Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV mã số tiêu chuẩn chức danh nghề điều dưỡng hộ sinh kỹ thuật y

Số hiệu: 26/2015/TTLT-BYT-BNV Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Y tế Người ký: Trần Anh Tuấn, Nguyễn Viết Tiến
Ngày ban hành: 07/10/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y với nhiều quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y; bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp được ban hành ngày 07/10/2015.

 

1. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y học

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng điều dưỡng hạng II theo Thông tư liên tịch 26:

- Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng;

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT;

- Chức danh điều dưỡng có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II.

2. Hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y

- Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh quy định tại Thông tư liên tịch số 26/2015/BYT-BNV

Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch hộ sinh theo Thông tư 06/2011/TT-BNV, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh quy định tại Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV, như sau:

+ Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II đối với viên chức hiện đang giữ ngạch hộ sinh chính (mã số ngạch 16.294).

+ Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III đối với viên chức hiện đang giữ ngạch hộ sinh (mã số 16.295).

+ Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV đối với viên chức hiện đang giữ ngạch hộ sinh cao đẳng (mã số ngạch 16.296) và ngạch hộ sinh trung cấp (mã số ngạch 16.297).

- Cách xếp lương các chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y sinh

Các chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y tại Thông tư liên tịch 26/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, như sau:

+ Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y học hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, từ hệ số lương từ 4,40 đến 6,78;

+ Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến 4,98;

+ Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y học hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến 4,06.

 

Thông tư liên tịch 26 còn quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II, III, IV, kỹ thuật y hạng II, III, IV; xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh, kỹ thuật y sinh, điều dưỡng;… Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV có hiệu lực từ ngày 20/11/2015.

BỘ Y TẾ - BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2015/TTLT-BYT-BNV

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH, KỸ THUẬT Y

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư liên tịch này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp điều dưỡng; hộ sinh; kỹ thuật y.

2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với viên chức điều dưỡng, viên chức hộ sinh, viên chức kỹ thuật y làm việc trong các cơ sở y tế công lập.

Điều 2. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp

1. Nhóm chức danh điều dưỡng, bao gồm:

a) Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11

b) Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12

c) Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13

2. Nhóm chức danh hộ sinh, bao gồm:

a) Hộ sinh hạng II Mã số: V.08.06.14

b) Hộ sinh hạng III Mã số: V.08.06.15

c) Hộ sinh hạng IV Mã số: V.08.06.16

3. Nhóm chức danh kỹ thuật y, bao gồm:

a) Kỹ thuật y hạng II Mã số: V.08.07.17

b) Kỹ thuật y hạng III Mã số: V.08.07.18

c) Kỹ thuật y hạng IV Mã số: V.08.07.19

Điều 3. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp

1. Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.

3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.

4. Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

5. Tôn trọng quyền của người bệnh, tôn trọng phụ nữ, quyền con người;

6. Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.

Chương II

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

Mục 1. CHỨC DANH ĐIỀU DƯỠNG

Điều 4. Điều dưỡng hạng II - Mã số: V.08.05.11

1. Nhiệm vụ:

a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:

Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;

Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với người bệnh;

Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh;

Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh;

Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh;

Phối hợp với bác sĩ đưa ra chỉ định về phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh một cách phù hợp;

Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh;

Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định;

Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh.

b) Sơ cứu, cấp cứu:

Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;

Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa;

Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.

c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:

Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh;

Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe;

Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe.

d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

Tổ chức thực hiện truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;

Tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia;

Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng.

đ) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh:

Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật;

Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.

e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị:

Thực hiện phân cấp chăm sóc người bệnh;

Phối hợp với bác sĩ điều trị tổ chức thực hiện công tác chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện;

Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn;

Tổ chức, thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao.

g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp:

Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng;

Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh;

Cập nhật, đánh giá và áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc;

Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa đối với viên chức điều dưỡng.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chẩn đoán chăm sóc, phân cấp chăm sóc, chỉ định chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng;

c) Thực hiện thành thạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu, đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa;

d) Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng;

đ) Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp điều dưỡng;

e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến/phát minh khoa học/sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;

g) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm.

Điều 5. Điều dưỡng hạng III - Mã số: V.08.05.12

1. Nhiệm vụ:

a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:

Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;

Theo dõi, phát hiện, ra quyết định, xử trí về chăm sóc và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị;

Thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh;

Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu, phức tạp, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh;

Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh;

Thực hiện và tham gia việc ghi chép hồ sơ theo quy định;

Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh.

b) Sơ cứu, cấp cứu:

Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;

Thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu, xử trí trong những tình huống khẩn cấp như: sốc phản vệ, cấp cứu người bệnh ngừng tim, ngừng thở và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa;

Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.

c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:

Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh;

Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh;

Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe;

Đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe.

d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;

Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia;

Thực hiện kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng.

đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh:

Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật;

Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.

e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị:

Phối hợp với bác sĩ điều trị phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh;

Phối hợp với bác sĩ điều trị chuẩn bị và hỗ trợ cho người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện;

Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn;

Thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao.

g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp:

Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng;

Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh;

Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục đối với viên chức điều dưỡng.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng;

c) Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa;

d) Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng;

đ) Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp;

e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp.

Điều 6. Điều dưỡng hạng IV - Mã số: V.08.05.13

1. Nhiệm vụ:

a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:

Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;

Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh;

Tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh;

Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho người bệnh theo chỉ định và sự phân công;

Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ định chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh;

Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy định.

b) Sơ cứu, cấp cứu:

Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;

Thực hiện, tham gia thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu;

Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.

c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:

Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh;

Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh;

Thực hiện, tham gia thực hiện truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe.

d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

Tham gia truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;

Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia;

Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà: tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng, tắm gội, thay băng theo chỉ định.

đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh:

Thực hiện quyền của người bệnh, tham gia biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật;

Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.

e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị:

Tham gia phân cấp chăm sóc người bệnh;

Chuẩn bị và hỗ trợ người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện;

Quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao.

g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp:

Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng trong phạm vi được phân công;

Tham gia, thực hiện và áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng;

c) Thực hiện được kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu;

d) Có kỹ năng giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.

Mục 2. CHỨC DANH HỘ SINH

Điều 7. Hộ sinh hạng II - Mã số: V.08.06.14

1. Nhiệm vụ:

a) Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ:

Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;

Chủ trì, lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

Lập kế hoạch theo dõi, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; phát hiện, xử trí kịp thời, tiên lượng, báo cáo quá trình xử trí và những diễn biến bất thường không thuộc phạm vi xử trí của hộ sinh cho bác sĩ điều trị; phối hợp cùng bác sĩ chỉ đạo các hộ sinh cấp thấp hơn xử trí diễn biến bất thường;

Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra kỹ thuật điều dưỡng và phục hồi chức năng cơ bản, kỹ thuật chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh thiết yếu và chuyên sâu, kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn;

Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ sơ sinh;

Lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho bà mẹ và gia đình trong trường hợp thai nghén, sinh đẻ, sau đẻ và sơ sinh bất thường nghiêm trọng; chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh giai đoạn cuối;

Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc ghi chép hồ sơ theo quy định;

Lập kế hoạch và đề xuất danh mục thuốc, thiết bị y tế phù hợp với thực tế công việc; tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra việc bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế.

b) Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng:

Lập kế hoạch, tổ chức khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế;

Chủ trì lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá việc khám, chăm sóc bà mẹ thời kỳ mang thai và chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh tại nhà;

Quản lý về chuyên môn, giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hóa gia đình tại cộng đồng;

Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia.

c) Sơ cứu, cấp cứu:

Quản lý, tổ chức, chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;

Chủ trì, tổ chức thực hiện sơ cứu, cấp cứu sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh ban đầu; báo cáo và phối hợp với bác sĩ phụ trách hoặc chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên;

Hỗ trợ viên chức hộ sinh khác hoặc tuyến dưới xử trí cấp cứu bà mẹ, trẻ sơ sinh kịp thời tại cộng đồng;

Tổ chức, tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa khi có yêu cầu.

d) Truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản:

Chủ trì lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

Chủ trì lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản (bao gồm cả nam giới), kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn, phòng chống bạo lực giới tại cơ sở y tế và cộng đồng;

Lập kế hoạch, tổ chức giám sát, hỗ trợ và đánh giá kết quả truyền thông, giáo dục và tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

đ) Phối hợp, hỗ trợ trong điều trị:

Phối hợp với bác sĩ phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc chuẩn bị cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ nhập viện, chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện khi có chỉ định;

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh, người sử dụng dịch vụ và thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hồ sơ bệnh án.

e) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh:

Thực hiện và biện hộ quyền của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật;

Tạo điều kiện cho bà mẹ, người bệnh và người sử dụng dịch vụ quyền được tham gia vào quá trình chăm sóc, điều trị;

Thực hiện, giám sát thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ.

g) Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp:

Chủ trì, tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức hộ sinh;

Chủ trì và tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên môn hộ sinh.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên chuyên ngành hộ sinh;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II.

