Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2007/VBHN-BLĐTBXH Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Lao động thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Bá Hoan
Ngày ban hành: 14/05/2024 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2007/VBHN-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2023.

2. Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 (sau đây gọi tắt là Luật 69/2020/QH14) như sau: [1]

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết một số điều, khoản sau đây của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

1. Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 18.

2. Nội dung chi tiết hợp đồng cung ứng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 19.

3. Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 20; tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 40.

4. Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới theo quy định tại khoản 3 Điều 22.

5. Mức trần tiền dịch vụ theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 23.

6. Nhân viên nghiệp vụ quản lý và hỗ trợ lao động ở nước ngoài theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 26.

7. Nội dung hợp đồng bảo lãnh và thanh lý hợp đồng bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 58.

8. Chương trình, nội dung, thời lượng giáo dục định hướng, mẫu và thời hạn của giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng theo quy định tại khoản 3 Điều 65.

9. Mẫu văn bản đăng ký hợp đồng cung ứng lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 20; mẫu văn bản đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định tại khoản 2 Điều 40; mẫu văn bản đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 53.

10. Mẫu Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 21; nội dung và mẫu Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều 35; giữa người lao động và đơn vị sự nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 43.

11. Chế độ báo cáo định kỳ hàng năm của doanh nghiệp dịch vụ theo quy định tại điểm m khoản 2 Điều 26, của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 8 Điều 35, của đơn vị sự nghiệp theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 43; báo cáo tình hình thực hiện đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài theo quy định tại điểm l khoản 2 Điều 41.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

3. Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.

4. Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

5. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động

Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động bao gồm:

1. Văn bản chuẩn bị nguồn lao động theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bản sao văn bản đề nghị của bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực gồm những nội dung sau:

a) Số lượng lao động mà doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị, ngành nghề, giới tính người lao động;

b) Yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ của người lao động;

c) Thông tin cơ bản về việc làm ở nước ngoài (nơi làm việc, mức lương, thời hạn hợp đồng lao động);

d) Thời gian dự kiến tuyển chọn.

3. [2] Tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước tiếp nhận lao động cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam là giấy tờ sau:

a) Trường hợp bên nước ngoài là người sử dụng lao động, tài liệu chứng minh bao gồm:

a1) 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp cho người sử dụng lao động thể hiện lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành, nghề công việc tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt;

a2) Đối với nước có quy định về điều kiện tiếp nhận lao động nước ngoài thì cung cấp 01 bản sao tài liệu thể hiện người sử dụng lao động đáp ứng quy định này, kèm bản dịch tiếng Việt.

b) Trường hợp bên nước ngoài là tổ chức dịch vụ việc làm, tài liệu chứng minh bao gồm:

b1) 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp hoặc xác nhận cho tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành, nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt;

b2) 01 bản sao thỏa thuận hợp tác hoặc văn bản đề nghị chuẩn bị nguồn hoặc tuyển dụng lao động Việt Nam của người sử dụng lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt;

b3) Tài liệu chứng minh đối với người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản này.

4. Phương án chuẩn bị nguồn lao động bao gồm các nội dung sau:

a) Số lượng lao động dự kiến (tối đa bằng số lượng nêu tại điểm a khoản 2 Điều này); ngành nghề; giới tính; trình độ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ của người lao động;

b) Phương thức chuẩn bị nguồn:

b1) Sơ tuyển (nếu có): Thời gian bắt đầu sơ tuyển, địa điểm sơ tuyển;

b2) Dự kiến bồi dưỡng kỹ năng nghề (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết);

b3) Dự kiến bồi dưỡng ngoại ngữ (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết).

5. [3] Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động là văn bản cam kết giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với người lao động, thể hiện nội dung doanh nghiệp sẽ ưu tiên tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi Hợp đồng cung ứng lao động đã được đăng ký và chấp thuận.

Điều 4. Nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động [4]

1. Nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động theo thị trường, ngành, nghề, công việc được quy định như sau:

a) Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Nhật Bản quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc) quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Hàn Quốc quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Tây Á, Trung Á và Châu Phi quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

đ) Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Châu Âu và Châu Đại Dương quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

e) Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Châu Mỹ quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

g) Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Trung Quốc, Ma Cao (Trung Quốc) và Đông Nam Á quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

h) Đối với công việc lao động trên biển quốc tế quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hợp đồng cung ứng lao động do doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận nhưng phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 5. Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động [5]

1. Đối với thị trường Ma-lai-xi-a và thị trường Đài Loan (Trung Quốc), tài liệu chứng minh là 01 bản sao Phiếu thẩm định hồ sơ tuyển dụng lao động Việt Nam của cơ quan đại diện Việt Nam tại Ma-lai-xi-a và Đài Loan (Trung Quốc).

2. Đối với thị trường các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thị trường Hàn Quốc, trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động, tài liệu chứng minh bao gồm:

a) 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp cho người sử dụng lao động thể hiện lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành, nghề, công việc tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt;

b) 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước tiếp nhận cho phép người sử dụng lao động tuyển dụng lao động nước ngoài hoặc 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu/điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài hoặc danh mục ngành, nghề, công việc được phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với nước tiếp nhận có quy định, kèm bản dịch tiếng Việt.

3. Đối với các nước, vùng lãnh thổ khác, trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động, tài liệu chứng minh là 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước tiếp nhận cho phép người sử dụng lao động tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt.

Trường hợp nước tiếp nhận không có quy định giấy tờ nêu trên: 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương của người sử dụng lao động, hoặc giấy tờ khác của cơ quan chức năng hoặc tổ chức nghề nghiệp liên quan (đối với hộ kinh doanh cá thể) thể hiện người sử dụng lao động có lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành, nghề, công việc tuyển dụng lao động nước ngoài; đồng thời phù hợp với danh mục ngành, nghề, công việc được phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với nước tiếp nhận có quy định, kèm bản dịch tiếng Việt.

4. Đối với các nước, vùng lãnh thổ nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là tổ chức dịch vụ việc làm, tài liệu chứng minh bao gồm:

a) 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp hoặc xác nhận cho tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành, nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm, kèm theo bản dịch tiếng Việt;

b) 01 bản sao thỏa thuận hợp tác hoặc văn bản yêu cầu hoặc văn bản ủy quyền tuyển dụng lao động Việt Nam của người sử dụng lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt;

c) Tài liệu chứng minh đối với người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.

Điều 6. Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động

Đối với nước, vùng lãnh thổ quy định việc tiếp nhận lao động nước ngoài đến đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền thì tài liệu chứng minh là một trong các giấy tờ sau:

1. 01 bản sao văn bản cho phép cơ sở tiếp nhận lao động thực tập được tiếp nhận lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp.

2. Giấy tờ khác thể hiện cơ sở tiếp nhận lao động thực tập được phép tiếp nhận người lao động theo quy định của nước sở tại.

Điều 7. Mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới [6]

1. Mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho mỗi 12 tháng làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động.

2. Mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc

Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Nhân viên nghiệp vụ quản lý và hỗ trợ người lao động ở nước ngoài

Doanh nghiệp dịch vụ phải cử ít nhất 01 (một) nhân viên nghiệp vụ tại nước hoặc vùng lãnh thổ tiếp nhận để quản lý và hỗ trợ người lao động theo quy định như sau:

1. Doanh nghiệp dịch vụ có từ 500 lao động trở lên làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ma-cao (Trung Quốc), Nhật Bản.

2. Doanh nghiệp dịch vụ có từ 300 lao động trở lên làm việc tại nước hoặc vùng lãnh thổ còn lại.

Điều 10. Nội dung hợp đồng bảo lãnh

Hợp đồng bảo lãnh bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Các bên tham gia

a) Bên bảo lãnh là cá nhân hoặc tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật số 69/2020/QH14;

b) Bên được bảo lãnh là người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Bên nhận bảo lãnh là doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Phạm vi bảo lãnh

Phạm vi bảo lãnh là một phần hoặc toàn bộ những nghĩa vụ sau đây của bên được bảo lãnh:

a) Thanh toán tiền dịch vụ bên được bảo lãnh chưa thanh toán;

b) Thanh toán chi phí bồi thường thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;

c) Thanh toán tiền lãi trong trường hợp chậm thanh toán các khoản tiền thuộc phạm vi bảo lãnh được tính theo lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia a) Quyền của bên bảo lãnh

a1) Được bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh và các bên có liên quan thông tin đầy đủ, chính xác về quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh;

a2) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh thông báo về nơi làm việc, tình hình việc làm, thu nhập, sức khoẻ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của bên được bảo lãnh;

a3) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh thực hiện đúng các cam kết với bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh;

a4) Yêu cầu bồi thường thiệt hại và sử dụng số tiền bồi thường thiệt hại đó để bù trừ nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh (nếu có) trong trường hợp bên nhận bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ nêu tại các điểm d1), d2), d4) và d8) Điều này mà gây thiệt hại cho bên bảo lãnh;

a5) Được bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh thông báo về việc bên được bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh;

a6) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh (nếu có) khi hợp đồng bảo lãnh chấm dứt;

a7) Yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

a8) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện trong trường hợp bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh.

b) Nghĩa vụ của bên bảo lãnh

b1) Chuyển giao giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của mình và các loại giấy tờ cần thiết khác cho bên nhận bảo lãnh;

b2) Vận động, giáo dục bên được bảo lãnh thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh; thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;

b3) Thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong phạm vi bảo lãnh đã cam kết trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh;

b4) Giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh hoặc người thứ ba theo thỏa thuận để xử lý trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh;

b5) Thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh.

c) Quyền của bên nhận bảo lãnh

c1) Yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ;

c2) Yêu cầu bên bảo lãnh chuyển giao giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của mình và các loại giấy tờ cần thiết khác;

c3) Yêu cầu bên bảo lãnh có các biện pháp vận động, giáo dục bên được bảo lãnh thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh;

c4) Yêu cầu bên bảo lãnh đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để xử lý trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh;

c5) Yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh.

d) Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh

d1) Thực hiện đúng các cam kết với bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh;

d2) Thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời cho bên bảo lãnh các quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh;

d3) Thông báo về nơi làm việc, tình hình việc làm, thu nhập, sức khoẻ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của bên được bảo lãnh theo yêu cầu của bên bảo lãnh;

d4) Giữ gìn, bảo quản, không làm hư hỏng, mất giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh, nếu các bên có thỏa thuận về việc bên nhận bảo lãnh giữ giấy tờ, tài liệu này. Trong trường hợp làm hư hỏng hoặc mất giấy tờ, tài liệu, bên nhận bảo lãnh phải bồi thường thiệt hại;

d5) Thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi phát sinh căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; nếu bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì bên nhận bảo lãnh phải nêu rõ lý do trong thông báo về việc bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn;

d6) Cung cấp cho bên bảo lãnh giấy tờ, tài liệu chứng minh về nghĩa vụ của bên được bảo lãnh trong phạm vi bảo lãnh, thiệt hại do bên được bảo lãnh gây ra;

d7) Thông báo cho bên bảo lãnh về việc bên được bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh;

d8) Hoàn trả giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh (nếu có) khi hợp đồng bảo lãnh chấm dứt;

d9) Thông báo cho bên được bảo lãnh việc bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

4. Chấm dứt bảo lãnh Bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp theo quy định của pháp luật dân sự về bảo lãnh.

5. Các thỏa thuận khác không trái với quy định của pháp luật.

Điều 11. Thanh lý hợp đồng bảo lãnh

1. Thời hạn thanh lý hợp đồng bảo lãnh là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày chấm dứt bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh được lập thành văn bản riêng hoặc ghi chung trong văn bản hủy bỏ việc bảo lãnh hoặc văn bản thỏa thuận chấm dứt bảo lãnh, trong đó ghi rõ mức độ thực hiện những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh của các bên, trách nhiệm của các bên (nếu có) do phải thanh lý hợp đồng.

Điều 12. Giáo dục định hướng

1. Chương trình, thời lượng, nội dung giáo dục định hướng được quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mẫu và thời hạn của giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng:

a) Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng có giá trị 24 tháng kể từ ngày cấp. Quá thời hạn trên, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức giáo dục định hướng lại. Trường hợp giấy chứng nhận chưa quá thời hạn 24 tháng nhưng người lao động thay đổi doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi hoặc thay đổi ngành, nghề, công việc, nước đến làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân phải tiến hành giáo dục định hướng lại những nội dung có thay đổi; người lao động phải được kiểm tra, cấp lại giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.

