Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 25/KH-UBND 2022 phòng chống dịch bệnh động vật Bình Định

Số hiệu: 25/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
Ngày ban hành: 11/03/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/KH-UBND

Bình Định, ngày 11 tháng 03 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Phần I

TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2021

I. Tình hình dịch bệnh động vật

1. Tình hình dịch bệnh động vật trên cạn

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh động vật vẫn thường xuyên xảy ra tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước (dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xảy ra tại 58 tỉnh; bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trâu, bò xảy ra tại 55 tỉnh; Lở mồm long móng (LMLM) gia súc tại 18 tỉnh và Cúm gia cầm tại 32 tỉnh; các tỉnh gần kề với Bình Định vẫn thường xảy ra dịch. Tuy nhiên, được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự chủ động trong công tác tham mưu và phối hợp các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; tổ chức tốt các đợt tiêm phòng vaccine phòng bệnh gia súc, gia cầm và tăng cường giám sát, cảnh báo dịch bệnh; nhờ đó, tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, cụ thể như sau:

- Bệnh Cúm gia cầm và Tai xanh lợn: Tiếp tục duy trì khống chế, không xảy ra dịch bệnh trong năm 2021 và từ đầu năm 2022 đến nay.

- Đối với bệnh LMLM gia súc: Đầu năm 2021, bệnh đã xảy ra cục bộ tại 05 hộ chăn nuôi của 02 xã (Mỹ Hòa, Phước Thuận) thuộc 02 huyện Phù Mỹ, Tuy Phước. Tổng số gia súc mắc bệnh là 25 con (trong đó có 23 con bò và 02 con lợn). Số bò bệnh đã điều trị khỏi triệu chứng và đã xử lý tiêu hủy 02 con lợn bệnh. Nguyên nhân xảy ra dịch bệnh là do số gia súc trên chưa được tiêm phòng. Tình hình dịch bệnh tiếp tục duy trì khống chế.

- Đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Bệnh xảy ra nhỏ lẻ tại thị xã Hoài Nhơn (tháng 01/2021), Tuy Phước (tháng 02/2021, tháng 10/2021) và Hoài Ân (tháng 6/2021). Tổng số lợn mắc bệnh, xử lý tiêu hủy là 256 con; Trong đó, có 8 con lợn nái, 95 con lợn thịt, 153 lợn con. Nguyên nhân là do: (1) Mầm bệnh tồn tại ở các vùng đã xảy ra dịch. (2) Các hộ chăn nuôi chưa triệt để áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, lơ là chủ quan để mầm bệnh xâm nhập vào. Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang được duy trì khống chế.

- Đối với bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò, lần đầu tiên xuất hiện tại Bình Định vào cuối tháng 4/2021, sau đó dịch đã xuất hiện tại 12.207 hộ chăn nuôi ở 830 thôn của 144 xã thuộc 11 huyện, thị xã, thành phố, với 21.363 con bê, bò mắc bệnh; trong đó có 3.374 con chết, tiêu hủy, tổng trọng lượng 459.997 kg. Ngày 25/8/2021, tình hình dịch bệnh đã được khống chế và Chủ tịch UBND tỉnh đã công bố hết dịch.

2. Tình hình dịch bệnh thủy sản:

2.1. Tổng diện tích ao nuôi tôm bị bệnh là 29,725 ha, chiếm 1,17% diện tích vùng nuôi (4.290 ha); bao gồm: Vụ 1: 3,105 ha, Vụ 2: 26,62 ha. Trong đó: bệnh đốm trắng 0,23 ha (vụ 1: 0,23 ha); bệnh hoại tử gan tụy 1,735 ha (vụ 1: 1,615 ha, vụ 2: 0,12 ha); bệnh do môi trường 27,76 ha (vụ 1: 1,26 ha, vụ 2: 26,5 ha), cụ thể: Quy Nhơn: diện tích nuôi bị bệnh 0,12 ha (bệnh hoại tử gan tụy 0,12 ha); Tuy Phước: 28,2 ha (bệnh hoại tử gan tụy 0,5 ha, bệnh môi trường 27,7); Phù Mỹ: 1,405 ha (bệnh đốm trắng 0,23 ha, bệnh hoại tử gan tụy 1,115 ha, bệnh môi trường 0,06 ha).

2.2. Nguyên nhân: (1) Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ nước tăng cao. Đồng thời, xuất hiện các cơn mưa trái mùa, làm thay đổi đột ngột nhiệt độ nước gây nên hiện tượng phân tầng của nước. Mặt khác, nước mưa cuốn trôi các chất thải của hoạt động: nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt dân cư… vào nguồn nước nuôi trồng thủy sản làm biến đổi nhanh các chỉ số môi trường nước, dễ bùng phát dịch bệnh. (2) Nhiệt độ tăng cao thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong ao nuôi làm cho môi trường bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng tàn lụi ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nuôi, gây cho động vật thủy sản nuôi dễ bị sốc, sức khỏe yếu kết hợp với chất lượng môi trường suy giảm cũng gây hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt; (3) Khi tôm bị bệnh người nuôi chậm báo cáo với cơ quan chức năng mà chủ yếu tự điều trị theo kinh nghiệm, khi tôm chết hàng loạt (30-70%/ao nuôi) mới báo cáo dịch bệnh.

