ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 183/KH-UBND
|
Phú
Yên, ngày 04 tháng 10
năm 2019
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH PHÚ
YÊN GIAI ĐOẠN 2019-2020
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 27/5/2019 của UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn
2019-2020 và định hướng đến năm
2030;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT (tại Tờ trình số
215/TTr-SNN ngày 05/9/2019);
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Chương trình
Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là
Chương trình OCOP) tỉnh Phú Yên giai đoạn 2019-2020, nội dung như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về
Chương trình OCOP đến các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh. Đưa Chương
trình OCOP trở thành Chương trình
phát triển kinh tế quan trọng để phát triển sản xuất tập trung, quy mô lớn
trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp trên địa bàn nông
thôn và khu vực đô thị góp phần cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho phát triển dịch
vụ, thương mại của tỉnh.
- Triển khai thực hiện hiệu quả các nội
dung Chương trình OCOP của tỉnh một cách đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở theo trình tự thủ tục đánh giá, xếp hạng sản phẩm của Chương trình.
2. Yêu cầu
Bám sát quan điểm, mục tiêu của Chương trình OCOP và thực tế tại địa phương,
xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện
Chương trình. Chủ động, quyết tâm và phối hợp thường xuyên, thống nhất
giữa các Sở, ngành, địa phương và
các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.
II. MỤC TIÊU
1. Xác định,
lựa chọn hoàn thiện/nâng cấp ít nhất 20 sản phẩm thế mạnh hiện có của các địa phương. Có ít nhất 05 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh. Triển khai xây dựng và phát triển các làng
(bản) văn hóa du lịch. Tập trung
vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết
giữa hộ sản xuất với Tổ hợp tác, Hợp
tác xã và Doanh nghiệp.
2. Củng cố
ít nhất 30 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm thế mạnh hiện có của
các địa phương (Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác,...) và phát triển mới ít nhất 15 tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp, Hợp tác xã) tham gia Chương trình OCOP.
3. Đào tạo,
tập huấn 100% cán bộ các cấp (Thành viên Ban Chỉ đạo, thành viên của các hội đồng, tổ giúp việc OCOP các cấp); Đào tạo, tập huấn kiến thức
chuyên môn quản lý sản xuất, kinh
doanh cho 100% lãnh đạo Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia
Chương trình OCOP.
III. NỘI DUNG, NHIỆM
VỤ TRỌNG TÂM
1. Củng cố, kiện toàn hệ thống quản
lý, điều hành thực hiện Chương trình OCOP
1.1. Cấp tỉnh
- Bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo Chương
trình OCOP cho Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh. Bổ sung nhiệm vụ, giúp việc chuyên trách thực hiện Chương trình
OCOP cho Sở Nông nghiệp và PTNT.
- UBND tỉnh quyết định thành lập Hội
đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
1.2. Cấp huyện
- Bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo Chương trình OCOP cho Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện. Bổ sung
nhiệm vụ, giúp việc chuyên trách thực hiện Chương trình OCOP cho phòng Nông
nghiệp và PTNT/phòng Kinh tế.
- UBND cấp huyện quyết định thành lập
Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP ở cấp huyện.
1.3. Cấp xã
UBND cấp xã tổ
chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP.
2. Công tác thông tin, tuyên truyền
về Chương trình OCOP
- Các cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo
thực hiện Chương trình OCOP các cấp đẩy mạnh quán triệt tầm quan trọng và ý
nghĩa của Chương trình OCOP, nguyên tắc và chu trình OCOP thường niên.
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về mục
đích, ý nghĩa, nội dung của Chương trình OCOP trên phạm vi toàn tỉnh với nhiều hình thức, để các tầng lớp
xã hội, cán bộ và người dân thấy
được lợi ích, giá trị kinh tế, giá trị nhân văn khi thực hiện Chương trình OCOP
như:
+ Hội nghị, hội thảo về Chương trình OCOP.
+ Đăng tải các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình OCOP lên
các trang thông tin điện tử cấp tỉnh, huyện.
+ Phát hành tờ rơi tuyên truyền về ý
nghĩa, nội dung, bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.
+ Phối hợp với Báo Phú Yên, Đài Phát
thanh và Truyền hình viết bài, đưa bản tin về Chương trình
OCOP.
3. Đào tạo, tập huấn, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực
Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn (dự
kiến khoảng 05 lớp) cho đội ngũ
cán bộ thực hiện Chương trình OCOP các cấp; bồi dưỡng phát triển ý tưởng sáng tạo sản phẩm,
quản lý sản xuất, maketing cho đội
ngũ quản lý các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ sản xuất.
