Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/CT-UB Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 04/01/1980 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 01/CT-UB

TP.Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 01 năm 1980

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KHAI THÁC LÂM SẢN Ở BA TỈNH TÂY NINH, SÔNG BÉ VÀ ĐỒNG NAI

Từ tháng 4-1979 đến nay, thành phố đã tổ chức đưa trên 2000 lao động và một số máy móc, phương tiện đến khai thác lâm sản tại vùng Lòng Hồ, tỉnh Tây Ninh, Sông Bé và Đồng Nai, bước đầu đã khai thác và chuyển về thành phố được một số gỗ, củi, cây cừ, cột, mây, tre, than, le, cọ đáy… Số lâm sản này đã đáp ứng một phần các yêu cầu về sản xuất, xây dựng, chất đốt cho nhân dân, nhất là đối với ngành công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp.

Việc khai thác lâm sản đối với thành phố là hết sức quan trọng. Thành phố rất cần gỗ, củi, than, mây, tre, nứa, lồ ô, dầu trong, chai cục, le… để đáp ứng các yêu cầu về sản xuất xây dựng, công nghiệp, thủ công nghiệp, vật liệu sửa chữa nhà cửa, tàu thuyền, chất đốt cho dân, nguyên liệu sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống nhân dân lao động.

Nhằm đẩy mạnh việc khai thác lâm sản các vùng Lòng Hồ, vùng khai hoang, thành phố chủ trương đưa khoảng 10.000 lao động và tập trung huy động thêm máy móc, phương tiện để tăng nhanh tốc độ khai thác rừng với yêu cầu : trong năm 1980 phải đạt được sản lượng 60.000 m3 gỗ, 500.000 site củi, 500.000 cây cừ, cột, 1.000.000 cây tre, nứa, 5.000 tấn than hầm, 10.000 tấn le làm giấy và một số nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như : mây, tre, dầu trong, chai cục…

Để đạt được mục tiêu trên đây, Ủy ban Nhân dân thành phố quy định một số điểm về tổ chức khai thác lâm sản, chế độ, chính sách và phân công trách nhiệm thực hiện như sau :

I. VỀ TỔ CHỨC:

1. Ở thành phố: Ban chỉ đạo khai thác lâm sản của thành phố đã được thành lập (thông báo số 58/TB-UB ngày 20-3-1979 của Ủy ban Nhân dân thành phố) do Ty Lâm nghiệp làm thường trực, có nhiệm vụ giúp Ủy ban Nhân dân thành phố nghiên cứu, khảo sát, quy hoạch, lập kế hoạch chung, điều hành, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và quan hệ các ngành có liên quan để kịp thời giải quyết các yêu cầu của các công trường quận, huyện, ban, ngành và các hợp tác xã, tổ hợp tư nhân.

2. Ở quận, huyện và các ngành: Tổ chức một bộ phận chuyên trách do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Giám đốc hoặc Phó giám đốc sở, ban, ngành phụ trách. Tại rừng, mỗi nơi tổ chức một công trường khai thác lâm sản, công trường này có nhiệm vụ trực tiếp làm kế hoạch thực hiện sản xuất theo sự lãnh đạo của Ủy ban Nhân dân quận, huyện, giám đốc sở, ban, ngành và sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, chế độ, thể lệ và điều hành chung của Ty Lâm nghiệp thành phố.

3. Lực lượng hợp tác xã, tổ hợp tư nhân cần được khuyến khích thành lập (thông báo số 158/TB-UB ngày 7-8-1979) để cùng tham gia khai thác rừng. Ty Lâm nghiệp thành phố hướng dẫn, xét cấp giấy phép hành nghề; quận, huyện giúp hợp tác xã, tổ hợp đăng ký tài khoản, khắc con dấu, đăng ký mở cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra, theo dõi việc làm ăn của hợp tác xã, tổ hợp, có sự tham gia kiểm tra của phường, xã.

Tất cả các công trường khai thác lâm sản của các quận huyện, ban, ngành, hoặc các hợp tác xã, tổ hợp khai thác đều có tư cách pháp nhân, mở tài khoản ở Ngân hàng, có con dấu riêng theo đúng thủ tục Nhà nước đã quy định.

II. VỀ LAO ĐỘNG:

Các quận, huyện, ban, ngành cần có kế hoạch chủ động chuẩn bị một lực lượng lao động khai thác lâm sản (mỗi quận, huyện khoảng 500 người) và một số máy móc, thiết bị, phương tiện đưa lên rừng khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ, lâm sản ngay từ đầu mùa khô năm 1979-1980 này.

