ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 198/KH-UBND
|
Cần Thơ, ngày 24
tháng 9 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT GIỐNG PHỤC VỤ CƠ CẤU LẠI
NGÀNH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
Thực hiện Quyết định số
703/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt
Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành
nông nghiệp giai đoạn 2021-2030, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế
hoạch thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ
cấu lại ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030, với những nội
dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực nghiên cứu,
sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản (gọi chung là giống cây trồng, vật
nuôi) theo hướng công nghiệp hiện đại nhằm cung cấp cho sản xuất đủ giống có
năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện thành
công định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Lưu giữ (bảo tồn) và phát
triển sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản bản địa chứa
nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ nghiên cứu lai tạo sản xuất
giống.
b) Nghiên cứu đưa vào sản xuất
giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu cao với
sâu và bệnh hại, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu:
Tổ chức chọn tạo 3-5 giống lúa;
bình tuyển công nhận cây ăn trái đầu dòng; xây dựng, phát triển vườn cây đầu
dòng chất lượng và năng suất cao; thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, chống
chịu được một số loại sâu bệnh chính phù hợp với địa phương.
Tuyển chọn 2-4 giống gia cầm;
thực hiện sinh sản nhân tạo 2-4 giống thủy sản mới, giống đặc sản…, có giá trị
kinh tế cao và nhu cầu thị trường cho thành phố Cần Thơ và các tỉnh.
c) Nâng cao năng lực khoa học
và công nghệ cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất giống.
II. PHẠM VI, QUY MÔ VÀ THỜI
GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi
Chương trình ưu tiên triển khai
thực hiện trên những đối tượng cây trồng vật nuôi chủ lực của thành phố.
2. Quy mô
Chương trình thực hiện từ nguồn
ngân sách nhà nước và huy động xã hội hóa.
3. Thời gian thực hiện:
Từ năm 2021 đến hết năm 2030, chia theo 2 kỳ kế hoạch (2021 - 2025 và 2026 -
2030).
III. CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH
1. Phát triển khoa học
công nghệ về giống
a) Tuyển chọn và phát triển bộ
giống lúa có năng suất chất lượng cao, phù hợp điều kiện sản xuất mang nhãn
hiệu thành phố Cần Thơ
- Mục tiêu: Chọn tạo 3-5 giống (dòng)
lúa chất lượng và năng suất cao; giống thích ứng với điều kiện biến đổi khí
hậu, chống chịu được một số loại sâu bệnh chính phù hợp với địa phương (thuộc nhóm
gạo trắng và đặc sản), bổ sung bộ giống lúa phục vụ cho sản xuất của thành phố
và các tỉnh.
- Địa điểm và thời gian thực
hiện: Thành phố Cần Thơ; giai đoạn 2021 -2025 và 2026 - 2030; mỗi giai đoạn
chọn tạo 1-2 giống.
- Nội dung thực hiện:
+ Giai đoạn 2021 - 2025:
Đánh giá nguồn vật liệu khởi
đầu (đặc điểm hình thái - nông học, chất lượng, thanh lọc sâu bệnh hại trong
nhà lưới) phục vụ công tác chọn giống lúa theo mục tiêu.
Lai tạo giống kết hợp với việc
ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn quần thể cong lai và tích hợp các gen quy
định về chất lượng và chống chịu sâu bệnh hại.
Đánh giá các dòng lúa thuần
triển vọng.
Khảo nghiệm vùng sinh thái các
dòng lúa triển vọng ở các vùng khác nhau của thành phố Cần Thơ.
Thực hiện khảo nghiệm giống
(khảo nghiệm quốc gia, khảo nghiệm sản xuất) và thực hiện công bố lưu hành theo
quy định, đăng ký quyền bảo hộ giống.
Tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô
hình sử dụng giống lúa tuyển chọn.
Lập hồ sơ, thực hiện các thủ
tục (các bước) theo qui định xin công nhận 1-2 giống mới.
Lưu giữ nhân giống hàng năm duy
trì nguồn giống.
+ Giai đoạn 2026 - 2030:
Lai tạo giống kết hợp với việc
ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn quần thể cong lai và tích hợp các gen quy
định về chất lượng và chống chịu sâu bệnh hại.
Đánh giá các dòng lúa thuần
triển vọng.
Khảo nghiệm vùng sinh thái các
dòng lúa triển vọng ở các vùng khác nhau của thành phố Cần Thơ.
Thực hiện khảo nghiệm giống
(khảo nghiệm quốc gia, khảo nghiệm sản xuất) và thực hiện công bố lưu hành theo
quy định, đăng ký quyền bảo hộ giống.
Tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô
hình sử dụng giống lúa tuyển chọn.
Lập hồ sơ, thực hiện các thủ
tục (các bước) theo qui định xin công nhận 2-3 giống mới;
Lưu giữ nhân giống hàng năm duy
trì nguồn giống.
- Tổ chức thực hiện: Trung tâm
Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ phối hợp với viện, trường, địa phương, cơ
quan quản lý nhà nước, tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp trong việc
đánh giá tuyển chọn và đưa vào sản xuất giống sau khi được công nhận lưu hành.
