Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Đào Ngọc Dung
Ngày ban hành: 23/08/2016 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /2016/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

DỰ THẢO

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG GIA CÔNG CƠ KHÍ – YÊU CẦU AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ RÈN ÉP

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong gia công cơ khí – Yêu cầu an toàn lao động khi làm việc với thiết bị rèn ép.

Điều 1. Tên và ký hiệu Quy chuẩn

Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong gia công cơ khí – Yêu cầu an toàn lao động khi làm việc với thiết bị rèn ép.

Ký hiệu: QCVN :2016/BLĐTBXH.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các tổ chức cá nhân sử dụng thiết bị rèn ép có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2016.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
, Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể và các Hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- HĐND,
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở LĐTBXH, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty hạng đặc biệt;
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
- Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, ATLĐ, PC.

BỘ TRƯỞNG




Đào Ngọc Dung

QCVN XX: 2016/BLĐTBXH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG GIA CÔNG CƠ KHÍ - YÊU CẦU AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ RÈN ÉP

National technical regulation on safe work in mechanical processing – Require safe work when working with forging and pressing equipment

Lời nói đầu

QCVN XX: 2016/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong gia công cơ khí – Yêu cầu về an toàn lao động khi làm việc với thiết bị rèn ép do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số……./2016/TT–BLĐTBXH ngày…….tháng…….năm 2016, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG GIA CÔNG CƠ KHÍ – YÊU CẦU VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ RÈN ÉP

National technical regulation on safe work in mechanical processing – Require safe work when working with forging and pressing equipment

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.1.1. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn lao động khi làm việc với các loại thiết bị rèn ép.

1.1.2. Đối với thiết bị rèn ép làm việc trong các điều kiện nghiêm ngặt, có phạm vi hoạt động trong môi trường có tính chất khác thường, ngoài việc tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này còn phải tuân theo các quy định đặc thù khác pháp luật chuyên ngành có quy định.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

1.2.1. Các tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị rèn ép.

1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

2. Quy định về kỹ thuật

2.1. Yêu cầu đối với các bộ phận chính của kết cấu hệ thống điều khiển.

2.1.1. Đối với máy ép có cơ cấu điều khiển bằng 2 tay (điều khiển 2 tay). Hệ thống điều khiển phải đảm bảo sao cho cơ cấu làm việc chỉ hoạt động khi cả 2 nút bấm (hoặc tay gạt) đều được ấn (hoặc gạt) cùng một lúc.

2.1.2. Khoảng cách giữa hai tâm nút bấm (hoặc tay gạt) không được nhỏ hơn 300mm và không được lớn hơn 600mm.

2.1.3. Muốn thực hiện một hành trình tiếp theo sau khi dừng hành trình trước thì cả hai nút bấm (hoặc tay gạt) phải được trả về trạng thái tự do rồi mới ấn tiếp.

2.1.4. Phải loại trừ khả năng khởi động các cơ cấu công tác khi một trong các nút bấm (hoặc tay gạt) bị kẹt.

2.1.5. Để tránh các trường hợp mở máy ngẫu nhiên thì các nút bấm mở máy (hoặc tay gạt) phải được che chắn hoặc có bố trí sao cho loại trừ được các khả năng ấn ngẫu nhiên lên chúng.

2.1.6. Đối với thiết bị rèn ép điều khiển bằng hai tay có cơ cấu làm việc tịnh tiến thì việc tác động lên 2 nút bấm (hoặc tay gạt) phải loại bỏ được khả năng đưa tay vào vùng nguy hiểm trong hành trình làm việc của máy. Nếu buông tay sớm khỏi nút bấm (hoặc tay gạt) thì cơ cấu làm việc phải dừng ở vị trí trung gian hoặc trở lại vị trí ban đầu.

2.1.7. Việc sử dụng bằng hai tay để điều khiển 2 nút bấm (hoặc tay gạt) phải được quy định bằng văn bản kỹ thuật đối với từng loại máy riêng.

2.1.8. Khi sử dụng máy ở chế độ làm việc một tay hay bàn đạp nhất thiết phải có bộ phận bảo vệ vùng làm việc nguy hiểm.

2.1.9. Việc sử dụng bàn đạp để điều khiển phải được quy định bằng văn bản kỹ thuật đối với mỗi loại máy riêng (quy định về việc sử dụng bàn đạp này không áp dụng với máy búa).

