ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 133/KH-UBND
|
Phú Yên, ngày
10 tháng 8 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2025
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát:
Phát triển ngành tôm Phú Yên trở thành ngành
công nghiệp sản xuất mũi nhọn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo
vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh
tranh của sản phẩm tôm Việt Nam; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp
và nền kinh tế tỉnh nhà.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn đến năm 2020: Tăng năng suất, sản lượng,
chất lượng và giá trị sản phẩm thông qua áp dụng các tiến bộ về khoa học công
nghệ; xây dựng nền tảng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng bền vững ở giai đoạn
tiếp theo. Một số chỉ tiêu cụ thể:
+ Giá trị sản xuất tôm đạt trên 70 triệu USD; tốc
độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tôm bình quân trong giai đoạn đạt 3,13%/năm.
+
Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 1.943 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm sú:
250 ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 1.693 ha. Giữ ổn định thể tích nuôi
tôm hùm lồng đạt 475.000m3/ 27.000 lồng.
+
Tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ đạt 9.950 tấn. Trong đó: Sản lượng tôm sú 462 tấn;
tôm thẻ chân trắng đạt 8.538 tấn. Sản lượng tôm hùm đạt 950 tấn.
+ Diện tích sản xuất giống thủy sản 55,2 ha, sản lượng đạt
3,1 tỷ tôm giống nước lợ. Số lồng ương tôm hùm giống 18.000 lồng, sản lượng
1.500.000 con.
- Giai đoạn 2021 – 2025:
Ngành công nghiệp sản xuất tôm công nghệ cao và nuôi quảng canh quy mô lớn được
hình thành và tổ chức sản xuất hợp lý; hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật
được đầu tư đồng bộ, hiệu quả và bền vững. Một số chỉ tiêu cụ thể:
+ Tổng giá trị sản xuất
tôm đạt 100 triệu USD; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tôm bình quân giai
đoạn đạt trên 3,61%/năm.
+
Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 1.943 ha. Trong đó diện tích nuôi tôm sú
300 ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 1.643 ha. Thể tích nuôi tôm hùm lồng
đạt 475.000 m3/ 27.000 lồng, diện tích nuôi tôm công nghệ RAS: 70
ha.
+
Tổng sản lượng tôm nước lợ nuôi đạt 11.250 tấn. Trong đó, sản lượng tôm sú 577
tấn; tôm thẻ chân trắng đạt 9.473 tấn. Sản lượng tôm hùm đạt 1.200 tấn.
+
Diện tích sản xuất giống thủy sản 55,2 ha, sản lượng đạt 6,0 tỷ tôm giống nước
lợ. Số lồng ương tôm hùm giống 18.000 lồng, sản lượng 2.000.000 con.
2. Định
hướng phát triển:
- Phát huy tiềm năng về điều
kiện tự nhiên, đặc biệt là lợi thế về điều kiện tự nhiên và lợi thế kinh nghiệm
của người dân để phát triển ngành tôm hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi
khí hậu.
- Phát triển mô hình nuôi
tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô nhân rộng, phù hợp với đặc điểm
từng vùng, thân thiện với môi trường; tạo ra sản phẩm có chất lượng cao (tôm
sinh thái, hữu cơ, có chứng nhận an toàn v.v..), hướng tới không sử dụng hoá chất,
thuốc kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm tôm.
- Phát triển ngành tôm gắn
với thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng và xây dựng các thương hiệu sản phẩm
tôm theo vùng, phương thức nuôi.
-
Phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp
đóng vai trò là trụ cột, đầu tàu và là động lực của toàn chuỗi giá trị. Tổ chức
lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ để tạo
vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn, tạo đầu mối để liên kết với các
doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.
-
Phát triển ngành tôm phải gắn kết hài hoà với các ngành kinh tế khác, không gây
xung đột, mâu thuẫn, kìm hãm giữa các ngành sản xuất, đặc biệt là du lịch.
3.