Điều 13. Các mẫu văn bản đăng ký hợp đồng

1. Văn bản đăng ký hợp đồng cung ứng lao động theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Văn bản đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Văn bản đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 14. Nội dung, mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ theo Mẫu số 03 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước, vùng lãnh thổ mà người lao động đến làm việc và có những nội dung sau đây:

Thời hạn làm việc; ngành, nghề công việc phải làm; nước, vùng lãnh thổ người lao động đến làm việc, địa điểm làm việc; giáo dục định hướng trước khi đi làm việc; điều kiện, môi trường làm việc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động; tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có); điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc; trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có); quyền lợi, chế độ của người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ khác; việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp; thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

3. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và đơn vị sự nghiệp phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật 69/2020/QH14, hợp đồng cung ứng lao động ký kết với bên nước ngoài tiếp nhận lao động (nếu có) và có những nội dung sau đây:

Thời hạn làm việc; ngành, nghề công việc phải làm; nước đến làm việc, địa điểm làm việc; giáo dục định hướng trước khi đi làm việc; bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có); chi phí người lao động phải trả trước khi đi; điều kiện, môi trường làm việc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động; tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có); điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc; trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có); chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; ký quỹ, bảo lãnh để thực nghĩa vụ của hợp đồng (nếu có); việc thanh lý hợp đồng; cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp; thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Điều 15. Chế độ báo cáo định kỳ

Chế độ báo cáo định kỳ của doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và của doanh nghiệp đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài được quy định như sau:

1. Định kỳ hằng năm, trước ngày 20 tháng 12 của kỳ báo cáo, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nêu trên lập báo cáo về tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Mẫu đề cương báo cáo tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản và được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức: trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.

3. Thời gian chốt số liệu báo cáo trong báo cáo định kỳ hằng năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

Điều 16. Hiệu lực thi hành[7]

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

b) Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động;

c) Thông tư số 22/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu và nội dung của hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

d) Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

đ) Quyết định số 20/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

e) Quyết định số 61/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 12 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp tại một số thị trường.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp và người lao động phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Quản lý lao động ngoài nước) để có hướng dẫn kịp thời./.


Nơi nhận:
- VPCP (để đăng công báo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ (để đăng tải);
- Lưu: VT, Cục QLLĐNN.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Bá Hoan

Phụ lục I. Các biểu mẫu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Mẫu số 01 Đăng ký chuẩn bị nguồn lao động

Mẫu số 02 Văn bản đăng ký hợp đồng cung ứng lao động

Mẫu số 03 Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Mẫu số 04 Văn bản đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập

Mẫu số 05 Văn bản đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài

Mẫu số 06 Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng

Mẫu số 01

Tên doanh nghiệp
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:.....................

........., ngày ...... tháng ...... năm 20......

VĂN BẢN CHUẨN BỊ NGUỒN LAO ĐỘNG

Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước

1. Tên doanh nghiệp: ...............................................................................................

- Tên giao dịch: ......................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

- Điện thoại: ..............; Email: ...............; Địa chỉ trang thông tin điện tử: .............

- Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số ............................... ngày ....................................................................

- Người đại diện theo pháp luật: .............................................................................

2. Doanh nghiệp đề nghị chuẩn bị nguồn lao động theo yêu cầu/thỏa thuận với bên nước ngoài tiếp nhận lao động (tổ chức dịch vụ việc làm/người sử dụng lao động ở nước ngoài): .................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

- Điện thoại: ............................. Fax: ........................ Email:..................................

- Người đại diện: ..................................... - Chức vụ:..............................................

3. Việc làm dự kiến ở nước ngoài

- Nơi làm việc: (tên nhà máy, công trường, ... tại nước......) ..................................

- Ngành, nghề, công việc: ......................................................................................

- Tiền lương, tiền công: ...........................................................................................

- Thời hạn hợp đồng lao động: ................................................................................

4. Nội dung chuẩn bị nguồn lao động

- Số lượng lao động: .................. Trong đó ...... nam và ...... nữ

- Phương thức chuẩn bị nguồn (sơ tuyển, trực tiếp/liên kết bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ...):................................................................................................

- Địa điểm chuẩn bị nguồn (tên các tỉnh/thành phố):..............................................

- Thời gian chuẩn bị nguồn: ....................................................................................

- Phí bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có):................................................

5. Thời gian dự kiến tuyển chọn lao động: ............................................................

6. Hồ sơ gửi kèm theo:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

................................................

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 02

Mã hồ sơ: ............

Tên doanh nghiệp
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/ĐKHĐ

........., ngày ...... tháng ...... năm 20......

ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG [8]

Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước

1. Tên doanh nghiệp: ..............................................................................................

Tên viết tắt: .........................................................................................................

2. Doanh nghiệp đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc tại ................ ký ngày .../..../..... với bên nước ngoài tiếp nhận lao động (tổ chức dịch vụ việc làm/người sử dụng lao động ở nước ngoài): ..........................................................

- Địa chỉ: .................................................................................................................

- Điện thoại: .................................. ; Fax: .................; E-mail: ..............................

- Người đại diện: ...........................................; Chức vụ: ......................................

3. Nội dung:

- Người sử dụng lao động: .....................................................................................

- Địa chỉ: .................................................................................................................

- Điện thoại:................................... ; Fax: ..................; E-mail: ..............................

- Người đại diện: ...........................................; Chức vụ: .......................................

- Thời hạn hợp đồng lao động: ...............................................................................

- Số lượng: ................................................. trong đó nữ: ......................................

- Ngành, nghề: ...............................trong đó số có nghề: ......................................

- Địa điểm làm việc: ...............................................................................................

- Thời giờ làm việc: ...................... ; Thời giờ nghỉ ngơi: ......................................

- An toàn, vệ sinh lao động: ...................................................................................

- Tiền lương/tiền công: ...........................................................................................

- Các phụ cấp khác, tiền thưởng: ............................................................................

- Tiền làm thêm giờ: ...............................................................................................

- Các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động: .........

- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt: ...................................................................................

- Các chế độ bảo hiểm: ...........................................................................................

- Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả (nếu có):..............

- Các chi phí do bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả (nếu có): ....................

- Hỗ trợ khác: .........................................................................................................

4. Chi phí người lao động phải trả: ........................................................................

- Tiền dịch vụ: ........................................................................................................

- Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc: .......................................................

- Chi phí đi lại từ nơi làm việc về Việt Nam khi hoàn thành hợp đồng: ...............

- Đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước: .......................................................

- Bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có): ....................................................

- Khám sức khỏe: ...................................................................................................

- Bảo hiểm xã hội (đóng cho cơ quan BHXH Việt Nam): .....................................

- Hộ chiếu, Lý lịch tư pháp: ...................................................................................

- Thị thực (visa): .....................................................................................................

- Chi phí khác: ........................................................................................................

- Tổng cộng: ...........................................................................................................

5. Các thoả thuận khác giữa doanh nghiệp và người lao động:

- Ký quỹ: .................................................................................................................

- Bảo lãnh: ..............................................................................................................

6. Thời gian tuyển chọn: ................................................. tháng (không quá 12 tháng kể từ ngày chấp thuận đăng ký hợp đồng cung ứng lao động)

7. Hồ sơ gửi kèm theo:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

................................................

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 03

HỢP ĐỒNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI [9]

Số………/(Tên viết tắt doanh nghiệp đưa đi)

Hôm nay, ngày ...... tháng ...... năm ...... tại ......, chúng tôi gồm:

Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: ...............................

(sau đây gọi là Bên đưa đi)

Địa chỉ: ...................................................................................................................

Điện thoại: ............................... ; E-mail: ............................................................... ;

Địa chỉ trang thông tin điện tử: ..............................................................................

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ..................................................

Chức vụ: .................................................................................................................

Ông/Bà: .............................................................. (sau đây gọi là Người lao động)

Ngày, tháng, năm sinh: ........................................... Giới tính: .................. nam/nữ

Địa chỉ thường trú: .................................................................................................

Số Hộ chiếu/CMTND/CCCD: ..................... , ngày cấp: ........ ; nơi cấp ...............

Người được báo tin (Họ và tên, quan hệ với người lao động): .............................

.................................................................................................................................

Địa chỉ báo tin tại Việt Nam: ................................................................................ ,

số điện thoại: ............................................................; E-mail: ...............................

Căn cứ Hợp đồng cung ứng lao động số ......... ngày.../.../...... ký giữa ............ (Bên nước ngoài tiếp nhận lao động) với Bên đưa đi và thông báo việc người lao động đã trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài ngày ...... tháng ...... năm .........

Hai Bên thỏa thuận và ký kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây:

Điều 1: Điều khoản chung

- Thời hạn của hợp đồng lao động: ... năm ... tháng ... ngày, tính từ ngày ............

- Ngành, nghề, công việc: ......................................................................................

- Địa điểm làm việc: ...............................................................................................

- Người sử dụng lao động: .....................................................................................

(tên Người sử dụng lao động, người đại diện theo pháp luật, chức danh, địa chỉ).

Điều 2: Quyền và nghĩa vụ của người lao động

2.1. Tham gia đầy đủ khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài do Bên đưa đi tổ chức; trong thời gian ...... (ngày), đảm bảo thời lượng 74 tiết, kiểm tra đạt kết quả và được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.

2.2. Tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng nghề ................ do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian ...... (ngày). Phí bồi dưỡng kỹ năng nghề là ...... do ...... (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả.

2.3. Tham gia khóa đào tạo ngoại ngữ ...... do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian ...... (ngày). Phí đào tạo ngoại ngữ là ......... do......... (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả.

2.4. Chi phí người lao động phải trả trước khi đi:

- Tiền dịch vụ (nếu có): ......................................................................................... ;

+ Mức tiền dịch vụ: ............... /hợp đồng ............... năm ........ tháng ........ ngày;

+ Thời gian nộp (1 lần): .............. hoặc nhiều lần (tiến độ thanh toán: ...............);

- Tiền đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước: ............................................... ;

- Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc: ...................................................... ;

- Lệ phí cấp hộ chiếu: .............................................................................................

- Lệ phí cấp thị thực (visa): ....................................................................................

- Lệ phí lý lịch tư pháp: ..........................................................................................

- Tiền khám sức khỏe: ............................................................................................

- Bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có): ....................................................

- Bảo hiểm xã hội (đóng cho cơ quan BHXH Việt Nam): .....................................

- Các chi phí khác (nếu có): ...................................................................................

+ ..............................................................................................................................

Tổng cộng: (chữ số) .................................... (bằng chữ) ......................................

2.5. Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

2.6. Thời gian thử việc (nếu có):

- Thời gian thử việc: ........ tháng ....... ngày, kể từ ngày: ..................................... ;

- Mức lương thử việc: .............................................................................................

- Các chế độ khác của người lao động: .................................................................. Sau thời gian thử việc, nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, Bên đưa đi sẽ thống nhất với người lao động về việc ................................. (cùng với người sử dụng lao động kéo dài thời gian thử việc, bố trí cho người lao động một công việc khác với mức lương phù hợp hoặc đưa người lao động về nước bằng chi phí của ..................................... ).

2.7. Thời gian đào tạo tại nước tiếp nhận (nếu có):

- Thời gian đào tạo: ......... tháng hoặc ......... ngày

- Mức lương/trợ cấp đào tạo: ..................................................................................

- Điều kiện/chi phí ăn, ở: ........................................................................................

2.8. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi:

Thời giờ làm việc: ...... giờ/ngày; ...... ngày/tuần theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động. Ngoài thời gian này được tính là thời gian làm thêm giờ.

Người lao động được nghỉ ...... ngày lễ theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động ......, đó là các ngày: ...... (1/1, Quốc Khánh...).

Ngoài ra, người lao động được nghỉ ...... ngày phép có hưởng lương hàng năm theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động ......

2.9. Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản người lao động phải nộp (nếu có):

- Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng/phụ cấp:

+ Tiền lương: ..........................................................................................................

+ Tiền làm thêm giờ: ..............................................................................................

+ Các khoản tiền thưởng/phụ cấp (chuyên cần, hỗ trợ ăn, ở, ca kíp, ....): .............

+ Ngày trả lương: ...................................................................................................

+ Hình thức trả lương: ............................................................................................

- Các khoản người lao động phải nộp theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động: .................................................................................................................

2.10. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt:

Được người sử dụng lao động/Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp (miễn phí hoặc có phí) chỗ ở và được cung cấp (miễn phí hoặc có phí) ...... bữa ăn hoặc các thiết bị (điện, gas, ...), dụng cụ nấu ăn cần thiết để tự nấu ăn.

