Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 06/KH-UBND triển khai công tác quản lý giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 2017

Số hiệu: 06/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Nguyễn Văn Dũng
Ngày ban hành: 10/01/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÒA
BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 10 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2017

Căn cứ Pháp lnh Giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vviệc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống;

Căn cứ Quyết định số 66/2005-QĐ-BNN, ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy định về quản lý bò đực ging;

Căn cứ Quyết định số 13/2007-QĐ-BNN, ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy định về quản lý trâu đực giống;

Căn cứ Quyết định số 108/2007-QĐ-BNN, ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy định về quản lý dê đực giống;

Căn cứ Quyết định số 3098/QĐ-UBND ngày 07/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2017;

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành kế hoạch triển khai quản lý giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2017, như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Từng bước theo dõi, quản lý chất lượng lợn, trâu, bò, dê đực giống, nâng cao cht lượng đực giống, từ đó nâng cao chất lưng giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh;

- Từng bưc thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống vt nuôi, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đồng thời nâng cao năng lực công tác của cán bộ;

- Đề xuất các giải pháp về tổ chức quản lý nhà nước, cơ chế chính sách để phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, góp phn thực hiện thng lợi đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị tăng và phát triển bền vững.

2. Yêu cầu

- Nắm chắc tổng đàn đực giống trên địa bàn bao gồm: lợn, trâu, bò, dê;

- Nắm bắt thực trạng chất lượng đàn lợn, trâu, bò, dê đực giống trên địa bàn tỉnh;

- Giám định, bình tuyển và xếp loại, đánh giá, phân cấp chất lượng lợn đực giống, lập sổ theo dõi, đeo thẻ tai theo dõi từng cá thđực giống.

3. Mục tiêu

a) Thống kê và phân loại được đàn lợn, trâu, bò, dê đực giống sản xuất hiện có tại các huyện, thành phố Hòa Bình.

b) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giống vật nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng đàn giống vật nuôi của tỉnh;

c) Nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về việc sử dụng lợn, trâu, bò đực giống để phối giống cho ln và trâu, bò cái;

d) Nâng cao trách nhiệm của các hộ chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Thành lập và kiện toàn Ban Chđạo,Tổ kỹ thuật thực hiện quản lý giống vật nuôi

* Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Thành lập Ban Chỉ đạo quản lý giống vật nuôi, dự kiến gồm: Lãnh đạo UBND huyện, thành phố trưởng ban; lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố; lãnh đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y, lãnh đạo Trạm Khuyến nông các huyện, thành phố.

- Kiện toàn lại các tổ kỹ thuật, thành phần gồm:

Cán bộ phòng nông nghiệp, Phòng kinh tế, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm khuyến nông; cán bộ thú y xã (trực tiếp thực hiện các nội dung quản lý giống vật nuôi).

2. Hội nghị triển khai kế hoạch (01 hội nghị cấp tỉnh)

a) Thành phần tham dự:

- Đại diện UBND các huyện, thành phố;

- Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố, Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện/thành phố;

- Đại diện Tổ kỹ thuật cấp tỉnh và cấp huyện.

b) Nội dung:

Phổ biến nội dung, thời gian thực hiện Kế hoạch;

3. Hội nghị triển khai kế hoạch và tập huấn cho tổ kỹ thuật cấp tnh, cấp huyện và cán bộ Chăn nuôi - Thú y từ tỉnh đến huyện (2 lp x 50 người/lớp = 100 người)

a) Thành phần:

- Cán bộ tổ kỹ thuật thực hiện quản lý giống vật nuôi cấp tỉnh;

- Cán bộ tổ kỹ thuật thực hiện quản lý giống vật nuôi cấp huyện và cán bộ Chăn nuôi và thú y từ tỉnh đến huyện;

b) Nội dung:

- Phổ biến nội dung kế hoạch, cách thức thực hiện, thời gian tiến hành...;