Nhiệm vụ:
a) Đối với nuôi
tôm nước lợ công nghiệp (siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh):
-
Tổ chức rà soát, quy hoạch và quy hoạch lại các vùng nuôi tôm công nghiệp công
nghệ cao, vùng sản xuất giống tập trung. Đưa năng suất nuôi tôm công nghiệp của
tỉnh trung bình 19 tấn/ha.
-
Sản xuất lượng tôm giống sạch bệnh, tăng trưởng nhanh để phục vụ các vùng nuôi
tôm nước lợ công nghiệp công nghệ cao trong và ngoài tỉnh.
-
Nghiên cứu công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với từng vùng sinh thái và áp dụng
vào thực tiễn sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm rủi ro và bảo
vệ môi trường.
-
Phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ phát triển ngành công nghiệp tôm.
-
Phối hợp bộ, ngành kiểm tra, kiểm soát hệ thống sản xuất, phân phối con giống,
thức ăn, thuốc, hoá chất và vật tư phục vụ ngành tôm trên phạm vi của tỉnh.
Giám sát chặt chẽ chất lượng, giá vật tư cung cấp cho sản xuất tôm để đảm bảo
thị trường minh bạch, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất ngành tôm
Phú Yên.
-
Quản lý và kiểm soát chặt chẽ dư lượng kháng sinh, hoá chất, nguồn nước
cấp, nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến tôm công nghiệp tập trung.
Không khuyến khích đầu tư phát triển nuôi tôm công nghiệp ở vùng nuôi đa dạng
hóa, vùng không đảm bảo nguồn nước cấp.
-
Đầu tư xây dựng để cung cấp đủ điện ba pha cho các vùng sản xuất tôm tập
trung. Nâng cấp, hoàn hiện hệ thống giao thông, thuỷ
lợi và cơ sở hạ tầng thiết yếu các vùng sản xuất tôm tập trung.
-
Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quy trình sản xuất ở tất cả
các khâu trong chuỗi giá trị ngành tôm.
b)
Đối với nuôi tôm sinh thái (đa loài), quảng canh:
-
Quy hoạch hình thành vùng nuôi tôm sinh thái, quảng canh, đưa năng suất trung
bình đạt trên 700kg/ha.
-
Tổ chức tổng kết, đánh giá các mô hình nuôi tôm thành công để hướng dẫn cho người
sản xuất áp dụng (thả giống lớn, kết hợp trồng rong, nuôi ghép với các loài cá
ăn mùn bã hữu cơ trong ao tôm, bổ sung thức ăn, chế phẩm sinh học,…) để tăng
năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm trong điều kiện thời tiết, khí hậu
biến đổi ngày càng phức tạp và khó dự báo.
- Ứng dụng chọn tạo, gia
hoá và sản xuất tôm sú giống kháng bệnh, tăng trưởng nhanh (khoảng 400 - 450
triệu tôm giống), đảm bảo số lượng và chất lượng phục vụ nuôi thương phẩm.
-
Tổ chức sản xuất dạng Tổ hợp tác, Hợp tác xã liên kết với các Doanh nghiệp theo
chuỗi (theo hình thức doanh nghiệp cung ứng con giống lớn, vật tư thiết yếu và thu
mua sản phẩm để hạn chế rủi ro về thị trường, giá cả và chất lượng sản phẩm
tôm).
-
Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ các vùng nuôi tôm tập
trung.
-
Xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tôm quảng canh, sinh thái của
Phú Yên để mở rộng thị trường và tăng giá trị sản xuất.
c)
Đối với nuôi tôm hùm:
-
Phát triển nuôi ở huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu.
-
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình công nghệ ương giống, nuôi thương phẩm,
sản xuất thức ăn, phòng trị dịch bệnh trong nuôi tôm hùm.
-
Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác nguồn giống tôm hùm tự nhiên phục vụ nuôi
thương phẩm.
-
Quản lý và kiểm soát chặt chẽ môi trường, dịch bệnh, đặc biệt bệnh sữa và việc
sử dụng các loại thuốc, hoá chất trong vùng nuôi tôm hùm tập trung.
