ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 257/KH-UBND
|
Lào
Cai, ngày 30 tháng 07
năm 2019
|
KẾ HOẠCH
KHẨN CẤP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO
CAI
Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày
18/6/2019 của Chính phủ về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng,
chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung
ương Đảng tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019;
Căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh
Dịch tả lợn Châu Phi, như sau:
- Tại Hội nghị thường niên lần thứ 87
ngày 26-31/5/2019, tổ chức tại Pháp của tổ chức Thú y thế giới (OIE) nhận định
bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là mối đe dọa của toàn cầu, bệnh lây lan bằng nhiều con đường khác nhau, diễn biến rất phức tạp tại nhiều nước
trên thế giới, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh chính bao gồm: Vệ sinh, sát
trùng, chăn nuôi an toàn sinh học, tiêu diệt mầm bệnh tại ổ dịch và xung quanh, phát hiện sớm và xử lý tiêu hủy triệt để lợn mắc bệnh,
tuyên truyền nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng.
- Tính chất nguy hiểm của vi rút Dịch
tả lợn Châu Phi: Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị; vi
rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng rất cao, đường
lây truyền rất đa dạng, khó kiểm soát; số hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ chiếm đa số,
mật độ chăn nuôi cao; việc thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học
và ngăn chặn các yếu tố làm lây lan truyền mầm bệnh gặp
nhiều khó khăn; thời tiết diễn biến rất phức tạp, tạo điều kiện rất thuận lợi
cho vi rút Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục lây lan, gây bệnh.
- Tình hình dịch bệnh trong nước:
Theo Cục Thú y, tính đến ngày 21/7/2019 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang xảy ra tại
5.872 xã, 548 huyện của 62 tỉnh, thành phố, tổng số lợn bị
bệnh buộc phải tiêu hủy là 3.644.983 con. Đến nay, dịch đã xâm nhiễm vào các
trang trại lớn mặc dù đã áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như tại tỉnh Đồng
Nai, dịch đã xâm nhiễm vào trại có tổng đàn 20.000 con. Hiện nay, dịch bệnh
trên toàn quốc vẫn diễn biến phức tạp như tỉnh Thái Bình,
Nam Định, Hà Nam, Hà Nội... số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy
trên 30% tổng đàn lợn.
- Tại tỉnh Lào Cai: Từ ngày 17/5/2019
đến ngày 29/7/2019, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 2.296 hộ chăn nuôi lợn
nhỏ lẻ (chiếm 3,2% số hộ chăn nuôi lợn toàn tỉnh) của 370
thôn, bản, tổ, thuộc 88/164 xã, phường (chiếm 53,6% số xã, phường) 9/9 huyện,
thành phố làm 14.379 con lợn ốm chết và cùng đàn phải tiêu hủy (trong đó 2.761
con lợn nái, đực giống; 11.618 con lợn thịt, lợn con) ước tính khoảng 2,99 % tổng
đàn lợn trên địa bàn tỉnh (Theo số liệu thống kê ngày 10/5/2019 tổng đàn lợn khoảng 480.114 con). Trọng lượng tiêu hủy 622.683 kg.
Đến nay có 17 xã, phường, thị trấn
qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và đã công bố hết
dịch (Phường Pom Hán, phường Phố Mới, xã Vạn Hòa thành phố Lào Cai; xã Si Ma
Cai, xã Cán Cấu, xã Lùng Sui, xã Thào Chư Phìn, xã Quan Thần Sán, xã Nàn Sín huyện Si Ma Cai; xã Xuân Thượng, xã
Long Phúc, xã Điện Quan, xã Tân Dương huyện Bảo Yên; xã Tân An huyện Văn Bàn;
xã Nậm Cang huyện Sa Pa; Thị trấn Mường Khương huyện Mường Khương). Số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy tại 16 xã, phường, thị trấn (ổ dịch cũ)
này là 575 con, trọng lượng tiêu hủy 29.770 kg.
Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành “Kế
hoạch khẩn cấp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu
Phi (DTLCP) trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, cụ thể như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Điều chỉnh, bổ sung các giải pháp cụ
thể, đồng bộ, quyết liệt nhằm ngăn chặn không để bệnh DTLCP lây lan sang các xã,
phường, thị trấn chưa phát sinh ổ dịch, vào các trang trại, gia trại chăn nuôi
tập trung; khống chế giảm thiểu sự lây lan bệnh DTLCP tại các xã, phường, thị
trấn đã phát sinh ổ dịch, bảo tồn những cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản để bảo
tồn nguồn giống.
Nâng cao nhận thức của người chăn
nuôi và cộng đồng trong công tác phòng chống bệnh DTLCP. Giảm thiểu thiệt hại về
kinh tế cho người chăn nuôi lợn và ngân sách nhà nước phục vụ cho công tác
phòng chống, dập dịch, hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn
mắc bệnh phải tiêu hủy và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường do tiêu hủy lợn mắc
bệnh DTLCP.
2. Yêu cầu
- Công tác phòng, chống bệnh DTLCP cần
huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết liệt chỉ đạo, điều hành công tác
phòng, chống, dập dịch với phương châm “phòng, chống dịch
như chống giặc”; “phòng là chính, cơ sở và người dân là căn bản”; hộ chăn nuôi,
chủ trang trại chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp cách
ly an toàn sinh học.
- Giám sát chặt chẽ dịch bệnh, kịp thời
phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc bệnh DTLCP trên địa bàn, xử lý triệt để lợn
mắc bệnh trong vòng 24 giờ, xử lý triệt để không để mầm bệnh phát tán ra môi
trường.
- Áp dụng triệt để các biện pháp quản
lý, biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống dịch tại các xã, phường, thị trấn đã
có dịch; các biện pháp phòng dịch tại xã chưa có dịch, các trang trại, gia trại
chăn nuôi tập trung.
- Triển khai thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch nghiêm túc, triệt để theo chỉ đạo Trung ương, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tỉnh ủy, UBND
tỉnh và theo Kế hoạch này.
II. NỘI DUNG VÀ
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ
đạo, điều hành
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động
vật (BCĐ) cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chỉ đạo toàn diện về công tác phòng, chống ngăn chặn bệnh DTLCP trên địa bàn.
- BCĐ các cấp thực hiện giao ban hàng
tuần, đột xuất hoặc giao ban trực tuyến để cập nhật diễn biến dịch bệnh và chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
- Các Thành viên BCĐ các cấp trực tiếp
đến ngay các địa bàn có dịch bệnh, có nguy cơ bị dịch bệnh uy hiếp để kiểm tra,
đôn đốc và chỉ đạo toàn diện, tổ chức các biện pháp chống
dịch.
- Cơ quan thường trực BCĐ cấp tỉnh thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong
nước và trên địa bàn. Chủ động tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả,
thường xuyên đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP tại cơ sở.
- Thành lập các Đoàn kiểm tra của tỉnh,
của huyện, thành phố đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó với
bệnh DTLCP, tới tận các ổ dịch, các xã có nguy cơ bị dịch, có tổng đàn lợn nuôi
với số lượng lớn.
2. Chế độ báo
cáo, công bố dịch và công bố hết dịch
a) Chế độ báo cáo: Bất kỳ ai khi phát
hiện lợn bị bệnh, nghi bị bệnh DTLCP cần báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã,
chính quyền, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện hoặc Chi cục Chăn nuôi -
Thú y tỉnh.
Hàng ngày, trước 15 giờ Ủy ban nhân dân các huyện báo cáo diễn biến tình hình dịch và công tác
phòng, chống dịch về BCĐ cấp tỉnh (qua Chi cục Chăn nuôi - Thú y), để tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo
cấp tỉnh, Cục Thú y theo quy định.
Hàng tháng, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố cập nhật, báo cáo đánh giá do thiệt hại do bệnh
DTLCP gây ra, gửi Chi cục Chăn nuôi - Thú y để tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
b) Công bố dịch, công bố hết dịch: Việc công bố dịch và công bố hết dịch được thực hiện theo
quy định của Luật Thú y:
- Công bố dịch
bệnh thực hiện theo Điều 26, Luật Thú y.
- Công bố hết dịch
thực hiện theo Điều 31, Luật Thú y. Sau 30 ngày kể từ ngày tiêu hủy con lợn mắc bệnh cuối cùng trên địa bàn không phát sinh lợn mắc bệnh mới,
tiến hành làm thủ tục công bố hết dịch.
- Điều kiện, thủ tục công bố hết dịch
thực hiện theo Điều 11, Thông tư số 07/2016/TT-BNN ngày 31/5/2016 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thẩm quyền công bố dịch: Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định công bố dịch và công bố
hết dịch trên địa bàn phạm vi huyện, thành phố; Chủ tịch UBND tỉnh quyết định
công bố dịch và công bố hết dịch trên phạm vi từ 02 huyện
trở lên căn cứ trên đề nghị của cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y cùng cấp và đảm bảo đủ các điều kiện quy định
tại Khoản 2 Điều 26 và Khoản 1, Điều 31 Luật Thú y và hướng dẫn của Cục Thú y.
3. Tình huống 1
và các giải pháp thực hiện
Bệnh DTLCP xảy ra tại 2.296 hộ
chăn nuôi lợn nhỏ lẻ (chiếm trên 3% số hộ chăn
nuôi lợn toàn tỉnh) của 370 thôn, bản, tổ, thuộc 88/164 xã, phường (chiếm 53,6
% số xã, phường) 9/9 huyện, thành phố làm 14.379
con lợn ốm chết và cùng đàn phải tiêu hủy (trong
đó 2.761 con lợn nái, đực giống; 11.618 con lợn thịt, lợn con) ước tính khoảng
2,99 % tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh (Theo số liệu thống kê ngày 10/5/2019 tổng đàn lợn khoảng 480.114 con). Trọng lượng tiêu hủy 622.683 kg.
3.1. Giải pháp về quản lý và chăn
nuôi lợn
a) Quản lý đàn lợn
- Thực hiện thống kê, rà soát lại tổng
đàn lợn hiện có, trong đó chia theo từng loại lợn, cụ thể: Lợn đực (đực khai
thác tinh nhân tạo, đực phối giống trực tiếp); lợn nái (nái ông bà, nái bố mẹ);
lợn thịt (lợn dưới 50 kg, từ 50 kg đến 100 kg, lợn trên 100 kg trở lên); lợn
con theo mẹ.
- Tạm dừng việc mua con giống từ các
địa phương khác về nuôi, lợn thịt đủ trọng lượng khuyến khích xuất bán (không
chờ tăng giá), hộ đã tiêu hủy lợn do mắc bệnh DTLCP chưa thực hiện tái đàn; tạm
dừng gây nái và đực giống; giảm số lượng đàn lợn cho đến khi kiểm soát được dịch
bệnh và có hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, cán bộ thú y cơ sở.
- Đối với xã chưa có dịch tiếp tục
tái đàn chăn nuôi bằng việc sử dụng con giống sản xuất tại chỗ (trong thôn,
xã), đàn lợn khi mua về phải được tiêm phòng đầy đủ và thực hiện nuôi cách ly ở
khu vực cách biệt với khu đang chăn nuôi lợn của gia đình ít nhất 07 ngày trước
khi cho nhập đàn.
- Đối với các hộ có dịch, chỉ thực hiện
tái đàn bằng việc sử dụng con giống tại chỗ (trong thôn, xã), sau ít nhất 30
ngày kể từ ngày công bố hết dịch và thực hiện đầy đủ việc
vệ sinh, khử trùng tiêu độc, đảm bảo không còn vi rút gây bệnh DTLCP trong khu
vực chăn nuôi.
- Quản lý đàn lợn giống ông bà, bố mẹ:
Duy trì đàn nái, đực giống hiện có của hộ, trang trại, cơ sở; không phối giống
cho lợn nái bằng phương pháp phôi giống trực tiếp (nếu có chỉ sử dụng lợn đực
giống trong gia đình, trong cùng trại chăn nuôi để phối giống trực tiếp cho lợn
nái); các cơ sở kinh doanh lợn đực giống không cho lợn đi phối giống trực tiếp làm lây lan dịch bệnh. Người dẫn
tinh viên (làm dịch vụ phối giống cho lợn nái) phải thực hiện khử trùng triệt để dụng cụ, quần áo bảo hộ, ủng, mũ trước khi ra vào chuồng trại chăn
nuôi...
b) Chăn nuôi
- Áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm
ngăn ngừa sự tiếp xúc của lợn với mầm bệnh: Đối với chăn nuôi nông hộ thực hiện
chăn nuôi theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn
trong nông hộ; đối với trang trại chăn nuôi và cơ sở chăn
nuôi lớn thực hiện chăn nuôi theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP)
và các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh
học theo Phụ lục số 01.
- Tuyệt đối
không sử dụng thúc ăn thừa, nước rác cho lợn ăn, kể cả khi nấu chín.
- Cơ sở, hộ
chăn nuôi lợn chủ động đầu tư kinh phí mua hóa chất, vôi bột, hàng tuần rắc vôi
bột khu vực chuồng lợn và xung quanh; nhà nước hỗ trợ hóa chất khử trùng tiêu độc
cho khu vực công cộng, đường làng ngõ xóm, khu vực bị dịch, có nguy cơ bị dịch
và trong các đợt cao điểm phát động vệ sinh tiêu độc khử trùng theo Phụ lục
số 02.
- Hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở chăn nuôi lợn
an toàn dịch bệnh, chăn nuôi theo chuỗi; được phép vận chuyển lợn ra khỏi địa
bàn khi có công bố dịch bệnh, nhưng phải có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh
DTLCP.
- Hướng dẫn đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; cơ chế hỗ trợ thực hiện theo Nghị quyết số
12/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai; chú trọng
hướng dẫn các Doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lớn, được hưởng hỗ trợ kinh phí xét nghiệm, từ ngân sách tỉnh.
3.2. Kiểm soát vận chuyển lợn và sản
phẩm của Iợn
- Rà soát toàn bộ các Tổ, Chốt kiểm soát
tạm thời trên địa bàn, chỉ duy trì hoặc thành lập mới các chốt kiểm dịch động vật
tạm thời đảm bảo ngăn chặn, kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn ở vùng
có dịch ra ngoài vùng chưa có dịch.
- Giải thể các Tổ, Chốt kiểm dịch động
vật tạm thời do UBND tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện thành lập;
- Chủ động thành lập và giải thể các
Tổ, Chốt kiểm dịch động vật tạm thời do UBND huyện, thành phố thành lập.
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát dịch
bệnh đối với lợn, sản phẩm từ lợn tại Chốt kiểm
soát tạm thời, các Tổ kiểm soát cơ động thực hiện theo Phụ lục số 03.
3.3. Tiếp tục giám sát chủ động và
cảnh báo dịch bệnh
- BCĐ cấp xã: Phân công các thành
viên phụ trách từng thôn, bản, tổ dân phố phối hợp với
thú y cấp xã, khuyến nông xã, cộng tác viên khuyến nông thôn bản, Trưởng thôn,
bản, Tổ trưởng dân phố thống kê tổng đàn, quản lý hoạt động vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn tại vùng có dịch,
tiếp tục tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu phát hiện lợn ốm, chết, nghi mắc bệnh DTLCP hoặc lợn chết không
rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi
nhập lậu, không rõ nguồn gốc cần khai báo ngay với chính quyền cơ sở và cơ quan
chuyên môn cấp huyện, để kiểm tra, lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định);
Chi cục Chăn nuôi - Thú y gửi xét nghiệm bệnh DTLCP theo quy định.
- Người chăn nuôi khi có lợn ốm chết
bất thường phải khai báo cho Trưởng thôn, bản, thú y viên, khuyến nông viên,
chính quyền cấp huyện, cấp xã hoặc cơ quan thú y các cấp.
- Lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại
lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép trên địa
bàn tỉnh; các loại lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ lợn hoặc trong quá trình vận chuyển; các sản phẩm thịt lợn
đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông, xúc xích...
3.4. Xử lý lợn, sản phẩm lợn nhiễm
bệnh DTLCP
3.4.1. Xử lý lợn tại hộ chăn nuôi
có lợn mắc bệnh DTLCP
a) Tiêu hủy lợn
mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh Dịch tả lợn
Châu Phi và lợn cùng ô chuồng.
b) Lợn ở ô chuồng
khác, dẫy chuồng khác chưa mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải thực hiện lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính
thì tiêu hủy toàn bộ số lợn của hộ gia đình; Trường hợp kết quả xét nghiệm âm
tính, chủ hộ tiếp tục nuôi cách ly tại hộ gia đình hoặc xuất bán, giết mổ, tiêu thụ
trên địa bàn cấp huyện. Kinh phí xét nghiệm mẫu do hộ
chăn nuôi chi trả.
c) Căn cứ vào tình hình thực tế, số lượng, tình trạng sức khỏe của lợn, điều kiện chăn nuôi, điều kiện
cách ly dịch bệnh của hộ gia đình, Hội đồng tiêu hủy lợn cấp huyện, cấp xã quyết
định việc tiêu hủy hết số lượng lợn của hộ hoặc để lại lấy mẫu, theo dõi.