Bàn đạp mở máy phải được bao che phía trên và chỉ để hở mặt trước vừa đủ cho việc mở máy nhằm loại bỏ khả năng tác động ngẫu nhiên lên nó.

Cạnh vỏ bao che phải vê tròn hoặc cấu tạo sao cho tránh khỏi xây xát bàn chân công nhân khi tiếp xúc.

Cho phép bố trí bàn đạp chìm bên trong thân máy. Cấo tạo tay gạt và bàn đạp của hệ thống điều khiển phải có khóa liên động loại bỏ khả năng sử dụng hai việc cùng lúc.

2.1.10. Đối với các cơ cấu dịch chuyển cơ khí và điều khiển bằng tay thì lực tác động lên tay gạt hay tay quay không quá 150N nếu số lần điều khiển không quá 10lần/ca hoặc 80N nếu 25lần/ca (quy định này không áp dụng với máy búa).

2.1.11. Thiết bị rèn ép phải có bộ phận tắt máy khẩn cấp khi có sự cố nút bấm hoặc tay gạt. Nút bấm hoặc tay gạt của bộ phận này phải có màu đỏ, đặt ở nơi nhìn thấy rõ nhất và trong tầm với thuận tiện của người công nhân, đảm bảo có thể dừng máy được ngay cho dù máy đang làm việc ở chế độ nào.

Nếu các thiết bị rèn ép có bộ phận ngắt sự cố riêng mà máy đó nằm trong dây chuyền tự động dài quá 10 m thì đường đó cần trang bị bộ phận tắt máy chung bổ sung sau khi dây chuyền có sự cố.

2.1.12. Trong trường hợp thiết bị rèn ép có một số bảng điều khiển, không thể vận hành chúng từ một vị trí làm việc được thì mỗi một bảng phải được trang bị một bộ ngắt sự cố.

Trên các thiết bị rèn ép dây chuyền tự động có mặt bằng vận hành lớn thì khoảng cách cách nút bấm ngắt sự cố cần được bố trí với khoảng cách không lớn hơn 1m. Khi cần thiết các bảng điều khiển cần được khóa liên động để tránh khả năng điều khiển song song từ các bảng khác.

2.1.13. Trừ các nút bấm dừng máy, tất cả các nút bấmcòn lại không được nhô khỏi bề mặt bảng điều khiển hoặc bề mặt thân máy.

2.1.14. Màu của nút bấm điều khiển hoặc tay gạt phụ thuộc vào chức năng của chúng như sau:

- Màu vàng dùng cho sự khởi động máy trong các nguyên công điều chỉnh, hay phục hồi trạng thái an toàn của máy, cũng như để đưa các cơ cấu trở về vị trí ban đầu.

- Màu đỏ dùng cho việc ngắt các động cơ và dùng thiết bị.

- Màu xanh dùng cho khởi động máy trong nguyên công chuẩn bị.

- Màu trắng (hay xanh da trời) dùng cho các chức năng còn lại mà các màu trên không thích hợp.

- Màu đen: Chỉ dùng cho khởi động máy trong việc điều khiển các nguyên công làm việc.

2.1.15. Các đèn tín hiệu phải sử dụng các màu sau:

Màu đỏ là màu báo cấm, báo hiệu sự cần thiết nghỉ vận hành, phải can thiệp ngay tức khắc và báo cơ cấu nào đã làm gián đoạn quá trình.

Màu vàng là màu dự báo, chỉ sự chuyển sang chu kỳ làm việc tự động hay sắp đạt trị số tới hạn của một trong những thông số (dòng điện, nhiệt độ)...

Màu xanh lá cây là màu báo hiệu các cơ cấu sẵn sàng làm việc.

Màu trắng hay không màu là màu xác nhận đã có điện áp công tác, đã đóng điện, báo hiệu về tốc độ và hướng chuyển động đã lựa chọn những động tác phụ không thể thực hiện trong chu kỳ tự động.

Tín hiệu màu đỏ và vàng báo hiệu tình huống mà người điều khiển phải can thiệp ngay tức khắc. Các tín hiệu này có thể lóe sáng nhấp nháy và nếu cần thiết thì kèm theo cả âm thanh báo hiệu.

2.1.16. Bộ chuyển đổi chế độ làm việc và phương pháp điều khiển phải đặt trong tủ có khóa. Cho phép đặt bộ chuyển đổi ở ngoài tủ điện với điều kiện có khóa riêng hay có tay gạt tháo ra được.