-
Ứng dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia ở tất cả các khâu trong chuỗi
giá trị sản xuất tôm hùm.
d)
Đối với thu mua và tiêu thụ sản phẩm tôm:
- Xây dựng hình thức, cơ chế
liên kết phù hợp giữa các cơ sở thu mua với cơ sở nuôi để giảm thiểu rủi ro về
thị trường, giá cả và tăng hiệu quả sản xuất.
- Quản lý, kiểm soát chặt
chẽ hoạt động thu mua nguyên liệu, nhập nguyên liệu, đặc biệt ngăn chặn các hoạt
động bơm chích tạp chất vào sản phẩm tôm gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh
hưởng đến uy tín và thương hiệu sản phẩm tôm Việt Nam nói chung và Phú Yên nói
riêng.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn
nước thải, chất thải, công tác bảo hộ, an toàn lao động đối với các cơ sở thu
mua, chế biến tôm trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia, tổ chức các hội
nghị xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và các biện pháp bảo quản
sau thu hoạch để xuất khẩu tôm hùm, tôm nước lợ.
- Nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ tiên tiến đưa vào sơ chế, bảo quản tôm để tăng tỷ trọng mặt hàng giá
trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu các nước nhập khẩu và bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các thương hiệu sản
phẩm tôm Phú Yên, vùng, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý có uy tín, đáp ứng thị hiếu
và lòng tin của người tiêu dùng thế giới.
4. Giải pháp thực hiện:
a)
Tổ chức sản xuất:
-
Rà soát quy hoạch, đầu tư nâng cấp hạ tầng thuỷ lợi và giao thông đầu mối, nguồn
điện ba pha tại các vùng sản xuất tôm công nghiệp, tập trung.
-
Phối hợp các ban ngành chức năng, hiệp hội, doanh nghiệp, người sản xuất để tổ
chức lại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã
theo hình thức hợp tác để tạo cơ sở quy mô lớn, tập trung, đủ điều kiện liên kết
với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi
giá trị.
-
Đánh số vùng nuôi tôm, lồng bè nuôi tôm hùm để phục vụ cho công tác quản lý và
truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tổ chức sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu chứng
nhận GAP, BAP, sinh thái, hữu cơ v.v.. để nâng cao giá trị sản phẩm tôm Việt
Nam.
-
Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, sản
xuất ngành tôm. Ứng dụng công nghệ mới như tin học, viễn thám để quản lý môi
trường, dịch bệnh ở các vùng nuôi tập trung.
b)
Khoa học công nghệ:
-
Chủ động nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất tôm giống, đảm bảo
cung ứng đủ giống sạch bệnh, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và xuất
các tỉnh bạn; hoàn thiện công nghệ để chủ động sản xuất thức ăn trong nước phục
vụ nuôi tôm; các biện pháp kiểm soát môi trường và dịch bệnh, xử lý chất thải
trong ngành tôm.
- Vận động, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức, cá nhân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp quản lý tiên tiến
vào các vùng sản xuất tôm công nghệ cao và cả vùng tôm quảng canh sinh thái.
Thay thế dần chất xử lý cải tạo môi trường từ hóa chất sang chế phẩm sinh học
thân thiện với môi trường, không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm để tạo sản
phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và cung cấp nguồn nguyên liệu lớn, tập
trung cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.
-
Tổ chức tổng kết, đánh giá các mô hình sản xuất tôm hiệu quả để nhân rộng.
Tuyên truyền, hướng dẫn áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến, công nghệ sinh học,
công nghệ cao vào các vùng sản xuất tôm.
- Tăng cường chuyển giao,
nâng cấp và áp dụng công nghệ tiên tiến trong sơ chế, bảo quản tôm nguyên liệu
để nâng cao tỷ trọng hàng giá trị gia tăng, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng
được yêu cầu của các nước nhập khẩu.
- Nghiên cứu, áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ mới nhằm định hướng nuôi trồng thủy sản
tại các vùng biển xa bờ, hạn chế dần các vùng nuôi ven biển.
c)
Giải pháp về thị trường:
-
Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường trong nước và trên thế giới về thị
hiếu tiêu dùng, chủng loại sản phẩm, dung lượng thị trường, mức độ cạnh tranh với
các nước xuất khẩu khác để xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tôm hiệu
quả.