3. Tiêu chuẩn về năng, lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực sản phụ khoa và sơ sinh;

c) Hiểu biết về nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản;

d) Hiểu biết và áp dụng kỹ năng; quản lý và năng lực phát triển nghề nghiệp;

đ) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến/phát minh khoa học/sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;

e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III lên chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III tối thiểu là 02 năm.

Điều 8. Hộ sinh hạng III - Mã số: V.08.06.15

1. Nhiệm vụ:

a) Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ:

Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;

Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; phát hiện, tiên lượng, xử trí kịp thời, báo cáo quá trình xử trí và diễn biến bất thường không thuộc phạm vi xử trí của hộ sinh cho bác sĩ điều trị; phối hợp cùng bác sĩ chỉ đạo hộ sinh cấp thấp hơn trong quá trình xử trí diễn biến bất thường;

Tổ chức và thực hiện kỹ thuật điều dưỡng, phục hồi chức năng cơ bản, kỹ thuật chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh thiết yếu và chuyên sâu, kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn;

Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ sơ sinh;

Tổ chức, giám sát, thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho bà mẹ và gia đình trong trường hợp thai nghén, sinh đẻ, sau đẻ và sơ sinh bất thường nghiêm trọng; chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh giai đoạn cuối;

Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thực hiện ghi chép hồ sơ theo quy định;

Tổ chức thực hiện và giám sát việc bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế được phân công quản lý.

b) Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng:

Tổ chức khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế;

Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện khám, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong giai đoạn sau sinh tại nhà;

Giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hóa gia đình tại cộng đồng;

Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia.

c) Sơ cứu, cấp cứu:

Quản lý, giám sát, chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;

Tổ chức, thực hiện sơ cứu, cấp cứu sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh ban đầu; kịp thời báo cáo và phối hợp với bác sĩ phụ trách hoặc chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên;

Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa khi có yêu cầu.

d) Truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản:

Tổ chức và thực hiện đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

Tổ chức và thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản (bao gồm cả nam giới), kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn, phòng chống bạo lực giới tại cơ sở y tế và cộng đồng;

Tham gia đánh giá kết quả truyền thông, giáo dục và tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

đ) Phối hợp, hỗ trợ trong điều trị:

Phối hợp với bác sĩ phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

Tổ chức và thực hiện cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ nhập viện, chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện khi có chỉ định của bác sĩ;

Tổ chức thực hiện quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh, người sử dụng dịch vụ và thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hồ sơ bệnh án.

e) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh:

Thực hiện và biện hộ quyền của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật;

Tạo điều kiện cho bà mẹ, người bệnh và người sử dụng dịch vụ quyền được tham gia vào quá trình chăm sóc, điều trị;

Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ.

g) Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp:

Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức hộ sinh;

Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và khách hàng; áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên môn hộ sinh.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp cử nhân trở lên chuyên ngành hộ sinh;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực sản phụ khoa và sơ sinh;

c) Hiểu biết các nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản;

d) Có năng lực giao tiếp, thuyết trình và ứng xử linh hoạt, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập;

đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV lên chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp hộ sinh cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp hộ sinh trung cấp.

Điều 9. Hộ sinh hạng IV - Mã số: V.08.06.16

1. Nhiệm vụ:

a) Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ:

Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;

Lập kế hoạch và thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; phát hiện, xử trí ban đầu, tiên lượng, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sĩ điều trị và hộ sinh phụ trách, thực hiện y lệnh của bác sĩ và phối hợp với hộ sinh khác xử trí diễn biến bất thường;

Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng và phục hồi chức năng cơ bản, kỹ thuật chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh thiết yếu; phụ giúp bác sĩ và hộ sinh khác thực hiện kỹ thuật chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh chuyên sâu theo y lệnh của bác sĩ và sự phân công của hộ sinh phụ trách;

Nhận định nhu cầu dinh dưỡng và thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ sơ sinh;

Thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh giai đoạn cuối;

Ghi chép hồ sơ theo quy định;

Bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế được phân công phụ trách, phát hiện hỏng hóc kịp thời để đề nghị sửa chữa.

b) Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng:

Lập kế hoạch khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế;

Lập kế hoạch khám, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong giai đoạn sau sinh tại nhà;

Giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh tại cộng đồng;

Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia.

c) Sơ cứu, cấp cứu:

Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;

Tổ chức, thực hiện sơ cứu, cấp cứu sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh ban đầu; kịp thời báo cáo và phối hợp với bác sĩ phụ trách hoặc chuyển cơ sở y tế tuyến trên;

Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa khi có yêu cầu.

d) Truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản:

Thực hiện đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

Thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản (bao gồm cả nam giới), chăm sóc sơ sinh, kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn, phòng chống bạo lực giới tại cơ sở y tế và cộng đồng;

Tham gia lập kế hoạch truyền thông, giáo dục và tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

đ) Phối hợp, hỗ trợ trong điều trị:

Thực hiện việc chuẩn bị cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ nhập viện, chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện khi có chỉ định của bác sĩ;

Quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ, thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hồ sơ bệnh án.

e) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh:

Thực hiện quyền của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật;

Tạo điều kiện để bà mẹ, người bệnh và người sử dụng dịch vụ quyền được tham gia vào quá trình chăm sóc, điều trị;

Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ.

g) Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp:

Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức hộ sinh;

Tham gia nghiên cứu khoa học; áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hộ sinh;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực sản phụ khoa và sơ sinh;

c) Hiểu biết các nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản;

d) Có năng lực giao tiếp và ứng xử linh hoạt, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập.

Mục 3. CHỨC DANH KỸ THUẬT Y

Điều 10. Kỹ thuật y hạng II - Mã số: V.08.07.17

1. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện chuyên môn kỹ thuật y:

Chủ trì, tổ chức đón tiếp, hướng dẫn, chuẩn bị và giúp đỡ người bệnh trước, trong và sau khi tiến hành kỹ thuật y;

Chủ trì tổ chức đón tiếp, hướng dẫn cá nhân, tổ chức gửi/chuyển mẫu và thu nhận, bảo quản, vận chuyển mẫu cho kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, sức khỏe môi trường - nghề nghiệp;

Tổ chức chuẩn bị, kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, thuốc, hóa chất đúng yêu cầu kỹ thuật chuyên khoa;

Thực hiện quy trình kỹ thuật chuyên sâu thuộc chuyên khoa, ứng dụng kỹ thuật mới trong hoạt động chuyên ngành;

Chủ trì, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chế độ kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn trong chuyên môn;

Theo dõi, thống kê hoạt động chuyên môn theo quy định trong phạm vi được giao.

b) Quản lý hoạt động chuyên môn:

Tổ chức, thực hiện hoạt động chuyên môn theo nhiệm vụ được giao.

Lập kế hoạch quản lý, định kỳ kiểm kê, báo cáo về việc quản lý sử dụng trang thiết bị y tế, hóa chất, sinh phẩm, thuốc của khoa hoặc của đơn vị trong lĩnh vực y học;

Sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị kỹ thuật hiện đại của chuyên ngành; bảo quản trang thiết bị y tế trong phạm vi quản lý; phát hiện, báo cáo và xử lý lỗi kỹ thuật đơn giản;

Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về chuyên môn của viên chức kỹ thuật y ở cấp thấp hơn trong phạm vi được giao.

c) Phối hợp trong chẩn đoán và điều trị:

Thông báo kịp thời chỉ số, hình ảnh liên quan đến người bệnh cho bác sĩ điều trị; đề xuất tiến hành một số kỹ thuật khác giúp chẩn đoán và điều trị trường hợp cần thiết;

Tham gia hội chẩn khi được phân công.

d) Bảo vệ quyền lợi của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm:

Bảo đảm phục vụ kịp thời chính xác, khách quan và trung thực;

Bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác;

Thực hiện quyền của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm theo quy định của pháp luật;

Chủ trì, tổ chức, thực hiện biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn đối với người bệnh.

đ) Tư vấn, giáo dục sức khỏe:

Xây dựng nội dung, chương trình và thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng trong phạm vi được giao;

Tham gia phòng chống dịch và thảm họa khi có yêu cầu.

e) Đào tạo, nghiên cứu khoa học:

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên và viên chức kỹ thuật y;

Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật;

Tổ chức áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và bằng chứng y học trong thực hành kỹ thuật y.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có trình độ thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật y học;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng II.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nhận thức được quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

b) Có năng lực thực hiện thành thạo kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm và ứng dụng những kỹ thuật mới trong hoạt động chuyên ngành;

c) Có năng lực sử dụng và hướng dẫn sử dụng, bảo quản trang thiết bị phục vụ chuyên môn;

d) Có năng lực phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình kỹ thuật; đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng kỹ thuật chuyên môn;

đ) Có năng lực hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật mới trong lĩnh vực kỹ thuật y học;

e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến/phát minh khoa học/sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;

g) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III lên chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III tối thiểu là 02 năm.

