CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
Những năm qua, hoạt động xuất bản và công tác quản
lý nhà nước trong hoạt động xuất bản trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích
cực, giữ vai trò quan trọng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán
bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.
Tuy nhiên, công tác quản lý và hoạt động xuất bản
còn có những hạn chế nhất định cần sớm được khắc phục, cụ thể là:
Về lĩnh vực xuất
bản, một số cơ quan được phép xuất bản xuất bản phẩm không
thực hiện nộp lưu chiểu theo quy định; vi phạm quảng cáo trong xuất bản bản
tin; không ghi hoặc ghi không đầy đủ thông tin bắt buộc trên các xuất bản phẩm.
Về lĩnh vực in, các tổ chức và cá nhân hành nghề
in, photocopy chưa thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước như: không lập sổ
nhật ký quản lý xuất bản phẩm nhận in theo quy định; vi phạm bản quyền; in sao sách
giáo khoa và các ấn phẩm khác để kinh doanh trái phép.
Về lĩnh vực phát hành, một số doanh nghiệp và cơ
sở kinh doanh xuất bản phẩm chưa thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về hoá
đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất bản phẩm, nhất là các loại sách giáo khoa; tình trạng
mua, bán và cho thuê truyện tranh, băng đĩa hình có nội dung không lành mạnh,
mê tín dị đoan ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục… còn diễn ra
ở một số địa phương.
Về công tác quản lý, sự phối hợp giữa các cấp, các
ngành trong công tác quản lý hoạt động xuất bản có lúc còn chưa đồng bộ, thiếu
chặt chẽ.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản
lý của Nhà nước trong hoạt động xuất bản, UBND tỉnh
yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt
một số nội dung sau:
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Tham
mưu giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản tăng cường công
tác quản lý trong lĩnh vực xuất bản; xây dựng
Quy hoạch xuất bản trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh
và các cơ quan có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý
nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản; thực hiện nghiêm quy định về việc đọc lưu chiểu
thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.
- Chỉ
đạo và hướng dẫn Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố tiếp tục rà
soát thống kê, quản lý chặt chẽ các cơ sở in, photocopy (đặc biệt là in, photocopy
màu), các cơ sở bán sách, cho thuê sách, các cơ sở in tại địa phương; tăng
cường công tác quản lý xuất bản phẩm lưu hành trên thị trường, đặc biệt lưu ý
sách giả, sách lậu, sách in nối bản, các loại băng, đĩa hình và tiếng; kịp thời
thông báo cho các cơ sở kinh doanh xuất bản phẩm biết về những ấn phẩm không
được phép lưu hành để tổ chức thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật.
- Phối
hợp với Sở Tư pháp, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bưu điện tỉnh Hà Nam và
các cơ quan trên địa bàn tỉnh hỗ trợ về tài liệu, sách báo cho các điểm bưu điện
văn hoá xã.
- Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội
ngũ Lãnh đạo, cán bộ quản lý và chủ các cơ sở in, photocopy, phát hành xuất
bản phẩm; kịp thời hướng dẫn và phổ biến
các văn bản mới được ban hành để triển khai thực hiện.
2. Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan củng cố và phát
triển hệ thống thư viện công cộng; phát động xây dựng tủ sách dòng họ, tủ sách
gia đình và phong trào đọc sách trong nhân dân.
3. Sở
Tư pháp chỉ đạo, phối hợp với các cấp, các ngành kiện toàn, bổ sung thêm xuất
bản phẩm cho tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Công
ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học tăng cường bổ sung các đầu sách đáp ứng
nhu cầu đọc của mọi đối tượng, trong đó ưu tiên các loại sách về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, sách khoa học - kỹ thuật, sách viết về truyền thống yêu nước và truyền
thống cách mạng của dân tộc.
5. Công an tỉnh chỉ đạo công an các
huyện, thành phố phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin tăng cường công tác
quản lý nhà nước trong hoạt động xuất bản.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm
cung cấp thông tin về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuộc lĩnh
vực xuất bản cho Sở Thông tin và Truyền thông biết để thuận tiện theo dõi trong
công tác quản lý; thực hiện tốt chức năng hậu kiểm đối với loại hình doanh
nghiệp này.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông
tin và các ngành có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các
văn bản về quản lý hoạt động xuất bản; nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra xử
lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
8. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động xuất bản chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước trong các lĩnh vực:
xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm. Khi phát hiện nội dung tài liệu đặt in,
photocopy có dấu hiệu vi phạm Điều 10, Luật Xuất bản phải kịp thời báo cáo cơ
quan quản lý nhà nước về xuất bản để xử lý.
9. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà
Nam, Báo Hà Nam tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực xuất bản trên các phương tiện
thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân trong tỉnh về công tác quản lý và hoạt động xuất bản.
Giao Sở Thông tin và Truyền thông đôn
đốc, kiểm tra và tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị, định kỳ báo cáo
UBND tỉnh.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành; UBND các
huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.