II. Một số tồn tại và nguyên nhân

1. Một số tồn tại:

- Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có bệnh LMLM gia súc vẫn còn xảy ra cục bộ ở một số địa phương trong tỉnh. Dịch bệnh DTLCP cơ bản được khống chế, tuy nhiên vẫn còn xảy ra một số ổ dịch nhỏ lẻ, do mầm bệnh còn tồn tại trong môi trường và chưa có vaccine tiêm phòng. Trong năm xảy ra dịch bệnh VDNC trâu, bò là loại dịch bệnh mới xâm nhập vào Việt Nam và lây lan trong đàn trâu, bò chưa từng được tiêm phòng, làm lây lan diện rộng toàn tỉnh và gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

- Công tác tiêm phòng vaccine cho đàn gia súc, gia cầm trong đợt tập trung còn kéo dài, tỷ lệ tiêm phòng chưa đồng đều ở các địa phương, cá biệt có địa phương còn thấp, chưa đạt tỷ lệ theo quy định.

- Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai phòng chống dịch bệnh, quản lý chăn nuôi ở một số địa phương chưa thực sự quyết liệt như hoạt động kiểm soát giống gia súc, gia cầm nhập về nuôi và hoạt động quản lý, kiểm soát giết mổ tại các hộ giết mổ nhỏ lẻ; công tác xử lý các trường hợp cố tình không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch, tiêm phòng vaccine chưa được thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật.

2. Nguyên nhân tồn tại:

- Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, quản lý chăn nuôi ở một số địa phương còn chưa thực sự quyết liệt, hiệu quả, thiếu chủ động trong công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chăn nuôi thú y.

- Lực lượng thú y cấp huyện, cấp cơ sở còn mỏng; năng lực của một số thú y cấp xã còn yếu; chế độ phụ cấp cho thú y cơ sở còn thấp; công tác báo cáo dịch bệnh trên đàn vật nuôi ở một số địa phương chưa được kịp thời. Công tác xử lý các vi phạm hành chính trong công tác thú y đối với đối tượng vi phạm là người chăn nuôi và hộ kinh doanh nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn.

- Ý thức chấp hành phòng, chống dịch bệnh động vật của một bộ phận người buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm còn hạn chế, vẫn lén lút mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm mắc bệnh, bị chết, không rõ nguồn gốc.

Phần II

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN NĂM 2022

I. Căn cứ pháp lý

- Luật Thú y năm 2015;

- Luật Chăn nuôi năm 2018

- Quyết định số 172/QĐ-TTg , ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025”;

- Quyết định số 972/QĐ-TTg , ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020 - 2025”;

- Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025”;

- Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030”;

- Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022 - 2030”;

- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư số 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT- BNNPTNT; Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016; Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 06/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản;

- Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 27/5/2013 về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người;

II. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật nguy hiểm, giảm số ổ dịch, giảm thiệt hại về kinh tế; phương châm lấy phòng bệnh là chính, thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến tận cơ sở chăn nuôi nhằm phát hiện sớm, bao vây khống chế, xử lý kịp thời không để các loại dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên diện rộng; đảm bảo sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; sẵn sàng các phương án, nguồn nhân lực, vật tư, hóa chất để chủ động xử lý khi phát sinh các dịch bệnh.

- Tạo điều kiện để người chăn nuôi an tâm đầu tư phát triển ổn định, tạo ra vùng nguyên liệu cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

- Phát triển chăn nuôi, quản lý giết mổ theo quy hoạch, đảm bảo chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học và từng bước giảm chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ; đồng thời nâng cao chất lượng con giống, duy trì, bảo tồn và phát triển các giống bản địa trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định của Luật Thú y, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT; thực hiện phát triển chăn nuôi, quản lý giết mổ theo quy hoạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật.

- Công tác tổ chức triển khai thực hiện phải có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và cả hệ thống chính trị; huy động toàn dân chủ động tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh và chăn nuôi, giết mổ an toàn.

- Tổ chức phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm kịp thời, phù hợp và hiệu quả, không để lãng phí các nguồn kinh phí đầu tư; quản lý chăn nuôi, giết mổ và giám sát dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi, giết mổ, đặc biệt tại các ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ cao và đảm bảo an toàn cho người trực tiếp tham gia và những người liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ và phòng, chống dịch bệnh; kiên quyết ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

III. Nội dung và giải pháp

1. Tuyên truyền, tập huấn

- Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về chăn nuôi, thú y; cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản; thông tin kịp thời chính xác về tình hình, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh động vật; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về thực hiện biện pháp phòng, chống dịch.

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền chuyên sâu, trọng điểm về công tác tiêm phòng vaccine, phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh từ động vật sang người, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi; các chế độ chính sách trong lĩnh vực giết mổ, xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh…

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho hệ thống thú y về giám sát, xác minh dịch bệnh, triển khai kế hoạch phòng chống dịch; bồi dưỡng kiến thức thú y cho cán bộ làm công tác thú y tại các địa phương.

2. Điều tra ổ dịch, các biện pháp xử lý ổ dịch, tổ chức chống dịch

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý ổ dịch khi mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng như tiêm phòng bao vây, khử trùng, tiêu độc khu vực có dịch, kiểm soát vận chuyển động vật cảm nhiễm và các sản phẩm của chúng ra, vào ổ dịch, xử lý động vật mẫn cảm trong ổ dịch...