2.11. Bảo hiểm:

Được tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm:

- Bảo hiểm xã hội: ..................................................................................................

- Bảo hiểm y tế: ......................................................................................................

- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: ....................................................

- Bảo hiểm khác (nếu có): ......................................................................................

2.12. An toàn, vệ sinh lao động:

Được cung cấp miễn phí trang thiết bị bảo hộ lao động theo từng vị trí việc làm và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật nước tiếp nhận lao động và quy chế của người sử dụng lao động.

2.13. Chi phí đi lại:

- Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc tại nước tiếp nhận do ........... chi trả;

- Chi phí đi lại từ nơi làm việc tại nước tiếp nhận về Việt Nam sau khi người lao động hoàn thành hợp đồng do ............... chi trả;

- Trường hợp lao động phải về nước trước hạn do lỗi của ............. thì chi phí đi lại từ nơi làm việc tại nước tiếp nhận về Việt Nam do .................... chi trả.

2.14. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, ốm đau, thương tật, tử vong: được khám, chữa bệnh, được hưởng chế độ theo quy định pháp luật nước tiếp nhận lao động và được hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.15. Trường hợp thay đổi nơi làm việc hoặc thay đổi người sử dụng lao động phải thông báo cho Bên đưa đi trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.

2.16. Thực hiện thanh lý hợp đồng này trong thời gian 180 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

2.17. Bồi thường cho Bên đưa đi theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này và quy định của pháp luật có liên quan.

2.18. Yêu cầu Bên đưa đi bồi thường thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này và quy định của pháp luật có liên quan.

2.19. Được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

................................................

Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của Bên đưa đi

3.1. Thu tiền dịch vụ nêu tại khoản 2.4 Điều 2 Hợp đồng này.

3.2. Tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động, đảm bảo thời lượng 74 tiết theo quy định.

3.3. Thỏa thuận với người lao động về việc bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động.

3.4. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động hoàn tất hồ sơ, giấy tờ để người lao động xuất, nhập cảnh hợp pháp và đến nơi làm việc.

3.5. Đảm bảo người lao động được ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động với các điều khoản phù hợp với hợp đồng này.

3.6. Phối hợp với Bên nước ngoài tiếp nhận hỗ trợ người lao động trong việc gửi tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp của người lao động về Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật.

3.7. Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài.

3.8. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động tổ chức, hướng dẫn cho người lao động xuất, nhập cảnh về nước theo hợp đồng đã ký.

3.9. Hỗ trợ người lao động hoặc thân nhân người lao động về các thủ tục để được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận lao động, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước (nếu có).

3.10. Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh (nếu có) về những thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.

3.11. Yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.

3.12. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

3.13. Được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

................................................

Điều 4: Thời gian xuất cảnh

4.1. Bên đưa đi có trách nhiệm đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không quá 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài theo văn bản cam kết của doanh nghiệp.

4.2. Trong thời gian nêu tại khoản 4.1 Điều này, nếu người lao động không còn nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài thì Bên đưa đi trả lại hồ sơ (hộ chiếu, sơ yếu lý lịch, bằng cấp …) và người lao động phải chịu các khoản chi phí đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài: phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc, tiền học ngoại ngữ, tiền bồi dưỡng kỹ năng nghề, tiền làm hộ chiếu, phí xin cấp thị thực (visa), tiền khám sức khỏe, …

4.3. Quá thời hạn nêu tại khoản 4.1 Điều này, nếu Bên đưa đi vẫn chưa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bên đưa đi phải thông báo rõ lý do cho người lao động. Trường hợp người lao động không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người lao động thông báo không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, Bên đưa đi phải trả lại cho người lao động hồ sơ đã thu, giữ và hoàn trả các khoản tiền người lao động đã nộp cho Bên đưa đi bao gồm tiền dịch vụ, đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc, phí cấp thị thực (visa), …; và Bên đưa đi làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ (nếu có) cho người lao động.

4.4. Trường hợp bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị hoặc tình trạng khẩn cấp) dẫn đến sau 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển mà người lao động không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài và/hoặc Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì Bên đưa đi phải trả lại cho người lao động hồ sơ, hoàn trả người lao động tiền dịch vụ và các khoản chưa chi. Đối với các khoản đã chi theo quy định, Bên đưa đi hoàn trả người lao động theo thỏa thuận giữa người lao động và Bên đưa đi.

Điều 5: Thoả thuận ký quỹ

Bên đưa đi và người lao động thỏa thuận về thực hiện ký quỹ để bảo đảm nghĩa vụ theo Hợp đồng như sau:

5.1. Tiền ký quỹ: ....................................................................................................

5.2. Thời hạn ký quỹ: .............................................................................................

5.3. Phạm vi ký quỹ: một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động

5.4. Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng ký quỹ theo quy định pháp luật.

Điều 6: Điều khoản bồi thường thiệt hại

Bên đưa đi và người lao động thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:

- Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nêu tại khoản 4.3 Điều 4 của Hợp đồng này, Bên đưa đi phải bồi thường cho người lao động mức là: .....................................................................................................

- Bên đưa đi không đảm bảo các nội dung nêu tại Điều 1; khoản 2.6, 2.7, 2.8, 2.9 hoặc 2.10 Điều 2 của Hợp đồng này, Bên đưa đi phải bồi thường cho người lao động mức là: ...........................................................................................................

- Người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng, người lao động phải bồi thường cho Bên

đưa đi mức là: .......................................... (trừ trường hợp nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động hoặc hợp đồng cung ứng lao động không quy định người lao động phải bồi thường).

Điều 7: Thời hạn hợp đồng

- Hợp đồng này có thời hạn ............ kể từ ngày ký và có thể gia hạn với thời gian ............ tháng

- Trong trường hợp gia hạn, tiền dịch vụ mà người lao động phải trả cho Bên đưa đi là: ........................................................................................................................

- Quyền và nghĩa vụ của hai Bên trong thời gian gia hạn: .....................................

- Trường hợp Bên đưa đi không đảm bảo các nội dung nêu tại Điều 1 nhưng người lao động có nguyện vọng tiếp tục làm việc ở nước ngoài thì hai Bên thỏa thuận bằng văn bản các nội dung thay đổi tại Điều 1 của Hợp đồng này.

Điều 8: Thanh lý hợp đồng

8.1. Hợp đồng này được thanh lý một trong các trường hợp sau:

- Người lao động không còn nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài;

- Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển;

- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động;

- Người lao động vi phạm hợp đồng lao động, tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động.

8.2. Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, hai Bên sẽ xem xét việc thỏa thuận thanh lý hợp đồng, cụ thể như sau:

- Trong trường hợp bất khả kháng không thể tiếp tục thực hiện Hợp đồng (như xảy ra chiến tranh, thiên tai và các sự kiện khác nằm ngoài khả năng kiểm soát hợp lý của các Bên), hai bên sẽ cùng nhau giải quyết những vấn đề còn tồn tại và Bên đưa đi sẽ xem xét khả năng hỗ trợ cho lao động trên cơ sở những quy định hiện hành của pháp luật;

- Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng và về nước trước thời hạn mà không do lỗi của người lao động, Bên đưa đi có trách nhiệm trả các khoản tiền theo quy định và bồi thường cho người lao động theo thỏa thuận;

- Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng và phải về nước trước thời hạn do lỗi của người lao động, người lao động có trách nhiệm bồi thường Bên nước ngoài tiếp nhận lao động và Bên đưa đi về những thiệt hại do người lao động gây ra.

................................................

Điều 9: Các thỏa thuận khác (nếu có)

................................................

Điều 10: Giải quyết tranh chấp và luật áp dụng

10.1. Hợp đồng này được giải thích và điều chỉnh theo luật pháp Việt Nam.

10.2. Mọi tranh chấp phát sinh trên cơ sở Hợp đồng này sẽ được giải quyết trước hết bằng thương lượng giữa hai bên theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

10.3. Trường hợp tranh chấp không giải quyết được thông qua thương lượng hai bên sẽ đưa ra ............ để giải quyết theo quy định của pháp luật ............

Hợp đồng này làm tại ...... ngày ...... tháng ...... năm ......... có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành ...... bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ...... bản để theo dõi và thực hiện./.

Người đại diện theo pháp luật
của Bên đưa đi

(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Người lao động
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 04

Mã hồ sơ: ............
Tên doanh nghiệp

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:........./ĐKHĐ

..........., ngày ...... tháng ...... năm 20.....

ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG NHẬN LAO ĐỘNG THỰC TẬP

Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước/Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố)

1. Tên doanh nghiệp: ...................................................................................................

- Tên giao dịch: ............................................................................................................

- Địa chỉ: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ....................... ; Fax: ....................... ; Email: .......................................

- Người đại diện theo pháp luật: ..................................................................................

2. Doanh nghiệp đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập tại ................................. đã ký ngày....../....../...... với cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài:

- Địa chỉ: ......................................................................................................................

- Điện thoại: .................................; Fax: ..........................; Email: ..............................

- Người đại diện: ..........................................................................................................

- Chức vụ: ....................................................................................................................

3. Những nội dung chính trong Hợp đồng nhận lao động thực tập:

- Thời hạn thực tập: .....................................................................................................

- Số lượng: .................................................. , trong đó nữ: ........................................

- Ngành, nghề: .............................................................................................................

- Nước tiếp nhận thực tập: ...........................................................................................

- Địa điểm thực tập: .....................................................................................................

- Thời giờ thực tập, thời giờ nghỉ ngơi: .......................................................................

- Lương thực tập: .........................................................................................................

- Các phụ cấp khác (nếu có): .......................................................................................

- Điều kiện ăn, ở: .........................................................................................................

- Các chế độ bảo hiểm: ................................................................................................

- An toàn, vệ sinh lao động: ........................................................................................

- Các chi phí do....................... chi trả:

+ Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi thực tập và ngược lại

+ Phí cấp thị thực (visa)

+ Chi phí khác (nếu có)

- Hỗ trợ khác (nếu có): ................................................................................................

4. Các khoản thu từ tiền lương của người lao động trong thời gian thực tập:

......................................................................................................................................

5. Dự kiến thời gian xuất cảnh: ...................................................................................

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 39 [10]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP GIAO KẾT VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố) ...

1. Thông tin người đăng ký hợp đồng:

- Họ và tên: .........................................................................................................

- Ngày sinh: ....................................................; Giới tính: .................. (nam/nữ)

- Số định danh cá nhân/Chứng minh nhân dân: ................................................ ;
ngày ...............tháng ................ năm ............... nơi cấp ......................................

- Nơi ở hiện tại (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú): ..............................

- Số điện thoại: ............................. ; Email: .......................................................

- Trình độ học vấn/trình độ chuyên môn: ..........................................................

- Nghề nghiệp hiện nay: ......................................................................................

- Địa chỉ báo tin tại Việt Nam: ............................................................................

- Người được báo tin: .......................................... (quan hệ với người lao động)

- Điện thoại: .................................. ; Email: .......................................................

2. Tôi đăng ký Hợp đồng lao động trực tiếp giao kết đi làm việc tại................. ký ngày ....../....../...... với:

- Người sử dụng lao động: .................................................................................

- Địa chỉ: .............................................................................................................

- Điện thoại: .................................. ; Email:........................................................

3. Thông tin về việc làm ở nước ngoài:

- Ngành, nghề, công việc: ..................................................................................

- Thời hạn của hợp đồng: ....................................................................................

- Địa điểm làm việc: ............................................................................................

- Tiền lương, tiền công: .......................................................................................

- Dự kiến thời gian xuất cảnh:.............................................................................

4. Các chi phí do ............................ chi trả:

+ Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại:..............................

+ Lệ phí thị thực (visa): ......................................................................................

+ Tiền khám sức khỏe: ........................................................................................

+ Lệ phí cấp hộ chiếu: .........................................................................................

+ Lệ phí cấp lý lịch tư pháp: ..............................................................................

+ Chi phí khác (nếu có):......................................................................................

5. Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm:

+ Hợp đồng lao động (bản sao kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực);

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

Tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nước đến làm việc, chịu trách nhiệm hoàn toàn về hợp đồng mà tôi đã ký; thực hiện đầy đủ trách nhiệm của công dân theo đúng quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.

......, ngày ... tháng ... năm ……
Người đăng ký
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 06

Phụ lục II

Nội dung chi tiết hợp đồng cung ứng lao động đối với ngành, nghề, công việc tại thị trường Nhật Bản [11]

STT

Nội dung chi tiết

I

Lao động đi thực tập và làm việc theo Chương trình thực tập sinh kỹ năng (TTS)

1

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của TTS; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

2

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

- Trong thời gian đào tạo tập trung tại Nhật Bản, TTS được bố trí chỗ ở miễn phí; được trợ cấp tối thiểu 50.000 Yên/tháng hoặc 30.000 Yên/tháng đối với trường hợp được cung cấp miễn phí các bữa ăn.

