ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
147/KH-UBND
|
Bắc
Ninh, ngày 23 tháng 5 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
CHUYỂN GIAO, ỨNG DỤNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU
NGÀNH THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Quyết định số
1445/QĐ-TTg , ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Căn cứ Chỉ thị số
2039/CT-BNN-KH , ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất thủy sản theo đề án “Tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Căn cứ Quyết định số
2760/QĐ-BNNTCTS, ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt Đề án
tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số
655/QĐ-BNN-TCTS , ngày 09/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt kế
hoạch chuyển giao, ứng dụng KHCN phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn
2017-2020.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 558/TTr-SNN ngày 08/5/2017
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển
giao ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành Thủy sản giai đoạn
2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, với các nội dung cụ thể sau:
I. Mục đích yêu
cầu
1. Mục đích
Triển khai có hiệu quả các hoạt động
chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong lĩnh vực thủy sản giai đoạn
2017-2020 trên địa bàn tỉnh, theo nội dung Quyết định số 655/QĐ-BNN-TCTS , ngày
09/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt kế hoạch chuyển giao, ứng
dụng KHCN phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản.
2. Yêu cầu
Việc triển khai thực hiện các nhiệm
vụ của kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy
sản đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả;
Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm
tra, giám sát, báo cáo, đánh giá tiến độ định kỳ theo quy định.
II. Mục tiêu thực
hiện
1. Mục tiêu chung
Thúc đẩy các hoạt động chuyển
giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào một số lĩnh vực trong sản xuất thủy sản
(sản xuất cá giống, nuôi trồng, xử lý môi trường phòng trị bệnh đảm bảo an
toàn thực phẩm, tổ chức sản xuất theo chuỗi) nhằm khai thác tiềm năng lợi thế sản
xuất của tỉnh, tăng giá trị nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền
vững.
2. Mục tiêu cụ thể
- Thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng tối
thiểu 04 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: Quy trình sản xuất
giống cá rô phi đơn tính chất lượng cao; mô hình ứng dụng công nghệ lọc sinh học
Biofloc; quy trình nuôi thâm canh sử dụng chế phẩm vi sinh, không sử dụng kháng
sinh; mô hình liên kết HTX, Tổ hợp tác nuôi cá rô phi đạt hiệu quả kinh tế tăng
≥ 25% so với nuôi truyền thống;
- Huy động nguồn lực từ Trung
ương, địa phương, các tổ chức, cá nhân để đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao, ứng
dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất, hiệu quả
kinh tế;
- Tổ chức các lớp tập huấn cho
trên 1.000 tổ chức, cá nhân nắm được kỹ thuật, kỹ năng để ứng dụng các tiến bộ
KHCN trong nuôi trồng, sản xuất cá giống, quản lý sản xuất..
III. Nội dung
và nhiệm vụ chủ yếu
1. Xây dựng các mô hình ứng
dụng quy trình công nghệ, dự án chuyển giao KHCN thủy sản
- Quy trình công nghệ sản xuất giống
cá rô phi (dòng lai xa) chất lượng cao quy mô trên 5 triệu con giống/năm;
- Ứng dụng công nghệ lọc sinh học
(Biofloc) trong nuôi công nghiệp (siêu thâm canh) cá rô phi trong ao đất phủ bạt
năng suất trên 100tấn (10kg/1m3 nước);
- Quy trình kỹ
thuật nuôi thâm canh sử dụng chế phẩm vi sinh, không sử dụng kháng sinh trong
nuôi cá lồng, ao đất phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm;
- Mô hình sản
xuất theo chuỗi liên kết, Hợp tác xã, Tổ hợp tác nuôi cá rô phi trong lồng, ao
đất.
2. Tuyên truyền, tập huấn phổ
biến các tiến bộ KHCN và chính sách của Nhà nước về chuyển giao, ứng dụng KHCN
- Tổ chức hội nghị, tập huấn để
tuyên truyền, giới thiệu các tiến bộ KHCN trong lĩnh vực thủy sản gồm: sản xuất
giống, nuôi trồng, bảo quản và thu hoạch, thiết bị phục vụ sản xuất thủy sản,
chính sách của Nhà nước về chuyển giao, ứng dụng KHCN, nhằm huy động nguồn lực
từ các tổ chức, cá nhân;
- Biên soạn và phát hành các tài
liệu tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất giống, nuôi trồng,
bảo quản và thu hoạch các sản phẩm thủy sản chủ lực để các tổ chức, cá nhân
trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tiếp nhận và áp dụng vào sản xuất.