- Hiệu quả mang lại: Bổ sung bộ
giống lúa của thành phố; tạo điều kiện người sản xuất tiếp cận thêm giống mới
để chọn lọc giống phù hợp nhất với mục tiêu sản xuất của nông hộ; tiết kiệm
thời gian khi chuyển đổi giống; nâng cao nhận thức trong sử dụng giống chất
lượng cao, nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác, tăng thêm thu nhập người sản
xuất góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp của thành phố.
- Nguồn vốn: Tổng kinh phí thực
hiện: 15.125.000.000 đồng (nguồn vốn sự nghiệp khoa học), trong đó:
+ Giai đoạn 2021-2025:
7.845.000.000 đồng.
+ Giai đoạn 2026-2030:
7.280.000.000 đồng.
b) Tuyển chọn giống gia cầm có
chất lượng, năng suất cao, phù hợp điều kiện địa phương; xây dựng quy trình
chọn tạo duy trì đàn giống ông bà, bố mẹ và sản xuất cung cấp giống
- Mục tiêu: Chọn tạo 2-4 giống
gia cầm có một đặc tính vượt trội về tăng trưởng, chất lượng thịt, kháng bệnh…,
phù hợp điều kiện địa phương; xây dựng quy trình chọn tạo và duy trì đàn giống
ông bà, bố mẹ chuyển giao các cơ sở nhân giống, phục vụ nhu cầu gia cầm giống
chất lượng tốt cho chăn nuôi của thành phố và các tỉnh.
- Địa điểm và thời gian thực
hiện: Thành phố Cần Thơ; giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030, mỗi giai đoạn tuyển
chọn 1-2 giống, xây dựng và tiếp tục cải tiến hoàn thiện quy trình.
- Nội dung thực hiện:
+ Giai đoạn 2021-2025:
Tổ chức chọn tạo 1-2 giống gia
cầm có cải thiện về tăng trưởng, chất lượng thịt, kháng bệnh,…, phù hợp điều
kiện của thành phố Cần Thơ.
Xây dựng, bổ sung hoàn thiện quy
trình chọn tạo và duy trì đàn giống ông bà, bố mẹ.
Thực hiện công bố chất lượng
theo quy định, đăng ký quyền bảo hộ giống, nhãn hiệu.
Tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô
hình cho cơ sở sản xuất giống và nuôi thịt.
Lưu giữ duy trì đàn gia cầm
gốc, ông bà, bố mẹ; sản xuất con giống, hỗ trợ giá giống sản xuất từ Chương
trình giống cho đối tượng sản xuất trên địa bàn để nhân rộng mô hình.
+ Giai đoạn 2026-2030:
Tổ chức chọn tạo 1-2 giống gia
cầm có cải thiện về tăng trưởng, chất lượng thịt, kháng bệnh…, phù hợp điều
kiện của thành phố Cần Thơ.
Xây dựng, bổ sung hoàn thiện
quy trình chọn tạo và duy trì đàn giống ông bà, bố mẹ.
Thực hiện công bố chất lượng
theo quy định, đăng ký quyền bảo hộ giống, nhãn hiệu.
Tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô
hình cho cơ sở sản xuất giống và nuôi thịt.
Lưu giữ duy trì đàn gia cầm
gốc, ông bà, bố mẹ; sản xuất con giống, hỗ trợ giá giống sản xuất từ Chương
trình giống cho đối tượng sản xuất trên địa bàn để nhân rộng mô hình.
- Tổ chức thực hiện: Trung tâm
Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ phối hợp với viện, trường, địa phương, cơ
quan quản lý nhà nước, tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp trong việc
đánh giá, chọn tạo và đưa vào sản xuất cung cấp giống.
- Hiệu quả mang lại: Cung cấp
giống gia cầm chất lượng phục vụ nhu cầu sản xuất thành phố, nâng cao nhận thức
sử dụng giống có chất lượng cao, tăng thu nhập người nuôi.
- Nguồn vốn: Tổng kinh phí thực
hiện 13.719.600.000 đồng (nguồn vốn sự nghiệp khoa học), trong đó:
+ Giai đoạn 2021-2025:
6.859.800.000 đồng.
+ Giai đoạn 2026-2030:
6.859.800.000 đồng.
c) Lưu giữ và phát triển sản
xuất giống các nguồn gen quý hiếm, tiếp tục nghiên cứu sản xuất giống và phát
triển các loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế cao
- Mục tiêu: Thực hiện lưu giữ
giống gốc, bảo tồn, khai thác hiệu quả nguồn gen; nghiên cứu sản xuất giống ưu
tiên các giống loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; sưu tầm, nhân rộng
số lượng các loài thủy sản bản địa, loài thủy sản quý hiếm, đặc hữu nhằm bảo
tồn gen là vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
- Địa điểm và thời gian thực
hiện: Thành phố Cần Thơ; giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.
- Nội dung thực hiện:
+ Giai đoạn 2021-2025: Nghiên
cứu và chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống ưu tiên các giống loài thủy sản có
giá trị kinh tế và sưu tầm, nhân rộng số lượng các loài thủy sản bản địa, loài
thủy sản quý hiếm, đặc hữu.