Để phát huy mọi khả năng lao động nghề rừng hoặc chưa quen nghề rừng hiện có của thành phố, Ty Lâm nghiệp thành phố, các quận, huyện, ban, ngành cần có những biện pháp tích cực để hình thành 3 lực lượng khai thác rừng, bao gồm :

1. Lực lượng quốc doanh của Ty Lâm nghiệp thành phố hoặc các đơn vị sản xuất có trình độ kỹ thuật, tay nghề, hợp đồng gia công khai thác với công trường thuộc Ty Lâm nghiệp.

2. Lực lượng của quận, huyện, ban, ngành, tổ chức thành công trường gồm các đội, tổ khai thác lao động lựa chọn trên tinh thần tự nguyện, có sức khỏe và thực sự chịu làm ăn.

3. Lực lượng của hợp tác xã, tổ hợp tư nhân là những thợ rừng cũ được hướng dẫn tập hợp lại.

Lực lượng lao động quốc doanh của Ty Lâm nghiệp cùng các đơn vị khai thác có tay nghề hợp đồng gia công với Ty Lâm nghiệp là lực lượng chủ đạo trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất tại các công trường, chủ yếu đảm trách những khu rừng gỗ lớn, xa đường, khó vận xuất, vận chuyển. Rừng còn lại hợp đồng giao cho các công trường quận, huyện, ban, ngành và hợp tác xã, tổ hợp tư nhân.

III. VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH:

1. – Chánh sách sử dụng lâm sản:

Gỗ là vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý, vì vậy việc khai thác và phân phối đều phải theo kế hoạch Nhà nước. Tại thành phố, việc sử dụng gỗ cũng phải theo kế hoạch phân phối của thành phố, không trái với quy định của Chính phủ, do đó gỗ, cừ, cột và các lâm sản khác mà thành phố tự tổ chức khai thác ở Lòng Hồ, Sông Bé, Tây Ninh, khu vực Trị An, Đồng Nai và vùng khai hoang Phú Riềng, Sông Bé được phân phối sử dụng như sau :

a) Đối với sở, ban, ngành thành phố:

+ Về gỗ và cừ, cột : Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch thành phố đã giao, đơn vị sẽ tổ chức khai thác nhằm tự đảm bảo cho việc xây dựng, sản xuất. Số khai thác vượt chỉ tiêu sẽ giao nộp cho Ty Lâm nghiệp theo giá quy định để cân đối chung trong thành phố.

+ Về củi : Khai thác được bao nhiêu đem về dùng bấy nhiêu.

+ Về mây, tre, nứa,… : Đơn vị nào có nhu cầu thì tự tổ chức khai thác để phục vụ sản xuất ; nếu không có kế hoạch sử dụng, số khai thác được sẽ bán lại cho Ty Lâm nghiệp theo giá hợp đồng hai chiều, để điều phối cho các ngành có yêu cầu.

b) Đối với các quận, huyện:

– Về củi, than : Quận, huyện phải tổ chức khai thác để tự giải quyết chất đốt bằng củi được bao nhiêu đem về sử dụng bấy nhiêu. Năm 1980 các huyện sẽ phải tự túc hoàn toàn về chất đốt bằng củi, do đó các quận, huyện khai thác củi, than được bao nhiêu, đem về sử dụng bấy nhiêu.

– Về cừ, cột : Các quận, huyện cần khai thác nhiều để phục vụ yêu cầu trong địa phương (làm nhà dân, kho, trường học, chuồng trại…). Quận, huyện khai thác được bao nhiêu sử dụng hết bấy nhiêu. Nếu quận, huyện nào khai thác nhiều, sử dụng không hết, muốn trao đổi hai chiều với các cơ quan qua trung ương hoặc các tỉnh bạn thì phải thông qua Ban chỉ đạo khai thác lâm sản thành phố và Ủy ban Kế hoạch thành phố để cân đối vật tư, nhiên liệu trước khi thực hiện.

– Về tre, nứa, mây, le, song, lá…: Các quận, huyện cần hết sức tận thu khi khai thác để phục vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu ; loại này dễ vận xuất, vận chuyển về thành phố và được sử dụng toàn bộ; loại tre, le cây cần bán lại cho Ty Lâm nghiệp hay bán thẳng cho nhà máy giấy thành phố theo giá thỏa thuận.

