Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 15/KH-UBND 2020 thực hiện Kết luận 243-KL/TU hoạt động Mô hình Hội quán Đồng Tháp

Số hiệu: 15/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Nguyễn Thanh Hùng
Ngày ban hành: 21/01/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 21 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 243-KL/TU CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ HOẠT ĐỘNG HỘI QUÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Kết luận số 243-KL/TU ngày 03 tháng 12 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về hoạt động Mô hình Hội quán trên địa bàn Tỉnh, UBND Tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

- Nhằm nâng cao kiến thức của các Hội quán, giúp thay đổi tư duy, cách làm, phát huy tinh thần đoàn kết, tính tự nguyện, tự chủ, tự quản của người dân trong sản xuất, kinh doanh, tham gia giải quyết công việc tại cộng đồng dân cư, góp phần thay đổi nhận thức, tập quán từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

- Hỗ trợ tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, khai thác thông tin trên mạng Internet và tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm do Hội quán làm ra.

II. Nội dung thực hiện

1. Nhiệm vụ trọng tâm

- Hỗ trợ tập huấn kỹ năng khai thác, sử dụng công nghệ thông tin cho Hội quán và thành viên Hội quán.

- Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các mô hình hay, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

- Xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin về thị trường cho Ban Chủ nhiệm Hội quán và phối hợp liên kết, tìm đầu ra cho sản phẩm của Hội quán, nhất là liên kết giữa các Hội quán với nhau để nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa.

- Làm cầu nối giữa Hội quán với các chuyên gia, nhà khoa học để giới thiệu, triển khai các chuyên đề gắn với lĩnh vực hoạt động của Hội quán.

- Hỗ trợ, hướng dẫn các Hội quán đủ điều kiện để thành lập Hợp tác xã.

2. Giải pháp thực hiện

2.1. Về thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách

- Áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành và các chính sách hỗ trợ của Tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và khoa học công nghệ, công thương, công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho các Hội quán, Chủ nhiệm Hội quán, hộ dân tham gia; hỗ trợ việc đầu tư kết cấu hạ tầng, trang thiết bị; hỗ trợ xúc tiến thương mại, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất.

2.2. Hỗ trợ tập huấn kỹ năng, khai thác, sử dụng công nghệ thông tin cho Hội quán và thành viên Hội quán

- Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn các Hội quán và thành viên Hội quán khai thác thông tin trên mạng Internet như: thông tin về sản xuất, thị trường, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về truy xuất nguồn gốc nông sản,…

- Vận động, hỗ trợ trang thiết bị cần thiết cho các Hội quán tạo điều kiện thuận lợi cho các Hội quán tìm kiếm và khai thác thông tin trên không gian mạng.

- Xây dựng hệ thống thông tin Hội quán trên nền tảng của ứng dụng Zalo tạo điều kiện thuận lợi cho các Hội quán chia sẻ, trao đổi thông tin, kết nối hiệu quả giữa các Hội quán, giữa Hội quán với Hợp tác xã sản xuất kinh doanh cùng ngành hàng, giữa cơ quan quản lý nhà nước với Hội quán. Qua đó, thuận lợi cho công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến Hội quán.

2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ của Ban Chủ nhiệm Hội quán và thành viên Hội quán

- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho Ban Chủ nhiệm Hội quán và thành viên Hội quán, đặc biệt là nâng cao năng lực về quản trị, xây dựng và thực hiện có hiệu quả trong sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, kiến thức tiếp cận thị trường,…

- Phối hợp với các Viện, Trường, các chuyên gia, nhà khoa học trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thị trường, về kỹ thuật sản xuất, các rào cản kỹ thuật tại các nước nhập khẩu của Việt Nam thông qua các buổi báo cáo chuyên đề gắn với lĩnh vực hoạt động của các Hội quán,... góp phần nâng cao giá trị nông sản cho Hội quán.