+ Giai đoạn 2026-2030: Thực
hiện lưu giữ giống gốc, bảo tồn, phát triển và khai thác hiệu quả nguồn gen.
- Tổ chức thực hiện: Chi cục
Thủy sản Cần Thơ phối hợp với Viện, Trường, địa phương và các đơn vị có liên
quan khác nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống ưu tiên các giống
loài thủy sản có giá trị kinh tế; sưu tầm, nhân rộng số lượng các loài thủy sản
bản địa; các loài thủy sản quý hiếm, đặc hữu... Đồng thời phối hợp với Trung
tâm dịch vụ Nông nghiệp và các cơ sở sản xuất giống thực hiện lưu giữ giống
gốc, bảo tồn, khai thác hiệu quả nguồn gen của các đối tượng có giá trị này.
- Hiệu quả mang lại: Bảo tồn
gen sẽ góp phần tạo cơ hội khôi phục các giống loài khi cần thiết, là cơ sở để
thực hiện nghiên cứu những gen tốt như gen kháng bệnh, năng suất cao, chất
lượng cao, cũng như những gen có ích cho trong nghiên cứu khoa học và y tế. Do
đó, công tác bảo tồn gen cần phải thực hiện nhanh để tránh những tổn thất ngày
càng nhanh đối với các nguồn gen quý hiếm như hiện nay.
- Nguồn vốn: Tổng kinh phí thực
hiện 6.000.000.000 đồng (nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ), trong đó:
+ Giai đoạn 2021-2025:
4.000.000.000 đồng.
+ Giai đoạn 2026-2030:
2.000.000.000 đồng.
d) Nghiên cứu và phát triển
nuôi một số giống thủy sản có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
- Mục tiêu: Nghiên cứu chọn
tạo, sản xuất giống các loài thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu như: chịu mặn
(sống được trong điều kiện biên độ dao động muối lớn), chịu hạn (sống được
trong điều kiện biên độ dao động nhiệt lớn), kháng bệnh...
- Địa điểm và thời gian thực
hiện: thành phố Cần Thơ; giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.
- Nội dung thực hiện:
+ Giai đoạn 2021-2025: Nghiên
cứu chọn tạo, sản xuất giống các loài thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu.
+ Giai đoạn 2026-2030: Thực
hiện chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống các loài thủy sản thích ứng biến đổi
khí hậu.
- Tổ chức thực hiện: Chi cục
Thủy sản Cần Thơ phối hợp với Viện, Trường, địa phương và các đơn vị có liên
quan khác nghiên cứu chọn tạo, sản xuất giống các loài thủy sản thích ứng biến
đổi khí hậu. Đồng thời thực hiện chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cho cơ sở
sản xuất và người dân.
- Hiệu quả mang lại: Phát triển
nguồn giống thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, khắc phục các khó khăn để
phát triển kinh tế, ổn định xã hội.
- Nguồn vốn: Tổng kinh phí thực
hiện 6.000.000.000 đồng (nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ), trong đó:
+ Giai đoạn 2021-2025:
4.000.000.000 đồng.
+ Giai đoạn 2026-2030: 2.000.000.000
đồng.
2. Phát triển sản xuất giống
Nhiệm vụ: Nhập nội, mua bản
quyền giống mới; bình tuyển cây đầu dòng, chọn lọc cây trội; xây dựng và chăm
sóc vườn cây đầu dòng; sản xuất giống các cấp; hoàn thiện công nghệ sản xuất;
đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật và người dân.
a) Thực hiện sinh sản nhân
giống thủy sản mới, giống đặc sản, có giá trị kinh tế cao và nhu cầu thị trường
cho thành phố Cần Thơ
- Mục tiêu: Xây dựng quy
trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo 2-4 đối tượng thủy sản mới, giống đặc sản có
giá trị kinh tế và nhu cầu thị trường cao, đa dạng hóa đối tượng nuôi, phát
triển hệ thống sản xuất giống phục vụ nhu cầu nuôi thủy sản của thành phố Cần
Thơ và các tỉnh.
- Địa điểm và thời gian
thực hiện: Thành phố Cần Thơ; giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030, mỗi giai đoạn
thực hiện 1-2 đối tượng thủy sản.
- Nội dung thực hiện:
+ Giai đoạn 2021-2025:
Tổ chức sinh sản nhân tạo và
xây dựng quy trình kỹ thuật cho 1-2 đối tượng thủy sản.
Thực hiện đăng ký quyền bảo hộ
sở hữu trí tuệ.
Tập huấn kỹ thuật chuyển giao
kỹ thuật cho cơ sở sản xuất giống.
+ Giai đoạn 2026-2030:
Tổ chức sinh sản nhân tạo và
xây dựng quy trình kỹ thuật cho 1-2 đối tượng thủy sản.
Thực hiện đăng ký quyền bảo hộ
sở hữu trí tuệ.
Tập huấn kỹ thuật chuyển giao
kỹ thuật cho cơ sở sản xuất giống.
- Tổ chức thực hiện: Trung tâm
Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ phối hợp với viện, trường, địa phương, cơ
quan quản lý nhà nước, cơ sở sản xuất giống, doanh nghiệp.
