phương để báo cáo UBND cấp huyện ưu tiên chỉ đạo triển khai thực hiện, đồng thời tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi.

- Rà soát, đánh giá, xây dựng và triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn. Vận động nhân dân đầu tư thực hiện các mô hình, dự án về phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản.

17. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ được phân công cụ thể theo bản danh mục kèm theo kế hoạch này bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, tổng hợp đánh giá tiến độ và tình hình thực hiện, đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện kế hoạch gửi về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT).

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có phát sinh các nhiệm vụ mới hoặc cần sửa đổi, bổ sung kế hoạch, các Sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan liên quan chủ động đề nghị và phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực) để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (B/c);
- TT T
nh ủy (B/c);
- TT HĐND t
ỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Điện Biên Ph
;
- Cổng thông tin điện tử VP UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KTN
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Văn Tiến

 

BẢNG 01

MỤC TIÊU CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 2982/KH-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

TT

Chỉ tiêu

Kết quả năm 2017

Mục tiêu đến năm 2020

Ghi chú

I

Các chỉ tiêu chung

 

 

 

1

Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thủy sản

3,23%

Bình quân 3,67%/năm

Trung bình 2015-2017

2

Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm, thủy sản bình quân

5,6%/năm

6%/năm

Trung bình 2016-2017

3

Tỷ lệ qua đào tạo nghcho lao động nông thôn

28,2%

34,3%

 

4

Phấn đấu thành lập mới 80 Hợp tác xã theo mục tiêu tại Quyết định 3594/QĐ-BNN-KTHT ngày 13/9/2018 của B NN

96 HTX

176 HTX

Phấn đấu theo mục tiêu cấp trên giao

5

Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh

77,82%

Trên 82%

 

6

Số xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới

16 xã

37 xã

Không còn xã dưới 5 tiêu chí

7

01 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu

 

01 xã

 

8

Phấn đấu thu hút được từ 3-5 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh

15 doanh nghiệp

18-20 doanh nghiệp

Tính đến tháng 6/2018

9

Tỷ lệ che phủ rừng

39,01%

42%

 

II

Các lĩnh vực cụ thể

 

 

 

1

Tc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt

2,4%

Đạt t 3%/năm

 

2

Tốc độ tăng thu nhập trên 01 ha đất trồng trọt

3%

Đạt t 4%/năm

 

3

Tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi

4%

Đạt từ 5%/năm

 

4

Tc độ tăng thu nhập từ sản xut chăn nuôi

4%

Đạt từ 5%/năm

 

5

Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản

5%

Đạt từ 6%/năm

 

6

Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất thủy sản

4%

Đạt từ 5%/năm

 

7

Tc độ tăng thu nhập từ chế biến nông lâm thủy sản

3,6%

Đạt từ 4%/năm

 

8

Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận

11 chuỗi

14-17 chuỗi

1-2 chuỗi/năm

* Các chỉ tiêu khác của tỉnh phấn đấu đảm bảo theo Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về Cơ cấu lại ngành nông nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

 

BẢNG 02

CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành m theo Kế hoạch số: 2982/KH-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

TT

Nội dung/nhiệm vụ

Cơ quan/ đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Hoàn thiện dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Kế hoạch và Đu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường; các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý IV/2018

2

Rà soát, điều chỉnh Kế hoạch số 2203/KH- UBND ngày 07/8/2017 của UBND tỉnh Điện Biên về triển khai thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2021, định hướng đến năm 2026

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý I/2019

3

Rà soát, điều chỉnh Quyết định số 174/QĐ-UBND ngày 09/3/2017 của UBND tỉnh Điện Biên về Kế hoạch xây dựng và phát triển các mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Y tế, Sở Công thương; các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý I/2019

4

Xây dựng Kế hoạch chuyn đi cơ cấu vật nuôi, thủy sản của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý I/2019

5

Chương trình qun lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trọng điểm đến năm 2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Y tế, Sở Công thương; các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Năm 2019-2020

6

Đánh giá kết quả thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn thời gian qua và xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 phù hợp với thực tiễn và Kế hoạch của tỉnh

UBND các huyện, thxã, thành phố

Các sở, ngành liên quan

Năm 2018 (đã thực hiện)

7

Xây dựng danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý IV/2018

8

Phát hiện, đánh giá các mô hình sản xuất trên địa bàn; đề xuất chính sách nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các sở, ngành liên quan