- Hướng dẫn ghi chép biểu mẫu điều tra, thống kê;

- Hướng dẫn điều tra, giám định, bình tuyển, đánh giá chất lượng và đeo thẻ tai cho đàn ln, trâu, bò, dê đực giống;

- Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

5. Điều tra, thống kê toàn bộ đàn lợn, trâu, bò, dê đực giống trên địa bàn toàn tỉnh

a) Yêu cầu:

Thống kê, ghi chép các thông tin của các cơ sở nuôi lợn, trâu, bò, dê đực giống; các cơ sở kinh doanh, phân phối tinh liều tinh lợn trên địa bàn tỉnh.

b) Phân công thực hiện:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Soạn thảo, in ấn biểu mẫu thống kê, tổng hợp kết quả thống kê.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố phối hợp UBND xã/phường/thị trấn triển khai cho cán bộ thú y kết hợp với cán bộ khuyến nông cấp xã/phường/thị trấn trực tiếp thực hiện công tác điều tra, thống kê đàn lợn, trâu, bò, dê đực giống trên địa bàn.

- Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện/thành phố có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả thống kê gửi về Tổ kỹ thuật cấp tỉnh (Qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y) tổng hợp báo cáo theo quy định.

6. Giám định, bình tuyển, đánh giá, đeo thẻ tai và công bố kết quả chất lượng lợn, trâu, bò, dê đực giống

a) Yêu cầu:

* Điều tra thu thập thông tin, giám định, bình tuyển đánh giá chất lượng lợn, trâu, bò, dê đực giống theo mục đích sử dụng với các chỉ tiêu sau:

- Đối với đực phối giống trực tiếp:

+ Chỉ tiêu kết quả phối giống đậu thai (10 con cái phối giống trong thời gian gần nhất);

+ Số con sơ sinh còn sống/ổ (đối với lợn điều tra trên 10 ổ đẻ được phối có kết quả trong thời gian gần nhất); Tỷ lệ sơ sinh còn sống (đối với trâu, bò, dê điều tra trên 10 con trâu, bò, dê cái đẻ phối giống trong thời gian gần nhất);

+ Bình tuyển, đánh giá: Yêu cầu về ngoại hình của lợn, trâu, bò, dê đực giống theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối với đực khai thác phối giống nhân tạo:

+ Kiểm tra các chỉ số V, A, C và chỉ số chung VAC của một lần khai thác (Lấy mẫu phân tích ngẫu nhiên 02 lần khai thác tinh của 02 tuần liên tiếp).

+ Chỉ số VAC trong 1 liều tinh (Lấy mẫu phân tích ngẫu nhiên 02 liều tinh của 02 lần khai thác tinh của 02 tuần liên tiếp được phân tích ở trên).

* Nhập và xử lý thông tin: Các thông tin, số liệu của Tổ kỹ thuật thu thập được nhập vào máy tính trên phần mềm Excel. Xử lý các thông tin, sliệu và đối chiếu với các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quản lý hiện hành để đánh giá chất lượng lợn đực giống, phục vụ công tác cấp chứng chỉ chất lượng giống (hoặc Giấy chứng nhận).

b) Phân công thực hiện:

- Tổ kỹ thuật cấp huyện thực hiện: Điều tra đánh giá chất lượng qua kết quả phối giống (tỷ lệ thụ thai), số lợn con sinh ra còn sống/ổ, tỷ lệ bê, nghé, dê sơ sinh còn sống và giám định, bình tuyển, đeo thẻ tai đối với lợn, trâu, bò, dê đực phi trực tiếp trên địa bàn quản lý. Nhập thông tin thu thập được vào máy tính trên phần mềm Excel để theo dõi và báo cáo;