- Tổ chức phát triển trung tâm giao dịch, minh bạch hóa thị
trường cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm tôm.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến thương mại,
mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm tôm.
- Tăng cường quảng bá thương hiệu,
xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tôm ở các thị trường trọng điểm.
-
Tuyên truyền, phổ biến các quy định trong các hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, cũng như nội luật
có liên quan tại thị trường nhập khẩu đến các doanh
nghiệp, người sản xuất tôm để định hướng xây dựng chiến lược sản xuất, kinh
doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm phù hợp. Đồng thời, cập nhật
thông tin thị trường, giá cả, đấu tranh, xử lý các vụ kiện chống bán phá giá,
các rào cản kỹ thuật, thương mại bất hợp lý, không để bị động về thị trường.
d) Giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi
khí hậu, ô nhiễm môi trường trong ngành tôm:
- Nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất thích
ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với từng vùng sinh thái; tổ chức tuyên truyền,
hướng dẫn, phổ biến rộng rãi các mô hình sản xuất có hiệu quả để người sản xuất
áp dụng, vận dụng theo từng điều kiện cụ thể.
- Tăng cường công tác giám sát môi trường dựa
vào cộng đồng; áp dụng công nghệ sản xuất xanh, giảm thiểu khí phát thải nhà
kính.
e)
Giải pháp về cơ chế chính sách: Vận dụng, áp dụng các chính sách về khoa học
công nghệ, khuyến khích áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới vào sản xuất ở các
khâu của chuỗi sản xuất tôm; các chính sách đất đai, giao, cho thuê sử dụng mặt
nước (chính sách tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa tạo vùng sản xuất lớn, tập
trung, trong đó doanh nghiệp là trung tâm; chính sách tín dụng, bảo hiểm…..).
g) Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ ngành tôm:
- Khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn
kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất tôm để đưa nhanh tiến bộ
kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.
- Tập trung đào tạo cán bộ chuyên môn cao, cán bộ
khoa học và cán bộ quản lý ngành tôm; xã hội hóa trong việc đào tạo lực lượng
lao động trực tiếp trong ngành tôm, hướng tới đào tạo có địa chỉ, theo nhu cầu
thị trường.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật,
mô hình trình diễn trong sản xuất giống, nuôi tôm thương phẩm để người sản xuất,
doanh nghiệp tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới.
h)
Nguồn vốn thực hiện:
- Đa dạng hóa các nguồn vốn
huy động, gắn với nguồn vốn của các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt
và đang triển khai để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập
trung.
-
Xã hội hoá nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành tôm.
-
Bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển ngành tôm từ nguồn ODA, trái phiếu Chính phủ,
quỹ dự phòng quốc gia để thực hiện thành công kế hoạch phát triển ngành tôm.
i)
Danh mục chương trình, dự án đầu tư (Chi tiết Phụ lục III đính kèm).
Tổng nhu cầu vốn
đầu tư: 684.930 triệu đồng, trong đó:
i.1 Các chương
trình dự án đã có chủ trương đầu tư:
- Thời gian thực hiện: 2016-2020.
- Tổng vốn: 129.830
triệu đồng.
i.2 Các chương
trình, dự án đề xuất mới và phân kỳ đầu tư.
i.2.1. Nhóm các dự
án phát triển NTTS của tỉnh:
- Mục tiêu: Xây dựng
quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn các vùng nuôi tập trung.
Xây dựng phương án thiết kế và đầu tư cơ sở hạ tầng nâng cấp vùng nuôi theo hướng
sản xuất tiên tiến, hạn chế bệnh dịch và bảo vệ môi trường.
- Thời gian thực hiện:
2017-2020.