3.4.2. Xử lý lợn tại trang trại
chăn nuôi có lợn mắc
bệnh DTLCP
- Tiêu hủy lợn mắc
bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh Dịch tả lợn
Châu Phi.
- Lợn khỏe mạnh ở cùng ô chuồng có lợn
mắc bệnh, lợn ở ô chuồng khác, dẫy chuồng khác phải thực
hiện lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo từng ô chuồng. Tiêu
hủy toàn bộ số lợn ở ô chuồng có kết quả xét nghiệm dương
tính với mầm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; lợn có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm
bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục nuôi cách ly tại trang trại hoặc xuất bán để
giết mổ, tiêu thụ trên địa bàn cấp tỉnh. Kinh phí xét
nghiệm mẫu do chủ cơ sở chăn nuôi chi trả.
3.4.3 Đối với thôn, xã lần đầu tiên phát hiện lợn bị bệnh
DTLCP
Buộc phải tiêu hủy trong vòng 24 giờ
kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh DTLCP. Việc tiêu hủy cũng được
áp dụng đối với các đàn lợn xung quanh, liền kề với đàn lợn
dương tính nhưng có triệu chứng, bệnh tích của bệnh DTLCP mà không cần lấy mẫu
xét nghiệm.
Trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp,
trong vòng 48 giờ việc tiêu hủy có thể được áp dụng với đàn lợn bị bệnh có triệu
chứng, bệnh tích của bệnh DTLCP, mà không nhất thiết phải chờ cho đến khi có kết quả xét nghiệm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát
tán, lây lan diện rộng.
3.4.4. Tại các xã, phường, thị trấn đã lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính với
vi rút DTLCP
Khi các đàn lợn khác ốm, chết bất thường
với biểu hiện điển hình của bệnh DTLCP thì không phải lấy mẫu (chỉ lấy mẫu xét nghiệm đối với các trang trại, gia trại
có tổng đàn từ 100 con trở lên để xác định mầm bệnh):
+ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện,
thành phố phân công cán bộ có chuyên môn làm công tác thú
y thực hiện kiểm tra lâm sàng, mổ khám xác định dịch bệnh.
+ Khi kiểm tra
lâm sàng, mổ khám xác định đúng lợn mắc bệnh DTLCP, UBND cấp
xã tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP, đồng thời phải tiêu hủy toàn
bộ thức ăn thừa của lợn, chất thải, chất độn chuồng của lợn.
3.4.5 Hỗ trợ kinh phí cho người
chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy
Thực hiện theo quy định tại Quyết định
số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, đối
tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh
DTLCP và quy định của UBND tỉnh.
Giám
sát, mổ khám, lấy mẫu, giết mổ, khử trùng tiêu độc,
tiêu hủy lợn mắc bệnh DTLCP thực hiện theo Phụ lục số 04.
Lập hồ sơ hỗ trợ kinh phí phòng,
chống bệnh gia súc, gia cầm thực hiện theo Phụ
lục số 05.
3.5. Giải pháp khoanh vùng ổ dịch
- Ổ dịch là hộ
gia đình, trại chăn nuôi lợn hoặc hoặc nơi phát hiện có mẫu dương tính với vi
rút DTLCP.
- Vùng bị dịch uy hiếp: Trong phạm vi
03 km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục
01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đồng
thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị
bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút DTLCP.
- Vùng giám sát dịch bệnh: Trong phạm
vi 10 km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với
tần suất 01 lần/tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dịch; đồng thời
thực hiện việc theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu
hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút DTLCP.
- Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển,
giết mổ lợn trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp.
3.6. Giải pháp kiểm soát giết mổ vận
chuyển, lợn và các sản phẩm lợn
- Nghiêm cấm vận chuyển lợn và các sản
phẩm lợn ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm (trừ trường hợp cơ
sở đã được cấp “Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật” đối với các bệnh khác, cần phải lấy mẫu xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP
được phép vận chuyển ra ngoài dưới sự giám sát của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp
các huyện, thành phố).
- Không vận chuyển lợn con, lợn giống
từ bên ngoài vào trong vùng bị dịch uy hiếp để nuôi tái đàn khi chưa có hướng dẫn
của cơ quan chuyên môn.
- Đối với lợn
trưởng thành khỏe mạnh được phép giết mổ tiêu thụ tại chỗ dưới sự giám sát của cán bộ thú y; thịt lợn và sản phẩm thịt lợn chỉ được phép tiêu thụ trong phạm vi vùng bị dịch, vùng bị dịch uy hiếp.
- Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong
vùng dịch: Cơ quan thú y không cần lấy mẫu sản phẩm để xét nghiệm mầm bệnh
DTLCP.
- Tạm dừng nhập lợn từ các địa phương khác vào địa bàn tỉnh; tăng cường tiêu thụ lợn thịt sản xuất trên địa bàn
tỉnh nhằm giảm nhanh đàn lợn, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi và ngân sách
nhà nước, khi dịch bệnh xảy ra. Đối với địa phương chăn
nuôi nhỏ lẻ, tổng đàn lợn không lớn, đang xảy ra dịch, thực hiện giết mổ lợn khỏe
mạnh, tiêu thụ tại chỗ trong địa bàn. Đối với địa phương chăn nuôi lớn, số lượng
nhiều như huyện Bảo Thắng, được phép vận chuyển, giết mổ tiêu thụ lợn khỏe mạnh
đến tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn.
- Kiểm soát vận chuyển lợn ra ngoài,
vào vùng dịch của các trang trại chăn nuôi có điểm trung chuyển: Được vận chuyển
lợn (để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm, để giết mổ) có
kết quả âm tính với mầm bệnh DTLCP từ trại chăn nuôi đến điểm trung chuyển. Thời
gian lưu giữ lợn tại điểm trung chuyển nếu chưa vượt quá
12 (mười hai) giờ thì không phải lấy mẫu xét nghiệm lại khi vận chuyển. Nếu vượt quá 12 (mười hai) giờ thì phải lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
Việc vận chuyển lợn để giết mổ,
tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh DTLCP thực hiện
theo Phụ lục số 06.
3.6. Tổ chức tập huấn, truyền thông về nguy cơ dịch
bệnh
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn là cơ quan thông tin chính thức về các trường hợp
phát hiện, xác định bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh. UBND các huyện, thành phố là cơ quan thông tin chính thức về bệnh DTLCP tại địa phương sau khi
đã kết quả trả lời xét nghiệm.
- Hằng ngày, cập nhật thông tin về
tình hình dịch bệnh trên các kênh truyền thông và trên Trang thông tin điện tử
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi - Thú y.
- Thông báo diễn biến, tình hình dịch
bệnh hàng ngày của các địa phương đang có dịch trên các phương tiện thông tin đại
chúng của tỉnh, của huyện, thành phố.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ
biến rộng rãi đến tất cả thú y cơ sở, người chăn nuôi và
toàn dân về bệnh DTLCP. Trong đó, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh cung cấp thông
tin cho các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh
và các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ các
biện pháp khống chế bệnh DTLCP lây lan ra diện rộng.
- Tuyên truyền thực hiện triệt để 05
không: Không dấu dịch; Không bán chạy lợn mắc bệnh; Không
vận chuyển, giết mổ tiêu thụ lợn mắc bệnh; Không vứt xác lợn mắc bệnh ra môi
trường; Không sử dụng nước rác làm thức ăn cho lợn. Áp dụng các biện pháp quản
lý, kỹ thuật, xử lý không để phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường, hạn chế thấp nhất dịch bệnh lây
lan ra diện rộng.
- In ấn, cấp phát áp phích, tờ gấp
tuyên truyền các giải pháp xử lý ổ DTLCP, hướng dẫn tái đàn chăn nuôi trở lại
sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát.
- Tổ chức các lớp tuyên truyền, tập
huấn về nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác chăn nuôi thú y; về các biện
pháp tổ chức phòng, chống dịch, tiêu hủy, khử trùng tiêu độc môi trường, lập hồ
sơ hỗ trợ cho cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, khuyến nông xã, thú y viên
cấp xã, BCĐ cấp xã, các trưởng thôn, tổ, bí thư chi bộ và
đại diện các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự thảo kế hoạch
chi tiết về công tác tuyên truyền, có ý kiến tham gia của
các đơn vị liên quan, trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện. Trường hợp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ về phòng chống bệnh DTLCP cho cán bộ, công chức thực hiện theo Quyết
định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Lào
Cai ban hành quy định về quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo bồi dưỡng
cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
3.7. Xử lý vi phạm
- Ban chỉ đạo 389 cấp tỉnh, cấp huyện
tập trung chỉ đạo ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp
vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh.
- Xử lý các tổ chức, cá nhân không chấp
hành các quy định về phòng chống dịch bệnh, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn
ra vào vùng có dịch, giết mổ lợn mắc bệnh, vức xác lợn mắc
bệnh ra môi trường, không cho tiêu hủy lợn mắc bệnh... theo Nghị định số
90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thú y, lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính biểu mẫu theo Nghị định
số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử phạt vi phạm hành
chính.
4. Tình huống 2
và các giải pháp thực hiện
Bệnh DTLCP tiếp tục lây lan, đến hết
năm 2019 số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo an
toàn sinh học tăng lên ước 10% số hộ chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh; số
lợn phải tiêu hủy ước 10% tổng đàn; dịch bệnh lây lan vào các trang trại, cơ sở
chăn nuôi thực hiện chưa tốt các biện pháp chăn
nuôi an toàn sinh học (trong đó có thể có các hộ
đã bị dịch ở Tình huống 1, tự ý tái đàn, chăn nuôi trở lại).
4.1. Một số giải pháp chung
Về cơ bản thực hiện các giải pháp như
ở Tình huống 1, tuy nhiên mức độ thực
hiện và yêu cầu thực hiện cần triệt để, quyết liệt hơn nữa, cụ thể:
- Giải pháp về chỉ đạo, điều hành: Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công bố bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh; thực hiện triệt để biện pháp chống dịch
theo Điều 27 Luật Thú y; huy động các lực lượng tham gia hỗ trợ công tác tiêu hủy
lợn bệnh, khử trùng tiêu độc và thực hiện các biện pháp chống dịch.
- Quản lý đàn lợn: Không nhập con giống
lợn từ các tỉnh khác về nuôi; các hộ, trang trại bị dịch không thực hiện việc
tái đàn lợn, cần nghiên cứu chuyển
sang nuôi vật nuôi khác hoặc nuôi thủy sản; khu vực chăn nuôi mật độ cao cần thực hiện triệt để không tăng đàn lợn nái; tiến tới loại bỏ việc chăn
nuôi lợn nái và lợn đực giống tại các hộ nhỏ, lẻ, chỉ chăn nuôi lợn nái và lợn
đực giống trong các trang trại, cơ sở chăn nuôi lớn; tiến tới loại bỏ hoàn toàn
lợn đực giống phối giống trực tiếp.
- Khu vực nội thành, nội thị, khu vực
tập trung đông dân cư cần nghiêm cấm việc chăn nuôi lợn
theo đúng quy định của Luật Chăn nuôi.
- Hỗ trợ kinh phí cho các hộ, trang
trại, cơ sở chăn nuôi có lợn mắc bệnh DTLCP phải tiêu hủy khi đã thực hiện tốt
và tuân thủ biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; đối với các hộ nuôi lợn thả
rông, không thực hiện pháp an toàn sinh học, tự ý tái đàn, vi phạm về điều kiện
chăn nuôi... nhà nước chỉ hỗ trợ công tiêu hủy mà không hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn phải tiêu hủy.
- Đối với các xã, thôn bản chưa bị dịch
thực hiện tự sản, tự tiêu thụ tại chỗ, khuyến khích thực hiện các quy ước,
hương ước trong xã thôn, bản không mua lợn, thịt lợn từ nơi khác về sử dụng.
- Thực hiện triệt để biện pháp chăn
nuôi an toàn sinh học, nhất là đối với đàn lợn ông, bà, bố, mẹ; giữ gìn, bảo tồn
nguồn gen lợn quý hiếm như: Giống lợn nái Mường Khương, lợn đen vùng cao, lợn
giống ngoại thuần chủng...
- Về xây dựng cơ
sở giết mổ quy mô nhỏ: Huyện Sa Pa, Bảo Thắng đẩy nhanh việc thực hiện theo Quyết
định số 1730/QĐ-UBND, ngày 14/6/2019 của UBND tỉnh Lào
Cai. Đối với các huyện còn lại, xem xét đảm bảo các điều kiện, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thực hiện theo Chỉ thị số 10/CT-UBND
ngày 08/7/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 tỉnh Lào Cai
- Trong trường hợp cần thiết, huy động
tập trung lực lượng tham gia chống dịch tại những xã, huyện xuất hiện ổ dịch lớn,
số lượng tiêu hủy nhiều... theo quy định.
- Giải pháp về kinh phí: Huy động
thêm tối đa các nguồn dự phòng để hỗ trợ thiệt hại do
DTLCP gây ra.
4.2. Ngăn chặn dịch bệnh lây lan
vào xã, phường, thị trấn chưa có dịch
Tổ chức thực hiện triệt để Mục 4.1
nêu trên. Khi phát hiện có lợn ốm, chết bất thường cán bộ thú y của Trung tâm dịch
vụ nông nghiệp kiểm tra lâm sàng, mổ khám trường hợp nghi ngờ tiến hành lấy mẫu
bệnh gửi Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh, để gửi đến phòng xét nghiệm đã được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định. Việc lấy mẫu,
bảo quản, vận chuyển bảo đảm theo QCVN 01- 83: 2011/BNNPTNT ban hành kèm theo
Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khi có kết quả xét nghiệm dương tính với
vi rút DTLCP thực hiện chôn hủy lợn trong vòng 24 giờ và áp dụng các biện pháp
chống dịch theo các nội dung nêu trên.
4.3. Ngăn chặn dịch bệnh lây lan
vào các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn số lượng lợn, chăn nuôi lợn sinh sản
Tổ chức rà soát đánh giá các trang trại,
gia trại chăn nuôi lợn với số lượng 200 con trở lên; nhất
là các trang trại, gia trại chăn nuôi nái sinh sản trên địa bàn, lựa chọn các
cơ sở chăn nuôi lợn ông, bà, bố, mẹ; nhất là giống lợn
ngoại, giữ gìn, bảo tồn nguồn gen lợn quý hiếm như: Giống lợn nái Mường Khương,
lợn đen vùng cao, lợn nái, đực giống ngoại hướng dẫn chủ cơ sở chăn nuôi bổ
sung các hạng mục công trình để kiểm soát, xử lý mầm bệnh, tập huấn cho người
trực tiếp chăn nuôi, chủ cơ sở áp dụng triệt để các biện
pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
5. Tổ chức chăn
nuôi an toàn sinh học, tái đàn sau khi hết dịch
- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn chăn
nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.
- Thường xuyên tổ chức vệ sinh, khử
trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn
và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; hàng ngày thực hiện vệ
sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; thức ăn, nước
uống của lợn phải xử lý nhiệt, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không sử dụng thức ăn
thừa (nước rác) cho lợn. Các nội dung cụ thể về việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc
được mô tả chi tiết tại Phụ lục số 01.
- Chuyển đổi các dự án phát triển
chăn nuôi lợn trên địa bàn cấp xã có dịch, sang các loại vật nuôi khác như
trâu, bò, dê, gia cầm, thủy cầm, thủy sản...
- Thời điểm tái đàn sau dịch: Thực hiện
theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày công bố hết dịch và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy
định; trang trại, cơ sở chăn nuôi với số lượng lớn từng
bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.
Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả
các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh DTLCP, khi đó mới nuôi tái đàn với số
lượng có thể lên đến 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tái
cấu trúc con giống vật nuôi theo hướng giảm đàn lợn (nhất là chăn nuôi lợn nhỏ
lẻ không đảm bảo an toàn sinh học) tăng các loại vật nuôi khác, phù hợp với
tình hình thực tế của từng địa phương. Thực hiện tốt các quy định về điều kiện
chăn nuôi lợn theo quy định của Luật Chăn nuôi.
- Xây dựng kế hoạch tái cơ cấu lại
ngành chăn nuôi trong đó chú trọng tái cơ cấu ngành chăn nuôi lợn, trước mắt
xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chăn nuôi bổ sung các loại gia súc,
gia cầm khác để bù đắp lại phần thực phẩm từ thịt lợn có nguy cơ bị thiếu hụt,
lâu dài sẽ xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt chiến lược phát triển chăn
nuôi giai đoạn 2021-2030 theo quy định của Luật Chăn nuôi.