2.1.17. Những cơ cấu điều khiển bằng tay phải có chữ ghi hoặc hình vẽ tượng trưng rõ ràng làm theo đúng yêu cầu của các tài liệu kỹ thuật cho mỗi loại thiết bị.

2.1.18. Khi sử dụng khí nén để mở máy hay hãm bộ phận làm việc của các thiết bị rèn ép cần phải giữ áp lực khí nén cố định, phải có các thiết bị ngăn ngừa máy bị dừng do áp lực khí giảm, đồng thời phải có tín hiệu tương ứng trên bảng điều khiển hay ở một vị trí nào khác thuận tiện cho việc quan sát.

2.1.19. Việc hãm các bộ phận làm việc nhờ tác dụng của lực ma sát phải được thực hiện bằng cơ khí, không phụ thuộc vào chất mang năng lượng, còn việc nhả phanh được thực hiện bằng cơ khí, hoặc bằng chất mang năng lượng (điện, khí nén, thủy lực...)

2.1.20. Các lò xo phải được kẹp giữ sao cho chúng không bị văng ra khi làm việc cũng như khi tháo lắp.

2.1.21. Trên các thiết bị rèn ép phải có các thiết bị chống tự tháo lỏng của các mối ghép, bu lông, ghép chêm đề phòng các chi tiết rời ra gây chấn thương cho công nhân vận hành.

2.1.22. Những cụm chi tiết lắp ráp mạng và những chi tiết có khối lượng lớn hơn 16kg cần phải có các cấu tạo đặc biệt (tại lỗ hay bu lông vòng) cần thiết để nâng, hạ và vận chuyển an toàn khi lắp ráp, tháo gỡ và sửa chữa thiết bị. Các lỗ hay móc đó phải tính đến vị trí trọng tâm cụm lắp máy hay chi tiết.

2.2. Yêu cầu đối với hệ thống bôi trơn làm nguội thủy lực

2.2.1. Các điểm tra dầu bôi trơn riêng biệt phải có ký hiệu và phải đảm bảo với tới được từ nền nhà hoặc từ sàn thao tác.

2.2.2. Hệ thống bôi trơn trừ các bộ phận truyền động hở sau khi đã đậy nấp phải kín, không được rò rỉ ở các chỗ nối ống và bình chứa. Không cho phép dầu và chất lỏng làm việc hay làm nguội chảy ra ngoài thiết bị.

2.2.3. Đồng hồ áp lực phải đặt ở vị trí dễ nhìn nhất.

2.2.4. Trong hệ thống truyền dẫn thủy lực chỉ được sử dụng môi chất công tác nào mà trong các điều kiện vận hành chúng không hình thành những hỗn hợp gây nguy hiểm nổ.

2.2.5. Loại dầu bôi trơn cũng như dung lượng cần thiết cho từng loại máy phải được chỉ dẫn cụ thể trong văn bản kỹ thuật của từng loại máy.

2.2.6. Khi sửa chữa và thay thế các loại dầu mỡ khác quy định phải chọn loại tương đương về tính năng kỹ thuật.

2.3. Yêu cầu đối với ông dẫn và bình chịu áp lực

2.3.1 Những ống dẫn hơi nước có áp lực làm việc lớn hơn 0,07MPa (0,7kg/cm2) và nước có nhiệt độ cao hơn 388ok (115oC) cần phải thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật của TCVN 6158: 1996 Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng - Yêu cầu kỹ thuật.

2.3.2 Chế tạo, lắp đặt và vận hành các bình chức chịu áp lực sử dụng trong các thiết bị rèn ép phải thực hiện theo QCVN 01-2008/BLĐTBXH Quy chuẩn KTQG về ATLĐ nồi hơi và bình chịu áp lực.

2.3.3 Các trạm khí nén để vận hành các thiết bị rèn ép, trong trường hợp cá biệt phải đặt trong một gian có tường chắn chắc ngăn cách với khu sản xuất và phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước đối với thiết bị này.

2.4. Yêu cầu đối với che chắn bảo vệ

2.4.1. Tất cả các phần chuyển động hở của thiết bị nằm ở độ cao dưới 2,5m tính từ mặt nền, nếu nó là nguồn gây ra nguy hiểm cần phải được che chắn. Các che chắn này phải tuân theo các quy định trong TCVN 4717-89 Thiết bị sản xuất che chắn an toàn - Yêu cầu chung về an toàn.

