Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2279/VBHN-BLĐTBXH Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Văn Thanh
Ngày ban hành: 21/06/2023 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2279/VBHN-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2023

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN, HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

Nghị định số 04/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 02 năm 2023.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.1

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

2. Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đối tượng kiểm định là máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

2. Người huấn luyện cơ hữu là người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn.

3. Nhóm huấn luyện là nhóm các đối tượng huấn luyện có cùng đặc điểm chung về công việc, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động và được phân loại theo quy định tại Nghị định này.

Chương II

HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Điều 4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động2

1. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Bảo đảm thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định, theo yêu cầu tại quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.

b) Có ít nhất 02 kiểm định viên làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc tổ chức để thực hiện kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.

c) Người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định của tổ chức phải có thời gian làm kiểm định viên tối thiểu 02 năm.

2. Các thiết bị, nhân lực nêu tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một tổ chức.

Điều 5. Hồ sơ, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1.3 Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

b) Bản sao quyết định thành lập đối với đơn vị sự nghiệp;

c) Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định;

d) Danh sách kiểm định viên theo mẫu tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Nghị định này;

đ) Một trong các tài liệu sau để chứng minh kinh nghiệm của người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định:

- Bản sao sổ hoặc tờ rời về tham gia bảo hiểm xã hội;

- Bản sao hợp đồng lao động;

- Bản sao biên bản kiểm định kèm theo giấy chứng nhận kết quả kiểm định.

2. Hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:

a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận;

b) Giấy chứng nhận đã được cấp;

c)4 Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này trong trường hợp có sự thay đổi.

3. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:

a) Đối với trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận;

- Giấy chứng nhận đã được cấp;

- Tài liệu chứng minh thay đổi về điều kiện cấp Giấy chứng nhận. b) Đối với Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;

- Giấy chứng nhận đã được cấp trong trường hợp bị hỏng.

4. Mẫu các thành phần hồ sơ tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được quy định tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Nghị định này.

5. Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:

a) Tổ chức có nhu cầu cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận; nộp phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.

Đối với trường hợp gia hạn, ít nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn trong Giấy chứng nhận, tổ chức gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định và cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận; trường hợp không cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 6. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 7. Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. 05 năm đối với Giấy chứng nhận cấp mới hoặc gia hạn.

2. Trường hợp cấp lại là thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đã được cấp.

Điều 8. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động5

1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bị thu hồi một trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định mà không khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động kiểm định;

b) Hoạt động kiểm định trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động;

c) Sau 6 tháng kể từ khi có thay đổi điều kiện hoạt động làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, nếu tổ chức không đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 4 của Nghị định này;

d) Hoạt động kiểm định trong thời gian không bảo đảm các điều kiện được quy định tại Điều 4 của Nghị định này;

đ) Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận;

e) Bị giải thể, phá sản.

2. Tổ chức bị thu hồi giấy chứng nhận theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này được xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định sau 6 tháng, kể từ ngày Quyết định thu hồi giấy chứng nhận có hiệu lực.

Điều 9. Tiêu chuẩn kiểm định viên

1. Có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định;

2.6 (được bãi bỏ)

3. Có ít nhất 02 năm làm kỹ thuật kiểm định hoặc làm công việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì về đối tượng kiểm định;

4. Đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định hoặc có thời gian thực hiện kiểm định đối tượng kiểm định trên 10 năm tính đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực.

Điều 10. Chứng chỉ kiểm định viên

1. Chứng chỉ kiểm định viên được cấp cho cá nhân bảo đảm tiêu chuẩn của kiểm định viên theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

2. Chứng chỉ kiểm định viên được cơ quan có thẩm quyền cấp lại trong trường hợp sau đây:

a) Bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên;

b) Chứng chỉ kiểm định viên hết hạn;

c) Chứng chỉ kiểm định viên bị mất hoặc hỏng;

d) Cấp lại sau khi chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi. Chứng chỉ kiểm định viên chỉ được xem xét cấp lại sau thời hạn ít nhất 06 tháng, kể từ ngày bị thu hồi.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ kiểm định viên là cơ quan chuyên môn thuộc các bộ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này; việc cấp chứng chỉ kiểm định viên được thực hiện theo đối tượng kiểm định thuộc phạm vi quản lý của từng bộ.

Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên

1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên;

2. Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học của người đề nghị cấp chứng chỉ có chứng thực hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu;

3. Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 và 4 Điều 9 Nghị định này;

4.7 (được bãi bỏ)

5.8 (được bãi bỏ)

6. 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.

Điều 12. Hồ sơ cấp lại chứng chỉ kiểm định viên

1. Trường hợp bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên, hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;

b) Bản gốc chứng chỉ đã được cấp;

c) Tài liệu chứng minh sự phù hợp của yêu cầu bổ sung, sửa đổi;

d) 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 6 tháng, kể từ ngày đề nghị.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên khi hết hạn bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;

b) Bản gốc chứng chỉ đã được cấp;

c) Kết quả sát hạch trước khi cấp lại;

d)9 (được bãi bỏ)

3. Trường hợp chứng chỉ kiểm định viên bị hỏng hoặc mất, hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;

b)10 (được bãi bỏ)

c) 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.

4. Chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi được xem xét để cấp lại, hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;

b) Báo cáo việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền về khắc phục sai phạm;

c) Văn bản chứng minh đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định tổ chức sau thời điểm quyết định thu hồi chứng chỉ có hiệu lực đối với trường hợp quy định tại các điểm c và đ khoản 2 Điều 14 Nghị định này;

d) 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.

5. Mẫu các thành phần hồ sơ tại Điều 11, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được quy định tại Phụ lục Ic ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 13. Trình tự cấp, cấp lại và thời hạn của chứng chỉ kiểm định viên

1. Cá nhân có nhu cầu cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công của các bộ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này.11

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho kiểm định viên; trường hợp không cấp, cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Mẫu chứng chỉ kiểm định viên được quy định tại Phụ lục Ic ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Chứng chỉ kiểm định viên có thời hạn là 05 năm.

Điều 14. Quản lý, sử dụng chứng chỉ kiểm định viên

1. Kiểm định viên có trách nhiệm xuất trình chứng chỉ kiểm định viên theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và với tổ chức, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định; chỉ được kiểm định đối với đối tượng kiểm định trong phạm vi ghi trên chứng chỉ kiểm định viên.

2. Chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;

b) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa nội dung chứng chỉ;

c) Không làm việc tại bất kỳ tổ chức kiểm định nào từ 12 tháng trở lên;

d) Kiểm định ngoài phạm vi ghi trên chứng chỉ kiểm định viên;

đ) Thực hiện kiểm định không đúng quy trình kiểm định.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi chứng chỉ kiểm định viên.

Điều 15. Trách nhiệm của Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Công bố biên bản kiểm định với tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Dán tem kiểm định hoặc thể hiện thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định và cấp cho tổ chức, cá nhân sử dụng đối tượng kiểm định Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (01 bản) chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu.

2. Trong trường hợp đối tượng kiểm định không đạt yêu cầu và phát hiện đối tượng có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động thì không cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và thông báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục.

3.12 (được bãi bỏ)

4. Đảm bảo độc lập, khách quan trong cung ứng dịch vụ kiểm định.

5. Cử kiểm định viên tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

6.13 (được bãi bỏ)

7. Không cung ứng dịch vụ kiểm định trong thời gian bị đình chỉ hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; không sử dụng kiểm định viên đang bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên để thực hiện kiểm định.

8. Mẫu Giấy chứng nhận kết quả kiểm định; mẫu tem kiểm định; mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định được quy định tại Phụ lục Id ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

1. Lựa chọn tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; chỉ được đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được kiểm định đạt yêu cầu.

2. Khai báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương bằng hình thức nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.14

3. Lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Trong trường hợp chuyển nhượng (hoặc cho thuê lại) các đối tượng kiểm định, người bán (hoặc cho thuê lại) phải bàn giao đầy đủ hồ sơ kỹ thuật an toàn cho người mua (hoặc thuê lại).

4. Tạo điều kiện cho tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kỹ thuật liên quan đến các đối tượng kiểm định để cung cấp cho kiểm định viên và cử người đại diện chứng kiến quá trình kiểm định.

5. Thực hiện các kiến nghị của tổ chức kiểm định trong việc đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng các đối tượng kiểm định. Không được tiếp tục sử dụng các đối tượng kiểm định có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc quá thời hạn kiểm định.

6. Quản lý, sử dụng, loại bỏ đối tượng kiểm định theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

7. Mẫu công văn khai báo sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định tại Phụ lục Iđ ban hành kèm theo Nghị định này.

Chương III

HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Mục 1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN

Điều 17. Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động15

1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 18. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1. Huấn luyện nhóm 1

a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

2. Huấn luyện nhóm 2

a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;

c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

3. Huấn luyện nhóm 3

a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;

c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.

4. Huấn luyện nhóm 4

a) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

5. Huấn luyện nhóm 5:

a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;

c)16 (được bãi bỏ)

6. Huấn luyện nhóm 6:

Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

Điều 19. Thời gian huấn luyện

Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:

1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.

3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

4.17 Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 20. Chương trình khung và chương trình, tài liệu huấn luyện

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành Chương trình khung chi tiết huấn luyện chuyên ngành, đặc thù theo Chương trình khung huấn luyện quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện căn cứ chương trình khung huấn luyện, xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện phù hợp với đặc điểm, điều kiện và yêu cầu thực tế huấn luyện.

Điều 21. Huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện định kỳ

1. Huấn luyện cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động

Ít nhất 02 năm một lần, kể từ ngày Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu. Người làm công tác y tế thực hiện việc cập nhật kiến thức theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

2. Huấn luyện định kỳ theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động thuộc nhóm 4 được huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.

3. Huấn luyện khi có sự thay đổi về công việc; thay đổi về thiết bị, công nghệ và huấn luyện sau thời gian nghỉ làm việc

a) Thay đổi công việc hoặc thay đổi thiết bị, công nghệ: Trước khi giao việc phải được huấn luyện nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới hoặc thiết bị, công nghệ mới.

Trường hợp đối tượng đã được huấn luyện trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ khi chuyển sang làm công việc mới hoặc kể từ khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì nội dung huấn luyện lại được miễn phần đã được huấn luyện.

b) Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ làm việc

Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động được huấn luyện lại nội dung như đối với huấn luyện lần đầu. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.

Mục 2. NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 22. Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động18

1. Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:

a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;

c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, điểm b khoản này và có ít nhất 05 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động.

3. Huấn luyện nội dung lý thuyết chuyên ngành:

a) Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

b) Người có trình độ cao đẳng có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

4. Huấn luyện thực hành:

a) Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;

b) Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;

c) Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;

d) Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;

đ) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c khoản này phù hợp với kinh nghiệm.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết chương trình khung huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học, việc tổ chức sát hạch và cấp giấy chứng nhận.

6. Định kỳ 5 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động, trừ người huấn luyện thuộc điểm a khoản 1 Điều này, người huấn luyện sơ cấp cứu.

7. Tổ chức thực hiện khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ghi sổ theo dõi và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 23. Xác định thời gian đã làm việc hoặc thời gian đã làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động

1. Cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức khác có trách nhiệm xác nhận thời gian người lao động đã làm việc hoặc đã làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị mình.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Mục 3. GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN, THẺ AN TOÀN19

Điều 24. Quản lý việc cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn20

1. Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện

a) Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cho người được huấn luyện thuộc các nhóm 1, 2, 5 và 6 sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu;

b) Giấy chứng nhận huấn luyện theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Cấp Thẻ an toàn

a) Người sử dụng lao động cấp Thẻ an toàn cho người được huấn luyện thuộc nhóm 3 sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Tổ chức huấn luyện cấp Thẻ an toàn cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;

b) Thẻ an toàn theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3.21 (được bãi bỏ)

4. Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện

a) Người sử dụng lao động ghi kết quả huấn luyện của người được huấn luyện thuộc nhóm 4 vào Sổ theo dõi công tác huấn luyện tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

b) Sổ theo dõi công tác huấn luyện theo Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

5.22 Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện và cơ sở sản xuất, kinh doanh lập sổ theo dõi cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn; Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện theo các mẫu số 09, 1011 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 25. Thời hạn cấp, cấp mới Giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn23

1.24 Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có thời hạn 02 năm.

2.25 Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn hết hạn, người sử dụng lao động lập danh sách những người được cấp kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này gửi tổ chức huấn luyện hoặc doanh nghiệp tự huấn luyện theo quy định tại Điều 26Điều 29 Nghị định này. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn mới theo quy định tại Nghị định này.

Mục 4. TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN, DOANH NGHIỆP TỰ HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 26. Phân loại tổ chức huấn luyện, điều kiện hoạt động và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động26

1. Tổ chức huấn luyện được phân loại theo đặc điểm, tính chất phức tạp của đối tượng huấn luyện như sau:

a) Hạng A huấn luyện nhóm 4 và 6;

b) Hạng B huấn luyện nhóm 1, 4, 5 và 6;

c) Hạng C huấn luyện nhóm 1, 2, 3, 4, 5 và 6.

2. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng A như sau:

a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30 m2 trở lên;

b) Có ít nhất 02 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật, nội dung nghiệp vụ và 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;

c) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này;

d) Máy, thiết bị, nhà xưởng, nơi huấn luyện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

3. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng B như sau:

a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30 m2 trở lên;

b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện;

c) Có ít nhất 04 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;

d) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này.

4. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng C như sau:

a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30 m2 trở lên;

b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện. Máy, thiết bị, vật tư, hóa chất, nơi huấn luyện thực hành phải bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; khu huấn luyện thực hành bảo đảm diện tích ít nhất 300 m2;

c) Có ít nhất 04 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;

d) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này.

Điều 27. Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của tổ chức huấn luyện27

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền tiếp nhận, cấp mới, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với các tổ chức huấn luyện sau đây:

a) Tổ chức huấn luyện do các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định thành lập;

b) Tổ chức huấn luyện Hạng C.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền tiếp nhận, cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với tổ chức huấn luyện hạng B, trừ tổ chức huấn luyện thuộc điểm a khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức huấn luyện hạng A tự công bố đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và gửi thông báo theo Mẫu số 03b Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ như sau:

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Tiếp nhận thông báo tự công bố với tổ chức huấn luyện do các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định thành lập;

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền tiếp nhận thông báo tự công bố đối với tổ chức huấn luyện hạng A trừ điểm a khoản 1 Điều này không thuộc thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 28. Hồ sơ, thủ tục cấp mới, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động28

1. Hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thuyết minh về quy mô huấn luyện và các điều kiện, giải pháp thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Tài liệu huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (chỉ liệt kê danh mục theo Mẫu 02 Phụ lục II Nghị định này; xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thẩm định).

2. Hồ sơ gia hạn, cấp lại, cấp bổ sung, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bao gồm:

a) Trường hợp giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức huấn luyện có văn bản đề nghị gia hạn giấy chứng nhận; nếu có thay đổi thông tin so với hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận thì cập nhật thông tin bổ sung theo mẫu hồ sơ cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trường hợp sửa đổi, bổ sung phạm vi hoạt động hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung phạm vi hoạt động theo Mẫu số 01 Phụ lục II; bản thuyết minh bổ sung thông tin về phạm vi huấn luyện thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Trường hợp giấy chứng nhận bị hỏng, mất thì có văn bản đề nghị cấp lại;

d) Trường hợp đổi tên tổ chức trong giấy chứng nhận thì có văn bản đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận và nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện bản chính.

3. Trình tự cấp mới, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và công bố thông tin tổ chức huấn luyện như sau:

a) Tổ chức có nhu cầu cấp mới, gia hạn, bổ sung phạm vi hoạt động Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động hạng B, hạng C gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều này tới cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, gia hạn, cấp lại, đổi tên tổ chức; nộp phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.

Hồ sơ đề nghị gia hạn, tổ chức huấn luyện gửi đến cơ quan có thẩm quyền chậm nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận.

b) Đối với tổ chức đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng A tự công bố gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều này cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ tự công bố.

c) Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động; công bố trên cổng thông tin điện tử đối với tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện, đủ điều kiện hoạt động huấn luyện Hạng A tự công bố. Trường hợp không cấp hoặc không công bố thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động do bị hỏng, mất; cấp đổi tên tổ chức huấn luyện trong giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành cấp lại giấy chứng đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện cho tổ chức huấn luyện đề nghị cấp lại.

4. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

Điều 29. Doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và tự chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện cho người lao động nhóm 4 theo một trong các hình thức sau đây:

a) Tự tổ chức huấn luyện nếu bảo đảm điều kiện về người huấn luyện theo quy định tại Nghị định này;

b) Thuê tổ chức huấn luyện.

2.29 Trình tự xem xét, đánh giá điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp có nhu cầu tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng B, C lập 01 bộ hồ sơ chứng minh đủ điều kiện hoạt động như đối với tổ chức huấn luyện gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 27 Nghị định này. Đối với doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng A tự công bố đủ điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trên trang thông tin điện tử hoặc thông báo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

b) Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tự huấn luyện Hạng B và C.

Hết thời hạn 25 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền không có thông báo về việc doanh nghiệp không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động huấn luyện thì doanh nghiệp được tự huấn luyện trong phạm vi đã đề nghị.

c) Thời hạn đủ điều kiện tự huấn luyện hạng B, C là 5 năm. Trước khi hết thời hạn 30 ngày, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tự huấn luyện thì doanh nghiệp gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét đánh giá lại đủ điều kiện hoạt động.

Điều 30. Mẫu, thời hạn cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động

1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động

a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động là 05 năm đối với trường hợp cấp mới hoặc gia hạn. Trường hợp cấp lại thời hạn là thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đã được cấp.

Điều 31. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, đình chỉ hoạt động tự huấn luyện30

1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động huấn luyện hoặc thời hạn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động theo quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền mà không khắc phục vi phạm dẫn đến bị xử phạt.

b) Tiến hành hoạt động huấn luyện trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.

2. Tổ chức, doanh nghiệp tự công bố đủ điều kiện Huấn luyện hạng A bị đình chỉ tự huấn luyện nếu vi phạm quy định về điều kiện hoạt động huấn luyện.

Mục 5. HUẤN LUYỆN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC KHÔNG THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Điều 32. Hỗ trợ huấn luyện người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

1. Đối tượng được ưu tiên hỗ trợ chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng và thân nhân chủ yếu của người có công với cách mạng làm việc không theo hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Nguyên tắc hỗ trợ

a) Hỗ trợ chi phí huấn luyện 01 lần đối với 01 công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Tham gia đầy đủ chương trình huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu, được cấp Thẻ an toàn;

c)31 Hỗ trợ cho người lao động thông qua tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

3. Mức hỗ trợ theo chi phí thực tế của khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng không quá 50% mức lương cơ sở/người/khóa huấn luyện theo quy định của Chính phủ tại thời điểm huấn luyện.

4. Nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

5. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp lập dự toán kinh phí hỗ trợ huấn luyện hằng năm, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí hỗ trợ huấn luyện cho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này trong dự toán ngân sách nhà nước. Việc lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ huấn luyện thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

6. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động trên cơ sở kinh phí được duyệt.

Chương IV

HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Mục 1. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Điều 33. Điều kiện của tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động

Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ quan trắc môi trường lao động.

2. Có đủ nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động như sau:

a) Người trực tiếp phụ trách quan trắc môi trường lao động có trình độ như sau:

- Trình độ từ đại học trở lên thuộc lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh;

- Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động hoặc 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học dự phòng;32

- Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.

b) Có ít nhất 05 người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn có trình độ như sau:

- Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên thuộc các lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh;33

- Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.

3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất và năng lực bảo đảm yêu cầu tối thiểu như sau:

a)34 Quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động

Đảm bảo thực hiện được tối thiểu 70% yếu tố sau đây:

- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm các yếu tố vi khí hậu, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt;

- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu tố vật lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo giải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại;

- Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, bao gồm: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi;

- Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec- gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động;

- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của bụi hạt, phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông và bụi amiăng;

- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của các yếu tố hóa học tối thiểu bao gồm NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ (benzen và đồng đẳng - toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu;

b)35 Có kế hoạch và quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền không quy định;

c)36 Có quy trình sử dụng, vận hành thiết bị lấy và bảo quản mẫu, đo, thử nghiệm và phân tích môi trường lao động;

d) Có trụ sở làm việc, đủ diện tích để bảo đảm chất lượng công tác quan trắc môi trường lao động, điều kiện phòng thí nghiệm phải đạt yêu cầu về chất lượng trong bảo quản, xử lý, phân tích mẫu;

đ) Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;

e) Có biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy, chữa cháy, an toàn sinh học, an toàn hóa học và tuân thủ nghiêm ngặt việc thu gom, vận chuyển bảo quản và xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 34. Hồ sơ, thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động

1. Hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động được lập thành 01 bộ gồm các giấy tờ sau:

a) Văn bản đề nghị công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động của tổ chức theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục số III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo hướng dẫn quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số III ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động:

a) Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, người đứng đầu tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động gửi Bộ Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của các Bộ, ngành) hoặc Sở Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi tổ chức đặt trụ sở hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế. Trường hợp không bảo đảm điều kiện thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trực tuyến được quy định như sau:

- Bảo đảm hồ sơ và nội dung giấy tờ như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy;

- Thông tin văn bản đề nghị công bố, hồ sơ công bố phải đầy đủ và chính xác theo thông tin văn bản điện tử;

- Tổ chức đề nghị công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trực tuyến phải thực hiện lưu giữ hồ sơ bằng bản giấy.

3. Trong quá trình hoạt động, tổ chức quan trắc môi trường lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện đã công bố quy định tại Điều 33 Nghị định này.

4. Tổ chức chỉ được thực hiện quan trắc môi trường lao động sau khi đã được công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Điều 35. Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động

1. Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.

Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định này.

2. Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.

3. Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:

a) Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;

b) Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;

c) Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.

4. Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:

a) Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;

b) Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;

c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

5. Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.

Điều 36. Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động

1. Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.

2. Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.

3. Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.

Điều 37. Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động

1. Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.

2. Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.

3. Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.

4. Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:

a) Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;

b) Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;

c) Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 38. Quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động

1. Kết quả quan trắc môi trường lao động lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và được lập thành 02 bản: 01 bản gửi cơ sở lao động đã ký hợp đồng thực hiện quan trắc môi trường lao động và 01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.

2. Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc môi trường lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Nghị định này trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đoàn thể liên quan trong triển khai thực hiện và thanh tra, kiểm tra thực hiện Nghị định này.

2. Quy định cụ thể hình thức, nội dung, chương trình và việc tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện của người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; việc tập huấn cập nhật thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động cho người huấn luyện, người đứng đầu tổ chức huấn luyện; biện pháp quản lý, triển khai hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

3. Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

4. Thực hiện quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này.

5. Quy định cụ thể hình thức, nội dung, chương trình và việc tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đối với đối tượng kiểm định thuộc thẩm quyền quản lý; biện pháp quản lý, triển khai hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

6. Cấp mới, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thuộc thẩm quyền quản lý.

Công bố Tổ chức đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động và Tổ chức đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; Tổ chức hoạt động kiểm định an toàn lao động và Tổ chức hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bị đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.

7. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ huấn luyện cho người lao động ở khu vực không có hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

8. Chủ trì, phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra hằng năm và đột xuất đối với tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

9. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.

10. Hằng năm, hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí hỗ trợ huấn luyện cho người lao động theo quy định tại Điều 32 Nghị định này và tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền quyết định kinh phí hỗ trợ theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước; dự kiến phân bổ kinh phí hỗ trợ huấn luyện gửi cấp có thẩm quyền quyết định và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Y tế

1.37 Chủ trì quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về công tác cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc. Tổ chức tiếp nhận thông tin và công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế về thông tin của các đơn vị y tế cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo thẩm quyền quản lý.

Chỉ đạo Sở Y tế thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, tiếp nhận thông tin và công bố trên cổng thông tin điện tử của Sở Y tế về thông tin của các đơn vị y tế thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.

Quy định việc huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc đối với cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên.

2.38 Quy định tài liệu, nội dung huấn luyện về y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Chương trình khung chi tiết huấn luyện về y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Quy định, tổ chức thực hiện, quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.

4. Xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động quan trắc môi trường lao động; công bố Tổ chức quan trắc môi trường lao động đủ điều kiện hoạt động; Tổ chức quan trắc môi trường bị đình chỉ, bị xử lý hành vi vi phạm hành chính trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế.

5. Chỉ đạo quan trắc môi trường lao động tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp có nguy cơ cao gây bệnh nghề nghiệp.

6. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường lao động, huấn luyện về vệ sinh lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo thẩm quyền được giao.

7. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền, quy định chi tiết Nghị định này.

8. Hằng năm, tổng hợp kết quả hoạt động quan trắc môi trường lao động gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ huấn luyện nguồn ngân sách trung ương, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, trình cấp có thẩm quyền quyết định kinh phí hỗ trợ theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, phí thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 42. Trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực

1. Quy định cụ thể hình thức, nội dung, chương trình và việc tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đối với đối tượng kiểm định thuộc thẩm quyền quản lý; biện pháp quản lý, triển khai hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền.

2. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Chương trình khung chi tiết huấn luyện chuyên ngành.

3. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, quan trắc môi trường lao động.

4. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thuộc thẩm quyền quản lý.

5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, các Bộ thông báo bằng văn bản cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tổ chức được cấp, gia hạn, cấp lại, bị thu hồi.

6. Thực hiện quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này.

7. Trước ngày 25 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất, tổng hợp báo cáo gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 43. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Quản lý, tổ chức thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động trên địa bàn quản lý.

2. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các ngành liên quan phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

3. Tổng hợp nhu cầu hỗ trợ huấn luyện cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

Điều 44. Trách nhiệm của Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và Tổ chức quan trắc môi trường lao động

1. Bảo đảm về điều kiện trong quá trình hoạt động theo quy định của tại Nghị định này.

2.39 Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính và nơi có hoạt động và cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục Id ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo địa chỉ: antoanlaodong@molisa.gov.vn.

3. Trước 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo địa chỉ antoanlaodong@molisa.gov.vn.

4. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Y tế hoặc Sở Y tế nơi công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Y tế theo địa chỉ baocaoytld@moh.gov.vn.

Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố nguy hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, đồng thời đề xuất bổ sung Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động.

5. Khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động ít nhất 07 ngày làm việc trước khi thực hiện thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh.

6. Khi có nhu cầu thay đổi đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc quan trắc môi trường lao động, tổ chức có trách nhiệm đề nghị về việc sửa đổi, bổ sung. Khi chấm dứt hoạt động, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động phải gửi thông báo tới cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc công bố đủ điều kiện hoạt động biết.

7. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ pháp lý, tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

8. Định kỳ 02 năm, người đứng đầu Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phải tham dự khóa tập huấn để cập nhật kiến thức về chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.

9. Định kỳ 02 năm, người đứng đầu Tổ chức quan trắc môi trường lao động phải tham dự khóa tập huấn để cập nhật kiến thức về chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ có liên quan do Bộ Y tế tổ chức.

Điều 45. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh

1. Tổ chức rà soát, phân nhóm đối tượng cần huấn luyện, Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và Danh mục những nơi làm việc có nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động; lập kế hoạch và tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật. Cập nhật Hồ sơ vệ sinh lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.

2. Xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện chi tiết trên cơ sở chương trình khung huấn luyện nhóm 4 và tổ chức huấn luyện cho người lao động. Trường hợp cơ sở không trực tiếp huấn luyện mà thuê tổ chức huấn luyện thì tổ chức huấn luyện có trách nhiệm xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện, trong đó bắt buộc phải có nội dung huấn luyện phù hợp với yêu cầu đặc thù của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc như sau:

a) Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở;

b) Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.

4. Chi trả đầy đủ tiền lương và bảo đảm quyền lợi khác cho đối tượng thuộc quyền quản lý trong thời gian tham dự huấn luyện theo quy định của pháp luật.

5. Thanh toán chi phí kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, đánh giá điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

6. Trường hợp sử dụng người lao động theo hình thức khoán việc, thông qua nhà thầu, thuê lại lao động, người sử dụng lao động (trong trường hợp cho thuê lại lao động là người sử dụng lao động của bên thuê lại lao động) phải chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định tại Nghị định này.

7. Lưu giữ hồ sơ, tài liệu gồm: Hồ sơ, kết quả kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; chương trình huấn luyện chi tiết, tài liệu huấn luyện, danh sách người được huấn luyện, kết quả kiểm tra, sát hạch, bản sao giấy tờ chứng minh đủ điều kiện của người huấn luyện; hồ sơ, kết quả quan trắc môi trường lao động.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 46. Quy định chuyển tiếp

1. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc công nhận đủ điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục hoạt động cho đến hết thời hạn hoạt động đã được công nhận. Khi thực hiện kiểm định, huấn luyện phải bảo đảm điều kiện quy định tại Nghị định này.

2. Chứng chỉ Kiểm định viên, Giấy chứng nhận giảng viên huấn luyện, Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện đã cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực có giá trị đến khi hết hạn.

3. Hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thuộc chương trình, dự án của Nhà nước hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam bảo đảm điều kiện tổ chức huấn luyện theo quy định tại Nghị định này, người tham dự huấn luyện được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn hoặc công nhận kết quả huấn luyện theo quy định tại Nghị định này.

4. Tổ chức, đơn vị đã hoạt động đo, kiểm tra môi trường lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động nhưng phải hoàn thành việc công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trước ngày 01 tháng 7 năm 2017.

Điều 47. Hiệu lực thi hành40

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

2. Nội dung quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 24 mục 3; hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 25 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

3. Hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng được áp dụng quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực này có quy định khác.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị định này./.

PHỤ LỤC I

BIỂU MẪU VỀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)

Phụ lục Ia

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG41

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……….., ngày …… tháng …… năm 20…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Kính gửi: …………………………………….

1. Tên tổ chức: ……………………………………………………………………..

Điện thoại: …………… Fax: …………………. E-mail: …………………………

2. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số……………… Cơ quan cấp: …………………… cấp ngày ………… tại ……………………….

3. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định trong phạm vi sau đây:

STT

Tên đối tượng kiểm định

(Theo Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành)

Giới hạn đặc tính kỹ thuật

(Giới hạn đặc tính kỹ thuật của máy, thiết bị, vật tư mà tổ chức có khả năng thực hiện)

1

…………………………………………….

2

…………………………………………….

Đề nghị quý Cơ quan xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho ... (tên tổ chức) theo phạm vi nêu trên.

4. Tài liệu gửi kèm theo gồm có:……………………………………………………

5. Chúng tôi cam kết:

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong đơn đề nghị này và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.

- Thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu....

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC....
(Ký tên và đóng dấu)



MẪU DANH MỤC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH

(TÊN TỔ CHỨC) ………………

DANH MỤC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH

TT

TÊN PHƯƠNG TIỆN

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

TÌNH TRẠNG HIỆU CHUẨN/ KIỂM ĐỊNH

THỜI HẠN HIỆU CHUẨN

MÃ SỐ CHẾ TẠO THIẾT BỊ

TÌNH TRẠNG THIẾT BỊ

1

2

3

4

……, ngày …… tháng …… năm…
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC....
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)



MẪU DANH MỤC TÀI LIỆU PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH42 (được bãi bỏ)

MẪU DANH SÁCH KIỂM ĐỊNH VIÊN43

(TÊN TỔ CHỨC) ………………

DANH SÁCH KIỂM ĐỊNH VIÊN

STT

Họ và tên

Số hiệu kiểm định viên (nếu có)

Phạm vi kiểm định

Số hợp đồng lao động/loại hợp đồng lao động

1

2

3

4

……

……, ngày …… tháng …… năm…
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC....
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI (GIA HẠN) GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG44

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……….., ngày …… tháng …… năm 20…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp lại (gia hạn) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Kính gửi: ………………………………….

1. Tên tổ chức: ……………………………………………………………………

Điện thoại: ………………….Fax: …………… E-mail: …………………………

2. Được thành lập theo Quyết định/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ………….. Cơ quan cấp: ………………cấp ngày ………………… tại ………………

3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đã được cấp số: …………………………; Ngày hết hiệu lực: …………………………

4. Đề nghị quý Cơ quan xem xét và cấp lại (gia hạn) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo phạm vi sau đây:

STT

Tên đối tượng kiểm định

(Theo Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành)

Giới hạn đặc tính kỹ thuật

(Giới hạn đặc tính kỹ thuật của máy, thiết bị, vật tư mà tổ chức có khả năng thực hiện)

1

…………………………………………….