Hàng năm

9

Xây dựng kế hoạch và giải pháp phát triển các sản phẩm chủ lực, lợi thế của địa phương

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các sở, ngành liên quan

Năm 2019

10

Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nâng cao giá trị hàng hóa gn với Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chính sách hỗ trợ thú y trên địa bàn tỉnh Điện Biên (thay thế Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 13/3/2014 cửa UBND tỉnh)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Tư pháp; các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị , thành phố

Quý I/2019

11

Rà soát, sắp xếp đổi mới các Hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã năm 2012

Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Năm 2019

12

Kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

13

Xây dựng hoàn thiện và phê duyệt Đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý I/2019

14

Tổ chức thực hiện các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định số 463/QĐ-UBND ngày 01/6/2018; Quyết định số 806/QĐ-UBND ngày 25/9/2018 của UBND tỉnh

UBND các xã, huyện được giao chủ đầu tư

Các sở, ngành, đơn vị, liên quan

2018- 2020

15

Xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đến năm 2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

16

Tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 23/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tnh Điện Biên đến năm 2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Năm 2020

 

BẢNG 03.

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN LÚA CHẤT LƯỢNG CAO, VÙNG NGÔ HÀNG HÓA VÀ RAU AN TOÀN ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 2982/KH-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)

1. Xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao (IR64, BT7) gắn vi chế biến và tiêu thụ sản phẩm

TT

Huyện

ĐVT

Năm

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

1

Huyện Điện Biên

Ha

500

500

500

1.000

800

1.800

2

Huyện Mường Ảng

Ha

50

50

50

100

150

250

3

Huyện Tuần Giáo

Ha

50

50

50

100

150

250

4

TP. Điện Biên Phủ

Ha

50

50

50

100

100

200

 

Cộng

 

650

650

650

1.300

1.200

2.500

2. Xây dựng vùng sản xuất ngô hàng hóa hướng đến ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới

TT

Huyện

ĐVT

Năm

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

1

Huyện Điện Biên

Ha

500

500

500

1.000

500

1.500

2

Huyện Tuần Giáo

Ha

800

800

1.000

1.800

1.200

3.000

3

Huyện Tủa Chùa

Ha

600

600

700

1.300

700

2.000

4

Điện Biên Đông

Ha

600

600

800

1.400

1.100

2.500

 

Cộng

 

2.500

2.500

3.000

5.500

3.500

9.000

3. Phát triển vùng rau

3.1. Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao

TT

Huyện

ĐVT

Năm

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

1

Huyện Điện Biên

Ha

0,5

0,5

1,0

1,5

2,0

3,5

2

TP. Điện Biên Phủ

Ha

0,5

0,5

0,5

1,0

0,5

1,5

 

Cộng

 

1,0

1,0

1,5

2,5

2,5

5,0

3.2. Xây dựng các vùng rau chuyên canh, rau an toàn

TT

Huyện

ĐVT

Năm

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

1

Huyện Điện Biên

Ha

50

50

80

130

100

230

2

Huyện Tuần Giáo

Ha

10

10

20

30

30

60

3

TP. Điện Biên Phủ

Ha

2

2

3

5

5

10

 

Cộng

 

62

62

103

165

135

300

 

BẢNG 04.

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ LIÊN DOANH, LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC HỘ DÂN

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 2982/KH-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)

TT

Huyện

ĐVT

Năm

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Trồng mới

Diện tích đã trồng

Tổng

Trồng mới

Diện tích đã trồng

Lũy kế

Trồng mới

Diện tích đã trồng

Lũy kế

1

Huyện Mường Ảng

Ha

30

40

70

30

500

600

60

1.000

1.660

2

Huyện Tuần Giáo

Ha

10

 

10

 

100

110

30

200

340

 

Cộng

 

40

40

80

30

600

710

90

 

2.000

 

BẢNG 05

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ GẮN SẢN XUẤT VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 2982/KH-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)

STT

Tên dự án

Mục tiêu/ yêu cầu

Nội dung

Đối tượng thực hiện

Phạm vi thực hiện

Thời gian thực hiện

Chủ đầu tư

Ghi chú

I

Huyện Điện Biên

 

 

 

 

 

 

 

1

Liên kết sản xuất trong sản xuất lúa gạo chất lượng cao

Nâng cao thu nhập, ổn định thu nhập cho người dân; đưa thương hiệu gạo Điện Biên đi các tỉnh thành cả nước và xuất khẩu

Tạo liên kết bền vững giữ người dân và HTX; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chế biến.