- Xây dựng chiến lược chăn nuôi tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 theo hướng an toàn sinh học, phát
triển bền vững.
6. Giải pháp về
kinh phí và cơ chế tài chính
6.1. Cơ chế hỗ trợ
- Hỗ trợ kinh phí cho người chăn nuôi
lợn bị dịch phải tiêu hủy và lực lượng tham gia chống dịch; hỗ trợ kinh phí xét
nghiệm, mua vật tư, hóa chất, tổ chức tập huấn và các
trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống bệnh DTLCP theo Nghị quyết số
12/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành quy
định một số chính sách khuyến khích
phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định số
793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn
Châu Phi; Quyết định số 1519/QĐ-UBND ngày 29/5/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào
Cai ban hành quy định tạm thời mức hỗ trợ phòng, chống dịch
bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Văn bản số 2921/UBND-NLN ngày 28/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về điều chỉnh mức
và thực hiện hỗ trợ phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu
Phi và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác.
- Tiếp nhận và sử dụng nguồn hỗ trợ từ
Trung ương như: Hóa chất, chi phí xét nghiệm mẫu giám sát, mẫu bệnh phẩm, trang
thiết bị phòng hộ sinh học, Test thử nhanh... đảm bảo hiệu quả, đáp ứng cao nhất
trong công tác phòng chống dịch bệnh.
6.2. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện (khái toán):
88.315.669.000 đồng
- Ngân sách tỉnh: 9.611.824.000 đồng;
- Ngân sách huyện, thành phố:
78.703.845.000 đồng.
(Có Phụ biểu số 07, 08, 09, 10, 11, 12 kèm
theo)
III. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực trong công
tác phòng, chống dịch bệnh; chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành phố hướng
dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này.
- Tham mưu đề xuất việc công bố dịch bệnh, công bố hết dịch cấp tỉnh theo quy định;
tham mưu UBND tỉnh, BCD cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện các biện
pháp quyết liệt, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo hiệu quả các nội dung
Kế hoạch đề ra.
- Chỉ đạo Chi cục
Chăn nuôi và Thú y thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chuyên môn; chuẩn bị đầy
đủ hóa chất, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chống dịch; tổng hợp kịp thời
dự toán kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh; thường xuyên cập
nhật, tổng hợp nắm chắc tình hình để tham mưu BCĐ cấp tỉnh chỉ đạo kịp
thời các tình huống khẩn cấp. Tổng hợp dự toán kinh phí phòng chống bệnh DTLCP
gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND
tỉnh xem xét, quyết định. Tổ chức bộ phận thường trực, cập nhật thông tin, báo
cáo hàng ngày theo quy định.
2. Các sở, ban,
ngành của tỉnh
- Các lực lượng Công an, Biên phòng,
Hải quan, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai; đặc biệt là lực lượng Biên
phòng tăng cường phối hợp kiểm soát, xử lý tình trạng nhập lậu lợn, các sản phẩm
của lợn. Có Kế hoạch chuẩn bị đầy đủ lực lượng vật tư,
nhu yếu phẩm, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu khi dịch xảy ra trên diện rộng.
Tăng cường kiểm tra xử lý các trường hợp cố tình vận chuyển, tiêu thụ lợn, vứt
xác lợn làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
- Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường
kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, phối hợp với
lực lượng thú y và chính quyền địa phương thu giữ và xử
lý những trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm
của lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc trên địa bàn.
- Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ nội dung Kế hoạch này, thẩm định dự toán kinh phí
phòng, chống bệnh DTLCP do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn
nuôi - Thú y) lập, trình UBND tỉnh cấp phát kinh phí thực hiện. Hướng dẫn, đôn
đốc đơn vị sử dụng kinh phí, quyết toán kinh phí theo quy định của Luật ngân
sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
- Sở Văn hoá Thể
thao và Du lịch, Sở Thông tin Truyền thông, Báo Lào Cai, Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường
tuyên truyền công tác phòng chống bệnh DTLCP trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Đảm bảo việc thông tin tuyên truyền chính xác, kịp
thời tránh gây hoang mang cho nhân dân.
- Sở Giao thông vận tải - Xây dựng:
Phối hợp với các lực lượng liên quan chỉ đạo cấm vận chuyển
lợn và các sản phẩm của lợn tươi sống chưa qua kiểm dịch thú y trên các phương
tiện vận chuyển công cộng; chỉ đạo các nhà ga, bến xe có phương án phối hợp kiểm
soát dịch bệnh.
3. Đề nghị
UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tỉnh: Chỉ
đạo trong tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, vận động hội viên,
đoàn viên tích cực thực hiện công tác phòng chống dịch trong gia đình và cộng đồng.
Tham gia giám sát các nguồn kinh phí được ngân sách hỗ trợ cho phòng, chống dịch
để tránh thất thoát, lãng phí.
4. UBND các huyện,
thành phố
Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể
cho các cá nhân, đơn vị, phòng ban khẩn trương triển khai tổ chức phòng chống dịch
bệnh thuộc phạm vi được giao quản lý; thực hiện tốt các nhiệm vụ cấp bách sau:
- Thực hiện chế độ báo cáo dịch bệnh,
công bố dịch bệnh, công bố hết dịch bệnh DTLCP; kịp thời
kiện toàn BCĐ cấp huyện theo quy định.
- Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch
theo nội dung Kế hoạch này.
- Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức các biện pháp phòng chống dịch
theo hướng dẫn của ngành Nông nghiệp. Tăng cường lực lượng phối hợp chặt chẽ với
các đơn vị chuyên môn để tuyên truyền hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện
pháp phòng chống bệnh DTLCP, kiểm soát chặt chẽ lợn và sản phẩm của lợn bán trên địa bàn.
- Chỉ đạo UBND các xã, Ban quản lý
các chợ, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thực hiện triệt để biện pháp chuyên môn;
phối hợp chặt chẽ với Chi cục Chăn nuôi - Thú y thực hiện lấy mẫu giám sát theo
quy định.
- Chỉ đạo UBND các xã, Ban quản lý các chợ, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thực hiện
triệt để biện pháp chuyên môn; phối hợp chặt chẽ với Chi cục Chăn nuôi - Thú y
thực hiện lấy mẫu giám sát theo quy định.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn,
UBND cấp xã triển khai thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân
chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy; các lực lượng tham gia
phòng, chống dịch và các chi phí tiêu hủy đảm bảo công
khai, minh bạch, đúng chính sách và định mức quy định. Sử dụng kinh phí hỗ trợ
đúng mục đích, hiệu quả đảm bảo không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực.
Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị liên
quan, Chủ tịch UBND huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch
nghiêm túc triển khai, thực hiện. Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 101/KH-UBND
ngày 07/3/2019 của UBND tỉnh Lào Cai./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- TT. TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Cục Thú y - Bộ NN và PTNT;
- UBMTTQ VN và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị tỉnh:
Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa TT&DL,
GTVT-XD, Thông tin và Truyền thông, Báo Lào Cai, Đài PTTH tỉnh,
Công an tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hải quan Lào Cai, Cục
Quản lý thị trường tỉnh, Chi cục Kiểm dịch vùng Lào Cai;
- UBND các huyện, thành phố;
- Thành viên BCĐ phòng chống bệnh
động vật tỉnh;
- Chi cục Chăn nuôi - Thú y;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH1, NLN1,2.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trịnh Xuân Trường
|
PHỤ LỤC 01
HƯỚNG DẪN CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN SINH HỌC
(Kèm theo Kế hoạch số: 257/KH-UBND, ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
I. CHĂN NUÔI LỢN NÔNG HỘ
1. Vị trí, chuồng trại, thiết bị
và dụng cụ chăn nuôi
- Vị trí xây dựng chuồng trại, khu vực
chăn nuôi lợn phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng
hộ và phải tách biệt với nơi ở và nguồn nước sinh hoạt của
người.
- Chuồng nuôi phải có tường bao kín hoặc
hàng rào kín ngăn cách với khu vực xung quanh tránh người
hay động vật khác ra vào tự do, có cổng ra vào riêng, có hố khử trùng hoặc bố trí phương tiện khử trùng ở cổng
ra, vào.
- Chuồng nuôi phải đảm bảo: Nền chuồng
không trơn trượt, không đọng nước, dễ làm vệ sinh. Hệ thống tường, mái rèm che
chuồng phải đảm bảo không bị dột, thấm, không bị mưa hắt, tránh được gió lùa và dễ vệ sinh. Nên có hố khử trùng tại cửa mỗi dãy chuồng
nuôi.
- Nơi nuôi cách ly, tân đáo phải tách
biệt với chuồng nuôi chính. Phải có nơi để hoặc kho để dự trữ, bảo quản thức ăn
chăn nuôi và thuốc thú y.
- Khu xử lý chất thải, nước thải phải
tách biệt với chuồng nuôi chính, công suất của hệ thống xử lý chất thải, nước
thải phải đáp ứng nhu cầu xử lý đối với quy mô đàn lợn được
nuôi.
- Có dụng cụ, thiết bị chỉ dùng riêng
cho chăn nuôi, chỉ được sử dụng tại khu vực chăn nuôi, không dùng chung cho các
mục đích khác ngoài khu vực chăn nuôi.
Thiết bị chiếu sáng, đèn chụp sưởi và
các dụng cụ, thiết bị điện khác nên có vật bảo vệ chống vỡ, chống cháy nổ...nhằm bảo vệ an toàn cho người sử
dụng và vật nuôi.
2. Giống và quản lý giống
- Lợn giống phải có nguồn gốc rõ
ràng.
- Con giống phải khỏe mạnh và được
tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phù hợp với lứa tuổi lợn theo quy định.
- Lợn giống mới nhập về cần được nuôi
cách ly riêng và ghi chép đầy đủ các biểu hiện bệnh lý của con giống trong quá
trình nuôi cách ly.
- Không nuôi lẫn các lứa lợn khác
nhau trong cùng ô chuồng, không nuôi chung với các loài vật khác
3. Thức ăn và quản lý thức ăn
- Thức ăn phải có xuất xứ (địa chỉ
nơi bán, đơn vị sản xuất...) rõ ràng, còn hạn sử dụng. Thức ăn đậm đặc phải có
hướng dẫn phối trộn cho từng loại lợn; thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh phải có dấu hợp quy. Nguyên liệu dùng để phối trộn thức ăn phải đảm
bảo vệ sinh, không bị ôi thiu, nấm mốc, mối mọt.
- Khi phối trộn thức ăn đậm đặc cho lợn
cần tuân thủ theo công thức đã được khuyến cáo; thức ăn phối
trộn phải có và tuân thủ công thức. Phải ghi chép đầy đủ
thông tin về loại thức ăn, nguyên liệu thức ăn đã mua và sử dụng.
- Thức ăn tận dụng phải được nấu chín
trước khi ăn.
- Trong trường hợp trộn thuốc vào thức
ăn, phải kiểm tra đúng chủng loại thuốc sử dụng theo hướng
dẫn của nhà sản xuất và phải ghi chép đầy đủ theo quy định.
- Không sử dụng thức ăn có hoặc cho
vào thức ăn các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi theo
các văn bản của Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định.
- Thức ăn, nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi cần có nơi để bảo quản riêng biệt, khô ráo. Nên có
các giá kê thức ăn và nguyên liệu, tránh đặt trực tiếp bao thức ăn xuống nền
nhà. Nên có các biện pháp ngăn ngừa, diệt chuột và các loại côn trùng gây hại.
4. Nước uống và hệ thống cấp, thoát nước
- Nước uống phải đáp ứng đủ theo nhu
cầu của từng loại lợn; nguồn nước phải đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh (như: nước
dùng sinh hoạt; nước máy; nước đã qua xử lý đạt yêu cầu...)
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp
nước (bao gồm bể chứa, bồn chứa, đường ống dẫn, máng uống...) đảm bảo hệ thống
không bị ô nhiễm, không bị rò rỉ.
- Không để nước thải, nước rửa chuồng
chảy tràn từ ô chuồng này sang ô chuồng khác, từ chuồng này sang chuồng khác và
không được thải trực tiếp nước thải ra môi trường. Nên có hệ thống thu gom xử lý nước thải, nước rửa chuồng riêng.
5. Công tác thú y và vệ sinh thú y
- Vệ sinh chuồng trại: hàng ngày quét
dọn, thu gom chất thải rắn và chất thải lỏng. Định kỳ phát quang bụi rậm xung
quanh chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh.
- Khử trùng chuồng trại: thực hiện vệ
sinh, khử trùng chuồng trại, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi trước khi đưa lợn
vào nuôi theo đúng quy định. Vệ sinh, khử trùng chuồng trại,
các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi sau khi chuyển đàn/xuất bán và để trống chuồng
ít nhất 7 ngày. Định kỳ phun thuốc khử trùng toàn bộ diện tích xung quanh khu vực
chuồng nuôi.
- Kiểm soát ra vào khu vực chăn nuôi:
Các phương tiện, dụng cụ, giày dép, ủng đều phải thực hiện khử trùng trước khi
ra/vào khu vực chăn nuôi. Định kỳ khử trùng các thiết bị, dụng cụ và phương tiện
phục vụ trong khu chăn nuôi. Hạn chế khách thăm quan và những người không phận
sự ra vào khu chăn nuôi. Nếu cần thiết thăm thì khách phải
thay quần áo, giày dép, đồ bảo hộ phù hợp và thực hiện các biện pháp khử trùng
trước khi ra/vào khu vực chăn nuôi.
- Bảo hộ lao động: Phải có quần áo, bảo
hộ lao động sử dụng riêng trong khu vực chăn nuôi. Người chăn nuôi phải thay quần
áo, bảo hộ lao động khi ra vào khu vực chăn nuôi, đồng thời định kỳ khử trùng
quần áo, bảo hộ lao động.
- Tiêm phòng: phải tiêm phòng vắc xin
đầy đủ đối với các bệnh bắt buộc theo quy định của ngành thú y và phải ghi chép
lại.
- Sử dụng thuốc thú y: tất cả các loại
thuốc thú y, thuốc kháng sinh khi mua và sử dụng phải tuân theo hướng dẫn của
nhà sản xuất hoặc chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Nên có nơi bảo
quản thuốc riêng biệt.
- Chất cấm: Không sử dụng các hóa chất,
chất tạo nạc, chất kháng sinh...nằm trong danh mục cấm sử
dụng trong chăn nuôi.
- Quản lý dịch bệnh: Trong trường hợp
xảy ra dịch bệnh, chủ cơ sở chăn nuôi phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý
chuyên ngành thú y hoặc chính quyền địa phương và tiến hành xử lý lợn bệnh theo
sự chỉ đạo của chuyên môn thú y, đồng thời phải có ghi chép theo quy định.
6. Xuất bán lợn
- Chỉ xuất bán lợn khỏe mạnh, không bị
bệnh; xuất bán lợn sau khi hết thời gian ngưng thuốc như
quy định trên nhãn thuốc của nhà sản xuất.
- Phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông
tin về nguồn gốc giống, tiêm phòng, tình hình điều trị bệnh...của tất cả các loại
lợn khi xuất cho người mua.
- Các phương tiện vận chuyển lợn cần
đảm bảo mật độ thích hợp để hạn chế tối đa rủi ro, stress cho lợn và có biện
pháp tránh rơi vãi chất thải trong quá trình vận chuyển.
- Các hộ trong cùng Vietgahp cho chăn nuôi lợn an toàn cần thực hiện đeo thẻ tai nhận dạng hoặc xăm
số cho lợn nái, lợn thịt để phục vụ truy xuất nguồn gốc từ cơ sở giết mổ khi xảy ra dịch bệnh hoặc rủi ro về an
toàn thực phẩm.
7. Quản lý chất thải và bảo vệ môi
trường
- Hàng ngày cần thu gom chất thải rắn
(phân, chất độn chuồng nếu có) đưa đến nơi tập trung để xử lý. Nếu phân và chất
độn chuồng được xử lý bằng phương pháp ủ thì nên sử dụng
thêm các chế phẩm sinh học để tăng hiệu quả xử lý và định kỳ phun thuốc khử
trùng xung quanh hố ủ.
- Các chất thải rắn khác như: kim
tiêm, túi nhựa, đồ nhựa...phải được thu gom và xử lý riêng.
- Chất thải lỏng phải được dẫn trực
tiếp từ chuồng nuôi tới hệ thống xử lý nước thải (biogas, bể lắng...) bằng đường
thoát riêng. Nước thải sau khi xử lý phải đảm bảo an toàn trước khi xả ra môi
trường.
- Xác lợn chết do bệnh hoặc chết
không rõ nguyên nhân cần được thu gom và xử lý theo đúng quy định của thú y.
