Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 115/KH-UBND 2019 thực hiện Nghị quyết 401-NQ/TU Bắc Giang

Số hiệu: 115/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Dương Văn Thái
Ngày ban hành: 30/05/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 115/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 30 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 401-NQ/TU NGÀY 03/4/2019 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

Thực hiện Nghị quyết số 401-NQ/TU ngày 03/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 (sau đây gọi tắt Nghị quyết số 401-NQ/TU); Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 401-NQ/TU. Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ cụ thể, tiến độ và thời gian hoàn thành, phân công rõ trách nhiệm cho các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đã đề ra.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của các địa phương.

2. Yêu cầu:

Các Sở, ban, ngành và các địa phương, đơn vị cần xác định rõ việc thực hiện Nghị quyết số 401-NQ/TU là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên hằng năm. Trong quá trình triển khai thực hiện phải bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kịp thời khắc phục khó khăn vướng mắc, đảm bảo việc triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đạt hiệu quả, chất lượng và đúng tiến độ Kế hoạch đề ra.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ

1. Phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng

1.1. Nhóm sản phẩm chủ lực:

(1) Cây vải thiều:

- Đến năm 2025: Diện tích khoảng 26.500 ha tập trung chủ yếu tại các huyện: Lục Ngạn (15.200 ha), Lục Nam (5.440 ha), Yên Thế (1.900 ha), Tân Yên (1.250 ha),...; sản lượng vải thiều đạt 150.000-160.000 tấn. Trong đó, diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 19.600 ha, tập trung tại các huyện: Lục Ngạn (15.000 ha), Lục Nam (2.500 ha), Yên Thế (1.200 ha), Tân Yên (900 ha); với sản lượng 109.000 tấn, trong đó sản lượng vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là 65.000 tấn (chiếm 42% tổng sản lượng).

- Đến năm 2030: Diện tích khoảng 26.000 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Lục Ngạn (15.000 ha), Lục Nam (5.400 ha), Yên Thế (1.800 ha), Tân Yên (1.250 ha),...; sản lượng vải thiều đạt 150.000-160.000 tấn. Trong đó, diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 20.000 ha, tập trung tại các huyện: Lục Ngạn (15.000 ha), Lc Nam (3.000 ha), Yên Thế (1.000 ha), Tân Yên (1.000 ha); sản lượng 131.200 tấn, trong đó sản lượng vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là 110.000 tấn (chiếm 70% tổng sản lượng).

(2) Cây cam:

- Đến năm 2025: Diện tích khoảng 5.000 ha, tập trung ở Lục Ngạn (4.150 ha), Lục Nam (400ha), Yên Thế (150 ha), Sơn Đng (140 ha),...; sản lượng đạt khoảng 67.000 tấn. Trong đó, diện tích cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 3.300 ha, tập trung chủ yếu ở Lục Ngạn (3.000 ha), Lục Nam (180 ha), Sơn Động (50 ha),...; sản lượng đạt 48.400 tấn.

- Đến năm 2030: Duy trì ổn định diện tích 5.000 ha, tập trung ở Lục Ngạn (4.150 ha), Lục Nam (400 ha), Yên Thế (150 ha), Sơn Động (140 ha),...; sản lượng 72.500 tấn. Trong đó, diện tích cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 4.400 ha, tập trung chủ yếu ở Lục Ngạn (4.000 ha), Lục Nam (250 ha), Sơn Động (80 ha),...; sản lượng đạt khoảng 67.000 tấn.

(3) Cây Bưởi:

- Đến năm 2025: Diện tích khoảng 4.600 ha tại các huyện: Lục Ngạn (2.388 ha), Yên Thế (555 ha), Hiệp Hòa (437 ha), Lục Nam (425 ha), Tân Yên (355 ha),...; sản lượng đạt 50.000 tấn. Trong đó, diện tích bưởi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 2.500 ha, tập trung chủ yếu ở Lục Ngạn (1.500 ha), Hiệp Hòa (220 ha), Lục Nam (200 ha), Tân Yên (185 ha),...; sản lượng đạt 29.000 tấn.

- Đến năm 2030: Duy trì diện tích khoảng 4.600 ha; sản lượng 60.000 tấn. Trong đó, diện tích bưởi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 3.300 ha, tập trung chủ yếu ở Lục Ngạn (2.000 ha), Yên Thế (300 ha), Hiệp Hòa (260 ha), Lục Nam (250 ha),...; sản lượng đạt 44.300 tấn.

