Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
Ngày ban hành: 21/06/2024 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /2024/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

DỰ THẢO 2

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG, DỰ BỊ ĐẠI HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chế độ làm việc đối với giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông, trường dự bị đại học, bao gồm: thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm; định mức tiết dạy; chế độ giảm định mức tiết dạy và quy đổi các hoạt động khác ra tiết dạy.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với giáo viên ở các trường phổ thông công lập gồm: trường tiểu học; trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học; trường phổ thông dân tộc nội trú; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường chuyên; trường, lớp dành cho người khuyết tật và trường dự bị đại học.

2. Giám đốc, phó giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được áp dụng thực hiện chế độ làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư này.

Giáo viên giảng dạy tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên dạy chương trình giáo dục thường xuyên của cấp học nào được áp dụng thực hiện chế chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ở cấp học tương ứng theo quy định tại Thông tư này.

3. Giáo viên giảng dạy tại các trường phổ thông tư thục có thể áp dụng thực hiện các quy định về chế độ làm việc tại Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nội dung giáo dục bao gồm nội dung các môn học, chuyên đề học tập lựa chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc và nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Dạy học trực tuyến là hoạt động dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ thống phần mềm trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin thông qua môi trường Internet.

3. Kế hoạch giáo dục của nhà trường là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

4. Trường, lớp dành cho người khuyết tật bao gồm các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học và các lớp học thuộc trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo phương thức giáo dục chuyên biệt dành riêng cho người khuyết tật.

5. Định mức tiết dạy là tổng số tiết lý thuyết (hoặc thực hành) giảng dạy trực tiếp trên lớp (hoặc dạy trực tuyến) của mỗi giáo viên phải thực hiện trong 01 năm học.

6. Định mức tiết dạy trung bình là tổng số tiết lý thuyết (hoặc thực hành) giảng dạy trực tiếp trên lớp (hoặc dạy trực tuyến) của mỗi giáo viên thực hiện trong 01 tuần.

Điều 4. Nguyên tắc xác định chế độ làm việc

1. Thời gian làm việc của giáo viên được thực hiện theo năm học, được quy đổi thành tiết dạy trong 01 năm học hoặc tiết dạy trung bình trong 01 tuần; thời gian làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định về thời giờ làm việc bình thường (bao gồm cả thời gian thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo quy định tại Thông tư này) đảm bảo tuần làm việc 40 giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.

2. Việc phân công, bố trí nhiệm vụ cho giáo viên phải bảo đảm quy định về định mức tiết dạy, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, công bằng giữa các giáo viên trong cùng trường.

Căn cứ vào thực trạng đội ngũ, kế hoạch của nhà trường và quy định định mức tiết dạy trong 01 năm học, hiệu trưởng phân công nhiệm vụ giáo viên với định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần. Trường hợp phải phân công giáo viên dạy nhiều hơn định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần (bao gồm cả các tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm) thì số tiết dạy vượt quá không lớn hơn 25% định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần.

3. Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 nhiệm vụ quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư này.

Đối với các vị trí kiêm nhiệm và các hoạt động chuyên môn theo quy định tại Chương III Thông tư này (trừ kiêm nhiệm công tác công đoàn, bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường) nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì không được quy đổi ra tiết dạy.

4. Giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông có nhiều cấp học được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên ở cấp học nào thì thực hiện định mức tiết dạy quy định đối với giáo viên ở cấp học đó. Trong đó, 01 tiết dạy được phân công được tính bằng 01 tiết định mức.

5. Đối với các nhiệm vụ chuyên môn khác chưa được quy định chế độ giảm định mức tiết dạy theo Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 12 Thông tư này thì hiệu trưởng căn cứ vào mức độ phức tạp, khối lượng công việc để quy đổi tiết dạy đối với các hoạt động chuyên môn đó sau khi có ý kiến nhất trí của cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp.

Chương II

THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ HẰNG NĂM VÀ ĐỊNH MỨC TIẾT DẠY

Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên

1. Thời gian làm việc trong năm học của giáo viên phổ thông là 42 tuần, trong đó:

a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm 35 tuần thực dạy và 02 tuần dự phòng (dành cho việc hoàn thiện các nội dung giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác);

b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;

c) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học.

2. Thời gian làm việc trong năm học của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:

a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch năm học;

b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;

c) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học.

3. Thời gian nghỉ của giáo viên gồm:

a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;

b) Thời gian nghỉ thai sản theo quy định.

- Trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè hằng năm mà thời gian nghỉ hè hằng năm còn lại (nếu còn) ít hơn thời gian nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động thì giáo viên được bố trí nghỉ thêm một số ngày đảm bảo tổng số ngày nghỉ bằng số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động;

- Trường hợp giáo viên nam được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, trong thời gian nghỉ chế độ giáo viên nam được tính dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định và không phải dạy bù. Trường hợp thời gian nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con của giáo viên nam trùng với thời gian nghỉ hè thì không được nghỉ bù;

c) Thời gian nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động;

d) Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ của giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định, đảm bảo khung thời gian năm học.