Người dân và HTX

2 xã: Thanh Yên; Thanh Hưng

2018 - 2020

UBND các xã

Dự án nâng cấp

2

Liên kết trong trồng và tiêu thụ quả vú sữa

Nâng cao thu nhập cho người dân; nâng cao chất lượng giống quvú sữa xã Thanh Hưng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

Tạo liên kết bền vng giữ người dân và HTX; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chế biến.

Người dân và HTX

Xã Thanh Hưng

2018- 2020

UBND xã Thanh Hưng

Dự án mới

3

Liên kết sản xuất trong trồng và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn

Nâng cao thu nhập, n định thu nhập cho người dân

Tạo liên kết bền vững giữ người dân, HTX trong tiêu thụ sản phẩm.

Người dân và HTX

Các xã: Noong Luống; Thanh Yên; Pom Lót; Thanh Xương

2018- 2020

UBND huyện Điện Biên

Dự án mới

4

Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Công ty TNHH thực phẩm Safe Green

Nâng cao thu nhp, n định thu nhập cho người dân

Tạo liên kết bn vững giữ người dân, doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm.

Người dân và doanh nghiệp

Đội 5 xã Thanh An

2018- 2019

UBND huyện Điện Biên

Dự án nâng cấp

5

Liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả (Nhãn, Bưởi da xanh, Xoài Đài Loan, Thanh Long)

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng từ quy mô nhlẻ sang quy mô tập trung, đưa những giống cây phù hợp với điều kiện tự nhiên, có giá trị kinh tế vào sản xuất nhm nâng cao và n định thu nhập cho người dân; tạo đầu ra n định cho sản phẩm.

Tạo liên kết bền vững giữa người dân và doanh nghiệp trong sản xuất gn với tiêu thụ sản phẩm

Người dân, doanh nghiệp và HTX

Các xã trên địa bàn huyện

2018 - 2020

UBND các xã trên địa bàn huyện

Dự án mới

6

Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi gia súc

Chuyn đi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tquy mô nhỏ lsang quy mô tập trung, phát huy lợi thế của vùng với điều kiện tự nhiên, chăn nuôi gia súc có giá trkinh tế gắn với bảo vệ môi trường; sản xuất nhm nâng cao và ổn định thu nhập cho người dân; giảm nghèo bền vng và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Tạo liên kết bền vững giữa người dân và doanh nghiệp trong chăn nuôi gắn với tiêu thụ sản phẩm

Người dân, doanh nghiệp và HTX

Các xã trên địa bàn huyện

2019- 2020

UBND các xã trên địa bàn huyện

Dự án mới

7

Liên kết trong trồng và tiêu thụ quả Vú sữa

Nâng cao thu nhập, ổn định thu nhập cho người dân; nâng cao chất lượng giống quả Vú sữa xã Thanh Hưng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Tạo liên kết bền vững giữa người dân và HTX; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chế biến.

Người dân và HTX, doanh nghiệp

Xã Thanh Luông

2018- 2020

UBND xã Thanh Luông

Dự án mới

8

Liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn xã Noong Luống

Nâng cao thu nhập, ổn định thu nhập cho người dân

Tạo liên kết bền vững giữa người dân, HTX trong tiêu thụ sản phẩm.

Người dân và HTX, doanh nghiệp

Noong Luống (không bao gồm diện tích tham gia dự án do huyện làm chủ đầu tư)

2018- 2020

UBND xã Noong Luống

Dự án mới

9

Liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn xã Thanh Xương

Nâng cao thu nhập, ổn định thu nhập cho người dân

Tạo liên kết bền vững giữa người dân, HTX trong tiêu thụ sản phẩm.

Người dân và HTX, doanh nghiệp

Xã Thanh Xương (không bao gồm diện tích tham gia dự án do huyện làm chủ đầu tư)

2018- 2020

UBND xã Thanh Xương

Dự án mới

10

Liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng cao

Nâng cao thu nhập, ổn định thu nhập cho người dân; đưa thương hiệu gạo Điện Biên đi các tỉnh thành cả nước và xuất khẩu

Tạo liên kết bền vững giữa người dân và HTX; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chế biến.