- Phối hợp với các cơ quan, như: Tổng
cục Thủy sản, Trung Tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia...) để tổ chức cho các
doanh nghiệp sang thăm quan, học tập các mô hình khoa học công nghệ, thiết bị
tiên tiến ở trong nước, nước ngoài.
VI. Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến năm
2020.
VII. Giải pháp thực hiện
1. Giải pháp đất đai
Triển khai xây
dựng các mô hình, dự án ứng dụng khoa học công nghệ theo hướng tập trung, phù hợp
với điều kiện, lợi thế vùng sản xuất (cá giống, nuôi trồng...) có địa điểm sản
xuất nằm trong vùng quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể:
- Đối với ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất giống cá rô phi (dòng lai xa) chất
lượng cao. Địa điểm thực hiện tại 01 đơn vị sản xuất giống trên địa bàn tỉnh.
- Đối với mô hình ứng dụng công
nghệ lọc sinh học (Biofloc) trong nuôi công nghiệp (siêu thâm canh) cá rô phi
đơn tính trong trong ao đất phủ bạt. Địa điểm tại thôn Phú Thọ, xã Quảng Phú
(Lương Tài) diện tích 2ha.
- Đối với quy
trình kỹ thuật nuôi thâm canh sử dụng chế phẩm vi sinh, không sử dụng kháng
sinh trong nuôi cá ao đất để phòng chống dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm.
Tổng diện tích 103,5ha, gồm:
+ Vùng nuôi trồng thủy sản Đầm Cụt,
Bãi Ta, thôn An Động, xã Lạc Vệ: Quy mô diện tích 30,5ha
+ Vùng nuôi trồng
thủy sản tập trung Bãi Khóa Thảo, xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài: Quy mô diện
tích 25ha
+ Vùng nuôi trồng
thủy sản tập trung khu Đồng Cốc, xã Trung Chính, huyện Lương Tài: Quy mô diện
tích 22ha
+ Vùng nuôi trồng
thủy sản tập trung Thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình: Quy mô diện tích
26ha
- Mô hình sản
xuất theo chuỗi liên kết, hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi cá trong lồng trên sông.
Địa điểm thực hiện gồm:
- Xã Đức Long,
huyện Quế Võ: quy mô 100 - 150 lồng.
+ Xã Song
Giang, huyện Gia Bình: quy mô 150 - 200 lồng.
+ Xã Cảnh
Hưng, huyện Tiên Du: quy mô 150 - 200 lồng.
2. Giải pháp về Khoa học -
Công nghệ
- Gắn kế hoạch chuyển giao, ứng dụng
công nghệ với kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới,
phù hợp với nội dung ưu tiên đầu tư kinh phí triển khai ứng dụng KHCN trong
giai đoạn 2017-2020, theo danh mục đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại
Quyết định số 655/QĐ-BNN-TCTS ngày 09/3/2017;
- Phối hợp với vụ Khoa học và công
nghệ, Tổng cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Quốc gia, Viện nghiên
cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Trường cao đẳng thủy sản…để tiếp nhận chuyển giao
khoa học công nghệ;
3. Giải pháp đào tạo nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực
- Phối hợp với Tổng cục Thủy
sản, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Quốc gia, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản 1, Trường cao đẳng thủy sản…để đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên
môn cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật thủy sản cấp tỉnh, huyện...để đáp ứng
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế;
- Đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn kỹ thuật nghiên cứu, thực hành; kiến thức quản lý và tổ chức sản xuất
theo công nghệ mới được chuyển giao cho các đơn vị sản xuất cá giống, hộ nuôi
trồng thủy sản nhằm phát triển, nhân ra diện rộng các mô hình nông nghiệp công
nghệ cao có hiệu quả bền vững;
- Tổ chức cho cán bộ tỉnh,
huyện, xã, hộ nông dân đi tham quan, học tập nghiên cứu mô hình về sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài nước.
4. Giải pháp phát triển thị
trường, dịch vụ hỗ trợ chuyển giao ứng dụng KHCN
- Mở rộng thị trường tiêu thụ
trong và ngoài tỉnh qua các kênh tiêu thụ: các cơ sở chế biến, hệ thống chợ đầu
mối, hệ thống các siêu thị; các cửa hàng ăn uống, bếp ăn tập thể tại các khu
công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh…
- Gắn kết hoạt động của cơ quan quản
lý nhà nước với các doanh nghiệp, hội nghề cá, HTX thủy sản; hộ NTTS để liên kết
trong sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị,
tiêu thụ sản phẩm.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ
chức, cá nhân tham gia ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh được tham gia các hội chợ, triển lãm về thủy sản ở trong nước để quảng bá giới thiệu sản phẩm;
- Liên kết, xúc tiến thương mại giữa
Bắc Ninh với các tỉnh, thành phố trong khu vực, đặc biệt là thành phố Hà Nội
trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, nhất là các sản phẩm nông
nghiệp ứng dụng CNC, sản phẩm an toàn.