2

…………………………………………….

- Lý do (trong trường hợp đề nghị gia hạn, không cần điền thông tin ở mục này) …

5. Tài liệu kèm theo gồm có: - ………………………………

6. Chúng tôi cam kết:

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong đơn đề nghị này và các hồ sơ, tài liệu kèm theo;

- Thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu....

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC.....
(Ký tên và đóng dấu)



MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

…………, ngày …… tháng …… năm 20……

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TỪ NĂM 20... ĐẾN NĂM 20...

Kính gửi: ……………….………………………

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TỔ CHỨC

1. Tên tổ chức: .....................................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc:..................................................................................................................

3. Điện thoại: ………………………Fax: ……………………… E-mail: ..................................

3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số .................................

Cơ quan cấp: ……………………… cấp ngày ………………

4. Người đại diện theo pháp luật:

Họ tên: ………………………………………………Giới tính: .................................................

Chức vụ: ..............................................................................................................................

Quốc tịch ………………………………………………Sinh ngày: ...........................................

Số CMND/hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân ……… Cấp ngày ………………tại ................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.........................................................................................

Điện thoại: ………………………………………E-mail:..........................................................

5. Giấy chứng nhận đã được cấp số:...................................................................................

Ngày cấp: ………………………………………

Ngày hết hiệu lực:.................................................

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH TỪ NĂM 20... ĐẾN NĂM 20...

1. Tình hình thực hiện quy định pháp luật về trách nhiệm của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động: ………………………

2. Số lượng thiết bị thực hiện kiểm định:

STT

Địa phương

Số lượng đối tượng đã kiểm định đạt yêu cầu

Thiết bị nâng

Thiết bị áp lực

Công trình vui chơi công cộng

Thiết bị không đạt yêu cầu về an toàn

Lần đầu

Định kỳ

Lần đầu

Định kỳ

Lần đầu

Định kỳ

Lần đầu

Định kỳ

I

NĂM 20...

………

NĂM 20...

Tổng số

3. Những thay đổi về năng lực kiểm định của tổ chức: ......................................................

4. Việc thực hiện đề nghị, kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra.......................................

5. Các hình thức xử lý kỷ luật, khen thưởng (nếu có): ........................................................

III. KIẾN NGHỊ (NẾU CÓ)

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC……
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)



MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN

TÊN TỔ CHỨC: ………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………

Mã số đăng ký chứng nhận: ………………………………………

ĐƯỢC CHỨNG NHẬN CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

PHẠM VI KIỂM ĐỊNH ĐƯỢC CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN: Chi tiết tại Quyết định số...)

Ngày cấp: ………………

Ngày hết hiệu lực: ………………………

Cấp lần thứ: ………………………

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



Phụ lục Ib

PHÂN CÔNG THẨM QUYỀN CẤP, GIA HẠN, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

STT

PHẠM VI THẨM QUYỀN ĐƯỢC PHÂN CÔNG

I

Thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ máy, thiết bị, vật tư thuộc thẩm quyền của các bộ quy định tại mục II đến mục IX)

1

Nồi hơi; Nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115 ºC; Nồi gia nhiệt dầu.

2

Hệ thống đường ống áp lực.

3

Các bình, bồn, bể chịu áp lực (bao gồm chai chứa khí hóa lỏng).

4

Hệ thống lạnh; Hệ thống Điều chế, nạp khí, khí hóa lỏng, khí hòa tan.

5

Thiết bị nâng, gồm: cần trục, cầu trục, cổng trục, máy nâng (bàn nâng, sàn nâng, cầu nâng, Pa lăng điện, pa lăng kéo tay, tời điện, tời tay), xe nâng hàng, xe nâng người và các loại bộ phận mang tải.

6

Máy vận thăng.

7

Thang máy, thang cuốn, băng tải chở người.

8

Máy, thiết bị phục vụ mục đích vui chơi, giải trí; hệ thống cáp treo chở người.

9

Thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân.

10

Thiết bị an toàn, thiết bị cảnh báo an toàn cho người lao động; thiết bị phục vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; thiết bị dạy nghề.

II

Thẩm quyền của Bộ Công Thương

1

Nồi hơi có áp suất trên 16bar, bình chịu áp lực, hệ thống đường ống áp lực (có kết cấu không lắp trên các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện thăm dò khai thác dầu khí trên biển) trong lĩnh vực: công nghiệp cơ khí, luyện kim; sản xuất, truyền tải, phân phối điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khai thác, chế biến, vận chuyển, phân phối, tồn chứa dầu khí và sản phẩm dầu khí; hóa chất nguy hiểm; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác than.

2

Hệ thống Điều chế, tồn chứa, nạp, cấp, bình, bồn, bể chứa, chai chứa sản phẩm dầu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng.

3

Đường ống vận chuyển, phân phối khí đốt cố định bằng kim loại và đường ống khí đốt công nghệ trong các công trình dầu khí trên đất liền.

4

Cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành cấu tạo từ các cột chống thủy lực đơn sử dụng trong việc chống giữ lò trong khai thác hầm lò.

5

Tời, trục tải có tải trọng từ 10.000 N trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò.

6

Máy biến áp phòng nổ

7

Động cơ điện phòng nổ.

8

Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ (khởi động từ, khởi động mềm, Aptomat, máy cắt điện tự động, biến tần, rơ le dòng điện rò).

9

Thiết bị Điều khiển phòng nổ (bảng Điều khiển, hộp nút nhấn).

10

Máy phát điện phòng nổ.

11

Cáp điện phòng nổ.

12

Đèn chiếu sang phòng nổ.

13

Máy nổ mìn điện.

III

Thẩm quyền của Bộ Xây dựng

1

Hệ thống cốp pha trượt.

2

Hệ thống cốp pha leo.

3

Hệ giàn thép ván khuôn trượt.

4

Máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc chuyên dùng có hệ thống tời nâng.

5

Máy bơm bê tông.

6

Cần trục tháp.

7

Máy vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng.

8

Máy thi công công trình hầm, ngầm: Máy và thiết bị trong các công nghệ đào hở; Máy và thiết bị trong các công nghệ đào kín; Máy thi công tuyến ngầm bằng công nghệ khiên và tổ hợp khiên; Máy sản xuất bê tông công trình ngầm.

9

Hệ giàn giáo thép; thanh, cột chống tổ hợp.

10

Sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng.

IV

Thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp PTNT

1

Máy kéo dùng trong nông lâm nghiệp.

2

Thiết bị làm đất dẫn động cơ giới.

3

Máy gieo hạt.

4

Máy cấy.

5

Bơm phun thuốc trừ sâu đeo vai.

6

Máy phun thuốc sâu và phân phối phân bón lỏng.

7

Máy cắt bụi cây và xén cỏ cầm tay.

8

Máy cắt cỏ.

9

Máy liên hợp thu hoạch lúa, mía, ngô; máy thu hoạch cây thức ăn gia súc và máy thu hoạch bông.

10

Máy đóng kiện rơm, cỏ.

11

Máy lâm nghiệp.

12

Tàu, thuyền, ngư cụ và thiết bị nghề cá.

V

Thẩm quyền của Bộ Thông tin truyền thông

1

Đài phát thanh có công suất phát cực đại từ 150W trở lên.

2

Đài truyền hình có công suất phát cực đại từ 150W trở lên.

VI

Thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ

1

Lò phản ứng hạt nhân, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chất phóng xạ, thiết bị bức xạ.

VII

Thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải

1

Các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt, sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải: tàu biển, phương tiện thủy nội địa, đường bộ, đường sắt, hàng không.

2

Các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động lắp đặt, sử dụng trên các công trình trên biển phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí; hệ thống đường ống dẫn dầu, khí đốt trên biển.

3

Các phương tiện, thiết bị xếp dỡ có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chuyên dùng trong cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, phương tiện đường sắt (trừ phương tiện, thiết bị phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, tàu cá).

VIII

Thẩm quyền của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an

Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phục vụ quốc phòng, an ninh.

IX

Thẩm quyền của Bộ Y tế

Máy, thiết bị, vật tư thuộc ngành y tế.

Phụ lục Ic

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM ĐỊNH VIÊN45

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……….., ngày …… tháng …… năm 20…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp (hoặc cấp lại) chứng chỉ kiểm định viên

Kính gửi: ………………………..

Họ và tên: ………………………………..ngày sinh: …………………………………..

Số CMND/Căn cước công dân:...............................................................................

Trình độ học vấn: ………………điện thoại ……………….E-mail: …………………..

Đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên với phạm vi sau đây:

TT

Phạm vi đề nghị

Tên đối tượng kiểm định

Giới hạn đặc tính kỹ thuật

hoặc

Đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên số hiệu ……

Lý do/Nội dung đề nghị cấp lại:

Hồ sơ kèm theo gồm có:

CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên hoặc ký số)



MẪU CHỨNG CHỈ KIỂM ĐỊNH VIÊN

TÊN CƠ QUAN CẤP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Ảnh 3x4 (đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi)

CHỨNG CHỈ KIỂM ĐỊNH VIÊN

Số hiệu: ………………………

Họ và tên: ………………………………Ngày sinh: ………………………………

Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân: ……………………………………

Ngày cấp …………………………………Nơi cấp………………………………

Phạm vi kiểm định:

STT

Tên đối tượng kiểm định

(theo Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành)

Ghi chú

1

……………………………………………………………………

2

……………………………………………………………………

Ngày hết hạn: ………………………………

Cấp lần thứ: …………………………………

………, ngày …… tháng …… năm ……
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



Phụ lục Id

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

(MẶT TRƯỚC)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

GIẤY CHỨNG NHẬN

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

No: (Số seri) …………

(MẶT SAU)

TÊN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH

Địa chỉ: …………………

Điện thoại: ……………………… Số đăng ký chứng nhận:...(1)...

I. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SỬ DỤNG

Tên tổ chức, cá nhân sử dụng: ..........................................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................................

II. ĐỐI TƯỢNG KIỂM ĐỊNH

Tên đối tượng kiểm định: ...................................................................................................

Mã hiệu: ……………………………………… Số chế tạo: ....................................................

Nhà sản xuất/nước sản xuất: …………..……………………Năm chế tạo: ..........................

Đặc tính, thông số kỹ thuật:.................................................................................................

Địa điểm lắp đặt: ..................................................................................................................

Đã được kiểm định ……………………… (lần đầu, định kỳ, bất thường) đạt yêu cầu theo biên bản kiểm định số ……… ngày …… tháng ... năm ……..(*)

Tem kiểm định số: ...............................................................................................................

Giấy chứng nhận kết quả kiểm định có hiệu lực đến ngày: .......................................................

…… , ngày      tháng      năm
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)





(*) Với điều kiện tổ chức, cá nhân sử dụng phải tuân thủ các quy định về sử dụng và bảo quản tại quy chuẩn kỹ thuật và quy định của nhà sản xuất

(Giấy chứng nhận có kích thước khổ A5)

(1) Số đăng ký chứng nhận của Tổ chức kiểm định do cơ quan có thẩm quyền cấp.

MẪU TEM KIỂM ĐỊNH

Chú thích:

1. Ngày kiểm định: ghi ngày, tháng, năm kiểm định (ví dụ: ngày 01 tháng 05 năm 2014).

2. Có hiệu lực đến ngày: ghi ngày, tháng, năm hết hiệu lực của tem kiểm định (ví dụ: ngày 01 tháng 05 năm 2016).

3. Số seri: là các số tự nhiên kế tiếp nhau để quản lý và theo dõi, số màu đỏ.

4. Nền tem màu vàng, viền màu xanh, có chi tiết, hoa văn có thể do đơn vị kiểm định tự chọn).

5. Màu chữ: “Tên đơn vị kiểm định”: màu đỏ; các chữ còn lại: màu đen.

6. Kích thước của tem:

- B = 5/6 A;

- C = 1/5 B.

MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH

TÊN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH

Số đăng ký chứng nhận:

Địa chỉ:

Điện thoại:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………………

………, ngày …… tháng … năm ……

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH NĂM...

(Từ ngày .../.../20... đến ngày …/.../20...)

Kính gửi: ………………………………………

Thực hiện quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP , ...(tên đơn vị kiểm định)... báo cáo tình hình hoạt động kiểm định như sau:

BẢNG 1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH MÁY, THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

STT

Tên địa phương

Số lượng đối tượng đã kiểm định đạt yêu cầu

Lần đầu

Định kỳ

1

2

……

Tổng số

...

...

BẢNG 2. PHÂN LOẠI THIẾT BỊ ĐÃ ĐƯỢC KIỂM ĐỊNH

Đối tượng kiểm định

(ghi tên đối tượng kiểm định theo Danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành)

Đơn vị tính

Kiểm định Lần đầu/ Định kỳ

Số lượng đối tượng đã kiểm định đạt yêu cầu

1

Lần đầu ………………

Định kỳ ………………

2

Lần đầu ………………

Định kỳ ………………

………………………

Lần đầu ………………

Định kỳ ………………

Tổng số

Lần đầu ………………

Định kỳ ………………

Đánh giá, kiến nghị, đề xuất:

a) Đánh giá công tác kiểm định.

b) Những vấn đề nảy sinh trong quá trình kiểm định.

c) Đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nâng cao hoạt động kiểm định./.

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



Mẫu số 0446

MẪU PHIẾU KHAI BÁO SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG KIỂM ĐỊNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

PHIẾU KHAI BÁO SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG KIỂM ĐỊNH

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội....

(Ghi tên địa phương nơi sử dụng)

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân:.....................................................................................................

2. Địa chỉ: ...........................................................................................................................

3. Điện thoại: ………………………4. Fax: ………………………5. E-mail: ........................

II. NỘI DUNG KHAI BÁO

TT

Tên đối tượng kiểm định

Số lượng

Nơi lắp đặt sử dụng đối tượng kiểm định

(Kèm theo bảo phô tô Giấy chứng nhận kết quả kiểm định số: ….. do Tổ chức kiểm định.... cấp)

., ngày.... tháng.... năm....
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên hoặc ký số)



PHỤ LỤC II

BIỂU MẪU VỀ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)

Mẫu 01: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động47

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(nếu có)
TÊN TỔ CHỨC/DOANH NGHIỆP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………, ngày … tháng … năm ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (thay đổi, bổ sung phạm vi hoạt động huấn luyện)

Kính gửi:………………………………

1. Tên tổ chức/doanh nghiệp đăng ký:...............................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................

Điện thoại: ………………………Fax:……………… Email: .................................................

Địa chỉ chi nhánh/cơ sở huấn luyện khác (nếu có): ...........................................................

3. Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh:

Số: ………………………………………………Ngày tháng năm cấp: ..................................

Cơ quan ra quyết định hoặc cấp: .......................................................................................

4. Họ và tên người đứng đầu tổ chức/doanh nghiệp: ........................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................................

Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu:....................................................

5. Đăng ký công bố hoạt động huấn luyện/tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đạt hạng (B, C) … trong phạm vi hoạt động huấn luyện lĩnh vực, công việc/sửa đổi, bổ sung phạm vi hoạt động huấn luyện như sau (có bản thuyết minh điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động kèm theo): ...........................

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng quy định pháp luật về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quy định của pháp luật có liên quan./.

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



Mẫu 02: Bản thuyết minh về quy mô huấn luyện và các điều kiện, giải pháp thực hiện48

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(nếu có)
TÊN TỔ CHỨC/DOANH NGHIỆP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………, ngày … tháng … năm ……

BẢN THUYẾT MINH

Về quy mô huấn luyện và các điều kiện, giải pháp thực hiện

I. Cơ sở vật chất và thiết bị của tổ chức/doanh nghiệp

1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của tổ chức/doanh nghiệp

- Công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình của trụ sở chính: ....................................

- Công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình của chi nhánh/cơ sở huấn luyện khác (nếu có):

2. Công trình, phòng học sử dụng cho huấn luyện:

- Phòng học: .......................................................................................................................................

- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm, xưởng thực hành: ..........................................................................

