CHÍNH
PHỦ CỘNG HOÀ TÁT-GI-KI-XTAN;CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
Không số
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 1 năm 1999
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA
CHỦ TỊCH NƯỚC SỐ 56 QĐ/CTN NGÀY 27 THÁNG 3 NĂM 2000 VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN HIỆP ƯỚC
VỀ NHỮNG CƠ SỞ QUAN HỆ NHÀ NƯỚC VÀ HỢP TÁC GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HOÀ TÁT-GI-KI-XTAN
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 103 và Điều
106 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 24 tháng 8 năm 1998;
Xét đề nghị của Chính phủ tại Công văn số 246/CP-QHQT ngày 15 tháng 3 năm
2000;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê chuẩn Hiệp ước
về những cơ sở quan hệ Nhà nước và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và nước Cộng hoà Tát-gi-ki-xtan được ký ngày 19 tháng 01 năm 1999 giữa
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước Cộng hoà Tát-gi-ki-xtan.
Điều 2: Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao có trách nhiệm làm thủ tục đối ngoại về việc Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam phê chuẩn Hiệp ước này và thông báo cho các cơ quan hữu quan
ngày có hiệu lực của Hiệp định.
Điều 3: Quyết định này có
hiệu lực từ ngày ký.
Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm
Văn phòng Chủ tịch nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
HIỆP ƯỚC
VỀ
NHỮNG CƠ SỞ QUAN HỆ NHÀ NƯỚC VÀ HỢP TÁC GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM VÀ NƯỚC CỘNG HOÀ TÁT-GI-KI-XTAN
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Cộng hoà Tát-gi-ki-xtan, sau đây gọi là hai Bên,
Tôn trọng các mục tiêu và nguyên
tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và các tiêu chuẩn khác của pháp luật quốc tế
đã được thừa nhận,
Xuất phát từ quan điểm cho rằng
việc phát triển quan hệ cùng có lợi giữa hai nước đáp ứng những lợi ích cơ bản
của nhân dân hai nước, phục vụ sự nghiệp hoà bình và an ninh quốc tế, đặc biệt ở
khu vực Châu Á,
Quyết tâm xây dựng quan hệ giữa
hai quốc gia trên nguyên tắc bình đẳng, công bằng và hiểu biết lẫn nhau,
Với mục đích thiết lập sự hợp
tác song phương cùng có lợi trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại -
kỹ thuật, môi trường, thông tin, nhân đạo, văn hoá, và các lĩnh vực khác, đồng
thời củng cố cơ sở pháp lý của sự hợp tác này,
Đã thoả thuận như sau:
Điều 1: Hai bên sẽ phát
triển quan hệ hữu nghị, trước sau như một tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, không dùng vũ lực hoặc
đe doạ bằng vũ lực, giải quyết hoà bình các vấn đề tranh chấp, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau.
Điều 2: Hai bên sẽ giải
quyết mọi vấn đề tranh chấp có thể nảy sinh giữa hai nước bằng các biện pháp
hoà bình phù hợp với những cam kết đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc
và các văn kiện quốc tế khác.
Hai bên khẳng định an ninh quốc
tế là sự nghiệp chung của tất cả các quốc gia và sẽ tiến hành nhất quán sự hợp
tác trong lĩnh vực này, tích cực góp phần củng cố hoà bình, an ninh và sự tin cậy
trên cơ sở song phương và đa phương.
Hai bên cam kết không tham gia bất
kỳ liên minh nào nhằm chống lại Bên kia và không cho phép bất cứ Bên thứ ba nào
sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành hoạt động thù địch chống lại bên kia.
Điều 3: Hai bên sẽ tăng
cường trao đổi ý kiến và mở rộng hợp tác về các vấn đề Hai bên cùng quan tâm tại
các tổ chức và diễn đàn quốc tế.
Điều 4: Nhằm bảo đảm các điều
kiện cần thiết cho nhân dân hai nước xích lại gần nhau, Hai bên sẽ thúc đẩy mọi
mặt việc mở rộng tiếp xúc giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công
dân hai nước.
Điều 5: Hai bên bảo đảm
các điều kiện thuận lợi để phát triển sự hợp tác song phương cùng có lợi trong
lĩnh vực kinh tế thương mại và đầu tư phù hợp với pháp luật của mỗi Bên và
các cam kết quốc tế của mình. Hai bên thấy cần thiết ký các Hiệp định tương ứng
giữa hai Chính phủ về các lĩnh vực nêu trên.