- Trong thời gian thực tập kỹ năng, TTS được bố trí chỗ ở phù hợp; trường hợp TTS phải trả tiền ở thì mức phải trả hàng tháng không quá 15% tiền lương cơ bản.

- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động bố trí miễn phí phương tiện đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc chi trả chi phí này cho TTS.

3

Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả

- Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả là phí quản lý mà bên nước ngoài tiếp nhận TTS trả cho doanh nghiệp dịch vụ.

- Bên nước ngoài tiếp nhận TTS trả cho doanh nghiệp dịch vụ tối thiểu 10.000 Yên/người/tháng đối với TTS nghề hộ lý và tối thiểu 5.000 Yên/người/tháng đối với các ngành nghề khác để quản lý TTS.

- Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản doanh nghiệp dịch vụ.

4

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đến nơi làm việc tại Nhật Bản và ngược lại khi hoàn thành hợp đồng cho TTS.

5

Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội

- Đối với TTS hộ lý: Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí ủy thác đào tạo và bồi dưỡng tiếng Nhật đến trình độ N4 với mức tối thiểu 100.000 yên/người.

- Đối với TTS các ngành nghề khác: Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả chi phí ủy thác đào tạo mức tối thiểu 15.000 yên/người (160 tiết).

- Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản của doanh nghiệp dịch vụ.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, h, k, m, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có).

II.

Lao động đi làm việc theo Chương trình kỹ năng đặc định

1

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

2

Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả

- Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả là phí phái cử mà Bên nước ngoài tiếp nhận lao động trả cho doanh nghiệp dịch vụ.

- Bên nước ngoài tiếp nhận người lao động trả phí phái cử cho doanh nghiệp dịch vụ tối thiểu 01 tháng tiền lương cơ bản/hợp đồng/người.

- Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản doanh nghiệp dịch vụ.

3

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc cho người lao động.

4

Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội

- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả chi phí đào tạo cho người lao động để đáp ứng yêu cầu của phía Nhật Bản, mức tối thiểu là 50.000 Yên/người để đào tạo ngoại ngữ và 50.000 yên/người để bồi dưỡng kỹ năng nghề.

- Phương thức: Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chuyển khoản vào tài khoản của doanh nghiệp dịch vụ.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, h, i, k, m, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có).

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có).

III.

Lao động đi làm việc theo Chương trình kỹ sư và chuyên gia

1

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

2

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc cho người lao động.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, h, i, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có).

PHỤ LỤC III

Nội dung chi tiết hợp đồng cung ứng lao động đối với ngành, nghề, công việc tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc) [12]

STT

Nội dung chi tiết

A

Các ngành, nghề phù hợp với Luật Lao động cơ bản của Đài Loan (Trung Quốc) (công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, hộ lý và y tá tại bệnh viện và trung tâm dưỡng lão, thuyền viên tàu cá gần bờ)

I. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm 06 tháng trở lên

1

An toàn, vệ sinh lao động

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

2

- Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động.

- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

- Đối với lao động phổ thông: Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ theo quy định của pháp luật Đài Loan (Trung Quốc).

- Đối với lao động đi làm phiên dịch tiếng Trung hoặc lao động trình độ kỹ thuật Trung cấp các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, thủy sản và nông nghiệp: mức lương tối thiểu là 33.000 Đài tệ/tháng; lao động ngành dịch vụ xã hội (công việc tại cơ sở y tế) mức lương tối thiểu là 29.000 Đài tệ/tháng.

- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động được khấu trừ tiền ăn, ở từ lương hàng tháng của người lao động không quá 2.500 Đài tệ/tháng (trừ ngành nông nghiệp và thuyền viên tàu cá gần bờ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí). Trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động không cung cấp bữa ăn thì không được khấu trừ tiền ăn của người lao động.

Trường hợp mức khấu trừ tiền ăn, ở từ lương hàng tháng của người lao động cao hơn 2.500 Đài tệ/tháng (nhưng không quá 5.000 Đài tệ/tháng) thì bên nước ngoài tiếp nhận lao động phải hỗ trợ chi phí cho người lao động trước khi xuất cảnh hoặc/và hỗ trợ bằng tiền trong thời gian làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), tổng hỗ trợ bình quân (tính theo tháng) lớn hơn hoặc bằng mức khấu trừ tiền ăn, ở tăng thêm so với mức 2.500 Đài tệ/tháng.

- Đối với ngành nông nghiệp và thuyền viên tàu cá gần bờ: bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và 03 bữa ăn/ngày cho người lao động.

- Người lao động được bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc được chi trả chi phí này.

3

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

II. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm đến dưới 01 năm 06 tháng

Ngoài các quy định tại điểm 1 và 2 mục I, phần A thì nội dung chi tiết hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng lao động và hỗ trợ tối thiểu người lao động một khoản tiền tương đương một tháng lương cơ bản khi bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động; hoặc bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí xuất cảnh cho người lao động.

- Mức phí phục vụ tối đa bên nước ngoài tiếp nhận lao động (công ty dịch vụ việc làm Đài Loan - Trung Quốc) được thu từ người lao động là 1.500 Đài tệ/tháng.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có).

B

Chăm sóc người bệnh tại gia đình (khán hộ công gia đình), giúp việc gia đình

I. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm 6 tháng trở lên

1

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Thời gian làm việc mỗi ngày của người lao động đủ để hoàn thành công việc được bên nước ngoài tiếp nhận lao động giao.

- Người lao động được nghỉ ngơi tối thiểu 08 giờ liên tục/ngày và tối thiểu 01 ngày trong 07 ngày làm việc liên tục.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí, đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho người lao động và đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

3

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động

- Đối với lao động phổ thông: Tiền lương cơ bản tối thiểu là 20.000 Đài tệ/tháng. Trường hợp thỏa thuận chung giữa các nước cung ứng lao động sang Đài Loan (Trung Quốc) điều chỉnh tăng tiền lương thì áp dụng theo mức tiền lương mới.

- Đối với lao động trình độ kỹ thuật Trung cấp làm công việc khán hộ công tại gia đình: tiền lương cơ bản tối thiểu là 24.000 Đài tệ/tháng.

- Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ và ngày lễ tối thiểu là 200% tiền lương ngày làm việc bình thường.

4

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và 03 bữa ăn/ngày.

5

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

II. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm đến dưới 01 năm 6 tháng

Ngoài các quy định tại điểm 1, 2, 3 và 4 mục I, phần B thì nội dung chi tiết hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng và hỗ trợ tối thiểu người lao động một khoản tiền tương đương một tháng lương cơ bản khi bắt đầu hợp đồng; hoặc bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí xuất cảnh cho người lao động.

- Mức phí phục vụ tối đa bên nước ngoài tiếp nhận lao động (công ty dịch vụ việc làm Đài Loan (Trung Quốc)) được thu từ người lao động là 1.500 Đài tệ/tháng.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có).

Phụ lục IV

Nội dung chi tiết hợp đồng cung ứng lao động đối với ngành, nghề, công việc tại thị trường Hàn Quốc [13]

STT

Nội dung chi tiết

I.

Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật

1

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

2

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

- Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ theo quy định của pháp luật Hàn Quốc.

- Người sử dụng lao động cung cấp chỗ ở và ăn cho người lao động, bao gồm cả chỗ ở tạm thời sau khi nhập cảnh.

Trường hợp người lao động phải chi trả toàn bộ tiền ở và ăn thì mức chi trả không quá 20% tiền lương tháng của người lao động; trường hợp người lao động được cung cấp miễn phí bữa ăn thì mức chi trả tiền ở không quá 15% tiền lương tháng.

- Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc chi trả chi phí này.

3

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Hàn Quốc và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Hàn Quốc và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc (nếu có).

II.

Thuyền viên tàu cá gần bờ (thị thực E10)

1

Thời hạn hợp đồng lao động

3 năm, có thể gia hạn 01 năm 10 tháng.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

3

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng dụng cung cấp miễn phí chỗ ở, chi phí ăn và đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.

4

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

5

Thỏa thuận khác khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội

- Người lao động được đào tạo tại Hàn Quốc sau khi nhập cảnh và trả phí không quá 250 USD/thuyền viên.

- Người lao động trả phí quản lý thuyền viên không quá 1.000 USD/thuyền viên/hợp đồng thời hạn 03 năm và không quá 300 USD/thuyền viên cho thời gian gia hạn 01 năm 10 tháng.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm b, d, đ, e, h, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Hàn Quốc và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Hàn Quốc và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc (nếu có).

Phụ lục V

Nội dung chi tiết hợp đồng cung ứng lao động đối với ngành, nghề, công việc tại thị trường Tây Á, Trung Á và châu Phi [14]

STT

Nội dung chi tiết

I

Ngành, nghề giúp việc gia đình (lao động giúp việc nhà, lao động chăm sóc trẻ, lao động làm vườn và lái xe gia đình)

1

Thời hạn hợp đồng lao động

02 năm, có thể gia hạn.

2

Số lượng lao động; ngành, nghề, công việc phải làm; độ tuổi của người lao động

Thỏa thuận cụ thể loại công việc: giúp việc nhà, nấu ăn; chăm sóc trẻ; làm vườn; lái xe gia đình.

Không quá 50 tuổi.

3

Địa điểm làm việc

Người lao động chỉ làm việc tại hộ gia đình trực tiếp của người sử dụng lao động theo địa chỉ đã đăng ký với cơ quan chức năng nước sở tại.

4

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Người lao động được nghỉ 01 ngày/tuần và được nghỉ ít nhất 09 giờ liên tục trong 01 ngày.

5

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương

- Lương cơ bản từ 350 USD/tháng trở lên;

- Nếu đồng ý làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ theo yêu cầu của người sử dụng, người lao động lao động được nhận tiền làm thêm tối thiểu 15 USD/ngày.

6

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở đảm bảo vệ sinh, riêng tư và 03 bữa ăn đủ dưỡng chất mỗi ngày.

7

Chế độ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản

Trường hợp nước tiếp nhận không có quy định bảo hiểm y tế cho người lao động giúp việc gia đình, người sử dụng lao động chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người lao động.

8

Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người lao động trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại

- Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn không phải do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động chịu chi phí vé máy bay về nước cho người lao động và đền bù thiệt hại cho người lao động theo thỏa thuận (nếu có).

- Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn do lỗi của người lao động thì người lao động chịu chi phí vé máy bay về nước và đền bù thiệt hại cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận (nếu có).

9

Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ tiền dịch vụ cho người lao động.

10

Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động chi trả vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

11

Thỏa thuận khác khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội

- Người sử dụng lao động chi trả chi phí bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và chi phí xin thị thực làm việc cho người lao động.

- Trường hợp nước tiếp nhận không có quy định về chế độ bảo hiểm cho người lao động giúp việc gia đình thì người lao động phải được mua bảo hiểm rủi ro trước khi xuất cảnh và người sử dụng lao động chi trả chi phí mua bảo hiểm.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm c, đ, g, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật nước tiếp nhận lao động và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có).

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận lao động và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có).

II.

Các ngành, nghề khác

1

Thời hạn hợp đồng lao động

Tối thiểu 06 tháng.

2

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ;

- Lương cơ bản tối thiểu là 400 USD/tháng (thời gian làm việc 08 giờ/ngày và 48 giờ/tuần).

3

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

- Người lao động được cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.

- Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và miễn phí ăn;

+ Trường hợp người lao động chịu chi phí chỗ ở hoặc chịu chi phí ăn thì tiền lương của người lao động không thấp hơn 500 USD/tháng.

+ Trường hợp người lao động chịu cả chi phí chỗ ở và chi phí ăn thì tiền lương của người lao động không thấp hơn 600 USD/tháng.

4

Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật nước tiếp nhận và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận lao động và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có)

Phụ lục VI

Nội dung chi tiết hợp đồng cung ứng lao động đối với ngành, nghề, công việc tại thị trường Châu Âu và Châu Đại Dương [15]

STT

Nội dung chi tiết

A

Châu Âu

1

Thời hạn hợp đồng lao động

Tối thiểu 06 tháng.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động

3

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương

- Đối với hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên: Lương cơ bản từ 600 USD/tháng trở lên; trường hợp nước tiếp nhận lao động quy định mức lương tối thiểu cao hơn 600 USD/tháng thì áp dụng theo quy định của nước tiếp nhận

- Đối với hợp đồng lao động từ 06 tháng đến dưới 01 năm: Lương cơ bản từ 800 USD/tháng trở lên; trường hợp nước tiếp nhận lao động quy định mức lương tối thiểu cao hơn 800 USD/tháng thì áp dụng theo quy định của nước tiếp nhận.