- Tổ kỹ thuật cấp tỉnh thực hiện: Kiểm tra chất lượng tinh của đực giống khai thác phối tinh nhân tạo trên toàn tỉnh và tổng hợp, xử lý số liu, đối chiếu các thông số kỹ thuật theo quy định, để đánh giá chất lượng đực giống;

- Đối với lợn, trâu, bò, dê đực giống đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được cấp chứng chỉ theo mẫu thống nhất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đối với lợn, trâu, bò, dê đực giống không đạt tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu các cơ sở, chủ hộ có lợn đực giống loại thải, thay thế bằng con giống mới đạt tiêu chuẩn; Trạm Chăn nuôi và thú y thu hồi thẻ tai đối với đực giống không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Việc hỗ trợ mua giống mới theo Quyết định số 30/2016/QĐ-UBND ngày 15/7/2016 của UBND tnh Hòa Bình Ban hành Quy định về một số chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 và các chính sách hiện hành của nhà nước.

7. Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở và các chủ cơ sở/hộ chăn nuôi lợn, trâu, bò, dê đực giống, cơ s/hộ kinh doanh liều tinh lợn trên địa bàn tnh (thú y cơ sở 202 người + cơ sở/ hộ chăn nuôi 238 người = 440 người: 8 lớp).

a) Nội dung:

- Các quy trình, kỹ thuật chăn nuôi, khai thác và sử dụng lợn, trâu, bò, dê đực giống;

- Phổ biến các nội dung cơ bản tại các văn bản quản lý nhà nước về giống vật nuôi.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở và các chủ cơ sở/hộ chăn nuôi lợn, trâu, bò, dê đực giống, cơ sở/hộ kinh doanh liều tinh lợn trên địa bàn tnh (thú y cơ sở 202 người + cơ sở/ hộ chăn nuôi 238 người = 440 người: 8 lớp) về các quy trình, kỹ thuật về chăn nuôi, khai thác và sử dụng lợn, trâu, bò, dê đực giống và các văn bản quy định nhà nước về quản lý giống vật nuôi. Hướng dẫn đăng ký kinh doanh, công bố Tiêu chuẩn chất lượng lợn, trâu, bò, dê đực giống.

8. Thông tin, tuyên truyền

- Trong suốt thời gian triển khai quản lý lợn, trâu, bò, dê đực giống thực hiện công tác tuyên truyền trên Đài phát thanh và Truyền hình Hòa Bình, Báo Hòa Bình, trên đài truyn thanh huyện, xã/phường/thị trn.

Nội dung tuyên truyền: Các quy định pháp luật về quản lý lợn, trâu, bò, dê đực giống, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đàn giống vật nuôi của tỉnh.

- Công bố công khai ở cấp xã/phường/thị trấn về kết quả giám định, bình tuyển và đánh giá chất lượng lợn, trâu, bò, dê đực giống trên địa bàn.

9. Kiểm tra, giám sát công tác quản lý giống vật nuôi

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chđạo cơ quan chuyên môn tổ chức các đợt thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất về quản lý giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

10. Tổng kết, đánh giá kết quả quản lý lợn, trâu, bò, dê đực giống

- Viết báo cáo tổng hợp

- Tổ chức Hội nghị tổng kết.

III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

STT

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

Đơn vị thực hiện

1

Hội nghị triển khai kế hoạch

20/6/2017

UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT

2

Tổ chức Hội nghị tập huấn cho thành viên các tổ kỹ thuật và cán bộ Chăn nuôi và thú y từ tỉnh đến huyện

25-30/6/2017

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

3

Điều tra, thu thập thông tin, thống kê đàn lợn, trâu, bò, dê đực giống trên địa bàn toàn tỉnh

Từ 01 - 15/7/2017

Chi cục chăn nuôi & Thú y, Trạm chăn nuôi & Thú y các huyện/thành phố và cán bộ Thú y các xã/thị trấn

4

Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở và các cơ sở/chủ hộ chăn nuôi lợn, trâu, bò, dê đực giống và kinh doanh tinh lợn