Điều 11. Kỹ thuật y hạng III - Mã số: V.08.07.18

1. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện chuyên môn kỹ thuật y:

Tổ chức đón tiếp, hướng dẫn, chuẩn bị và giúp đỡ người bệnh trước, trong và sau khi tiến hành kỹ thuật y;

Tổ chức, đón tiếp, hướng dẫn cá nhân, tổ chức gửi/chuyển mẫu và thu nhận, bảo quản, vận chuyển mẫu cho kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, sức khỏe môi trường - nghề nghiệp;

Chuẩn bị, kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, thuốc, hóa chất theo đúng yêu cầu kỹ thuật chuyên khoa;

Thực hiện các quy trình kỹ thuật chuyên môn; phối hợp thực hiện các kỹ thuật phức tạp khi được phân công;

Tổ chức, thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chế độ kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn trong chuyên môn;

Theo dõi, thống kê các hoạt động chuyên môn theo quy định.

b) Quản lý hoạt động chuyên môn:

Lập kế hoạch quản lý, định kỳ kiểm kê, báo cáo về việc sử dụng trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, sinh phẩm thuốc trong phạm vi được giao theo quy định;

Sử dụng, hướng dẫn sử dụng, bảo quản trang thiết bị y tế trong phạm vi quản lý; phát hiện, báo cáo và xử lý lỗi kỹ thuật đơn giản;

Tham gia kiểm tra, đánh giá công tác chuyên môn khi được phân công. Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của viên chức kỹ thuật y ở cấp thấp hơn thuộc phạm vi được giao.

c) Phối hợp trong chẩn đoán và điều trị:

Thông báo kịp thời chỉ số, hình ảnh liên quan đến người bệnh cho bác sĩ điều trị;

Tham gia hội chẩn khi được phân công.

d) Bảo vệ quyền lợi của người bệnh:

Bảo đảm phục vụ kịp thời chính xác, khách quan và trung thực;

Bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác;

Thực hiện quyền của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm theo quy định của pháp luật;

Tổ chức, thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh;

đ) Tư vấn, giáo dục sức khỏe:

Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng trong phạm vi được giao;

Tham gia phòng chống dịch và thảm họa khi có yêu cầu.

e) Đào tạo, nghiên cứu khoa học:

Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên, kỹ thuật y khi được phân công;

Tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật;

Áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và bằng chứng y học trong thực hành kỹ thuật y.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật y học phù hợp với vị trí chuyên môn làm việc (xét nghiệm y học, xét nghiệm y học dự phòng, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hình răng, vật lý trị liệu/phục hồi chức năng); nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành hóa sinh, dược hoặc chuyên ngành y học khác thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học theo quy định;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

b) Có năng lực thực hiện thành thạo kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm;

c) Có năng lực sử dụng thành thạo và bảo quản trang thiết bị phục vụ chuyên môn;

d) Có năng lực phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình kỹ thuật; đề xuất giải pháp bảo đảm chất lượng kỹ thuật chuyên môn trong phạm vi được giao.

đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV lên chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp cao đẳng kỹ thuật y hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật y.

Điều 12. Kỹ thuật y hạng IV - Mã số: V.08.07.19

1. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện chuyên môn kỹ thuật y:

Đón tiếp, chuẩn bị và giúp đỡ người bệnh trước, trong và sau khi tiến hành kỹ thuật y;

Đón tiếp, hướng dẫn cá nhân, tổ chức gửi/chuyển mẫu và thu nhận, bảo quản, vận chuyển mẫu cho kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, môi trường - nghề nghiệp;

Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ, thuốc và hóa chất theo yêu cầu của từng kỹ thuật;

Thực hiện các quy trình kỹ thuật cơ bản trong chuyên khoa, phụ giúp hoặc phối hợp với viên chức chuyên môn thực hiện kỹ thuật chuyên sâu khi được giao;

Thực hiện chế độ kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn trong chuyên môn;

Ghi chép, theo dõi, thống kê các hoạt động chuyên môn theo quy định.

b) Quản lý hoạt động chuyên môn:

Dự trù, lĩnh, định kỳ kiểm kê và báo cáo việc sử dụng trang thiết bị y tế, thuốc hóa chất, sinh phẩm theo quy định;

Sử dụng, bảo quản trang thiết bị y tế trong phạm vi quản lý; phát hiện, báo cáo và xử lý lỗi kỹ thuật đơn giản;

Tham gia kiểm tra, đánh giá công tác chuyên môn khi được giao.

c) Phối hợp trong chẩn đoán và điều trị:

Thông báo kịp thời chỉ số, hình ảnh liên quan đến người bệnh cho bác sĩ điều trị;

Hỗ trợ, phối hợp với viên chức kỹ thuật y trong việc thực hiện kỹ thuật chuyên môn được giao.

d) Bảo vệ quyền lợi của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm:

Bảo đảm phục vụ kịp thời chính xác, khách quan và trung thực;

Bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác;

Thực hiện quyền của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm theo quy định của pháp luật;

Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.

đ) Tư vấn, giáo dục sức khỏe:

Tham gia hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng trong phạm vi được giao;

Tham gia phòng chống dịch và thảm họa khi có yêu cầu.

e) Đào tạo, nghiên cứu khoa học:

Tham gia hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên, viên chức kỹ thuật y khi được giao;

Tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật;

Tham gia áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và bằng chứng y học trong thực hành kỹ thuật y.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành kỹ thuật y học phù hợp với vị trí chuyên môn làm việc (xét nghiệm y học, xét nghiệm y học dự phòng, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hình răng, vật lý trị liệu/phục hồi chức năng); nếu tốt nghiệp chuyên ngành hóa sinh, dược hoặc chuyên ngành y học khác thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học theo quy định;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

b) Có năng lực thực hiện thành thạo quy trình kỹ thuật cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm;

c) Có năng lực sử dụng và bảo quản trang thiết bị phục vụ chuyên môn;

d) Có kỹ năng giao tiếp với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp.

Chương III

HƯỚNG DẪN BỔ NHIỆM VÀ XẾP LƯƠNG THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

Điều 13. Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quy định tại Thông tư liên tịch này phải căn cứ vào vị trí việc làm, nhiệm vụ được giao của viên chức và theo quy định tại Điều 14 của Thông tư liên tịch này và phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư liên tịch này.

2. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Điều 14. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp

1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch điều dưỡng theo quy định tại Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:

a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II (mã số V.08.05.11) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch điều dưỡng chính (mã số ngạch 16a. 199).

b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III (mã số V.08.05.12) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch điều dưỡng (mã số: 16b.120).

c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV (mã số V.08.05.13) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch điều dưỡng cao đẳng (mã số ngạch 16a.200) và ngạch điều dưỡng trung cấp (mã số ngạch 16b.121).

2. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch hộ sinh theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BNV ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số ngạch viên chức hộ sinh, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:

a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II (mã số V.08.06.14) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch hộ sinh chính (mã số ngạch 16.294).

b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III (mã số V.08.06.15) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch hộ sinh (mã số 16.295).

c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV (mã số V.08.06.16) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch hộ sinh cao đẳng (mã số ngạch 16.296) và ngạch hộ sinh trung cấp (mã số ngạch 16.297).

3. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch kỹ thuật y theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BNV ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức kỹ thuật y học, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:

a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng II (mã số V.08.07.17) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch kỹ thuật y chính (mã số ngạch 16.284).

b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III (mã số V.08.07.18) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch kỹ thuật y (mã số ngạch 16.285).

c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV (mã số V.08.07.19) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch kỹ thuật y cao đẳng (mã số ngạch 16.286) và ngạch kỹ thuật y trung cấp (mã số ngạch 16.287).

Điều 15. Cách xếp lương

1. Các chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:

a) Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;

b) Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

c) Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

2. Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp:

Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:

a) Trường hợp có trình độ tiến sĩ điều dưỡng thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III (mã số V.08.05.12); trình độ tiến sĩ hộ sinh thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III (mã số V.08.06.15); trình độ tiến sĩ kỹ thuật y thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III (mã số V.08.07.18)

b) Trường hợp có trình độ thạc sĩ điều dưỡng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III (mã số V.08.05.12); trình độ thạc sĩ hộ sinh thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III (mã số V.08.06.15); trình độ thạc sĩ kỹ thuật y thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III (mã số V.08.07.18)

c) Trường hợp có trình độ cao đẳng điều dưỡng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV (mã số V.08.05.13); trình độ cao đẳng hộ sinh thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV (mã số V.08.06.16); trình độ cao đẳng kỹ thuật y thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV (mã số V.08.07.19).

3. Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định tại Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch viên chức theo quy định tại Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng; Thông tư số 06/2011/TT-BNV ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mà số ngạch viên chức hộ sinh; Thông tư số 09/2009/TT-BNV ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức kỹ thuật y học và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện như sau:

a) Trường hợp viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y quy định tại Thông tư liên tịch này có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm;

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn C đã xếp ngạch kỹ thuật viên trung cấp y (mã số 16.287), bậc 12, hưởng 6% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch kỹ thuật viên trung cấp y kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2014. Nay được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV (mã số V.08.07.19) thì xếp bậc 12, hệ số lương 4,06 và 6% phụ cấp thâm niên vượt khung của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể ngày 01 tháng 10 năm 2014.

b) Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng khi được tuyển dụng đã xếp lương ở viên chức loại A0 theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV (mã số V.08.05.13), chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV (mã số V.08.06.16), chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV (mã số V.08.07.19) thì việc xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp bổ nhiệm được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự) như sau:

Tính từ bậc 2 của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm, cứ sau thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn). Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì bị kéo dài thêm theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên.

Sau khi chuyển xếp lương vào chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm theo quy định trên, nếu hệ số lương được xếp ở chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đã hưởng ở ngạch cũ thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu được hưởng trong suốt thời gian viên chức xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hạng IV. Sau đó, nếu viên chức được thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào chức danh được bổ nhiệm khi thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở chức danh nghề nghiệp mới.

Ví dụ: Bà Trần Thị H, có trình độ cao đẳng điều dưỡng đã được tuyển dụng vào làm Điều dưỡng cao đẳng tại Bệnh viện X và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến nay và đã được xếp ngạch điều dưỡng cao đẳng (mã số 16a.200), bậc 3, hệ số lương 2,72 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, trong thời gian công tác luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật. Nay đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV (mã số V.08.05.13) thì việc xếp lương được thực hiện như sau:

Thời gian công tác của bà Trần Thị H từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, trừ thời gian tập sự 06 tháng, tính từ bậc 2 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV và cứ 02 năm xếp lên 1 bậc thì đến ngày 01 tháng 7 năm 2014 được xếp vào bậc 5, hệ số lương 2,66 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV; thời gian hưởng bậc lương mới ở chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014; đồng thời hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu 0,06 (2,72 - 2,66).

Đến ngày 01 tháng 7 năm 2016 (sau đủ 02 năm), bà Trần Thị H đủ điều kiện nâng bậc lương thường xuyên lên bậc 6, hệ số lương 2,86 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV và tiếp tục được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,06 (tổng hệ số lương được hưởng là 2,92).

4. Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, chức danh nghề nghiệp hộ sinh, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y quy định tại Thông tư liên tịch này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2015.

2. Thông tư liên tịch này thay thế Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng; Thông tư số 12/2011/TT-BYT ngày 15 tháng 3 năm 2011 của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức hộ sinh; Thông tư số 23/2009/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kỹ thuật y học;

3. Bãi bỏ các quy định về mã số ngạch viên chức hộ sinh quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BNV ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số ngạch viên chức hộ sinh; bãi bỏ các quy định về danh mục các ngạch kỹ thuật y học quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BNV ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức kỹ thuật y học.

Điều 17. Điều khoản áp dụng

1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch điều dưỡng theo quy định tại Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng; các ngạch hộ sinh theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BNV ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số ngạch viên chức hộ sinh; các ngạch kỹ thuật y theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BNV ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức kỹ thuật y học, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, chức danh nghề nghiệp hộ sinh, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y quy định tại Thông tư liên tịch này thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, chức danh nghề nghiệp hộ sinh, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y được bổ nhiệm.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, viên chức tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV phải tốt nghiệp trình độ cao đẳng chuyên ngành điều dưỡng; tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV phải tốt nghiệp trình độ cao đẳng chuyên ngành hộ sinh; tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV phải tốt nghiệp trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật y. Viên chức có trình độ trung cấp đã được tuyển dụng và bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV trước 01 tháng 01 năm 2021 phải chuẩn hóa để đạt trình độ cao đẳng đúng chuyên ngành tuyển dụng chậm nhất trước ngày 01 tháng 01 năm 2025. Trường hợp viên chức được cử đi học tập để đạt trình độ cao đẳng mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức báo cáo cơ quan, đơn vị quản lý viên chức xem xét bố trí lại công tác khác hoặc thực hiện tinh giản biên chế.

Điều 18. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư liên tịch này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y trong các cơ sở y tế công lập.

2. Các cơ sở y tế ngoài công lập có thể vận dụng quy định tại Thông tư liên tịch này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y tại đơn vị.

3. Người đứng đầu cơ sở y tế công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:

a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, chức danh nghề nghiệp hộ sinh, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;

b) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y thuộc diện quản lý vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, chức danh nghề nghiệp hộ sinh, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y tương ứng theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Có kế hoạch và tạo điều kiện để viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV được tham gia đào tạo chuẩn hóa trình độ cao đẳng chuyên ngành theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Thông tư liên tịch này.

5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương đối với viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y trong các cơ sở y tế công lập;

b) Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y trong các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý từ ngạch viên chức hiện giữ sang các chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, chức danh nghề nghiệp hộ sinh, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y tương ứng quy định tại Thông tư liên tịch này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương;

c) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y thuộc diện quản lý vào các chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, chức danh nghề nghiệp hộ sinh, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y tương ứng trong các cơ sở y tế công lập theo thẩm quyền.

d) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y trong các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Y tế, Bộ Nội vụ.

Điều 19. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Thông tư liên tịch này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế để tổng hợp và chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG




Trần Anh Tuấn

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các Hội, đoàn thể;
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ Y tế: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ;
- Lưu: Bộ Y tế (VT, TCCB); Bộ Nội vụ (VT, CCVC).

MINISTRY OF HEALTH OF VIETNAM – MINISTRY OF HOME AFFAIRS OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 26/2015/TTLT-BYT-BNV

Hanoi, October 07, 2015

 

JOINT CIRCULAR

CODES AND STANDARDS APPLICABLE TO TITLES OF NURSE, MIDWIFE AND MEDICAL TECHNICIAN

Pursuant to the Law on Public Employees dated November 15, 2010;

Pursuant to the Government’s Decree No. 29/2012/ND-CP dated April, 12 2012 on recruitment, employment and management of public employees; 

Pursuant to the Government’s Decree No. 204/2004/ND-CP dated December 14, 2004 on salary policies applicable to officials, public employees and the armed forces; the Government's Decree No. 17/2013/ND-CP dated December 19, 2013 on amendments to some articles of the Government's Decree No. 204/2004/ND-CP dated December 14, 2004 on salary policies applicable to officials, public employees and the armed forces;

Pursuant to the Government’s Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to the Government’s Decree No. 58/2014/ND-CP dated June 16, 2014 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Home Affairs;

The Minister of Health and the Minister of Home Affairs promulgate Joint Circular on codes and standards applicable to titles of nurse, midwife and medical technician.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Joint Circular provides for codes and standards applicable to titles of nurse, midwife and medical technician and appointment and salary grading for holders of such titles.

2. This Joint Circular applies to nurses, midwives and medical technicians working in public health facilities.

Article 2. Codes and classification of titles

1. Title of nurse:

a) Grade-II nurse              Code: V.08.05.11

b) Grade-III nurse              Code: V.08.05.12

c) Grade-IV nurse              Code: V.08.05.13

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Grade-II midwife              Code: V.08.06.14

b) Grade-III midwife              Code: V.08.06.15

c) Grade-IV midwife              Code: V.08.06.16

3. Title of medical technician:

a) Grade-II medical technician  Code: V.08.07.17

b) Grade-III medical technician  Code: V.08.07.18

c) Grade-IV medical technician  Code: V.08.07.19

Article 3. General standards of professional ethics

1. Being dedicated to care, protection and improvement of people’s health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Practicing in accordance with rules, regulations, technical procedures and other regulations of law.

4. Constantly studying to improve levels and professional qualifications.

5. Respecting rights of patients, women and human rights;

6. Being honest, objective, fair, responsible, solidary, respectful, and promoting cooperation with colleagues in professional practice.

