BỘ
THUỶ SẢN
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
01/2004/TT-BTS
|
Hà
Nội , ngày 15 tháng 01 năm 2004
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KHOẢN 1 ÐIỀU 1 NGHỊ ĐỊNH SỐ
80/2002/NÐ-CP NGÀY 15/10/2002 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/1998/NÐ-CP NGÀY 15/9/1998 VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI VÀ
PHƯƠNG TIỆN NGHỀ CÁ KHI HOẠT ĐỘNG TRÊN BIỂN
Thi hành Nghị định số
80/2002/NÐ-CP ngày 15/10/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 72/1998/NÐ-CP ngày 15/9/1998 về đảm bảo an toàn cho người và
phương tiện nghề cá khi hoạt động trên biển (dưới đây gọi tắt là Nghị định số
80/2002/NÐ-CP và Nghị định số 72/1998/NÐ-CP) Bộ Thuỷ sản hướng dẫn một số điểm
cụ thể sau:
I. NGUYÊN TẮC
CHUNG
Bộ Thuỷ sản thống nhất quản lý về
công tác đăng kiểm tầu cá, đăng ký tầu cá và thuyền viên trên cơ sở phân công,
phân cấp cho các địa phương.
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản và các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có nhiệm vụ tổ chức thực hiện
công tác đăng kiểm tầu cá, đăng ký tầu cá và thuyền viên trong phạm vi toàn quốc
theo quy định tại điều 12, Ðiều 13 của Quy chế Ðăng kiểm tầu cá, Ðăng ký tầu cá
và Thuyền viên ban hành kèm theo Quyết định số 494/2001/QÐ-BTS ngày 15/6/2001
(Dưới đây gọi tắt là Quy chế Ðăng kiểm tầu cá).
II. HƯỚNG DẪN
VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM TẦU CÁ, ĐĂNG KÝ TẦU CÁ VÀ THUYỀN VIÊN.
A. Về đăng kiểm tầu cá:
Việc kiểm tra và cấp giấy chứng
nhận an toàn kỹ thuật cho các phương tiện nghề cá (sau đây gọi tắt là đăng kiểm)
được thực hiện theo Quy chế đăng kiểm tầu cá và các hướng dẫn sau đây:
1. Tầu cá thuộc diện phải
đăng kiểm bao gồm:
Tầu cá lắp máy có tổng công suất
máy chính từ 20 sức ngựa trở lên.
Tầu cá không lắp máy hoặc có tổng
công suất máy chính dưới 20 sức ngựa nhưng có chiều dài đường nước thiết kế từ
15 m trở lên.
2. Các tiêu chuẩn áp dụng
trong công tác đăng kiểm tầu cá:
Ðối với tầu cá có đường nước thiết
kế từ 20 m trở xuống: Các tiêu chuẩn áp dụng gồm Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
7111:2002 Quy phạm phân cấp và đóng tầu cá biển cỡ nhỏ và các tiêu chuẩn kỹ thuật
hiện hành.
Ðối với tầu cá có đường nước thiết
kế trên 20 m: Các tiêu chuẩn áp dụng gồm Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6718:2000 Quy
phạm phân cấp và đóng thu cá biển (tầu có chiều dài trên 20 m) và các tiêu chuẩn
hiện hành.
3. Mẫu "Giấy chứng nhận
an toàn kỹ thuật tầu cá" và các giấy tờ sử dụng trong công tác đăng kiểm tầu
cá đối với các tầu trên 20 m do Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản công
bố áp dụng trong toàn quốc.
B. Về đăng ký tầu cá:
Công tác đăng ký tầu cá được áp
dụng theo quy đinh tại Chương IV và Chương V của Quy chế Ðăng kiểm tầu cá.
Giao Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn
lợi thuỷ sản nghiên cứu đề xuất cải tiến cá hồ sơ, thủ tục đăng ký tầu cá để đảm
bảo được các yêu cầu quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất.
C. Về đăng ký thuyền viện:
Công tác đăng ký thuyền viên được
áp dụng theo quy định tại Chương VI của Quy chế Ðăng kiểm tầu cá và quy định sửa
đổi, bổ sung như sau:
1. Ðiểm c khoản 2 Ðiều 32
của Quy chế Ðăng kiểm tầu cá được sửa đổi là:
"c) Ðược tập huấn về
những kiến thức cơ bản khi hành nghề trên biển do Trường Trung học Kỹ thuật Thuỷ
sản I, Trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Thuỷ sản II, Trường Ðại học Thuỷ
sản và Trung tâm dịch vụ kỹ thuật khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tổ chức
(trừ các đối tượng đã được đào tạo chính quy tại các trường đại học, trung học
và công nhân kỹ thuật). Vụ Tổ chức cán bộ quản lý hướng dẫn nội dung và quy định
việc tập huấn."