- Hiệu quả mang lại: Đa
dạng hóa đối tượng nuôi, phát triển hệ thống sản xuất giống và sản xuất nuôi
thủy sản của thành phố, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập người sản xuất.
- Nguồn vốn: Tổng kinh
phí thực hiện 8.992.800.000 đồng (nguồn vốn sự nghiệp kinh tế), trong đó:
+ Giai đoạn 2021-2025: 4.545.000.000
đồng.
+ Giai đoạn 2026-2030:
4.447.800.000 đồng.
b) Xây dựng quy trình kỹ thuật
nuôi thịt từ giống thủy sản mới, giống đặc sản, được sinh sản nhân tạo từ
Chương trình giống
- Mục tiêu: Xây dựng 2-4 quy
trình kỹ thuật nuôi thịt từ giống thủy sản mới, giống đặc sản,…, được sinh sản
nhân tạo từ Chương trình giống, qua đó đa dạng hóa đối tượng nuôi, phát triển
nghề nuôi thủy sản của thành phố Cần Thơ và các tỉnh.
- Địa điểm và thời gian thực
hiện: Thành phố Cần Thơ; giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030, mỗi giai đoạn xây
dựng quy trình 1-2 đối tượng thủy sản.
- Nội dung thực hiện:
+ Giai đoạn 2021-2025:
Xây dựng quy trình kỹ thuật cho
1-2 đối tượng thủy sản.
Thực hiện đăng ký quyền bảo hộ
sở hữu trí tuệ.
Tập huấn kỹ thuật chuyển giao
kỹ thuật, xây dựng mô hình nuôi.
Lưu giữ duy trì bố mẹ; sản xuất
con giống, hỗ trợ giá giống sản xuất từ Chương trình giống cho đối tượng sản
xuất trên địa bàn để nhân rộng mô hình.
+ Giai đoạn 2026-2030:
Xây dựng quy trình kỹ thuật cho
1-2 đối tượng thủy sản.
Thực hiện đăng ký quyền bảo hộ
sở hữu trí tuệ.
Tập huấn kỹ thuật chuyển giao
kỹ thuật, xây dựng mô hình nuôi.
Lưu giữ duy trì bố mẹ; sản xuất
con giống, hỗ trợ giá giống sản xuất từ Chương trình giống cho đối tượng sản
xuất trên địa bàn để nhân rộng mô hình.
- Tổ chức thực hiện: Trung tâm
Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ phối hợp với viện, trường, địa phương, cơ
quan quản lý nhà nước, cơ sở sản xuất giống, doanh nghiệp, Tổ hợp tác, HTX, hộ
nuôi.
- Hiệu quả mang lại: Đa dạng
hóa đối tượng nuôi, phát triển hệ thống sản xuất giống và sản xuất nuôi thủy
sản của thành phố, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập người sản xuất.
- Nguồn vốn: Tổng kinh phí thực
hiện 11.598.800.000 đồng (nguồn vốn sự nghiệp kinh tế), trong đó:
+ Giai đoạn 2021-2025:
4.161.200.000 đồng.
+ Giai đoạn 2026-2030:
7.436.600.000 đồng.
c) Nhập mới, mua tác quyền
giống cây trồng, vật nuôi từ kết quả nghiên cứu của viện trường…, phục vụ nhu
cầu sản xuất của thành phố
- Mục tiêu: Mua giống mới 20-30
giống, mua tác quyền 6-10 giống cây trồng, vật nuôi từ các kết quả nghiên cứu
của các viện trường…, khai thác sản xuất cung cấp giống, đa dạng đối tượng cây
con, phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp thành phố Cần Thơ và các
tỉnh.
- Thời gian và địa điểm thực
hiện: Tại Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ; giai đoạn 2021-2025
và 2026-2030.
- Nội dung thực hiện:
+ Giai đoạn 2021-2025:
Mua bản quyền, quyền khai thác,
quyền sử dụng sử dụng từ 3-5 giống cây trồng, vật nuôi.
Mua giống mới cây trồng, vật
nuôi từ 10-15 giống phục vụ đánh giá, hoàn thiện quy trình để khuyến cáo,
chuyển giao kỹ thuật, cung cấp nguồn vật liệu sản xuất cung cấp giống.
+ Giai đoạn 2026-2030:
Mua bản quyền, quyền khai thác,
quyền sử dụng sử dụng từ 3-5 giống cây trồng, vật nuôi.
Mua giống mới cây trồng, vật
nuôi từ 10-15 giống phục vụ đánh giá, hoàn thiện quy trình để khuyến cáo,
chuyển giao kỹ thuật, cung cấp nguồn vật liệu sản xuất cung cấp giống.
- Tổ chức thực hiện: Trung tâm
Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ phối hợp với viện, trường, địa phương, cơ
quan quản lý nhà nước, cơ sở sản xuất giống, doanh nghiệp, Tổ hợp tác, HTX, hộ
sản xuất.
- Hiệu quả: Đa dạng hóa đối
tượng sản xuất, phát triển sản phẩm mới, nâng giá trị, tăng thu nhập người sản
xuất.