- Tiền làm thêm giờ theo quy định của nước tiếp nhận.

4

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và các thiết bị nhà bếp trừ trường hợp mức lương cơ bản của người lao động từ 1.200 USD/tháng trở lên đối với hợp đồng lao động từ 06 tháng đến dưới 01 năm hoặc từ 900 USD/tháng trở lên đối với hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên.

5

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

B

Châu Đại Dương

1

Thời hạn hợp đồng lao động

Tối thiểu 06 tháng.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

3

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương

- Lương cơ bản của người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của nước tiếp nhận.

- Tiền làm thêm giờ theo quy định của nước tiếp nhận.

4

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

- Người sử dụng lao động bố trí chỗ ở;

- Người sử dụng lao động bố trí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.

5

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Đối với lao động ngành nông nghiệp: Người sử dụng lao động chi trả tối thiểu 300 đô la Úc tiền vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm b, c, d, đ, e, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật nước tiếp nhận lao động và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận lao động và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có)

Phụ lục VII

Nội dung chi tiết hợp đồng cung ứng lao động đối với ngành, nghề, công việc tại thị trường Châu Mỹ [16]

STT

Nội dung chi tiết

1

Thời hạn hợp đồng lao động

Tối thiểu 06 tháng.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

3

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương

- Đối với hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên: Lương cơ bản từ 500 USD/tháng trở lên; trường hợp nước tiếp nhận quy định mức lương tối thiểu cao hơn 500 USD/tháng thì áp dụng theo quy định của nước tiếp nhận.

- Đối với hợp đồng lao động từ 06 tháng đến dưới 01 năm: Lương cơ bản từ 800 USD/tháng trở lên; trường hợp nước tiếp nhận quy định mức lương tối thiểu cao hơn 800 USD/tháng thì áp dụng theo quy định của nước tiếp nhận.

- Tiền làm thêm giờ theo quy định của nước tiếp nhận.

4

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và các thiết bị nhà bếp trừ trường hợp mức lương cơ bản của người lao động từ 1.200 USD/tháng trở lên đối với hợp đồng lao động từ 06 tháng đến dưới 01 năm hoặc từ 750 USD/tháng trở lên đối với hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên.

5

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm b, c, d, đ, e k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với pháp luật nước tiếp nhận lao động và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận lao động và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có)

Phụ lục VIII

Nội dung chi tiết hợp đồng cung ứng lao động đối với ngành, nghề, công việc tại thị trường Trung Quốc, Ma Cao (Trung Quốc) và Đông Nam Á [17]

STT

Nội dung chi tiết

1

Thời hạn hợp đồng lao động

Tối thiểu 01 năm.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

3

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương

- Lương cơ bản không thấp hơn mức lương tối thiểu của nước tiếp nhận lao động tại thời điểm ký kết hợp đồng cung ứng lao động; Đối với lao động giúp việc gia đình tại Ma Cao: mức lương cơ bản không thấp hơn 4.500 MOP/tháng.

- Tiền làm thêm giờ theo quy định của nước tiếp nhận lao động.

4

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

- Đối với lao động giúp việc gia đình: người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và 03 bữa ăn/ngày;

- Đối với các ngành, nghề khác tại Trung Quốc, Ma Cao (Trung Quốc): người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và cung cấp miễn phí tối thiểu 01 bữa ăn cho ngày làm việc; tại khu vực Đông Nam Á, điều kiện ăn, ở, sinh hoạt theo quy định của nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận.

- Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc chi trả chi phí này cho người lao động tất cả các ngành, nghề.

5

Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Đối với thị trường Trung Quốc và Ma Cao (Trung Quốc): người sử dụng lao động chi trả chi phí mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động.

- Đối với các nước khu vực Đông Nam Á: người lao động được tham gia các chế độ bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận. Đối với thị trường Ma-lai-xi-a, người sử dụng lao động chi trả chi phí mua các loại bảo hiểm cho người lao động theo quy định của Ma-lai-xi-a.

6

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

- Đối với thị trường Ma-lai-xi-a, người sử dụng lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng lao động hoặc khi chấm dứt hợp đồng lao động không do lỗi của người lao động.

7

Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận chi trả (nếu có)

- Đối với ngành nghề giúp việc gia đình tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ tiền dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ.

- Đối với thị trường Ma-lai-xi-a, người sử dụng lao động trả tiền dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ mức 50% tiền một tháng lương tối thiểu của người lao động/hợp đồng (ngoại trừ ngành nghề giúp việc gia đình).

8

Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội

Đối với thị trường Ma-lai-xi-a, người sử dụng lao động chi trả các khoản chi phí sau:

- Chi phí xử lý hồ sơ và làm Giấy phép làm việc theo quy định của Ma-lai-xi-a;

- Tiền khám sức khỏe cho người lao động, tiền thuế tại Ma-lai-xi-a;

- Tiền khám sức khỏe của người lao động tại Việt Nam và phí sàng lọc an ninh (Người sử dụng lao động hoàn trả các chi phí này cho người lao động cùng với tiền lương tháng đầu tiên của người lao động);

- Tiền thị thực nhập cảnh một lần.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm b, c, d, đ, e, k, m, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động (nếu có).

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động (nếu có).

Phụ lục IX

Nội dung chi tiết hợp đồng cung ứng lao động đối với ngành, nghề, công việc trên biển quốc tế [18]

STT

Nội dung chi tiết

I

Thuyền viên tàu cá xa bờ

1

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

48 giờ/tuần và được nghỉ 01 ngày/tuần.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trên tàu; cung cấp miễn phí cho người lao động đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo Công ước Lao động Hàng hải 2006 (MLC 2006).

3

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ;

Lương cơ bản không thấp hơn quy định của ITF và nước tiếp nhận.

4

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí các bữa ăn trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng lao động.

5

Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.

6

Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động chi trả vé máy bay lượt đi từ Việt Nam tới nơi nhập tàu và lượt về từ nơi xuống tàu về Việt Nam sau khi hoàn thành hợp đồng.

Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, k, m, n, p, q, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định của Công ước MLC 2006 hoặc pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch nếu quốc gia đó không phải là thành viên của Công ước MLC 2006.

II

Thuyền viên tàu vận tải và nhân viên làm việc trên tàu du lịch

1

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Theo quy định của Công ước MLC 2006.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trên tàu; cung cấp miễn phí cho người lao động đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo Công ước MLC 2006.

3

Tiền lương, tiền công, trợ cấp thực tập, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ;

Mức lương cơ bản, trợ cấp thực tập hoặc tổng thu nhập của các chức danh không thấp hơn mức lương tối thiểu hoặc tổng thu nhập tối thiểu theo quy định của Liên đoàn Công nhân vận tải quốc tế - ITF hoặc các bản Thỏa thuận chung được ITF chấp thuận thương lượng hoặc Thoả ước liên đoàn vận tải hàng hải quốc gia tiếp nhận.

4

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

Thuyền viên được cung cấp các bữa ăn miễn phí và được ở, sinh hoạt trên tàu đảm bảo an toàn, vệ sinh.

5

Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.

6

Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí phương tiện cho thuyền viên đi từ Việt Nam tới nơi nhập tàu và hồi hương; thanh toán chi phí hồi hương theo quy định của Công ước MLC 2006.

Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, k, m, n, p, q, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định của Công ước MLC 2006 hoặc pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch nếu quốc gia đó không phải là thành viên của Công ước MLC 2006.

Phụ lục X

Mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc [19]

STT

Thị trường/ngành, nghề, công việc

Mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới

1

Nhật Bản

Mọi ngành, nghề

0 đồng

2

Đài Loan (Trung Quốc)

Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải

0 đồng

3

Hàn Quốc

Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải

0 đồng

4

Ma-lai-xi-a

Lao động giúp việc gia đình

0 đồng

5

Bru-nây

Lao động giúp việc gia đình

0 đồng

6

Thái Lan

Mọi ngành, nghề

0 đồng

7

Các nước Tây Á

Lao động giúp việc gia đình

0 đồng

8

Ô-xtrây-li-a

Lao động nông nghiệp

0 đồng

Phụ lục XI

Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc [20]

STT

Thị trường/ngành, nghề, công việc

Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động

1

Nhật Bản

a)

Thực tập sinh kỹ năng số 3 (trường hợp không thay đổi doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức quản lý)

0 đồng

b)

Lao động kỹ năng đặc định (trường hợp hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng số 2 hoặc thực tập kỹ năng số 3)

0 đồng

c)

Lao động kỹ thuật cao, lao động xây dựng đóng tàu theo chế độ hoạt động đặc định

0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

2

Đài Loan (Trung Quốc)

a)

Hộ lý và y tá tại bệnh viện, trung tâm dưỡng lão

0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

b)

Chăm sóc người bệnh tại gia đình (khán hộ công gia đình), giúp việc gia đình, nông nghiệp, thuyền viên tàu cá gần bờ

0,4 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 01 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

3

Hàn Quốc

Thuyền viên tàu cá gần bờ

0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

4

Các nước Đông Nam Á

Lao động giúp việc gia đình

0 đồng

5

Các nước Tây Á

Lao động giúp việc gia đình

0 đồng

6

Ô-xtrây-li-a

Lao động nông nghiệp

0 đồng

Phụ lục XII. Chương trình, nội dung, thời lượng giáo dục định hướng

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Chương trình giáo dục định hướng có 74 tiết (bao gồm 54 tiết lý thuyết, 20 tiết thực hành, thời gian 45 phút/tiết) với nội dung và thời lượng như sau:

1. Truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam (thời lượng: 02 tiết, bao gồm: 02 tiết lý thuyết)

a) Nhiệm vụ giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc khi sống và làm việc ở nước ngoài;

b) Trách nhiệm công dân của người lao động khi ra làm việc ở nước ngoài;

c) Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lợi ích của hoạt động này đối với bản thân, gia đình người lao động và đối với xã hội.

2. Kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động (thời lượng: 07 tiết, bao gồm: 07 tiết lý thuyết)

a) Pháp luật của Việt Nam: những quy định liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Bộ Luật Lao động; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn; quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; các quy định về xuất nhập cảnh; quy định của Bộ Luật Dân sự và các văn bản quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

b) Luật pháp của nước tiếp nhận lao động: các quy định về nhập cư, xuất nhập cảnh liên quan đến lao động nước ngoài; điều kiện làm việc; các chế độ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn...); chế độ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản; các chế độ bồi thường cho lao động nước ngoài; các hành vi vi phạm pháp luật và xử phạt; quy định về an toàn giao thông;

c) Nghĩa vụ chấp hành, tuân thủ pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Nội dung cơ bản của các loại hợp đồng liên quan đến việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (thời lượng: 06 tiết, bao gồm: 06 tiết lý thuyết)

a) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký với người lao động); hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài (doanh nghiệp Việt Nam ký với người lao động về việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài);

b) Hợp đồng lao động (người sử dụng lao động ký với người lao động);

c) Hợp đồng ký quỹ, hợp đồng bảo lãnh;

d) Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

Doanh nghiệp phổ biến cho người lao động nội dung các loại hợp đồng phù hợp với hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

4. Kỹ năng chi tiêu, tiết kiệm, gửi tiền về nước trong thời gian làm việc ở nước ngoài (thời lượng: 04 tiết, bao gồm: 03 tiết lý thuyết, 01 tiết thực hành)

a) Lập kế hoạch chi tiêu ở nước ngoài, xác định nhu cầu và mong muốn trong chi tiêu, quỹ rủi ro;

b) Lập kế hoạch sử dụng tiền tiết kiệm: đầu tư vào giáo dục, trả nợ, xây nhà, kinh doanh, ...

c) Các kênh gửi tiền về nước an toàn, dịch vụ chuyển tiền chính thống và không chính thống, ưu điểm và nhược điểm.

5. Kỷ luật lao động, an toàn và vệ sinh lao động (thời lượng: 12 tiết, bao gồm: 06 tiết lý thuyết, 06 tiết thực hành)

a) Nội quy lao động tại nơi làm việc;

b) Hướng dẫn các quy định, nội quy về an toàn lao động và vệ sinh lao động;

c) Trang thiết bị bảo hộ cá nhân và cách sử dụng;

d) Các dạng tai nạn lao động tại nơi làm việc; các loại bệnh nghề nghiệp và cách phòng ngừa;

đ) Những vi phạm nội quy, kỷ luật, an toàn, vệ sinh lao động mà người lao động Việt Nam hay mắc phải và cách phòng tránh.

