BẢN GHI NHỚ HIỆP ĐỊNH
VỀ HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIỮA ỦY BAN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NƯỚC CỘNG
HÒA PHI-LIP-PIN VÀ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Ủy ban giáo dục Đại học Phi-lip-pin và Bộ Giáo dục
và Đào tạo Việt Nam (sau đây gọi tắt là các Bên)
Mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai
nước trong lĩnh vực giáo dục sau phổ thông;
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục sau
phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp trong phát triển đất nước;
Nhận thức về sự cần thiết trong việc tăng cường
hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp giáo dục đại học và đào tạo
chuyên nghiệp;
Theo pháp luật và các quy định có liên quan của
mỗi nước;
Hai Bên đã thỏa thuận như sau:
ĐIỀU 1: MỤC TIÊU
Các bên sẽ cố gắng thúc đẩy hợp tác trong giáo dục
đại học và đào tạo chuyên nghiệp, bao gồm cả sự phát triển của mối quan hệ hợp
tác ở cấp độ đại học và sau đại học.
Bản ghi nhớ của Hiệp định này (MOA) đưa ra khuôn
khổ trong đó đề xuất chi tiết cho các chương trình hợp tác giáo dục đối với
các hoạt động chung sẽ được cùng nhau xem xét của các Bên.
CHƯƠNG 2: LĨNH VỰC HỢP TÁC
Các bên sẽ thực hiện các hoạt động hợp tác trong
khuôn khổ của bản ghi nhớ này theo các hình thức sau:
Thúc đẩy mạng lưới học tập và trao đổi cũng như
sự tiếp cận qua lại với các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu và phát triển,
giảng dạy và đào tạo và giữa các thư viện với các cơ sở tương tự khác.
Trao đổi đội ngũ giáo viên, giảng viên, chuyên
gia, thẩm định viên bảo đảm chất lượng giáo dục và sinh viên trong những chương
trình mà hai bên cùng có lợi
Trao đổi thông tin và hợp tác về việc công nhận
và bảo đảm chất lượng giữa các bên và các cơ sở đào tạo đại học.
Xây dựng hình thức chuyển đổi tín chỉ và các
chương trình tương tự giữa các cơ sở đào tạo đại học và công nhận bằng cấp đào
tạo của nhau.
Tổ chức các chuyến tham quan học tập, tài trợ
cho các nghiên cứu và cấp học bổng cho giáo dục sau phổ thông ở các cơ sở đào tạo
đại học được công nhận tùy thuộc vào nguồn tài chính.
Tạo thuận lợi cho việc đào tạo cán bộ quản lý
giáo dục, các chuyên gia đảm bảo chất lượng và đội ngũ cán bộ giảng dạy;
Hỗ trợ đào tạo tiếng Anh tại các trung tâm giáo
dục đại học tại Việt Nam;
Hợp tác trong lĩnh vực chuyên môn của giáo dục đại
học;
Hợp tác trong đào tạo y tá Việt Nam;
Trao đổi học liệu, tài liệu, thiết bị giảng dạy
và các tư liệu khác, nếu khả thi.
Tổ chức và khuyến khích hai bên cùng tham gia
vào các hội nghị, hội thảo, hội nghị chuyên đề, các khóa đào tạo và triển lãm về
giáo dục
Khuyến khích thành lập các chức vị chuyên môn
trong các lĩnh vực nghiên cứu và trong các cơ sở đào tạo bằng cách thông qua
các đối tác thích hợp
Trao đổi các Hệ thống thông tin giáo dục và đào
tạo, phát triển chương trình học và phát triển nghiên cứu ở bậc giáo dục đại học.
Thúc đẩy liên kết các chương trình khoa học và
công nghệ giữa các cơ sở giáo dục đại học được công nhận và triển khai các hình
thức hợp tác theo thỏa thuận giữa hai bên
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Ủy ban Giáo dục đại học Phi-lip-pin và Bộ Giáo dục
và Đào tạo Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Bản ghi nhớ này.