Người dân và HTX, doanh nghiệp

12 xã vùng lòng chảo huyện Điện Biên (không bao gồm phạm vi thực hiện của các Dự án)

2018- 2020

UBND các xã

Dự án mi

II

Thành phố Điện Biên phủ

 

 

 

 

 

 

1

Mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

Sản xuất các loại rau bn địa, ưu thế vùng, theo hướng hữu cơ an toàn có thương hiệu, nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân tại địa bàn xã Tà Lèng

Các hộ gia đình tại các bản được tham gia mô hình liên kết sản xuất. Tập trung đầu mối trong chỉ đạo sản xuất, thu mua sản phẩm... Dự án hỗ trkỹ thuật, giống, phân bón, một phần cơ sở hạ tng

Các hộ dân trong xã, các thành viên trong HTX nông nghiệp, dịch vụ, du lịch Tà Lèng

Xã Tà Lèng

2018- 2020

UBND xã Tà Lèng

Dự án mới

2

Dự án cá rô phi đơn tính, mè, chép. Thả cá hỗn hp, khai thác hiệu quả các tầng nước và gia tăng dch vụ câu cá giải trí, dịch vụ ăn uống, du lịch ẩm thực

Áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi sinh học, an toàn. Giảm chi phí đầu vào từ việc sử dụng hợp lý nguồn nước và chế biến thức ăn. Thả cá hn hợp, khai thác hiệu quả các tầng nước và gia tăng dịch vụ câu cá, giải trí, dịch vụ ăn uống, du lịch ẩm thực

Dự án htrợ con ging, thức ăn, thuốc phòng dịch bệnh,...

Các hộ dân trong xã, các thành viên trong HTX nông nghiệp, dịch vụ, du lịch Thanh Minh và nông dân trên địa bàn

Xã Thanh Minh

2018-2020

UBND xã Thanh Minh

Dự án mới

3

Trng, chế biến tiêu thụ tinh dầu hương nhu và nuôi gà thả đồi

Các hộ nông dân trên địa bàn xã Tà Lèng thực hiện trồng các cây dược liệu tại các khu vực đất trống, dưới tán cây ăn quả, xen kẽ với diện tích trồng rau,...nhm tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Hình thành chuỗi liên kết sản xuất với vai trò đầu mi là các HTX

Dự án hỗ trợ kỹ thuật, giống cây dược liệu, trang thiết bị để phục vụ việc dung chiết dược liệu

Các hộ dân trong xã, các thành viên trong HTX nông nghiệp, dịch vụ, du lịch Tà Lèng

Xã Tà Lèng

2018-2020

UBND xã Tà Lèng

Dự án mới

4

Mô hình trồng các loại cây ăn quả: Bưởi da xanh, cam, quýt

Xác định những cây trồng là thế mạnh của địa phương, với mục tiêu giúp đồng bào cải thiện thu nhập và phát triển dịch vụ du lịch khác

Dự án hỗ trợ cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng thương hiệu

Các hộ dân trong xã, các thành viên trong HTX nông nghiệp, dịch vụ, du lịch Thanh Minh

Trên địa bàn 2 xã: Thanh Minh, Tà Lèng

2018-2020

UBND thành phố Điện Biên phủ

Dự án mới

III

Huyện Tủa Chùa

 

 

 

 

 

 

 

1

Chuỗi liên kết sản xuất chè Tuyết San Tủa Chùa

Bảo tồn, phát huy thế mạnh địa phương trong phát triển các loại nông sản chủ lực; cung cấp các sản phẩm an toàn, có chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm; tăng thu nhập cho người dân địa phương

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chè Tuyết San Tủa Chùa

Các nhóm hộ gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

Các xã phía Bắc huyện Tủa Chùa

2018-2020

UBND huyện Tủa Chùa

Dự án mới

2

Chuỗi liên kết mới đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương (khoai sọ tím, đậu đ)

Đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; cung cấp các sản phẩm an toàn, có chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm; tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân địa phương

Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm

Các nhóm hộ gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

Các xã phía Bc huyện Tủa Chùa

2018 - 2020

UBND huyện Tủa Chùa

Dự án mới

IV

UBND Thị xã Mường Lay

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án phát triển sản phẩm Khẩu xén Mường Lay

Đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm

Nhóm hộ gia đình, Hợp tác xã, doanh nghiệp

Xã Lay Nưa

2018-2019

UBND xã Lay Nưa

Dự án nâng cấp

2

Sản xuất, chế biến dược liệu hạt chuối rừng

Cung cấp sản phẩm an toàn có cht lượng cao, tạo việc làm thu nhập cho người dân địa phương

Xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hà Nội

Nhóm hộ gia đình, Hợp tác xã, doanh nghiệp

Xã Lay Nưa

2018-2020

UBND xã Lay Nưa

Dự án mới

V

Huyện Tun Giáo

 

 

 

 

 

 

 

1

Chuỗi liên kết tiêu thụ các sản phẩm dược liệu (Sa nhân, thảo quả, Atiso)

Cung cấp các sản phẩm an toàn, có chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm

Xây dựng chuỗi liên kết sn xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm

Các hộ gia đình, doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Các xã: Tênh Phông, Tỏa Tình, Phình Sáng

2018-2020

UBND các xã: Tênh Phông, Ta Tình, Phình Sáng

Dự án mới

2

Chuỗi liên kết tiêu thụ các sản phẩm Táo mèo (cây sơn tra)

Cung cấp các sản phẩm an toàn, có chất lượng, nâng cao giá trị sản phm

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sn phẩm

Các hộ gia đình, doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Các xã: Tênh Phông, Tỏa Tình

2018 - 2020

UBND các xã: Tênh Phông, Ta Tình

Dự án mới

4

Chuỗi liên kết tiêu thụ các sản phẩm cây ăn quả (nhãn chín muộn, bưởi, xoài)

Cung cấp các sản phẩm an toàn, có chất lượng, nâng cao giá trị sn phẩm

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm

Các hộ gia đình, doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Các xã huyện Tuần Giáo

2018-2020

UBND các xã

Dự án mới

5

Chuỗi liên kết tiêu thụ các sản phẩm cây Mắc ca

Cung cấp các sản phẩm an toàn, có chất lượng, nâng cao giá trị sn phẩm

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm

Hộ gia đình, Công ty Cổ phần Maccadia Điện Biên

Các xã: Quài Nưa, Quài Cang, Pú Nhung

2018-2020

UBND huyện Tuần Giáo

 

6

Liên kết trồng và tiêu thụ các sản phẩm cây ăn quả (Lê, Táo)

Cung cấp sản phẩm an toàn, chất lượng, nâng cao giá trsản phẩm

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất trồng gắn với tiêu thụ sản phẩm

Các hộ gia đình, doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Các xã: Tênh Phông, Tỏa Tình

2018-2020

UBND

huyện

Dự án mới

7

Liên kết trng và tiêu thụ (cây có múi, nhãn chín sớm)

Cung cấp sản phẩm an toàn, chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất trồng gắn với tiêu thsản phẩm

Các hộ gia đình, doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Các xã trên đa bàn huyện

2018-2020

UBND huyện

Dự án mới

8

Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi gia súc

Cung cấp sản phm an toàn, chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất trng gắn với tiêu thụ sản phẩm

Các hộ gia đình, doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Các xã trên đa bàn huyện

2018-2021

UBND

huyện

Dự án mới

VI

Huyện Nậm Pồ

 

 

 

 

 

 

 

1

Trồng cây dược liệu

Các hộ nông dân trên địa bàn các xã: Chà Nưa, Chà Cang, Chà Tở, Nậm Khăn thực hiện trồng cây dược liệu dưới tán rừng nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập. Hình thành chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm

Dự án hỗ trợ giống, kỹ thuật, trang thiết bị để sản xut và sơ chế, chế biến dược liệu

Các hộ dân tại các xã: Chà Nưa, Chà Cang, Chà Tở, Nậm Khăn; HTX dịch vụ nông nghiệp các xã Chà Nưa, Chà Cang, Chà Tở, Nậm Khăn (thành lập trong năm 2018)

Các xã: Chà Nưa, Chà Cang, Chà Tở, Nậm Khăn

2019-2020

UBND huyện Nậm Pồ

Dự án mới

2

Sản xuất rau an toàn

Sn xut rau an toàn nhằm cung cấp thực phẩm an toàn cho các trường học, tiêu dùng tại chỗ, hạn chế nhập các loại rau không rõ nguồn gốc

Dự án hỗ trợ giống, kthuật, trang thiết bị để sản xuất, đảm bảo thị trường tiêu thụ

Tập trung hỗ trợ cho người dân tại 3 xã: Nà H, Chà Cang, Na Cô Sa

3 xã: Nà H, Chà Cang, Na Cô Sa

2019-2020

UBND huyện Nậm Pồ

Dự án mới

3

Sản xuất mật ong rừng

Tạo sản phẩm mật ong rừng chất lượng, có thương hiệu, đồng thời bảo vệ và phát triển rừng