(4) Cây lúa:

- Đến năm 2025: Diện tích gieo trồng trên 100 nghìn ha. Tập trung chủ yếu tại các huyện: Lục Nam (16.100 ha), Hiệp Hòa (15.900 ha), Yên Dũng (14.100 ha), Lạng Giang (13.950 ha), Tân Yên (12.500 ha), Việt Yên (12.450 ha),...; sản lượng 595 nghìn tấn. Trong đó, diện tích lúa chất lượng 48 nghìn ha (chiếm 48% tổng diện tích), sản lượng 296 nghìn tấn.

- Đến năm 2030: Diện tích gieo trồng khoảng 98 nghìn ha. Tập trung chủ yếu tại các huyện: Lục Nam (15.700 ha), Hiệp Hòa (15.700 ha), Yên Dũng (14.000 ha), Lạng Giang (13.600 ha), Việt Yên (12.400 ha); Tân Yên (12.200 ha), ...; sản lượng 588 nghìn tấn. Trong đó diện tích lúa chất lượng 55 nghìn ha (chiếm 56% tổng diện tích), sản lượng gần 340 nghìn tấn.

(5) Cây rau mầu:

- Đến năm 2025: Diện tích sản xuất rau các loại 27.000 ha. Tập trung chủ yếu tại các huyện: Lục Nam (5.820 ha), Hiệp Hòa (3.350 ha), Tân Yên (3.250 ha), Lạng Giang (3.200 ha), Việt Yên (2.800 ha), Yên Dũng (2.770 ha), ...; sản lượng đạt 513 nghìn tấn. Trong đó, vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo tiêu chuẩn tiêu thụ tại các siêu thị, khu công nghiệp và cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, với quy diện tích khoảng 10.000 ha (chiếm khoảng 37% tổng diện tích rau của tỉnh); sản lượng đạt 209 nghìn tấn, trong đó rau phục vụ chế biến xuất khẩu khoảng 3.000 ha.

- Đến năm 2030: Diện tích sản xuất rau các loại nâng lên 28.000 ha. Tập trung chủ yếu tại các huyện: Lục Nam (5.950 ha), Hiệp Hòa (3.450 ha), Tân Yên (3.350 ha), Lạng Giang (3.300 ha), Yên Dũng (3.000 ha), Việt Yên (2.950 ha),...; sản lượng khoảng 560 nghìn tấn. Trong đó, vùng sản xuất rau chế biến, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị, khu công nghiệp và cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, với quy mô diện tích 15 nghìn ha (chiếm khoảng 53% tổng diện tích rau của tỉnh); sản lượng rau an toàn đạt khoảng 330.00 tấn, trong đó rau phục vụ chế biến xuất khẩu khoảng 5.000 ha.

(6) Con lợn:

- Đến năm 2025: Tổng đàn lợn khoảng 1,3 triệu con, tập trung chủ yếu tại các huyện: Tân Yên (212 nghìn con), Lạng Giang (200 nghìn con), Sơn Động (159 nghìn con), Hiệp Hòa (156 nghìn con), Lục Nam (130 nghìn con), Lục Ngạn (125 nghìn con), Yên Thế (100 nghìn con),...; sản lượng thịt lợn hơi đạt 205 nghìn tấn. Trong đó, chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm chiếm khoảng 70% tổng đàn. Sản phẩm thịt lợn đủ tiêu chuẩn đưa vào chế biến phục vụ cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

- Đến năm 2030: Tổng đàn lợn khoảng 1,5 triệu con, tập trung chủ yếu tại các huyện: Tân Yên (212 nghìn con), Sơn Động (220 nghìn con), Lục Nam (220 nghìn con), Lạng Giang (200 nghìn con), Hiệp Hòa (166 nghìn con), Yên Thế (134 nghìn con),...; sản lượng thịt hơi đạt 250 nghìn tấn. Trong đó chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm chiếm khoảng 80% tổng đàn. Sản phẩm thịt lợn đủ tiêu chuẩn đưa vào chế biến phục vụ cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

(7) Con gà:

- Đến năm 2025: Quy mô tổng đàn đạt khoảng 17 triệu con, tập trung chủ yếu tại các huyện: Yên Thế (4,1 triệu con), Tân Yên (2,3 triệu con), Lục Nam (2,3 triệu con), Hiệp Hòa (2 triệu con), Lục Ngạn (1,9 triệu con), Lạng Giang (1,6 triệu con),...; sản lượng thịt hơi đạt 44,5 nghìn tấn, 600 triệu quả trứng. Trong đó chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm chiếm khoảng 75 % tổng đàn; sản phẩm thịt gà, chế biến đủ tiêu chuẩn (qua giết mổ có kiểm tra VSATTP) phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

- Đến năm 2030: Tổng đàn gà đạt khoảng 18 triệu con, tập trung chủ yếu tại các huyện: Yên Thế (4,7 triệu con), Tân Yên (2,3 triệu con), Lục Nam (2,3 triệu con), Hiệp Hòa (2 triệu con), Lục Ngạn (1,97 triệu con), Lạng Giang (1,7 triệu con), Sơn Động (1,2 triệu con),...; sản lượng thịt hơi trên 46,3 nghìn tấn, 700 triệu quả trứng. Trong đó chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm chiếm khoảng 80% tổng đàn; sản phẩm thịt gà, chế biến đủ tiêu chuẩn (qua giết mổ có kiểm tra VSATTP) phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

(8) Cây gỗ:

- Đến năm 2025: Diện tích rừng trồng nguyên liệu tập trung khoảng 80 nghìn ha (chiếm 67% tổng diện tích đất rừng sản xuất), trong đó diện tích rừng trồng thâm canh gỗ lớn 15 nghìn ha (chiếm 18,7% diện tích rừng trồng); diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững quốc tế (do tổ chức quốc tế FSC hoặc Văn phòng chứng chỉ rừng Việt Nam cấp) đạt 6 nghìn ha; sản lượng gỗ khai thác đạt 860 nghìn m3/năm, trong đó có 30% sản phẩm gỗ khai thác được đưa vào chế biến sâu phục vụ xuất khẩu.

- Đến năm 2030: Giữ ổn định diện tích rừng trồng sản xuất tập trung khoảng 80 ngàn ha, trong đó diện tích rừng trồng thâm canh gỗ lớn 24 nghìn ha (chiếm 30% diện tích rừng trồng nguyên liệu tập trung); diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững quốc tế (do tổ chức quốc tế FSC hoặc Văn phòng chứng chỉ rừng Việt Nam cấp) đạt 13 nghìn ha; sản lượng gỗ khai thác đạt 1,0 triệu m3/năm, trong đó có 60% sản phẩm gỗ khai thác được đưa vào chế biến sâu phục vụ xuất khẩu.

(Chi tiết theo phụ biểu gửi kèm theo)

1.2. Nhóm sản phẩm đặc sản địa phương (sản phẩm OCOP):

- Đến năm 2025: Phấn đấu toàn tỉnh khoảng 70 loại sản phẩm OCOP, trong đó có 03 sản phẩm đạt 5 sao (sản phẩm đạt 90-100 điểm, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế), bao gồm: Vải thiều Lục Ngạn, rượu làng Vân, mỳ Chũ và khoảng 30-40% hợp tác xã nông nghiệp tham gia chương trình OCOP.

- Đến năm 2030: Phấn đấu toàn tỉnh có khoảng 170 loại sản phẩm OCOP, trong đó có 04 sản phẩm đạt 5 sao và khoảng 60-70% hợp tác xã nông nghiệp tham gia chương trình OCOP.

2. Rà soát, định hướng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh

- Tiến hành rà soát, xác định không gian phát triển, quy mô diện tích, phạm vi ranh giới các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh và của từng địa phương như: lúa, rau màu, cây ăn quả, vùng chăn nuôi gà, lợn, vùng gỗ nguyên liệu,...; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xong trong tháng 8/2019.

- Xây dựng bản đồ số hóa các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh và các sản phẩm chủ lực, đặc trưng; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xong trong tháng 10/2019. Tổ chức công bố công khai đến tận cơ sở và tổ chức cắm mốc trên thực địa để quản lý và tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ trên thực địa.

- Thực hiện phân tích chất lượng hóa, lý tính các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao và xây dựng bản đồ đất chuyên trồng lúa nước tỉnh Bắc Giang để bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa 02 vụ (khoảng 58 nghìn ha).

- Rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh giai đoạn 2021-2030, bảo đảm đầy đủ tính pháp lý của đất đai và quản lý chặt chẽ đất đai tại các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo ranh giới, diện tích đã xác định; vận động nông dân tiếp tục thực hiện “dồn điền, đổi thửa” để hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn.

3. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào các khâu của sản xuất nông nghiệp

- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lựa chọn, nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, trong đó ưu tiên các nhiệm vụ gắn với dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm và chuyển giao các quy trình công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững, công nghệ sản xuất sạch, công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và cơ giới hóa vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến. Tổng kết thực tiễn, đánh giá hiệu quả các mô hình chuyển giao, ứng dụng để nhân rộng.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông dân và hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận với các dịch vụ khoa học công nghệ. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự tổ chức nghiên cứu, chuyển giao hoặc hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp để chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển mạng lưới công nghệ thông tin đến tận xã, thôn, xóm để người dân ứng dụng giám sát quá trình sản xuất, dễ dàng tiếp cận các thông tin về thành tựu khoa học kỹ thuật và dư địa, xu hướng, tín hiệu thị trường.

- Tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước về ứng dụng công nghệ cao, khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; quan tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp để vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

4. Tăng cường hỗ trợ đầu tư, mở rộng quy mô, diện tích sản xuất sản phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

- Xây dựng các cơ chế, chính sách, đề án, mô hình sản xuất các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo quy trình sản xuất tiên tiến (VietGap, GlobalGap, hữu cơ,...).

- Chỉ đạo mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn lên khoảng 50% tổng diện tích trồng rau; diện tích sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP lên trên 70% tổng diện tích trồng vải thiều; chăn nuôi lợn, gà theo hình thức trang trại, gia trại tập trung, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học chiếm khoảng 80% tổng đàn; diện tích nuôi thủy sản áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP chiếm 60%.

- Tuyên truyền, hướng dẫn người sản xuất sử dụng các loại phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, giảm sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật; giám sát, dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh để nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho nông sản.

- Các cơ quan chức năng nhà nước tăng cường công tác quản lý sản xuất, cung ứng giống, vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuc bảo vệ thực vật; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các chế phẩm, hóa chất độc hại, chất phụ gia, chất cấm trong sản xuất và bảo quản nông sản; có kế hoạch kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh nông sản.

5. Củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức, liên kết sản xuất, quản lý trong nông nghiệp

- Chỉ đạo đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt, nhất là tại các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, nhằm tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng trên cơ sở đồng nhất về giống và công nghệ sản xuất.

- Nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất, chuỗi giá trị đã hình thành có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển nông nghiệp địa phương.

- Hướng dẫn, hỗ trợ nông dân hình thành, phát triển các hợp tác xã trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo chuỗi giá trị.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình kinh tế hộ thông qua liên kết giữa những người nông dân để tập trung ruộng đất và tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyên canh, tập trung thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến, đồng bộ, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, có sự hợp tác với doanh nghiệp, hợp tác xã từ sản xuất, bảo quản, chế biến, thu mua đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

- Hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi có sự liên kết, hợp tác với doanh nghiệp, hợp tác xã theo chuỗi giá trị nhằm khai thác tiềm năng đất đai, lao động, vốn, kinh nghiệm sản xuất,...của người dân.

- Xây dựng liên kết giữa các xã, huyện có điều kiện tương đồng trong sản xuất về giống, công nghệ, đào tạo nhân lực, phát triển hiệp hội ngành hàng,... để hình thành các sản phẩm có cùng lợi thế so sánh, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đồng nhất về chất lượng, tăng tính cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Chương trình mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 (Chương trình OCOP); tham mưu HĐND tỉnh ban hành Chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

6. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông - lâm nghiệp - thủy sản

- Xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ và cơ chế thúc đẩy tập trung đất đai, tạo quỹ đất để khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến công nghệ cao theo định hướng quy hoạch kết hợp với các hình thức tổ chức tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị gia tăng nông, lâm, thủy sản.

- Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư cho từng giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026 - 2030, trong đó ưu tiên thu hút các dự án sản xuất, chế biến nông sản hướng đến xuất khẩu gắn với vùng nguyên liệu, gồm: Chế biến rau xuất khẩu ở Việt Yên, Tân Yên, Lạng Giang, Hiệp Hòa; chế biến quả xuất khẩu ở Lục Ngạn, Lục Nam; chế biến gỗ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu tại Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế; các dự án giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm tại Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang, Lục Nam, thành phố Bắc Giang.

- Xây dựng và ban hành danh mục các dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; xây dựng bộ tài liệu tổng hợp giới thiệu tiềm năng, định hướng các lĩnh vực của tỉnh Bắc Giang, cơ chế chính sách thu hút đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến theo quy hoạch, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bảo quản, chế biến nông, lâm sản của tỉnh.

7. Đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì nhãn mác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại; kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế; kế hoạch nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản; cổng thông tin điện tử về nông sản địa phương để tuyên truyền quảng bá, giới thiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản hàng hóa chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh. Tập trung phát triển thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Trung Đông,...

- Xây dựng chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025.

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030, có 80% số sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh có bao bì, tem nhãn riêng.

- Nghiên cứu, xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật cấp địa phương cho nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, có 90% số sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp.

- Xây dựng các mô hình sản xuất, kênh tiêu thụ, kết nối cung cầu giữa vùng sản xuất với hệ thng phân phối ở cả trong và ngoài nước. Xây dựng một số điểm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm đặc sản tại một số địa phương trong tỉnh.

8. Phát triển kết cấu hạ tầng, huy động các nguồn lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động mọi nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó ngân sách nhà nước tập trung hỗ trợ xây dựng hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, giao thông nội đồng, đường điện phục vụ các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh.

- Rà soát bổ sung, điều chỉnh, xây dựng mới các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách khuyến khích doanh nghiệp liên kết với người dân theo chuỗi giá trị; chính sách tập trung ruộng đất để doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; đề án nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư tỉnh Bắc Giang đến năm 2030,...

- Rà soát, có kế hoạch nâng cấp hệ thống thủy lợi từng bước đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, thâm canh cao. Khảo sát, nghiên cứu cải tạo, nâng cấp, xây mới một số hồ, đập, trạm bơm tưới, tiêu; nâng cấp hệ thống đê sông bảo đảm an toàn phòng chống bão, lũ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Cân đối, bố trí các nguồn lực, để bảo đảm ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 gấp 02 lần giai đoạn 2011-2020.

9. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp

Các cấp chính quyền tăng cường quản lý nhà nước về nông nghiệp; thực hiện sắp xếp bộ máy, biên chế các cơ quan trong lĩnh vực nông nghiệp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII. Làm tốt vai trò hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách và tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, kinh doanh ging, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại vật tư nông nghiệp khác.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan Thường trực, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng bản đồ số hóa các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh. Thực hiện công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh Bắc Giang và Sở Nông nghiệp và PTNT (Thời gian xong trước ngày 30/9/2019).

- Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế vượt trội, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất; quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững, công nghệ sản xuất sạch, công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; cơ giới hóa vào các khâu của sản xuất nông nghiệp.

- Kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 401-NQ/TU và Kế hoạch của UBND tỉnh. Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ (1 năm) và đột xuất theo yêu cầu. Tham mưu cho Ban cán sự đảng UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết thực hiện Nghị quyết số 401-NQ/TU vào Quý II/2024 và tổng kết vào Quý II/2029.

2. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lựa chọn, nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, trong đó ưu tiên các nhiệm vụ gắn với đề án, dự án nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất thử nghiệm và chuyển giao các giống mới, quy trình công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Hỗ trợ các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, HTX,... xây dựng, đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm nông sản của tỉnh. Nghiên cứu xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật cấp địa phương cho nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh.

3. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, hàng năm tham mưu ban hành danh mục nông sản chủ lực, đặc trưngtiềm năng trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại; kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế; kế hoạch nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản; xây dựng cổng thông tin điện tử về nông sản địa phương để quảng bá, giới thiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản hàng hóa chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh.