- Công trình phụ trợ (hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá...): ..............................................

3. Các thiết bị huấn luyện:

TT

Tên thiết bị

Số lượng

Ghi chú

1

2

...

(Kèm theo bản sao giấy chứng nhận sở hữu hoặc thuê hoặc liên kết đối với các máy, thiết bị, phương tiện có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động cần kiểm định kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động)

II. Tài liệu huấn luyện

TT

Tên tài liệu, năm xuất bản hoặc ban hành

1

2

...

III. Cán bộ quản lý, người huấn luyện cơ hữu

STT

Họ tên

Năm sinh

Trình độ chuyên môn

Số năm làm công việc về an toàn, vệ sinh lao động

I

Người quản lý, phụ trách công tác huấn luyện

-

-

-

1

2

II

Người huấn luyện cơ hữu

-

-

-

1

2

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



Ghi chú: Đối với các thiết bị cần kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thì cần ghi rõ năm kiểm định vào phần ghi chú.

Mẫu 03: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

(Mặt trước)

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
…………(1)…………

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/(2)
………/GCN

GIẤY CHỨNG NHẬN

đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Chứng nhận: ………………………………………(3) ..........................................................

Tên giao dịch: ....................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................................

Điện thoại: ………………………………Fax: ………………………Email: ...........................

Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015:

Số: ……………………………… Ngày tháng năm cấp: ......................................................

Cơ quan cấp: .....................................................................................................................

Đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Phạm vi được phép hoạt động huấn luyện bao gồm: .......................................................

Giấy chứng nhận có thời hạn đến ngày …… tháng …… năm ………

………, ngày …… tháng …… năm ………
………… (4) …………
(Ký và đóng dấu)



(Mặt sau)

GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN

1. Gia hạn lần 1

Số Quyết định gia hạn ………………………………………………………

Thời gian gia hạn từ ngày …… tháng …… năm ………

Đến ngày …… tháng …… năm ………

Hà Nội, ngày      tháng      năm………
………… (4) …………
(Ký tên, đóng dấu)



2. Gia hạn lần 2

Số Quyết định gia hạn ………………………………………………

Thời gian gia hạn từ ngày …… tháng …… năm ………

Đến ngày …… tháng …… năm ………

Hà Nội, ngày      tháng      năm………
………… (4) …………
(Ký tên, đóng dấu)



(1) Cơ quan được giao quản lý nhà nước về ATVSLĐ thuộc Bộ (nếu được giao)

(2) Năm cấp giấy chứng nhận.

(3) Tên Tổ chức huấn luyện.

(4) Chức danh người đứng đầu.

Mẫu 03b: Thông báo đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng A49

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(nếu có)
TỔ CHỨC/DOANH NGHIỆP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………, ngày … tháng … năm ………

THÔNG BÁO

Đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng A

Kính gửi: ………………………………

1. Tên tổ chức/doanh nghiệp đăng ký:................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................

Điện thoại:……………………… Fax:……………………… Email: ......................................

Địa chỉ chi nhánh/cơ sở huấn luyện khác (nếu có): ..........................................................

3. Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh:

Số: ………………………………………………Ngày tháng năm cấp: .................................

Cơ quan ra quyết định hoặc cấp: ......................................................................................

4. Họ và tên người đứng đầu tổ chức/doanh nghiệp: .......................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu:...................................................

Tự công bố đủ điều kiện hoạt động huấn luyện/tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đạt hạng A.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng quy định pháp luật về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quy định của pháp luật có liên quan./.

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



Mẫu 04: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

(Mặt trước)

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH, THÀNH PHỐ
SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/(1)………/GCN

GIẤY CHỨNG NHẬN

đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Chứng nhận: ………………………………………………(2) .................................................

Tên giao dịch: .....................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................................................

Điện thoại: ………………………Fax: ………………………Email: .......................................

Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015:

Số: ……………………………… Ngày tháng năm cấp: ........................................................

Cơ quan cấp: .......................................................................................................................

Đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Phạm vi được phép hoạt động huấn luyện gồm: ………………………………………………

Giấy chứng nhận có thời hạn đến ngày …… tháng …… năm ………

……… , ngày …… tháng …… năm ………
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



(Mặt sau)

GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN

1. Gia hạn lần 1

Số Quyết định gia hạn ………………………………………………

Thời gian gia hạn từ ngày …… tháng …… năm ………

Đến ngày …… tháng …… năm ………

……… , ngày      tháng      năm ………
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội …
(Ký tên, đóng dấu)



2. Gia hạn lần 2

Số Quyết định gia hạn ………………………………………

Thời gian gia hạn từ ngày …… tháng …… năm ………

Đến ngày …… tháng …… năm ………

……… , ngày      tháng      năm ………
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội …
(Ký tên, đóng dấu)



(1) Năm cấp giấy chứng nhận.

(2) Tên Tổ chức hoạt động huấn luyện.

Mẫu 05: Báo cáo định kỳ của Tổ chức huấn luyện/doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động50

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(nếu có)
TÊN TỔ CHỨC/DOANH NGHIỆP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày … tháng … năm ………

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ NĂM……

HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Kính gửi:………………………

1. Tên tổ chức/doanh nghiệp: ............................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................

Điện thoại:……………………… Fax: ………………………………

Email:………………………………………

Địa chỉ chi nhánh/cơ sở huấn luyện khác (nếu có): ..........................................................

3. Kết quả hoạt động huấn luyện:

TT

Đối tượng huấn luyện

Số người được huấn luyện

Số người được cấp Giấy chứng nhận

Số người được cấp Thẻ an toàn

1

Nhóm 1

2

Nhóm 2

3

Nhóm 3

4

Nhóm 4

5

Nhóm 5

6

Nhóm 6

7

Tổng cộng từ 1 đến 6

8

Huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

X

9

Tập huấn định kỳ cập nhật kiến thức, thông tin an toàn, vệ sinh lao động

X

10

Tổng 8 và 9

4. Việc duy trì điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ người huấn luyện đáp ứng yêu cầu hoạt động huấn luyện:

................................................................................................................................

5. Đề xuất, kiến nghị:

.................................................................................................................................

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



Mẫu 06: Thẻ an toàn lao động

Kích thước thẻ: 60mm x 90mm

Mặt trước

Mặt sau

(1) ………………………………

(2) ………………………………

THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Ảnh 3x4, đóng dấu giáp lai

Số:………………/(3)………………./TATLĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Họ và tên:

……………………………………………

Sinh ngày: ………/ ………/ ………

Công việc: ………………………………

Đã hoàn thành khóa huấn luyện:

………………

……………………………………………………

Từ ngày ..../..../20 .... đến ngày ./.../20 ...

………………, ngày ..../..../………………
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Thẻ có giá trị đến ngày .../..../……………

(1) Tên cơ quan chủ quản cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa, cỡ 10)

(2) Tên cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa đậm, cỡ 10).

(3) Năm cấp thẻ an toàn.

Mẫu 07: Mẫu Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động51 (được bãi bỏ)

Mẫu 08: Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Mặt ngoài: In màu xanh da trời; kích thước 13x19cm

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1- Xuất trình giấy khi được người có thẩm quyền yêu cầu.

2- Không được tẩy xóa, sửa chữa, tự ghi vào Giấy chứng nhận.

3- Không được cho người khác mượn.

4- Khi thất lạc phải báo ngay cho Tổ chức huấn luyện nơi cấp Giấy chứng nhận.

5- Trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện hết hạn trong vòng 30 ngày, người được cấp phải tham dự huấn luyện định kỳ để được cấp Giấy chứng nhận mới.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Trang 4

Trang 1

Mặt Trong:

Ảnh màu 3cm x 4 cm

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Số:

1. Họ và tên: …………………………………

2. Nam Nữ: ………………………………………

3. Ngày, tháng, năm sinh: ………………………

4. Quốc tịch: ... Số CMND/Căn cước công dân/hộ chiếu ………

5. Chức vụ: ……………… Đối tượng huấn luyện ………………

6. Đơn vị công tác

………………………………

7. Đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được tổ chức từ ngày ... tháng ... năm …… đến ngày ... tháng .... năm ……

8. Kết quả đạt loại: ………………………………

9. Giấy chứng nhận có giá trị 2 năm.

Từ ngày ...tháng ...năm …… đến ngày ...tháng ... năm ………

…….. ngày …… tháng …… năm ....
Người cấp giấy chứng nhận
(Ký tên, đóng dấu)

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Trang 2

Trang 3

Mẫu 09: Sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận huấn luyện52

TÊN TỔ CHỨC/DOANH NGHIỆP HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG………

SỔ THEO DÕI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN

Năm 20……

I. NHÓM 1

TT

Họ tên

Năm sinh

Công việc

Nơi làm việc

Huấn luyện từ ngày... Đến ngày...

Kết quả

Số Giấy chứng nhận

Chữ ký

1

2

...

II. NHÓM 2

TT

Họ tên

Năm sinh

Công việc

Nơi làm việc

Huấn luyện từ ngày... Đến ngày...

Kết quả

Số Giấy chứng nhận

Chữ ký

1

2

...

III. NHÓM 5

TT

Họ tên

Năm sinh

Công việc

Nơi làm việc

Huấn luyện từ ngày... Đến ngày...

Kết quả

Số Giấy chứng nhận

Chữ ký

1

2

...

IV. NHÓM 6

TT

Họ tên

Năm sinh

Công việc

Nơi làm việc

Huấn luyện từ ngày... Đến ngày...

Kết quả

Số Giấy chứng nhận

Chữ ký

1

2

...

V. NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

TT

Họ tên

Năm sinh

Công việc

Nơi làm việc

Huấn luyện từ ngày... Đến ngày...

Kết quả

Số Giấy chứng nhận

Chữ ký

I

Huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (lần đầu)

1

2

...

II

Tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin an toàn, vệ sinh lao động cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1

2

...

THỦ TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



NGƯỜI VÀO SỔ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu 10: Sổ theo dõi việc cấp Thẻ an toàn của doanh nghiệp hoặc Tổ chức huấn luyện cấp cho người ở khu vực không có HĐLĐ

SỔ THEO DÕI CẤP THẺ AN TOÀN

Năm 20 ………

TT

Họ tên

Năm sinh

Chức vụ

Ngày cấp Thẻ an toàn

Số Thẻ an toàn

Huấn luyện định kỳ ngày …

Chữ ký

1

2

Thủ trưởng
(Ký tên, đóng dấu)



Người vào sổ
(Ký tên)

Mẫu 11: Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

SỔ THEO DÕI NGƯỜI THUỘC NHÓM 4 ĐƯỢC HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Năm 20………………

TT

Họ tên

Năm sinh

Công việc

Nơi làm việc

H/ luyện từ ngày... đến ngày...

Kết quả huấn luyện

Chữ ký

1

2

...

Thủ trưởng
(Ký tên, đóng dấu)



Người lập danh sách
(Ký tên)

PHỤ LỤC III

BIỂU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)

Mẫu 01: Mẫu Đơn đề nghị công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /…………

………, ngày      tháng      năm 20……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động

Kính gửi: ………………………………………………………………………………

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động,

1. Tên tổ chức: ……………………………………… (GHI CHỮ IN ĐẬM) ………………

2. Người đại diện: ……………………………………… Chức vụ: ……………………

3. Địa chỉ:

………………………………………………………………………………………………………

4. Số điện thoại: ……………………………………………………… Số fax: …………………

Địa chỉ E_mail: ……………………………………………………………… Web-site: ……….

5. Lĩnh vực đề nghị được công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động:

5.1. Yếu tố vi khí hậu:

- Nhiệt độ:

- Độ ẩm:

- Tốc độ gió:

- Bức xạ nhiệt:

5.2. Yếu tố vật lý:

- Ánh sáng:

- Tiếng ồn theo dải tần

- Rung chuyển theo dải tần

- Vận tốc rung đứng hoặc ngang

- Phóng xạ

- Điện từ trường tần số công nghiệp

- Điện từ trường tần số cao

- Bức xạ tử ngoại

- Các yếu tố vật lý khác (ghi rõ)

………………………………………………………………………………………………

5.3. Yếu tố bụi các loại:

- Bụi toàn phần:

- Bụi hô hấp:

- Bụi thông thường:

- Bụi silic: phân tích hàm lượng silic tự do

- Bụi amiăng:

- Bụi kim loại (chì, mangan, cadimi,... đề nghị ghi rõ)

- Bụi than:

- Bụi talc:

- Bụi bông:

- Các loại bụi khác (ghi rõ)

………………………………………………………………………………………………………

5.4. Yếu tố hơi khí độc (Liệt kê ghi rõ theo các yếu tố có giới hạn cho phép theo quy chuẩn vệ sinh lao động) như:

- Thủy ngân:

- Asen:

- Oxit cac bon:

- Benzen và các hợp chất (Toluene, Xylene):

- TNT:

- Nicotin:

- Hóa chất trừ sâu:

- Các hóa chất khác (Ghi rõ)

………………………………………………………………………………………………………

5.5. Yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my

Đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý:

Đánh giá ec-gô-nô-my:

5.6. Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp

- Yếu tố vi sinh vật

- Yếu tố gây dị ứng, mẫn cảm

- Dung môi

- Yếu tố gây ung thư

5.7. Các yếu tố khác (Liệt kê rõ)

- .........................................................................................................................................

- .........................................................................................................................................

- .........................................................................................................................................

Hồ sơ công bố năng lực theo quy định được gửi kèm theo.

Tổ chức ……………………… cam kết toàn bộ các nội dung đã công bố đủ điều kiện trên đây là hoàn toàn đúng sự thật.


Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Cục QLMTYT-Bộ Y tế;
- Lưu: VT.

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)



Mẫu 02: Mẫu Hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………………

………, ngày      tháng      năm 20……

HỒ SƠ CÔNG BỐ ĐỦ ĐIỀU KIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

A. THÔNG TIN CHUNG

I. Tên tổ chức đề nghị công bố: .....................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Số điện thoại: ……………………………………………… Số Fax: .....................................

Địa chỉ Email ……………………………………………… Website .....................................

II. Cơ quan chủ quản: .....................................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Số điện thoại: ……………………………………… Số Fax: ................................................

Địa chỉ Email ……………………………………… Website ................................................

III. Lãnh đạo tổ chức: .....................................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Số điện thoại: ……………………………………… Số Fax: ................................................

Địa chỉ Email:.....................................................................................................................

IV. Người liên lạc:............................................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Số điện thoại: ……………………………………… Số Fax: .................................................

Địa chỉ Email:......................................................................................................................

(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Quyết định của cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài phải có Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam gửi kèm theo).

B. THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC

1. điều kiện về trụ sở, cơ sở vật chất, diện tích làm việc

- Trụ sở làm việc: Có □ Không □

- Tổng diện tích: ……………m2;

+ Khu vực hành chính và tiếp nhận mẫu ……………m2;

+ Phòng xét nghiệm bụi và các yếu tố vật lý ……………m2;

+ Phòng xét nghiệm hóa học và sinh hóa ……………m2;

+ Phòng xét nghiệm các yếu tố vi sinh: ……………m2;

+ Phòng thí nghiệm tâm sinh lý và ec-gô-nô-my ……………m2;

+ Phòng bảo quản thiết bị quan trắc môi trường lao động ……………m2;

(Kèm theo sơ đồ vị trí địa lý và sơ đồ bố trí trang thiết bị của phòng xét nghiệm).

2. Cán bộ thực hiện quan trắc môi trường lao động

- Danh sách cán bộ thực hiện quan trắc môi trường lao động:

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Chức vụ (trong tổ chức)

Trình độ chuyên ngành

Số năm công tác trong ngành

(Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo).