Tuyệt đối không bán lợn chết ra thị trường và không được vứt xác lợn chết ra
môi trường xung quanh.
8. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ
- Phải có sổ ghi chép và ghi chép đầy
đủ tất cả các hoạt động trong quá trình chăn nuôi (từ khâu nhập con giống, mua
và sử dụng thức ăn, tình trạng sức khỏe, tiêm phòng, điều trị bệnh...và việc xuất bán sản phẩm cho từng lứa riêng biệt) theo quy
định tại mẫu sổ ghi chép
- Hệ thống sổ sách ghi chép phải rõ
ràng và cần được lưu giữ ít nhất là 01 năm kể từ ngày đàn lợn được xuất bán hay
chuyển đi nơi khác.
II. CHĂN NUÔI TRANG TRẠI
1. Vị trí, địa điểm xây dựng trang trại
- Vị trí xây dựng trang trại phải phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, hoặc được các cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền cho phép.
- Khoảng cách từ trang trại đến trường
học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao
thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100m; cách nhà máy chế biến, giết mổ lợn,
chợ buôn bán lợn tối thiểu 1 km.
- Nơi xây dựng trang trại phải có nguồn
nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn nuôi; đảm bảo điều kiện xử lý chất thải theo
quy định.
2. Yêu cầu về chuồng trại, thiết bị
chăn nuôi
- Trại chăn nuôi phải có tường hoặc
hàng rào bao quanh để kiểm soát được người, động vật và phương tiện ra vào trại.
- Trại chăn nuôi phải có sơ đồ thiết
kế, đảm bảo thông thoáng, đảm bảo phòng chống cháy nổ, dễ dàng vệ sinh, đảm bảo ATSH, phải bố trí
riêng biệt các khu: khu chăn nuôi; kho thức ăn, thuốc thú y, vật tư; khu vệ
sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi; công trình cấp nước; khu tắm rửa, khử
trùng, thay quần áo cho công nhân và khách thăm quan; khu cách ly lợn ốm; khu mổ khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm; khu tập kết và xử lý chất thải;
khu làm việc của cán bộ chuyên môn; các khu phụ trợ khác (nếu có).
- Tại cổng ra vào trại chăn nuôi, các
khu chuồng nuôi và tại lối ra vào mỗi dãy chuồng nuôi phải bố trí hố hoặc khu vực
khử trùng.
- Chuồng nuôi lợn phải bố trí hợp lý
theo các kiểu chuồng về vị trí, hướng, kích thước, khoảng
cách giữa các dãy chuồng theo quy định hiện hành về chuồng trại; phải được thiết
kế phù hợp với từng lứa tuổi của lợn và mục đích sản xuất.
- Nền chuồng phải đảm bảo không trơn
trượt và phải có rãnh thoát nước đối với chuồng sàn, có độ dốc từ 3-5% đối với
chuồng nền.
- Vách chuồng phải nhẵn, không có góc
sắc, đảm bảo lợn không bị trầy xước khi cọ sát vào vách chuồng.
- Mái chuồng phải đảm bảo không bị dột
nước khi mưa.
- Đường thoát nước thải từ chuồng
nuôi đến khu xử lý chất thải phải kín, đảm bảo dễ thoát nước và không trùng với
đường thoát nước khác.
- Các thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn,
nước uống phải đảm bảo không gây độc và dễ vệ sinh tẩy rửa.
- Các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong
quá trình chăn nuôi lợn phải đảm bảo an toàn và dễ vệ
sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng.
- Các kho thức ăn, kho thuốc thú y,
kho hoá chất và thuốc sát trùng, kho thiết bị,... phải được thiết kế đảm bảo
thông thoáng, không ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
3. Yêu cầu về con giống, quản lý
chăn nuôi
- Lợn giống mua về nuôi phải có nguồn
gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có đầy đủ giấy kiểm dịch và phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo.
Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly ở khu vực riêng biệt cách xa khu
vực đang chăn nuôi.
- Lợn giống sản xuất tại cơ sở phải
thực hiện công bố tiêu chuẩn. Chất lượng con giống phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn
đã công bố.
- Lợn giống phải được quản lý và sử dụng
phù hợp theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phải có quy trình chăn nuôi cho từng
giống lợn theo mục đích sử dụng và thực hiện đúng quy trình chăn nuôi.
- Áp dụng phương thức quản lý
"cùng vào-cùng ra" theo thứ tự ưu tiên là: cả khu => từng dãy
=> từng chuồng => từng ô.
4. Thức ăn, nước uống
- Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn
phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của
các loại lợn, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo sạch, an toàn.
- Không sử dụng thức ăn thừa của đàn
lợn đã xuất chuồng, thức ăn của đàn lợn đã bị dịch cho đàn lợn mới.
- Bao bì, dụng cụ đựng thức ăn của
đàn lợn bị dịch bệnh phải được tiêu độc, khử trùng.
- Nước dùng cho lợn uống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, không sử dụng nước ao, nước sông suối
để tắm rửa hoặc cho lợn ăn uống.
- Không sử dụng thức ăn có hoặc cho
vào thức ăn chăn nuôi các hóa chất, kháng sinh trong Danh mục hóa chất, kháng
sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia
súc, gia cầm tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành.
Trong trường hợp phải trộn thuốc, hóa chất vào thức ăn, nước uống nhằm mục đích phòng bệnh hoặc trị bệnh phải
tuân thủ thời gian ngừng thuốc, ngừng hóa chất theo hướng
dẫn của nhà sản xuất; không được sử dụng kháng sinh, hóa
chất trong danh mục cấm theo quy định hiện hành.
- Có ghi chép đầy đủ và lưu giữ các
thông tin về xuất nhập và sử dụng thức ăn, các thông tin khi sử dụng kháng sinh
trộn vào thức ăn.
- Thức ăn dự trữ phải được bảo quản
trong kho đảm bảo khô ráo, thoáng, chống được động vật và côn trùng gây hại;
không để quá hạn sử dụng.
- Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh
khu vực sản xuất thức ăn, kho chứa thức ăn và nguyên liệu thức ăn để tránh gây
ô nhiễm.
5. Chăm sóc, nuôi dưỡng
- Có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng
phù hợp các loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển.
- Mật độ nuôi, cung cấp thức ăn nước
uống, vệ sinh thú y phải phù hợp theo quy định hiện hành.
6. Vệ sinh thú y
- Trại phải có đầy đủ trang thiết bị
và quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, đảm bảo ATSH.
- Chất sát trùng tại các hố sát trùng
ở cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi và chuồng nuôi phải bổ sung hoặc
thay hàng ngày.
- Tất cả các phương tiện vận chuyển
khi vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi phải đi qua hố khử trùng và phải được
phun thuốc sát trùng. Mọi người trước khi vào khu chăn nuôi phải thay quần áo,
giầy dép và mặc quần áo bảo hộ của trại; trước khi vào các chuồng nuôi phải
nhúng ủng hoặc giầy dép vào hố khử trùng; khi di chuyển
trong trại theo thứ tự: khu lợn cai sữa, nái, vỗ béo.
- Định kỳ phun thuốc sát trùng xung
quanh khu chăn nuôi, các chuồng nuôi ít nhất 1 lần/2 tuần; phun thuốc sát trùng
lối đi trong khu chăn nuôi và các dãy chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không
có dịch bệnh, và ít nhất 1 lần/ngày khi có dịch bệnh; phun
thuốc sát trùng trên lợn 1 lần/tuần khi có dịch bệnh bằng các dung dịch sát
trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi
thông và vệ sinh cống rãnh trong khu chăn nuôi ít nhất 1 lần/tháng.
- Không vận chuyển lợn, thức ăn, chất
thải hay vật dụng khác chung một phương tiện; phải thực hiện sát trùng phương
tiện vận chuyển trước và sau khi vận chuyển.
- Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục
vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên; máng ăn, máng uống
phải được vệ sinh hàng ngày.
- Có biện pháp để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác (nếu có) trong khu chăn nuôi. Khi sử
dụng bẫy, bả phải có biển thông báo và ghi sơ đồ chi tiết
vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra thu gom để xử
lý.
- Thực hiện các quy định về tiêm
phòng cho đàn lợn theo quy định. Trong trường hợp trại có dịch, phải thực hiện
đầy đủ các quy định hiện hành về chống dịch.
- Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh,
tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày
trước khi đưa lợn mới về nuôi. Trong trường hợp trại bị dịch, phải để trống chuồng
ít nhất 21 ngày.
7. Quản lý vận chuyển
- Vận chuyển lợn giữa các trại hoặc
xuất bán phải có phương tiện vận chuyển phù hợp.
- Trước và sau khi vận chuyển lợn,
phương tiện vận chuyển phải được khử trùng.
8. Quản lý dịch bệnh
- Lập kế hoạch
phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn. Có quy trình phòng bệnh, tẩy giun sán phù hợp
cho các đối tượng lợn và thực hiện đúng quy trình.
- Có hồ sơ theo dõi đàn lợn về dịch bệnh,
nguyên nhân phát sinh, các loại thuốc phòng và điều trị.
- Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y có
trong Danh mục quy định được phép sản xuất, kinh doanh tại
Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Khi có lợn ốm phải nhốt ra khu nuôi
cách ly; khi phát hiện có dịch bệnh phải báo cho cán bộ thú y để có biện pháp xử
lý, phải ngừng xuất giống, sản phẩm và vật tư sử dụng trong chăn nuôi lợn ra
ngoài trại.
9. Xử lý chất thải và bảo vệ môi
trường
- Các trại chăn nuôi bắt buộc phải có
hệ thống xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi.
- Chất thải rắn phải được thu gom
hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung xử lý bằng nhiệt, hoặc
bằng hóa chất,
hoặc bằng chế phẩm sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa
ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh dịch tễ theo quy định hiện hành của thú y.
- Các chất thải lỏng phải được dẫn trực
tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý băng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hóa chất hoặc bằng
phương pháp xử lý sinh học phù hợp. Nước thải sau khi xử lý, thải ra môi trường
phải đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
10. Kiểm soát động vật và côn
trùng gây hại
Có kế hoạch kiểm soát động vật, loài
gặm nhấm và côn trùng gây hại.
11. Quản lý nhân sự
- Người lao động phải đủ sức khỏe, được
trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và được khám sức khỏe định kỳ.
- Người lao động phải được tập huấn về
quy trình chăn nuôi - thú y, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn
lao động, bảo vệ môi trường.
12. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy
nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
Trang trại chăn nuôi lợn phải lập sổ,
ghi chép theo dõi và lưu trữ các thông tin trong quá trình chăn nuôi./.
PHỤ LỤC SỐ 02
HƯỚNG DẪN VỀ VỆ SINH KHỬ TRÙNG VÀ TIÊU
ĐỘC
(Kèm theo Kế hoạch số: 257/KH-UBND, ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
1. Nguyên tắc vệ sinh, khử trùng
tiêu độc
1.1. Người thực hiện khử trùng tiêu độc
phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp.
1.2. Hóa chất sát trùng ít độc hại đối với người, vật nuôi, môi trường; phải phù hợp với đối tượng khử trùng
tiêu độc; có tính sát trùng nhanh, mạnh, kéo dài, hoạt phổ
rộng, tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh.
1.3. Trước khi phun hóa chất sát
trùng phải làm sạch đối tượng khử trùng tiêu độc bằng biện pháp cơ học (quét dọn,
cạo, cọ rửa).
1.4. Pha chế và sử dụng hóa chất sát
trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm pha đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ
trên một đơn vị diện tích.
2. Loại hóa chất sát trùng
2.1. Hóa chất sát trùng trong Danh mục
thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
2.2. Vôi bột, vôi tôi, nước vôi, xà
phòng, nước tẩy rửa.
2.3. Loại hóa chất sát trùng khác
theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
3. Đối tượng vệ sinh, khử trùng
tiêu độc
3.1. Cơ sở chăn nuôi lợn tập trung.
3.2. Hộ gia đình có chăn nuôi lợn.
3.3. Cơ sở sản
xuất lợn giống.
3.4. Cơ sở giết mổ lợn.
3.5. Cơ sở sơ chế, chế biến thịt lợn
và các sản phẩm thịt lợn.
3.6. Chợ buôn bán lợn và sản phẩm của
lợn.
3.7. Địa điểm thu gom lợn và sản phẩm
của lợn để buôn bán, kinh doanh, nơi cách ly kiểm dịch lợn và sản phẩm của lợn.
3.8. Khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy
lợn và sản phẩm của lợn nhiễm, nghi nhiễm mầm bệnh; khu vực thu gom, xử lý chất
thải của lợn.
3.9. Trạm, chốt kiểm dịch động vật,
chốt kiểm soát ổ dịch.
3.10. Phương tiện vận chuyển lợn và sản
phẩm của lợn.
Căn cứ đặc điểm cụ thể của địa
phương, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định khu vực có ổ dịch
cũ, địa bàn có nguy cơ cao cần phải vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
4. Tần suất thực hiện vệ sinh,
tiêu độc khử trùng
4.1. Đối với cơ sở chăn nuôi lợn tập
trung: Đột xuất khi có yêu cầu hoặc định kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi, định kỳ
thực hiện tiêu độc khử trùng theo lịch của cơ sở và theo các đợt phát động của
địa phương.
4.2. Hộ gia đình có chăn nuôi lợn: Định
kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi và thực hiện tiêu độc khử trùng theo các đợt phát động
của địa phương.
4.3. Cơ sở sản xuất lợn giống: Định kỳ
vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi đợt xuất chuồng và theo các đợt phát động của
địa phương.
4.4. Cơ sở giết mổ lợn: Định kỳ vệ
sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi ca giết mổ lợn.
4.5. Cơ sở sơ chế, chế biến thịt lợn,
sản phẩm thịt lợn: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất.
4.6. Địa điểm thu gom, chợ buôn bán lợn
và sản phẩm của lợn: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực buôn bán lợn và sản phẩm
của lợn sau mỗi phiên chợ. Nơi cách ly kiểm dịch lợn phải định kỳ thực hiện vệ
sinh và tiêu độc khử trùng ít nhất 01 lần trong tuần trong thời gian nuôi cách
ly lợn.
4.7. Phương tiện vận chuyển lợn và sản
phẩm của lợn: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi lần vận chuyển.
4.8. Khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy
lợn, sản phẩm của lợn nhiễm, nghi nhiễm mầm bệnh; khu vực thu gom, xử lý chất
thải của động vật: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau khi hoàn thành việc xử lý,
chôn lấp và theo các đợt phát động của địa phương.
4.9. Trạm, chốt kiểm dịch động vật: Vệ
sinh, tiêu độc khử trùng đối với phương tiện vận chuyển lợn
và sản phẩm của lợn đi qua trạm kiểm dịch.
4.10. Chốt kiểm soát ổ dịch: Vệ sinh,
tiêu độc khử trùng hàng ngày đối với phương tiện vận chuyển
đi qua chốt trong thời gian có dịch.
5. Trường hợp có dịch bệnh Dịch tả lợn
Châu Phi xảy ra trên địa bàn, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng
dẫn cụ thể về đối tượng, tần suất vệ sinh, khử trùng tiêu độc trên địa bàn vùng
có ổ dịch, vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp./.
PHỤ LỤC SỐ 03
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA,
KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH ĐỐI VỚI LỢN, SẢN PHẨM TỪ LỢN TẠI CHỐT KIỂM SOÁT TẠM
THỜI, CÁC TỔ KIỂM SOÁT CƠ ĐỘNG
(Kèm theo Kế hoạch số: 257/KH-UBND, ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
1. Kiểm tra thủ tục hành chính
- Hồ sơ kiểm dịch:
Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi
địa bàn cấp tỉnh; Bảng kê mã số đánh dấu gia súc (đối với lợn giống); Niêm phong phương tiện vận chuyển đối với lợn thịt và sản phẩm từ lợn.
- Đối chiếu mã số trên niêm phong
phương tiện vận chuyển, mã số đánh dấu trên động vật, số
lượng động vật; số lượng, quy cách đóng gói, khối lượng sản phẩm động vật thực
tế so với các thông tin ghi trong bộ hồ sơ kiểm dịch.
- Theo quy định của Luật Thú y việc vận
chuyển động vật, sản phẩm động vật giữa các huyện trong tỉnh không thực hiện kiểm
dịch do đó không có hồ sơ kiểm dịch.
2. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của
động vật, thực trạng vệ sinh của sản phẩm động vật
- Kiểm tra lâm sàng chú trọng quan
sát các biểu hiện lâm sàng để phát hiện những triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn
Châu Phi và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo danh mục bệnh động vật trên cạn
phải công bố dịch, danh mục bệnh truyền nhiễm lây giữa động vật và người; danh
mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
- Kiểm tra số lượng, quy cách đóng
gói, khối lượng, thực trạng vệ sinh của sản phẩm thịt, xương, phủ tạng, phụ phẩm
của lợn.