5. Giải pháp về cơ chế chính
sách
Kinh phí thực hiện các chương
trình, dự án, mô hình chuyển giao, ứng dụng khoa học công
nghệ từ nguồn hỗ trợ trung ương, của tỉnh và các tổ chức cá nhân tham gia có
tránh nhiệm đối ứng kinh phí khi thực hiện. Cụ thể:
- Đối với chương trình, dự án, mô hình chuyển giao, ứng dụng khoa học
công nghệ được thực hiện bằng nguồn hỗ trợ của Trung ương thì thực hiện theo
quy định của trung ương;
- Đối với chương trình, dự án, mô hình chuyển giao, ứng dụng khoa học
công nghệ thực hiện bằng nguồn ngân sách của tỉnh Bắc Ninh thì thực hiện theo quy định tại khoản 1,2,3 điều 8; hỗ trợ ưu đãi khuyến khích sản xuất,
tiêu thụ nông sản, thực phẩm tại điều 6 và khoản 1,2,3 điều 9 Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND , ngày 21/12/2016 của
UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông
nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
VI. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Phối hợp với Sở, ngành có
liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các chương trình, dự
án, mô hình triển khai thực hiện kế hoạch chuyển giao, ứng dụng KHCN trong lĩnh
vực thủy sản trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đã được duyệt;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp về chuyển giao, ứng dụng KHCN trong lĩnh vực thủy sản; Chỉ đạo các
đơn vị trong ngành (Chi cục Thủy sản) xây dựng kế hoạch, giải pháp và lộ trình
thực hiện các chương trình, dự án, mô hình theo kế hoạch;
- Tham mưu với UBND tỉnh bổ sung
các chính sách khuyến khích đầu tư chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất thủy sản;
- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa
phương triển khai, thực hiện; tổng hợp kết quả báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT,
UBND tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hàng năm xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện
các nhiệm vụ được phê duyệt tại Kế hoạch này.
4. Sở Tài
chính
Căn cứ vào các chương trình, dự
án, mô hình cụ thể bố trí, cấp kinh phí hỗ trợ thực hiện kịp thời theo kế hoạch.
Hướng dẫn việc sử dụng và quản lý nguồn ngân sách hỗ trợ theo đúng quy định.
5. Sở
Khoa học và Công nghệ
- Ưu tiên thực hiện các chương
trình, dự án, mô hình khoa học và công nghệ chuyển giao, ứng dụng KHCN trong
lĩnh vực thủy sản từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm của tỉnh và
các nguồn kinh phí hỗ trợ khác;
- Thẩm định các chương trình, dự
án, mô hình chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy sản trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt;
6. Sở
Công thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
PTNT đề xuất giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm và phát triển các dịch vụ công nghệ cao phục vụ bảo quản và
chế biến.
7. Sở Tài
nguyên và Môi trường
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu
tư vào chuyển giao, ứng dụng KHCN thủy sản thực hiện các trình tự, thủ tục về
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp
luật.
8. UBND
các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ và Kế hoạch được duyệt
xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể hàng năm gắn với phát triển kinh tế, xã hội
của địa phương; quy hoạch các vùng, khu chuyển giao, ứng dụng KHCN thủy sản;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
PTNT triển khai chương trình, dự án, mô hình chuyển giao, ứng
dụng KHCN trong lĩnh vực thủy sản kịp thời hiệu quả;
- Đăng ký, lập dự toán kinh phí hỗ
trợ thực hiện chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ theo danh mục kế hoạch
được duyệt gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính để tổng hợp bố trí kinh
phí thực hiện;
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện
kế hoạch về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 30/11 hàng năm để tổng hợp báo
cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh;
Trên đây là Kế hoạch chuyển giao ứng
dụng khoa học - công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành Thủy sản giai đoạn 2017-2020
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Yêu cầu các ngành, địa phương liên quan căn cứ Kế
hoạch để tổ chức thực hiện theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TTTU, HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, TC, CT, TN& MT, KH&CN;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VP UBND tỉnh: LĐVP.
- Lưu: VT, NN.
|
TM. UBND TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Thành
|