- Nguồn vốn: Tổng kinh phí thực
hiện 29.601.000.000 đồng (nguồn vốn sự nghiệp kinh tế), trong đó:
+ Giai đoạn 2021-2025: 14.631.000.000
đồng.
+ Giai đoạn 2026-2030: 14.970.000.000
đồng.
d) Bình tuyển công nhận cây ăn
trái đầu dòng; xây dựng, phát triển vườn cây đầu dòng phục vụ sản xuất cây ăn
trái của thành phố Cần Thơ
- Mục tiêu: Tổ chức tuyển chọn
và công nhận 10-20 giống cây ăn trái đầu dòng; xây dựng và phát triển vườn cây
đầu dòng cung cấp nguồn giống đạt chất lượng phục vụ phát triển vùng sản xuất
cây ăn trái của thành phố Cần Thơ và các tỉnh.
b) Địa điểm và thời gian thực
hiện: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ và các quận huyện trên
địa bàn thành phố; giai đoạn 2022-2025 và 2026-2030.
- Nội dung thực hiện
+ Giai đoạn 2022-2025:
Xây dựng và công nhận vườn cây
đầu dòng: Xây dựng vườn cây đầu dòng cho vườn cây hiện có của đơn vị để phục vụ
sản xuất giống; khảo sát điều tra vườn cây đưa vào bình tuyển; đăng ký công
nhận vườn cây đầu dòng; quản lý vườn cây đầu dòng.
Bình tuyển và công nhận cây đầu
dòng: Tổ chức tuyển chọn và công nhận 5-10 giống cây ăn trái đầu dòng, trong đó
ưu tiên bình tuyển và công nhân đối với một số loại cây theo Quyết định 1629/QĐ-UBND
ngày 08 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ; xây dựng tiêu
chuẩn chọn cây đầu dòng cho từng loại cây trồng; tuyển chọn, bình tuyển cây đầu
dòng; đăng ký công nhận cây đầu dòng; quản lý cây đầu dòng.
Chăm sóc cây đầu dòng, vườn cây
đầu dòng và sản xuất giống: Tổ chức sản xuất cung cấp giống cây ăn trái sạch
bệnh, chất lượng cao; hỗ trợ giá giống cung cấp từ chương trình giống.
Tổ chức tập huấn kỹ thuật
chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình.
+ Giai đoạn 2026-2030:
Bình tuyển công nhận cây đầu
dòng: Tổ chức tuyển chọn và công nhận 5-10 giống cây ăn trái đầu dòng; xây dựng
tiêu chuẩn chọn cây đầu dòng cho từng loại cây trồng; tuyển chọn, bình tuyển
cây đầu dòng; đăng ký công nhận cây đầu dòng; quản lý và khai thác cây đầu dòng.
Xây dựng vườn cây đầu dòng: Xây
dựng vườn cây đầu dòng cho các cây đầu dòng đã qua bình tuyển của kế hoạch để
lưu giữ và sản xuất giống.
Chăm sóc cây đầu dòng, vườn cây
đầu dòng và sản xuất giống: Tổ chức sản xuất cung cấp giống cây ăn trái sạch
bệnh, chất lượng cao; hỗ trợ giá giống cung cấp từ chương trình giống.
Tổ chức tập huấn kỹ thuật
chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình sử dụng giống sản xuất từ Chương trình.
- Tổ chức thực hiện: Trung tâm
Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ phối hợp với viện, trường, địa phương, cơ
quan quản lý nhà nước, cơ sở sản xuất giống, doanh nghiệp, Tổ hợp tác, HTX, hộ
sản xuất.
- Hiệu quả mang lại: Tạo điều
kiện cải tạo và nâng chất lượng sản phẩm cây ăn trái của thành phố; nâng cao
nhận thức người sản xuất về việc sử dụng giống chất lượng, giống thực hiện đúng
quy chuẩn trong sản xuất; phát triển hệ thống sản xuất cung ứng giống, tăng
cường mối liên kết gắn bó chặt chẽ từ viện, trường đến các cơ sở sản xuất cung
cấp giống, đáp ứng nhu cầu số lượng và chất lượng về giống của thành phố, góp
phần xây dựng thương hiệu sản xuất giống cây ăn trái của thành phố.
- Nguồn vốn: Tổng kinh phí thực
hiện 41.963.000.000 đồng (nguồn vốn sự nghiệp kinh tế), trong đó:
+ Giai đoạn 2022-2025: 19.591.000.000
đồng.
+ Giai đoạn 2026-2030: 22.372.000.000
đồng.
đ) Hoàn thiện các quy trình
công nghệ, định mức kỹ thuật sản xuất giống cây trồng, vật nuôi
- Mục tiêu: Xây dựng, hoàn
thiện 20-30 quy trình công nghệ, định mức kỹ thuật sản xuất giống cây trồng,
vật nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị
sản xuất giống, phục vụ xây dựng tiêu chuẩn, định mức, dự toán khi xây dựng
chương trình dự án của thành phố.
- Địa điểm và thời gian thực
hiện: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ và các quận huyện trên
địa bàn thành phố; giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.