3. Danh mục thiết bị (hiện có)

TT

Tên thiết bị

Đặc tính kỹ thuật chính

Mã hiệu

Hãng/nước sản xuất

Ngày nhận

Ngày sử dụng

Tần suất hiệu chuẩn

Nơi hiệu chuẩn

- điều kiện phòng bảo quản thiết bị:

+ Nhiệt độ: ºC ± ºC

+ Độ ẩm: % ± %

+ điều kiện khác:

4. Thông số và các phương pháp đo, phân tích tại hiện trường

TT

Tên thông số

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

Dải đo

5. Thông số và các phương pháp phân tích trong phòng xét nghiệm

TT

Tên thông số

Loại mẫu

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

Giới hạn phát hiện/Phạm vi đo

Độ không đảm bảo đo

6. Các tài liệu kèm theo

- Sổ tay chất lượng

- Phương pháp quan trắc, phân tích tại hiện trường/hiệu chuẩn □

- Các tài liệu liên quan khác: (đề nghị liệt kê)

- Hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật với đơn vị, tổ chức đã thực hiện công bố đủ năng lực thực hiện quan trắc môi trường lao động. □

(Trường hợp cơ sở chỉ thực hiện được việc lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của 70% các yếu tố quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 33 Nghị định này phải có thêm Hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật với đơn vị, tổ chức đã thực hiện công bố đủ năng lực thực hiện quan trắc môi trường lao động để đảm bảo thực hiện được đầy đủ và có chất lượng các yếu tố cần quan trắc trong môi trường lao động).

7. Phòng xét nghiệm đã được chứng nhận/công nhận trước đây

Có □ Chưa □

(Nếu có, đề nghị photo bản sao có chứng thực các chứng nhận kèm theo)

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)



Mẫu 03: Mẫu Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động53 (được bãi bỏ)

Mẫu 04: Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

(Được lưu giữ cùng với Hồ sơ vệ sinh lao động)

Ngày      tháng      năm

Tại: ………………………………………………………………………………………………

Năm………..

TỈNH, THÀNH PHỐ...
CƠ SỞ QTMTLĐ: ………

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .../MTLĐ

…, ngày … tháng … năm …

Thực hiện Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.

(Tên cơ sở tiến hành quan trắc môi trường lao động): ....................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Điện thoại: .........................................................................................................................

Do ông/bà: ……………………………… làm đại diện.

đã tiến hành quan trắc môi trường lao động tại: ...............................................................

Ngày... tháng...năm 20...

Phương pháp:

Đo các chỉ số vi khí hậu, bụi, ánh sáng, hơi độc, phóng xạ, điện từ trường tại các vị trí kỹ thuật theo phương pháp ............................................................................................................

Thiết bị đo:

+ Đo vi khí hậu bằng máy: ................................................................................................

+ Đo ánh sáng bằng máy: .................................................................................................

+ Đo tiếng ồn bằng máy: ...................................................................................................

+ Đo bụi bằng máy: ...........................................................................................................

+ Đo phóng xạ bằng máy: .................................................................................................

+ Đo điện từ trường bằng .................................................................................................

+ Đo hơi khí độc bằng: ......................................................................................................

Thực hiện quan trắc các yếu tố có hại đã được người sử dụng lao động ghi trong Hồ sơ vệ sinh lao động bao gồm:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Qua rà soát quy trình công nghệ, nguyên vật liệu và các chất được sử dụng trong quá trình sản xuất, cung cung cấp dịch vụ, đề nghị bổ sung việc quan trắc các yếu tố có hại sau (các yếu tố có hại này đề nghị bổ sung vào Hồ sơ vệ sinh lao động):

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Lý do đề xuất:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Tiêu chuẩn tham chiếu theo các quy định hiện hành và có kết quả đo như sau:

I. CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)

Mùa tại thời điểm quan trắc:

Giới hạn cho phép

Nhiệt độ (ºC)

Độ ẩm (%)

Tốc độ gió (m/s)

Bức xạ nhiệt

Số TT

Vị trí quan trắc

Số mẫu đạt

Số mẫu không đạt

Số mẫu đạt

Số mẫu không đạt

Số mẫu đạt

Số mẫu không đạt

Số mẫu đạt

Số mẫu không đạt

Tổng số

II. CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)

1. Ánh sáng (Lux)

Giới hạn cho phép

(theo phân loại lao động theo độ chính xác)

Số TT

Vị trí quan trắc

Số mẫu đạt

Số mẫu không đạt

Tổng số

2. Tiếng ồn (dBA) (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)

Giới hạn cho phép

Vị trí lao động

Mức âm hoặc mức âm tương đương không quá dBA

Mức âm dB ở các dải ôc-ta với tần số trung bình nhân (Hz) không vượt quá dB

63

125

250

500

1000

2000

4000

8000

Tổng hợp kết quả quan trắc: Tổng số mẫu ồn: __________________________

Tổng số mẫu vượt giới hạn cho phép: _________________________________

3. Rung chuyển (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)

Giới hạn cho phép

TT

Vị trí lao động

Dải tần rung

Vận tốc rung

Rung đứng

Rung ngang

Tổng hợp kết quả quan trắc: Tổng số mẫu rung: ____________________

Tổng số mẫu vượt giới hạn cho phép: _____________________________

III. BỤI CÁC LOẠI (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)

1. Bụi có chứa silic

Giới hạn cho phép

TT

Vị trí lao động

Hàm lượng silic tự do

Nồng độ bụi toàn phần

Nồng độ bụi hô hấp

Lấy theo ca

Lấy theo thời điểm

Lấy theo ca

Lấy theo thời điểm

Tổng hợp kết quả quan trắc: Tổng số mẫu bụi: _____________________

Tổng số mẫu vượt giới hạn cho phép: _____________________________

2. Bụi khác (ghi giá trị thực của mẫu đo được)

Giới hạn cho phép

TT

Vị trí lao động

Hàm lượng bụi

Nồng độ bụi toàn phần

Nồng độ bụi hô hấp

Lấy theo ca

Lấy theo thời điểm

Lấy theo ca

Lấy theo thời điểm

Tổng hợp kết quả quan trắc: Tổng số mẫu bụi: _____________________

Tổng số mẫu vượt giới hạn cho phép: _____________________________

IV. HƠI KHÍ ĐỘC (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)

Tên hóa chất

Giới hạn cho phép

Số TT

Vị trí quan trắc

Số mẫu đạt

Số mẫu không đạt

Số mẫu đạt

Số mẫu không đạt

Số mẫu đạt

Số mẫu không đạt

Tổng số

V. YẾU TỐ PHÓNG XẠ, ĐIỆN TỪ TRƯỜNG

Giới hạn cho phép

TT

Vị trí lao động

Yếu tố phóng xạ

Yếu tố từ trường

Số mẫu đạt

Số mẫu không đạt

Số mẫu đạt

Số mẫu không đạt

Tổng số

VI. ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP

TT

Vị trí làm việc

Mô tả nội dung công việc

Số lượng người tiếp xúc

Yếu tố tiếp xúc

Bệnh nghề nghiệp có thể phát sinh

VII. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ TÂM SINH LÝ VÀ ÉC-GÔ-NÔ-MY

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

VIII. CÁC YẾU TỐ KHÁC (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)

Tên yếu tố

Giới hạn cho phép

Số TT

Vị trí quan trắc

Số mẫu đạt

Số mẫu không đạt

Số mẫu đạt

Số mẫu không đạt

Số mẫu đạt TC

Số mẫu không đạt

Tổng số

TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

TT

Yếu tố quan trắc

Tổng số mẫu

Số mẫu đạt

Số mẫu không đạt

1

Nhiệt độ

2

Độ ẩm

3

Tốc độ gió

4

Bức xạ nhiệt

5

Ánh sáng

6

Bụi

Silic

Khác

Silic

Khác

Silic

Khác

- Bụi toàn phần

- Bụi hô hấp

- Các loại bụi khác

7

Ồn

8

Rung

9

Hơi khí độc

-

-

10

Phóng xạ

11

Điện từ trường

12

Yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp

-

-

13

Bánh giá yếu tố tâm sinh lý và ec- gô-nô-my

-

-

14

Các yếu tố khác

-

-

Tổng cộng

KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

1. Giải pháp về biện pháp kỹ thuật

- ______________________________________________________________________

- ______________________________________________________________________

- ______________________________________________________________________

- ______________________________________________________________________

2. Giải pháp về biện pháp tổ chức lao động

- ______________________________________________________________________

- ______________________________________________________________________

- ______________________________________________________________________

- ______________________________________________________________________

3. Giải pháp về giám sát y tế và sức khỏe

- ______________________________________________________________________

- ______________________________________________________________________

- ______________________________________________________________________

- ______________________________________________________________________

4. Các giải pháp về phương tiện bảo hộ lao động cá nhân

- ______________________________________________________________________

- ______________________________________________________________________

- ______________________________________________________________________

- ______________________________________________________________________

5. Các giải pháp khác

- ______________________________________________________________________

- ______________________________________________________________________

- ______________________________________________________________________

- ______________________________________________________________________

Tại các vị trí quan trắc các yếu tố có hại không đạt giới hạn cho phép (đã được nêu ở trên) đề nghị đơn vị có trách nhiệm xem xét các khuyến nghị để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và giải quyết các chế độ theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Người chịu trách nhiệm chuyên môn
(Ký và ghi rõ họ tên)



Lãnh đạo tổ chức quan trắc MTLĐ
(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC IV

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG HUẤN LUYỆN
(Kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)

Chương trình khung huấn luyện được xây dựng cho các lớp huấn luyện có quy mô không quá 120 người/lớp huấn luyện phần lý thuyết, không quá 40 người/lớp huấn luyện phần thực hành. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện có quyền tổ chức lớp huấn luyện riêng theo từng nhóm hoặc tổ chức lớp huấn luyện ghép các nhóm có cùng nội dung huấn luyện chung về lý thuyết.

1. Chương trình khung huấn luyện nhóm 1

STT

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

8

8

0

0

1

Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

6

6

2

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

3

Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

II

Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động

7

7

0

0

1

Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

2

Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa.

4

4

3

Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

1

1

4

Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

1

1

III

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

1

1

0

Tổng cộng

16

14

2. Chương trình khung huấn luyện nhóm 2

STT

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

8

8

0

0

1

Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

6

6

2

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

3

Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

II

Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động

28

23

4

1

1

Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

2

Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa.

4

4

3

Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

1

1

4

Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

1

1

5

Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động.

2

2

0

6

Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.

8

4

3

1

7

Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hàng năm; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.

4

4

8

Công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động.

4

4

9

Công tác sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

3

2

1

III

Nội dung huấn luyện chuyên ngành

8

6

2

Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

8

6

2

IV

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

4

2

2

Tổng cộng

48

40

1

1

3. Chương trình khung huấn luyện nhóm 3

STT

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

8

8

0

0

1

Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

6

6

2

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

3

Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

II

Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động

8

8

1

Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.

4

4

2

Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

1

1

3

Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

1

1

4

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

1

1

5

Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

1

1

III

Nội dung huấn luyện chuyên ngành

6

4

2

Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

6

4

2

IV

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

2

2

Tổng cộng

24

22

2

4. Chương trình khung huấn luyện nhóm 4

STT

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động

8

8

1

Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.

4

4

2

Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

1

1

3

Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

1

1

4

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

1

1

5

Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

1

1

II

Nội dung huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc

6

0

6

1

Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, có hại, nội quy, biển báo, biển chỉ dẫn tại nơi làm việc.

2

2

2

Thực hành quy trình làm việc an toàn; quy trình xử lý sự cố liên quan đến nhiệm vụ, công việc được giao; quy trình thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp.

2

2

3

Thực hành các phương pháp sơ cứu đơn giản.

2

6

III

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

2

2

Tổng cộng

16

10

6

5. Chương trình khung huấn luyện nhóm 554

STT

Nội dung huấn luyện

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

8

8

0

0

1

Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

6

6

0

2

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

0

3

Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu trữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

0

II

Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động

7

7

1

Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

0

2

Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa.

4

4

0

3

Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

1

1

0

4

Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

1

1

0

III

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

1

1

6. Chương trình khung huấn luyện nhóm 6

STT

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên

3

3

II

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

1

1

Tổng cộng

4

4


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Trung tâm thông tin (để đăng Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH);
- Lưu: VT, PC, ATLĐ.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Văn Thanh



1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật phòng, chống ma túy năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy 2008;

Căn cứ Luật người cao tuổi ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Pháp lệnh phòng, chống mại dâm ngày 14 tháng 3 năm 2003;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Nghị định số 04/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”

2 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

3 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

4 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

5 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

6 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

7 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

8 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 04/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 02 năm 2023.

9 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

10 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

11 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 04/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 02 năm 2023.

12 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,  có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

13 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

14 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 04/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 02 năm 2023.

15 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

16 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

17 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

18 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

19 Mục này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

20 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

21 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

22 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

23 Tiêu đề Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

24 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

25 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

26 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

27 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

28 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

29 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

30 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

31 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

32 Đoạn này được sửa đổi theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

33 Đoạn này được sửa đổi theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

34 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

35 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

36 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

37 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

38 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

39 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

40 Điều 19 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018 quy định như sau:

“Điều 19. Hiệu lực thi hành và thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này.”

Điều 5 Nghị định số 04/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 02 năm 2023 quy định như sau:

“Điều 5. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

2. Trường hợp thủ tục hành chính phát sinh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 49/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo quy định tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này.”.

41 Mẫu “Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động” được thay thế bởi Mẫu số 01 tại Phụ lục II theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 04/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 02 năm 2023.

42 Mẫu “Danh mục tài liệu phục vụ hoạt động kiểm định” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 26 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

43 Danh sách “Phân công kiểm định viên” được thay thế bởi Mẫu số 06 “Danh sách kiểm định viên” theo quy định tại khoản 22 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

44 Mẫu “Đơn đề nghị cấp lại (gia hạn) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động” được thay thế bởi Mẫu số 02 tại Phụ lục II theo quy định khoản 4 Điều 3 Nghị định số 04/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 02 năm 2023.

45 Mẫu “Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ kiểm định viên” được thay thế bởi Mẫu số 03 tại Phụ lục II theo quy định khoản 5 Điều 3 Nghị định số 04/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 02 năm 2023.

46 Phụ lục Iđ được thay thế bởi Mẫu số 04 tại Phụ lục II theo quy định khoản 6 Điều 3 Nghị định số 04/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 02 năm 2023.

47 Mẫu 01 này được thay thế bởi Mẫu 01 phụ lục I theo quy định tại khoản 23 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

48 Mẫu 02 này được thay thế bởi Mẫu 02 phụ lục I theo quy định tại khoản 23 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

49 Mẫu 03b này được bổ sung bởi mẫu 03 Phụ lục I theo quy định tại khoản 23 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

50 Mẫu 05 này được thay thế bởi Mẫu 04 theo quy định tại khoản 25 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

51 Mẫu 07 này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

52 Mẫu số 09 này được thay thế bằng mẫu 05 Phụ lục I theo quy định tại khoản 25 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

53 Mẫu 03 được bãi bỏ theo quy định tại khoản 27 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

54 Mục 05 này được thay thế bởi Mục IV theo quy định tại khoản 24 Điều 1 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.

MINISTRY OF LABOR - WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 2279/VBHN-BLDTBXH

Hanoi, June 21, 2023

 

DECREE

ELABORATING THE LAW ON OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE REGARDING TECHNICAL INSPECTION OF SAFETY, OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE TRAINING, AND WORKING ENVIRONMENT MONITORING

Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 of the Government elaborating the Law on Occupational Safety and Hygiene regarding technical inspection of safety, occupational safety and hygiene training, and working environment monitoring, coming into force from July 1, 2016, amended by:

Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 of the Government on amendment to Decrees relating to business investment conditions and administrative procedures within state management scope of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs coming into force from October 8, 2018.

Decree No. 04/2023/ND-CP dated February 13, 2023 of the Government on amendment to Decrees relating to business investment conditions and administrative procedures within state management scope of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs coming into force from February 13, 2023.

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Hygiene dated June 25, 2015;

At request of the Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Decree elaborates the Law on Occupational Safety and Hygiene regarding technical inspection of safety, occupational safety and hygiene training, and working environment monitoring.

Article 2. Regulated entities

1. Employers and employees according to Article 2 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.

2. Service providers, enterprises, other organizations and individuals related to technical inspection of occupational safety; occupational safety and hygiene training, and working environment monitoring.

Article 3. Definitions

In this Decree, terms below are construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. “full-time trainer” means an occupational safety and hygiene trainer who works under fixed-term contract of at least 12 months or indefinite contract.

3. “training group” means a group of training subjects having the same characteristics in terms of tasks, occupational safety and hygiene requirements and classified in accordance with this Decree.