- Điều tra nguồn gốc phát sinh đối với các ổ dịch nhằm dự báo chiều hướng phát triển, lây lan để chủ động khoanh vùng khống chế.

- Khi nghi ngờ có ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm phải thực hiện lấy mẫu gửi cơ quan xét nghiệm có thẩm quyền để xác định nguyên nhân gây bệnh, sự biến chủng, độc lực và tính chất khác của mầm bệnh giúp dự tính, dự báo và xử lý ổ dịch có hiệu quả.

3. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng

- Thực hiện vệ sinh khử trùng, tiêu độc theo quy định tại Phụ lục 8 (hướng dẫn chung về vệ sinh, khử trùng tiêu độc) Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các ổ dịch cũ, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh (dự kiến 3 đợt/năm: 1 đợt trước Tết Nguyên đán và 2 đợt sau tiêm phòng định kỳ). Ngoài ra, bổ sung các đợt vệ sinh tiêu độc khi có dịch bệnh nguy hiểm; hưởng ứng phát động Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, thực hiện 2 đợt/năm vào trước mỗi vụ thả nuôi chính.

- Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, ao nuôi, cơ sở giết mổ, khu vực buôn bán gia súc, gia cầm.

4. Quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả theo đúng quy định của Luật Thú y và Quyết định số 51/2020/QĐ-UBND ngày 03/8/2020 của UBND tỉnh về việc quy định chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025.

- Thúc đẩy, tạo điều kiện, hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, quản lý chặt chẽ các hộ, điểm giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; đưa các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung.

- Thực hiện đánh giá, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ đủ điều kiện theo Thông tư số 38/2018/TT- BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

5. Quản lý công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y và hành nghề thú y; quản lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

- Tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật. Kiểm dịch chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các trạm, chốt kiểm dịch động vật. Xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật chưa qua kiểm dịch thú y, không rõ nguồn gốc.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động hành nghề thú y, đảm bảo việc hành nghề đúng quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm quy định về hành nghề thú y làm lây lan dịch bệnh hoặc hành nghề trái phép.

- Thực hiện công tác quản lý giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo các quy định của pháp luật.

- Rà soát, thống kê, lập danh sách quản lý các cơ sở chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn tỉnh.

6. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích các cơ sở chăn nuôi xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh hướng tới xây dựng được vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

7. Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

- Thành lập các đoàn thanh, kiểm tra tiến hành thanh tra, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh, quản lý chăn nuôi, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ trên địa bàn tỉnh để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh theo quy định.

8. Công tác phòng, chống dịch bệnh động vật đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

8.1. Đối với bệnh LMLM trâu, bò:

a) Tổ chức tiêm phòng vaccine LMLM cho đàn trâu, bò toàn tỉnh.

- Thời gian: Tổ chức 02 đợt tiêm phòng đại trà cho đàn trâu, bò.

+ Đợt 1 tổ chức từ ngày 25/3/2022 - 25/4/2022.

+ Đợt 2 từ ngày 25/9/2022 - 25/10/2022.

+ Hàng tháng tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi mới phát sinh chưa được tiêm phòng hoặc hết miễn dịch.

b) Loại vaccine, đối tượng và phạm vi tiêm phòng:

- Loại vaccine, đối tượng tiêm phòng, liều lượng và cách sử dụng, bảo quản vaccine theo hướng dẫn của Cục Thú y và nhà sản xuất.

- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng đàn trâu, bò thuộc diện tiêm, đảm bảo đạt tỷ lệ từ 80% tổng đàn trở lên.

8.2. Đối với bệnh Cúm gia cầm

a) Tổ chức tiêm phòng vaccine Cúm cho đàn gà, vịt trên địa bàn toàn tỉnh.

- Thời gian: Tổ chức 02 đợt tiêm phòng đại trà, khép kín cho đàn vật nuôi.

+ Đợt 1 tổ chức từ 01/01/2022 đến 30/6/2022.

+ Đợt 2 tổ chức từ 2 từ 01/7/2022 đến 31/12/2022.

b) Loại vaccine, đối tượng và phạm vi tiêm phòng:

- Loại vaccine, đối tượng tiêm phòng, liều lượng và cách sử dụng, bảo quản vaccine theo hướng dẫn của Cục Thú y và nhà sản xuất.

- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng đàn gia cầm thuộc diện tiêm phòng, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng ít nhất 80% tổng đàn.

8.3. Đối với bệnh Tụ huyết trùng và Viêm da nổi cục trâu, bò

a) Tổ chức tiêm phòng vaccine

- Thời gian: Tổ chức 01 đợt tiêm phòng đại trà cho đàn vật nuôi.

+ Viêm da nổi cục từ ngày 02/5/2022 - 31/5/2022.

+ Tụ huyết trùng từ ngày 15/10/2022 - 15/11/2022.