2.4.2. Các che chắn phải được gắn chặt trên móc, bản lề khi bộ phận che chắn đó có lỗ hoặc nắp đóng mở được để tiếp cận các bộ phận cần bảo dưỡng (Khi đường kính lỗ nhỏ hơn 30mm không cần lắp). Những che chắn khối lượng lớn hơn 5kg phải có tay nắm vấu hay các thiết bị khác để cầm khi đóng mở.

2.5. Yêu cầu đối với sàn thao tác và cầu thang làm việc cho công nhân

2.5.1. Khi cần thiết vận hành các thiết bị rèn ép ở độ cao lớn hơn 3m kể từ mặt nền, thiết bị phải được trang bị các sàn thao tác và thang (cố định, tháo rời hay gấp được kiểu bản lề).

2.5.2. Lan can của sàn thao tác phải có chiều cao không nhỏ hơn 1m, khoảng cách giữa các cọc không lớn hơn 45cm và từ mặt sàn đến độ cao không nhỏ hơn 100mm.

2.5.3. Trên sàn thao tác phải có bảng chỉ dẫn tải trọng cho phép và phân bố tải trọng tập trung cho phép của sàn.

2.5.4. Để ngăn ngừa tai nạn lao động khi cho chạy các thiết bị rèn ép mà có người đang làm việc ờ các phần trên cao của thiết bị, cần phải treo biển ở cửa vào sàn thao tác ghi “Chú ý! không được chạy máy, có người đang làm việc”.

2.5.5. Những thang đặt nghiêng với góc 75o hoặc nhỏ hơn so với phương ngang, cần phải có thành vịn cao 80cm, các bậc thang nằm trên mặt phẳng ngang.

2.5.6. Những thang có góc nghiêng so với phương nằm ngang lớn hơn 75o phải có che chắn dạng hình cung bắt đầu từ độ cao từ 3m trở lên. Các cung này cách nhau không lớn hơn 80cm, được nối với nhau bằng các thanh thép dẹp hay tròn. Khoảng cách từ bậc thang tới cung tối thiểu là 80cm khi bán kính cung không lớn hơn 40cm.

2.5.7. Những thang có chiều cao lớn hơn 10m phải có các sàn để nghỉ, nơi sàn nghỉ các nhau từ 5m-6m.

2.5.8 Chiều rộng của thang phải từ 40cm trở lên và khoảng cách giữa các bậc thang lớn hơn 30cm.

2.5.9 Mặt sàn thao tác và cá bậc thang phải làm bằng vật liệu có cấu tạo bề mặt chống trơn trượt.

2.6. Yêu cầu về an toàn điện

2.6.1. Cánh cửa của tủ điện và hộp chứa các thiết bị điện phải được khóa liên động với cầu dao để loại trừ khả năng mở cửa khi cầu dao còn đóng hoặc đóng cầu dao khi đang mở trong thời gian quan sát và hiệu chỉnh các thiết bị điện. Sau khi đóng cửa, khóa liên động phải được tự động khôi phục lại.

Khóa liên động giữa cánh cửa tủ điện hay hộp chứa các thiết bị điện với cầu dao không nhất thiết phải áp dụng khi cửa tủ điện và cửa các hốc chứa các thiết bị điện được trang bị các ổ khóa cùng với các chìa khóa chuyên dùng. Trên tất cả các cánh tủ điện và cánh cửa các hốc chứa thiết bị điện phải ghi ký hiệu điện áp cao.

2.6.2 Ở chỗ nối các dây cáp điện và thiết bị rèn ép phải có bảng đấu dây gồm 5 cực đấu dây dùng để nối bao gồm 03 dây pha, 01 dây không, 01 dây bảo vệ (nối đất).

Đối với thiết bị không sử dụng điện áp pha 220V không đòi hỏi dây không, có thể trang bị bảng dấu dây chỉ có 4 cực đấu dây để nối bao gồm 03 dây dẫn pha, 01 dây bảo vệ (nối đất).

Đối với thiết bị rèn ép có một động cơ điện công suất đến 10kw và có thể bị đóng mở không nhiều hơn 2 thiết bị điều khiển hoặc dòng điện vào không vượt quá 100A, cho phép nối dây dẫn cung cấp điện trực tiếp với tiếp điểm của cầu dao.

Trong tất cả các trường hợp đã chỉ dẫn vít nối đất cần phải đặt gần bảng đấu dây.