4. Triển khai thực hiện Chu trình
OCOP
- Chu trình OCOP được triển khai thực
hiện thường niên theo 06 bước (theo Phụ lục I tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng
Chính phủ) đảm bảo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn-Cơ sở sản
xuất đề xuất trực tiếp theo nhu cầu
và khả năng thực tế.
- Hướng dẫn các địa phương triển khai
thực hiện Chu trình OCOP rộng rãi, khách quan; tập trung chuyên sâu cho công
tác hướng dẫn, tập huấn, tư vấn tại chỗ, kết nối nguồn lực cho việc phát triển ý tưởng sản phẩm, triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh.
- Tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm
OCOP cấp huyện, cấp tỉnh theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một
sản phẩm (tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ).
- Công bố kết quả xếp hạng sản phẩm
OCOP vào dịp Hội nghị, Hội chợ thương mại, triển lãm OCOP cấp tỉnh.
5. Hoàn thiện sản phẩm OCOP đối với một số sản phẩm hiện có
- Lựa chọn một số sản phẩm đặc trưng hiện có để tiếp tục hoàn
thiện việc đăng ký nhãn hiệu, chất
lượng hàng hóa; truy xuất nguồn gốc và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.
- Xây dựng thí điểm mô hình giới thiệu,
trưng bày và bán sản phẩm OCOP đặt tại khu vực trung tâm, đông dân cư trên địa
bàn thành phố Tuy Hòa.
6. Xúc tiến thương mại sản phẩm
OCOP
- Tổ chức quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, tập trung thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt từ 3 đến 5 sao.
- Tổ chức, tham gia thường niên các kỳ
xúc tiến thương mại cấp tỉnh, nhất
là tổ chức các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP.
- Chú trọng phát triển hình thức
thương mại điện tử trong quảng bá, bán sản phẩm OCOP.
- Xây dựng một số điểm giới thiệu,
trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại các khu vực đông dân cư, khu vực phát triển
du lịch, các trung tâm thương mại.
7. Cơ chế, chính sách và huy động
nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình OCOP
7.1. Cơ chế, chính sách
Hướng dẫn các tổ chức kinh tế, hộ sản
xuất tham gia thực hiện Chương
trình OCOP áp dụng thực hiện các chính sách hiện hành của Nhà nước về phát triển ngành nghề, phát triển
nông nghiệp, nông thôn; cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chương trình
khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; các cơ chế chính sách hiện
hành về khuyến nông, khuyến công, khoa học công nghệ,... tích hợp các cơ
chế, chính sách này để triển khai Chương trình OCOP.
7.2. Huy động nguồn lực
- Nguồn lực từ cộng đồng, bao gồm: tiền,
đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ, ý tưởng... phù hợp với các quy định của pháp luật, được huy động trong quá
trình hình thành các tổ chức OCOP, dưới dạng góp vốn; triển khai các hoạt động
theo Chu trình OCOP.
- Vốn tín dụng: Chủ yếu từ nguồn tín dụng ngân hàng, tín dụng cộng đồng, quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất, huy động nguồn lực tài chính từ các quỹ đầu
tư, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần,
bao gồm: vốn ngân sách tỉnh, ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020, vốn hỗ trợ Chương trình khoa học và công nghệ, nguồn
vốn khuyến công, khuyến nông và các nguồn vốn lồng ghép khác.
IV. TIẾN ĐỘ THỰC
HIỆN
1. Quý IV/2019
- Các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP.
- Tổ chức công tác truyền thông,
thông tin tuyên truyền về Chương trình OCOP trong xây dựng nông thôn mới bằng
các hình thức: tờ rơi, bài báo,
phát thanh, bản tin. Đồng thời, bổ sung nội dung tập huấn Chương trình OCOP lồng ghép vào lớp tập huấn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới từ
nguồn vốn phân bổ năm 2019.
- Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng
thí điểm mô hình giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm OCOP đặt tại thành phố Tuy Hòa, địa chỉ: số 171 Phan Đình Phùng.
- Lựa chọn một số sản phẩm để tiến hành chu trình OCOP, làm điểm
rút kinh nghiệm cho năm 2020.
(Danh sách sản phẩm tham gia thí
điểm theo Phụ lục 01 đính kèm)
2. Năm 2020
- Tiếp tục triển khai công tác đào tạo,
tập huấn cho cán bộ thực hiện Chương trình OCOP các cấp.