+ Hàng tháng tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn trâu, bò nuôi mới phát sinh chưa được tiêm phòng hoặc hết miễn dịch. Hiện nay, các địa phương tập trung tiêm phòng vaccine Viêm da nổi cục cho số bê nghé chưa được tiêm phòng theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT.

b) Loại vaccine, đối tượng và phạm vi tiêm phòng:

- Loại vaccine, đối tượng tiêm phòng, liều lượng và cách sử dụng, bảo quản vaccine theo hướng dẫn của Cục Thú y và nhà sản xuất.

- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng đàn trâu, bò thuộc diện tiêm phòng, phấn đấu tỷ lệ tiêm phòng ít nhất 80% tổng đàn thuộc diện tiêm.

8.4. Đối với bệnh Dại chó, mèo

a) Quản lý chó nuôi

- Chủ vật nuôi phải đăng ký việc nuôi chó với Trưởng cấp thôn hoặc UBND cấp xã; cam kết xích, nhốt hoặc nuôi giữ chó trong khuôn viên của gia đình; chấp hành tiêm vaccine phòng bệnh Dại; nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

- UBND xã, phường, thị trấn phải lập sổ quản lý chó nuôi; lập bản cam kết quy định nuôi chó với chủ vật nuôi và định kỳ kiểm tra cập nhật thông tin về tình hình đàn chó, tỷ lệ tiêm phòng vaccine dại và xử lý các trường hợp vi phạm quy định nuôi chó.

- Đối với chó thả rông ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị thì UBND xã, phường, thị trấn quy định việc bắt giữ; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; tiêu hủy chó trong trường hợp sau 48 giờ, kể từ khi có thông báo mà không có người nhận.

b) Tiêm phòng vaccine Dại cho đàn chó, mèo

- Đối tượng tiêm phòng bắt buộc: Chó, mèo.

- Thời gian tiêm phòng: Tổ chức triển khai chiến dịch tiêm phòng đợt chính cho đàn chó, mèo từ 15/3/2022 - 15/4/2022. Sau đó, hàng tháng phải tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh hoặc chó, mèo đã hết miễn dịch bảo hộ.

- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng ít nhất 70% tổng đàn.

c) Điều tra, xác minh và xử lý dịch bệnh trên đàn chó, mèo

- Giám sát lâm sàng là chủ yếu nhằm phát hiện sớm ca bệnh dại ở động vật thông qua cộng đồng, chủ vật nuôi, trưởng thôn và nhân viên thú y, y tế cơ sở. Khi phát hiện chó mèo vô cớ cắn, cào người hoặc tấn công động vật khác thì phải cách ly và báo cáo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y gần nhất.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao để thực hiện giám sát chủ động nhằm đánh giá lưu hành vi rút Dại; thực hiện lấy mẫu xét nghiệm đối với chó có dấu hiệu mắc bệnh Dại; tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ thú y để nâng cao kỹ năng điều tra ổ dịch, thu thập thông tin dịch tễ về bệnh Dại ở động vật.

- Điều tra, xử lý khẩn cấp ổ dịch Dại động vật: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

8.5. Đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

a) Chăn nuôi lợn an toàn sinh học:

- Hướng dẫn kê khai, cập nhật, khai báo hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương; đảm bảo khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định của Luật Chăn nuôi; Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt: cách ly, vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, bằng vôi; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi, bảo đảm áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và tổ chức tiêm phòng khi có vaccine lưu hành.

b) Tổ chức nuôi tái đàn lợn

- Chỉ nuôi tái đàn lợn tại cơ sở chăn nuôi lợn chưa bị bệnh DTLCP hoặc tại cơ sở có bệnh nhưng đã qua 21 ngày và không tái phát bệnh DTLCP; bảo đảm các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn phải kê khai với chính quyền cơ sở trước khi thực hiện việc nuôi tái đàn lợn, tăng đàn theo quy định của Thông tư số 23/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Chính quyền cơ sở và các cơ quan thú y địa phương tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện nuôi tái đàn; tăng cường việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi và công tác phòng, chống dịch bệnh.

8.6. Giám sát dịch bệnh, giám sát sau tiêm phòng

a) Giám sát dịch bệnh:

- Củng cố hệ thống giám sát, khai báo và thông tin dịch bệnh gia súc, gia cầm ở các cấp, đảm bảo giám sát dịch bệnh tới tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi. Công khai các địa chỉ để tiếp nhận thông tin khai báo dịch bệnh ở cấp xã, cấp huyện để người dân biết, chủ động cung cấp thông tin; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động xuất, nhập động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Giám sát chủ động: Chủ động thu thập mẫu giám sát để cảnh báo sớm lưu hành mầm bệnh. Chú trọng gửi mẫu phân tích chuyên sâu để phát hiện sự biến chủng của mầm bệnh, giúp định hướng sử dụng vaccine cho phù hợp, hiệu quả.

- Giám sát bị động: Tổ chức thu thập mẫu để xét nghiệm kiểm tra mầm bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm nghi mắc bệnh để xác định dịch bệnh. Đồng thời, điều tra xác định nguyên nhân gây bệnh để có giải pháp phòng, chống dịch phù hợp.

b) Giám sát sau tiêm phòng: Thu thập mẫu giám sát sau tiêm phòng để đánh giá hiệu quả bảo hộ của vaccine đã tiêm phòng, xác định nguyên nhân và đề ra giải pháp phòng chống dịch hiệu quả.