Để thực hiện Bản Ghi nhớ này,
các Bên sẽ cụ thể hóa nội dung các hoạt động được thực hiện thông qua các cơ
quan chuyên trách, đồng thời ghi nhận rằng việc trao đổi giáo viên, sinh viên
hoặc các tài liệu sẽ không nhất thiết phải thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại.
CHƯƠNG 4: THÀNH LẬP TỔ
CÔNG TÁC CHUNG
Các bên sẽ thành lập Tổ công tác chung với mục
đích giám sát công việc, việc thực hiện Bản ghi nhớ Hiệp định này. Thông qua Tổ
công tác chung, các bên sẽ phát triển và đi đến cam kết xác định cụ thể các hoạt
động và việc trao đổi, cũng như các điều khoản về tài chính và các vấn đề khác
trong quá trình thực hiện. Các bên có trách nhiệm tổ chức các hội nghị để làm
việc theo thỏa thuận chung, luân phiên tại Phi-lip-pin và Việt Nam.
CHƯƠNG 5: QUYỀN SỞ HỮU TRÍ
TUỆ
Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phải tuân thủ
theo luật pháp, các quy tắc và quy định của nhà nước của các Bên và theo các điều
ước quốc tế mà hai Bên là thành viên.
CHƯƠNG 6: THỎA THUẬN TÀI
CHÍNH VÀ CÁC HÌNH THỨC HỖ TRỢ
Tài chính dùng để chi cho các hoạt động hợp tác
diễn ra trong khuôn khổ của Bản ghi nhớ này sẽ được hai Bên cùng thỏa thuận
trên cơ sở của từng trường hợp cụ thể.
Bên yêu cầu bản sao của các văn bản và tài liệu
từ Bên còn lại sẽ phải chịu phí bưu chính và vận chuyển.
Mỗi bên có trách nhiệm nỗ lực hết sức để hỗ trợ
cho các cán bộ nói chung, sinh viên, học viên, v.v của bên kia. Các cá nhân nói
trên có trách nhiệm tuân thủ luật pháp và quy định của nước sở tại.
CHƯƠNG 7: GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP
Bất kỳ sự khác biệt hay tranh chấp nào giữa các
Bên liên quan đến việc diễn giải, triển khai thực hiện hoặc áp dụng bất kỳ điều
khoản nào trong Bản Ghi nhớ này sẽ được giải quyết hữu nghị thông qua tham vấn
giữa các Bên qua các kênh ngoại giao.
CHƯƠNG 8: SỬA ĐỔI VÀ BỔ
SUNG
Mỗi Bên có thể yêu cầu sửa đổi và bổ sung tất cả
hoặc bất kỳ một phần của Bản Ghi nhớ này bằng văn bản. Mọi sửa đổi và bổ sung
được các Bên đồng ý sẽ được lập thành văn bản. Hai Bên sẽ quyết định thời gian
hiệu lực của những sửa đổi và bổ sung này.
CHƯƠNG 9” HIỆU LỰC VÀ THỜI
HẠN
Bản Ghi nhớ Hiệp định này có hiệu lực khi các
bên có văn bản thông báo về việc có hiệu lực thông qua các kênh ngoại giao cho
thấy các yêu cầu về việc Hiệp định này có hiệu lực đã được thỏa mãn.
Bản Ghi nhớ Hiệp định này có hiệu lực trong vòng
năm (5) năm và sẽ tự động gia hạn thêm năm (5) năm. Mỗi Bên đều có thể chấm dứt
Bản Ghi nhớ này bằng việc thông báo cho bên kia bằng văn bản qua các kênh ngoại
giao ít nhất là sáu (6) tháng trước thời điểm có ý định chấm dứt.
Bản Ghi nhớ hiệp định được lập tại Hà Nội, nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 26 tháng 10 năm 2010, làm thành hai
bản, một bản bằng tiếng Việt và một bản bằng tiếng Anh có giá trị pháp lý như
nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau, bản tiếng Anh sẽ được áp dụng.
ỦY BAN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PHI-LIP-PIN VÀ BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT NAM
Patricia B. Licuanan
CHỦ TỊCH
Pham Vu Luan
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÒNG LƯU TRỮ BỘ NGOẠI GIAO
NGÀY 10 THÁNG 1 NĂM 2011