Từ ngày 16 - 31/7/2016

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

5

Giám định bình tuyển, đánh giá chất lượng và đeo thẻ tai cho đàn lợn, trâu, bò, dê đực phối giống trực tiếp

Từ ngày 01 - 31/08/2017

Tổ kỹ thuật cấp huyện và cán bộ Thú y xã, thị trấn

6

Giám định bình tuyển, đánh giá chất lượng và đeo thẻ tai cho đàn đực giống khai thác để thụ tinh nhân tạo

Từ ngày 01 - 31/08/2017

Tổ kỹ thuật cấp tỉnh

7

Thông tin, tuyên truyền

Suốt cả quá trình thực hiện Kế hoạch

Các đơn vị chuyên môn thuộc Sở NN và PTNT; Các đơn vị chuyên môn cấp huyện; UBND xã /phường/thị trấn

8

Thanh tra, kiểm tra

Theo kế hoạch và đột xuất

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

9

Tổng kết, đánh giá kết quả

 

 

-

Tổng hợp viết báo cáo

Từ ngày 10- 15/09/2017

Tổ kỹ thuật cấp tỉnh

-

Tổng kết, đánh giá kết quả

20/9/2017

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí dự kiến khoảng: 647.580.000 đồng (Sáu trăm bốn bảy triệu năm trăm tám mươi ngàn đồng)

Trong đó:

- Hội nghị, tập huấn:

441.650.000 đồng

- Điều tra, thu thập thông tin, thống kê:

52.000.000 đồng

- Giám định, bình tuyển đánh giá CL, đeo thẻ tai đực giống phối giống trực tiếp:

75.000.000 đồng

- Giám định, bình tuyển đánh giá CL, đeo thẻ tai đực giống khai thác TTNT:

33.150.000 đồng

- Kiểm tra, giám sát công tác quản lý lợn đực giống:

5.280.000 đồng

- Tuyên truyền về công tác QL GVN:

21.000.000 đồng

- Tổng kết, đánh giá kết quả quản lý lợn đực giống:

19.500.000 đồng

(Có phụ lục kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SNông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện:

* Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

- Chịu trách nhiệm triển khai, tổng hợp báo cáo, thanh quyết toán kinh phí toàn bộ Kế hoạch;

- Xây dựng kế hoạch chi tiết kiểm tra cụ thể các cơ s. Tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau mỗi đợt kiểm tra;

- Chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y phối hợp UBND xã/phường/thị trấn triển khai cho cán bộ thú y xã trực tiếp thực hiện công tác điều tra, thống kê đàn lợn, trâu, bò, dê đực giống trên địa bàn;

- Viết bài tuyên truyền, in ấn tài liệu và tổ chức thực hiện nội dung tuyên truyền, tập huấn;

- Cấp phát vật tư, thiết bị phục vụ công tác quản lý lợn, trâu, bò, dê đực giống;

- Đánh giá, phân loại chất lượng lợn đực giống và tổng hợp nhập số liệu theo dõi trên Excel; In ấn và cấp chứng chỉ lợn, trâu, bò, dê đực ging đạt tiêu chuẩn chất lượng;

- Hướng dẫn công bố tiêu chuẩn cơ sở giống;

- Tham mưu chỉ đạo loại thải, hỗ trợ mua lợn đực thay thế.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất công tác quản lý giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Tổng hợp, báo cáo, tham mưu đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, xử lý các kết quả kiểm tra.

* Trung Tâm giống vật nuôi:

- Ccán bộ tham gia Tổ Kỹ thuật.

- Phối hợp Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

* Trung tâm Khuyến nông: Tổ chức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Sở Tài chính

- Căn cứ Quyết định số 3098/QĐ-UBND ngày 07/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2017 và khả năng ngân sách của tỉnh để thực hiện kế hoạch;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện kế hoạch tài chính theo quy định.

3. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục đích, tầm quan trọng của công tác quản lý lợn đực giống; trách nhiệm của cơ quan quản lý, địa phương, người chăn nuôi trong việc tổ chức, triển khai, chấp hành quy định pháp luật về quản lý lợn đực giống.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Phối hợp thực hiện quản lý lợn, trâu, bò, dê đực giống cấp huyện;

- Cấp và quản lý chứng chỉ lợn, trâu, bò, dê đực phối giống trc tiếp, đnh kỳ báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y);

- Chỉ đạo Đài truyền thanh, UBND xã, thị trấn thực hiện phát thanh tuyên truyn theo nội dung của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp.

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp/Kinh tế, Trạm Chăn nuôi và Thú y, UBND cấp xã/phưng/thị trấn và các đơn vị chức năng tham gia, phối hợp với Tổ kỹ thuật cấp tỉnh triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.

5. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

- Chỉ đạo thực hiện việc thống kê, rà soát toàn bộ lợn, trâu, bò, dê đực giống trên địa bàn;

- Phối hợp với các thành viên ban chỉ đạo, tổ kỹ thuật thực hiện điều tra, khảo sát, giám định, bình tuyển, đánh giá và quản lý lợn, trâu, bò, dê đực giống trên địa bàn;

- Tổ chức thông tin trên hệ thống truyền thông của xã về các quy định của nhà nước về quản lý giống vật nuôi; công khai kết quả đánh giá chất lượng lợn, trâu, bò, dê đực giống.

Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện; Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nếu có vướng mắc, kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) để phối hợp xử lý kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Tổng cục Thủy sản;
- Các Sở: NN&PTNT, Tài chính, KH&ĐT, Y tế, TT&TT, TN&MT;
- Báo Hòa Bình;
- Đài Phát thanh &Truyền hình tnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- Chánh, Phó VPUBND tnh;
- Lưu: VT, NNTN  (BD40b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Dũng

 

DỰ TOÁN

KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI NĂM 2017
(Kèm theo Kế hoạch s 06/KH-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh)

Đơn vị: Đồng

TT

Ni dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Sở Tài chính thẩm định

Ghi chú

I

Hội nghị triển khai kế hoạch (cấp tỉnh)

 

 

 

4.550.000

 

 

-

Tin nước ung

Người

50

30.000

1.500.000

 

 

-

Tin tài liệu

Bộ

50

25.000

1.250.000

 

 

-

Hội trường, khẩu hiệu, máy chiếu.

Ngày

01

1.500.000

1.500.000

 

 

-

Công phục vụ hội nghị

Người

03

100.000

300.000

 

 

II

Hội nghị tập huấn

 

 

 

437.100.000

 

 

1

Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch và tập huấn hướng dẫn thực hiện và các văn bản quản lý lợn, trâu, bò, dê đực giống cho cán btổ kỹ thuật và cán bộ chăn nuôi thú y từ tỉnh đến huyện (2 lớp x 50 người/lớp = 100 người)

 

 

 

93.200.000

 

 

-

Tiền ăn /ngày (cán bộ không hưng lương từ ngân sách (3 ngày x 150.000 = 450.000đ)

Người

36

450.000

16.200.000

 

 

-

Hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ hưởng lương ngân sách (3 ngày x 50.000đồng = 150.000 đồng)

Người

64

150.000

9.600.000

 

 

-

Hỗ trợ đi lại cho cán bộ không hưng lương

Người

36

100.000

3.600.000

 

 

-

Tiền thuê phòng ng(100 người x 2 đêm)

Người

100

300.000

30.000.000

 

 

-

Tiền in tài liệu

Bộ

100

25.000

2.500.000

 

 

 

Tin mua văn phòng phẩm phục vụ lớp học

Bộ

100

16.000

1.600.000

 

 

-

Tiền nước uống

Người

100

45.000

4.500.000

 

 