8.7. Đối với dịch bệnh Thủy sản

a) Giám sát dịch bệnh định kỳ và đột xuất

- Giám sát định kỳ, phát hiện bệnh sớm ở thủy sản nuôi là biện pháp hiệu quả nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh, việc giám sát định kỳ nhằm đôn đốc và nhắc nhở cán bộ địa phương thường xuyên bám sát các vùng nuôi để phát hiện bệnh dịch kịp thời. Định kỳ kiểm tra 04 lần/tháng/05 huyện, thị xã, thành phố có nuôi trồng thủy sản.

- Giám sát đột xuất: khi nhận được thông tin từ địa phương hoặc người nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiến hành kiểm tra thu thập mẫu các ao nuôi báo bệnh nhằm phát hiện dịch bệnh kịp thời, hướng dẫn biện pháp xử lý phù hợp, tránh tình trạng người nuôi giấu bệnh, để bệnh lây lan diện rộng thì việc xử lý dịch bệnh gặp nhiều khó khăn và ít hiệu quả.

b) Thu thập mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm định kỳ và đột xuất

- Thu thập mẫu thủy sản định kỳ cần căn cứ vào diện tích, hình thức nuôi của mỗi địa phương và cần lấy số lượng mẫu đại diện cho cả vùng nuôi để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp phòng, chống dịch.

- Thu thập mẫu đột xuất: Nhằm phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh kịp thời hiệu quả, dự kiến lấy mẫu đột xuất tại 03 huyện trọng điểm thường xảy ra dịch bệnh: Phù Mỹ, Phù Cát và Tuy Phước.

c) Tổ chức dập dịch

Các loại bệnh cần tổ chức dập dịch theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản.

9. Chế độ báo cáo

a) Thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Phụ lục 03 của Thông tư số 07/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn.

b) Khi có dịch xảy ra phải báo cáo về Chi cục Chăn nuôi và Thú y trước 16 giờ hàng ngày, địa chỉ: 91/1 Nguyễn Thái Học, Quy Nhơn, Bình Định, địa chỉ Email: [email protected], để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.

IV. Kinh phí và cơ chế tài chính

1. Kinh phí: Tổng kinh phí 9.744.105.000 đồng; trong đó: Ngân sách tỉnh 5.520.181.800 đồng, Ngân sách cấp huyện 4.223.923.200 đồng, cụ thể:

1.1. Chi mua vaccine tiêm phòng 2 đợt/năm: 8.508.885.000 đồng.

1.2. Tiền công tiêm phòng 3 huyện miền núi: 625.220.000 đồng.

1.3. Phòng chống dịch bệnh trên cạn: 150.000.000 đồng.

1.4. Phòng chống dịch bệnh thủy sản: 100.000.000 đồng.

1.5. Giám sát tiêm phòng và giám sát sau tiêm phòng: 180.000.000 đồng.

1.6. Hỗ trợ Ban chỉ đạo, đoàn kiểm tra liên ngành hoạt động quản lý GMĐVTT, kiểm tra giám sát tiến độ hoạt động GMTT theo Chỉ thị 15/CT- UBND ngày 18/9/2018: 180.000.000 đồng.

(Có bảng tổng hợp dự toán chi tiết kèm theo)

2. Cơ chế tài chính

a) Ngân sách tỉnh: Bố trí kinh phí để triển khai các nội dung Kế hoạch phòng, chống bệnh động vật năm 2022.

b) Ngân sách cấp huyện: Chủ động bố trí kinh phí đối ứng vaccine và phòng chống dịch bệnh thuộc địa bàn.

c) Chủ chăn nuôi: Chi trả chi phí tiêm phòng cho gia súc, gia cầm.

d) Cơ chế hỗ trợ kinh phí mua vaccine:

- Đối với việc hỗ trợ vaccine LMLM để tiêm phòng cho trâu, bò của tỉnh được thực hiện theo cơ chế hỗ trợ: Ngân sách tỉnh 100% đối với các huyện miền núi (Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh); 50% ngân sách tỉnh và 50% ngân sách huyện đối với các huyện, thị xã: Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Tây Sơn; 75% Ngân sách tỉnh và 25% ngân sách huyện đối với huyện Hoài Ân; riêng thành phố Quy Nhơn chi trả 100% kinh phí mua vaccine.

- Đối với việc hỗ trợ vaccine Cúm gia cầm: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí mua vaccine Cúm gia cầm; tiền công tiêm phòng vaccine cho các huyện miền núi (Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh).

- Đối với hỗ trợ vaccine Viêm da nổi cục trâu, bò: Thực hiện theo Văn bản số 1185/UBND-KT ngày 09/3/2022.