Chapter II

STANDARDS APPLICABLE TO TITLES OF NURSE, MIDWIFE AND MEDICAL TECHNICIAN

Section 1. TITLE OF NURSE

Article: Grade-II nurse - Code: V.08.05.11

1. Tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Examine, judge, identify problems, formulate plans, care and assess results of care for patients;

Access health status of patients and provide care and monitoring indications appropriate to patients;

Carry out inspection and assessment of daily developments of patients; detect and cooperate with doctors in promptly handling abnormal developments of patients;

 Provide palliative care for end-stage patients and psychological support for their families, inspect and assess such palliative care and psychological support;

Implement basic nursing techniques, specialized techniques, and rehabilitation techniques for patients and inspect and assess implementation of such techniques;

Cooperate with doctors in giving nutrition and rehabilitation indications to patients in an appropriate manner;

Provide nutrition care for, inspect and assess such nutrition care for patients;

Document records and inspect and assess documentation of such records according to regulations;

Establish and follow procedures for caring patients.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Well and fully prepare drugs and emergency equipment;

Give care indications; implement first aid and emergency treatment techniques and some specialized first aid and emergency treatment techniques;

Respond to epidemics and disasters, carry out inspection and assessment of, and participate in epidemic and disaster response.

c) Dissemination of information, provision of advice and education about health:

Make plans for, and provide advice and education about health for patients;

Participate in development of contents, programs and materials, and disseminate information, provide advice and education about health;

Organize assessment of dissemination of information, provision of advice and education about health.

d) Community health care:

Disseminate information about, and educate in sanitation and hygiene to prevent diseases in health facilities and community;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Give in-home nursing assessment, diagnosis, care and intervention: injection, infusion, wound care, care for patients with drainage tubes and rehabilitation care.

dd) Protection and exercise of rights of patients:

Exercise rights of patients, and defend legal rights of patients according to regulations of law;

Implement and assess efficiency in measures for ensuring safety of patients.

e) Cooperation and assistance in treatment:

Decide the level of care for patients;

Cooperate with doctors in organizing transfer of patients to other departments or medical examination and treatment facilities and discharging patients from hospital;

Assist in, supervise and take professional responsibility for performance of tasks by inferior nurses;

Organize management of, manage documents, medical records, wards, patients, drugs, medical equipment and consumables.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 Organize training courses and give practice guidelines to students and nurses;

Organize and conduct scientific research, and develop technical innovation initiatives in care for patients; apply great innovations to care for patients;

Update, assess and apply evidence-based practice;

Develop continuous and specialized training programs and materials for nurses.

2. Qualification standards:

a) Having finished the specialty of level I or being a master of nursing;

b) Acquiring foreign language proficiency level 3 or higher according to regulations in the Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training or obtaining certificate of ethnic language if required;

c) Having computer skills that meet standards of basic skills in information technology according to regulations in Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications;

d) Having certificate of training in standards applicable to title of grade-II nurse.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Having knowledge about viewpoints and guidelines of Communist Party, and policies and laws of State on protection, care and improvement of people’s health;

b) Acquiring knowledge about health and diseases of individuals, families and community, giving care diagnoses and indications, deciding the level of care and making nursing intervention in order to ensure safety of patients and community; 

c) Being expert in basic nursing techniques, first aid, emergency treatment and achieving efficiency in cases of emergency, epidemics and disasters;

d) Being capable of providing advice and education about health and effectively communicating with patients and community;

dd) Having skills in organization of training and refresher training courses, scientific research, cooperation with colleagues and development of nursing jobs;

e) Being the chairperson or secretary of or main participant in (for at least 50% of the total time) scientific research project at grassroot level or higher or specialized scientific invention/initiative/technical innovation initiative officially accepted.

g) A public employee must hold the title of grade-III nurse or equivalent title for at least 09 years, including the most recent period of at least 02 years of holding the title of grade-III nurse in order to grain promotion from the title of grade-III nurse to the title of grade-II nurse.

Article 5. Grade-III nurse - Code: V.08.05.12

1. Tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Examine, assess, identify problems, formulate plans, care and assess results of care for patients;

Monitor, detect, issue decisions on, take charge of care for, and promptly report abnormal developments of patients to doctors;

Provide palliative care for, inspect and assess such palliative care for end-stage patients and give psychological support to their families;

Implement basic, specialized and complicated nursing techniques, and rehabilitation techniques for patients;

Assess nutrition demands, provide, inspect and assess nutrition care for patients;

Document records and participate in documentation of such records according to regulations;

Participate in establishment and development of procedures for caring patients.

b) First aid and emergency treatment:

Well and fully prepare drugs and emergency equipment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Participate in epidemic and disaster response.

 c) Dissemination of information, provision of advice and education about health:

Assess demands for advice and education about health for patients;

Give guidelines for care and prevention of diseases to patients;

Participate in development of contents, programs and materials, and disseminate information, provide advice and education about health;

Assess dissemination of information, provision of advice and education about health.

d) Community health care:

Disseminate information about, and educate in sanitation and hygiene to prevent diseases in health facilities and community;

Provide primary health care and run national target programs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Protection and exercise of rights of patients:

Exercise rights of patients, and defend legal rights of patients according to regulations of law;

Take measures for ensuring safety of patients.

e) Cooperation and assistance in treatment:

Cooperate with doctors in deciding the level of care and caring patients;

Cooperate with doctors in making preparations and giving assistance in transferring patients to other departments or health facilities and discharging patients from hospital;

Assist in, supervise and take professional responsibility for performance of tasks by inferior nurses;

Manage documents, medical records, wards, patients, drugs, medical equipment and consumables.

g) Training, research and occupational development;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Conduct scientific research, and develop technical innovation initiatives in care for patients; and apply great innovations to care for patients;

Participate in development of continuous and specialized training programs and materials for nurses.

2. Qualification standards:

a) Obtaining at least bachelor's degree in nursing;

b) Acquiring foreign language proficiency level 2 or higher according to regulations in the Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training or obtaining certificate of ethnic language if required;

c) Having computer skills that meet standards of basic skills in information technology according to regulations in Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications. 

3. Professional capacity standards:

a) Having knowledge about viewpoints and guidelines of Communist Party, and policies and laws of State on protection, care and improvement of people’s health;

b) Acquiring knowledge about health and diseases of individuals, families and community, using nursing procedures to serve as a basis for formulation of care plans and making nursing intervention in order to ensure safety of patients and community; 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Having skills in provision of advice and education about health and effectively communicating with patients and community;

dd) Having skills in provision of training and refresher training courses, scientific research, cooperation with colleagues and development of nursing jobs;

e) In case of first recruitment, a public employee who has graduated from a college of nursing must hold the title of grade-IV nurse for at least 02 years or a public employee who has graduated from an intermediate school of nursing must hold the title of grade-IV nurse for at least 03 years in order to grain promotion from the title of grade-IV nurse to the title of grade-III nurse.

Article 6. Grade-IV nurse - Code: V.08.05.13

1. Tasks:

a) Provision of care for patients at health facilities:

Examine, assess, identify problems, formulate plans, care and assess results of care for patients;

Monitor and assess daily developments of patients; detect and promptly report abnormal developments of patients;

Participate in provision of palliative care for end-stage patients and psychological support to their families;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Assess demands for nutrition and dietetics, and provide nutrition and care indications for patients;

Document nursing records according to regulations;

b) First aid and emergency treatment:

Well and fully prepare drugs and emergency equipment;

Implement and participate in implementation of first aid and emergency techniques;

Participate in epidemic and disaster response.

c) Dissemination of information, provision of advice and education about health:

Assess demands for advice and education about health for patients;

Give guidelines for care and prevention of diseases to patients;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Community health care:

Participate in dissemination of information, and education about sanitation and hygiene to prevent diseases in health facilities and community;

Participate in primary health care and national target programs;

Provide in-home care services, including injection, wound care, care for patients with drainage tubes and rehabilitation care, bathing assistance and change of bandages as indicated.

dd) Protection and exercise of rights of patients:

Exercise rights of patients, and participate in defense of legal rights of patients according to regulations of law;

Take measures for ensuring safety of patients.

e) Cooperation and assistance in treatment:

Participate in determination of the level of care;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Manage documents, medical records, wards, patients, drugs, medical equipment and consumables.

g) Training, research and occupational development;

Give practice guidelines to students and nurses within their assigned scope;

Participate in development of, develop and apply initiatives and great innovations to care for patients;

2. Qualification standards:

a) Obtaining a Level 4 of VQF Diploma or higher in nursing;  In case of obtainment of a Level 4 of VQF Diploma in midwifery or medicine, a certificate of training in nursing according to regulations issued by the Ministry of Health is required;

b) Acquiring foreign language proficiency level 1 or higher according to regulations in the Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training or obtaining certificate of ethnic language if required;

c) Having computer skills that meet standards of basic skills in information technology according to regulations in Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications. 