Điều 6: Hai bên sẽ có những
biện pháp nhằm hoàn thiện các phương tiện, hệ thống và các đường liên lạc với
nhau, sẽ thúc đẩy việc quá cảnh hàng hoá, phương tiện giao thông và công dân của
Bên kia qua lãnh thổ của mình và sẽ ký các Hiệp định riêng trong lĩnh vực này.
Điều 7: Hai bên sẽ thúc đẩy
sự hợp tác có hiệu quả trong lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng để
phát triển và áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, cũng như để hỗ trợ cho mối
quan hệ trực tiếp, những sáng kiến chung của các nhà khoa học, các viện nghiên
cứu khoa học, các Liên hiệp khoa học sản xuất. Hai bên sẽ ký các Hiệp định
riêng về vấn đề này.
Điều 8: Hai bên sẽ phát
triển quan hệ và hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và sẽ ký các Hiệp định riêng
trong lĩnh vực này.
Điều 9: Hai bên coi việc
mở rộng và làm sâu sắc các quan hệ văn hoá song phương không chỉ là nhu cầu tự
nhiên của nhân dân hai nước, mà còn là điều kiện cần thiết để làm phong phù hơn
di sản văn hoá thế giới. Xuất phát từ đó, Hai bên sẽ thúc đẩy việc mở rộng trao
đổi giữa các tập thể sáng tác, các nhà hoạt động văn hoá, đồng thời đảm bảo cho
công dân của Bên kia tiếp cận rộng rãi với các giá trị văn hoá của mình.
Mỗi bên sẽ góp phần bảo vệ và
nghiên cứu di sản văn hoá và sáng tạo của Bên kia.
Điều 10: Xuất phát từ lợi
ích và khẳ năng của mình, Hai bên sẽ phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ
và cải thiện môi trường, khắc phục hậu quả của các sự cố công nghiệp và thiên tai,
sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, mở rộng các ngành sản xuất sạch về
sinh thái, tiến hành các biện pháp có hiệu quả cao nhằm bảo vệ và khôi phục
thiên nhiên ở Châu Á.
Điều 11: Hai bên thừa nhận
sự cần thiết phối hợp hoạt động nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, phát triển y học
và y tế.
Điều 12: Hai bên sẽ hợp
tác và trao đổi kinh nghiệm đấu tranh chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức,
khủng bố, chuyên chở trái phép ma tuý, không tặc, đưa trái phép ra nước ngoài
người và các giá trị văn hoá, lịch sử, cũng như các dạng tội phạm khác.
Hai bên sẽ hợp tác trong lĩnh vực
tương trợ tư pháp và sẽ ký Hiệp định riêng về vấn đề này.
Điều 13: Quy chế pháp lý
của sở hữu Nhà nước, cũng như của tài sản của các pháp nhân và công dân Bên này
trên lãnh thổ Bên kia sẽ do các tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế và pháp luật của
hai bên điều chỉnh.
Mỗi bên bảo đảm việc bảo hộ quyền
sở hữu thuộc Bên kia trên lãnh thổ của mình.
Điều 14: Hiệp ước này
không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào và không liên quan đến các quyền và
nghĩa vụ của Hai bên theo các Hiệp ước song phương và đa phương với các nước thứ
ba.
Điều 15: Hai bên sẽ giải
quyết những điều khác nhau trong việc giải thích và thi hành Hiệp ước này theo
các thủ tục được quy định ở Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc.
Điều 16: Hiệp ước này có
hiệu lực trong thời hạn 10 năm.
Hiệu lực của Hiệp ước sẽ mặc
nhiên được gia hạn thêm từng 05 năm một, nếu một trong hai Bên không thông báo
cho Bên kia bằng công hàm thông qua con đường ngoại giao ý định chấm dứt hiệu lực
của Hiệp ước trước khi Hiệp ước hết hạn 12 tháng.
Hiệp ước này cần được phê chuẩn
và sẽ có hiệu lực kể từ ngày trao đổi công hàm phê chuẩn.
Làm tại Hà Nội ngày 19 tháng 01
năm 1999 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Tat-gích và tiếng Nga, tất
cả các văn bản đều có giá trị như nhau.
Trong trường hợp có sự khác biệt
trong cách giải thích các điều khoản của Hiệp ước này, văn bản bằng tiếng Nga sẽ
được dùng làm cơ sở.
Hiệp ước về những cơ sở quan hệ
Nhà nước và hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà
Tát-gi-ki-xtan bắt đầu có hiệu lực từ ngày 21 tháng 9 năm 2000.
E-Ra-Khơ-Mô-Nốp
(Đã
ký)
|
Trần
Đức Lương
(Đã
ký)
|