Chapter II

TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY

Article 4. Eligibility for Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety2

1. An organization shall be issued with Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety (hereinafter referred to as “Certificate of eligibility”) when they meet all requirements below:

a) The organization ensures inspection equipment and tools for each inspection subject according to requirements under inspection procedures, national technical regulations on occupational safety and hygiene.

b) The organization has at least 2 affiliated inspectors working under fixed-term contracts of at least 12 months who will conduct inspection for each inspection subject within the scope under application for Certificate of eligibility.

c) Technical personnel in charge of inspection operation of the organization must have spent at least 2 years working as inspectors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 5. Application and procedures for issuance, extension, and re-issuance of Certificate of eligibility

1.3 Application for issuance of Certificate of eligibility consists of:

a) Written application;

b) Copies of establishment decision for service providers;

c) List of inspection equipment and tools;

d) List of inspectors using form under Appendix Ia attached hereto;

dd) Any of the documents below to prove experience of technical personnel in charge of inspection operation:

- Digital copies or summary sheets of social insurance participation;

- Copies of employment contract;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Application for extension of Certificate of eligibility consists of:

a) Written application for extension of Certificate;

b) Previously issued Certificate;

c)4 Documents mentioned under Points b, c, d, and dd Clause 1 of this Article in case of changes.

3. Application for re-issuance of Certificate of eligibility:

a) For the purpose of revising the Certificate, the application consists of:

- Written application for revision of the Certificate;

- Previously issued Certificate;

- Documents proving changes to eligibility for issuance of the Certificate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Written application for re-issuance of the Certificate;

- Previously issued Certificate in case of damaged Certificate.

4. Forms of documents under Clauses 1, 2, and 3 of this Article are specified under Appendix Ia attached hereto.

5. Procedures for issuance, extension, and re-issuance of Certificate of eligibility:

a) Organizations that wish to apply for issuance, extension, re-issuance of Certificate shall submit application to competent authority under Clause 1 Article 6 hereof and pay assessment fees as per regulations of the Ministry of Finance.

When applying for extension, the applicants must submit application to competent authorities under Clause 1 Article 6 hereof at least 30 days before expiry date of the Certificate.

b) Within 30 days from the date on which adequate application is received, competent authorities are responsible for assessing and issuing, extending, re-issuing Certificate; in case of rejection, the competent authorities must respond in writing and state reason.

Article 6. Entitlement to issue, extend, re-issue, and revoke Certificate of eligibility

1. Entitlement to issue, extend, re-issue, and revoke Certificate of eligibility is specified under Appendix Ib attached hereto.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Effective period of Certificate of eligibility

1. New or extended Certificate shall be effective for 5 years.

2. Re-issued Certificate shall be effective for the remaining effective period of previously issued Certificate.

Article 8. Revocation of Certificate of eligibility5

1. Certificate of eligibility shall be revoked when:

a) Reasons for which the inspection operation is suspended are not rectified by the time in which suspension period ends;

b) Organizations continue to conduct inspection during periods in which they are suspended from operation or their Certificate is suspended;

c) Organizations fail to satisfy requirements under Article 4 hereof within 6 months from the date on which changes to operation conditions that serve as the basis for issuance of Certificate of eligibility occur;

d) Organizations conduct inspection during periods in which they do not satisfy requirements under Article 4 hereof;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Organizations dissolve or go bankrupt.

2. Organizations having their Certificate revoked in accordance with Points a, b, c, d, and dd Clause 1 of this Article may apply for Certificate of eligibility after 6 months from the date on which decisions on revocation of Certificate of eligibility are issued.

Article 9. Eligibility of inspectors

1. Having at least undergraduate degree specializing in technical major appropriate to inspection subjects;

2.6 (annulled)

3. Spending at least 2 years engaging in technical work for inspection or designing, manufacturing, installing, repairing, operating, maintaining inspection subjects;

4. Having completed training course and qualified for technical inspection of occupational safety of inspection subjects or having more than 10 years of experience in inspecting inspection subjects until the effective date hereof.

Article 10. Inspector certificate

1. Inspector certificate shall be issued to individuals meeting eligibility of inspectors under Article 9 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Inspector certificate is revised;

b) Inspector certificate expires;

c) Inspector certificate is lost or damaged;

d) Inspector certificate is previously revoked. Inspector certificate shall only be considered for re-issuance after 6 months from the date on which it is revoked.

3. Competent authorities entitled to issue inspector certificate shall be field-specific authorities affiliated with ministries entitled to issue Certificate of eligibility under Appendix Ib attached hereto; inspector certificate shall be issued by ministries governing specific inspection subjects.

Article 11. Application for issuance of inspector certificate

1. Written application for issuance of inspector certificate;

2. Certified true copies or copies and original copies of undergraduate degree of the applicant;

3. Documents proving fulfillment of eligibility under Clause 3 and Clause 4 Article 9 hereof;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5.8 (annulled)

6. 2 colored head shots in 3x4 format of the applicant taken within 6 months prior to the date of application.

Article 12. Application for re-issuance of inspector certificate

1. If inspector certificate is revised, application consists of:

a) Written application for re-issuance of inspector certificate;

b) Original copy of previously issued certificate;

c) Documents proving adequacy of revision request;

d) 2 colored head shots in 3x4 format of the applicant taken within 6 months prior to the date of application.

2. Application for re-issuance of expired inspector certificate consists of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Original copy of previously issued certificate;

c) Test results prior to applying for re-issuance;

d)9 (annulled)

3. If inspector certificate is lost or damaged, application consists of:

a) Written application for re-issuance of inspector certificate;

b)10 (annulled)

c) 2 colored head shots in 3x4 format of the applicant taken within 6 months prior to the date of application.

4. If inspector certificate is revoked then considered for re-issuance, application consists of:

a) Written application for re-issuance of inspector certificate;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Document proving completion of training course and qualification for technical inspection of occupational safety regarding inspection subjects issued after the date on which decisions on revocation of certificate come into force for cases under Point c and Point dd Clause 2 Article 14 hereof;

d) 2 colored head shots in 3x4 format of the applicant taken within 06 months prior to the date of application.

5. Samples of documents under Article 11, Clauses 1, 2, 3, and 4 hereof are specified under Appendix Ic attached hereto.

Article 13. Procedures for issuance, re-issuance and effective period of inspector certificate

1. Individuals wishing to apply for issuance or re-issuance of inspector certificate shall submit application to Single-window Department or via post service or online via National public service portal or Public service portals of ministries entitled to issue Certificate of eligibility according to Appendix Ib attached hereto.11

2. Within 5 working days from the date on which adequate application is received as per the law, competent authorities responsible for issuing inspector certificate; providing written response and reason in case of rejection.

3. Sample inspector certificate is specified under Appendix Ic attached hereto.

4. Effective period of inspector certificate shall last 5 years.

Article 14. Management and use of inspector certificate

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Inspector certificate shall be revoked when:

a) Documents under application for issuance, re-issuance of inspector certificate are fabricated or falsified;

b) Inspector certificate is erased or otherwise altered without permission;

c) The inspector has not been working under any inspecting body for at least 12 months;

d) The inspector operates beyond the scope of inspector certificate;

dd) The inspector fails to adhere to inspection procedures.

3. Competent authorities entitled to issue inspector certificate shall also be entitled to issue decision on revocation of inspector certificate.

Article 15. Responsibilities of occupational safety inspecting bodies

1. Provide inspection record for organizations, individuals using machinery, equipment, and materials that are subject to strict occupational safety requirements. Apply inspection seal or display inspection information on inspection subjects, issue certificate of inspection results (1 copy) to organizations, individuals that use inspection subjects within 5 working days from the date on which satisfactory inspection results are achieved.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.12 (annulled)

4. Ensure disinterest and objectivity in provision of inspection services.

5. Assign inspectors to attend advanced training courses for technical inspection of occupational safety.

6.13 (annulled)

7. Not provide inspection services during periods in which the inspecting bodies are suspended from operating or having their Certificate of eligibility revoked; not employ inspectors whose inspector certificate is being revoked to conduct inspection.

8. Samples of certificate of inspection results; inspection seal; report on inspection operation are specified under Appendix Id attached hereto.

Article 16. Responsibilities of organizations, individuals using machinery, equipment, and materials that are subject to strict occupational safety requirements

1. Choose organizations conducting technical inspection for occupational safety to conduct initial inspection before use or periodic inspection during use of machinery, equipment, and materials that are subject to strict occupational safety requirements; only introduce machinery, equipment, and materials that are subject to strict occupational safety requirements and pass inspection into use.

2. Submit declaration to local Departments of Labor - War Invalids and Social Affairs via direct submission at Single-window Department or via post service or online via National Public Service Portal or Public Service Portal of provinces and central-affiliated cities within 30 days from the date on which machinery, equipment, and materials that are subject to strict occupational safety are brought into use, unless otherwise specified by field-specific laws.14

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Enable inspecting bodies to conduct inspection, prepare technical documents relating to inspection subjects and provide for inspectors, and assign representatives to witness inspection process.

5. Implement propositions of inspecting bodies in regard to safety assurance during use of inspection subjects. Refrain from using inspection subjects whose inspection results do not meet requirements or have expired.

6. Manage, use, and remove inspection subjects in accordance with national technical regulations on occupational safety, hygiene and manufacturer’s instructions.

7. Sample of official dispatch declaring the use of machinery, equipment, and materials which are subject to strict occupational safety is specified under Appendix Idd attached hereto.

Chapter III

OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE TRAINING

Section 1. SUBJECT, CONTENTS, AND GENERAL REQUIREMENTS OF TRAINING

Article 17. Participants of occupational safety and hygiene training15

1. Group 1: Heads of facilities, manufacturing facilities, business facilities and affiliated departments, branches; heads of manufacturing, business, technical departments; managers of factories or similar; subordinates of heads mentioned under this Clause assigned to handle occupational safety and hygiene.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Group 3: Employees engaging in tasks that are subject to strict occupational safety and hygiene requirements that are individuals doing work mentioned under the List of work with strict occupational safety and hygiene requirements promulgated by the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs.

4. Group 4: Employees not mentioned under groups 1, 3, 5, 6 under this Clause, including apprentices, trainees, individuals undergoing probation period and working for employers.

5. Group 5: Individuals engaging in medical work.

6. Group 6: Hygiene and safety officers in accordance with Article 74 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.

Article 18. Occupational safety and hygiene training contents

1. Training for group 1

a) Policy and legal system regarding occupational safety and hygiene:

b) Occupational safety and hygiene tasks, including: Organization, management, and implementation of regulation on occupational safety and hygiene in facilities; delegation of responsibilities and powers regarding occupational safety and hygiene; basic knowledge regarding dangerous, harmful factors, solutions for preventing and improving working conditions; safety culture in manufacturing and business.

2. Training for group 2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Occupational safety ad hygiene operations: Organization, management, and implementation of regulations on occupational safety and hygiene in facilities; development of regulations, rules, procedures, and solutions for occupational safety and hygiene; delegation of responsibilities and powers regarding occupational safety and hygiene, basic knowledge regarding dangerous, harmful factors, solutions for preventing and improving working conditions; safety culture in manufacturing and business; development and encouragement of implementation of annual occupational safety and hygiene plans; risk analysis and assessment and development of emergency response plans; development of occupational safety and hygiene management system; implementation of internal inspection; implementation of occupational accident investigation; requirements of inspection, training, and monitoring of working environment; management of machinery, equipment, materials, and substances with strict occupational safety and hygiene requirements; reporting, communication, and training for occupational safety and hygiene; first-aid for occupational accidents, prevention of occupational diseases for employees; commendation, competition, discipline, statistical reports, and reports on occupational safety and hygiene;

c) Professional training: Overall knowledge regarding machinery, equipment, materials, and substances from which dangerous, harmful factors arise; safe working procedures when interacting with machinery, equipment, materials, and substances with strict occupational safety and hygiene.

3. Training for group 3

a) Policy and legal system regarding occupational safety and hygiene:

b) Basic knowledge regarding occupational safety and hygiene: Policies and regulations regarding occupational safety and hygiene for employees; basic knowledge regarding dangerous, harmful factors at workplace and solutions for improving working conditions; functions and tasks of network of hygiene and safety officers; safety culture in manufacturing and business; occupational safety and hygiene regulations, occupational safety and hygiene signs, boards, and use of safety devices, personal protective equipment; operations and skills in providing first-aid for occupational accidents, preventing occupational diseases;

c) Professional training: Comprehensive knowledge regarding machinery, equipment, materials, and substances from which dangerous, harmful factors arise and solutions for analyzing, assessing, managing risks relating to work with strict occupational safety and hygiene requirements performed by the trainees; working procedures complying with occupational safety and hygiene; occupational safety and hygiene techniques relating to work of employees.

4. Training for group 4

a) Basic knowledge regarding occupational safety and hygiene: Rights and obligations of employers, employees; policies and regulations regarding occupational safety and hygiene for employees; basic knowledge regarding dangerous, harmful factors at workplace and solutions for improving working conditions; functions and tasks of network of hygiene and safety officers; safety culture in manufacturing and business; occupational safety and hygiene regulations, occupational safety and hygiene signs, boards, and use of safety devices, personal protective equipment; operations and skills in providing first-aid for occupational accidents, preventing occupational diseases.

b) Direct training at workplace: Working procedures and specific requirements pertaining to occupational safety and hygiene at workplace.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Policy and legal system regarding occupational safety and hygiene:

b) Occupational safety and hygiene tasks, including: Organization, management, and implementation of regulation on occupational safety and hygiene in facilities; delegation of responsibilities and powers regarding occupational safety and hygiene; basic knowledge regarding dangerous, harmful factors, solutions for preventing and improving working conditions; safety culture in manufacturing and business;

c)16 (Annulled)

6. Training for group 6:

Employees participating in the network of hygiene and safety officers must also attend additional training for skills and operation of hygiene and safety officers in addition to occupational safety and hygiene training as per the law.

Article 19. Training duration

Duration of initial training is:

1. Group 1, group 4: At least 16 hours, including duration of exams.

2. Group 2: At least 48 hours, including duration of theory, practice training, and exams.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4.17 Group 5: At least 16 hours, including duration of exams.

5. Group 6: At least 4 hours in addition to existing occupational safety and hygiene training.

Article 20. Framework program and training program, documents

1. The Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall take charge and cooperate with relevant ministries, central departments in promulgating detail framework program for professional training accordance with framework training program under Appendix IV attached hereto.

2. Training organizations and enterprises providing internal training courses shall rely on framework training programs, develop training programs and documents appropriate to training characteristics, conditions, and practice.

Article 21. Training, refresher training, update on occupational safety and hygiene knowledge, skills and periodic training

1. Refresher training for occupational safety and hygiene knowledge, skills shall conform to Clause 1 Article 14 of the Law on Occupational Safety and Hygiene

Trainees must attend refresher training courses at least once every 2 years from the date on which they obtain certificate of training completion or the date on which occupational safety card takes effect. Refresher training shall last at least 50% of the duration of the initial training. Individuals engaging in medical affairs shall update their knowledge in accordance with Point c Clause 3 Article 73 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.

2. Periodic training shall conform to Clause 4 Article 14 of the Law on Occupational Safety and Hygiene

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Training is required in case of changes to the work, equipment, technology and after a break from work.

a) Changes to the work or equipment, technology: Individuals must receive occupational safety and hygiene training appropriate to the new work or new equipment, technology.

If training subjects have received training within 12 months or less after moving to new work or after changing equipment or technology, they are not required to repeat sections that they have been trained for.

b) Returning to work after a break.

If facilities are suspended or employees cease to work for at least 6 months, employees are required to undergo training similar to refresher training. Re-training shall last for 50% of the duration of the initial training.

Section 2. OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE TRAINER

Article 22. Eligibility of occupational safety and hygiene trainer18

1. Training regarding policy and legal system pertaining to occupational safety and hygiene

a) Individuals having at least undergraduate degrees and at least 3 years of studying, developing policies, regulations, inspecting, examining, and managing occupational safety and hygiene.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Training regarding occupational safety and hygiene operation and basic knowledge about occupational safety and hygiene:

a) Individuals having at least undergraduate degrees and at least 3 years of developing or organizing implementation of occupational safety and hygiene;

b) Individuals having college degrees and at least 4 years of developing, organizing implementation of occupational safety and hygiene;

c) Individuals engaging in occupational safety and hygiene in enterprises and not mentioned under Point a and Point b of this Clause and at least 5 years of engaging in occupational safety and hygiene tasks.