Dự án hỗ trợ ging, kỹ thuật, trang thiết bị để sản xuất, đảm bảo thtrường tiêu th

Các hộ gia đình, doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Xã Chà Nưa

2019-2020

UBND huyện Nậm Pồ

Dự án mới

4

Sản xuất chè

Sản xuất sản phẩm chè đặc trưng của xã Pa Tần

Dự án hỗ trợ giống, kỹ thuật, trang thiết bị đsản xuất, đảm bảo thị trường tiêu thụ

Các hộ gia đình, doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Xã Pa Tần

2019-2020

UBND huyện Nậm Pồ

Dự án mới

VII

Huyện Mường Chà

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi đại gia súc

Nâng cao thu nhập, ổn định thu nhập cho người dân trong chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường

Tạo liên kết bền vững giữa người dân và doanh nghiệp trong chăn nuôi gắn với tiêu thụ sn phẩm

Người dân và doanh nghiệp

Tại các xã: Hui Mí, Sá Tng, Sa Lông, Huổi Lèng, Ma Thì Hồ, Hừa Ngài, Mường Mươn, Na Sang, Mường Tùng, Pa Ham, Nậm Nèn

2018-2020

UBND các xã

Dự án mới

2

Dự án liên kết sản xuất theo chuỗi cung ứng mô hình cam xã đoài, bưởi diễn, xoài đài loan, bưởi da xanh

Nâng cao thu nhập, ổn định thu nhập cho người dân

Cung cp các sản phẩm an toàn có chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho các bên tham gia và ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp

Người dân và doanh nghiệp

Tại các xã: Mường Mươn, Na Sang, Mường Tùng, Pa Ham, Nậm Nèn

2018-2020

UBND các xã

Dự án mới

VIII

Huyn Đin Biên Đông

 

 

 

 

 

 

 

1

Liên kết sản xuất lúa, gạo nếp thơm hạt to chất lượng cao

Nâng cao thu nhập, ổn định thu nhập cho người dân, phát triển thương hiệu gạo Nếp Điện Biên Đông

Tạo liên kết bền vng giữa người dân và HTX, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chế biến

Người dân và HTX

Xã Pú Hồng

2019-2020

UBND xã Pú Hồng

Dự án mới

2

Liên kết trồng và tiêu thụ khoai sọ sạch xã Phì Nhừ

Nâng cao thu nhập, ổn định thu nhập cho người dân

Tạo liên kết bền vững giữa người dân, HTX trong tiêu thụ sản phẩm

Người dân và HTX

Xã Phì Nhừ

2019-2020

UBND xã Phì Nhừ

Dự án mới

3

Liên kết trng và tiêu thụ bí đao sạch

Nâng cao thu nhập, ổn định thu nhập cho người dân

Tạo liên kết bền vững giữa người dân, HTX trong tiêu thụ sản phẩm

Người dân và HTX

Xã Tìa Dình

2019-2020

UBND xã Tìa Dình

Dự án mới

IV

Huyện Mường Ảng

 

 

 

 

 

 

 

1

Liên kết sản xuất trong trồng và tiêu thụ sản phẩm cà phê

Nâng cao thu nhập cho người trồng cà phê, có đầu ra ổn định, xây dựng, phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Mường Ảng

Tạo liên kết bền vững giữa người dân, HTX trong tiêu thụ sản phẩm và áp dụng khoa học, kỹ thuật trong việc sản xuất và chế biến sản phẩm

Các hộ dân, doanh nghiệp, HTX

Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện

2018-2020

UBND huyện Mường Ảng

Dự án mới

2

Liên kết sản xuất trong trồng và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả

Chuyển đi cơ cấu cây trng theo hưng mang lại giá trị kinh tế cao, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm

Tạo liên kết bền vững gia người dân, HTX trong tiêu thụ sản phẩm và áp dụng khoa học, kỹ thuật trong việc sản xuất và chế biến sản phẩm

Các hộ dân, doanh nghiệp, HTX

Các xã trên địa bàn huyện

2018-2020

UBND huyện Mường Ảng

Dự án mới

3

Dự án nuôi lợn rừng lai theo hướng an toàn thực phẩm

Cung cấp các sn phẩm an toàn, có chất lượng, nâng cao thu nhập cho các bên tham gia và ổn định đu ra cho sản xuất nông nghiệp

Tạo liên kết bền vững giữa người dân, HTX trong tiêu thụ sản phẩm

Các hộ dân, doanh nghiệp, HTX

02 xã Ảng Tở và ng Cang

2018-2020

UBND huyện Mường ng

Dự án mới

 

BẢNG 06.