-

Hội trường, khẩu hiệu, máy chiếu (02 lớp x 3 ngày)

Ngày

6

2.000.000

12.000.000

 

 

-

Chi qun lý lớp học (3 người x 2 lớp x 3 ngày)

Ngày

18

100.000

1.800.000

 

 

-

... viện Nông nghiệp Việt Nam 2 lớp x 3 ngày)

Ngày

04

600.000

2.400.000

 

 

-

Thuê xe đưa đón giảng viên

chuyến

04

1.500.000

6.000.000

 

 

-

Chỗ ở ging viên (2 lớp x 3 ngày)

Ngày

6

350.000

2.100.000

-

 

-

Tiền ăn cho giảng viên (2 lớp x 3 ngày)

Ngày

6

150.000

900.000

-

 

2

Hội nghị tập huấn cho cán bộ thú y cơ s(202 người) và các chủ cơ sở/chủ hộ chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê đực giống; kinh doanh tinh lợn trên địa bàn toàn tnh (238 người) về các văn bản qun lý và quy trình kỹ thuật chăn nuôi khai thác sử dụng trâu, bò, dê đực giống (Tổ chức hội nghị 08 lớp x 55 người/lớp = 440 người). Hội nghị tập huấn trong 2 ngày

 

 

 

343.900.000

 

 

-

Tiền ăn (440 người x 2 ngày x 100.000 đồng = 200.000 đồng)

Người

440

200.000

88.000.000

 

 

-

Tiền thuê phòng ngủ (240 người x 2 ngày)

Người

440

300.000

132.000.000

 

 

-

Tiền nước ung

Người

440

40.000

17.600.000

 

 

-

Tiền tài liệu

Bộ

440

20.000

8.800.000

 

 

-

Tin mua văn phòng phm phục vụ lớp học

Bộ

440

12.500

5.500.000

 

 

-

Hỗ trợ tiền đi lại

Người

440

100.000

44.000.000

 

 

-

Thù lao giảng viên (ở tnh 2 người x 8 lớp x 2 ngày)

Ngày

32

300.000

9.600.000

 

 

-

Hỗ trợ Tiền ăn giảng viên (ở tỉnh 2 người x 8 lớp x 2 ngày)

Ngày

32

50.000

1.600.000

 

 

-

Hội trường, khẩu hiệu, máy chiếu.

Ngày

16

2.000.000

32.000.000

 

 

-

Chi qun lý lớp học (3 người x 8 lớp x 2 ngày)

Ngày

48

100.000

4.800.000

 

 

III

Điều tra thu thập thông tin, thống kê đàn trâu, bò, lợn, dê đực giống trên địa bàn toàn tỉnh.

 

 

 

52.000.000

 

 

 

Xây dựng phiếu điều tra, thu thập thông tin, thống kê

Phiếu

4

500.000

2.000.000

 

 

 

Pho to tài liệu

Bộ

2400

5.000

12.000.000

 

 

 

Điều tra, thu thập thông tin, thống kê (dự kiến 2.400 cơ sở chăn nuôi trâu, bò, lợn dê đực giống : 5 cơ sở/công = 480 công)

Công

480

50.000

24.000.000

 

 

1

Tổng hợp xử lý số liệu (15 phiếu/công)

Công

160

50.000

8.000.000

 

 

2

Phô tô biu mu, phiếu điều tra, sổ theo dõi (Dự kiến toàn tnh có khoảng 400 cơ sở/hộ nuôi lợn đực giống và kinh doanh tinh lợn)

Bộ

400

15.000

6.000.000

 

 

IV

Kinh phí giám định bình tuyển và đeo thẻ tai đàn trâu, bò, lợn, dê đực giống phối giống trực tiếp

 

 

 

75.000.000

 

 

1

Hỗ trợ tiền xăng xe cho tổ kthuật đi Giám định, bình tuyển đàn trâu, bò, lợn, dê đực giống sử dụng phối giống trực tiếp trên toàn tnh (210 xã, phường, thị trấn huyn x 6 người x 1 công = 1.260 công).