- Tổ chức học tập kinh nghiệm triển
khai thực hiện Chương trình OCOP tại các tỉnh bạn.
- Thực hiện việc hỗ trợ các sản phẩm
tham gia Chương trình OCOP tỉnh.
- Thực hiện chu trình OCOP năm 2020;
hoàn thiện các sản phẩm hiện có như: Rượu tằm Hòa Phong, gạo đỏ, diệp hạ châu, nước mắm, cá ngừ, bò và các sản phẩm
từ bò,... và có ít nhất 05-10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh.
- Quý IV/2020: Tổ chức hội nghị tổng
kết, đánh giá Chương trình OCOP tỉnh Phú Yên giai đoạn 2019-2020 và đề xuất
Chương trình OCOP cho giai đoạn 2021-2030.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện Chương trình OCOP:
Từ nguồn vốn hỗ trợ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; ngân sách tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
(Dự toán kinh phí theo Phụ lục 02 đính kèm)
VI. PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ
Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan
liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 27/5/2019 của UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Phú Yên và có báo cáo định kỳ
hàng quý gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND
tỉnh.
Giao Sở Tài Chính thẩm định kế hoạch
vốn năm 2019 và đề xuất nguồn phân
bổ bổ sung cho Sở Nông nghiệp và PTNT trong năm 2019 để triển khai thực hiện
theo Kế hoạch.
Trên đây là Kế
hoạch triển khai thực hiện Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Phú Yên giai đoạn 2019-2020, đề nghị các cơ quan liên quan tích cực tham gia triển khai thực hiện toàn diện các nội dung của Chương trình./.
Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- VPĐP NTM TW;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- BCĐ các Chương trình MTQG tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP;
- VP Điều phối NTM tỉnh;
- Chi cục PTNT;
- Cổng TTĐT-UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT, HgAKH
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hữu Thế
|
PHỤ LỤC 01
DANH SÁCH SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG, CÓ TIỀM
NĂNG THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (CHƯƠNG TRÌNH OCOP) THÍ ĐIỂM NĂM
2019
(Kèm theo Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 04/10/2019 của UBND tỉnh Phú Yên)
TT
|
Tên sản phẩm
|
Chủ
thể thực hiện/Địa chỉ
|
I
|
Thành
phố Tuy Hòa
|
|
1
|
Nước mắm Long
Thủy
|
Các hộ gia đình/thôn Long Thủy, xã
An Phú
|
2
|
Rau sạch an toàn
|
Làng nghề, các hộ làng rau Ngọc Phước
xã Bình Ngọc
|
3
|
Cà phê chất lượng cao
|
Công ty TNHH
Huy Tùng, Công ty TNHH Hương Hương
|
II
|
Thị
xã Sông Cầu
|
|
4
|
Muối Tuyết Diêm
|
Hợp tác xã muối Tuyết Diêm/thôn Tuyết Diêm, xã Xuân Bình
|
5
|
Rượu Quán Đế
|
Hộ sản xuất/thôn
Chánh Lộc, xã Xuân Lộc
|
6
|
Nước mắm Gành
Đỏ
|
Hộ sản xuất/khu phố An Thạnh, phường Xuân Đài
|
III
|
Huyện
Tây Hòa
|
|
7
|
Rượu tằm Hòa
Phong
|
Hợp tác xã Hòa
Phong, Làng nghề tổ chức sản xuất và chế biến
|
8
|
Hạt tiêu Sơn Thành
|
Công ty Cổ phần
Vinacafe Sơn Thành và một số hộ sản xuất
|
IV
|
Huyện
Phú Hòa
|
|
9
|
Bánh tráng Đông Bình
|
Hiệp Hội sản xuất bánh tráng Đông Bình (Làng nghề sản xuất bánh tráng Đông Bình, xã