- Sau khi kiểm tra động vật, sản phẩm
động vật bảo đảm vệ sinh thú y, số lượng chủng loại động vật, khối lượng sản phẩm
động vật đúng với hồ sơ kiểm dịch thì cán bộ kiểm tra xác nhận (nội dung ghi đã
kiểm tra), ngày, tháng, năm kiểm tra, ký và ghi rõ họ và tên ở mặt sau của giấy
chứng nhận kiểm dịch để chủ hàng tiếp tục hành trình vận chuyển.
- Khi kiểm tra phát hiện lợn chết với
biểu hiện lâm sàng của bệnh Dịch tả lợn Châu phi, Tai Xanh, Lở mồm long móng thực
hiện tạm giữ để kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm xác định mầm
bệnh.
3. Lấy mẫu xác định mầm bệnh
- Tại địa điểm nuôi nhốt khi thực hiện
kiểm tra lâm sàng, mổ khám, lấy mẫu trên những lợn chết,
lợn nghi mắc bệnh cán bộ thú y lập biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y
theo mẫu 04, biên bản kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm theo mẫu 03 ban hành kèm
theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong quá trình kiểm tra, lấy mẫu, bảo quản,
vận chuyển mẫu thực hiện theo QCVN 01-81:2011/BNNPTNT Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bệnh động vật - Yêu cầu trung về lấy mẫu, bảo quản
và vận chuyển ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thú y.
4. Khử trùng tiêu độc
- Tại chốt kiểm dịch động vật tạm thời
phun khử trùng tiêu độc 100% các phương tiện lưu thông qua chốt, phun kỹ bánh, gầm và thành xe chú trọng phun kỹ các xe từ tỉnh có dịch hoặc đi
qua vùng có dịch.
- Tổ kiểm soát cơ động thực hiện phun
khử trùng, tiêu độc trước khi di chuyển xe lợn có biểu hiện lâm sàng của bệnh Dịch
tả lợn Châu phi, Tai Xanh, Lở mồm long móng đến nơi nuôi nhốt theo dõi.
- Pha và phun hóa chất khử trùng tiêu
độc đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.
5. Lựa chọn vị trí nuôi nhốt
Các huyện, thành phố chủ động lựa chọn vị trí nuôi nhốt lợn trong thời gian theo dõi chờ kết
quả xét nghiệm, tiêu chí để lựa chọn vị trí: cách xa chợ, trường học, bệnh viện,
khu đông dân cư, xa các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn trên địa bàn, khu vực
chăn nuôi tập trung của người dân./.
PHỤ LỤC SỐ 04
HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC GIÁM SÁT, MỔ
KHÁM, LẤY MẪU ĐỂ XÁC ĐỊNH MẦM BỆNH, KHỬ TRÙNG TIÊU ĐỘC, TIÊU HỦY LỢN MẮC BỆNH
DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
(Kèm theo Kế hoạch số: 257/KH-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Lào Cai)
1. Giám sát dịch bệnh
Tại các xã, phường, thị trấn đã phát
sinh ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp bố trí cán
bộ có chuyên môn (Bác sỹ thú y, Kỹ sư chăn nuôi thú y, Kỹ sư chăn nuôi) thực hiện
giám sát dịch bệnh: Kiểm tra lâm sàng, mổ khám, lấy mẫu bệnh phẩm để xác định bệnh
Dịch tả lợn Châu Phi; phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp xã thống
kê, rà soát chi tiết các hộ nuôi lợn trên địa bàn; hướng dẫn, giám sát lực lượng
tham gia chôn hủy lợn, thực hiện các biện pháp khử trùng khi chôn hủy lợn; hướng
dẫn người chăn nuôi lợn thực hiện khử trùng tiêu độc môi trường, áp dụng các biện
pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
2. Mổ khám xác định bệnh
Lợn chết hoặc lợn nghi mắc bệnh Dịch
tả lợn Châu Phi còn sống được làm chết cho vào bao tải buộc kín, phun khử trùng
bao chứa lợn trước khi vận chuyển đến vị trí hố chôn đã đào sẵn để mổ khám, trải
bạt hoặc bao tải, túi ni lông đặt lợn lên mổ sau khi mổ xong thu gom toàn bộ bạt,
bao tải, túi ni lông, xác lợn cho xuống hố chôn, sau khi hoàn thành việc lấp đất
phun khử trùng toàn bộ bề mặt hố chôn và xung quanh hố
chôn.
3. Lấy mẫu để xác định mầm bệnh
+ Đối với lợn đã chết lấy hạch lympho
bẹn hoặc hạch cổ, trường hợp lợn đang sốt lấy máu (khi cần thiết mổ phanh để lấy
lách, hạch lâm ba gan, phổi, màng treo ruột, thận). Trọng lượng mẫu cần lấy đối
với hạch lympho, lách, thận từ 100 -150 gam.
+ Thực hiện lấy
mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm đối với các xã, phường, thị trấn
chưa phát sinh ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; không lấy
mẫu để xét nghiệm vi rút Dịch tả lợn Châu Phi tại các xã, phường, thị trấn đã được lấy mẫu có kết quả
xét nghiệm dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi đối với lợn nghi mắc bệnh.
+ Đối với các trang trại quy mô từ
100 con lợn trở lên, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm trước
khi tiêu hủy.
4. Tiêu hủy lợn bệnh tại xã, phường, thị trấn đã có dịch
- Xử lý lợn tại hộ chăn nuôi có lợn
mắc bệnh DTLCP
+ Tiêu hủy lợn
mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh Dịch tả lợn
Châu Phi và lợn cùng ô chuồng.
+ Lợn ở ô chuồng khác, dẫy chuồng
khác chưa mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải thực hiện lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh
Dịch tả lợn Châu Phi: Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì tiêu hủy
toàn bộ số lợn của hộ gia đình; Trường hợp kết quả xét
nghiệm âm tính, chủ hộ tiếp tục nuôi cách ly tại hộ gia đình
hoặc xuất bán, giết mổ, tiêu thụ trên địa bàn cấp huyện.
+ Căn cứ vào tình hình thực tế, số lượng,
tình trạng sức khỏe của lợn, điều kiện chăn nuôi, điều kiện cách ly dịch bệnh của
hộ gia đình, Hội đồng tiêu hủy lợn cấp huyện, cấp xã quyết định việc tiêu hủy hết
số lượng lợn của hộ hay để lại lấy mẫu, theo dõi.
- Xử lý lợn tại trang trại chăn
nuôi có lợn mắc bệnh DTLCP
+ Tiêu hủy lợn
mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh Dịch tả lợn
Châu Phi.
+ Lợn khỏe mạnh ở cùng ô chuồng có lợn
mắc bệnh, lợn ở ô chuồng khác, dẫy chuồng khác phải thực
hiện lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo từng ô chuồng. Tiêu
hủy toàn bộ số lợn ở ô chuồng có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh Dịch
tả lợn Châu Phi; kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
tiếp tục nuôi cách ly tại trang trại hoặc xuất bán để giết mổ, tiêu thụ trên địa
bàn cấp tỉnh.
- Làm chết lợn: Sử dụng máy chích điện hoặc các biện pháp khác làm chết lợn, cho lợn
vào bao tải buộc kín, con to không cho vừa vào bao tải thì
sử dụng bạt hoặc túi ni lông để quấn kín lợn, phun thuốc khử trùng các bao chứa lợn trước khi vận chuyển từ chuồng lên xe chở
đi chôn hủy.
- Phương tiện vận chuyển lợn đi
chôn hủy: Có sàn kín để không rơi vãi các chất thải
trên đường đi, phun khử trùng trước khi cho các bao lợn lên xe, rải bạt kín
thùng xe, sau khi cho hết các bao chứa lợn lên xe phải buộc kín các góc bạt lại
với nhau và phun thuốc khử trùng trước khi vận chuyển đến nơi chôn hủy.
- Thời gian chôn hủy: Thực hiện tiêu hủy lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trong vòng 24 giờ
kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi hoặc
được cán bộ Thú y của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp
huyện kiểm tra lâm sàng, mổ khám xác định lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
5. Vị trí, các bước chôn hủy, quản
lý hố chôn
- Trường hợp chôn hủy ở ngay khu vực ổ
dịch hố chôn phải cách nhà dân, giếng nước, chuồng nuôi động vật tối tiểu 30 m
và có đủ diện tích.
- Trường hợp thu gom để chôn hủy tập
trung thì Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp xã quyết định vị
trí chôn hủy đảm bảo vị trí được lựa chọn không ảnh hưởng đến nguồn nước, trường học, chợ, các hộ dân ở xung quanh...
- Hố chôn phải đủ rộng phù hợp với lượng
lợn cần chôn, sau khi đào hố xong, rải một lớp vôi bột xuống đáy hố theo tỷ lệ
1 kg vôi/m2, cho các bao chứa lợn xuống, rắc một
lượt vôi lên bề mặt hoặc phun hóa chất lấp đất và nện chặt.
Yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa
lợn đến mặt đất là 1m trở lên, lấp và đắp đất để đảm bảo
nước không chảy vào hố chôn làm sụt, lún hố chôn.
- UBND cấp xã quản lý hố chôn, tổ chức
kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời các sự cố sụt, lún, xói mòn, rò, rỉ, bốc mùi của hố chôn. Hố chôn phải có biển cảnh báo
người ra vào khu vực và được đánh dấu trên bản đồ của cấp xã, ghi chép và lưu
trữ thông tin tại UBND cấp xã.
6. Khử trùng tiêu độc
- Đối với cán bộ thú y: Cán bộ thú y khi thực hiện giám sát dịch bệnh, mổ khám phải mặc quần
áo bảo hộ sinh học, đeo khẩu trang, găng tay, đội mũ và đi
ủng, phun thuốc sát trùng vào ủng trước và sau khi ra vào
chuồng, trại chăn nuôi lợn. Chôn hủy quần áo bảo hộ sinh
học, găng tay, khẩu trang, mũ sau khi mổ khám.
- Đối
với người tham gia bắt, vận chuyển, chôn hủy lợn:
+ Trước khi chôn hủy: Lực lượng trực tiếp tham gia thu gom, chôn hủy lợn mang thêm 01 bộ quần
áo sạch để thay sau khi hoàn thành việc chôn hủy, mặc quần áo bảo hộ sinh học,
đeo khẩu trang, găng tay, đội mũ và đi ủng trước khi thực hiện bắt, vận chuyển
lợn lên phương tiện vận chuyển.
+ Sau khi chôn hủy: Sau khi chuyển hết các bao tải lợn xuống hố cởi bỏ quần áo bảo hộ sinh
học, khẩu trang, găng tay, mũ bỏ xuống hố chôn hủy. Sát trùng ủng, chân, tay, cởi
quần áo dài đang mặc trên người ngâm vào dung dịch Chloramine B5% (50g pha với
1 lít nước) và mặc quần áo sạch đã mang theo, rồi mới ra khỏi ổ dịch.
- Phương
tiện vận chuyển: Sau khi đổ lợn xuống hố thực hiện
phun hóa chất khử trùng toàn bộ phương tiện vận chuyển.
- Khử trùng hố chôn: Sau khi hoàn thành việc lấp đất phun khử trùng
toàn bộ bề mặt hố chôn và xung quanh hố chôn.
- Chuồng trại, dụng cụ
chăn nuôi tại hộ có dịch: Hướng dẫn, giám sát chủ hộ
thu gom toàn bộ phân và chất thải, thức ăn thừa, bao tải, bạt che chắn đem đi
chôn hoặc đốt, phun hóa chất khử trùng nền, thành và mái chuồng nuôi và xung
quanh bên ngoài chuồng nuôi, sát trùng hệ thống cung cấp nước uống, vặn các van
vòi cho lợn uống nước ra để sát
trùng, ngâm các dụng cụ phục vụ chăn nuôi vào dung dịch thuốc sát trùng.
7. Quản lý, theo dõi đàn lợn
Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã chỉ đạo lập Danh sách theo dõi số lượng lợn còn lại của hộ, trang trại
chăn nuôi có lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã phải
tiêu hủy. Hàng ngày kiểm tra, giám sát tình trạng sức khỏe đàn lợn đến khi trên
địa bàn cấp xã công bố hết dịch hoặc hộ gia đình, trang
trại chăn nuôi lợn thịt đã xuất bán hết.
8. Xác định lợn nái, đực giống, lợn con, lợn thịt, lợn choai
- Lợn nái: Bao gồm lợn nái nền, nái
đang chửa, lợn nái đã đẻ ít nhất một lứa.
- Lợn đực giống: Là lợn đang khai
thác (phối giống trực tiếp hoặc khai thác tinh) đối với lợn đực lai, ngoại có
trọng lượng tối thiểu 80kg/con, đực giống nội 50 kg/con.
- Lợn con, lợn thịt, lợn choai: Là số
lợn còn lại bao gồm cả lợn nái loại thải, lợn đực giống đã thiến hoạn.
9. Thống kê, báo cáo
- Các xã, phường, thị trấn đã có ổ dịch
thực hiện thống kê xong đàn lợn trong thời gian 03 ngày kể từ ngày có kết quả
xét nghiệm dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.
- Phòng Nông nghiệp/ Kinh tế báo cáo
tình hình dịch bệnh, tiêu hủy lợn theo mẫu gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn qua Chi cục chăn nuôi và Thú y trước 14 giờ hàng ngày (kể cả ngày thứ
7 và chủ nhật, ngày lễ, ngày tết)./.
PHỤ LỤC SỐ 05
HƯỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ HỖ TRỢ
KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM
(Kèm theo Kế hoạch số: 257/KH-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Lào Cai)
I. Các loại dịch bệnh được hỗ trợ
kinh phí phòng, chống dịch
1. Bệnh Cúm gia cầm.
2. Bệnh Tai xanh ở lợn.
3. Bệnh Lở mồm long móng gia súc.
4. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
II. Trình tự, thủ tục hỗ trợ
Khi các loại dịch bệnh nêu trên xảy
ra, chủ hộ/cơ sở chăn nuôi phải báo cáo thú y cấp xã hoặc UBND dân cấp xã; UBND dân cấp xã tổ chức kiểm tra, xác minh thông tin đồng thời báo cáo UBND
cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền cấp huyện để kiểm tra xác định
bệnh (có thể phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y để phối hợp thực hiện); nếu
kết luận gia súc, gia cầm mắc 1 trong 4 loại bệnh ở Điểm I thì UBND cấp huyện,
cấp xã phải tổ chức triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch và thực hiện lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch
như sau:
I. Thành phần hồ sơ hỗ trợ
- Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn
nuôi do dịch bệnh của chủ hộ/cơ sở chăn nuôi (Mẫu 01).
- Biên bản xác định bệnh của cơ quan
chuyên môn có thẩm quyền của cấp huyện (Mẫu 02A) hoặc phiếu trả lời kết quả xét nghiệm bệnh
của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền cấp tỉnh hoặc trung ương (Mẫu 02B).
- Quyết định tiêu hủy gia súc/gia cầm
mắc bệnh của UBND cấp xã (Mẫu 03).
- Biên bản tiêu hủy gia súc/gia cầm mắc
bệnh của UBND cấp xã (Mẫu 04).
- Quyết định công bố dịch của UBND cấp
huyện hoặc UBND tỉnh (Mẫu 05).
- Bảng Danh sách các hộ có gia
súc/gia cầm tiêu hủy của thôn, tổ (Mẫu
06A-GC/ 06A-L/ 06A-TB); Bảng
tổng hợp số lượng gia súc/gia cầm tiêu hủy của UBND Cấp xã (Mẫu 06B-GC/ 06B-L/ 06B-TB).
- Tờ trình hỗ trợ kinh phí phòng, chống
dịch bệnh gia súc/gia cầm của UBND cấp xã (Mẫu 07).
- Biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ
trợ của Hội đồng thẩm định cấp huyện (Mẫu
08).
- Bảng tổng hợp số lượng gia súc/gia
cầm tiêu hủy của UBND cấp huyện (Mẫu
09-GC/ 09-L/ 09-TB).
- Tờ trình hỗ
trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc/gia cầm của UBND
cấp huyện (Mẫu 10).
2. Thời gian và thời hạn giải quyết hồ sơ
Căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh,
yêu cầu công tác phòng, chống dịch và hướng dẫn của tỉnh,
các địa phương chủ động thực hiện lập hồ sơ, tổng hợp và
trình kinh phí hỗ trợ đảm bảo kịp thời, đúng quy định trên cơ sở nguyên tắc
sau:
- Đối với các trường hợp dịch xảy ra nhỏ lẻ, tính chất ít phức tạp, thời gian không kéo dài
thì thực hiện đề nghị hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch
sau khi có văn bản công bố hết dịch.