- Xây dựng các kênh tiêu thụ, kết nối cung cầu giữa vùng sản xuất với hệ thng phân phối ở cả trong và ngoài nước; hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, từng bước hình thành mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ; hỗ trợ xây dựng bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nông nghiệp; xây dựng một số điểm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm đặc sản tại một số địa phương trong tỉnh.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh rà soát, điều chỉnh, xây dựng Kế hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 2021-2030; quản lý chặt chẽ đất đai tại các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo ranh giới, diện tích đã xác định; phối hợp với UBND các huyện, thành phố vận động nông dân tiếp tục thực hiện “dồn điền, đổi thửa”, xây dựng cánh đồng mẫu theo quy hoạch.

5. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phát triển mạng lưới công nghệ thông tin đến tận xã, thôn, xóm; nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giám sát quá trình sản xuất, dễ dàng tiếp cận các thông tin về thành tựu khoa học kỹ thuật và dư địa, xu hướng, tín hiệu thị trường nông sản.

- Phối hợp với Sở Công thương và các cơ quan liên quan, doanh nghiệp, HTX đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực, đặc trưng trên cng Thông tin điện tử của tỉnh; xây dựng cng thông tin điện tử về nông sản địa phương.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, tham mưu triển khai các cơ chế chính sách của Trung ương và xây dựng các cơ chế, chính sách của tỉnh để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, phù hợp với khả năng của ngân sách địa phương; đẩy mạnh các hoạt động thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước cho cả giai đoạn và cụ thể từng năm để thực hiện các nội dung Kế hoạch.

7. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bố trí nguồn vốn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước cho cả giai đoạn và cụ thể từng năm để thực hiện các nội dung Kế hoạch.

8. Hội Nông dân tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, tập huấn, vận động nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn; hỗ trợ nông dân hình thành các tổ hợp tác tạo tiền đề hình thành, phát triển các hợp tác xã trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

9. Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ nông dân hình thành, phát triển các hợp tác xã trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, ưu tiên các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo chuỗi giá trị; bồi dưỡng nghiệp vụ hợp tác quốc tế cho cán bộ quản lý Liên hiệp HTX, HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

10. UBND các huyện, thành phố:

- Tiến hành rà soát hiện trạng đất đai, lợi thế của từng địa phương và nhu cầu thị trường để xác định không gian phát triển, quy mô diện tích, phạm vi ranh giới các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương. Kết quả rà soát báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT xong trong tháng 7/2019.

- Căn cứ vào bản đồ các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, có trách nhiệm công bố công khai đến tận cơ sở và tổ chức cm mốc trên thực địa để làm cơ sở quản lý đất đai, định hướng quy hoạch, tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ trên thực địa. Thời gian xong trước tháng 6/2020.

- Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào các khâu của sản xuất nông nghiệp; lựa chọn đưa vào sản xuất những ging cây trồng, vật nuôi có ưu thế vượt trội của địa phương; ứng dụng rộng rãi quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững, công nghệ sản xuất sạch, công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Tiếp tục vận động nông dân thực hiện “dồn điền, đổi thửa” để hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn. Thường xuyên có kế hoạch kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh nông sản.

- Ban hành các cơ chế, chính sách, đề án, dự án để khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.

(Chi tiết các nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch theo biểu đính kèm)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ vào Nghị quyết số 401-NQ/TU ngày 03 tháng 4 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, địa phương mình xong trong tháng 6 năm 2019 để tổ chức, triển khai thực hiện.

Định kỳ 1 năm (trước ngày 25/12 hàng năm) báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan Thường trực là Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Các cơ quan thông tin đại chúng như Báo Bắc Giang, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tin truyền thông huyện, xã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về nội dung, tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết số 401-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh tới toàn thể tầng lớp nhân dân.

3. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các Sở, ngành tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Nghị quyết số 401-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh đến hội viên, đoàn viên để thống nhất nhận thức và hành động; giám sát tình hình thực hiện của các Sở, ngành, địa phương nhằm thực hiện hoàn thành các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 401-NQ/TU ngày 03/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch,
các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chính trị
- xã hội;
-
Các Sở, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Bắc Giang, Đài PTTH tỉnh;
-
Văn phòng UBND tnh:
+ LĐVP, TH, KT, ĐT, CNN, TTTT, TKCT;
+ Lưu:
VT, NN. Thăng

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Dương Văn Thái

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 115/KH-UBND ngày 30/05/2019 thực hiện Nghị quyết 401-NQ/TU về Chiến lược phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


645

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.207.112
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!