3. Training regarding field-specific theory:

a) Individuals having at least undergraduate degrees in majors appropriate to fields of training and at least 3 years of developing, organizing implementation of occupational safety and hygiene.

b) Individuals having college degrees in majors appropriate to fields of training and at least 4 years of developing, organizing implementation of occupational safety and hygiene.

4. Practice training:

a) Practice training for group 2: Individuals having at least college degrees in majors appropriate to fields of training, skilful at operating machinery, equipment, chemicals, tasks for practice training purposes according to framework training program;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Practice training for group 4: Individuals having at least technical intermediate degrees in majors appropriate to fields of training or at least 3 years of working in fields of training;

d) First-aid and initial medical care training for occupational accidents: Individuals having at least college degrees in medical major and at least 3 years engaging in first-aid or initial medical care operations or having medical doctor qualification;

dd) Individuals engaging in occupational safety and hygiene operations in enterprises, not mentioned under Points a, b, and c of this Clause, and having at least 4 years engaging in occupational safety and hygiene operations are allowed to provide practice training in accordance with Points a, b, and c of this Clause depending on their experience.

5. The Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall elaborate framework training programs for occupational safety and hygiene trainers, exemption and reduction of attained training, organization of qualification exams and issuance of certificate.

6. Trainers must attend refresher training to update knowledge, information, policies, regulations, law, science, and technology pertaining to occupational safety and hygiene every 5 years, except for trainers under Point a Clause 1 of this Article and first-aid trainers.

7. Organize training courses for occupational safety and hygiene trainers, record attendance, and submit reports on results of training courses for occupational safety and hygiene trainers to the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs.

Article 23. Determining of working period or occupational safety and hygiene training period

1. Agencies, service providers, enterprises, and other organizations are responsible for verifying working period or occupational safety and hygiene training period of their employees.

2. The Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall elaborate Clause 1 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 24. Management of certificate of training completion and occupational safety card issuance20

1. Issuance of certificate of training completion

a) Training organizations and enterprises eligible to provide internal training courses shall issue certificate of training completion for trainees under groups 1, 2, 5, and 6 who pass exams and qualification;

b) Certificate of training completion shall use Form No. 8 under Appendix II attached hereto.

2. Issuance of occupational safety card

a) Employers shall issue occupational safety card to trainees under group 3 who pass exams. Training organizations shall issue occupational safety cards to employees who do not work under employment contracts;

b) Occupational safety card shall use Form No. 8 under Appendix II attached hereto.

3.21 (annulled)

4. Training attendance record for group 4 trainees

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Training attendance record shall use Form No. 11 of Appendix II attached hereto.

5.22 Training organizations, enterprises eligible to provide internal training courses, and manufacturing, business facilities shall produce record of certificate of training completion, occupational safety card issuance; training attendance record for group 4 trainees using Forms No. 9, 10, and 11 under Appendix II attached hereto.

Article 25. Time limit for issuance, re-issuance of certificate of training completion, occupation safety card23

1.24 Effective period of certificate of training completion and occupational safety card shall last for 02 years.

2.25 Within 30 days before certificate of training completion or occupational safety card expires, employers shall list employees holding said certificate and cards, attach training results or documents proving refresher training for knowledge, skills regarding occupational safety and hygiene in accordance with Clause 1 Article 21 hereof and send to training organizations or enterprises eligible to provide internal training courses in accordance with Article 26 and Article 29 hereof. If training results are satisfactory, new certificate of training completion or occupational safety card shall be issued in accordance with this Decree.

Section 4. TRAINING ORGANIZATIONS, ENTERPRISES ELIGIBLE TO PROVIDE INTERNAL TRAINING COURSES IN OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE

Article 26. Classification of training organizations, eligibility to operate and obtain certificate of eligibility to provide training26

1. Training organizations shall be classified by characteristics and complexity of training subjects:

a) Class A training organizations shall provide training for group 4 and group 6 trainees;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Class C training organizations shall provide training for group 1, group 2, group 3, group 4, group 5, and group 6 trainees.

2. Eligibility of class A training organizations:

a) Entering into rent or partnership agreements in order to secure at least 1 classroom of at least 30 m2 in area;

b) Having at least 2 full-time trainers providing training regarding legal, professional contents and at least 1 trainer providing training regarding first-aid and initial medical care for occupational accidents;

c) Having training documents appropriate to training subjects and developed in accordance with framework training programs regulated under this Decree;

d) Having machinery, equipment, factories, and training locations that meet occupational safety and hygiene in accordance with Clause 1 and Clause 2 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.

3. Eligibility of class B training organizations:

a) Entering into rent or partnership agreements in order to secure at least 1 classroom of at least 30 m2 in area;

b) Having or entering into rent or partnership agreements to obtain machinery, equipment, chemicals, factories, practice areas that meet occupational safety and hygiene requirements appropriate to the fields of training;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Having training documents appropriate to training subjects and developed in accordance with framework training programs regulated under this Decree.

4. Eligibility of class C training organizations:

a) Entering into rent or partnership agreements in order to secure at least 1 classroom of at least 30 m2 in area;

b) Having or entering into rent or partnership agreements to obtain machinery, equipment, chemicals, factories, practice areas that meet occupational safety and hygiene requirements appropriate to the fields of training. Machinery, equipment, materials, substances, and practice locations must meet occupational safety and hygiene as per the law; practice locations must have minimum area of 300 m2;

c) Having at least 4 full-time trainers providing training regarding legal and professional contents, including at least 1 trainer providing professional training and practice training appropriate to the fields of training and 1 trainer providing first-aid and initial medical care for occupational diseases;

d) Having training documents appropriate to training subjects and developed in accordance with framework training programs regulated under this Decree.

Article 27. Entitlement to receive application, issue, re-issue, extend, revoke certificate of eligibility to provide training of training organizations27

1. The Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall receive application, issue, re-issue, extend, and revoke certificate of eligibility to provide training of training organizations to:

a) Training organizations established under decision of ministries, central departments, central agencies, groups, corporations affiliated with ministries, central departments, central agencies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Departments of Labor - War Invalids and Social Affairs of provinces and central-affiliated cities shall receive, issue, re-issue, extend, and revoke certificate of eligibility to provide training of class B training organizations, other than training organizations under Point a Clause 1 of this Article.

3. Class A training organizations shall declare fulfillment of eligibility to provide occupational safety and hygiene training by themselves and send notice using Form No. 03b under Appendix II attached hereto to authorities entitled to receive application as follows:

a) The Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall: Receive self-declaration sent by training organizations established under decision of ministries, central departments, central agencies, groups and corporations affiliated with ministries, central departments, central agencies;

b) Departments of Labor - War Invalids and Social Affairs of provinces and central-affiliated cities shall receive self-declaration sent by class A training organizations other than those under Clause 1 of this Article and not within competence of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs.

Article 28. Application and procedures for issuance, extension, addition, re-issuance, revision of certificate of eligibility to provide training of occupational safety and hygiene training organizations28

1. Application for issuance of certificate of eligibility to provide training consists of:

a) Form No. 01 under Appendix II attached hereto;

b) Form No. 2 under Appendix II attached hereto;

c) Documents on occupational safety and hygiene training (only list using Form No. 2 under Appendix II hereof; present at request of competent authorities entitled to conduct assessment).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) If certificate for eligibility to operate expires, training organizations shall submit application for extension; if there is change to information in previously issued certificate of eligibility to provide training, training organizations shall submit application for issuance in accordance with Clause 1 of this Article;

b) If scope of operation is revised or added, the application consists of: Form No. 1 under Appendix II and Form No. 2 under Appendix II attached hereto;

c) If certificate of eligibility to provide training is damaged or lost, training organizations shall submit application for re-issuance;

d) If there is change to name of training organizations compared to that in the certificate of eligibility to provide training, training organizations shall submit application for revision of certificate and submit original copies of the current certificate.

3. Procedures for issuance, extension, addition, re-issuance, and revision of certificate of eligibility to provide training and disclosure of information of training organizations:

a) Organizations that wish to apply for issuance, extension, addition to scope of operation of certificate of eligibility to provide class B and class C training shall submit application in accordance with this Article to competent authorities for assessment and issuance of certificate of eligibility to provide training, extension, re-issuance, revision to organization name and pay assessment fees in accordance with regulations of the Ministry of Finance.

Training organizations shall submit application for extension to competent authorities at least 30 days before expiry date specified in the current certificate.

b) Organizations eligible to provide class A occupational safety and hygiene training and implement self-declaration shall submit application under this Article to competent authorities entitled to receive self-declaration.

c) Within 25 working days from the date on which adequate application is received, competent authorities must assess and issue certificate of eligibility to provide training and disclose on website information of organizations issued with certificate of eligibility to provide training and organizations eligible to provide class A training and implement self-declaration. Refusal to issue or disclose information and reason therefor must be sent to the applicants in writing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The application can be submitted directly at competent authorities, via post service, or via online public service portal.

Article 29. Enterprises providing internal occupational safety and hygiene training

1. Employers shall organize training and assume responsibilities for training quality for group 4 trainees by:

a) Organizing training by themselves if they meet trainer requirements under this Decree;

b) Hiring training organizations

2.29 Procedures for reviewing and assessing eligibility of enterprises providing internal occupational safety and hygiene training:

a) Class B and class C enterprises that wish to provide internal occupational safety and hygiene training shall submit application containing proof of eligibility similar to training organizations to competent authorities in accordance with Article 27 hereof. In regard to class A enterprises eligible to provide internal occupational safety and hygiene training shall declare eligible for internal occupational safety and hygiene training by themselves on their website or request Departments of Labor - War Invalids and Social Affairs where they are based.

b) Within 25 working days from the date on which adequate documents are received, competent authorities shall consider and issue certificate of eligibility to provide class B and class C internal training.

If competent authorities do not issue notice on failure to maintain eligibility to provide training within 25 working days, the applicants are allowed to provide internal training in accordance with the application.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 30. Application form and time limit for issuance, re-issuance, and extension of certificate of eligibility to provide training

1. Certificate of eligibility to provide training

a) Certificate of eligibility to provide training issued by the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall use Form No. 3 under Appendix II attached hereto;

b) Certificate of eligibility to provide training issued by Departments of Labor - War Invalids and Social Affairs shall use Form No. 4 under Appendix II attached hereto.

2. Effective period of issued or extended certificate of eligibility to provide training shall be 5 years. Effective period of re-issued certificate of eligibility to provide training shall be the remaining effective period.

Article 31. Revocation of certificate of eligibility to provide training, suspension of internal training30

1. Certificate of eligibility to provide training shall be revoked when:

a) Certificate holders fail to rectify and are faced with penalty before training suspension ends or certificate of eligibility to provide training suspension ends.

b) Certificate holders provide training during period in which they are suspended from providing training or their certificate of eligibility to provide training is suspended.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 5. TRAINING FOR EMPLOYEES NOT WORKING UNDER EMPLOYMENT CONTRACT

Article 32. Financial support for employees doing work with strict occupational safety and hygiene requirements

1. Priority beneficiaries of financial support for occupational safety and hygiene training costs shall be employees of poor households, near-poor households, households recently escaping poverty, households of ethnic minorities, meritorious individuals, and close relatives of meritorious individuals who do not perform work with strict occupational safety and hygiene requirements under employment contracts.

2. Rules of financial support

a) Employees shall be eligible for a one-time financial support for each work with strict occupational safety and hygiene requirements;

b) Employees must fully attend training programs, pass exams, and obtain occupational safety card;

c)31 Financial support for employees shall be made via occupational safety and hygiene training organizations.

3. Financial support shall vary depending on actual costs of occupational safety and hygiene training course without exceeding 50% of statutory pay rate/individual/training course in accordance with regulations of the Government applicable at the time of training.

4. Funding sources for financial support shall be allocated in recurrent expenditure estimates of labor - war invalids and social affairs authorities according to applicable state budget decentralization level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Labor - war invalids and social affairs authorities shall organize occupational safety and hygiene training for employees on the basis of approved funding.

Chapter IV

WORKING ENVIRONMENT MONITORING

Section 1. WORKING ENVIRONMENT MONITORING ORGANIZATIONS

Article 33. Eligibility of working environment monitoring organizations

Working environment monitoring organizations must meet requirements below:

1. The organizations are service providers or enterprises providing working environment monitoring service.

2. The organizations have sufficient personnel to conduct working environment monitoring:

a) Individuals directly in charge of working environment monitoring must:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Have at least 2 years of experience in monitoring working environment or 3 years of experience in preventive medicine;32

- Have certificate of completion of working environment monitoring training.

b) At least 5 employees working under fixed-term employment contracts of at least 12 months or indefinite contracts must:

- Have at least intermediate degrees in the fields of medical, environment, biochemical;33

- Have certificate of completion of working environment monitoring training.

3. Facilities, equipment, tools, chemicals, and capacity must meet minimum requirements below:

a)34 Monitor harmful factors in working environment

At least 70% of the factors below must be implemented:

- Measure, experiment, and analyze microclimate factors at the scene and in laboratories, including: temperature, humidity, wind velocity, and heat radiation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Evaluate occupational exposure factors, including: microorganism factors, allergic factors, sensitive factors, solvent factors;

- Evaluate labor burden, ergonomics, and occupational physiology: Evaluate physical labor burden; evaluate neuropsychological stress; evaluate ergonomics of working positions;

- Sample, preserve, measure, experiment at the scene and analyze in laboratories: dust particles, silica content in dust, metal dust, talcum powder, cotton dust, and asbestos dust;

- Sample, preserve, measure, experiment at the scene and analyze in laboratories: minimum chemical factors including NOx, SOx, CO, CO2, organic solvent (benzene and homologues - toluene, xylene), mercury, arsenic, TNT, nicotine, pesticides;

b)35 Develop plans and procedures for preserving, safely using, maintaining, inspecting, and calibrating equipment in accordance with regulations of competent authorities or manufactures if regulations of competent authorities are not available;

c)36 Develop procedures for using, operating equipment for collecting and preserving samples, measuring, experimenting, and analyzing working environment;

d) Have working head office with proper area to ensure quality of working environment monitoring, maintain laboratories satisfactory to quality requirements in sample preservation, processing, analysis;

dd) Prepare adequate personal protective equipment for the purpose of working environment monitoring;

e) Develop solutions for industrial sanitation, fire safety and firefighting, biosafety, chemical safety, and strictly comply with regulations on waste collection, transportation, preservation, and treatment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Declaration of eligibility for working environment monitoring consists of:

a) Form No. 1 under Appendix III attached hereto;

b) Form No. 2 under Appendix III attached hereto.

2. Procedures for declaring eligible for working environment monitoring:

a) Prior to implementing working environment monitoring, heads of working environment monitoring organizations shall submit declaration of eligibility for working environment monitoring under Clause 1 of this Article to the Ministry of Health (for organizations under management of ministries, central departments) or Departments of Health (for organizations under management of provinces and central-affiliated cities);

b) Within 30 days from the date on which the documents are received, the Ministry of Health or Departments of Health shall declare eligible for working environment monitoring on their website. If the applicants do not meet requirements, the Ministry of Health or Departments of Health shall respond in writing and state reason.

c) In case of online declaration of eligibility for working environment monitoring:

- Prepare physical documents and contents and convert to electronic format. Name of electronic documents must match that of physical documents;

- Information of written request for declaration and written declaration must be adequate and match that of digital documents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Working environment monitoring organizations are responsible for maintaining published eligibility under Article 33 hereof during operation.

4. Applicants are only allowed to conduct working environment monitoring after successfully declaring eligibility for working environment monitoring in accordance with Point b Clause 2 of this Article.

Section 2. REGULATIONS ON WORKING ENVIRONMENT MONITORING

Article 35. Rules for working environment monitoring

1. Conduct monitoring for all harmful factors listed under dossiers on occupational hygiene produced by the workplace.

In regard to working environment monitoring of arduous, toxic, hazardous works and occupations and extremely arduous, toxic, hazardous works and occupations, evaluation of labor burden, ergonomics, and occupational physiology under Clause 3 Article 33 hereof are required.

2. Working environment monitoring must be conducted in accordance with plan produced by the workplace and organizations eligible for working environment monitoring.

3. Working environment monitoring must satisfy requirements below:

a) It must be conducted during manufacturing, business hours of the workplace;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) In regard to working environment monitoring that utilizes method of rapid identification in case of suspicion, working environment monitoring organizations shall collect and analyze samples using appropriate methods in standard laboratories.