6. Phong tục tập quán, văn hóa của nước tiếp nhận người lao động (thời lượng: 03 tiết, bao gồm: 03 tiết lý thuyết)

a) Giới thiệu về đất nước, con người, vị trí địa lý tự nhiên, dân số, danh lam thắng cảnh;

b) Tôn giáo, phong tục tập quán đặc trưng;

c) Văn hóa, nghệ thuật truyền thống, nếp sống, thói quen sinh hoạt của người bản địa, kinh nghiệm giao tiếp;

d) Những chuẩn mực đạo đức;

đ) Văn hóa ứng xử xã hội;

e) Những điểm cần lưu ý về tôn giáo, phong tục tập quán, văn hóa của nước tiếp nhận lao động.

7. Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống (thời lượng: 10 tiết, bao gồm: 06 tiết lý thuyết, 04 tiết thực hành)

a) Trong lao động:

a1) Cách ứng xử và trình tự giải quyết những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động với chủ sử dụng lao động; với đại diện công ty môi giới, đại diện doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc người được doanh nghiệp ủy quyền;

a2) Cách ứng xử với người lao động cùng làm việc trong nhà máy (người lao động Việt Nam, người lao động các nước khác và nước sở tại).

b) Trong đời sống:

b1) Chấp hành những nội quy, quy định tại nơi công cộng, nơi ở;

b2) Các hành vi vi phạm trật tự xã hội bị nghiêm cấm: tệ nạn cờ bạc, đánh nhau, chửi nhau, tàng trữ và phân tán các ấn phẩm đồi trụy;

b3) Cách ứng xử và trình tự giải quyết những vấn đề phát sinh khi các điều kiện ăn ở và sinh hoạt của người lao động không được đảm bảo;

b4) Những điều cấm kỵ: nấu rượu, bắt và giết động vật như chó, mèo, chim. b5) Những sai phạm trong ứng xử mà người lao động Việt Nam hay mắc phải và cách khắc phục.

8. Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, giao thông, mua bán, sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hàng ngày (thời lượng: 08 tiết, bao gồm: 04 tiết lý thuyết, 04 tiết thực hành)

a) Hướng dẫn các thủ tục xuất cảnh tại Việt Nam và nhập cảnh tại nước đến lao động;

b) Hướng dẫn chuẩn bị tư trang, hành lý mang theo;

c) Hướng dẫn sử dụng các phương tiện giao thông: máy bay, tàu hỏa, xe buýt, taxi, tàu điện ngầm, xe máy, xe đạp;

d) Những việc cần biết và thực hiện ngay khi đến nơi làm việc (nhận nơi ở, các trang thiết bị được cung cấp tại nơi ở; cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày như bếp ga, lò vi sóng, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, máy hút bụi, điện thoại, in-ter-net);

đ) Sử dụng tiền bản địa trong giao dịch hàng ngày; hệ thống thương mại của nước sở tại và cách mua bán tại các siêu thị, chợ;

e) Những tồn tại của người lao động Việt Nam trong lĩnh vực này và cách khắc phục.

9. Kiến thức cơ bản về cưỡng bức lao động, phòng chống buôn bán người, bình đẳng giới, lạm dụng tình dục, bạo lực giới và các kỹ năng phòng ngừa (thời lượng: 08 tiết, bao gồm: 05 tiết lý thuyết, 03 tiết thực hành)

a) Khái niệm về cưỡng bức lao động, buôn bán người và các kỹ năng phòng ngừa;

b) Khái niệm bình đẳng giới, bạo lực giới và các kỹ năng phòng ngừa; vấn đề bình đẳng giới tại nước tiếp nhận lao động;

c) Lạm dụng tình dục, quấy rối tình dục và cách phòng chống;

d) Kỹ năng ứng phó trong các trường hợp bị cưỡng bức lao động, buôn bán người, phân biệt đối xử về giới, lạm dụng tình dục, bạo lực giới;

đ) Kỹ năng phòng, chống và cách ứng phó bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài.

10. Nội dung cơ bản về bảo hộ công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và những vấn đề cần phòng ngừa trong thời gian làm việc ở nước ngoài (thời lượng: 06 tiết, bao gồm: 04 tiết lý thuyết, 02 tiết thực hành)

a) Khái niệm và nội dung bảo hộ công dân, cơ quan chịu trách nhiệm bảo hộ công dân ở trong nước và ngoài nước;

b) Phòng cháy, chữa cháy; tai nạn giao thông; đuối nước; dịch bệnh nguy hiểm;

c) Cách phòng tránh các thảm họa thiên tai, như: bão lụt, động đất, sóng thần;

d) Phòng tránh ma túy, mại dâm, HIV, AIDS, các bệnh truyền nhiễm;

đ) Những thủ đoạn lừa đảo, trộm cướp, bạo lực, lôi kéo bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm ăn phi pháp và những việc cần làm khi có vụ việc xảy ra.

11. Định hướng về việc tiếp cận cơ hội việc làm sau khi về nước (thời lượng: 02 tiết, bao gồm: 02 tiết lý thuyết)

a) Trau dồi kỹ năng và ngoại ngữ trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

b) Kết nối với các sàn giao dịch việc làm trong nước, trung tâm giới thiệu việc làm ở địa phương, học thêm các kỹ năng.

12. Thông tin về các địa chỉ và đường dây nóng hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn trong thời gian làm việc ở nước ngoài (thời lượng: 1 tiết, bao gồm: 01 tiết lý thuyết)

Cung cấp và hướng dẫn về số điện thoại, địa chỉ cần liên hệ của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đại diện quản lý của doanh nghiệp, cảnh sát, cứu hỏa, đường dây nóng của các cơ quan chức năng có liên quan của nước tiếp nhận lao động, tổng đài điện thoại hỗ trợ công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, số điện thoại phản ánh thông tin về Cục Quản lý lao động ngoài nước, kênh giải quyết khiếu nại, tố cáo... để người lao động có thể sử dụng khi cần thiết.

13. Ôn tập và kiểm tra (thời lượng: 05 tiết).

14. Các nội dung khác

Đối với các thị trường, ngành, nghề, công việc có thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận lao động ngoài quy định về nội dung, chương trình và thời lượng giáo dục định hướng nêu trên, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện theo thỏa thuận.

Phụ lục XIII. Mẫu Đề cương báo cáo định kỳ

Mẫu số 01. Đề cương báo cáo định kỳ hằng năm của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Mẫu số 02. Đề cương báo cáo định kỳ hằng năm của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Mẫu số 03. Đề cương báo cáo định kỳ hằng năm của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Mẫu số 04. Đề cương báo cáo tình hình thực hiện đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài

Mẫu số 01 [21]

TÊN DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

Báo cáo định kỳ hằng năm của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước

I. Tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong kỳ báo cáo

1. Thông tin của doanh nghiệp và các điều kiện duy trì giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại thị trường, ngành, nghề, công việc:

a) Vốn (1), ký quỹ, địa chỉ trụ sở chính, cơ sở giáo dục định hướng, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

b) Địa chỉ trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;

c) Người đại diện theo pháp luật trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (bằng cấp chuyên môn, chức danh, kinh nghiệm làm việc);

d) Nhân viên nghiệp vụ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số CCCD/CMT, vị trí nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc, mã số BHXH, ngày bắt đầu tham gia BHXH tại doanh nghiệp, ngày ký hợp đồng lao động, thời gian làm việc, thời hạn hợp đồng);

đ) Thông tin về các điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại thị trường, ngành, nghề, công việc (trong trường hợp có thay đổi so với kỳ báo cáo trước):

- Đưa người lao động đi làm việc tại Nhật Bản/Đài Loan (nếu có);

- Đưa người đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản (nếu có);

- Đưa người đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài (nếu có);

2. Tình hình hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngoài báo cáo tại Hệ thống cơ sở dữ liệu:

a) Tổ chức giáo dục định hướng, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có);

b) Ký quỹ của người lao động và sử dụng tiền ký quỹ của lao động;

c) Quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động ở nước ngoài (bao gồm các vụ việc phát sinh trong kỳ báo cáo đã, đang, chưa giải quyết; số lượng người lao động tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng);

d) Thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

đ) Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

e) Hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi về nước;

g) Doanh thu và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp trong hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (bao gồm việc thực hiện hợp đồng môi giới và giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới).

II. Thuận lợi, khó khăn

1. Thuận lợi về thị trường, nguồn lao động hoặc các yếu tố tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo;

2. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong kỳ báo cáo, nguyên nhân.

III. Kiến nghị, đề xuất

______________________

Ghi chú: (1) Vốn điều lệ; danh sách chủ sở hữu/thành viên/cổ đông. Trường hợp chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức, cung cấp danh sách chủ sở hữu/thành viên/cổ đông của tổ chức đó cập nhật tại kỳ báo cáo.

Mẫu số 02

Đề cương báo cáo định kỳ hằng năm của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước

I. Tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong kỳ báo cáo

1. Thông tin chung của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài: thông tin về dự án đầu tư của tổ chức, cá nhân.

2. Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:

a) Tổ chức giáo dục định hướng; thỏa thuận phụ lục hợp đồng, ký kết hợp đồng với người lao động;

b) Tình hình thực hiện phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động.

II. Thuận lợi, khó khăn

1. Thuận lợi hoặc các yếu tố tác động tích cực đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trong năm;

2. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm, nguyên nhân.

III. Kiến nghị, đề xuất

Mẫu số 3

Đề cương báo cáo định kỳ hằng năm của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước

I. Tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong kỳ báo cáo

1. Thông tin chung (nếu thay đổi): tên gọi, địa chỉ trụ sở, cơ sở giáo dục định hướng, người đứng đầu.

2. Tình hình thực hiện thỏa thuận quốc tế:

a) Ký kết hợp đồng cung ứng lao động (nếu có);

b) Tuyển chọn, giáo dục định hướng, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có); ký hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

c) Thỏa thuận và thực hiện biện pháp ký quỹ, bảo lãnh;

d) Quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động (bao gồm các vụ việc phát sinh trong kỳ báo cáo đã, đang, chưa giải quyết; số lượng người lao động tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng);

đ) Thanh lý hợp đồng; bồi thường cho người lao động (nếu có).

II. Thuận lợi, khó khăn

1. Thuận lợi trong quá trình triển khai chương trình hợp tác, thỏa thuận, nguồn lao động hoặc các yếu tố tác động tích cực đến hoạt động của đơn vị trong năm;

2. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm, nguyên nhân.

III. Kiến nghị, đề xuất

Mẫu số 4

Đề cương báo cáo tình hình thực hiện đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài

Kính gửi: .... (1) .....

I. Tình hình hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, thực tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài trong kỳ báo cáo

1. Thông tin chung của doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi đào tạo, thực tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài và tổ chức, doanh nghiệp nơi người lao động đến đào tạo, thực tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

2. Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, thực tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài:

a) Tổ chức giáo dục định hướng; ký hợp đồng, thanh lý hợp đồng đào tạo nghề trước khi người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;

b) Tình hình quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động do doanh nghiệp đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài; tình hình tiếp nhận và bố trí việc làm cho người lao động sau thời gian đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.

II. Thuận lợi, khó khăn

1. Thuận lợi hoặc các yếu tố tác động tích cực đến hoạt động đưa người lao động đi đào tạo, thực tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài của doanh nghiệp trong năm;

2. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình đưa người lao động đi đào tạo, thực tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài trong năm, nguyên nhân.

III. Kiến nghị, đề xuất

Ghi chú: (1) Cơ quan nhận báo cáo:

- Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trường hợp doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian dưới 90 ngày;

- Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trường hợp doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian từ 90 ngày trở lên.



[1] Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật Cư trú ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành.”.

Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”

[2] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[4] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[5] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[6] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[7] Điều 5 Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2023 quy định như sau:

 “1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2023.

2. Các Mẫu giấy tờ là thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính đã được tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa giải quyết xong thì tiếp tục được giải quyết theo quy định tại Thông tư, Thông tư liên tịch chưa được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ bởi Thông tư này.

3. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.”.

Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024 quy định như sau:

“Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và thỏa thuận khác có liên quan đã

được ký kết và người lao động đã xuất cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được thực hiện cho đến khi kết thúc hợp đồng.

2. Hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký, được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận và người lao động chưa xuất cảnh trước ngày 15 tháng 05 năm 2024 nếu có nội dung trái quy định của Thông tư này thì Hợp đồng cung ứng lao động phải được sửa đổi, bổ sung hoặc ký kết mới.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp và người lao động phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để có hướng dẫn kịp thời./.”

[8] Mẫu này được thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[9] Mẫu này được thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[10] Mẫu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 08/2023/TT- BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2023.

[11] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[12] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[13] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[14] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[15] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[16] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[17] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[18] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[19] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[20] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

[21] Mẫu này được thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

MINISTRY OF LABOUR - INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 2007/VBHN-BLDTBXH

Hanoi, May 14, 2024

 

CIRCULAR

ELABORATING SOME ARTICLES OF LAW ON VIETNAMESE GUEST WORKERS

Circular No. 21/2021/TT-BLDTBXH dated December 15, 2021 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on elaboration of some Articles of the Law on Vietnamese Guest Workers, which comes into force from February 01, 2022 is amended by:

1. Circular No. 08/2023/TT-BLDTBXH dated August 29, 2023 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on amendments to and annulment of some articles of Circulars and Joint Circulars on submission and presentation of paper household registration books, temporary residence books, or documents requiring confirmation of residence upon carrying out administrative procedures under the state management of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs of Vietnam, which comes into force from October 12, 2023.

2. Circular No. 02/2024/TT-BLDTBXH dated February 23, 2024 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on amendments to some Articles of the Circular No. 21/2021/TT-BLDTBXH dated December 15, 2021 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on elaboration of some Articles of the Law on Vietnamese Guest Workers, which comes into force from May 15, 2024.

Pursuant to the Law on Vietnamese Guest Workers No. 69/2020/QH14 dated November 13, 2020;

Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs;

At the request of the Head of the Overseas Labor Agency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Circular elaborates the following Articles and Clauses of the Law on Vietnamese Guest Workers:

1. Applications for preparation of labor sources in accordance with regulations prescribed in Clause 5 Article 18.

2. Details of the labor supply contract in accordance with regulations prescribed in Clause 3 Article 19.

3. Documents proving compliance with regulations and laws of host countries on the provision of Vietnamese guest workers in accordance with regulations prescribed in Clause 4 Article 20; Documents proving compliance with regulations and law of host countries on bringing Vietnamese workers abroad for training and improvement in accordance with regulations prescribed in Clause 2 Article 40.

4. Ceiling wage under brokerage agreements in accordance with regulations prescribed in Clause 3 Article 22.

5. Ceiling service fees in accordance with regulations prescribed in Point c Clause 4 Article 23.

6. Professional staff in charge of managing and supporting overseas workers in accordance with regulation prescribed in Point e Clause 2 Article 26.

7. Contents of guarantee contracts and liquidation of guarantee contracts in accordance with regulations prescribed in Point 3 Article 58.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Form of application for registration of labor supply contract in accordance with regulations prescribed in Clause 4 Article 20; form of application for registration of contract for receiving intern worker in accordance with regulations prescribed in Clause 2 Article 40; form of application for registration of directly-concluded labor contract in accordance with regulations prescribed in Point a Clause 1 Article 53.

10. Form of contract for the provision of Vietnamese guest worker service signed between the worker and a service enterprise in accordance with regulations prescribed in Clause 3 Article 21; the content and form of contact for the provision of Vietnamese guest worker service signed between the worker and a Vietnamese entity making outward investment in accordance with regulations prescribed in Clause 4 Article 35; between the worker and a service provider in accordance with regulations prescribed in Point b Clause 1 Article 43.

11. Annual reports of service enterprises in accordance with regulations prescribed in Point m Clause 2 Article 26, of Vietnamese entities making outward investments in accordance with regulations prescribed in Clause 8 Article 35, and of service providers in accordance with regulations prescribed in Point g Clause 2 Article 43; reports on provision of overseas training, improvement and enhancement for workers in accordance with regulations prescribed in Point l Clause 2 Article 41.

Article 2. Regulated entities

1. Vietnamese guest workers.

2. Vietnamese enterprises providing Vietnamese guest worker services.

3. Vietnamese enterprises providing overseas training, improvement, and enhancement for workers.

4. Vietnamese entities making outward investments and providing Vietnamese guest worker services.

5. Public service providers affiliated to ministries, ministerial agencies, Governmental agencies assigned to bring Vietnamese abroad as guest workers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Preparation of labor sources

An application for preparation of labor sources includes:

1. A document on preparing labor sources in accordance with Form No. 1 of Appendix I promulgated with this Circular.

2. A copy of the written request of a foreign employment receiver or cooperation agreement between a Vietnamese enterprise and the foreign employment receiver attached with a certified Vietnamese translation including the following content:

a) Quantity of workers that the Vietnamese enterprise has to prepare and professions and genders of workers;

b) Requirements for qualifications, vocational skills, and foreign languages ​​of workers;

c) Basic information on the foreign job (working place, salary, term of the labor contract);

d) Estimated time for the qualification.

3. [2] Documents proving permission to employ foreign workers issued by competent authorities of host countries regarding a foreign employment receiver cooperating with a Vietnamese service enterprise for the first time. To be specific:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) 01 copy of business license or equivalent document issued by a competent authority to the employer which shows the field of business suitable for the sector, profession, and job for foreign worker recruitment enclosed with its Vietnamese translation;

a2) With regard to a country in which there are regulations on conditions for receipt of foreign workers, 01 copy of document which shows that the employer meets such conditions enclosed with its Vietnamese translation.

b) If the foreign employment receiver is the employment service organization, proving documents include:

b1) 01 copy of business license or equivalent document issued or certified by a competent authority to the employment service organization which shows the sector and profession of business including employment services enclosed with its Vietnamese translation;

b2) 01 copy of cooperation agreement on or written request for preparation of labor resources or recruitment of Vietnamese workers of the employer for the employment service organization enclosed with its Vietnamese translation;

b3) Proving documents regarding the employer prescribed in Point a of this Clause.

4. A plan for preparing labor sources includes the following content:

a) The estimated number of workers (the maximum number is equal to the one prescribed in Point a Clause 2 of this Article); professions; genders; qualifications, vocational skills, and foreign languages of workers;

b) Methods of preparing labor sources:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b2) Expected vocational skill training (if any): Time (start time and end time), location, and methods of training (direct/associate);

b3) Expected foreign language education (if any): Time (start time and end time), location, and methods of education (direct/associate);

5. [3] Commitment to prioritize selection of workers who have participated in the labor source preparation phase is a written commitment between the Vietnamese service enterprise and the worker, showing the prioritized content for a selection of the enterprise for each worker when the labor supply contract is registered and approved.

Article 4. Detailed contents of labor supply contract [4]

1. The detailed content of a labor supply contract according to the market, sector, profession, and job is stipulated as follows:

a) Regarding sectors, professions, and jobs in the Japanese market, comply with regulations prescribed in Appendix II promulgated with this Circular.

b) Regarding sectors, professions, and jobs in the Taiwanese market (China), comply with regulations prescribed in Appendix III promulgated with this Circular.

c) Regarding sectors, professions, and jobs in the Korean market, comply with regulations prescribed in Appendix IV promulgated with this Circular.

d) Regarding sectors, professions, and jobs in West Asia, Central Asia, and Africa markets, comply with regulations prescribed in Appendix V promulgated with this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Regarding sectors, professions, and jobs in the market of Americas, comply with regulations prescribed in Appendix VII promulgated with this Circular.

g) Regarding sectors, professions, and jobs in the Chinese market or Macau market (China) and Southeast Asia market, comply with regulations prescribed in Appendix VIII promulgated with this Circular.

h) Regarding labor jobs on the international sea, comply with regulations prescribed in Appendix IX promulgated with this Circular.

2. The labor supply contract is agreed by the service enterprise with the foreign employment receiver and this contract shall satisfy minimum requirements specified in Clause 1 of this Article.”

Article 5. Documents proving compliance with regulations and laws of host countries on the provision of Vietnamese guest workers[5]

1. Regarding the Malaysian market and the Taiwanese market (China), proving document is 01 copy of the appraisal sheet for recruitment of Vietnamese workers of a Vietnamese representative mission in the Malaysia or the Taiwan (China).

2. Regarding markets of Europe, Americas and Oceania and skilled workers in Korean market, if the foreign employment receiver is the employer, proving documents include:

a) 01 copy of business license or equivalent document issued by a competent authority to the employer which shows the field of business suitable for the sector, profession, and job for foreign worker recruitment enclosed with its Vietnamese translation;

b) 01 copy of the document issued by a competent authority of the host country permitting the employer to recruit foreign workers or certifying that the employer meets requirements/conditions for recruitment of foreign workers or approving the sector, profession, and job eligible for foreign worker recruitment enclosed with its Vietnamese translation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If there is not any regulation on the above-mentioned document in the host country, 01 copy of business license or equivalent document of the employer or another document of the competent authority or a professional organization (with regard to household business) which shows that the employer’s production and business are suitable for the sector, profession, and job for foreign worker recruitment and those eligible for foreign worker recruitment, and its Vietnamese translation are required.

4. Regarding countries or territories specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article, if the foreign employment receiver is the employment service organization, proving documents include:

a) 01 copy of business license or equivalent document issued or certified by a competent authority to the employment service organization, showing the sector and profession of business including employment services enclosed with its Vietnamese translation;

b) 01 copy of cooperation agreement on or written request  or letter of authorization for recruitment of Vietnamese workers of the employer for the employment service organization enclosed with its Vietnamese translation;

c) Proving documents regarding the employer prescribed in Clause 2 or Clause 3 of this Article.

Article 6. Documents proving compliance with regulations and law of host countries on bringing Vietnamese workers abroad for training and improvement

Regarding countries or territories that need to have the approval of competent authorities for receiving foreign workers coming to train and improve their vocational skills, the proving document is one of the following documents:

1. 01 copy of the document issued by a competent authority of the host country to permit an intern worker receiver to receive foreign workers.

2. Other documents proving that the intern worker receiver is licensed to receive foreign workers in accordance with regulations of the host country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The ceiling service price under a brokerage agreement according to the agreement between the service enterprise with the intermediary entity shall not exceed 0,5 months of the salary in the worker's contract for every 12 working months. In case the labor contract has a working term of 36 months or more, the ceiling service price according to the brokerage agreement shall not exceed 1,5 months of the salary in the contract of the worker.

2. The ceiling service price under brokerage agreements for a number of specific markets, sectors, professions, and jobs is prescribed in Appendix X promulgated with this Circular.

Article 8. The ceiling service fee collected from workers for a number of markets, sectors, professions, and jobs

The ceiling service fee collected from workers for a number of markets, sectors, professions, and jobs is prescribed in Appendix XI promulgated with this Circular. 