2.4. Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội quán

- Hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ các Hội quán giúp hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức lại sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường, tập trung vào một số sản phẩm chính, có thế mạnh tại địa phương; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng an toàn, công nghệ cao, sản xuất gắn với truy xuất nguồn gốc, liên kết với doanh nghiệp; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm hàng hóa tạo lợi thế cạnh tranh sản phẩm.

2.5. Phát triển các Hội quán có mô hình hay, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất

- Khuyến khích và nhân rộng các Hội quán có Mô hình sản xuất tiêu biểu, an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng,… để các địa phương cùng học tập, vận dụng.

- Tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình hay, cách làm mới, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

- Hỗ trợ và tư vấn cho Hội quán tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao chất lượng và giá trị của nông sản.

2.6. Xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin về thị trường, liên kết tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản phẩm của Hội quán

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của các Hội quán trên các phương tiện thông tin đại chúng đến các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước.

- Tổ chức tọa đàm, hội thảo, tập huấn thực tế về tìm kiếm thị trường, kết nối tiêu thụ nông sản tại các thị trường lớn như TP. Hồ Chí Minh và các khu vực có tiềm năng.

- Thường xuyên tổ chức kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Hội quán với Hội quán, giữa Hội quán, Hợp tác xã, hộ sản xuất với các doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích,...

2.7. Hỗ trợ, hướng dẫn các Hội quán có đủ điều kiện để thành lập Hợp tác xã

- Thành lập Tổ tư vấn Kinh tế tập thể cấp Tỉnh và cấp Huyện, hỗ trợ các Hội quán, Tổ hợp tác, nhóm người sản xuất (hộ gia đình) trong một phạm vi diện tích, cùng sản xuất một loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc nhóm người có cùng lĩnh vực, cùng ngành nghề,… để tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thành lập Hợp tác xã.

- Tập trung tư vấn: hỗ trợ cho sáng lập viên xây dựng Điều lệ HTX, phương án sản xuất kinh doanh của HTX; Tư vấn hỗ trợ xây dựng các Dự án liên kết sản xuất, Hợp đồng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Tư vấn xây dựng các dự án bảo quản, chế biến sản phẩm; tư vấn xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa; tư vấn đào tạo, tập huấn cán bộ và thành viên Hợp tác xã, Hội quán.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Lồng ghép thực hiện từ các nguồn kinh phí: nguồn kinh phí thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, kinh phí khoa học và công nghệ, kinh phí khuyến nông, khuyến công, kinh phí xúc tiến thương mại được bố trí hàng năm.

IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN: (phụ lục 1 kèm theo)

Yêu cầu các sở, ban, ngành Tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch; định kỳ hàng Quý (trước ngày 05 của tháng đầu tiên ở Quý kế tiếp) báo cáo kết quả, khó khăn vướng mắc về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất UBND Tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- TT/HĐND; TT/TU (để b/c);
- MTTQ Việt Nam Tỉnh;
- CT và các PCT/UBND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành Tỉnh;
- LĐ VP/UBND Tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, NC/KT (H.A)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Hùng

 

PHỤ LỤC 1:

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số: 15/KH-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

STT

Đơn vị chủ trì

Nội dung

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp: Về thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ của Ban chủ nhiệm Hội quán và thành viên Hội quán; Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội quán.

- Tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo (trong đó có đào tạo lặp lại hoặc cập nhật kiến thức) cho các tình nguyện viên các địa phương, bà con nông dân các kiến thức về thị trường, kinh tế hợp tác, chuỗi cung ứng, qui trình sản xuất theo qui chuẩn và đáp ứng nhu cầu thị trường, bảo vệ môi trường, kiến thức về phòng chống thiên tai và những kỹ năng tự bảo vệ mình… Đặc biệt, huấn luyện để người dân làm chủ công nghệ thông tin trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Tư vấn và cung cấp cho nông dân các giải pháp về cơ giới hóa, giảm thất thoát sau thu hoạch. Hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức lại sản xuất theo quy trình sản xuất đạt chuẩn gắn với mã vùng trồng và truy xuất nguồn gốc (ATTP, theo hướng GAP và hữu cơ…) các loại nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh phù hợp với thổ nhưỡng và nhu cầu thị trường.