Hòa An)
|
10
|
Bánh Khóm Đồng Din
|
HTX nông nghiệp kinh doanh tổng hợp
Đồng Din/khu phố Định Thọ 1, thị trấn
Phú Hòa
|
11
|
Nước khóm ép Đồng Din
|
HTX nông nghiệp kinh doanh tổng hợp
Đồng Din/khu phố Định Thọ 1, thị trấn Phú Hòa
|
12
|
Khóm sấy Đồng Din
|
HTX nông nghiệp kinh doanh tổng hợp
Đồng Din/khu phố Định Thọ 1, thị trấn Phú Hòa
|
13
|
Khóm trái Đồng Din
|
HTX nông nghiệp kinh doanh tổng hợp
Đồng Din/khu phố Định Thọ 1, thị trấn Phú Hòa
|
14
|
Quả Mãng cầu
dai
|
Tổ hợp tác
trang trại Sơn Ngọc/thôn Ngọc Sơn, xã Hòa Quang Bắc
|
V
|
Huyện
Đông Hòa
|
|
15
|
Diệp hạ châu
|
Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược
liệu Miền Trung
|
16
|
Hạt sen
|
Hợp tác xã Hòa Xuân Tây 1
|
VI
|
Huyện
Sơn Hòa
|
|
17
|
Bò một nắng
|
Doanh nghiệp Tư nhân Hà Trung, Cơ sở
Dậu khô bò
|
18
|
Đường tinh luyện
|
Nhà máy đường
KCP Sơn Hòa
|
VII
|
Huyện
Sông Hinh
|
|
19
|
Cam Sông Hinh
|
Các hộ gia đình
trên địa bàn huyện
|
20
|
Quýt Sông Hinh
|
Các hộ gia đình
trên địa bàn huyện
|
21
|
Heo sữa (Heo
đen miền núi)
|
Các hộ gia đình/xã
Ea Lâm, Ea Bá
|
VIII
|
Huyện
Tuy An
|
|
22
|
Bánh tráng Hòa Đa
|
Hộ sản xuất/Làng
nghề bánh tráng Hòa Đa, xã An Mỹ
|
23
|
Gạo chất lượng cao An Nghiệp
|
Hợp tác xã Nông nghiệp An Nghiệp/xã
An Nghiệp
|
24
|
Chiếu cói
|
Hộ gia đình/Làng
nghề Chiếu cói, xã An Cư
|
IX
|
Huyện
Đồng Xuân
|
|
25
|
Dầu đậu phộng
|
Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch
vụ nông nghiệp Xuân Phước/thôn Phú Xuân B, xã Xuân Phước
|
26
|
Chuối Cô Na
|
Hộ gia đình/thôn Phú Xuân B, xã
Xuân Phước
|
27
|
Bánh tráng gạo Xuân Sơn Bắc
|
Hộ gia đình/thôn Tân Phước, xã Xuân
Sơn Bắc
|
PHỤ LỤC 02:
DỰ TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 04/10/2019 của UBND tỉnh Phú Yên)
ĐVT:
Triệu đồng
TT
|
Nội dung
|
Tổng kinh phí
|
Trong
đó
|
Năm
2019
|
Năm
2020
|
|
Tổng
cộng
|
5,300
|
650
|
4,650
|
I
|
Công tác truyền thông, thông tin
tuyên truyền
|
190
|
40
|
150
|
1
|
Phát hành tờ rơi
|
30
|
10
|
20
|
2
|
Tin bài báo
|
40
|
10
|
30
|
3
|
Phát thanh, bản
tin
|
120
|
20
|
100
|
II
|
Đào tạo, tập huấn
|
600
|
-
|
600
|
1
|
Tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham gia quản lý, điều hành Chương trình
OCOP, phát triển sản phẩm, kỹ năng
bán hàng, xúc tiến thương mại; đào tạo nghề cho lao động thuộc các tổ chức
tham gia OCOP (từ cấp tỉnh đến cấp huyện)
|
500
|
|
500
|
2
|
Học hỏi, tham
quan tại các tỉnh tiêu biểu trong công tác triển khai Chương trình OCOP
|
100
|
|
100
|
III
|
Phát triển sản phẩm
|
4,000
|
500
|
3,500
|
1
|
Xây dựng, hoàn thiện trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (dự kiến 2 điểm)
|
1,000
|
500
|
500
|
2
|
Hỗ trợ, hoàn
thiện, nâng cấp các sản phẩm được đánh
giá, xếp hạng
|
2,000
|
|
2,000
|
3
|
Đánh giá, xếp hạng sản phẩm
|
500
|
|
500
|
4
|
Xúc tiến
thương mại sản phẩm (tham gia hội chợ, triển lãm,...)
|
500
|
|
500
|
IV
|
Chi phí
quản lý chung
|
510
|
110
|
400
|
1
|
Kiểm tra, giám sát
|
150
|
50
|
100
|
2
|
Hội nghị về Chương trình OCOP
|
100
|
|
100
|
3
|
Chi khác (tham dự hội nghị tại huyện,
tỉnh, trung ương; chi hoạt động đột xuất của tỉnh;...)
|
260
|
60
|
200
|