đ) Về chế độ hỗ trợ rủi ro trong tiêm phòng cho người chăn nuôi được thực hiện theo Văn bản số 1163/UBND-KTN ngày 28/02/2014 của UBND tỉnh Bình Định về việc cơ chế hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia súc, gia cầm xảy ra rủi ro do tiêm phòng và dịch bệnh.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

a) Chủ động phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Định, các hội, đoàn thể tăng cường thông tin tuyên truyền về sự nguy hiểm của bệnh Cúm gia cầm, LMLM gia súc, DTLCP, VDNC trâu, bò, Dại chó, mèo.... vận động người chăn nuôi phát hiện và báo cáo kịp thời cho thú y, chính quyền cơ sở về dịch bệnh; tự giác thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, tiêm phòng vaccine LMLM, VDNC, Dịch tả lợn; vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi.

b) Tham mưu UBND tỉnh bổ sung, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên để chỉ đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ và phụ trách địa bàn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức tiêm phòng, phòng, chống dịch bệnh động vật.

c) Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch tiêm phòng vaccine phòng bệnh động vật năm 2022; đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại vaccine cho các địa phương phục vụ công tác tiêm phòng. Tiếp tục duy trì hoạt động các Tổ cơ động chống dịch của ngành, đảm bảo sẵn sàng ứng phó kịp thời khi dịch xảy ra.

d) Phát động các đợt ra quân vệ sinh tiêu độc sát trùng môi trường phòng chống dịch bệnh động vật để các địa phương chủ động tổ chức thực hiện. Đồng thời, rà soát nhu cầu hóa chất sát trùng, đề xuất UBND tỉnh cấp kinh phí mua, đảm bảo đủ để cung ứng kịp thời cho các địa phương, phục vụ công tác tiêu độc khử trùng cộng đồng nhằm ngăn ngừa xâm nhập, phát tán mầm bệnh. Chủ động kiểm tra, giám sát hoạt động này tại các địa phương.

đ) Tăng cường công tác quản lý chăn nuôi, tái đàn, giám sát dịch bệnh, tiêm phòng và giám sát sau tiêm phòng. Đôn đốc các địa phương xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; phát triển tái đàn, chăn nuôi an toàn sinh học và hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Đồng thời, đôn đốc các địa phương xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung. Tổ chức giết mổ động vật tập trung theo hướng Tổ hợp tác, Hợp tác xã giết mổ động vật tập trung trên cơ sở tập hợp các hộ giết mổ nhỏ lẻ theo vùng, địa phương; góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh.

e) Phối hợp Sở Tài chính xây dựng nhu cầu kinh phí, đảm bảo đủ, kịp thời, phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh.

g) Phối hợp Sở Y tế trong hoạt động hướng dẫn các địa phương giám sát và phòng chống các bệnh động vật lây sang người theo Thông tư liên tịch số 16/2013/ TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của liên Bộ: Y tế - Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh truyền lây từ động vật sang người.

h) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

- Phân công lãnh đạo, kỹ thuật đứng chân địa bàn để hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức tái đàn, chăn nuôi an toàn sinh học, xử lý dịch bệnh, tiêm phòng và phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương. Kịp thời bổ sung quy trình xử lý gia súc bệnh dịch, quy trình chăn nuôi an toàn sinh học phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Phối hợp lực lượng Cảnh sát giao thông, tăng cường kiểm tra hoạt động phúc kiểm tại Trạm Kiểm dịch động vật tạm thời đầu mối giao thông. Kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và thực hiện phun thuốc tiêu độc sát trùng. Trường hợp phát hiện gia súc, gia cầm bệnh, nghi mắc bệnh, chết ... tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và xử lý theo quy định. Tăng cường công tác kiểm dịch động vật vận chuyển tại gốc và kiểm tra hoạt động mua bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật tại các cơ sở giết mổ, các chợ trên địa bàn tỉnh.

- Chủ động liên lạc các địa phương, nắm bắt kịp thời thông tin tình hình dịch bệnh, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo. Chuẩn bị lực lượng và đề xuất dự phòng các loại dụng cụ, vật tư chống dịch; sẵn sàng ứng phó kịp thời khi dịch xảy ra. Đồng thời, đề xuất giải pháp quản lý, kiểm soát hoạt động của lực lượng thú y hành nghề tư nhân, dẫn tinh viên, các cơ sở sản xuất chăn nuôi, gắn với phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

2. Sở Tài chính

Cân đối nguồn kinh phí phân bổ kịp thời cho ngành nông nghiệp phục vụ công tác tổ chức tiêm phòng, phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

3. Công an tỉnh

Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông và Công an các địa phương phối hợp lực lượng thú y trong công tác kiểm dịch động vật tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, kiểm tra hoạt động vận chuyển, mua bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, môi trường chăn nuôi và hỗ trợ xử lý các trường hợp vi phạm.

4. Sở Công Thương

Thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình, diễn biến thị trường đối với mặt hàng thịt tươi để có giải pháp bình ổn, bảo đảm lưu thông, tránh gây biến động bất ổn thị trường trong tỉnh.

5. Sở Y tế

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc liên quan phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyên truyền, giám sát dịch tễ, phát hiện và xử lý ổ dịch, phát huy hiệu quả quy chế phối hợp theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN& PTNT ngày 27/5/2013 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Y tế.