- Nội dung thực hiện
+ Giai đoạn 2021-2025:
Xây dựng, hoàn thiện 10-15 quy
trình công nghệ, định mức kỹ thuật sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
Tổ chức tập huấn cho các cơ sở,
hộ sản xuất.
+ Giai đoạn 2026-2030:
Xây dựng, hoàn thiện 10-15 quy
trình công nghệ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
Tổ chức tập huấn cho các cơ sở,
hộ sản xuất.
- Tổ chức thực hiện: Trung tâm
Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ phối hợp với viện, trường, địa phương, cơ
quan quản lý nhà nước, cơ sở sản xuất giống, doanh nghiệp, Tổ hợp tác, HTX, hộ
sản xuất.
- Hiệu quả mang lại: Nâng cao hiệu
quả quản lý, tiết kiệm chi phí, ứng dụng dụng tiến bộ kỹ thuật qua đó nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất giống.
- Nguồn vốn: Tổng kinh phí thực
hiện 30.592.000.000 đồng (nguồn vốn sự nghiệp kinh tế), trong đó:
+ Giai đoạn 2021-2025: 15.296.000.000
đồng.
+ Giai đoạn 2026-2030: 15.296.000.000
đồng.
e) Phát triển giống các đối
tượng thủy sản chủ lực, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống cá tra
- Mục tiêu: Ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất giống cá tra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với
biến đổi khí hậu và an toàn dịch bệnh; cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng lực
sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống áp dụng
các quy phạm thực hành nuôi tốt VietGAP.
- Địa điểm và thời gian thực
hiện: thành phố Cần Thơ; giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.
- Nội dung thực hiện:
+ Giai đoạn 2021-2025:
Ứng dụng các công nghệ hiện đại
như: công nghệ tuần hoàn (RAS), công nghệ Biofloc, công nghệ Aquaponic…
Liên kết sản xuất giống cá tra
3 cấp chất lượng cao và tiếp tục bổ sung đàn cá bố mẹ cải thiện di truyền nhằm
tăng năng suất, hạn chế dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Chọn tạo đàn bố mẹ có chất
lượng cao, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng lực sản xuất giống tôm càng xanh
toàn đực.
Hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống
áp dụng các quy phạm thực hành nuôi tốt VietGAP.
+ Giai đoạn 2026-2030:
Cải tiến ứng dụng và hoàn thiện
các công nghệ sản xuất giống thủy sản hiện đại như: công nghệ tuần hoàn (RAS),
công nghệ Biofloc, công nghệ Aquaponic…
Liên kết sản xuất giống cá tra
3 cấp chất lượng cao và tiếp tục bổ sung cá bố mẹ cải thiện di truyền nhằm tăng
năng suất, hạn chế dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Chọn tạo đàn bố mẹ có chất
lượng cao, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng lực sản xuất giống tôm càng xanh
toàn đực.
Hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống
áp dụng các quy phạm thực hành nuôi tốt VietGAP.
- Tổ chức thực hiện: Chi cục
Thủy sản Cần Thơ phối hợp với Viện, Trường, địa phương và các đơn vị có liên
quan khác ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật từ khâu chọn tạo cá bố mẹ, sinh sản
đến ương dưỡng giống, cung ứng cho người nuôi và liên kết tạo chuỗi sản xuất
khép kín các đối tượng nuôi chủ lực. Hình thành cụm liên hoàn nuôi chất lượng
cao gồm nông dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh áp dụng các quy phạm thực hành nuôi
tốt VietGAP trong sản xuất.
- Hiệu quả mang lại: Phát triển
nguồn giống thủy sản nuôi chủ lực có chất lượng cao phục vụ thị trường xuất
khẩu nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Nguồn vốn: Tổng kinh phí thực
hiện 13.000.000.000 đồng (nguồn vốn sự nghiệp kinh tế), trong đó:
+ Giai đoạn 2021-2025:
6.500.000.000 đồng.
+ Giai đoạn 2026-2030:
6.500.000.000 đồng.
g) Đào tạo, tập huấn
- Mục tiêu: Hàng năm, tổ chức
đưa đào tạo 6-10 viên chức trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, quản lý nhà
nước về hoạt động giống; tổ chức 4-8 lớp tập huấn kỹ thuật về sản xuất giống
cây con, cập nhật các quy định quản lý nhà nước cho cơ sở, hộ sản xuất, cán bộ
kỹ thuật địa phương.
- Địa điểm và thời gian thực
hiện: Thành phố Cần Thơ; giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.
- Nội dung thực hiện
+ Giai đoạn 2021-2025:
Hàng năm, đưa đào tạo 6-10 viên
chức Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ trong lĩnh vực nghiên cứu,
sản xuất, quản lý nhà nước về hoạt động giống.
Tổ chức 4-8 lớp tập huấn kỹ
thuật, cập nhật quy định quản lý nhà nước cho cơ sở, hộ sản xuất, cán bộ kỹ
thuật địa phương.
+ Giai đoạn 2026-2030:
Hàng năm, đưa đào tạo 6-10 viên
chức Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ trong lĩnh vực nghiên cứu,
sản xuất, quản lý nhà nước về hoạt động giống.