– Về gỗ : Các quận, huyện có nhu cầu về gỗ sẽ được thành phố ghi thành chỉ tiêu kế hoạch phân phối. Những quận, huyện có tổ chức công trường tự khai thác gỗ sẽ được nhận hết theo chỉ tiêu kế hoạch (trừ gỗ loại 1, phải giao lại cho địa phương nơi khai thác, theo quy định chung của Trung ương tính theo giá bán buôn công nghiệp tại bãi 2). Số gỗ khai thác nhiều hơn chỉ tiêu kế hoạch sẽ được thưởng khuyến khích 30% phần gỗ, còn lại 70% bán cho Ty Lâm nghiệp thành phố theo hợp đồng hai chiều ; sau đó là giá thỏa thuận, bán theo thứ tự ưu tiên cho Ty Lâm nghiệp thành phố, rồi mới giải quyết cho các tổ chức sản xuất tập thể (hợp tác xã, tổ chức sản xuất,…) tại thành phố có chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đồ gỗ. Nghiêm cấm việc bán gỗ ra thị trường tự do; nếu có dư thừa phải tổ chức sản xuất để chế biến thành phẩm và khi tiêu thụ thành phẩm phải theo thứ tự ưu tiên: quốc doanh, tập thể, sau cùng mới là thị trường ngoài kế hoạch, nhưng phải được quản lý chặt chẽ.

– Về phương tiện vận xuất, vận chuyển : Quận, huyện nào có điều kiện thì tự mình giải quyết đưa lâm sản về thành phố. Quận, huyện nào có thừa năng lực vận xuất, vận chuyển thì hợp đồng chở gỗ cho Ty Lâm nghiệp thành phố. Quận, huyện nào thiếu phương tiện vận xuất, vận chuyển thì hợp đồng hai chiều giao gỗ cho Ty Lâm nghiệp thành phố tại nơi khai thác. Ty Lâm nghiệp thành phố chịu trách nhiệm cung cấp đủ gỗ tròn hay gỗ xẻ hoặc hàng mộc cho nhu cầu các quận, huyện theo chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao.

c) Đối với hợp tác xã, tổ hợp tư nhân:

– Về gỗ : Giao lại cho ngành lâm nghiệp tại cội, bãi 1 hoặc bãi 2 (do khả năng vận xuất) và nhận lại tiền công, xăng dầu và các vật tư khác mà Bộ Lâm nghiệp đã quy định. Nếu hợp tác xã, tổ hợp có chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đồ gỗ thì được cấp đủ số lượng được phân bổ, còn lại mới giao cho Ty Lâm nghiệp.

– Về củi, cừ, cột, lâm sản khác:

Được phép đem về thành phố bán lại cho nhân dân sử dụng trên các khu vực quy định. Giá bán ra thấp hơn giá thị trường tự do khoảng 10% đến 15%.

Vì thành phố cung cấp xăng dầu cho khâu khai thác, vận xuất và vận chuyển nên các hợp tác xã, tổ hợp có nghĩa vụ giao nộp lại một phần sản phẩm. Tỷ lệ giao nộp quy định như sau (trên cơ sở cân đối xăng, dầu) :

+ Nếu hợp tác xã, tổ hợp tổ chức vận chuyển thủy thì tỷ lệ giao nộp là 15%.

+ Nếu hợp tác xã, tổ hợp tổ chức vận chuyển bộ thì tỷ lệ giao nộp là 30%.

2. Cung cấp vật tư, nhiên liệu, lương thực:

a) Đối với lực lượng quốc doanh của lâm nghiệp : Thực hiện theo những chỉ tiêu định mức và chế độ đã quy định.

b) Đối với quận, huyện, ban, ngành:

– Về vật tư, thiết bị, phương tiện: Các quận, huyện, ban, ngành cố gắng tự lực giải quyết một số vật tư, thiết bị cần thiết cho công tác khai thác của đơn vị mình, phần nào không tự lực được thì Ty Lâm nghiệp có kế hoạch cân đối giúp đỡ giải quyết.

– Về lương thực : Áp dụng định mức theo đầu sản phẩm do Ty Lâm nghiệp thành phố xây dựng. Đối với lao động không có hộ khẩu ở thành phố như kinh tế mới trốn về, thanh niên xung phong bỏ ngũ,… được quận, huyện huy động lên khai thác rừng thì được hưởng tiêu chuẩn 9kg/tháng như những người dân trong thành phố.

c) Đối với hợp tác xã, tổ hợp tư nhân : Hợp tác xã, tổ hợp có nhiệm vụ tự lo vốn, vật tư, thiết bị, máy móc, lương thực… Nhà nước chỉ cấp xăng dầu theo đầu sản phẩm và thuốc men khi đau ốm hoặc bị tai nạn lao động. Trường hợp cần thiết thì Ty Lâm nghiệp sẽ cấp bán một số vật tư, thiết bị, phụ tùng theo khả năng.