DỰ KIẾN QUY HOẠCH SẢN PHẨM OCOP GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 2982/KH-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)

TT

Tên sản phẩm

Địa chỉ quy hoạch sản xuất

Chủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh

Trong đó sản phẩm chủ lực

Thị trường tiêu thụ chủ yếu

Đơn vị chủ trì xây dựng và thực hiện dự án

1

Thực phẩm

 

 

 

 

 

1.1

Gạo Điện Biên chất lượng cao

xã Thanh Yên, huyện Điện Biên

HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Thanh Yên

Gạo tám chất lượng cao

Nội và các tỉnh lân cận, hướng tới xuất khẩu

Ban Điều hành OCOP huyện Điện Biên

1.2

Gạo Điện Biên

xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên

HTX nông nghiệp công nghệ cao bản Mé

Gạo an toàn, gạo thơm theo tiêu chuẩn Vietgap, gạo hữu cơ

Nội và các tnh lân cận, hướng tới xuất khẩu

Ban Điều hành OCOP huyện Điện Biên

1.3

Miến dong

Xã Mường Phăng, Nà Nhạn, Nà Tấu

Cơ sở sản xuất Miến dong Lộc - Biên

Miến dong

Trong tỉnh Điện Biên, Hà Nội và một số tỉnh lân cn

Ban Điều hành OCOP huyện Điện Biên

1.4

Cam Mường Nhé

xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé

các hộ dân

Cam tươi

huyện Mường Nhé, TP Điện Biên Phủ, hướng tới thị trường các tnh phía bắc

Ban Điều hành OCOP huyện Mường Nhé

1.5

Dứa Na Sang

Xã Na Sang, huyện Mường Chà

HTX dứa xã Na Sang

Dứa tươi

Trong tnh Điện Biên và một số tnh lân cn

Ban Điều hành OCOP huyện Mường Chà

1.6

Vú sữa Thanh Hưng

xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên

Các hộ dân trong xã

Quả vú sữa

Trong tnh Điện Biên và một số tnh lân cn

Ban Điều hành OCOP huyện Điện Biên

1.7

Khoai sọ Phì Nhừ

xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông

THT trồng trọt xã Phì Nhừ

Khoai sọ thương phẩm

Trong tnh Điện Biên và một số tnh lân cn

Ban Điều hành OCOP huyện Điện Biên Đông

1.8

Thịt khô

Phường Him Lam, TP Điện Biên Ph

Cơ sở sản xuất thịt khô Khổng Minh Tuấn

Thịt trâu, bò, lợn sy khô

Hà Nội và các tỉnh

Ban Điều hành OCOP TP Điện Biên Phủ

1.9

Mật ong Sam Mứn

xã Sam Mứn, huyện Điện Biên

HTX Lâm Ong

Mật ong, phấn hoa

Hà Nội và các tnh

Ban Điều hành OCOP huyện Điện Biên

1.10

Cá nước lạnh Tênh Phông

Xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo

DN tư nhân Sơn Hạnh

Cá Hồi, cá Tầm tươi sống

Trong tỉnh Điện Biên, Hà Nội và một số tỉnh lân cn

Ban Điều hành OCOP huyện Tuần Giáo

1.11

Bánh Khẩu xén thị xã Mường Lay

Thị xã Mường Lay

Cơ sở sản xuất bánh Khẩu Sén bản Bắc 2

Bánh khẩu sén bột sắn, bột gạo, bột nếp

Trong tỉnh Điện Biên, Hà Nội và một số tỉnh lân cn

Ban Điều hành OCOP Thị xã Mường Lay

1.12

Dê Tủa Chùa

Huyện Tủa Chùa

Các HTX, THT tại các xã

Thịt dê

Trong tỉnh Điện Biên, Hà Nội, Ninh Bình và các tỉnh lân cận

Ban điều hành OCOP huyện Tủa Chùa

2

Đồ ung

 

 

 

 

 