3. Professional capacity standards:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Acquiring knowledge about health and diseases of individuals, families and community, using nursing procedures to serve as a basis for formulation of care plans and making nursing interventions in order to ensure safety of patients and community; 

c) Implementing basic nursing techniques, and giving first aid and emergency treatment;

d) Having skills in provision of education about health and effectively communicating with patients and community;

Section 2. TITLE OF MIDWIFE

Article 7. Grade-II midwife - Code: V.08.06.14

1. Tasks:

a) Provision of care for mothers, newborn babies, patients and service users:

Examine and assess health status of mothers, newborn babies, patients and service users, thereby determining the order of priority of the issues to be cared;

Take charge of, make plan, organize and provide care for mothers, newborn babies, patients and service users;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Make plans for, implement, supervise and inspect basic techniques for nursing and rehabilitation, and essential and specialized techniques for obstetric and newborn care, family planning, and safe abortion;

Assess nutrition demands, make plans for, provide and inspect nutrition care for mothers and newborn babies;

Make plans for, organize, supervise and inspect provision of palliative care and psychological support for mothers and their families in cases of pregnancy, parturition and postpartum and in neonatal period with serious and abnormal developments; provide palliative care and psychological support for end-stage patients;

Give guidance on, supervise and inspect documentation of records according to regulations;

Make plans and propose a list of drugs and medical equipment appropriate to actual works; preserve, supervise and inspect preservation of drugs and medical equipment.

b) Sexual and reproductive health care at community:

Make plans for, and organize pregnancy examination and management in case pregnant women cannot go to medical facilities;

Preside over making plans for, examine and care, supervise and assess examination and care for pregnant women, mothers and newborn babies in the postpartum period at home;

Manage professional tasks, supervise and support care for mothers and newborn babies, and family planning at community;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) First aid and emergency treatment:

Manage, provide and fully prepare drugs and emergency equipment;

Take charge of, and give obstetric first aid and emergency treatment, and initial neonatal resuscitation; report to and cooperate with doctors in charge, or refer patients to a superior hospital;

Assist other midwives or inferior midwives in promptly giving emergency treatment to mothers and newborn babies at community;

Give and participate in epidemic and disaster response if requested.

d) Dissemination of information and provision of education and advice about sexual and reproductive health care:

Take charge of making plans for, provide advice and education about, and assess demands for advice and education about health for mothers, newborn babies, patients and service users;

Preside over formulating plans for, organize dissemination of information and provision of advice and education about, and disseminate information and provide advice and education about sexual and reproductive health care (including sexual and reproductive health care for men), family planning, safe abortion and gender-based violence prevention and control at health facilities and community;

Make plans for, supervise, support and assess results of dissemination of information and provision of education and advice about sexual and reproductive health care.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Cooperate with doctors in deciding the level of care and caring mothers, newborn babies, patients and service users;

Make plans and preparations to hospitalize mothers, newborn babies, patients and service users or transfer them to other departments or medical examination and treatment facilities or discharge them from hospital when indicated;

Make plans for, and organize management of wards, mothers, newborn babies, patients and service users, drugs, medical equipment, consumables and medical records.

e) Protection and exercise of rights of patients:

Exercise and defend rights of mothers, newborn babies, patients and service users according to regulations of law;

Enable mothers, patients and service users to exercise their rights to participate in care and treatment;

Implement and supervise implementation of measures for ensuring safety of mothers, newborn babies, patients and service users.

g) Training, scientific research and occupational development;

Preside over and give training courses and practice guidelines to students and midwives;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Participate in development of continuous and specialized training programs and materials for midwives.

2. Qualification standards:

a) Having finished the specialty of level I or obtaining at least a master’s degree in midwifery;

b) Acquiring foreign language proficiency level 3 or higher according to regulations in the Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training or obtaining a certificate of ethnic language if required;

c) Having computer skills that meet standards of basic skills in information technology according to regulations in Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications;

d) Having certificate of training in standards applicable to the title of grade-II midwife.

3. Professional capacity standards:

a) Having knowledge about viewpoints and guidelines of Communist Party, and policies and laws of State on protection, care and improvement of people’s health;

b) Being expert in basic and specialized skills in obstetrics, gynecology and neonatology;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Having knowledge about, and applying skills; managing and being capable of occupational development;

dd) Being the chairperson or secretary of or main participant in (for at least 50% of the total time) scientific research project at grassroot level or higher or specialized scientific invention/initiative/technical innovation initiative officially accepted;

e) A public employee must hold the title of grade-III midwife or equivalent title for at least 09 years, including the most recent period of at least 02 years of holding the title of grade-III midwife in order to grain promotion from the title of grade-III midwife to the title of grade-II midwife.

Article 8. Grade-III midwife - Code: V.08.06.15

1. Tasks:

a) Provision of care for mothers, newborn babies, patients and service users:

Examine and assess health status of mothers, newborn babies, patients and service users, thereby determining the order of priority of the issues to be cared;

Make plans for, organize and provide care for mothers, newborn babies, patients and service users;

Examine and assess, and inspect examination and assessment of daily developments of mothers, newborn babies, patients and service users; promptly detect, handle, predict and report handling process and abnormal developments beyond the competence of the midwife to doctors; cooperate with doctors in directing inferior midwives during the process of handling abnormal developments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Assess nutrition demands, make plans for, provide and inspect nutrition care for mothers and newborn babies;

Organize, supervise and provide palliative care and psychological support for mothers and their families in cases of pregnancy, parturition and postpartum and in neonatal period with serious and abnormal developments; provide palliative care and psychological support for end-stage patients;

Give guidance, supervise, inspect and document records according to regulations;

Preserve and supervise preservation of drugs and medical equipment as assigned. 

b) Sexual and reproductive health care at community:

Organize pregnancy examination and management in case pregnant women cannot go to medical facilities;

Make plans, organize examination and care, examine and care mothers and newborn babies in the postpartum period at home;

Supervise and support care for mothers and newborn babies, and family planning at community;

Participate in primary health care and national target programs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Manage, supervise and fully prepare drugs and emergency equipment;

Administer and give obstetric first aid and emergency treatment, and initial neonatal resuscitation; promptly report to and cooperate with doctors in charge, or refer patients to a superior hospital;

Participate in epidemic and disaster response if requested.

d) Dissemination of information and provision of education and advice about sexual and reproductive health care:

Organize and conduct assessment of demands for advice and education about health for mothers, newborn babies, patients and service users;

Organize dissemination of information and provision of advice and education about, and disseminate information and provide advice and education about sexual and reproductive health care (including sexual and reproductive health care for men), family planning, safe abortion and gender-based violence prevention and control at health facilities and community;

Participate in assessment of results of dissemination of information and provision of education and advice about sexual and reproductive health care.

dd) Cooperation and assistance in treatment:

Cooperate with doctors in deciding the level of care and caring mothers, newborn babies, patients and service users;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Organize management of wards, mothers, newborn babies, patients and service users, drugs, medical equipment, consumables and medical records.

e) Protection and exercise of rights of patients:

Exercise and defend rights of mothers, newborn babies, patients and service users according to regulations of law;

Enable mothers, patients and service users to exercise their rights to participate in care and treatment;

Implement measures for ensuring safety of mothers, newborn babies, patients and service users.

g) Training, scientific research and occupational development;

Organize training courses and give practice guidelines to students and midwives;

Develop scientific research activities, technical innovations and initiatives in care for mothers, newborn babies, patients and customers; and apply great innovations and important initiatives to care for mothers, newborn babies, patients and service users;

Participate in development of continuous and specialized training programs and materials for midwives.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Obtaining at least a bachelor's degree in midwifery;

b) Acquiring foreign language proficiency level 2 or higher according to regulations in the Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training or obtaining certificate of ethnic language if required;

c) Having computer skills that meet standards of basic skills in information technology according to regulations in Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications. 

3. Standards of professional capacity;

a) Having knowledge about viewpoints and guidelines of Communist Party, and policies and laws of State on protection, care and improvement of people’s health;

b) Being expert in basic and specialized skills in obstetrics, gynecology and neonatology;

c) Being knowledgeable about, and applying primary health care principles to sexual and reproductive health care;

d) Being capable of communication, presentation and flexible behavior, possessing teamwork skills and having capacity for working independently;

dd) In case of first recruitment, a public employee who has graduated from a college of midwifery must hold the title of grade-IV midwife for at least 02 years or a public employee who has graduated from an intermediate school of midwifery must hold the title of grade-IV nurse for at least 03 years in order to grain promotion from the title of grade-IV midwifery to the title of grade-III midwifery.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Tasks:

a) Provision of care for mothers, newborn babies, patients and service users:

Examine and assess health status of mothers, newborn babies, patients and service users, thereby determining the order of priority of the issues to be cared;

Make plans for and provide care for mothers, newborn babies, patients and service users;

Monitor and assess daily developments of mothers, newborn babies, patients and service users; detect, initially handle, predict and promptly report abnormal developments to doctors and midwives in charge; obey orders of doctors and cooperate with other midwives in handling abnormal developments;

Implement basic techniques for nursing and rehabilitation, and essential techniques for obstetric and newborn care; assist doctors and other midwives in implementing specialized techniques for obstetric and newborn care according to orders of doctors and as assigned by midwives in charge;

Assess nutrition demands, and provide nutrition care for mothers and newborn babies;

Provide palliative care and psychological support for end-stage patients;

Document records according to regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Sexual and reproductive health care at community:

Make plans for pregnancy examination and management in case pregnant women cannot go to medical facilities;

Make plans for examination and care for mothers and newborn babies in the postpartum period at home;

Supervise and support care for mothers and newborn babies at community;

Participate in primary health care and national target programs;

c) First aid and emergency treatment:

Well and fully prepare drugs and emergency equipment;