6. Cục Quản lý thị trường

Phối hợp các cơ quan liên quan, tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, mua bán động vật, sản phẩm động vật; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp huyện, cấp xã. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên đứng chân địa bàn để kiểm tra, đôn đốc, giám sát công tác tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật thuộc địa bàn phụ trách.

b) Chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí đủ nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2022. Tổ chức tốt các đợt tiêm phòng vaccine trong năm. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả tiêm phòng và công tác tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật thuộc địa bàn. Chủ động sẵn sàng tổ chức chống dịch và tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh khi xảy ra dịch tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT. Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch Covid-19.

c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; chấp hành quy định tái đàn, tiêm phòng và hợp tác với thú y cơ sở, chính quyền địa phương trong phát hiện, báo cáo kịp thời dịch bệnh. Tuyệt đối không được giấu dịch, tự điều trị, làm lây lan dịch bệnh.

d) Thành lập Đoàn công tác liên ngành, kiểm tra hoạt động vận chuyển, mua bán, giết mổ, xuất nhập gia súc, gia cầm thuộc địa bàn, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

đ) Tổ chức quản lý tốt công tác kiểm soát giết mổ động vật thuộc địa bàn. Tập trung các giải pháp, xúc tiến đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định 51/2020/QĐ-UBND ngày 08/12/2020. Trước mắt, xem xét, lựa chọn các điểm giết mổ phù hợp, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị hình thành cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ (theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 Luật Thú y) hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã để tập hợp các điểm giết mổ nhỏ lẻ trong khu vực vào giết mổ, kiểm soát.

e) Tổ chức triển khai các giải pháp tái đàn, phát triển chăn nuôi thuộc địa bàn. Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở chăn nuôi tái đàn, xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, chăn nuôi an toàn sinh học và hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã chăn nuôi để tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, giúp ổn định sản phẩm đầu ra.

g) Chỉ đạo tổ chức triển khai công tác kê khai chăn nuôi, tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định. Đồng thời, tăng cường quản lý hoạt động của đội ngũ dẫn tinh viên, thú y hành nghề tư nhân, các cơ sở chăn nuôi, gắn với trách nhiệm tham gia công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương.

h) Tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm nhất là tại các ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý nhanh khi dịch bệnh mới phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo dịch dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng.

i) Định kỳ hàng quý, phát động đợt ra quân vệ sinh và tiêu độc sát trùng môi trường phòng chống dịch bệnh do virus corona ở người và dịch bệnh động vật thuộc địa bàn. Vận động người chăn nuôi tích cực duy trì công tác này.

k) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn: Giao trách nhiệm cho thú y cơ sở và Trưởng thôn theo dõi, giám sát dịch bệnh và quản lý chăn nuôi. Phát hiện và báo cáo nhanh dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Tổng hợp số liệu đàn trâu, bò, lợn, gia cầm, chó, mèo nuôi định kỳ hàng quý và tổ chức quản lý. Phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp triển khai tiêm phòng vaccine dại cho đàn chó, mèo nuôi thuộc địa bàn theo quy định.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể chỉ đạo các cấp trực thuộc chủ động phối hợp chính quyền địa phương tăng cường vận động, tuyên truyền hội viên nhận thức đúng về an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, chấp hành tiêm phòng và thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; sử dụng sản phẩm động vật có nguồn gốc, không bị dịch bệnh; góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và phát triển chăn nuôi bền vững.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc kịp thời đề xuất, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (B/cáo);
- Cục Thú y;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Công Thương, Y tế;
- Cục QLTT;
- Các Hội đoàn thể;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- CVP, PVP NN;
- Lưu: VT, K10, K13.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

 

PHỤ LỤC 1:

DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

TT

Nguồn vốn

Kinh phí

Tỉnh

Huyện

Tổng (đồng)

Nhu cầu (liều)

Tồn năm 2021 (liều)

Dự phòng chống dịch (liều)

Chi mua (liều)

Thành tiền (đồng)

Nhu cầu (liều)

Thành tiền (đồng)

1

Vaccine LMLM

312.162

240.000

60.000

132.162

2.497.861.800

223.488

4.223.923.200

6.721.785.000

2

Vaccine Cúm

7.000.000

4.300.000

1.000.000

3.700.000

1.787.100.000

 

 

1.787.100.000

3

Tiền công tiêm phòng 3 huyện miền núi

 

 

 

 

625.220.000

 

 

625.220.000

4

Phòng chống dịch bệnh trên cạn

 

 

 

 

150.000.000

 

 

150.000.000

5

Giám sát tiêm phòng và giám sát sau tiêm phòng

 

 

 

 

180.000.000

 

 

180.000.000

6

Hỗ trợ Ban chỉ đạo, đoàn kiểm tra liên ngành hoạt động quản lý GMĐVTT, kiểm tra giám sát tiến độ hoạt động GMTT theo Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 18/9/2018

 

 

 

 

180.000.000

 

 

180.000.000

7

Phòng chống dịch bệnh Thủy sản

 

 

 

 

100.000.000

 

 

100.000.000

 

Tổng

7.312.162

4.540.000

1.060.000

3.832.162

5.520.181.800

223.488

4.223.923.200

9.744.105.000

 

PHỤ LỤC 2:

TỔNG HỢP KINH PHÍ CHO KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG VACCINE ĐỘNG VẬT NĂM 2022

Đvt: 1.000 đồng

Vaccine

Nguồn

Q.Nhơn

T.Phước

A.Nhơn

P.Cát

P.Mỹ

H.Nhơn

H.Ân

T.Sơn

A.Lão

V.Canh

V.Thạnh

Tổng

Ghi chú

LMLM Trâu bò type O

1. N.Cầu Vaccine TP đợt 1 (liều)

4.000

16.000

26.000

48.000

51.500

26.500

19.975

37.500

9.450

13.500

15.400

267.825

Vaccine dùng cho trâu, bò: LMLM type O 18.900 đ/ liều

2. N.Cầu Vaccine TP đợt 2 (liều)

4.000

16.000

26.000

48.000

51.500

26.500

19.975

37.500

9.450

13.500

15.400

267.825

3. Nhu cầu cả năm (liều): 1+2

8.000

32.000

52.000

96.000

103.000

53.000

39.950

75.000

18.900

27.000

30.800

535.650

4. Vaccine tồn 2021 chuyển sang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

240.000

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Dự phòng chống dịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

60.000

+ Sử dụng tiêm phòng 2022

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

180.000

5. Vaccine cần mua năm 2022 (liều)

8.000

22.774

37.008

68.322

73.304

37.719

22.673

53.377

8.002

11.431

13.040

355.650

5.1. Vaccine cần mua cả năm của các huyện, TX,TP (3*tỷ lệ % đối ứng)

8.000

16.000

26.000

48.000

51.500

26.500

9.988

37.500

0

0

0

223.488

5.2. Vaccine cần mua của tỉnh/năm (=5.2.1-5.2.2)

0

6.774

11.008

20.322

21.804

11.219

12.685

15.877

8.002

11.431

13.040

132.162

5.2.1- Nhu cầu cả năm của tỉnh (liều): (=3*tỷ lệ% kinh phí)

0

16.000

26.000

48.000

51.500

26.500

29.962

37.500

18.900

27.000

30.800

312.162

5.2.2. - Sử dụng nguồn tồn sử dụng tiêm phòng: 180.000 liều

0

9.226

14.992

27.678

29.696

15.281

17.277

21.623

10.898

15.569

17.760

180.000

6. Thành tiền

151.200

430.429

699.451

1.291.286

1.385.446

712.889

428.520

1.008.825

151.238

216.046

246.456

6.721.785,00

- Ngân sách 08 huyện, TX, TP

151.200

302.400

491.400

907.200

973.350

500.850

188.773

708.750

0

0

0

4.223.923,20

- Ngân sách tỉnh

0

128.029

208.051

384.086

412.096

212.039

239.747

300.075

151.238

216.046

246.456

2.497.861,80

Vaccine Cúm gia cầm

1. N.Cầu Vaccine TP đợt 1 (liều)

85.000

810.000

600.000

600.000

400.000

350.000

153.000

300.000

120.000

52.000

30.000

3.500.000

Vaccine cúm gia cầm . Đơn giá 483 đ /liều

2. N.Cầu Vaccine TP đợt 2 (liều)

85.000

810.000

600.000

600.000

400.000

350.000

153.000

300.000

120.000

52.000

30.000

3.500.000

3. Nhu cầu cả năm (liều) : 1+2

170.000

1.620.000

1.200.000

1.200.000

800.000

700.000

306.000

600.000

240.000

104.000

60.000

7.000.000

4. Vaccine tồn 2021 chuyển sang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.300.000

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Dự phòng chống dịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.000.000

+ Sử dụng tiêm phòng 2022

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.300.000

5. Vaccine cần mua của tỉnh năm 2022 (=5.1-5.2)

89.857

856.286

634.286

634.286

422.857

370.000

161.743

317.143

126.857

54.971

31.714

3.700.000

5.1- Nhu cầu cả năm của tỉnh (liều): (=3)

170.000

1.620.000

1.200.000

1.200.000

800.000

700.000

306.000

600.000

240.000

104.000

60.000

7.000.000

5.2.- Sử dụng nguồn tồn sử dụng tiêm phòng: 3.300.000 liều

80.143

763.714

565.714

565.714

377.143

330.000

144.257

282.857

113.143

49.029

28.286

3.300.000

6. Thành tiền (1.000 đồng)

43.401

413.586

306.360

306.360

204.240

178.710

78.122

153.180

61.272

26.551

15.318

1.787.100

- Ngân sách tỉnh

43.401

413.586

306.360

306.360

204.240

178.710

78.122

153.180

61.272

26.551

15.318

1.787.100

Vaccine THT

1. N.Cầu Vaccine TP 1 đợt (liều)

 

 

 

 

 

 

 

 

9.450

13.000

15.400

37.850

 

- Sử dụng nguồn Vaccine THT trâu, bò còn tồn 40.530 liều năm 2021 chuyển sang để tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh năm 2022.

Tiền công MN

- Ngân sách tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

196.740

207.200

221.280

625.220

gia cầm 300 đ/con, Tbo 4.400 đ/con

Tổng kinh phí

Cả tỉnh

194.601

844.015

1.005.811

1.597.646

1.589.686

891.599

506.642

1.162.005

409.250

449.797

483.054

9.134.105,00

 

- Ngân sách 08 huyện, TX, TP

151.200

302.400

491.400

907.200

973.350

500.850

188.773

708.750

0

0

0

4.223.923,20

- Ngân sách tỉnh

43.401

541.615

514.411

690.446

616.336

390.749

317.868

453.255

409.250

449.797

483.054

4.910.181,80

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 25/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh động vật ngày 11/03/2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.593

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.213.94
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!