- Đối với các trường
hợp dịch xảy ra trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, thời gian kéo dài thì thực
hiện tổng hợp, đề nghị hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch theo tháng (sau khi hết
ngày cuối cùng của tháng).
- Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND các cấp phải có ý kiến
trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết cho các hộ/cơ sở chăn nuôi tại Nhà Văn hoá thôn/tổ, trụ sở UBND cấp xã.
III. Tổ chức thực hiện
UBND cấp xã thành lập Hội đồng tiêu hủy lợn bị mắc bệnh Dịch tả Châu Phi theo Điểm a, Mục 3, Điều 5 Quyết định
số 1519/QĐ-UBND ngày 29/5/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào
Cai ban hành quy định tạm thời mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
trên địa bàn tỉnh Lào Cai; trong đó Lãnh đạo UBND cấp xã
làm Chủ tịch Hội đồng; mời thêm các thành phần tham gia giám sát: Đại diện HĐND cấp xã, Mặt trận tổ quốc và các Đoàn
thể:
- Chủ hộ/cơ sở chăn nuôi và Hội đồng
tiêu hủy cấp xã lập Biên bản tiêu hủy theo Mẫu 04; nộp Đơn đề nghị theo Mẫu 01 tại UBND cấp xã.
- Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền của
cấp huyện/cấp tỉnh kiểm tra, xác định bệnh theo Mẫu 02A hoặc phối hợp lấy
mẫu bệnh phẩm gửi cơ quan chuyên môn có thẩm quyền cấp tỉnh/trung
ương xét nghiệm, trả lời kết quả theo Mẫu
02B.
- UBND cấp xã: Lập hồ sơ theo Mẫu 03, 04, 05, 06A, 06B; thực hiện công khai
minh bạch các trường hợp được hỗ trợ trên hệ thống truyền thanh của xã và niêm yết công khai tại Nhà Văn hoá
thôn, tổ, UBND cấp xã ít nhất 15 ngày (Theo Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quy chế
công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước
đối với cá nhân, dân
cư); lập Tờ trình hỗ trợ kinh phí theo Mẫu 07.
- UBND cấp huyện: Tổ chức thẩm định
các nội dung theo tờ trình của UBND cấp xã và lập hồ sơ
theo Mẫu 08, 09, 10. Kịp thời bố trí, cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định của tỉnh.
* Ghi chú: Hồ sơ hướng dẫn, biểu mẫu
(bản mềm) được đăng tải trên trang Web của Sở Nông nghiệp và PTNT./.
PHỤ LỤC SỐ 06
HƯỚNG DẪN VẬN CHUYỂN LỢN ĐỂ GIẾT
MỔ, TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỪ LỢN KHI CÓ BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
(Kèm theo Kế hoạch số: 257/KH-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Lào Cai)
I. Giải thích từ ngữ
- Ổ dịch: Là hộ
gia đình, trại chăn nuôi lợn hoặc hoặc nơi phát hiện có mẫu dương tính với vi
rút DTLCP.
- Vùng bị dịch uy hiếp: Trong phạm vi
03 km xung quanh ổ dịch.
- Vùng giám sát dịch bệnh: Trong phạm
vi 10 km xung quanh ổ dịch.
II. Quản lý vận chuyển lợn để giết
mổ
1. Vận chuyển lợn trong phạm vi cấp
huyện
- Ổ dịch
và vùng bị dịch uy hiếp: Lợn đã được lấy mẫu xét nghiệm
có kết quả âm tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi được vận chuyển đến cơ sở giết
mổ trong trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát dịch bệnh.
- Vùng giám sát dịch bệnh: Không thực hiện lấy mẫu xét nghiệm vi rút Dịch tả lợn Châu Phi, lợn được
vận chuyển đến cơ sở giết mổ tại vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát dịch bệnh
và vùng chưa có dịch.
- Lợn đã được cán bộ thú y, thú y
viên cấp xã kiểm tra lập Biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y theo mẫu số
04 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT.
2. Vận chuyển lợn ra ngoài huyện
trong tỉnh
- Điều kiện chung: Lợn đã được cán bộ thú y cấp huyện kiểm tra lập Biên bản ghi nhận tình
trạng vệ sinh thú y theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT, niêm phong phương tiện vận chuyển lợn. Phương tiện
vận chuyển phải đảm bảo an toàn kỹ thuật, được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc trước
và sau khi ra vào cơ sở chăn nuôi lợn, cơ sở giết mổ lợn,
thực hiện phun khử trùng, tiêu độc tại các chốt kiểm dịch động vật tạm thời.
- Điều kiện bắt buộc:
+ Lợn xuất phát từ ổ dịch là hộ chăn
nuôi phải lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút Dịch tả lợn Châu
Phi, lợn khỏe mạnh, bảo đảm vệ sinh thú y được vận chuyển đến cơ sở giết mổ
trong trên địa bàn cấp huyện.
+ Lợn xuất phát từ ổ dịch là trang trại
phải lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi,
lợn khỏe mạnh, bảo đảm vệ sinh thú y được vận chuyển đến cơ sở giết mổ trên địa
bàn tỉnh.
+ Lợn xuất phát từ hộ gia đình, trang
trại tại vùng bị dịch uy hiếp phải lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với
vi rút Dịch tả lợn Châu Phi, lợn khỏe mạnh, bảo đảm vệ
sinh thú y được vận chuyển đến cơ sở giết mổ trên địa bàn cấp tỉnh.
III. Quản lý giết mổ, tiêu thụ sản
phẩm từ lợn
Tại các cơ sở
giết mổ phải có cán bộ thú y, thú y viên đã được tập huấn công tác kiểm soát giết
mổ làm kiểm soát giết mổ và đóng dấu kiểm soát giết mổ.
1. Cơ sở giết mổ tập trung
- Được phép tiếp nhận lợn như mục II
nêu trên và lợn từ tỉnh khác có hồ sơ kiểm dịch theo quy
định.
- Thịt và phủ tạng được tiêu thụ trên
địa bàn tỉnh; trường hợp đưa vào bảo quản, vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
phải được lấy mẫu xét nghiệm có kết quả âm tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi
của mỗi lô sản xuất.
2. Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tại vùng có dịch
- Được phép tiếp nhận lợn như mục II
nêu trên, không được tiếp nhận lợn từ tỉnh khác vận chuyển
vào để giết mổ.
- Tại vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám
sát dịch bệnh UBND cấp xã lựa chọn đề xuất 2-3 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đảm bảo các
điều kiện sau: Địa điểm phải tách với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm, trạng
thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây hại, ô nhiễm cho sản phẩm, có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho hoạt động giết mổ,
cơ sở giết mổ phải có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh để giết mổ lợn.
- Thịt và phủ tạng chỉ được phép lưu
hành, sử dụng tại vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát dịch bệnh.
3. Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tại vùng chưa có dịch
- Khuyến khích lựa chọn các điểm giết
mổ lợn như ở vùng có dịch.
- Được phép tiếp nhận lợn như mục II
nêu trên, không được tiếp nhận lợn từ tỉnh khác vận chuyển vào để giết mổ.
- Thịt và phủ tạng của lợn có nguồn gốc
từ vùng bị dịch uy hiếp được tiêu thụ trên địa bàn huyện, thịt và phủ tạng của
lợn có nguồn gốc từ vùng giám sát dịch bệnh được tiêu thụ
trên địa bàn tỉnh.
IV. Lấy mẫu xét nghiệm, xử lý kết
quả xét nghiệm
1. Loại mẫu, số lượng
- Loại mẫu: Lấy mẫu máu đối với lợn sống, lấy mẫu thịt tại cơ
sở giết mổ tập trung, việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và vận
chuyển mẫu phải tuân thủ theo QCVN 01-83: 2011/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Cơ sở chăn nuôi
+ Đối với trường hợp xuất bán, vận
chuyển dưới 100 con lợn: Lấy mẫu máu của 05 con lợn để gộp thành 01 mẫu xét
nghiệm. Trường hợp cơ sở chăn nuôi có dưới 05 con lợn, thì phải lấy mẫu tất cả
lợn và gộp thành 01 mẫu xét nghiệm;
+ Đối với trường
hợp xuất bán, vận chuyển từ 100 đến 300 con: Lấy mẫu của 15 con lợn để gộp
thành 03 mẫu xét nghiệm;
+ Đối với trường hợp xuất bán, vận
chuyển trên 300 con: Lấy mẫu máu của 30 con lợn để gộp thành 06 mẫu xét nghiệm.
- Cơ sở thu gom
+ Đối với trường
hợp xuất bán, vận chuyển dưới 100 con lợn: Lấy mẫu máu của 10 con lợn để gộp
thành 02 mẫu xét nghiệm. Trường hợp cơ sở thu gom, kinh
doanh có dưới 10 cơn lợn, thì phải lấy mẫu tất cả số lợn và gộp thành 01 mẫu
xét nghiệm;
+ Đối với trường
hợp xuất bán, vận chuyển từ 100 đến 300 con: Lấy mẫu máu của 30 con lợn để gộp thành 06 mẫu xét nghiệm;
+ Đối với trường hợp xuất bán, vận
chuyển trên 300 con: Lấy mẫu máu của 60 con lợn để gộp
thành 12 mẫu xét nghiệm.
- Cơ sở giết mổ tập trung: lấy mẫu ngẫu nhiên 15 mẫu sản phẩm từ lợn để gộp thành 03 mẫu xét nghiệm
từ mỗi lô sản xuất.
2. Xử lý kết quả xét nghiệm
- Kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh
Dịch tả lợn Châu Phi: Có giá trị sử dụng 10 ngày đối với lô lợn sống đã lấy mẫu kể
từ ngày ký phiếu trả lời kết quả xét nghiệm, trường hợp
lô lợn đã xét nghiệm không bán hết trong vòng 10 ngày phải
lấy mẫu để xét nghiệm lại trước khi xuất bán. Sản phẩm được đưa vào bảo quản, vận
chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
- Kết quả dương tính với bệnh Dịch
tả lợn Châu Phi: Tiêu hủy toàn bộ đàn lợn tại ô chuồng
lấy mẫu, cơ sở thu gom, tiêu hủy lô sản phẩm thịt lợn đã lấy mẫu.
3. Chi phí xét nghiệm
Chủ cơ sở chăn nuôi lợn, chủ cơ sở có sản phẩm từ lợn chi trả chi phí lấy mẫu, gửi mẫu và xét nghiệm theo
quy định (Tiền xét nghiệm 01 mẫu là 522.000 đồng + 140.000 đồng/lần gửi mẫu từ
Lào Cai đi Hà nội “tiền gửi, hộp xốp bảo quản”).
V. Tổ chức thực hiện
1. Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố
- Phê duyệt số
lượng, điều kiện của cơ sở giết mổ lợn. Căn cứ vào diễn
biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn chỉ đạo các phòng ban chuyên môn thực hiện
kiểm soát vận chuyển, giết mổ, xác định vùng có dịch và vùng chưa có dịch để lấy
mẫu trên đàn lợn.
- Chỉ đạo Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp
thực hiện lấy mẫu máu trên đàn lợn của các cơ sở chăn nuôi, cơ sở thu gom có
nhu cầu xuất bán để giết mổ gửi Chi cục Chăn nuôi và Thú y trước 16 giờ hàng
ngày. Thu chi phí phục vụ cho việc xét nghiệm từ chủ vật nuôi như mục IV gửi
Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
2. Chi cục Chăn nuôi và Thú y
- Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tại các
cơ sở giết mổ tập trung, thực hiện cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lợn, sản
phẩm từ lợn ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định.
- Hàng ngày tiếp nhận mẫu từ các huyện,
thành phố và gửi mẫu đến phòng xét nghiệm, thông báo kết
quả xét nghiệm cho các huyện gửi mẫu, thu tiền xét nghiệm từ Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố để
chuyển trả cho đơn vị xét nghiệm.
- Giám sát việc khử trùng tiêu độc tại
các cơ sở giết mổ tại các huyện./.
PHỤ BIỂU SỐ: 07
TỔNG KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ
LỢN CHÂU PHI NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số: 257/KH-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị
tính: Đồng
TT
|
Nội
dung
|
Cộng
|
Nguồn
ngân sách
|
Ngân
sách tỉnh
|
Ngân
sách huyện/thành phố
|
1
|
Hóa chất khử
trùng
|
4,750,000,000
|
4,750,000,000
|
|
2
|
Chi phí xét nghiệm mẫu bệnh phẩm
|
251,500,000
|
251,500,000
|
|
3
|
Vật tư, dụng cụ lấy mẫu
|
101,430,000
|
101,430,000
|
|
4
|
Công tác phí, xăng xe, điện thoại,
văn phòng phẩm
|
568,600,000
|
568,600,000
|
|
5
|
Hội nghị đánh
giá, triển khai kế hoạch ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
|
6,500,000
|
6,500,000
|
|
6
|
Tập huấn
|
1,549,950,000
|
467,550,000
|
1,082,400,000
|
7
|
In tờ rơi, áp
phích tuyên truyền
|
654,000,000
|
240,000,000
|
414,000,000
|
8
|
Trang bị bảo hộ sinh học chống dịch
|
3,190,244,000
|
3,190,244,000
|
|
9
|
Công tổ chốt kiểm dịch tạm thời
|
2,025,000,000
|
|
2,025,000,000
|
10
|
Công khử trùng tiêu độc
|
328,000,000
|
|
328,000,000
|
11
|
Hỗ trợ cán bộ trực tiếp tham gia
tiêu hủy
|
11,826,000,000
|
36,000,000
|
11,790,000,000
|
12
|
Kinh phí hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh
Dịch tả lợn Châu Phi
|
57,734,250,000
|
|
57,734,250,000
|
13
|
Kinh phí hỗ trợ công tiêu hủy lợn mắc bệnh
|
3,175,395,000
|
|
3,175,395,000
|
14
|
Kinh phí mua vôi khử trùng tiêu độc
chuồng trại phòng chống dịch bệnh
|
1,668,800,000
|
|
1,668,800,000
|
15
|
Kinh phí mua máy gây choáng, làm chết
lợn trước khi tiêu hủy
|
216,000,000
|
|
216,000,000
|
16
|
Kinh phí mua máy phun khử trùng động
cơ
|
270,000,000
|
|
270,000,000
|
Tổng
cộng
|
88,315,669,000
|
9,611,824,000
|
78,703,845,000
|
PHỤ BIỂU SỐ: 08
TỔNG HỢP KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN PHÒNG, CHỐNG BỆNH
DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số: 257/KH-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị tính: Đồng
TT
|
Nội
dung
|
Cộng
|
Nguồn
ngân sách
|
Ngân
sách tỉnh
|
Ngân
sách huyện/thành phố
|
1
|
Hoá chất khử trùng
|
1,900,000,000
|
1,900,000,000
|
|
2
|
Chi phí xét nghiệm mẫu bệnh phẩm
|
125,750,000
|
125,750,000
|
|
3
|
Vật tư, dụng cụ lấy mẫu
|
51,090,000
|
51,090,000
|
|
4
|
Công tác phí, xăng xe, điện thoại,
văn phòng phẩm
|
327,000,000
|
327,000,000
|
|
5
|
Hội nghị đánh giá, triển khai kế
hoạch ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
|
6,500,000
|
6,500,000
|
|
6
|
Tập huấn
|
1,549,950,000
|
467,550,000
|
1,082,400,000
|
7
|
In tờ rơi, áp phích tuyên truyền
|
654,000,000
|
240,000,000
|
414,000,000
|
8
|
Trang bị bảo hộ sinh học chống dịch
|
251,626,000
|
251,626,000
|
|
9
|
Kinh phí mua máy phun khử trùng động
cơ
|
270,000,000
|
|
270,000,000
|
Tổng
cộng
|
5,135,916,000
|
3,369,516,000
|
1,766,400,000
|
PHỤ BIỂU SỐ 09
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN PHÒNG, CHỐNG BỆNH
DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số: 257/KH-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT
|
Nội
dung
|
ĐVT
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Dự
toán
|
Diễn
giải
|
|
Tổng kinh phí phòng, chống dịch bệnh (I+II)
|
|
|
|
5,135,916,000
|
|
I
|
Kinh
phí phòng, chống dịch - Ngân sách tỉnh
|
|
|
|
3,369,516,000
|
|
1
|
Hóa chất khử trùng (Iocid, Benkocid,...)