2.6.3. Mặt trong các cửa tủ, hốc chứa và bảng điều khiển mà trong đó có chứa các thiết bị điện làm việc với điện áp lớn hơn 42V thì phải sơn màu đỏ.

2.6.4. Mỗi một máy hay một nhóm các máy rèn ép nằm trong dây truyền tự động phải có thiết bị đóng ngắt bằng tay đặt ở vị trí an toàn, thuận tiện cho vận hành và dùng để nối thiết bị điện với nguồn cung cấp cũng như ngắt các thiết bị điện ra khỏi lưới trong từng thời gian ngừng làm việc hay khi có sự cố. Thiết bị đóng ngắt chỉ được có hai trạng thái tiếp xúc đóng và ngắt.

2.6.5. Các bộ phận tác động bằng tay của thiết bị đóng ngắt (tay gạt, phím gạt,nút bấm) phải đặt ở phía ngoài mặt bên hay mặt trước của tủ hay hốc chứa. Phải đặt ở độ cao không nhỏ hơn 60cm và không lớn hơn 1,8m.

Không cho phép đặt thiết bị đóng ngắt lên cửa tủ điện hay cửa các hốc chứa.

2.6.6. Đối với các thiết bị rèn ép di động, công suất toàn bộ của các thiết bị điện đặt trên nó không quá 0,75kw cho phép sử dụng phích cắm làm bộ đóng ngắt, trong đó phích cắm nối với thiết bị bằng cáp mềm nhiều sợi hay dây dẫn mềm lồng trong vỏ (kim loại, cao su, vải, ống chất dẻo) bảo vệ khỏi sự phá hủy bởi tác động cơ học. Ổ cắm phải được kẹp chắc chắn và nối với nguồn cung cấp điện.

2.6.7. Bộ ngắt mạch điều khiển phải có ổ khóa và chìa khóa, chìa khóa chỉ rút ra được khi ở vị trí ngắt.

2.6.8. Các thiết bị điện phải được trang bị bảo vệ, loại trừ được khả năng tự đóng điện trở lại của các thiết bị rèn ép sau khi khôi phục lại điện áp bị mất bất thình lình.

Cho phép không cần có trang bị bảo vệ đối với thiết bị điện công suất từ 0,25kw trở xuống trong trường hợp tất cả các cơ cấu được đậy kín và loại trừ được khả năng gây chấn thương công nhân sau khi khôi phục lại điện áp bị mất ở nguồn cung cấp.

2.6.9. Thiết bị điện trong tủ điện hay trong các hốc chứa phải đặt ở độ cao không nhỏ hơn 40cm và không lớn hơn 2m kể từ mặt nền, trừ trường hợp các thiết bị tĩnh tại như cọc đấu dây, biến áp, độ chỉnh lưu ...

2.6.10. Tủ, hốc chứa, bảng điều khiển trong đó đặt các thiết bị điện có đòi hỏi phải làm nguội, phải được chế tạo sao cho lượng nhiệt thoát ra khi các thiết bị điện làm việc và được dẫn ra ngoài qua các cửa chớp. Khi các tủ điện, hốc chứa, bảng điều khiển có lượng nhiệt thoát ra lớn phải tiến hành làm nguội không khí phù hợp trước khi đưa ra môi trường xung quanh. Khi đó cửa chớp, lỗ quạt phải có lưới lọc bụi.

2.6.11. Bảng điều khiển đặt trực tiếp trên các thiết bị rèn ép phải chọn vị trí sao cho không có khả năng rơi các dung dịch bôi trơn và làm nguội, mỡ, bụi và vẩy sắt vào.

2.6.12. Khi lắp ráp các thiết bị điện bất kể trị số điện áp là bao nhiêu, phải chọn các dây dẫn có vỏ cách điện và màu sắc như sau:

- Màu đen (hay nâu sẫm) dùng cho mạch động lực dòng một chiều và xoay chiều.

- Màu đỏ (hay da cam) dùng cho mạch điều khiển mạch tín hiệu, mạch đo lường và chiếu sáng cục bộ dòng một chiều.

- Màu xanh lá cây (hay vàng) dùng cho mạch nối đất.

- Màu xanh da trời (hay xám trắng) dùng cho mạch nối với dây không và không trực tiếp nối đất

Yêu cầu về màu sắc cách điện của dây dẫn không áp dụng đối với cáp nhiều sợi của nó có thể có cách điện một màu hay màu không tương ứng với các màu kể trên, trong trường hợp này phải chọn những sợi ruột cáp phải có ghi số.