2.1

Cà phê bột Abarica

huyện Mường Ảng

Công ty TNHH Hải An

Cà phê hạt, bột cà phê, cà phê túi lọc

Trong tnh Điện Biên, Hà Nội và một số tỉnh, hướng tới xuất khẩu

Ban Điều hành OCOP huyện Mường ng

2.2

Chè Tuyết Shan

huyện Tủa Chùa

Công ty cổ phần giống nông nghiệp tỉnh Điện Biên

Chè khô

Trong tỉnh Điện Biên, Hà Ni và một số tỉnh, hướng ti xuất khẩu

Ban Điều hành OCOP huyện Tủa Chùa

2.3

Chè cây cao Pa Tần

xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ

Hợp tác xã Nông nghiệp Pa Tần

Chè khô

Trong tnh và hướng tới thị trường các tỉnh phía bc

Ban Điều hành OCOP huyện Nậm Pồ

2.4

Rượu Mông Pê Tủa Chùa

xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa

Cơ sở sản xuất Rượu Mông Pê

Rượu Mông Pê

Trong tỉnh và hướng ti thị trường các tỉnh phía bc

Ban Điều hành OCOP huyện Tủa Chùa

2.5

Rượu men

 

Công ty TNHH Loan - Nhẹ

Rượu đơn men, rượu pha chế

Trong tỉnh, Hà Nội và các tỉnh lân cận

Ban Điều hành OCOP TP Điện Biên Phủ

3

Thảo dược

 

 

 

 

 

3.1

Tảo Xoắn

 

Cơ sở sản xuất Tảo xoắn Nguyễn Đức Lợi

Tảo xon tươi, khô, nước uống sản xuất từ tảo xoắn

Nội và các tỉnh

Ban Điều hành OCOP huyện Mường Ảng

3.2

Đông trùng hạ thảo

 

Công ty TNHH Loan - Nhẹ

Đông trùng hạ thảo tươi, khô, rượu đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo ngâm mật ong

Hà Nội và các tỉnh

Ban Điều hành OCOP TP Điện Biên Phủ

3.3

Thuốc nam

xã Sa Lông và các xã trong huyện Mường Chà

hộ dân

Bài thuốc chữa đau dạ dày, đau xương...

Trong tỉnh và hướng tới thị trường các tỉnh phía bắc

Ban Điều hành OCOP huyện Mường Chà

4

Vi và may mặc

 

 

 

 

 

4.1

Dệt thổ cm Lào

xã Núa Ngam, huyện Điện Biên

Hợp tác xã Thổ cẩm Na Sang

 

Nội và các tỉnh

Ban Điều hành OCOP huyện Điện Biên

5

Lưu niệm - nội thất - trang trí

 

 

 

 

 

5.1

Mây tre đan dân tộc Thái Điện Biên

xã Nà Tấu, huyện Điện Biên

HTX mây tre đan Nà Tấu

Bàn, ghế mây, cóng, dụng cụ sinh hoạt

Trong tỉnh và Hà Nội

Ban Điều hành OCOP huyện Điện Biên

 

BẢNG 07.

DIỆN TÍCH, ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2018-2020

(Kèm theo Kế hoạch số: 2982/KH-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)

STT

Huyện

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Diện tích (ha)

Số hộ

Diện tích (ha)

Số hộ

Diện tích (ha)

Số hộ

I

Cây lúa

305

2.604

400

3.453

465

3.853

1

Huyện Điện Biên

70

400

100

500

150

750

2

Huyện Mường Ảng

70

404

90

627

90

627

3

Thành phố Điện Biên phủ

45

300

60

450

75

600

4

Huyện Tuần Giáo

60

750

75

938

75

938

5

Huyện Tủa Chùa

60

750

75

938

75

938

II

Cây ngô

495

1.490

605

1.810

920

2.440

1

Huyện Điện Biên

200

800

250

1.000

250

1.000

2

Huyện Tuần Giáo

195

390

255

510

570

1.140

3

Huyện Tủa Chùa

100

300

100

300

100

300

III

Cây rau màu

45

450

65

650

100

1.000

1

Huyện Điện Biên

20

200

30

300

60

600

2

Thành phố Điện Biên phủ

10

100

20

200

25

250

3

Huyện Tuần Giáo

15

150

15

150

15

150

IV

Cây cà phê

250

289

370

426

465

533

 

Huyện Mường Ảng

250

289

370

426

465

533

V

Cây chè

30

150

30

150

30

150

 

Huyện Tủa Chùa

30

150

30

150

30

150

VI

Cây keo

510

895

710

1.110

810

1.260

 

Huyện Mường Ảng

510

895

710

1.110

810

1.260

 

Cộng

1.385

5.589

1.810

7.173

2.325

8.703

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2982/KH-UBND ngày 16/10/2018 về cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.114

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.123.162
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!