4. Thời giờ nghỉ ngơi của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.

Điều 6. Định mức tiết dạy đối với giáo viên

1. Định mức tiết dạy trong 01 năm học

a) Định mức tiết dạy trong 01 năm học được xác định như sau:

Định mức tiết dạy trong 01 năm học

=

định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần

x

số tuần dành cho việc giảng dạy

Trong đó, số tuần dành cho việc giảng dạy là tổng số tuần dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục (không bao gồm số tuần dự phòng);

b) Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh hoặc vì các lí do bất khả kháng khác mà phải điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học thì số tuần dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục thực hiện theo quy định điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền.

2. Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần

Căn cứ vào thực trạng đội ngũ, kế hoạch của nhà trường và định mức tiết dạy trong 01 năm học, hiệu trưởng phân công nhiệm vụ giáo viên với định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần như sau:

a) Giáo viên trường tiểu học là 23 tiết, giáo viên trường trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trường trung học phổ thông là 17 tiết;

b) Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học là 21 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông là 15 tiết;

Ngoài việc dạy theo định mức tiết dạy quy định như trên, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú còn tham gia thực hiện nhiệm vụ khác của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú gồm quản lý học sinh, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú theo phân công của hiệu trưởng để đảm bảo hoạt động chung của nhà trường;

c) Giáo viên trường, lớp dành cho người khuyết tật là 21 tiết đối với cấp tiểu học, 17 tiết đối với cấp trung học cơ sở;

d) Giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết;

đ) Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 02 tiết đối với trường hợp sau:

- Trường tiểu học có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1;

- Trường trung học cơ sở có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1;

- Trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng số lớp cấp tiểu học và trung học cơ sở từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1;

e) Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 06 tiết đối với trường hợp sau:

- Trường trung học cơ sở không thuộc điểm đ khoản này;

- Trường phổ thông có nhiều cấp học không thuộc điểm đ khoản này;

f) Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 08 tiết đối với trường tiểu học không thuộc điểm đ khoản này.

Căn cứ chia vùng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập (sau đây viết tắt là Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT).

Điều 7. Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

1. Ngoài các nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết thuộc nội dung trong chương trình giáo dục để nắm được nội dung, mục tiêu chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý.

2. Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

a) Định mức tiết dạy trong 01 năm học đối với hiệu trưởng được xác định như sau:

Định mức tiết dạy trong 01 năm học

=

02 tiết/tuần

x

số tuần dành cho việc giảng dạy

Trong đó, số tuần dành cho việc giảng dạy là tổng số tuần dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục (không bao gồm số tuần dự phòng);

b) Định mức tiết dạy trong 01 năm học đối với phó hiệu trưởng được xác định như sau:

Định mức tiết dạy trong 01 năm học

=

04 tiết/tuần

x

số tuần dành cho việc giảng dạy

Trong đó, số tuần dành cho việc giảng dạy là tổng số tuần dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục (không bao gồm số tuần dự phòng);

c) Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh hoặc vì các lí do bất khả kháng khác mà phải điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học thì số tuần dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục thực hiện theo quy định điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền.

3. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư này thay thế cho định mức tiết dạy được quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Khi dạy đủ định mức tiết dạy được quy định tại khoản 2 Điều này hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được áp dụng quy định tại Điều 12 Thông tư này để tính tổng số tiết dạy khi tính số giờ dạy thêm (nếu có).

Chương III

CHẾ ĐỘ GIẢM ĐỊNH MỨC TIẾT DẠY VÀ QUY ĐỔI CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN RA TIẾT DẠY

Điều 8. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn

1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường phổ thông được giảm 04 tiết/tuần.

2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 03 tiết/tuần.

3. Tổ trưởng chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ quản lý học sinh (trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú) được giảm 03 tiết/tuần.

4. Tổ phó chuyên môn hoặc tổ phó tổ quản lý học sinh (trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú) được giảm 01 tiết/tuần.

5. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn (nếu không có viên chức thiết bị, thí nghiệm) được giảm 03 tiết/môn/tuần.

6. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 03 tiết/tuần; giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 01 tiết/tuần.

Điều 9. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường

1. Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) ở trường có từ 28 lớp trở lên đối với vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên đối với vùng 1 được giảm 04 tiết/tuần; ở trường còn lại được giảm 03 tiết/tuần.

2. Giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn thực hiện giảm định mức tiết dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề.

4. Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết/tuần.

5. Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2 tiết/tuần.

