ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 118/KH-UBND
|
Quảng Bình, ngày
19 tháng 01 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TỔ
CHỨC TIÊM PHÒNG CÁC LOẠI VẮC XIN CHO ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2024
Thực hiện Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày
31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch
bệnh động vật trên cạn; Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; để chủ động thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc,
gia cầm góp phần hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra thấp nhất, UBND tỉnh ban
hành Kế hoạch tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm năm 2024,
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tạo miễn dịch bảo hộ để phòng một số bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây
lan nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
và sức khoẻ con người.
2. Yêu cầu
- Tiêm đúng chủng loại vắc xin, đúng kỹ thuật và thời
gian.
- Ghi chép đầy đủ, chính xác số gia súc, gia cầm được
tiêm phòng; theo dõi, giám sát và xử lý kịp thời các trường hợp phát sinh trong
và sau tiêm phòng.
- Huy động sự tham gia của chính quyền địa phương
các cấp, các tổ chức, đoàn thể và người dân.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Thời gian thực hiện
Tổ chức tiêm phòng định kỳ 02 đợt trong năm 2024,
tùy theo từng loại vắc xin trên phạm vi toàn tỉnh, cụ thể:
- Đợt 1: Từ tháng 3 - 4 năm 2024.
- Đợt 2: Từ tháng 8 - 9 năm 2024.
Sau mỗi đợt tiêm chính, chính quyền địa phương rà
soát số lượng gia súc, gia cầm mới nuôi hoặc chưa được tiêm phòng để tổ chức
tiêm phòng bổ sung; tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện hàng tuần và kết thúc mỗi
đợt tiêm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Chi cục Chăn nuôi và
Thú y để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Đối tượng, chỉ tiêu tiêm
phòng các loại vắc xin
- Đối tượng: Trâu, bò, dê, cừu, lợn, gà, vịt, chó,
mèo.
- Chỉ tiêu tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia
súc, gia cầm năm 2024 tại các huyện, thành phố, thị xã (Có Phụ lục chi tiết
kèm theo).
3. Vắc xin sử dụng
- Cơ sở chăn nuôi chủ động đăng ký mua vắc xin với
UBND cấp xã hoặc mua vắc xin tại các cơ sở buôn bán thuốc thú y theo hướng dẫn
của chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn để thực hiện tiêm phòng một số bệnh
truyền nhiễm cho đàn vật nuôi theo quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo
Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 và khoản 3 Điều 1 của Thông tư số
09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chủng loại vắc xin sử dụng theo khuyến cáo tại
Công văn số 113/TY-DT ngày 30/01/2023 của Cục Thú y về việc cập nhật tình hình
lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục và khuyến cáo sử
dụng vắc xin.
- Đối với vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
thực hiện theo Công văn số 4870/BNN-TY ngày 24/7/2023 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc sử dụng vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
4. Kinh phí thực hiện
- Ngân sách cấp tỉnh: Đảm bảo kinh phí cho các hoạt
động ở cấp tỉnh về công tác thông tin, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát; lấy mẫu
giám sát để đánh giá tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng vắc xin. Kinh phí sử dụng từ
nguồn chính sách nông nghiệp giao trong dự toán ngân sách bố trí cho ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Ngân sách cấp huyện, cấp xã: Đảm bảo kinh phí cho
các hoạt động tại địa phương về công tác thông tin, tuyên truyền, kiểm tra,
giám sát; kinh phí mua vắc xin các loại, hỗ trợ lực lượng tham gia tiêm phòng
và kinh phí thực hiện khác; tổ chức hội nghị triển khai và tổng kết công tác
tiêm phòng.
- Kinh phí người dân tự đảm bảo: Chi trả kinh phí
mua vắc xin, công tiêm phòng; chi trả kinh phí trong trường hợp vi phạm các quy
định về phòng chống dịch theo quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra, hướng
dẫn, đôn đốc các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, theo dõi tiến
độ tiêm phòng vắc xin, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Trường hợp dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm xảy
ra thuộc Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch và có chiều hướng
lây lan nhanh ra diện rộng, phối hợp với Sở Tài chính báo cáo, đề xuất UBND tỉnh
bố trí kinh phí hỗ trợ phòng, chống dịch.
2. Sở Tài chính cân đối ngân sách, tham mưu UBND tỉnh
trong việc đảm bảo kinh phí để phòng chống dịch bệnh động vật theo quy định hiện
hành.
3. UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch tiêm
phòng các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm có hiệu quả trên địa bàn.
- Tổ chức thông tin tuyên truyền về lợi ích của công
tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi; các lớp tập huấn kỹ thuật cho lực lượng
tham gia tiêm phòng.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn lập kế hoạch
tiêm phòng đến từng thôn, bản, tổ dân phố; thông báo trên hệ thống truyền thanh
cơ sở về kế hoạch, thời gian tiêm phòng cụ thể để người chăn nuôi biết, chấp
hành; tổ chức thực hiện nhanh, có hiệu quả, đảm bảo đúng kỹ thuật; kiên quyết xử
lý đối với các hộ chăn nuôi không chấp hành công tác tiêm phòng.
- Khi dịch bệnh xảy ra, hộ sản xuất bị thiệt hại được
xem xét hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định
02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.
- Báo cáo kết quả thực hiện từng đợt tiêm phòng về
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y để tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh.
Yêu cầu các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố,
thị xã khẩn trương tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tài chính;
- Sở Nông nghiệp và PTNT;
- VP UBND tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, CVNN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đoàn Ngọc Lâm
|
PHỤ LỤC
CHỈ TIÊU TIÊM PHÒNG CÁC LOẠI VẮC XIN CHO ĐÀN GIA SÚC,
GIA CẦM NĂM 2024 TẠI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ
(Kèm theo Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 19/01/2024 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Liều
TT
|
Địa phương
|
Vắc xin Lở mồm
long móng
|
Vắc xin Tụ huyết
trùng trâu bò
|
Vắc xin Viêm da
nổi cục trâu bò
|
Vắc xin Dịch tả
và Tam liên lợn
|
Vắc xin Cúm gia
cầm
|
Vắc xin Dại chó
|
1
|
Lệ Thủy
|
27.000
|
27.000
|
13.500
|
48.000
|
1.800.000
|
16.000
|
2
|
Quảng Ninh
|
14.000
|
14.000
|
7.000
|
49.000
|
500.000
|
4.000
|
3
|
Đồng Hới
|
4.000
|
4.000
|
2.000
|
20.000
|
200.000
|
3.000
|
4
|
Bố Trạch
|
39.000
|
39.000
|
19.500
|
70.000
|
900.000
|
6.000
|
5
|
Ba Đồn
|
12.000
|
12.000
|
6.000
|
18.000
|
300.000
|
3.000
|
6
|
Quảng Trạch
|
30.000
|
30.000
|
15.000
|
40.000
|
500.000
|
8.000
|
7
|
Tuyên Hóa
|
34.000
|
34.000
|
17.000
|
29.000
|
400.000
|
6.000
|
8
|
Minh Hóa
|
30.000
|
30.000
|
15.000
|
16.000
|
100.000
|
4.000
|
Tổng cộng
|
190.000
|
190.000
|
95.000
|
290.000
|
4.700.000
|
50.000
|
Ghi chú: Chỉ tiêu tiêm
phòng giao trong Kế hoạch được căn cứ trên số liệu của Cục Thống kê tỉnh và các
địa phương báo cáo tính đến ngày 18/12/2023.