Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 9864/CT-BNN-BVTV 2018 tăng cường công tác phòng chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt

Số hiệu: 9864/CT-BNN-BVTV Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành: 19/12/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9864/CT-BNN-BVTV

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG CHUỘT BẢO VỆ SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT

Trong những năm gần đây chuột có xu hướng gây hại gia tăng trên nhiều loại cây trồng. Theo báo cáo của các địa phương, chỉ tính riêng trên cây lúa, hàng năm có khoảng 60-70 ngàn ha bị chuột gây hại, trong đó có nhiều diện tích bị mất trắng, gây tn thất không nhỏ cho sản xuất trồng trọt. Biến đi khí hậu làm thay đổi quy luật thời tiết, bên cạnh đó cây trồng nông nghiệp ngày càng đa dạng, canh tác xen canh, gối vụ có xu thế tăng là điều kiện thuận lợi để chuột sinh sản phát triển quần thnhanh, nguy cơ cao bùng phát gây hại cho sản xuất nông nghiệp.

Để chủ động công tác phòng chống, giảm tới mức thấp nhất tác hại do chuột gây ra, góp phần bảo vệ sản xuất nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ trì phối hợp với các ngành xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch diệt chuột bảo vệ sản xuất với các giải pháp cụ thể. Ngành nông nghiệp phối hợp với ban, ngành, đoàn thể ở địa phương tổ chức, phát động các đợt “diệt chuột tập trung” vào thời gian chuột chưa vào mùa sinh sản, giai đoạn chuyển tiếp giữa các vụ sản xuất (khi đồng trắng), giữa vụ gieo trồng hoặc trong các đợt lũ khi chuột còn đang co cụm. Tùy theo tình hình cụ thể tiến hành từ 3 - 5 đợt diệt chuột/năm, thực hiện đồng bộ các biện pháp diệt chuột, trong đó coi trọng thực hiện biện pháp thủ công như đào, bắt, bẫy chuột và sử dụng thuốc diệt chuột sinh học; hạn chế tối đa việc dùng các loại thuốc hóa học độc hại; tuyệt đối không được dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, dùng điện và các biện pháp gây nguy hiểm cho người, vật nuôi để diệt chuột.

b) Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện thường xuyên việc tuyên truyền về tác hại của chuột và hướng dẫn các biện pháp diệt chuột an toàn, hiệu quả.

c) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn hướng dẫn các biện pháp diệt chuột đến tận hộ nông dân; phối hợp các xã, hợp tác xã tổ chức thực hiện.

d) Chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương; phát hiện và xử nghiêm các trường hợp kinh doanh, sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục và các biện pháp diệt chuột nguy hiểm cho người và vật nuôi.

2. Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

a) Cục Bảo vệ thực vật

- Chỉ đạo các Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật/Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên điều tra nắm chắc diễn biến, sự phân bố và dự báo khả năng phát sinh gây hại của chuột, trên cơ sở đó tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch, phương án tổ chức cộng đồng diệt chuột hiệu quả;

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức, triển khai thực hiện tốt các đợt ra quân diệt chuột tập trung, đồng loạt.

- Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu đề xuất, hướng dẫn các biện pháp diệt chuột an toàn và hiệu quả để các địa phương thực hiện.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân khảo nghiệm và đăng ký các loại thuốc diệt chuột sinh học.

b) Cục Trồng trọt

Chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt việc sản xuất, chăm sóc cây trồng kết hợp với công tác phòng, chống chuột.

c) Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật thông tin tuyên truyền về tác hại và các biện pháp diệt trừ chuột bảo vệ mùa màng.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện khẩn trương các nội dung trên và báo cáo thường xuyên về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) kết quả thực hiện cũng như khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Chỉ thị này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để báo cáo);
- UBND và Sở NNPTNT các t
nh, thành;
- Các Cục: Trồng
trọt, BVTV;
- TT Khuyến nông Quốc gia;
- Đài PT&THVN;
- Báo Nông nghiệp VN;
- Lưu: VT, Cục BVTV.
(235)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 9864/CT-BNN-BVTV ngày 19/12/2018 về tăng cường công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.984

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.170.227
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!