4. Harmful factors that need to be monitored and evaluated shall be added to dossiers on occupational hygiene when:

a) There is change to technology sequence, production procedures or there are risk of new harmful factors to employees’ health during renovation and upgrade of the workplace;

b) Working environment monitoring organizations request the addition while conducting working environment monitoring;

c) Competent authorities request the addition.

5. Costs for conducting working environment monitoring, evaluating occupational exposure, reporting, and managing of working environment monitoring organizations shall be incurred by employers.

6. Working environment monitoring organizations shall submit reports on new found or arising harmful factors at workplace whose permissible limits have not been regulated to the Ministry of Health or Departments of Health.

Article 36. Basis for developing working environment monitoring plans

1. Dossiers on occupational hygiene of workplace, manufacturing and business procedures, number of employees working in positions with harmful factors which serves to determine number of harmful factors, number of samples needed, and sampling location for each harmful factor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Microorganism, allergen, allergic, carcinogenic, and other harmful factors that potentially affect employees' health without being identified under dossiers on occupational hygiene.

Article 37. Working environment monitoring procedures

1. Prior to conducting working environment monitoring, working environment monitoring organizations shall make sure that machinery and equipment serving working environment monitoring are calibrated and adjusted as per the law.

2. Adequately comply with set working environment monitoring procedures.

3. Truthfully inform employers about working environment monitoring results.

4. If working environment monitoring results are not satisfactory, the workplace shall:

a) implement solutions for improving working conditions, minimizing harmful factors, and preventing occupational diseases;

b) organizing health examination to detect occupational diseases and occupation-related diseases of employees working in positions with unsatisfactory working environment;

c) provide perquisites for employees as per employment laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Working environment monitoring results shall be produced using Form No. 4 under Appendix III attached hereto and made into 2 copies: 1 copy sent to workplace entering into contract for working environment monitoring and 1 copy sent to working environment monitoring organizations.

2. Storage duration of working environment monitoring results shall conform to regulations and law.

Chapter V

ORGANIZING IMPLEMENTATION

Article 39. Responsibilities of Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs

1. Organize communicating, publicizing, and guiding of this Decree on central mass media; organize training and guiding to enable ministries, central departments, local governments, organizations, and relevant unions to organize implementation and conduct inspection of the implementation of this Decree.

2. Regulate format, content, program, and organization of training, advanced training, examination regarding professional operation and training of occupational safety and hygiene trainers; refresher training for new information, policies, regulations, science, engineering pertaining to occupational safety and hygiene for trainers, heads of training organizations; solutions for managing, implementing occupational safety and hygiene training.

3. Develop database on technical inspection of occupational safety, occupational safety and hygiene training.

4. Implement state management in regard to machinery, equipment, materials, and substances with strict occupational safety and hygiene requirements in accordance with Appendix Ib attached hereto.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Issue, extend, and re-issue Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety, certificate of eligibility to provide occupational safety and hygiene training; issue and re-issue inspector certificate under their management.

Publish organizations eligible to conduct occupational safety inspection and organizations eligible to provide occupational safety and hygiene training; organizations providing occupational safety inspection and organizations providing occupational safety and hygiene training that are suspended or having certificate of eligibility to operate revoked.

7. Provide guidance, organize implementation of training support policies for employees in areas where employment contracts are not required when doing work with strict occupational safety and hygiene requirements.

8. Take charge, cooperate in organizing annual and irregular inspection of organizations that conduct technical inspection of occupational safety, organizations that provide occupational safety and hygiene training, technical inspection of occupational safety, provision of occupational safety and hygiene training, working environment monitoring in manufacturing, business facilities.

9. Take charge and cooperate with competent authorities in settling complaints, disputes, denunciations pertaining to technical inspection of occupational safety, occupational safety and hygiene training, working environment monitoring as per the law.

10. On an annual basis, guide local governments to develop plans and estimates of expenditure on supporting training of employees in accordance with Article 32 hereof, consolidate and expenditure demand to the Ministry of Finance in order to request competent authority to decide on financial support expenditure according to state budget laws; produce estimates of training support expenditure and send to competent authority.

Article 40. Responsibilities of Ministry of Health

1.37 Take charge in managing, guiding, inspecting issuance of field-specific certificate pertaining to workplace occupational health, first-aid and emergency medical care training. Receive and publish information of health facilities issuing professional certificate pertaining to occupational health, providing workplace first-aid emergency medical care training within their competence on website of the Ministry of Health.

Direct Departments of Health to manage, examine, receive and publish information of health facilities providing workplace first-aid emergency medical care training and issuing occupational health certifications on website of Departments of Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.38 Regulate documents and contents of workplace occupational health, first-aid, and emergency medical care training. Cooperate with the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs in developing detail framework program for workplace occupational health, first-aid, emergency medical care, occupational hygiene, and occupational disease training.

3. Regulate, organize implementation and management of working environment monitoring at workplace.

4. Develop database on working environment monitoring; declare eligible working environment monitoring organizations; suspended working environment monitoring organizations, working environment monitoring organizations met with administrative penalties on websites of the Ministry of Health.

5. Direct working environment monitoring in industrial parks and industrial complexes with high risks of occupational diseases.

6. Cooperate with the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs and local governments in conducting inspection of working environment monitoring, provision of workplace occupational hygiene, first-aid, emergency medical care training, machinery, equipment, and materials with strict occupational safety and hygiene requirements.

7. Cooperate with the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs and local governments in communicating, publicizing, and elaborating this Decree.

8. On an annual basis, consolidate working environment monitoring results and send to the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs and report to the Government.

Article 41. Responsibilities of Ministry of Finance

1. Take charge and cooperate with the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs in consolidating expenditure demand for training from central government budget based on budget balance and requesting competent authority to decide on support expenditure in accordance with state budget laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 42. Responsibilities of governing ministries

1. Regulate format, content, program, and organization of training, refresher training, and examination of inspection operation of machinery, equipment, materials, and substances with strict occupational safety and hygiene requirements for inspection subjects within their management competence; solutions for managing, implementing technical inspection of occupational safety within their competence.

2. Cooperate with Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs in developing detail framework program for field-specific training.

3. Cooperate with the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs and Ministry of Health in inspecting technical inspection of occupational safety, occupational safety and hygiene training, workplace first-aid and emergency medical care training, and working environment monitoring.

4. Issue, extend, re-issue, and revoke certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety; issue and re-issue inspector certificate.

5. Within 15 days from the date on which certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety, ministries shall inform the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs in writing about organizations with issued, extended, re-issued, revoked certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety.

6. Implement state management in regard to machinery, equipment, materials, and substances with strict occupational safety and hygiene requirements in accordance with Appendix Ib attached hereto.

7. Consolidate and send reports on inspection of machinery, equipment, and materials with strict occupational safety requirements to the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs before on an annual basis before December 25 of each year or on an irregular basis.

Article 43. Responsibilities of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Direct Departments of Labor - War Invalids and Social Affairs, Departments of Health, and relevant central departments to cooperate with local socio-political organizations in inspecting, examining, and guiding implementation of technical inspection of occupational safety, occupational safety and hygiene training, and working environment monitoring.

3. Consolidate support demand for training of employees not working under employment contracts when doing work with strict occupational safety and hygiene requirements the province and city and request People's Councils of the same level to decide.

Article 44. Responsibilities of organizations conducting technical inspection of occupational safety, organizations providing occupational safety and hygiene training, and working environment monitoring organizations

1. Maintain eligibility during operation in accordance with this Decree.

2.[39] Organizations conducting technical inspection of occupational safety shall send reports on operating results to the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, Departments of Labor - War Invalids and Social Affairs where the organizations are based, and competent authorities that issue certificate of eligibility for technical inspection using form under Appendix Id attached hereto and send in email to the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs via antoanlaodong@molisa.gov.vn before December 15 of each year.

3. Organizations providing occupational safety and hygiene training and enterprises providing internal occupational safety and hygiene training shall send reports on operating results to the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs and Departments of Labor - War Invalids and Social Affairs where they are based using Form No. 2 under Appendix II attached hereto and send in email to the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs via antoanlaodong@molisa.gov.vn before December 15 of each year.

4. Working environment monitoring organizations shall send reports on operating results to the Ministry of Health or Departments of Health that declare them eligible for working environment monitoring and send in email to the Ministry of Health via baocaoytld@moh.gov.vn before December 15 of each year.

Report new found or arising harmful factors at workplace during working environment monitoring to the Ministry of Health or Departments of Health and request addition to dossiers on occupational hygiene of workplace.

5. In case of change to address of head office or branches, organizations conducting technical inspection of occupational safety, organizations providing occupational safety and hygiene training, and working environment monitoring organizations shall inform competent authorities entitled to issue certificate of eligibility to operate at least 7 working days before the change occurs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Adequately store legal documents and papers relating to technical inspection of occupational safety, occupational safety and hygiene training, and working environment monitoring.

8. Heads of organizations providing occupational safety and hygiene training must attend refresher training courses organized by the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs every 2 years.

9. Heads of working environment monitoring organizations must attend refresher training courses organized by the Ministry of Health every 2 years.

Article 45. Responsibilities of manufacturing, business facilities

1. Organize review and classification of training subjects, list of machinery, equipment, and materials with strict occupational safety and hygiene requirements, list of working positions with risk of loss of occupational safety and hygiene; produce plan and organize technical inspection of occupational safety, occupational safety and hygiene training, and working environment monitoring as per the law. Update dossiers on occupational hygiene relating to harmful factors that require working environment monitoring in case of change to technology sequence, production procedures, renovation or upgrade of workplace where new factors harmful to employees’ health may arise.

2. Develop detail training program and documents based on group 4 framework training program and organize training for employees. If workplace does not provide training by themselves but by hiring training organizations, training organizations are responsible for developing training programs, documents which must contain training details appropriate to specific requirements of manufacturing, business facilities.

3. Send reports on technical inspection of occupational safety, occupational safety and hygiene training, and working environment monitoring to local state authorities where manufacturing, business facilities are based and where employees are working before December 31 of each year.

a) Include reports on technical inspection of occupational safety, occupational safety and hygiene training in reports on implementation of occupational safety and hygiene at workplace sent to Departments of Labor - War Invalids and Social Affairs;

b) Submit reports on working environment monitoring at workplace to Departments of Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Incur costs for technical inspection of occupational safety, occupational safety and hygiene training, working environment monitoring, assessment of eligibility for internal occupational safety and hygiene training that are recorded as manufacturing and business expenses.

6. If employees are employed in form of all-inclusive contracts, via contractors, or outsourcing, employers (employers of outsourcing party in case of outsourcing) shall be responsible for organizing occupational safety and hygiene training for employees in accordance with this Decree.

7. Store documents such as: Dossiers and results of inspection of machinery and equipment with strict occupational safety and hygiene requirements; detail training programs, documents, list of trainees, inspection results, examination results, copies of proof of eligibility of trainers; documents and results of working environment monitoring.

Chapter VI

IMPLEMENTATION

Article 46. Transition clauses

1. Organizations conducting technical inspection of occupational safety, organizations providing occupational safety and hygiene training issued with certificate of eligibility to operate or acknowledged for eligibility to operate before the effective date hereof shall continue to operate for the full duration for which they are acknowledged. Inspection and training must satisfy conditions under this Decree.

2. Inspector certificate, trainer certificate, training certification, certificate of training completion issued before the effective date hereof shall remain valid for the full effective period.

3. Occupational safety and hygiene training within programs and projects of the Government or international organizations of Vietnam shall conform to eligibility of training organizations under this Decree; training attendees shall be issued with certificate of training completion, occupational safety card, or acknowledged for training results in accordance with this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 47. Entry into force40

1. This Decree comes into force from July 01, 2016.

2. Regulations on technical inspection of occupational safety under Articles 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, and 24 Section 3; occupational safety and hygiene training under Point d Clause 1 Article 25 of Decree No. 45/2013/ND-CP dated May 10, 2013 of the Government expire from the effective date hereof.

3. Technical inspection of occupational safety, occupational safety and hygiene training, and working environment monitoring in the field of national defense and security shall comply with this Decree unless otherwise specified by field-specific legislative documents.

4. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for the implementation of this Decree./.

 

1 Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendments to Decrees relating to conditions for business investment and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs has the following basis:

 “Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Labor Code dated June 18, 2012;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Law on the Elderly dated November 23, 2009;

Pursuant to the Law on Persons with Disabilities dated June 17, 2010;

Pursuant to the Law on Employment dated November 16, 2013;

Pursuant to the Law on Social Insurance dated November 20, 2014;

Pursuant to the Law on Vocational Education dated November 17, 2014;

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Hygiene dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014 and the Law on amendments to Article 6 and Appendix 4 regarding list of conditional lines of business and investment of the Law on Investment dated November 22, 2016;

Pursuant to Ordinance on Prostitution Prevention and Combat dated March 14, 2003;

At request of the Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Decree No. 04/2023/ND-CP dated February 13, 2023 of the Government on amendments to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs has the following basis:

“Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Vocational Education dated November 17, 2014;

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Hygiene dated June 25, 2015; Pursuant to the Law on Enterprise dated June 17, 2020;

Pursuant to the Law on Investment dated June 17, 2020;

At request of the Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs;

The Government promulgates Decree on amendments to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs.”

2 This Article is amended in accordance with Clause 1 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

3 This Clause is amended in accordance with Clause 2 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5 This Article is amended in accordance with Clause 4 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

6 This Clause is annulled in accordance with Article 2 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

7 This Clause is annulled in accordance with Article 2 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

8 This Clause is annulled in accordance with Article 4 of Decree No. 04/2023/ND-CP dated February 13, 2023 of the Government on amendments to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from February 13, 2023.

9 This Point is annulled in accordance with Article 2 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

10 This Point is annulled in accordance with Article of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

11 This Clause is amended in accordance with Clause 1 Article 3 of Decree No. 04/2023/ND-CP dated February 13, 2023 of the Government on amendments to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from February 13, 2023.

12 This Clause is annulled in accordance with Article 2 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

13 This Clause is annulled in accordance with Article 2 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15 This Article is amended in accordance with Clause 5 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

16 This Point is annulled in accordance with Article 2 of Decree No. 140/2018/ND-CP, coming into force from October, 8, 2018.

17 This Clause is amended in accordance with Clause 6 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

18 This Article is amended in accordance with Clause 7 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

19 This Section is amended in accordance with Clause 8 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

20 This Article is amended in accordance with Clause 9 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP, coming into force from October 8, 2018.

21 This Clause is annulled in accordance with Article 2 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

22 This Clause is amended in accordance with Clause 9 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP, coming into force from October 8, 2018.

23 Title of this Article is amended in accordance with Clause 10 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



25 This Clause is amended in accordance with Clause 10 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

26 This Article is amended in accordance with Clause 11 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

27 This Article is amended in accordance with Clause 12 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

28 This Article is amended in accordance with Clause 13 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

29 This Clause is amended in accordance with Clause 14 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

30 This Article is amended in accordance with Clause 15 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

31 This Point is amended in accordance with Clause 16 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

32 This segment is amended in accordance with Clause 17 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

33 This segment is amended in accordance with Clause 18 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



35 This Point is amended in accordance with Clause 19 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

36 This Point is amended in accordance with Clause 19 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

37 This Clause is amended in accordance with Clause 20 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

38 This Clause is amended in accordance with Clause 20 Article 1 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018.

40 Article 19 of Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from October 8, 2018 states:

“Article 19. Entry into force and implementation

1. This Decree comes into force from the date of signing.

2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for guiding and implementing this Decree.”

Article 5 of Decree No. 04/2023/ND-CP dated February 13, 2023 of the Government on amendments to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, coming into force from February 13, 2023 states:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Decree comes into force from the date of signing.

2. Administrative procedures arise before the effective date hereof shall comply with Decree No. 49/2018/ND-CP dated March 30, 2018 amended in accordance with Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendment to Decrees relating to business conditions and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs and Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 of the Government elaborating the Law on Occupational Safety and Hygiene regarding technical inspection of occupational safety, occupational safety and hygiene training, and working environment monitoring.

3. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for guiding and implementing this Decree.”.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 2279/VBHN-BLĐTBXH ngày 21/06/2023 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.171

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.146.100
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!