sở, ngành Tỉnh; các địa phương

Năm 2020

2

Sở Công thương

Chủ trì, phối hợp với và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện giải pháp:

- Xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, tham gia các Hội chợ về hàng nông sản Việt, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP; Tìm hiểu nhu cầu thị trường về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn áp dụng,…để làm cơ sở cho việc cung cấp thông tin về quy trình sản xuất, đào tạo ngắn hạn kiến thức sản xuất cho người nông dân Hội quán, xây dựng nhãn hiệu nông sản đáp ứng từng phân khúc thị trường.

- Hướng dẫn nông dân thực hiện sơ chế, đóng gói hàng nông sản tại nơi sản xuất. Đưa ra các tiêu chí cụ thể về chất lượng, quy cách, bao bì, dán nhãn đối với từng mặt hàng đã được sơ chế để các bên cùng thực hiện theo định hướng xuất khẩu chính ngạch sang các nước.

- Kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh (nhà máy chế biến, kho lạnh, xử lý sau thu hoạch…); Hình thành các cụm hoặc điểm đầu mối cho việc thu gom nông sản theo khu vực để tránh vận chuyển xa và đầu tư các điểm mua bán hàng nông sản chất lượng.

- Tăng cường sử dụng không gian mạng để tăng tần suất kết nối hiệu quả giữa thông tin thị trường, vùng nguyên liệu sản xuất có truy xuất nguồn gốc và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ. Đồng thời, hỗ trợ Hội quán ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh.

sở, ngành Tỉnh; các địa phương

Năm 2020

3

Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện giải pháp: Phát triển các Hội quán có mô hình hay, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

- Mở rộng ứng dụng, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (bao gồm công nghệ thông tin) vào sản xuất nông nghiệp thông qua sử dụng giống sạch bệnh, áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến (VietGAP, GlobalGAP, HACCP), tăng mức độ cơ giới hóa, tạo ra sản phẩm an toàn, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu.

 

Năm 2020

4

Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện giải pháp: Hỗ trợ tập huấn kỹ năng, khai thác, sử dụng công nghệ thông tin cho Hội quán và thành viên Hội quán.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu cho ngành nông nghiệp phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, định hướng phát triển sản xuất gắn với chuyển đổi cây trồng, giảm thất thoát sau thu hoạch và kết nối sản xuất - tiêu thụ.

 

Năm 2020

5

Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện giải pháp: Hỗ trợ, hướng dẫn các Hội quán có đủ điều kiện để thành lập Hợp tác xã.

- Phát triển và mở rộng hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thực hiện chương trình OCOP trong các lĩnh vực.

 

Thường xuyên

6

Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh

Hỗ trợ tuyên truyền Kế hoạch này đến các cấp hội để phối hợp với chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện và hỗ trợ vận động các Hội quán trên địa bàn đủ điều kiện để thành lập Hợp tác xã.

 

Thường xuyên

7

UBND huyện, thị xã, thành phố

- Tích cực phối hợp với các ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện kế hoạch này. Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn.

- Rà soát, đánh giá các Hội quán trên địa bàn để có chính sách hỗ trợ phù hợp, cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với từng trường hợp cụ thể. Tích cực vận động các Hội quán có đủ điều kiện để hướng dẫn, hỗ trợ thành lập Hợp tác xã theo quy định.

- Chủ động trong công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các Hội quán trên địa bàn. Khuyến khích liên kết nội bộ giữa Hội quán với Hội quán, giữa Hợp quán với Hợp tác xã xây dựng chuỗi sản xuất nâng cao giá trị nông sản của địa phương.

 

Thường xuyên

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 15/KH-UBND ngày 21/01/2020 thực hiện Kết luận 243-KL/TU về hoạt động Mô hình Hội quán trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.306

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.238.221
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!