|
|
|
|
1,900,000,000
|
|
+
|
Hoá chất sử dụng khi chưa có dịch khử trùng tiêu độc cho 164 xã, phường
|
Lít
|
10,000
|
190,000
|
1,900,000,000
|
|
2
|
Chi phí xét nghiệm mẫu bệnh phẩm
|
|
|
|
125,750,000
|
|
-
|
Xét nghiệm vi rút Dịch tả lợn Châu Phi bằng phương pháp Real time RT-PCR
|
Mẫu
|
200
|
610,500
|
122,150,000
|
Theo
Thông tư số 283/2016/TT-BTC
|
-
|
Công lấy mẫu
|
Mẫu
|
200
|
18,000
|
3,600,000
|
Theo
Thông tư số 283/2016/TT-BTC
|
3
|
Vật tư, dụng cụ lấy mẫu
|
|
|
|
51,090,000
|
|
-
|
Xi lanh nhựa lấy mẫu loại 10ml
|
Cái
|
200
|
3,000
|
600,000
|
|
-
|
Kim lấy mẫu máu
|
Cái
|
200
|
2,000
|
400,000
|
|
-
|
Ống nghiệm EDTA/Heparin chứa chất
chống đông máu
|
Ống
|
200
|
5,000
|
1,000,000
|
|
-
|
Ống Eppendonrf đựng mẫu huyết thanh
|
Ống
|
200
|
5,000
|
1,000,000
|
|
-
|
Găng tay cao su mỏng vô trùng
|
Đôi
|
200
|
7,000
|
1,400,000
|
|
-
|
Khẩu trang y tế
|
Cái
|
200
|
5,000
|
1,000,000
|
|
-
|
Khay đựng dụng cụ, đựng mẫu
|
Cái
|
5
|
150,000
|
750,000
|
|
-
|
Bộ dụng cụ mổ khám, lấy mẫu bệnh
phẩm
|
Bộ
|
2
|
1,000,000
|
2,000,000
|
Gồm:
Panh, kéo, dao (mỗi loại 3 cỡ), nhiệt kế,...
|
-
|
Túi Lion đựng mẫu bệnh phẩm
|
Kg
|
2
|
300,000
|
600,000
|
Túi
Lion vuốt mép loại dày đựng mẫu bệnh phẩm
|
-
|
Hộp xốp bảo quản mẫu
|
Cái
|
150
|
150,000
|
22,500,000
|
|
-
|
Quần áo bảo hộ sinh học
|
Bộ
|
100
|
160,000
|
16,000,000
|
|
-
|
Ủng cao su
|
Đôi
|
10
|
95,000
|
950,000
|
|
-
|
Cồn
|
Lít
|
5
|
40,000
|
200,000
|
|
-
|
Bông thấm nước
|
Kg
|
2
|
220,000
|
440,000
|
|
-
|
Đá khô bảo quản
mẫu
|
Túi
|
150
|
15,000
|
2,250,000
|
|
4
|
Công tác phí, xăng xe, điện thoại,
văn phòng phẩm
|
|
|
|
327,000,000
|
|
4.1
|
Công tác phí
|
|
|
|
273,400,000
|
|
-
|
Công tác Hà Nội
|
|
|
|
17,800,000
|
|
+
|
Lưu trú 2 người x 10 ngày x 200.000 đồng
|
Người/
ngày
|
20
|
200,000
|
4,000,000
|
2
người/ngày x 10 ngày x 200.000 đồng
|
+
|
Tiền ngủ 1 phòng x 8 đêm x 600.000 đồng
|
Tối
|
8
|
600,000
|
4,800,000
|
08
tối x 600.000 đồng/tối
|
+
|
Vé tàu xe 2 người x 2 vé x 5 chuyến x 450.000
đồng
|
Vé
|
20
|
450,000
|
9,000,000
|
2
người x 2 vé x 5 chuyến
x 450.000 đồng
|
-
|
Chi phí đi Hà Nội gửi mẫu xét nghiệm
|
|
|
|
78,000,000
|
|
+
|
Lưu trú 01 người x 60 lần x 200.000 đồng
|
Lần
|
60
|
200,000
|
12,000,000
|
01
người/lần/ngày x 60 lần x 200.000 đồng/ngày
|
+
|
Vé tàu, xe 01 người x 2 vé x 60 lần x 450.000 đồng
|
Vé
|
120
|
450,000
|
54,000,000
|
01
người x 2 vé x 60 lần
x 450.000 đồng
|
+
|
Tiền phòng ngủ 1 người x 20 đêm x 600.000đ
|
Phòng
|
20
|
600,000
|
12,000,000
|
1
người/phòng x 20 đêm x 600.000đ
|
-
|
Công tác trong tỉnh
|
|
|
|
177,600,000
|
|
+
|
Lưu trú 8 người x 40 ngày/năm x 200.000 đồng
|
Lượt
người/ngày
|
320
|
200,000
|
64,000,000
|
8
lượt người x 40 ngày/năm x 200.000 đồngx 1,5 năm
|
+
|
Tiền phòng ngủ 8 lượt x 10 đêm x 300.000đồng
|
Người
|
80
|
300,000
|
24,000,000
|
8
lượt người x 10 đêm x
300.000đ/phòng x 1,5
năm
|
+
|
Hỗ trợ đi lại 8 lượt x 2 lượt/ngày x 40 ngày/năm x 70km/lượt x 2000đồng/km
|
Km
|
44,800
|
2,000
|
89,600,000
|
8
lượt người x 2 lượt/ngày
x 40 ngày/năm x
70km/lượt x 1.500đ/km
x 1,5 năm
|
4.2
|
Hỗ trợ xăng xe cho Lãnh đạo đi kiểm
tra công tác phòng, chống dịch tại cơ sở: Bình quân 10
chuyến/huyện/năm x 8 huyện x 25 lít/chuyến x 25.000 đồng
|
Lít
|
2,000
|
25,000
|
50,000,000
|
Bình
quân 10 chuyến/huyện/năm x 8 huyện x 25 lít/chuyến x 25.000 đồng x 1,5 năm
|
4.3
|
Hỗ trợ tiền điện thoại, văn phòng
phẩm 12 tháng x 300.000đồng
|
Tháng
|
12
|
300,000
|
3,600,000
|
|
5
|
Hội nghị đánh giá, khai kế hoạch
ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
|
Hội
nghị
|
1
|
|
6,500,000
|
(Dự
kiến có 100 người tham dự Hội nghị) Chi tiết tại Biểu số 10
|
6
|
Tập huấn công tác điều tra dịch
tễ, giám sát ổ dịch, chẩn đoán, kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm phòng, chống bệnh
Dịch tả lợn Châu Phi.
|
Lớp
|
9
|
23,550,000
|
211,950,000
|
Lớp
tổ chức tại 09 huyện, thành phố. (Đối tượng là
cán bộ kỹ thuật Trung tâm dịch vụ NN, các thú y viên và khuyến nông viên (dự kiến 30 người/lớp x 2
ngày/lớp) Chi tiết tại
Biểu số 10
|
7
|
Tập huấn về các biện pháp tổ chức
phòng, chống dịch, tiêu hủy, khử trùng tiêu độc môi trường, lập hồ sơ hỗ trợ.
|
Lớp
|
9
|
28,400,000
|
255,600,000
|
Lớp
tổ chức tại 09 huyện, thành phố, thành phần: Cán
bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, khuyến nông viên, thú y viên cấp xã, Ban chỉ
đạo phòng chống dịch bệnh cấp
xã. Địa điểm tổ chức tại Trung tâm các huyện, thành phố, số lượng khoảng 100
người, thời gian tập huấn 01 ngày/lớp, chi tiết tại
Biểu số 10
|
8
|
In tờ rơi tuyên truyền
|
Tờ
|
50,000
|
3,000
|
150,000,000
|
|
9
|
Áp phích tuyên truyền
|
Tờ
|
3,000
|
30,000
|
90,000,000
|
|
10
|
Trang bị bảo hộ sinh học chống dịch
|
|
|
|
251,626,000
|
|
-
|
Quần áo bảo hộ sinh học Gồm: (17 Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y + 80 cán bộ thú y huyện
x 9 huyện, TP, 18 cán bộ ban chỉ đạo phòng chống dịch +
164 thú y xã thôn bản) 279 người x 4 bộ/năm 1,116 bộ x 80.000đồng
|
Bộ
|
1,116
|
160,000
|
178,560,000
|
|
-
|
Kính bảo hộ: 279 cái x 45.000đồng
|
Cái
|
279
|
45,000
|
12,555,000
|
|
-
|
Găng tay cao su loại dày: 1116 đôi x 25.00đồng
|
Đôi
|
1,116
|
25,000
|
27,903,000
|
|
-
|
Khẩu trang y tế: 1116 cái x 5.500đồng
|
Cái
|
1,116
|
5,500
|
6,138,000
|
|
-
|
Ủng cao su 279 đôi x 95.000đồng
|
Đôi
|
279
|
95,000
|
26,470,000
|
|
II
|
Kinh
phí phòng, chống dịch - Ngân sách huyện, thành
phố
|
|
|
|
1,766,400,000
|
|
1
|
Kinh
phí mua máy phun khử trùng động cơ
|
Cái
|
18
|
15,000,000
|
270,000,000
|
Dự
kiến mỗi huyện, TP mua mới 02 cái
|
2
|
Kinh
phí tập huấn tuyên truyền
|
Lớp
|
82
|
13,200,000
|
1,082,400,000
|
Chi
tiết tại Biểu số 08
|
3
|
Tuyên
truyền
|
|
|
|
414,000,000
|
|
-
|
Tuyên truyền trên Đài phát thanh cấp
xã: 3 ngày/tháng x 6 tháng x
200.000 đồng x 115 xã (70% số xã, phường trọng điểm - có hệ thống loa, đài hoạt động tốt)
|
Lần
phát/tháng /xã
|
2,070
|
200,000
|
414,000,000
|
Hoặc
tuyên truyền bằng hình thức di động: Dùng xe máy chở thiết bị phát thanh đi đến các đường làng, ngõ xóm, tổ dân phố
phát để tuyên truyền
|
PHỤ BIỂU SỐ 10
DỰ TOÁN KINH PHÍ HỘI NGHỊ, TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG KIẾN
THỨC CHUYÊN MÔN PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số: 257/KH-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
STT
|
Nội
dung
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
Ghi
chú
|
Tổng
kinh phí (A+B)
|
|
|
|
1,556,450,000
|
|
A
|
Kinh phí tổ chức hội nghị, tập huấn - Ngân sách tỉnh
|
|
|
|
474,050,000
|
|
I
|
Hội nghị đánh giá, triển khai kế
hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (dự
kiến có 100 người tham dự: Lãnh đạo Sở
Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp và PTNT/KT, TT DV nông nghiệp, Cán bộ Thú y, khuyến nông của tỉnh, của huyện, TP và một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh)
|
|
|
|
6,500,000
|
|
1
|
Thuê phục vụ hội trường, loa đài,
tăng âm, máy chiếu...
|
HT
|
1
|
2,000,000
|
2,000,000
|
|
2
|
Trang trí khánh tiết
|
Cái
|
1
|
500,000
|
500,000
|
|
3
|
Tài liệu tập huấn
|
Bộ
|
100
|
20,000
|
2,000,000
|
|
4
|
Nước uống
|
Người
|
100
|
20,000
|
2,000,000
|
|
II
|
Tập huấn công tác điều tra dịch
tễ, giám sát ổ dịch, chẩn đoán, kỹ thuật lấy mẫu
bảo quản mẫu bệnh phẩm phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Lớp tổ chức tại 09 huyện, thành phố. (Đối tượng là cán bộ kỹ thuật Trung tâm dịch vụ NN, các thú y viên,
khuyến nông viên (dự kiến 50 người/lớp x 1 ngày/lớp)
|
Lớp
|
9
|
23,550,000
|
211,950,000
|
|
|
Dự kiến cho 1 lớp
|
|
|
|
23,550,000
|
|
1
|
Thuê hội trường (Hội trường, tăng
âm, lao đài, máy chiếu, người phục vụ...)
|
Ngày
|
1
|
2,000,000
|
2,000,000
|
|
2
|
Trang trí khánh tiết
|
Cái
|
1
|
500,000
|
500,000
|
|
3
|
Tiền nước uống
|
Người/ngày
|
50
|
20,000
|
1,000,000
|
|
4
|
Văn phòng phẩm, tài liệu
|
Bộ
|
50
|
20,000
|
1,000,000
|
|
5
|
Hỗ trợ tiền ăn cho học viên (định
mức 80.000đồng/người/ngày x 1
ngày)
|
Người/ngày
|
50
|
80,000
|
4,000,000
|
|
6
|
Hỗ trợ tiền đi lại cho học viên (dự kiến bình quân 40 người x 30 km x 2 lượt x 2.000 đồng/km)
|
km
|
2400
|
2,000
|
4,800,000
|
|
7
|
Mua lợn thực hành: 2 con x 35 kg/con x
70.000đ/kg
|
Kg
|
70
|
70,000
|
4,900,000
|
|
8
|
Tiền công tác phí, tiền giảng viên
|
|
|
|
1,900,000
|
|
-
|
Hỗ trợ tiền đi lại (2 người x 150.000 lượt x 2 lượt)
|
Người
|
4
|
150,000
|
600,000
|
|
-
|
Tiền ngủ (2 người x 1 phòng x 300.000đ/phòng)
|
Phòng
|
1
|
300,000
|
300,000
|
|
-
|
Lưu trú: 02 người x 01 ngày x 200.000 đồng
|
Người
|
2
|
200,000
|
400,000
|
|
-
|
Tiền giảng viên (1 người x 1 ngày x 600.000đ/ngày)
|
Người
|
1
|
600,000
|
600,000
|
|
9
|
Dụng cụ thực hành
|
Bộ
|
3
|
|
3,450,000
|
|
-
|
Panh, dao, kéo, cặp nhiệt độ, xi
lanh, kim lấy máu, ống nghiệm EDTA....
|
Bộ
|
3
|
1,000,000
|
3,000,000
|
|
-
|
Khay đựng dụng
cụ
|
Cái
|
3
|
150,000
|
450,000
|
|
III
|
Tập huấn về các biện pháp tổ chức
phòng, chống dịch, tiêu hủy, khử trùng tiêu độc môi trường, lập hồ sơ hỗ trợ. (Thành phần gồm: Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, khuyến nông viên, thú y viên cấp xã, Ban chỉ
đạo phòng chống dịch bệnh cấp
xã. Địa điểm tổ chức tại Trung tâm các huyện,
thành phố, số lượng
khoảng 100 người, thời gian tập huấn 01 ngày/lớp)
|
Lớp
|
9
|
28,400,000
|
255,600,000
|
|
|
Dự kiến cho 1 lớp
|
|
|
|
28,400,000
|
|
1
|
Thuê hội trường (Hội trường, tăng
âm, lao đài, máy chiếu, người phục vụ...)