- Tổng vốn: 18.600 triệu
đồng.
i.2.2. Nhóm các dự
án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi:
- Mục tiêu: Nâng cấp
cơ sở hạ tầng các vùng nuôi huyện Đông Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu. Đảm bảo hệ
thống cấp nước, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải
- Thời gian thực hiện:
2017-2025
- Tổng vốn: 291.000
triệu đồng.
i.2.3. Nhóm dự án đầu
tư sản xuất giống, quan trắc môi trường, dịch bệnh:
- Mục tiêu:
Hình thành các khu sản xuất giống nước lợ, mặn tập trung, hiện đại, an toàn
sinh học và sản xuất giống sạch bệnh. Nâng cấp trình độ chuyên môn, máy móc
trong công tác quản lý bệnh dịch, môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cảnh báo
và phòng, trị kịp thời bệnh dịch nuôi thủy sản lợ mặn.
- Thời gian thực
hiện: 2017- 2025.
- Tổng vốn:
101.500 triệu đồng.
i.2.4. Nhóm nghiên
cứu, chuyển giao công nghệ, thương mại, xúc tiến đầu tư:
- Mục tiêu: Tập
huấn quy trình kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất, nuôi trồng, chế biến,
xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại.
- Thời gian thực
hiện: 2017-2025.
- Tổng vốn:
24.000 triệu đồng.
i.3 Các
chương trình, dự án sử dụng 100% nguồn vốn tư nhân:
- Thời gian thực hiện: 2017-2025.
- Tổng vốn: 120.000 triệu đồng.
Ghi chú: Việc
phân kỳ nguồn vốn đầu tư sẽ thực hiện sau khi có chủ trương cho phép đầu tư.
5. Tổ chức thực hiện:
a)
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa
phương:
-
Tổ chức rà soát, quy hoạch lại các vùng sản xuất tôm trên phạm vi cả tỉnh để đạt
được mục tiêu đề ra đến năm 2025; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tại các
vùng nuôi tôm hiệu quả thấp.
- Lập Kế hoạch để thực hiện
tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh; kiểm soát
chất lượng vật tư đầu vào; tăng cường công tác thanh, kiểm tra đột xuất các hoạt
động sản xuất kinh doanh phục vụ ngành tôm. Giám sát, kiểm soát bệnh dịch trên
tôm nuôi; kiểm soát và quản lý chất lượng con giống, vật tư đầu vào, các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp trong nuôi trồng thủy sản, các
cơ sở thu gom, chế biến tôm.
- Kiểm tra, giám sát để ngăn
chặn nạn bơm chích tạp chất vào tôm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong
hoạt động ngành tôm.
- Tổ chức áp dụng và kiểm
soát thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong chuỗi giá trị sản xuất của tôm
sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành tôm Phú Yên.
- Xây dựng các cơ chế
chính sách thu hút đầu tư vào tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất của tôm sú,
tôm thẻ chân trắng, tôm hùm.
- Tổ chức, liên kết giữa
các thành phần trong chuỗi sản xuất ngành tôm.
- Tổng kết, đánh giá các
mô hình sản xuất tôm hiệu quả để phổ biến, tuyên truyền đến người sản xuất.
- Triển khai các dự án
trong Kế hoạch.
- Thành lập Ban vận động
và thành lập Hiệp hội tôm Phú Yên.
- Báo cáo UBND tỉnh về
tình hình thực hiện Kế hoạch định kỳ và đột xuất theo yêu cầu. Đề xuất, kiến
nghị tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế
hoạch.
b) Sở Khoa học và Công nghệ
chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành
liên quan:
-
Tham mưu UBND tỉnh xác định danh mục nhiệm vụ khoa học công nghệ phát triển
ngành tôm: Xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm tôm; nâng cao chất lượng
tôm giống; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, mô hình tiên tiến trong
nuôi trồng, chế biến và xử lý chất thải theo hướng sản xuất tôm bền vững (an
toàn thực phẩm, nâng cao giá trị con tôm; bảo vệ môi trường; xử dụng hợp lý tài
nguyên đất và nước; phù hợp với biến đổi khí hậu và điều kiện tự nhiên của tỉnh).
