ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 166/KH-UBND
|
Đồng Tháp, ngày
08 tháng 05 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG CHUỘT BẢO VỆ SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG
THÁP
Thực hiện Chỉ thị số
1900/CT-BNN-BVTV ngày 15/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt. Ủy
ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức và trách
nhiệm trong công tác phòng, chống và diệt chuột thường xuyên trong cộng đồng,
ngăn chặn chuột hàng năm để bảo vệ sản xuất.
- Tập trung huy động sức mạnh tổng
hợp của các Sở, ban, ngành tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh và Nhân
dân tham gia các đợt “diệt chuột tập trung”, để bảo vệ sản xuất, hạn chế đến mức
thấp nhất thiệt hại về năng suất, chất lượng cây trồng và nông sản do chuột gây
ra, tiết kiệm chi phí sản xuất.
2. Yêu cầu
- Tổ chức phát động chiến dịch
diệt chuột rộng rãi, đồng loạt đến các ngành, các cấp và Nhân dân biết tham gia
thực hiện.
- Diệt chuột bảo vệ sản xuất
theo 04 phương châm: “Diệt chuột sớm, ngay từ đầu vụ”, “Diệt chuột thường
xuyên, liên tục”, “Diệt chuột bằng nhiều biện pháp” và “Cộng đồng cùng tham gia
diệt chuột”. Tổ chức diệt chuột cả ngoài đồng, ven khu dân cư, bờ mương, bờ
kênh và các diện tích đất bỏ hoang.
II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Tuyên truyền về tác hại của
chuột đối với sản xuất nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng, để nhân dân chủ động
tham gia phối hợp diệt chuột hiệu quả; đồng thời triển khai thực hiện nghiêm Chỉ
thị số 1900/CT-BNN-BVTV ngày 15/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế
thời vụ gieo trồng, thu hoạch của mỗi địa phương tiến hành xây dựng kế hoạch
phòng trừ chuột thích hợp. Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình chuột gây hại ở
từng vùng, từng cánh đồng, các vùng cây ăn trái để có kế hoạch cụ thể hướng dẫn
cộng đồng tham gia diệt chuột phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương.
Ưu tiên các biện pháp dùng bẫy, đào hang, săn bắt, bẫy hàng rào,... để diệt chuột
đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, gia súc, gia cầm và môi trường. Thường
xuyên phát động, tổ chức cộng đồng cùng tham gia diệt chuột trên từng ô bao,
khu vực sản xuất ở tất cả các xã, phường, thị trấn. Tuyệt đối không dùng điện
hoặc thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam để diệt
chuột.
3. Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật
diệt chuột bằng nhiều hình thức, trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ
biến những kinh nghiệm hay, hiệu quả về các biện pháp diệt chuột để các địa
phương và nhân dân biết thực hiện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam Tỉnh và các Tổ chức Chính trị - Xã hội Tỉnh
- Phối hợp các ngành chức năng
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kế hoạch phòng, chống chuột bảo vệ sản
xuất trồng trọt trên địa bàn Tỉnh, để mọi tầng lớp nhân dân biết để thực hiện,
xác định việc diệt chuột, bảo vệ sản xuất và môi trường là nhiệm vụ cấp bách và
thường xuyên.
- Vận động Nhân dân, Đoàn viên,
Hội viên tham gia tích cực và hiệu quả trong công tác diệt chuột, các đợt diệt
chuột tập trung, phát động phong trào diệt chuột; tổ chức các tổ, nhóm diệt chuột
cộng đồng theo các đợt “diệt chuột tập trung”. Thực hiện tốt công tác bảo vệ
môi trường sau các đợt diệt chuột; đặc biệt, tuyên truyền việc nghiêm cấm việc
sử dụng điện để đánh bắt chuột.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp các Sở,
ngành Tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai Kế hoạch
này đảm bảo hiệu quả.
- Chỉ đạo đơn vị chuyên môn chủ
trì, phối hợp các Sở, ngành Tỉnh liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật trên địa bàn Tỉnh; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp kinh
doanh, sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục và các biện pháp diệt chuột nguy
hiểm cho người và vật nuôi.
- Chỉ đạo đơn vị chuyên môn chủ
trì, phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã, Hợp tác xã,… tổ chức tập huấn, hướng dẫn
các biện pháp diệt chuột đến các hộ nông dân; tổ chức thực hiện theo quy định.
Theo dõi chặt chẽ, tổng hợp tình hình chuột gây hại cây trồng nhất là những nơi
chuột gây hại mạnh ; thông tin, tuyên truyền về tác hại của chuột đối với sản
xuất; tổ chức, tập huấn hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả và
thân thiện với môi trường xung quanh.
3. Đài Phát thanh và Truyền
hình Đồng Tháp
Chủ động phối hợp Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện tuyên
truyền về tác hại của chuột và hướng dẫn các biện pháp diệt chuột an toàn, hiệu
quả.
4. Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố
- Chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối
hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan tổ chức,
phát động các đợt diệt chuột tập trung; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị
chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã để chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, đôn
đốc thực hiện theo nội dung Kế hoạch này; tổ chức lồng ghép các nội dung tuyên
truyền, tập huấn công tác diệt chuột đến người dân biết, thực hiện.
- Bố trí kinh phí để các cơ
quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức, thực hiện công tác diệt chuột
hiệu quả; kịp thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong
công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt trên địa bàn.
- Phân công cán bộ kỹ thuật thường
xuyên đi địa bàn, theo dõi, điều tra, thống kê kịp thời diện tích, mức độ gây hại
của dịch hại trên cây trồng đặc biệt là sự gây hại của chuột trên những trà lúa
giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Thống kê, báo cáo diện tích, mức nhiễm theo yêu
cầu tại Công văn số 416/SNN-KHTC ngày 29/01/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc thực hiện các quy định về điều tra phát hiện sinh vật gây hại
cây trồng (theo TCVN 13268-1:2021 ).
- Chỉ đạo Đài Truyền thanh huyện,
thành phố và hệ thống truyền thanh cấp xã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền về tác hại của chuột, biện pháp phòng trừ, kịp thời biểu dương những tổ
chức, cá nhân làm tốt công tác ra quân diệt chuột trên địa bàn.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch,
nếu có phát sinh vướng mắc chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi thì các cơ
quan, đơn vị và địa phương gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
để hướng dẫn hoặc giải quyết theo thẩm quyền./.
Nơi nhận:
- Như phần III;
- Bộ NNPTNT (báo cáo);
- Cục Bảo vệ thực vật;
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- Lưu VT, NC/KT(NTB).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Phước Thiện
|