3. Về cấp vốn :

a) Đối với quận, huyện, ban, ngành : Được vay vốn tín dụng hai chiều (vay vốn trả vốn hoặc trả bằng sản phẩm). Quận, huyện, ban, ngành hoàn toàn chủ động về lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, hạch toán kinh tế, thành phố không bù lỗ. Các ngành liên quan ở thành phố chỉ hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và tạo điều kiện thuận lợi để quận, huyện, ban, ngành thực hiện kế hoạch đó.

b) Đối với hợp tác xã, tổ hợp tư nhân : Được vay vốn tín dụng hai chiều như quận, huyện, ban, ngành nhưng cần có kế hoạch làm ăn cụ thể và có cơ quan chủ quản bảo lãnh. Hợp tác xã, tổ hợp vay vốn tín dụng có thể trả bằng vốn hoặc bằng sản phẩm.

Ngoài các nội dung nêu trên, các vấn đề phụ cấp đi khai thác rừng cho cán bộ công nhân viên, giải quyết tiền mặt thì thực hiện như thông báo số 99/TB-UB ngày 21-5-1979 và thông báo số 11/TB-UB ngày 9-6-1979.

IV. VỀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM :

1. Ty lâm nghiệp (Thường trực Ban chỉ đạo khai thác lâm sản thành phố) chịu trách nhiệm quan hệ với cấp trên và các tỉnh có rừng để nhận rừng, khảo sát lập kế hoạch khai thác, phân vùng khai thác cho quận, huyện, ban, ngành và các hợp tác xã, tổ hợp tư nhân ; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện ; có kế hoạch và cùng vói các ngành cung cấp lương thực, thực phẩm, thông tin báo chí cho đời sống vật chât, tinh thần của cán bộ, công nhân khai thác lâm sản ; bàn bạc với địa phương về vấn đề đưa lực lượng lên khai thác, đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự xã hội chung.

2. Sở Giao thông vận tải : chịu trách nhiệm cân đối lực lượng vận tải bằng hợp đồng vận chuyển hoặc biệt phái cho Ty Lâm nghiệp và các công trường một số xe đảm bảo vận chuyển kịp thời nhanh chóng gỗ, lâm sản về thành phố ; tránh tình trạng ứ đọng tại rừng gây trở ngại cho kế hoạch khai thác của các công trường. Quan hệ với tỉnh Tây Ninh, Sông Bé lập tuyến xe khách từ thành phố tới công trường Lòng Hồ, Tây Ninh, Sông Bé (tại cầu Bưng Bàn) và Phú Riềng để công nhân thợ rừng đi về được thuận lợi.

3. Các ngành : Ủy ban Kế hoạch thành phố, Sỏ Tài chánh, Ngân hàng thành phố, Ủy ban Vật giá thành phố, Sở Lao động chịu trách nhiệm giúp đỡ hướng dẫn các quận, huyện, ban, ngành, các hợp tác xã, tổ hợp tư nhân trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch về vật tư, tài chánh, lao động, kịp thời để cho vay vốn tín dụng chỉ đạo giá cả để các quận, huyện, ban, ngành có vốn hoạt động liên tục.

4. Sở Lương thực, Sở Thương nghiệp : Kịp thời cân đối giải quyết cấp phát lương thực, theo quy định của Ủy ban Nhân dân thành phố, hỗ trợ hàng hóa, nhu yếu phẩm, nghiên cứu tổ chức căn tin tại các công trường khai thác.

5. Sở Y tế : Chỉ đạo y tế các quận, huyện, phường, xã phối hợp đưa người đi phục vụ giải quyết thuốc men phòng trị bịnh cho công nhân lao động thợ rừng. Trước mắt xây dựng trạm xá chung tại cầu Bưng Bàn, tại Phú Riềng, và một vài nơi khác để cấp cứu bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp theo tinh thần văn bản số 1669 ngày 14-9-1979 của Ủy ban Nhân dân thành phố.

6. Sở Văn hóa và thông tin : Có kế hoạch bố trí văn nghệ, chiếu phim phục vụ anh chị em tại công trường khai thác rừng, giải quyết báo chí, tin tức cho anh chị em nhằm động viên tinh thần anh chị em tích cực khai thác lâm sản.

Nhận được chỉ thị này, yêu cầu các đồng chí Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thủ trưởng các sở, ban, ngành có biện pháp tổ chức triển khai thực hiện ngay và hàng tháng báo cáo kết quả về Ủy ban Nhân dân thành phố. Riêng Ty Lâm nghiệp và Ban chỉ đạo khai thác lâm sản phải tiến hành giao ban và báo cáo hàng tuần vè Ủy ban Nhân dân thành phố.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/ THƯỜNG TRỰC




Phan Văn Khải

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 01/CT-UB ngày 04/01/1980 về đẩy mạnh công tác khai thác lâm sản ở ba tỉnh Tây Ninh, Sông Bé và Đồng Nai do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.385

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.65.198
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!