- Tham mưu thực hiện, vận
dụng cơ chế, chính sách của Trung ương về huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp
và các tổ chức khác tham gia vào nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào
phát triển ngành tôm ở tỉnh Phú Yên.
c)
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các
sở, ngành có liên quan:
- Chủ động thông tin thị
trường, giá cả cho các doanh nghiệp, người sản xuất.
- Phối hợp, tổ chức và hỗ
trợ các doanh nghiệp ngành tôm tham gia các chương trình xúc tiến thương mại để
quản bá sản phẩm và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Chủ trì, phối hợp với
các ngành chức năng tổ chức thực hiện tốt các công tác quản lý thị trường đối với
ngành tôm; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh các sản
phẩm đầu vào phục vụ cho sản xuất của ngành tôm.
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành
liên quan:
- Đề xuất giải pháp huy động
các nguồn lực (bao gồm vốn ODA) để xây dựng và thực hiện các chương trình, dự
án phát triển ngành tôm Phú Yên.
- Xây dựng phương án bổ
sung nguồn lực đảm bảo đủ để thực hiện Kế hoạch phát triển tôm lợ, mặn Phú Yên.
- Thẩm định các dự án và
ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống và vùng nuôi
tôm tập trung trong kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 sau khi Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt và điều chỉnh.
- Khẩn trương đề xuất
phương án nguồn vốn để thực hiện các dự án đã được thẩm định, phê duyệt.
e)
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các
sở ngành liên quan:
Hàng năm căn cứ khả năng
ngân sách phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo đề
xuất cho UBND tỉnh về dự toán chi thường xuyên khối tỉnh để thực hiện Kế hoạch
hành động phát triển ngành tôm tỉnh Phú Yên đến năm 2025 theo quy định.
g) Sở Tài nguyên và Môi
trường chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Xây dựng chính sách dồn
điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất trong sản xuất tôm phù hợp với điều kiện thực
tế của tỉnh.
-
Xây dựng chính sách, quy chế phối hợp trong việc giao đất, cho thuê đất mặt nước
ven biển nuôi trồng thủy sản.
- Xây dựng quy chế quản lý
và bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản tỉnh Phú Yên.
- Xây dựng các phương án
phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường tác động đến ngành
tôm Phú Yên.
h) Đề nghị Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh tỉnh phối hợp với sở ngành chức năng thực hiện:
- Tăng cường chỉ đạo các
ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh triển khai, thực hiện cho
vay các chính sách tín dụng ưu đãi hiện hành đối với doanh nghiệp/hộ nuôi tôm.
Đặc biệt là Chương trình cho vay đối với chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
i) Điện lực Phú Yên chủ
trì phối hợp với các địa phương:
- Rà soát, đánh giá hiện
trạng hệ thống điện các vùng sản xuất tôm tập trung trên phạm vi cả tỉnh.
- Bố trí nguồn lực, đầu tư
hạ tầng để cung cấp đủ điện ba pha cho các vùng nuôi tôm công nghiệp, ưu tiên
các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung.
k) UBND các huyện, thị xã,
thành phố ven biển sản xuất tôm chủ trì, phối hợp với các sở ngành chức năng:
- Tiến hành quy hoạch chi
tiết các vùng nuôi trồng thủy sản trên cơ sở các Quy hoạch Tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh
Phú Yên đến năm 2025 và tấm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước
mặn, lợ các vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Tổ
chức thực hiện và quản lý sản xuất theo quy hoạch, đảm bảo phát triển sản xuất
thủy sản nói chung và tôm lợ, mặn nói riêng theo Kế hoạch này.
-
Cập nhật quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thủy sản vào quy hoạch sử dụng
đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đảm bảo cho việc giao đất, cho
thuê đất mặt nước ven biển nuôi trông thủy sản.
- Quản lý, kiểm soát chặt
chẽ việc nuôi trồng thủy sản tự phát của người dân trên địa bàn, đặc biệt là
các đầm, vịnh.
- Khuyến khích, thu hút
doanh nghiệp tư nhân, phát triển các mô hình hợp tác xã đầu tư vào nuôi, sản xuất
giống tôm.