Công

1260

50.000

63.000.000

 

 

 

2

Pho to biểu mẫu giám định, bình tuyển

Bộ

2400

5.000

12.000.000

 

 

V

Kinh phí giám định bình tuyn, đánh giá chất lượng và đeo thtai đàn lợn đực giống khai thác để thụ tinh nhân tạo

 

 

 

33.150.000

 

 

1

Hỗ trợ tin xăng xe cho Tổ kỹ thuật cấp tỉnh đi giám định bình tuyển và đánh giá chất lượng trâu, bò, lợn, dê đực giống khai thác tinh đthụ tinh nhân tạo (11 huyện x 9 người x 3 ngày = 297 ngày).

Ngày

297

100.000

29.700.000

 

 

2

Tiền công đi lấy mẫu về kiểm tra chất lượng liều tinh sau khi pha chế cung ứng cho thụ tinh nhân tạo lợn 100 con x 2 liều/con = 200 liều (Kiểm tra 02 lần cách nhau 01 tuần)

Liều

300

9.000

2.700.000

 

 

3

Phô tô biểu mẫu

Bộ

150

5.000

750.000

 

 

VI

Kiểm tra, giám sát công tác quản lý giống vật nuôi tại các địa phương trong tỉnh

 

 

 

5.280.000

 

 

1

Công tác phí (lưu trú) Tổ kỹ thuật cấp tỉnh đi kiểm tra, giám sát tại các huyện (3 người/1 huyện/1 ngày x 11 huyện)

Người

33

60.000

1.980.000

 

 

2

Tiền xăng xe cho tổ kỹ thuật cấp tỉnh đi kiểm tra, giám sát tại các huyện. (3 người/1 huyện/1 ngày x 11 huyện)

Người

33

100.000

3.300.000

 

 

VII

Tổ chức tuyên truyền về công tác quản lý giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

 

 

 

21.000.000

 

 

 

Tuyên truyền tại các huyện (tuyên truyền loa đài của các xã, phường, thị trấn): 210 xã, phường, thị trấn

Lượt

210

100.000

21.000.000

 

 

IX

Tổng kết, đánh giá kết quả quản lý giống vật nuôi

 

 

 

19.500.000

 

 

-

Hỗ trợ tiền ăn (Cho đối tượng không hưởng lương)

Người

36

150.000

5.400.000

 

 

-

Htrợ tiền ăn (Cho đi tượng hưởng lương NS)

Người

64

50.000

3.200.000

 

 

-

Tiền nước uống

Người

100

30.000

3.000.000

 

 

-

Hỗ trợ tiền đi lại cho đại biểu ở huyện

Người

36

100.000

3.600.000

 

 

-

In ấn tài liệu

Bộ

100

20.000

2.000.000

 

 

-

Hội trường, khẩu hiệu, máy chiếu.

Ngày

01

2.000.000

2.000.000

 

 

-

Công phục vụ hội nghị

Người

03

100.000

300.000

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

647.580.000

 

 

Các căn cứ cơ sở pháp lý:

1. Quyết định số 07/2005-QĐ-BNN, ngày 31 tháng 01 năm 2005 Ban hành Quy định về quản lý lợn đực giống

2. Quyết định số 66/2005-QĐ-BNN, ngày 31 tháng 01 năm 2005 Ban hành Quy định về quản lý bò đực giống

3. Quyết định số 13/2007-QĐ-BNN, ngày 09 tháng 02 năm 2007 Ban hành Quy định về quản lý trâu đực giống

4. Quyết định số 108/2007-QĐ-BNN, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Ban hành Quy định về quản lý dê đực giống

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 06/KH-UBND ngày 10/01/2017 triển khai công tác quản lý giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2017

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.832

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.200.165
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!