Tổ chức 4-8 lớp tập huấn kỹ
thuật, cập nhật quy định quản lý nhà nước cho cơ sở, hộ sản xuất, cán bộ kỹ
thuật địa phương.
- Tổ chức thực hiện: Trung tâm
Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ phối hợp với viện, trường, địa phương, cơ
quan quản lý nhà nước, cơ sở sản xuất giống, doanh nghiệp, Tổ hợp tác, HTX, hộ
sản xuất.
- Hiệu quả mang lại: Nâng cao
kỹ năng tay nghề và nhận thức trong chấp hành quy định pháp luật, qua đó nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất giống.
- Nguồn vốn: Tổng kinh phí thực
hiện 3.460.800.000 đồng (nguồn vốn sự nghiệp kinh tế), trong đó:
+ Giai đoạn 2021-2025:
1.730.400.000 đồng.
+ Giai đoạn 2026-2030:
1.730.400.000 đồng.
3. Hoàn thiện hệ thống
giống: Nâng cao năng lực sản xuất giống cây trồng, vật nuôi của Trung tâm Dịch
vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ
a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực
sản xuất giống cây trồng, vật nuôi của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, cung cấp
giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản đảm bảo chất lượng phục vụ chuyển đổi giống
cây con, thực hiện cơ cấu lại Ngành nông nghiệp của thành phố.
b) Địa điểm và thời gian thực hiện:
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ; giai đoạn 2022-2025 và
2026-2030.
c) Nội dung thực hiện:
- Giai đoạn 2022-2025:
+ Lập quy hoạch xây dựng chi
tiết 1/500 cho cơ sở 1 của đơn vị.
Cơ sở 1:
+ Bảo dưỡng, xây mới hàng rào
bảo vệ.
+ Đầu tư trang thiết bị phục vụ
sản xuất giống cây trồng.
+ Xây dựng, nâng cấp trại heo
còn lại thành trại kín; cải tạo trại gà 1, trại gà 2, nhà phụ trợ, trang thiết
bị thành trại gà kín (trại lạnh); xây dựng nhà vệ sinh sát trùng, kho, ấp
trứng, phòng làm việc phụ vụ trại gà 1, 2; đầu tư trang thiết bị phục vụ cho
sản xuất giống; xây dựng, mở rộng đường nội bộ khu chăn nuôi (khu E).
+ Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp
trại sinh sản cá, nhà quản lý; nạo vét ao, kênh cấp thoát nước; gia cố đê đập,
sửa chữa cống bọng.
Cơ sở 2:
+ Cải tạo bảo dưỡng, sửa chữa
trại ươm, kho; nhà để xe, nhà để máy phát điện và máy móc thiết bị.
+ Cải tạo, sửa chữa hệ thống
điện, nước, trạm bơm.
+ Cải tạo, sửa chữa hệ thống
ao, kênh, cống bọng; đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất.
- Giai đoạn 2026-2030:
+ Cơ sở 1:
Cải tạo, nâng cấp và mở rộng
lưới điện, trạm biến áp; cải tạo chức năng, sửa chữa, nâng cấp khu nhà bếp nhà
kho; cải tạo sửa chữa nhà quản lý (khu E); xây dựng hệ thống thu gom và xử lý
chất thải; cải tạo, mở rộng nhà bảo vệ.
Trồng trọt: Cải tạo, nâng cấp
hệ thống nhà lưới, kho chứa vật tư; xây dựng nhà màng; nâng cấp, cải tạo nhà
lưới hoa kiểng; đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất giống cây trồng.
Chăn nuôi: Cải tạo, nâng cấp
trại vịt - tôm (khu E); đầu tư trang thiết bị phục vụ cho sản xuất giống.
Thủy sản: Cải tạo, sửa chữa,
nâng cấp trại sinh sản cá, nhà quản lý; nạo vét ao, kênh cấp thoát nước; gia cố
đê đập, sửa chữa cống bọng.
+ Cơ sở 2:
Cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng
khu nhà làm việc, nhà thực tập - chuyên gia, bảo vệ.
Cải tạo bảo dưỡng, sửa chữa
trại ương, kho; nhà để xe, nhà để máy phát điện và máy móc thiết bị.
Cải tạo, sửa chữa hệ thống
điện, nước, trạm bơm.
Cải tạo, sửa chữa hệ thống
đường giao thông, hàng rào.
Cải tạo, sửa chữa hệ thống ao,
kênh, cống bọng; đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất.
d) Tổ chức thực hiện: Trung tâm
Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ phối hợp với viện, trường, địa phương, cơ
quan quản lý nhà nước, đơn vị có liên quan.
đ) Hiệu quả mang lại: Nâng cao
năng lực của đơn vị trong hoạt động giống cây con, xây dựng đội ngũ kỹ thuật
đáp ứng yêu cầu phát triển giống phục vụ Ngành nông nghiệp thành phố, đa dạng
hóa đối tượng sản xuất, phát triển hệ thống nhân giống, cung cấp nguồn giống
chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập người sản xuất.
e) Nguồn vốn: Tổng kinh phí
thực hiện 87.091.000.000 đồng (nguồn vốn đầu tư phát triển), trong đó:
- Giai đoạn 2021-2025: 38.572.000.000
đồng.