Article 9. Professional staff managing and supporting overseas workers

A service enterprise shall appoint at least 1 professional employee in the host country or territory to manage and support workers according to the following regulations:

1. Service enterprises that have 500 or more employees working in Taiwan (China), Korea, Macau (China), and Japan.

2. Service enterprises that have 300 or more employees working in the remaining countries or territories.

Article 10. Contents of guarantee contracts

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Participants

a) The guarantors are entities that meet sufficient conditions as prescribed in Article 55 of the Law No. 69/2020/QH14;

b) The obligors are Vietnamese guest workers;

c) The obligees are service enterprises or service providers that provide Vietnamese guest worker services

2. Scope of guarantee

The scope of guarantee is part of or the entire of the following tasks of the obligor:

a) Paying unpaid service fees of the obligors;

b) Paying compensation for the damage caused by the obligors' breach of the contract;

c) Paying the interest in case of late payment of money under the scope of guarantee which is calculated by the interest for demand deposits in VND of a credit institution as agreed by parties corresponding to the time of late payment at the time of payment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The guarantor may: 

a1) Receive sufficient and accurate information on rights and obligations of obligors to obligees from the obligee, obligor, and related parties;

a2) Request the obligee to inform the working place, employment situation, income, health, and working and living conditions of the obligor;

a3) Request the obligee to comply with commitments with the guarantor and obligor;

a4) Request compensation for damage and use that amount to compensate tasks with the obligee (if any) in case the obligee fails to perform or improperly or incompletely performs the tasks prescribed in Point d1), d2), d4), and d8) of this Article causing damages to the guarantor;

a5) Receive notifications on the completion of tasks of the obligor from the obligor or obligee;

a6) Request the obligee to return documents proving the financial capability, capability, and reputation of the guarantor (if any) when the guarantee contract ends;

a7) Request the obligor to perform its task within the scope of the guarantee task performed by the guarantor, except for cases with other agreements.

a8) Request the obligor to return the received asset or the value corresponding to the part of guarantee tasks performed by the guarantor in case the obligor still performs its tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b1) Transfer documents proving its financial capability, capability, and reputation, and other necessary documents to the obligee;

b2) Mobilize and educate the obligor to properly perform tasks according to the signed contract with the obligee; adopt necessary measures to prevent and remedy damages caused by the obligor's breach of the contract;

b3) Perform tasks on behalf of the obligor within the committed scope of guarantee in case the obligor fails to perform or improperly or incompletely performs tasks in the signed contract with the obligee;

b4) Hand over its asset to the obligee or a third party according to an agreement to handle in case the guarantor fails to perform or improperly or incompletely performs its tasks

b5) Pay the value of the violated task and compensate the damage in case the guarantor fails to perform or improperly or incomplete performs its tasks.

c) The obligee may:

c1) Request the guarantor to perform its tasks, except for cases where parties agree that the guarantor shall only perform tasks on behalf of the obligor in case the obligor is incapable of performing its tasks;

c2) Request the guarantor to transfer documents proving its financial capability, capability, and reputation, and other necessary documents to the obligee;

c3) Request the guarantor to mobilize and educate the obligor to properly perform tasks according to the signed contract with the obligee;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c5) Request the guarantor to pay the value of the violated task and compensate the damage in case the guarantor fails to perform or improperly or incomplete performs its tasks.

d) The obligee shall: 

d1) Comply with commitments with the guarantor and obligor;

d2) Accurately, sufficiently, and timely inform the guarantor of rights and obligations of the obligor to the obligee;

d3) Inform the working place, employment situation, income, health, and working and living conditions of the obligor at the request of the guarantor;

d4) Preserve, protect, keep, and prevent loss of documents proving the financial capability, capability, and reputation of the guarantor if parties agree that the obligee will be in charge of such documents In case the mentioned documents are damaged or lost, the obligee shall compensate the damage;

d5) Inform the guarantor about the performance of tasks on behalf of the obligor when there are grounds for performing the guarantee tasks in accordance with the law on secured transactions; if the obligor must perform tasks ahead of time due to violation of tasks but fails to perform or improperly or incomplete performs such tasks, the obligee shall provide specific explanations in the notification about the performance of tasks ahead of time of the obligor;

d6) Provide the guarantor with documents proving the tasks of the obligor within the scope of guarantee tasks and the damage caused by the obligor;

d7) Inform the guarantor about the completion of tasks of the obligor;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d9) Inform the obligor about the completion of tasks of the guarantor.

4. The termination of guarantee happens in cases prescribed by the civil law on guarantee.

5. Other agreements that are not contrary to regulations of the law.

Article 11. Liquidation of guarantee contracts

1. The time limit for the liquidation of a guarantee contract is 30 days from the date of termination of the guarantee, except for cases of different agreements of parties

2. The liquidation of guarantee contracts shall be made in a separate document or included in the guarantee termination document or guarantee termination agreement, specifying the extent of the implementation of agreed content in the guarantee contract of parties and responsibilities of parties (if any) due to the liquidation.

Article 12. Orientation education

1. The program, duration and content of the orientation education are prescribed in Appendix XII promulgated with this Circular.

2. Form and duration of the certificate of completion of the orientation education course:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The certificate of completion of the orientation education course is valid for 24 months from the date of issuance. After the mentioned time limit, enterprises, service providers, or entities making outward investments that provide Vietnamese guest worker services shall reorganize the orientation education. In case the certificate has yet to exceed the 24-month duration of validity, but the worker wishes to change the service enterprise, service provider, or entities making outward investments or change the sector, profession, job, or host country, the enterprise, service provider, or entity shall organize an orientation education for changed content; that worker must take an examination to obtain a certificate of completion of such an orientation education course.

Article 13. Forms of applications for registration of contracts

1. The application for registration of labor supply contract shall comply with Form No. 2 of Appendix I promulgated with this Circular.

2. The application for registration of contract for receiving intern workers shall comply with Form No. 4 of Appendix I promulgated with this Circular.

3. The application for registration of labor contract directly concluded shall comply with Form No. 5 of Appendix I promulgated with this Circular.

Article 14. Contents and forms of contracts for Vietnamese guest worker services

1. The contract for Vietnamese guest worker services signed between a worker and a service enterprise shall be consistent with Form No. 3 of Appendix No. 1 promulgated with this Circular.

2. The contract for Vietnamese guest worker services signed between a worker and an entity making outward investment shall be consistent with the law of Vietnam and the law of the host country or territory and have the following contents:

Working duration; sector and profession; host country or territory, working place; orientation education before going to work; working conditions and environment; working time and break time; vocational safety and hygiene; salary and bonus (if any), overtime salary, and deductions from salary (if any); conditions for eating, living, and traveling from the lodging place to the working place; responsibilities to pay traveling cost from Vietnam to the working place and vice versa; policies on medical examination and treatment and other benefits or policies (if any); rights and policies of workers when having vocational accidents or diseases and other policies; compensation of damage due to breach of the contract; mechanisms, procedures, and laws for settlement of disputations; other agreement in accordance with the law and social morality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Working duration; sector and profession; host country or territory, working place; orientation education before going to work; training for vocational skills and foreign languages (if any); costs workers have to pay before going; working conditions and environments; working time and break time; vocational safety and hygiene; salary and bonus (if any), overtime salary, and deductions from salary (if any); conditions for eating, living, and traveling from the lodging place to the working place; responsibilities to pay traveling cost from Vietnam to the working place and vice versa; policies on social insurance, health insurance, labor accident insurance, occupational disease insurance; compensation of damage due to breach of the contract; deposit and guarantee for the implementation of tasks of the contract (if any); liquidation of the contract; mechanisms, procedures, and laws for settlement of disputations; other agreement in accordance with the law and social morality.

Article 15. Periodic reports

Periodic reports of service enterprises, entities making outward investments, service providers providing Vietnamese guest worker services, and enterprises that provide overseas training and improvement for workers are regulated as follows:

1. Annually, before December 20 of the reporting period, each entity mentioned above shall submit a report on the provision of guest workers according to the Report Outline of Appendix XIII promulgated with this Circular.

2. The report shall be written and sent to a receiving agency in person or by post or by online methods.

3. The time to finalize the reporting data in annual reports is from December 15 of the year before the reporting period to December 14 of the reporting period.

Article 16. Entry into force[7]

1. This Circular comes into force as of February 1, 2022.

2. The following documents and regulations shall cease to be effective from the effective date of this Circular:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Circular No. 21/2013/TT-BLDTBXH dated October 10, 2013 of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs providing for the ceiling level of deposit and labor market in which service enterprises permitted making agreement about the depositing with workers;

c) Circular No. 22/2013/TT-BLDTBXH dated October 15, 2013 of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs providing the forms and content of labor supply contracts and guest worker contract;

d) Decision No. 18/2007/QD-BLDTBXH dated July 18, 2007 of the Minister of Labor – War Invalids and Social Affairs on the promulgation of the necessary knowledge training program for workers prior to overseas employment;

dd) Decision No. 20/2007/QD-BLDTBXH dated August 2, 2007 of the Minister of Labor – War Invalids and Social Affairs on the promulgation of certificates of necessary knowledge training for workers prior to overseas employment

e) Decision No. 61/2008/QD-BLDTBXH dated August 12, 2008 of the Minister of Labor – War Invalids and Social Affairs on the amount of brokerage fees paid by workers to enterprises in a number of markets.

3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular shall be reported to the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs (through the Overseas Labor Agency) for timely guidance./.

 

 

CERTIFIED BY

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

[1] Circular No. 08/2023/TT-BLDTBXH dated August 29, 2023 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on amendments to and annulment of some articles of Circulars and Joint Circulars on submission and presentation of paper household registration books, temporary residence books, or documents requiring confirmation of residence upon carrying out administrative procedures under the state management of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs of Vietnam is promulgated pursuant to:

“ The Residence Law dated November 13, 2020;

The Law on Promulgation of Legislative Documents dated June 22, 2015 and the Law on amendments to the Law on Promulgation of Legislative Documents dated June 18, 2020;

The Government’s Decree No. 62/2022/ND-CP dated September 12, 2022 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs;

The Government’s Decree No. 104/2022/ND-CP dated December 21, 2022 on amendments to Decrees on submission and presentation of household register books, temporary residence register books upon carrying out administrative procedures or providing public services;

At the request of the Director General of Legal Affairs;

The Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs promulgates Circular on amendments to and annulment of some articles of Circulars and Joint Circulars issued or jointly issued by the Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs.”.

Circular No. 02/2024/TT-BLDTBXH dated February 23, 2024 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on amendments to some Articles of the Circular No. 21/2021/TT-BLDTBXH dated December 15, 2021 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on elaboration of some Articles of the Law on Vietnamese Guest Workers is promulgated pursuant to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Government’s Decree No. 62/2022/ND-CP dated September 12, 2022 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs;

At the request of the Head of the Overseas Labor Agency;

The Minister of Labour - Invalids and Social Affairs promulgates Circular on amendments to some Articles of Circular No. 21/2021/TT-BLDTBXH dated December 15, 2021 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on elaboration of Law on Vietnamese Guest Workers.”

[2] This Clause is amended by Clause 1 Article 1 of Circular No. 02/2024/TT-BLDTBXH dated February 23, 2024 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on amendments to some Articles of the Circular No. 21/2021/TT-BLDTBXH dated December 15, 2021 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on elaboration of some Articles of the Law on Vietnamese Guest Workers, which comes into force from May 15, 2024.

[3] This Clause is amended by Clause 2 Article 1 of Circular No. 02/2024/TT-BLDTBXH dated February 23, 2024 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on amendments to some Articles of the Circular No. 21/2021/TT-BLDTBXH dated December 15, 2021 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on elaboration of some Articles of the Law on Vietnamese Guest Workers, which comes into force from May 15, 2024.

[4] This Clause is amended by Clause 3 Article 1 of Circular No. 02/2024/TT-BLDTBXH dated February 23, 2024 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on amendments to some Articles of the Circular No. 21/2021/TT-BLDTBXH dated December 15, 2021 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on elaboration of some Articles of the Law on Vietnamese Guest Workers, which comes into force from May 15, 2024.

[5] This Article is amended by Clause 4 Article 1 of Circular No. 02/2024/TT-BLDTBXH dated February 23, 2024 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on amendments to some Articles of the Circular No. 21/2021/TT-BLDTBXH dated December 15, 2021 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on elaboration of some Articles of the Law on Vietnamese Guest Workers, which comes into force from May 15, 2024.

[6] This Article is amended by Clause 5 Article 1 of Circular No. 02/2024/TT-BLDTBXH dated February 23, 2024 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on amendments to some Articles of the Circular No. 21/2021/TT-BLDTBXH dated December 15, 2021 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on elaboration of some Articles of the Law on Vietnamese Guest Workers, which comes into force from May 15, 2024.

 [7] Article 5 Circular No. 08/2023/TT-BLDTBXH on amendments to and annulment of some articles of Circulars and Joint Circulars on submission and presentation of paper household registration books, temporary residence books, or documents requiring confirmation of residence upon carrying out administrative procedures under the state management of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs of Vietnam, which comes into force from October 12, 2023 stipulates as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Forms of documents enclosed with applications for carrying out administrative procedures that have been received before the effective date of this Circular but have not yet been resolved will continue to be processed according to regulations in Circulars and Joint Circulars not amended or annulled by this Circular.

3. The General Director of Legal Affairs, Heads of state management units under the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible for implementation of this Circular.

Any difficulties that arise during the implementation should be reported to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs for consideration and settlement./.”

Article 3 and Article 4 of Circular No. 02/2024/TT-BLDTBXH dated February 23, 2024 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on amendments to some Articles of the Circular No. 21/2021/TT-BLDTBXH dated December 15, 2021 of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs on elaboration of some Articles of the Law on Vietnamese Guest Workers, which comes into force from May 15, 2024 stipulate as follows:

“Article 3. Grandfather clauses

1. If contracts for bringing Vietnamese workers to work abroad and other relevant agreements have been signed and workers have migrated before the effective date of this Circular, such contracts and agreements shall continue to be executed until these contracts expire.

2. If labor supply contracts signed and approved by the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs contain contents contrary to regulations in this Circular and workers have not yet migrated before May 15, 2024, such contracts shall be amended or new labor supply contracts shall be signed.

Article 4. Entry into force

1. This Circular comes into force as of May 15, 2024.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 2007/VBHN-BLĐTBXH ngày 14/05/2024 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


944

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.239.25
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!