|
Ngày
|
1
|
2,000,000
|
2,000,000
|
|
2
|
Trang trí
khánh tiết
|
Cái
|
1
|
500,000
|
500,000
|
|
3
|
Tiền nước uống
|
Người/ngày
|
100
|
20,000
|
2,000,000
|
|
4
|
Văn phòng phẩm, tài liệu
|
Bộ
|
100
|
20,000
|
2,000,000
|
|
5
|
Hỗ trợ tiền
ăn cho học viên (định mức 80.000đồng/ người/ngày x 1
ngày)
|
Người/ngày
|
100
|
80,000
|
8,000,000
|
|
6
|
Hỗ trợ tiền đi
lại cho học viên (dự kiến bình quân 100 người x 30 km x 2 lượt x 2.000 đồng/km)
|
Km
|
6000
|
2,000
|
12,000,000
|
|
7
|
Tiền công tác phí, tiền giảng viên
|
|
|
|
1,900,000
|
|
-
|
Hỗ trợ tiền đi lại (2 người x
150.000 lượt x 2 lượt)
|
Người
|
4
|
150,000
|
600,000
|
|
-
|
Tiền ngủ (2 người x 1 phòng x 300.000đ/phòng)
|
Phòng
|
1
|
300,000
|
300,000
|
|
-
|
Lưu trú: 02 người x 01 ngày x 200.000 đồng
|
Người
|
2
|
200,000
|
400,000
|
|
-
|
Tiền giảng viên (1 người x 1 ngày x 600.000đ/ngày)
|
Người
|
1
|
600,000
|
600,000
|
|
B
|
Kinh phí tổ chức tập huấn - Ngân
sách huyện, thành phố
|
|
|
|
1,082,400,000
|
|
I
|
Tập huấn, tuyên truyền phổ biến
kiến thức về công tác phòng, chống bệnh Dịch tả
lợn Châu Phi: Lớp tập huấn được tổ chức tại Hội trường
UBND các xã, phường, thị trấn. Đối tượng tham
gia tập huấn là các thú y viên, thú y thôn bản, khuyến nông viên, khuyến nông
thôn bản, các trưởng thôn, tổ, bí thư chi bộ và
các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn. Dự kiến có khoảng 100 người tham dự/lớp x 01 ngày
|
Lớp
|
82
|
13,200,000
|
1,082,400,000
|
Đối
với những xã, phường, TT có ít hộ chăn nuôi lợn có thể tổ chức từ 2-3 xã, phường, TT thành
1 lớp tập huấn (50% số xã/164 xã, phường)
|
|
Kinh phí dự kiến cho 01 lớp
|
|
|
|
13,200,000
|
|
1
|
Tiền nước uống
|
Người
|
100
|
20,000
|
2,000,000
|
|
2
|
Văn phòng phẩm, tài liệu
|
Bộ
|
100
|
20,000
|
2,000,000
|
|
3
|
Hỗ trợ tiền ăn cho học viên (định mức
80.000đồng/ người/ngày x 1 ngày)
|
Người
|
100
|
80,000
|
8,000,000
|
|
4
|
Tiền công tác phí, tiền giảng viên
|
|
|
|
1,200,000
|
|
-
|
Hỗ trợ tiền đi lại (2 người x 150.000 lượt x 2 lượt)
|
Người
|
4
|
150,000
|
600,000
|
|
-
|
Tiền giảng viên (1 người x 1 ngày x 600.000đ/ngày)
|
Ngày
|
1
|
600,000
|
600,000
|
|
PHỤ BIỂU SỐ: 11
TỔNG HỢP KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU
PHI XẢY RA
(Kèm theo Kế hoạch số: 257/KH-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị tính: Đồng
TT
|
Nội
dung
|
Cộng
|
Nguồn
ngân sách
|
Ngân
sách tỉnh
|
Ngân
sách huyện/thành phố
|
1
|
Hóa chất khử
trùng
|
2,850,000,000
|
2,850,000,000
|
|
2
|
Chi phí xét nghiệm mẫu bệnh phẩm
|
125,750,000
|
125,750,000
|
|
3
|
Vật tư, dụng cụ lấy mẫu
|
50,340,000
|
50,340,000
|
|
4
|
Công tác phí, xăng xe, điện thoại,
văn phòng phẩm
|
241,600,000
|
241,600,000
|
|
5
|
Trang bị bảo hộ sinh học chống dịch
|
2,938,618,000
|
2,938,618,000
|
|
6
|
Công tổ chốt kiểm dịch tạm thời
|
2,025,000,000
|
|
2,025,000,000
|
7
|
Kinh phí hỗ
trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
|
57,734,250,000
|
|
57,734,250,000
|
8
|
Kinh phí hỗ trợ công tiêu hủy lợn mắc bệnh
|
3,175,395,000
|
|
3,175,395,000
|
9
|
Công khử trùng tiêu độc
|
328,000,000
|
|
328,000,000
|
10
|
Hỗ trợ cán bộ trực tiếp tham gia
tiêu hủy
|
11,826,000,000
|
36,000,000
|
11,790,000,000
|
11
|
Kinh phí mua vôi khử trùng chuồng
trại phòng, chống dịch
|
1,668,800,000
|
|
1,668,800,000
|
12
|
Kinh phí mua máy gây choáng và làm chết
lợn trước khi tiêu hủy
|
216,000,000
|
|
216,000,000
|
Tổng
cộng (I+II)
|
83,179,753,000
|
6,242,308,000
|
76,937,445,000
|
PHỤ BIỂU SỐ 12
CHI TIẾT DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG KHI BỆNH DỊCH
TẢ LỢN CHÂU PHI XẢY RA
(Kèm theo Kế hoạch số: 257/KH-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị tính: Đồng
TT
|
Nội
dung
|
ĐVT
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Dự
toán
|
Diễn
giải
|
|
Tổng kinh phí phòng, chống dịch
bệnh (I+II)
|
|
|
|
83,179,753,000
|
|
I
|
Kinh phí phòng, chống dịch -
Ngân sách tỉnh
|
|
|
|
6,242,308,000
|
|
1
|
Hóa chất khử trùng (Iocid, Benkocid,...)
|
|
|
|
2,850,000,000
|
|
+
|
Số hóa chất sử
dụng dự kiến khử trùng tiêu độc trên 50% số xã, phường
có dịch
|
Lít
|
15,000
|
190,000
|
2,850,000,000
|
|
2
|
Chi phí xét nghiệm mẫu bệnh phẩm
|
|
|
|
125,750,000
|
|
-
|
Xét nghiệm vi rút Dịch tả lợn Châu
Phi bằng phương pháp Real time RT-PCR
|
Mẫu
|
200
|
610,500
|
122,150,000
|
Theo
Thông tư số 283/2016/TT-BTC
|
-
|
Công lấy mẫu
|
Mẫu
|
200
|
18,000
|
3,600,000
|
Theo
Thông tư số 283/2016/TT-BTC
|
3
|
Vật tư, dụng cụ lấy mẫu
|
|
|
|
50,340,000
|
|
-
|
Xi lanh nhựa lấy mẫu loại 10ml
|
Cái
|
200
|
3,000
|
600,000
|
|
-
|
Kim lấy mẫu máu
|
Cái
|
200
|
2,000
|
400,000
|
|
-
|
Ống nghiệm EDTA/Heparin chứa chất
chống đông máu
|
Ống
|
200
|
5,000
|
1,000,000
|
|
-
|
Ống Eppendonrf đựng mẫu huyết thanh
|
Ống
|
200
|
5,000
|
1,000,000
|
|
-
|
Găng tay cao su mỏng vô trùng
|
Đôi
|
200
|
7,000
|
1,400,000
|
|
-
|
Khẩu trang y tế
|
Cái
|
200
|
5,000
|
1,000,000
|
|
-
|
Khay đựng dụng cụ, đựng mẫu
|
Cái
|
5
|
150,000
|
750,000
|
|
-
|
Bộ dụng cụ mổ khám, lấy mẫu bệnh phẩm
|
Bộ
|
2
|
1,000,000
|
2,000,000
|
Gồm:
Panh, kéo, dao (mỗi loại 3 cỡ), nhiệt kế,...
|
-
|
Túi Lion đựng
mẫu bệnh phẩm
|
Kg
|
2
|
300,000
|
600,000
|
Túi
Lion vuốt mép loại dày đựng mẫu bệnh phẩm
|
-
|
Hộp xốp bảo quản mẫu
|
Cái
|
150
|
150,000
|
22,500,000
|
|
-
|
Quần áo bảo hộ
sinh học
|
Bộ
|
100
|
160,000
|
16,000,000
|
|
-
|
Ủng cao su
|
Đôi
|
10
|
95,000
|
950,000
|
|
-
|
Cồn
|
Lít
|
5
|
40,000
|
200,000
|
|
-
|
Bông thấm nước
|
Kg
|
2
|
220,000
|
440,000
|
|
-
|
Đá khô bảo quản mẫu
|
Túi
|
100
|
15,000
|
1,500,000
|
|
4
|
Công tác phí, xăng xe, điện thoại,
văn phòng phẩm
|
|
|
|
241,600,000
|
|
4.1
|
Công tác phí
|
|
|
|
191,600,000
|
|
-
|
Công tác Hà Nội
|
|
|
|
13,400,000
|
|
+
|
Lưu trú 2 người x 5 ngày x 200.000 đồng
|
Người/
ngày
|
10
|
200,000
|
2,000,000
|
2
người/ngày x 10 ngày x 200.000 đồng
|
+
|
Tiền ngủ 1 phòng x 4 đêm x 600.000 đồng
|
Tối
|
4
|
600,000
|
2,400,000
|
08
tối x 600.000 đồng/tối
|
+
|
Vé tàu xe 2 người x 2 vé x 5 chuyến x 450.000
đồng
|
Vé
|
20
|
450,000
|
9,000,000
|
2
người x 2 vé x 5 chuyến
x 450.000 đồng
|
-
|
Chi phí đi Hà Nội gửi mẫu xét nghiệm
|
|
|
|
39,000,000
|
|
+
|
Lưu trú 01 người x 30 lần x 200.000 đồng
|
Lần
|
30
|
200,000
|
6,000,000
|
01 người/lần/ngày x 60 lần x
200.000 đồng/ngày
|
+
|
Vé tàu, xe 01 người x 2 vé x 30 lần x 450.000 đồng
|
Vé
|
60
|
450,000
|
27,000,000
|
01
người x 2 vé x 60 lần x 450.000 đồng
|
+
|
Tiền phòng ngủ 1 người x 10 đêm
x 600.000đ
|
Phòng
|
10
|
600,000
|
6,000,000
|
1 người/phòng x 20 đêm x 600.000đ
|
-
|
Công tác trong tỉnh
|
|
|
|
139,200,000
|
|
+
|
Lưu trú 8 người x 30 ngày/năm x 200.000 đồng
|
Lượt/ người /ngày
|
240
|
200,000
|
48,000,000
|
8
lượt người x 40 ngày/năm x 200.000 đồng x 1,5 năm
|
+
|
Tiền phòng ngủ 8 lượt x 10 đêm x 300.000đồng
|
Người
|
80
|
300,000
|
24,000,000
|
8
lượt người x 10 đêm x 300.000đ/phòng x 1,5 năm
|
+
|
Hỗ trợ đi lại 8 lượt x 2 lượt/ngày x 30 ngày/năm x 70km/lượt x
2000đồng/km
|
Km
|
33,600
|
2,000
|
67,200,000
|
8
lượt người x 2 lượt/ngày x 40 ngày/năm x 10km/lượt x 1.500đ/km x 1,5 năm
|
4.2
|
Hỗ trợ xăng xe cho Lãnh đạo đi kiểm
tra công tác phòng, chống dịch tại cơ sở: Bình quân 10
chuyến/huyện/năm x 8 huyện x 25 lít/chuyến x 25.000 đồng
|
Lít
|
2,000
|
25,000
|
50,000,000
|
Bình
quân 10 chuyến/huyện/năm x 8 huyện x 25 lít/chuyến x 25.000 đồng x 1,5 năm
|
5
|
Trang bị bảo hộ sinh học chống dịch
|
|
|
|
2,938,618,000
|
|
-
|
Quần áo bảo hộ sinh học 34.100 bộ x 80.000đồng
|
Bộ
|
34,100
|
80,000
|
2,728,000,000
|
Gồm:
17 Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y x 3 bộ/huyện
x 9 huyện, TP; dự kiến có khoảng 10% số hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh bị dịch, mỗi hộ có lợn bị tiêu hủy cần bình quân 5 bộ cho lực lượng tham
gia tiêu huỷ (6.800/68.115 hộ chăn nuôi lợn bị dịch x 5 bộ/hộ)
|
-
|
Kính bảo hộ: 655 cái x 45.000đồng
|
Cái
|
655
|
45,000
|
29,475,000
|
Dự
kiến có 80% số xã, phường bị dịch, mỗi xã, phường bị dịch cần 5 cái kính bảo hộ
|
-
|
Găng tay cao su loại dày: 3900 đôi x 25.00đồng
|
Đôi
|
3,900
|
25,000
|
97,503,000
|
Dự
kiến có 80% số xã, phường bị dịch, mỗi xã, phường bị dịch cần bình quân 30 đôi găng tay
|
-
|
Khẩu trang y tế: 3900 cái x 5.500đồng
|
Cái
|
3,900
|
5,500
|
21,450,000
|
Dự
kiến có 80% số xã,
phường bị dịch, mỗi xã, phường bị dịch cần bình quân 30 cái
|
-
|
Ủng cao su 655 đôi x 95.000đồng
|
Đôi
|
655
|
95,000
|
62,190,000
|
Dự
kiến có 80% số xã, phường bị dịch, mỗi xã, phường bị dịch cần bình quân 5 đôi
ủng
|
6
|
Hỗ trợ cán bộ thú y
trực tiếp tham gia tiêu hủy 02 người x 10
ngày/huyện, TP x 9 huyện,
TP: 180 ngày x 100.000 đồng
|
Ngày
|
180
|
200,000
|
36,000,000
|
02
người x 10 ngày/huyện, TP x 9 huyện, TP x
100.000 đồng (Theo Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019)
|
II
|
Kinh phí phòng, chống dịch - Ngân sách huyện, thành phố
|
|
|
|
76,937,445,000
|
|
1
|
Công tổ chốt kiểm dịch tạm thời
(Tính
bình quân 5 chốt/huyện, TP x 9 huyện, TP)
|
Chốt
|
45
|
45,000,000
|
2,025,000,000
|
|
+
|
Công tổ chốt (Tính bình quân 1 chốt)
|
Chốt
|
|
|
45,000,000
|
|
|
Cán bộ trực chốt: Dự kiến 40 ngày/ổ
dịch 4 người x 30 ngày x 200.000đồng/ngày
+ 4 người x 10 ngày x 400.000đồng/ngày
|
Người
|
4
|
10,000,000
|
40,000,000
|
Theo
Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 của Chính phủ
|
|
Chi phí làm chốt tạm thời (nhà,bạt,
biển báo...)
|
Chốt
|
1
|
5,000,000
|
5,000,000
|
|
2
|
Kinh phí hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi năm 2019
|
Kg
|
2,116,930
|
|
57,734,250,000
|
Theo
Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 của Chính
phủ
|
2.1
|
Số lợn tiêu hủy do mắc bệnh Dịch tả lợn Châu
Phi năm 2019:
|
Con
|
48,114
|
|
57,734,250,000
|
|
-
|
Tình huống 1: Dịch xảy ra ở 50% số
xã, phường làm 12.029 lợn phải tiêu hủy (khoảng 2,5% tổng
đàn lợn)
|
Con
|
12,029
|
|
14,432,250,000
|
Dự
kiến có khoảng 2,5%
tổng đàn lợn trên địa
bàn tỉnh bị dịch phải tiêu hủy trong tổng đàn 481.140 con
|
+
|
Số lợn nái và lợn đực giống mắc bệnh phải tiêu hủy (Dự kiến chiếm 20% số lợn
tiêu hủy, tương đương 2.405 con)
|
Kg
|
240,500
|
30,000
|
7,215,000,000
|
Tính bình quân 100kg/con
|
+
|
Số lợn con, choai và lợn thịt các
loại mắc bệnh phải tiêu hủy (Dự kiến chiếm 80% số lợn tiêu hủy, tương đương 9.623 con)
|
Kg
|
288,690
|
25,000
|
7,217,250,000
|
Tính
bình quân 30kg/con
|
-
|
Tình huống 2: Dịch xảy ra
tại trên 50 % số xã, phường làm 48.114 phải
tiêu hủy
|
Con
|
48,114
|
|
57,734,250,000
|
Dự
kiến có 10% tổng đàn
lợn trên địa bàn tỉnh bị dịch phải tiêu hủy (Tổng đàn lợn 481.140 con)
|
+
|
Số lợn nái và lợn đực
giống mắc bệnh phải tiêu huỷ (Dự kiến chiếm 20% số lợn tiêu hủy, tương đương 9.622 con)
|
Kg
|
962,200
|
30,000
|
28,866,000,000
|
Tính bình quân 100kg/con
|
+
|
Số lợn con, choai và lợn thịt các
loại mắc bệnh phải tiêu hủy (Dự kiến chiếm 80% số lợn
tiêu hủy, tương đương 38.481 con)
|
Kg
|
1,154,730
|
25,000
|
28,868,250,000
|
Tính bình quân 30kg/con
|
3
|
Kinh phí hỗ trợ công tiêu hủy lợn mắc bệnh
|
Kg
|
2,116,930
|
1,500
|
3,175,395,000
|
Kinh
phí thuê máy xúc,
người đào hố chôn lợn, thuê xe chở lợn, mua bạt,
bao tải, vôi,...
|
4
|
Công khử trùng tiêu độc
|
Công
|
1,640
|
200,000
|
328,000,000
|
Dự
kiến 01 người/xã, phường, TT x 164 xã, phường, TT x 10 công
|
5
|
Hỗ trợ cho cán bộ trực tiếp tham
gia tiêu hủy lợn (Thú y xã, thôn bản, trưởng
thôn, dân quân, các đoàn thể,...)
|
Ngày
|
58,950
|
200,000
|
11,790,000,000
|
Dự
kiến có 80% số xã, phường xảy ra dịch: Mỗi xã, phường có 05 người tham gia/ngày x 10 ngày/xã x 9 huyện, TP x 200.000 đồng (Theo Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019)
|
6
|
Kinh phí mua vôi bột, vôi củ để
khử trùng chuồng trại, tiêu hủy lợn mắc bệnh
|
Kg
|
476,800
|
3,500
|
1,668,800,000
|
Dự
kiến có khoảng 70% số hộ chăn nuôi lợn cần được
cấp bình quân 10 kg vôi/hộ để khử trùng chuồng trại,
khu vực chăn nuôi (47.680/68.115 hộ)
|
7
|
Kinh phí mua máy gây choáng và
làm chết lợn trước khi tiêu hủy
|
Cái
|
18
|
12,000,000
|
216,000,000
|
Dự
kiến mỗi huyện, TP mua mới 02 cái
|