- Siết chặt hoạt động sản
xuất, kinh doanh tôm giống, thức ăn, thuốc và chất xử lý cải tạo môi trường
trong sản xuất tôm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm tại địa phương mình quản
lý.
- Xây dựng kế hoạch liên kết
vùng để phát huy lợi thế sản xuất, kinh doanh tôm, hình thành trung tâm sản xuất
tập trung công nghệ cao nhằm thu hút nguồn lực, phát triển các mô hình sản xuất
sinh thái, hữu cơ, không sử dụng hoá chất, kháng sinh.
- Tổ chức thông tin kịp thời
đặc biệt là thị trường, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,.. Tuyên truyền, hướng dẫn
người dân áp dụng các tiến bộ khoa học, nuôi tôm an toàn, nuôi tôm sạch.
-
Căn cứ các chỉ tiêu về ngành tôm được phân bổ trong Kế hoạch này để xây dựng kế
hoạch hành động cụ thể chi tiết cho địa phương mình tổ chức triển khai thực hiện
có hiệu quả.
l) Các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp:
- Có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm tôm Phú Yên; tạo mối liên kết
giữa người nuôi với ngân hàng, cơ quan khoa học, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ,
bảo đảm phát triển ổn định, chất lượng và hiệu quả.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng để khuyến
khích, hỗ trợ ngành tôm phát triển, đồng thời tăng cường quản lý chặt chẽ chất
lượng sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm tôm xuất khẩu; phối hợp với doanh nghiệp đẩy
mạnh xúc tiến thương mại, ổn định và mở rộng thị trường; tham gia xây dựng định
hướng chiến lược phát triển thị trường; thường xuyên thông tin về thị trường
khu vực và trên thế giới cho doanh nghiệp và người nuôi tôm để chủ động trong sản
xuất và kinh doanh xuất khẩu.
Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan phối hợp triển khai thực hiện, trong quá trình thực hiện
nếu có khó khăn, vướng mắc, vượt thẩm quyền thì kịp thời phản ánh về Sở Nông
nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết ./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- Tổng cục Thủy sản;
- TTTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- CVP và các PCVP UBND tỉnh;
- Các Sở: NNPTNT, TC, KHĐT, KHCN, CT, TNMT;
- Công an tỉnh;
- BCH Biên phòng tỉnh;
- Ngân hàng Nhà nước-CN tỉnh;
- Điện lực Phú Yên;
- UBND các huyện, TX, TP ven biển;
- Lưu: VT, Đ, HK
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hữu Thế
|
PHỤ LỤC 01. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025
(kèm theo Kế
hoạch 133 /KH-UBND ngày 10 /8/2017 của UBND tỉnh Phú Yên).
TT
|
Danh mục
|
Đơn vị
|
Đã thực hiện 2016
|
KH Thực hiện 2017
|
KH thực hiện 2020
|
KH thực hiện 2025
|
KH Tăng trưởng 2017-2020
|
KH Tăng trưởng 2021-2025
|
Diện tích
|
ha
|
2.028
|
2.100
|
1.943
|
1.943
|
0,19
|
0,19
|
1
|
Tôm sú
|
ha
|
266
|
350
|
250
|
300
|
0,00
|
0,25
|
2
|
Tôm thẻ chân trắng
|
ha
|
1.762
|
1.750
|
1.693
|
1.643
|
-
|
-
|
3
|
Tôm hùm
|
m3
|
270.689
|
308.250
|
475.000
|
475.000
|
0,3
|
0,42
|
Sản lượng
|
tấn
|
7.361
|
7.440
|
9.950
|
11.250
|
2,75
|
2,75
|
1
|
Tôm sú
|
Tấn
|
340
|
260
|
462
|
577
|
3,01
|
2,92
|
2
|
Tôm thẻ chân trắng
|
Tấn
|
6.372
|
6.500
|
8.538
|
9.473
|
2,0
|
2,74
|
3
|
Tôm hùm
|
Tấn
|
649
|
680
|
950
|
1.200
|
3,42
|
3,95
|
Giá trị xuất khẩu
|
Tr.
USD
|
60
|
62
|
70
|
100
|
3,13
|
7,18
|