Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 06/CT-UBND 2019 công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thành phố Cần Thơ

Số hiệu: 06/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Nguyễn Thanh Dũng
Ngày ban hành: 24/05/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CT-UBND

Cần Thơ, ngày 24 tháng 5 năm 2019

 

CHỈ THỊ

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN (HEO) CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trước tình hình dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTLCP) đã và đang diễn ra phức tạp, lây lan nhanh và có nguy cơ xâm nhiễm vào thành phố Cần Thơ rất cao, nhất là dịch bệnh đã xảy ra tại 03 tỉnh giáp ranh với thành phố Cần Thơ (Hậu Giang, Vĩnh Long và An Giang), Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Giám đốc Sở, ban ngành thành phố, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND quận, huyện tập trung triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp cấp bách để khống chế bệnh DTLCP theo quy định của Luật Thú y, Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018, Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư; trong đó, tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện

a) Tập trung các nguồn lực của địa phương để phòng, chống bệnh DTLCP; thường xuyên rà soát, cập nhật các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố để kịp thời triển khai và ứng phó với diễn biến bệnh DTLCP trong tình hình mới.

b) Khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với bệnh DTLCP trên địa bàn theo Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 07/3/2019 của UBND thành phố; địa phương cần có phương án cụ thể, xác định vị trí để xử lý chôn hủy động vật mắc bệnh (khi dịch bệnh xảy ra); chuẩn bị vật tư, hóa chất, phương tiện và huy động lực lượng tại chỗ của địa phương để chủ động kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để ổ dịch (nếu có), không để người chăn nuôi vứt xác động vật bệnh, chết ra môi trường làm ô nhiễm, lây lan dịch bệnh; xử lý nghiêm các chủ chăn nuôi không tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn, đặc biệt là hành vi vứt xác động vật bệnh, chết ra môi trường.

c) Chuẩn bị sẵn sàng nhân sự để thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn quận, huyện; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo, để tham mưu giúp Chủ tịch UBND quận, huyện chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại tuyến cơ sở.

d) Chủ động và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát địa bàn, kịp thời phát hiện ngăn chặn việc giết mổ động vật trái phép, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; Thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các điểm giết mổ, các chợ, các điểm kinh doanh, buôn bán hàng rong có sản phẩm thịt; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định;

đ) Chỉ đạo Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, cơ quan thú y cơ sở tăng cường theo dõi đàn heo, tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi (chăm sóc nuôi dưỡng, hằng ngày vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi khi không cần thiết; không sử dụng thực phẩm dư thừa để làm thức ăn cho heo;...). Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi, cơ sở giết mổ cam kết thực hiện “5 không”: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển động vật bệnh chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt động vật bệnh chết; không vứt động vật chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa khi chưa qua xử lý nhiệt”; công khai số điện thoại đường dây nóng 1800599901 để tiếp nhận, xử lý các thông tin về dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

e) Tiếp tục duy trì, củng cố hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 22/02/2019, đồng thời tăng cường nâng cao năng lực hệ thống thú y các cấp.

g) Chủ tịch UBND quận, huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn quản lý.

2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành thành phố và UBND quận, huyện:

a) Theo dõi chặt chẽ, tình hình diễn biến bệnh DTLCP tại các tỉnh, thành trong khu vực; rà soát và cập nhật các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ ngành liên quan kịp thời tham mưu cho UBND thành phố, chỉ đạo điều hành công tác phòng, chống dịch bệnh để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm vào thành phố Cần Thơ; tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại tuyến cơ sở;

b) Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền: người chăn nuôi, cơ sở giết mổ cam kết thực hiện “5 không”; hướng dẫn về chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh (thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, vệ sinh tiêu độc khử trùng; kiểm tra, giám sát đàn vật nuôi để kịp thời phát hiện, khai báo dịch bệnh, không vứt xác heo ra môi trường và tiêu hủy triệt để heo bệnh, heo nghi bị bệnh trong vòng 24 giờ kể từ lúc phát hiện heo bệnh. Các phương tiện, dụng cụ vận chuyển heo đến nơi tiêu hủy phải bảo đảm không để rơi vãi chất thải, phân heo, các loại dịch tiết, máu của heo bệnh, heo nghi bị bệnh ra ngoài môi trường. Dụng cụ, quần áo của người tham gia tiêu hủy heo phải được vệ sinh, sát trùng nhằm bảo đảm không để mầm bệnh phát tán và lây lan). Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về diễn biến dịch bệnh DTLCP đến các cơ quan truyền thông địa phương để tuyên truyền đến người dân và phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm những thông tin đăng tải sai sự thật để tránh gây hoang mang trong xã hội;

c) Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở phối hợp với cơ quan chức năng thuộc Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Cục Quản lý Thị trường, Công an thành phố, UBND quận, huyện,... tăng cường kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt tại 02 Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, đảm bảo trực 24/24 giờ; tổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua các Trạm kiểm dịch; kiểm soát giết mổ, nơi buôn bán, điểm trung chuyển heo, kiểm tra vệ sinh thú y tại các chợ, kịp thời phát hiện và ngăn chặn không để heo và sản phẩm heo không qua kiểm dịch thú y, không rõ nguồn gốc, nhập lậu vào thành phố để giết mổ và tiêu thụ; chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp heo mắc bệnh, thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch tại gốc và lấy mẫu xét nghiệm, xử lý theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;

d) Chuẩn bị sẵn sàng nguồn tài chính, nhân lực, vật tư, hóa chất, phương tiện để chống dịch bệnh động vật, hỗ trợ hóa chất cho các địa phương để tổ chức phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả;

đ) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện và các đơn vị liên quan, có phương án cụ thể để xử lý chôn hủy heo, sản phẩm heo mắc bệnh DTLCP (khi phát hiện heo bệnh tại 02 Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông), xử lý chôn hủy theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường;

e) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương và các đơn vị liên quan, khẩn trương tham mưu UBND thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 và Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 07/03/2019 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật (lực lượng tham gia trực Trạm, chốt kiểm dịch 24/24 giờ, lực lượng tham gia chống dịch, tiêu độc khử trùng,...).

3. Giao Ban Chỉ đạo 389 thành phố tập trung, tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật và sản phẩm động vật từ ngoài vào thành phố.

4. Giao Sở Công Thương

a) Thường xuyên cập nhật tình hình, diễn biến thị trường heo hơi, thịt heo và các sản phẩm heo, đồng thời niêm yết giá thị trường theo quy định; vận động, khuyến khích các Doanh nghiệp có năng lực tăng cường thu mua dự trữ nguồn thực phẩm thịt heo, để tránh gây bất ổn về thị trường tại thành phố Cần Thơ;

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phụ sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 và Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 07/03/2019 của Chính phủ.

5. Cục Quản lý thị trường Cần Thơ chỉ đạo Đội quản lý thị trường cấp huyện phối hợp với lực lượng thú y tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm về kiểm dịch thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm trong vận chuyển, buôn bán, giết mổ và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi heo, đặc biệt ở các vùng có dịch và vùng tiếp giáp dịch để ngăn chặn và hạn chế dịch bệnh lây lan.

6. Giao Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy từ các tỉnh đã và đang có dịch bệnh mang thịt heo và các sản phẩm chăn nuôi heo đã qua chế biến vào thành phố Cần Thơ.

7. Giao Công an thành phố chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với lực lượng thú y tiếp tục điều tra, theo dõi nắm tình hình các đối tượng có biểu hiện hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép; hỗ trợ kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tại các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông; có biện pháp giáo dục, răn đe nhằm chủ động phòng ngừa, đồng thời tập trung các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng tổ chức đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

8. Giao Ban Chỉ huy Quân sự thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh, xử lý chôn hủy heo bệnh khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố.

9. Giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan có liên quan chỉ đạo, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương và Đài Truyền thanh các quận, huyện tuyên truyền về diễn biến tình hình bệnh DTLCP; tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của bệnh DTLCP và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, thông tin kịp thời, chính xác cho người dân theo nguyên tắc vừa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt heo, tránh gây hoang mang trong xã hội.

10. Giao Sở Tài chính phối hợp với các Sở, ban ngành thành phố và UBND quận, huyện đề xuất kinh phí phục vụ công tác phòng chống bệnh DTLCP, chủ động tiếp nhận nguồn kinh phí Trung ương phân phối (nếu có); đề xuất phương án hỗ trợ cho người chăn nuôi có heo buộc phải tiêu hủy theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 và Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ để người chăn nuôi tích cực hợp tác, báo cáo dịch bệnh; rà soát và đề xuất mức hỗ trợ kinh phí cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh để đạt hiệu quả cao.

11. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân quận, huyện khẩn trương xây dựng phương án cụ thể nhằn thực hiện công tác chôn lấp, tiêu hủy heo bệnh, chết đảm bảo vệ sinh môi trường và kiểm soát dịch bệnh lây lan.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể chủ động, tham gia cùng chính quyền, các Sở, ban ngành thành phố có liên quan trong công tác phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn thành phố; phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về bệnh DTLCP; động viên các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị chủ động tham gia tích cực vào công tác phòng chống dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức chỉ đạo phòng, chống dịch ở từng cấp.

Yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND quận, huyện triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố chỉ đạo, giải quyết./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Dũng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 06/CT-UBND ngày 24/05/2019 về tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn (heo) Châu Phi trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.372

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.23.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!