Điều 10. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm một số vị trí việc làm khác

Đối với những vị trí việc làm không bố trí được người làm việc mà phải phân công giáo viên kiêm nhiệm thì nhà trường được sử dụng tiết dạy để làm công việc đó, cụ thể như sau:

1. Giáo viên kiêm nhiệm công tác giáo vụ:

a) Trường phổ thông có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1 được sử dụng 08 tiết/tuần; các trường phổ thông còn lại được sử dụng 04 tiết/tuần để làm công tác giáo vụ;

b) Hiệu trưởng căn cứ vào phân công nhiệm vụ để quy định số tiết giảm định mức cho từng giáo viên kiêm nhiệm công tác giáo vụ sao cho tổng số tiết giảm của tất cả giáo viên kiêm nhiệm công tác giáo vụ không cao hơn số tiết được sử dụng làm công tác giáo vụ của trường quy định tại điểm a khoản này.

2. Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học sinh:

a) Trường phổ thông có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1 được sử dụng 08 tiết/tuần; các trường phổ thông còn lại được sử dụng 04 tiết/tuần để làm công tác tư vấn học sinh;

b) Hiệu trưởng căn cứ vào phân công nhiệm vụ để quy định số tiết giảm định mức cho từng giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học sinh sao cho tổng số tiết giảm của tất cả giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học sinh không cao hơn số tiết được sử dụng làm công tác tư vấn học sinh của trường quy định tại điểm a khoản này.

3. Giáo viên kiêm nhiệm công tác văn thư hoặc công tác quản trị công sở (phụ trách cả phòng tin học) hoặc công tác thư viện (phụ trách cả phòng thư viện) được giảm 03 tiết/tuần/công việc.

Điều 11. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác

1. Giáo viên trong thời gian tập sự, mỗi tuần được giảm 02 tiết.

2. Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần được giảm 04 tiết đối với giáo viên giảng dạy ở trường tiểu học; được giảm 03 tiết đối với giáo viên giảng dạy ở các cơ sở giáo dục khác.

3. Giáo viên trong thời gian đi khám, chữa bệnh (không vượt quá thời gian quy định) được hiệu trưởng nhà trường đồng ý và có xác nhận khám, chữa bệnh của cơ sở y tế thì không phải dạy bù đối với các tiết dạy được phân công theo kế hoạch và số tiết dạy này được tính vào định mức tiết dạy của giáo viên.

Điều 12. Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy

1. Quy đổi 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) bằng 01 tiết định mức đối với các hoạt động chuyên môn sau:

a) Dạy trực tuyến theo kế hoạch giáo dục của nhà trường (không tổ chức theo lớp học) mà số học sinh tham gia học nhỏ hơn tổng số học sinh bình quân của 02 lớp (số lượng bình quân học sinh/lớp theo quy định tại Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT);

b) Dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một;

c) Dạy liên trường (là việc giáo viên được cơ quan có thẩm quyền phân công tham gia hoạt động giảng dạy đồng thời ở từ hai trường trở lên).

2. Quy đổi 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) bằng 1,5 tiết định mức đối với hoạt động chuyên môn sau:

a) Báo cáo viên tại lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên do hiệu trưởng hoặc cấp có thẩm quyền tổ chức (bao gồm cả giáo viên cốt cán);

b) Báo cáo tại hoạt động ngoại khóa, dạy hoạt động trải nghiệm (đối với cấp tiểu học), đảm nhận hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông) do nhà trường tổ chức cho học sinh theo quy mô khối lớp hoặc quy mô trường (có giáo án/kế hoạch dạy học hoặc đề cương báo cáo);

c) Dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một trong thời gian nghỉ hè;

d) Dạy trực tuyến theo kế hoạch giáo dục của nhà trường cho 02 lớp trở lên (dạy cùng thời điểm) hoặc trường hợp không tổ chức theo lớp học mà số học sinh tham gia học lớn hơn hoặc bằng tổng số học sinh bình quân của 02 lớp (số lượng bình quân học sinh/lớp theo quy định tại Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT).

3. Giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh tham gia hội khỏe phù đổng, hướng dẫn học sinh tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) được quy đổi tối đa không quá 02 tiết định mức.

4. Giáo viên dạy môn chuyên tại các lớp chuyên trong trường chuyên 01 tiết dạy môn chuyên được quy đổi bằng 03 tiết định mức.

5. Giáo viên được phân công làm ban giám khảo trong các cuộc thi hoặc hội thi của giáo viên cấp trường (các cuộc thi hoặc hội thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì 01 tiết tham gia chấm trực tiếp được tính bằng 01 tiết định mức.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan có liên quan theo thẩm quyền được giao hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ làm việc của giáo viên quy định tại Thông tư này.

2. Hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học chịu trách nhiệm tổ chức việc thực hiện chế độ làm việc và tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện chế độ làm việc theo quy định tại Thông tư này.

Điều 14. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2024.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông; Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Điều 9 Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 07 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

4. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới đó.

5. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường phổ thông, trường dự bị đại học, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Ủy ban Dân tộc;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng;
- Như khoản 4 Điều 13;
- Công báo;
- Cổng TTĐT của Chính phủ;
- Cổng TTĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
- Lưu: VT, PC, NGCBQLGD (05b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Ngọc Thưởng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.704

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.9.9
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!