2.6.13. Khi đặt chung trong một rãnh, một ống hay là vỏ bọc bằng kim loại nhiều dây dẫn mang điện áp khác nhau, thì tất cả các dây dẫn phải chọn cấp cách điện áp cao nhất. Yêu cầu này áp dụng cho cả cáp có ruột nhiều sợi mà những sợi đó nối với các điện áp khác nhau.

2.6.14. Tất cả các phần bằng kim loại của các thiết bị rèn ép (thân máy, vỏ động cơ, khung tủ điện, bảng điệu khiển ...) có thể xuất hiện điện áp lớn hơn 41 vôn phải được trang bị các thiết bị nối đất hoặc nối với dây không.

2.6.15. Điện áp dùng cho đèn chiếu sáng cục bộ sử dụng bóng đèn nung sáng không được vượt quá 42V.

2.6.16. Đối với mỗi thiết bị rèn ép phải tiến hành kiểm tra cách điện của các thiết bị điện. Điện trở cách điện tại mọi điểm không nối đất của thiết bị điện trong máy không nhỏ hơn 1MΏ, cách điện của những cuộn dây động cơ không nhỏ hơn 0,5MΏ khi độ ẩm tương đối của không khí xung quanh không lớn hơn 90% và nhiệt độ trên 20oC.

3. Quy định về quản lý an toàn lao động trong chế tạo, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng thiết bị rèn ép

3.1. Quy định bảo đảm an toàn thiết bị rèn ép trong chế tạo, nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường.

Nhà chế tạo thiết bị rèn ép phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng như sau:

3.1.1. Áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng thiết bị rèn ép do mình sản xuất, nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.

3.1.2. Công bố tiêu chuẩn áp dụng.

Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên thiết bị rèn ép hoặc một trong các phương tiện sau:

3.1.2.1. Nhãn của thiết bị rèn ép

3.1.2.2. Tài liệu kèm theo của thiết bị rèn ép

3.2. Quy định bảo đảm an toàn thiết bị rèn ép xuất khẩu

3.2.1. Người xuất khẩu thiết bị rèn ép phải bảo đảm thiết bị đó xuất khẩu phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.

3.2.2. Tự xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng thiết bị rèn ép do mình sản xuất.

3.3. Quy định bảo đảm an toàn thiết bị rèn ép lưu thông trên thị trường

3.3.1. Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình lưu thông thiết bị rèn ép.

3.3.2. Tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng của thiết bị rèn ép do mình bán.

3.4. Quy định đảm bảo an toàn thiết bị rèn ép trong quá trình sử dụng

3.4.1. Thiết bị rèn ép phải được sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo trì, bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất

3.4.2. Yêu cầu đối với công nhân vận hành thiết bị rèn ép

3.4.2.1. Chỉ những người đã được huấn luyện về an toàn lao động chung và an toàn trong vận hành thiết bị rèn ép mới được phép thực hiện công việc.

Việc huấn luyện định kỳ về an toàn lao động cho công nhân vận hành thiết bị rèn ép phải được tiến hành theo quy định của pháp luật.

3.4.2.2. Phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định cho công nhân vận hành các thiết bị rèn ép.

3.4.2.3. Phải xây dựng quy trình vận hành an toàn cho các thiết bị rèn ép và đặt tại vị trí làm việc của từng thiết bị.

3.4.2.4. Phải có nội quy làm việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và treo tại nơi làm việc của thiết bị rèn ép.

4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

4.1. Việc thanh tra và xử lý vi phạm các quy định của Quy chuẩn này do thanh tra nhà nước về lao động thực hiện.

4.2. Việc kiểm tra chất lượng chế tạo, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu thông và sử dụng thiết bị rèn ép được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị rèn ép.

5. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

5.1. Các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ chế tạo, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng thiết bị rèn ép có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.

5.2. Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan kiểm tra chất lượng thiết bị rèn ép tiến hành việc kiểm tra và cũng là căn cứ để các Tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành chứng nhận hợp quy.

6. Tổ chức thực hiện

6.1. Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

6.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn này.

6.3. Quy chuẩn này có hiệu lực sau 6 tháng, kể từ ngày Thông tư số ......../2016/TT-BLĐTBXH ký ban hành.

6.4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kịp thời phản ánh với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Dự thảo Thông tư Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong gia công cơ khí – Yêu cầu an toàn lao động khi làm việc với thiết bị rèn ép do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.188

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.238.221
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!