- Giai đoạn 2026-2030: 48.519.000.000
đồng.
IV. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
Tổng mức vốn thực hiện Chương
trình: 267.143.000.000 đồng (phụ lục II), trong đó:
- Giai đoạn 2021-2025: 127.731.400.000
đồng, gồm:
+ Nguồn vốn sự nghiệp khoa học:
22.704.800.000 đồng.
+ Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế: 66.454.600.000
đồng
+ Nguồn vốn đầu tư phát triển: 38.572.000.000
đồng
- Giai đoạn 2026-2030: 139.411.600.000
đồng; gồm:
+ Nguồn vốn sự nghiệp khoa học:
18.139.800.000 đồng.
+ Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế: 72.752.800.000
đồng.
+ Nguồn vốn đầu tư phát triển: 48.519.000.000
đồng.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Cơ chế chính sách
a) Nhiệm vụ phát triển khoa học
công nghệ về giống
- Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen;
nghiên cứu chọn tạo giống thực hiện theo:
+ Luật Khoa học và Công nghệ
ngày 18 tháng 6 năm 2013;
+ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP
ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
+ Nghị định số 59/2017/NĐ-CP
ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ Về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ
lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;
+ Thông tư liên tịch số 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN
ngày 21 tháng 2 năm 2011 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn
quản lý tài chính đối với các dự án sản xuất thử nghiệm được ngân sách nhà nước
hỗ trợ kinh phí;
+ Thông tư liên tịch số
55/2015/TTLT- BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học
và Công nghệ Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh
phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
+ Thông tư số
18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định
quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
+ Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN
ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định quản lý thực
hiện chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030;
+ Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC
ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính Quy định
khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
Nuôi giữ giống gốc thực hiện
theo:
+ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP
ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc
đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN từ nguồn kinh phí chi
thường xuyên;
+ Thông tư số 116/2016/TT-BTC
ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính Hướng dẫn lập, phân bổ dự toán, thanh
toán, quyết toán kinh phí sản phẩm công ích giống nông nghiệp, thủy sản.
b) Nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống
giống thực hiện theo
- Luật Đầu tư công ngày 13
tháng 6 năm 2019;
- Nghị định số 01/2020/NĐ-CP
ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 về giám sát và đánh giá đầu tư;
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP
ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đầu tư công.
c) Đối với nhiệm vụ phát triển
giống thực hiện theo Thông tư số 10/2021/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 8 năm 2021
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn nội dung đầu tư,
hỗ trợ đầu tư thực hiện nhiệm vụ “Phát triển sản xuất giống” theo Quyết định số
703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Công tác quản lý Nhà nước
về giống
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về
giống. Hoàn thiện, điều chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về giống phù
hợp với điều kiện trong nước và luật pháp quốc tế. Thực hiện đồng bộ các biện
pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý giống từ trung ương đến địa phương.
3. Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực nghiên cứu, sản xuất giống
Đào tạo ngắn hạn cho các đối
tượng làm công tác giống về chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước hoặc thuê chuyên
gia nước ngoài đến Việt Nam chuyển giao công nghệ về giống. Thông qua nguồn
kinh phí từ các Chương trình khác, lựa chọn các đối tượng đào tạo dài hạn và
ngắn hạn về nghiên cứu, quản lý và sản xuất giống.
4. Hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực giống
Nhập nội giống mới, trao đổi
nguồn gen làm vật liệu chọn tạo giống; tiếp thu phương pháp nghiên cứu chọn
tạo, chuyển giao khoa học công nghệ, sản xuất, bảo quản, chế biến giống theo
hướng công nghiệp hiện đại của các nước và các tổ chức quốc tế. Xúc tiến thương
mại để mở rộng thị trường giống cây trồng, vật nuôi tại các nước theo quy định
của pháp luật.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, triển khai thực hiện Kế hoạch
này; tổng hợp đề xuất nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Kế hoạch gửi Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Chủ trì triển khai cơ chế,
chính sách thuộc Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ
cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 và các cơ chế, chính sách có liên
quan về phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố.
- Kiểm tra, giám sát tình hình
thực hiện Kế hoạch; tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo kết quả thực
hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại
ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn yêu cầu.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Trên cơ sở đề án, cơ chế,
chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, UBND quận, huyện; Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tham
mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố nguồn vốn đầu tư để tổ chức thực hiện Kế
hoạch.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Tài chính
Cân đối nguồn ngân sách, phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan đề
xuất Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng danh mục đề tài, dự án nghiên cứu, ứng
dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ về bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, chọn tạo
giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp với Sở Tài chính bố
trí kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ về nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch.
5. Ủy ban nhân dân quận,
huyện
- Chỉ đạo triển khai Kế
hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; tổ chức thực hiện tốt công
tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.
- Chủ động cân đối ngân sách
địa phương, vốn lồng ghép các chương trình, thu hút doanh nghiệp đầu tư cho
phát triển nghiên cứu, sản xuất giống trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch Thực hiện Chương
trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông
nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu
Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận, huyện tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hè
|