2. Ðiểm b khoản 3 Ðiều 32
của Quy định đăng kiểm tầu cá được sửa đổi là:
"b) Chứng chỉ chuyên
môn nghiệp vụ phù hợp với các chức danh quy định trên tầu cá do cơ quan Nhà nước
cá thẩm quyền cấp (bản sao có công chứng) hoặc giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ
đi biển làm nghề cá do cơ quan nói tại điểm c khoản 2 Ðiều này cấp."
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn
lợi thuỷ sản có trách nhiệm phối hợp với Cục Ðăng kiểm Việt Nam
? Bộ Giao thông vận tải làm các thủ tục bàn giao các tầu cá có chiều dài thiết
kế trên 20 mét sang ngành Thuỷ sản quản lý.
Việc chuyển giao phải được tiến
hành cụ thể tại từng địa phương, từng tầu theo nguyên tắc đảm bảo đúng thủ tục
giao nhận để tránh sai sót đồng thời không gây phiền hà cho sản xuất.
2. Trước mắt việc kiểm tra kỹ
thuật đối với khối tầu có chiều dài đường nước thiết kế trên 20 mét thực hiện
như sau:
Giao cho Cục Khai thác và Bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản quản lý toàn bộ khối tầu có đường nước thiết kế trên 20 mét.
Ðối với việc kiểm tra thường kỳ,
định kỳ: thời hạn kiểm tra tiếp theo của tầu căn cứ vào thời hạn do cơ quan
Ðăng kiểm cũ cấp.
Ðối với các tầu đóng mới, sửa chữa
lớn: cơ quan Ðăng kiểm tầu cá sẽ nhận bàn giao sau khi cơ quan Ðăng kiểm đang
giám sát hoàn tất các hợp đồng giám sát đã ký.
3. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn
lợi thuỷ sản có trách nhiệm:
Phối hợp với các đơn vị chức
năng thuộc các Bộ Giao thông vận tải, Quốc phòng và các Bộ, ngành có liên quan
xây dựng các văn bản hướng dẫn về toàn bộ các nội dung về đảm bảo an toàn cho
người và phương tiện nghề cá được quy định trong Nghị định số 72/1998/NÐ-CP và
Nghị định số 80/2002/NÐ-CP.
Nghiên cứu xây dựng phương án tổ
chức thực hiện công tác đăng kiểm tầu cá, đăng ký tầu cá và thuyền viên phù hợp
với chức năng nhiệm vụ mới trình Bộ xem xét, quyết định.
Nghiên cứu triển khai các tiêu
chuẩn kỹ thuật áp dụng cho các tầu cá có chiều dài trên 20 mét đảm bảo thực hiện
đúng các quy định của Nhà nước và phù hợp thực tế sản xuất của ngành Thuỷ sản
trình Bộ xem xét ban hành.
Nghiên cứu các quy định của Cục
Ðăng kiểm Việt Nam-Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu biểu giấy
tờ, lệ phí để công bố áp dụng khi kiểm tra an toàn đối khối tầu cá có chiều dài
đường nước thiết kế trên 20 mét.
4. Các Vụ Khoa học, Công nghệ, Kế
hoạch-Tài chính, Tổ chức cán bộ, Kinh tế tập thể và Kinh tế tư nhân và các đơn
vị có liên quan theo chức năng được giao có trách nhiệm hỗ trợ Cục Khai thác và
Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
5. Các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (có quản lý thuỷ sản) các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm tầu cá, đăng ký
tầu cá, đăng ký tầu cá và thuyền viên theo các quy định của Nhà nước, của Bộ
Thuỷ sản và hướng dẫn của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
6. Các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản có trách nhiệm phối hợp với Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
trong việc tiếp nhận các tầu có chiều dài đường nước thiết kế trên 20 mét tại địa
phương; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Quy chế Ðăng kiểm tầu cá và các
quy định tại Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái với Thông tư này đều
bị bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc các đơn vị cần kịp thời báo cáo về Bộ để xem xét. Việc sửa đổi, bổ
sung Thông tư này do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản quyết định./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Hồng
|