Administer and give obstetric first aid and emergency treatment, and initial neonatal resuscitation; promptly report to and cooperate with doctors in charge, or refer patients to a superior hospital;

Participate in epidemic and disaster response if requested.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Conduct assessment of demands for advice and education about health for mothers, newborn babies, patients and service users;

Disseminate information and provide advice and education about sexual and reproductive health care (including sexual and reproductive health care for men), newborn care, family planning, safe abortion and gender-based violence prevention and control at health facilities and community;

Participate in formulation of plans for dissemination of information and provision of education and advice about sexual and reproductive health care.

dd) Cooperation and assistance in treatment:

Make preparations to hospitalize mothers, newborn babies, patients and service users or transfer them to other departments or medical examination and treatment facilities or discharge them from hospital when indicated by doctors;

Manage wards, mothers, newborn babies, patients and service users, drugs, medical equipment, consumables and medical records.

e) Protection and exercise of rights of patients:

Exercise rights of mothers, newborn babies, patients and service users according to regulations of law;

Enable mothers, patients and service users to exercise their rights to participate in care and treatment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Training, scientific research and occupational development;

Give practice guidelines to students and midwives;

Participate in scientific research activities; apply great innovations and important initiatives to care for mothers, newborn babies, patients and service users;

2. Qualification standards:

a) Obtaining a Level 4 of VQF Diploma or higher in midwifery;

b) Acquiring foreign language proficiency level 1 or higher according to regulations in the Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training or obtaining certificate of ethnic language if required;

c) Having computer skills that meet standards of basic skills in information technology according to regulations in Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications. 

3. Professional capacity standards:

a) Having knowledge about viewpoints and guidelines of Communist Party, and policies and laws of State on protection, care and improvement of people’s health;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Being knowledgeable about, and applying primary health care principles to sexual and reproductive health care;

d) Being capable of communication and flexible behavior, possessing teamwork skills and having capacity for working independently;

Section 3. TITLE OF MEDICAL TECHNICIAN

Article 10. Grade-II medical technician - Code: V.08.07.17

1. Tasks:

a) Implementation of medical techniques:

Preside over, organize reception of, provide guidance for, make preparations and assist patients before, during and after implementation of medical techniques;

Take charge of organizing reception of, and providing guidance for individuals and organizations on submission/transfer of samples, and collect, receive, preserve and transport samples to food safety testing agencies and environmental and occupational health agencies

Make, inspect and supervise preparation of equipment, tools, drugs and chemicals meeting requirements of medical techniques;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Take charge of, organize and carry out inspection, supervision and assessment of infection control and safety in medical operations;

Monitor and make statistics of medical operations according to regulations within the assigned scope.

b) Management of medical operations:

Organize and perform medical operations within the assigned tasks.

Make plans for management of, periodically tally and report management of use of medical equipment, chemicals, biological products, and drugs in their department or unit in the health sector;

Use and provide guidelines for use of modern technical equipment in the health sector; preserve medical equipment under their management; detect, report and rectify minor technical errors;

Supervise, inspect and assume responsibility for medical operations performed by inferior medical technicians within the assisted scope.

c) Cooperation in diagnosis and treatment:

Promptly notify doctors of indices and images related to patients; propose some other techniques for diagnosis and treatment in necessary cases;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Protection of rights and interests of patients and sample senders:

Ensure punctuality, accuracy, objectivity and truthfulness;

Ensure that testing results are accurate;

Exercise rights of patients and sample senders according to regulations of law;

Take charge of, organize implementation of, and implement technical measures for ensuring safety of patients.

dd) Provision of advice and education about health:

Develop contents and programs and provide advice and education about health for patients and community within the assigned scope;

Participate in epidemic and disaster response if requested.

e) Training and scientific research: 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Conduct scientific research, and develop technical innovations and initiatives;

Organize application of technical innovations and initiatives, and evidence-based medicine to medicine practice.

2. Qualification standards:

a) Obtaining a master’s degree in medical technique;

b) Acquiring foreign language proficiency level 3 or higher according to regulations in the Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training or obtaining a certificate of ethnic language if required;

c) Having computer skills that meet standards of basic skills in information technology according to regulations in Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications;

d) Having certificate of training in standards applicable to the title of grade-II medical technician.

3. Professional capacity standards:

a) Being aware of viewpoints and guidelines of Communist Party, and policies and laws of State on protection, care and improvement of people’s health;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Being capable of using, providing guidelines for use of, and preserving equipment serving medical operations;

d) Being capable of analyzing, inspecting and supervising technical procedures; proposing methods of ensuring quality of medical techniques;

dd) Being capable of giving guidance on transfer of new techniques in the field of medicine;

e) Being the chairperson or secretary of or main participant in (for at least 50% of the total time) scientific research project at grassroot level or higher or specialized scientific invention/initiative/technical innovation initiative officially accepted;

g) A public employee must hold the title of grade-III medical technician or equivalent title for at least 09 years, including the most recent period of at least 02 years of holding the title of grade-III medical technician in order to grain promotion from the title of grade-III medical technician to the title of grade-II medical technician.

Article 11. Grade-III medical technician - Code: V.08.07.18

1. Tasks:

a) Implementation of medical techniques:

Organize reception of, provide guidance for, make preparations and assist patients before, during and after implementation of medical techniques;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Prepare, inspect and supervise preparation of equipment, tools, drugs and chemicals meeting requirements of medical techniques;

Implement technical procedures for medical operations; cooperate in implementation of complicated techniques when assigned;

Organize and carry out inspection, supervision, assessment of infection control and safety in medical operations;

Monitor and make statistics of medical operations according to regulations.

b) Management of medical operations:

Make plans for management of, periodically tally and report use of medical equipment, chemicals, biological products, and drugs within their assigned scope according to regulations;

Use, provide guidelines for use of, and preserve medical equipment under their management; detect, report and rectify minor technical errors;

Participate in inspection and assessment of medical operations when assigned.  Supervise, inspect and assume responsibility for medical operations performed by inferior medical technicians within the assisted scope.

c) Cooperation in diagnosis and treatment:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Participate in consultation when assigned.

d) Protection of rights and interests of patients:

Ensure punctuality, accuracy, objectivity and truthfulness;

Ensure that testing results are accurate;

Exercise rights of patients and sample senders according to regulations of law;

Organize implementation of, and implement measures for ensuring safety of patients;

dd) Provision of advice and education about health:

Provide advice and education about health for patients and community within the assigned scope;

Participate in epidemic and disaster response if requested.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Participate in provision of training and refresher training courses for students and medical technicians when assigned;

Participate in scientific research, and development of technical innovations and initiatives;

Apply technical innovations and initiatives, and evidence-based medicine to medicine practice.

2. Qualification standards

a) Obtaining at least a bachelor's degree in medicine technique in conformity with job position (laboratory medicine, preventive laboratory medicine, medical imaging technology, dechnology, physical therapy/occupational therapy); in case of graduation from a university with major of biochemistry, pharmacy or another medical major, a certificate of training in medicine technique according to regulations is required;

b) Acquiring foreign language proficiency level 2 or higher according to regulations in the Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training or obtaining certificate of ethnic language if required;

c) Having computer skills that meet standards of basic skills in information technology according to regulations in Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications. 

3. Professional capacity standards:

a) Having knowledge about viewpoints and guidelines of Communist Party, and policies and laws of State on protection, care and improvement of people’s health;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Being capable of extensively using and preserving equipment serving medical operations;

d) Being capable of analyzing, inspecting and supervising technical procedures; proposing methods of ensuring quality of medical techniques within the assigned scope. 

dd) In case of first recruitment, a public employee who has graduated from a college of medicine technique must hold the title of grade-IV medical technician for at least 02 years or a public employee who has graduated from an intermediate school of medicine technique must hold the title of grade-IV medical technician for at least 03 years in order to grain promotion from the title of grade-IV medical technician to the title of grade-III medical technician.

Article 12. Grade-IV medical technician - Code: V.08.07.19

1. Tasks:

a) Implementation of medical techniques:

Receive, make preparations and assist patients before, during and after implementation of medical techniques;

Receive and provide guidance for individuals and organizations on submission/transfer of samples, collect, receive, preserve, and transport samples to food safety testing agencies and environmental and occupational health agencies;

Prepare equipment, tools, drugs and chemicals meeting requirements of each technique;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Control infection and ensure safety in medical operations;

Take records, monitor and make statistics of medical operations according to regulations.

b) Management of medical operations:

Estimate, receive, periodically tally and report use of medical equipment, chemicals, biological products, and drugs according to regulations;

Use and preserve medical equipment under their management; detect, report and rectify minor technical errors;

Participate in inspection and assessment of medical operations when assigned.

c) Cooperation in diagnosis and treatment:

Promptly notify doctors of indices and images related to patients;

Assist and cooperate with other medical technicians in implementing medical techniques assigned.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ensure punctuality, accuracy, objectivity and truthfulness;

Ensure that testing results are accurate;

Exercise rights of patients and sample senders according to regulations of law;

Take measures for ensuring safety of patients.

dd) Provision of advice and education about health:

Participate in provision of advice and education about health for patients and community within the assigned scope;

Participate in epidemic and disaster response if requested.

e) Training and scientific research: 

Participate in provision of practice guidelines for students and medical technicians when assigned;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Participate in application of technical innovations and initiatives, and evidence-based medicine to medicine practice.

2. Qualification standards:

a) Obtaining a Level 4 of VQF Diploma or higher in medicine technique in conformity with job position (laboratory medicine, preventive laboratory medicine, medical imaging technology, dechnology, physical therapy/occupational therapy); in case of graduation in major of biochemistry, pharmacy or another medical major, a certificate of training in medicine technique according to regulations is required;

b) Acquiring foreign language proficiency level 1 or higher according to regulations in the Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training or obtaining certificate of ethnic language if required;

c) Having computer skills that meet standards of basic skills in information technology according to regulations in Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications. 

3. Professional capacity standards:

a) Having knowledge about viewpoints and guidelines of Communist Party, and policies and laws of State on protection, care and improvement of people’s health;

b) Being expert in basic technical procedures in their fields;

c) Being capable of using and preserving equipment serving medical operations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter III

GUIDELINES FOR APPOINTMENT AND SALARY GRADING AS PER TITLES

Article 13. Principles of appointment and salary grading as per titles for public employees

1. The appointment to titles for public employees specified in this Joint Circular shall be based on job positions and assigned duties of such public employees and under regulations in Article 14 of this Joint Circular, and the public employees appointed to the titles meet all standards applicable to such titles according to regulations in this Joint Circular.

2. When a public employee is designated a professional title, it must not be combined with a pay raise or promotion of public employee rank

Article 14. Cases of appointment to titles

1. Public employees who have been appointed to grades of nurses according to Decision No. 41/2005/QD-BNV dated April 22, 2005 of the Minister of Home Affairs are now appointed to titles of nurses according to this Joint Circular as follows:

a) A public employee currently holding the grade of registered nurse (code 16a.199) shall be appointed to the title of grade-II nurse (code: V.08.05.11).

b) A public employee currently holding the grade of nurse (code 16b.120) shall be appointed to the title of grade-III nurse (code: V.08.05.12).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Public employees who have been appointed to grades of midwives according to Circular No. 06/2011/TT-BNV dated March 01, 2011 of the Minister of Home Affairs are now appointed to titles of midwives according to this Joint Circular as follows:

a) A public employee currently holding the grade of registered midwife (code 16.294) shall be appointed to the title of grade-II midwife (code: V.08.06.14).

b) A public employee currently holding the grade of midwife (code 16.295) shall be appointed to the title of grade-III midwife (code: V.08.06.15).

c) A public employee currently holding the grade of college midwife (code 16.296) or the grade of intermediate midwife (code 16.297) shall be appointed to the title of grade-IV midwife (code: V.08.06.16).

3. Public employees who have been appointed to grades of medical technicians according to Circular No. 09/2009/TT-BNV dated October 15, 2009 of the Minister of Home Affairs are now appointed to titles of medical technicians according to this Joint Circular as follows:

a) A public employee currently holding the grade of registered medical technician (code 16.284) shall be appointed to the title of grade-II medical technician (code: V.08.07.17).

b) A public employee currently holding the grade of medical technician (code 16.285) shall be appointed to the title of grade-III medical technician (code: V.08.07.18).

c) A public employee currently holding the grade of college medical technician (code 16.286) or the grade of intermediate medical technician (code 16.287) shall be appointed to the title of grade-IV medical technician (code: V.08.07.19).

Article 15. Methods for grading salary

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A salary factor from 4,40 to 6,78 (for public employees of Group A2.1) may be applied to the title of grade-II nurse, the title of grade-II midwife or the title of grade-II medical technician;

b) A salary factor from 2,34 to 4,98 (for public employees of Group A1) may be applied to the title of grade-III nurse, the title of grade-III midwife or the title of grade-III medical technician;

c) A salary factor from 1,86 to 4,06 (for public employees of Group B) may be applied to the title of grade-IV nurse, the title of grade-IV midwife or the title of grade-IV medical technician;

2. After probation period and title appointment, the salary shall be graded as follows:

After a public employee finishes the prescribed probation and is appointed to the title by a competent authority managing public employees, his/her salary shall be graded according to the appointed title as follows:

a) A nurse who has a doctor's degree is entitled to the step-3 salary with a salary factor of 3,00 of the title of grade-III nurse (code V.08.05.12); a midwife who has a doctor's degree is entitled to the step-3 salary with a salary factor of 3,00 of the title of grade-III midwife (code V.08.06.15); a medical technician who has a doctor's degree is entitled to the step-3 salary with a salary factor of 3,00 of the title of grade-III medical technician (code V.08.07.18)

b) A nurse who has a master's degree is entitled to the step-2 salary with a salary factor of 2,67 of the title of grade-III nurse (code V.08.05.12); a midwife who has a master's degree is entitled to the step-2 salary with a salary factor of 2,67 of the title of grade-III midwife (code V.08.06.15); a medical technician who has a master's degree is entitled to the step-2 salary with a salary factor of 2,67 of the title of grade-III medical technician (code V.08.07.18)

c) A nurse who has a level 5 of VQF Advanced Diploma is entitled to the step-2 salary with a salary factor of 2,06 of the title of grade-IV nurse (code V.08.05.13); a midwife who has a level 5 of VQF Advanced Diploma is entitled to the step-2 salary with a salary factor of 2,06 of the title of grade-IV midwife (code V.08.06.16); a medical technician who has a level 5 of VQF Advanced Diploma is entitled to the step-2 salary with a salary factor of 2,06 of the title of grade-IV medical technician (code V.08.07.19).

3. Salaries of the titles specified in Clause 1 of this Article with regard to public employees whose salaries are graded according to regulations in Decision No. 41/2005/QD-BNV dated April 22, 2005 of the Minister of Home Affairs; the Circular No. 06/2011/TT-BNV dated March 01, 2011 of the Ministry of Home Affairs; the Circular No. 09/2009/TT-BNV dated October 15, 2009 of the Ministry of Home Affairs; the Government's Decree No. 204/2004/ND-CP dated December 14, 2004; and the Government's Decree No. 2013/ND-CP dated December 19, 2013 shall be graded as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ex: Mr. Nguyen Van C was appointed to the grade of intermediate medical technician (code 16.287) and entitled to the step-12 salary and an extra-seniority allowance of 6% from October 01, 2014. If he is now appointed as a grade-IV medical technician (code V.08.07.19) by the competent authority, he is entitled to the step-12 salary, a salary factor of 4,06 and an extra-seniority allowance of 6% from the date on which the decision on appointment is signed. The period of consideration of increase in pay rate begins from October 01, 2014.

b) In case a public employee who has a level 5 of VQF Advanced Diploma when being recruited has had his/her salary graded A0 as prescribed in the Decree No. 204/2004/ND-CP and is now appointed to the title of grade-IV nurse (code V.08.05.13), the title of grade-IV midwife (code V.08.06.16), or the title of grade-IV medical technician (code V.08.07.19), his/her salary is now graded according to the working period over which compulsory social insurance premiums are based by salary scale and payroll defined by the State (excluding probation period).

To be specific: If it is determined from the step-2 salary of a nurse, midwife or medical technician, after a period of 02 years (24 full months), the public employee will receive a raise of 01 salary step (intermittent periods may be accrued if social insurance benefits are not claimed during the intervals). In case the public employee fails to complete the assigned tasks or is disciplined during task performance, the time for pay raise shall be extended.

After the salary is transferred and graded into the title of grade-IV nurse, the title of grade-IV midwife, or the title of grade-IV medical technician mentioned above, if the salary factor graded for the title plus the extra seniority allowance (if any) is lower than the current salary factor of the old grade, a differential factor shall be applied to match the factor applied to the old grade (including the extra seniority allowance, if any). The public employee shall be entitled to this differential factor during the time his/her salary is graded for the title of grade-IV nurse, the title of grade-IV midwife, or the title of grade-IV medical technician.  After that, if this public employee has his/her grade of title promoted, he/she shall receive the addition of this reserved difference coefficient to his current salary factor (including the extra seniority allowance, if any) for salary grading to the appointed title upon promotion of title and stop receiving the reserved difference coefficient from the date of receipt of the salary of the new title.

Ex: Ms Tran Thi H graduated from college with speciality of nursing, is recruited to work as a college nurse at the Hospital X, has paid compulsory social insurance premiums from January 01, 2008 to the present, is holding the grade of college nurse (code 16a.200), is entitled to the step-3 salary with a salary factor of 2,72 from January 01, 2015, adequately performs the assigned tasks during the course of work and is not disciplined.  Now Ms H meets all standards and is appointed by the competent authority to the title of grade-IV nurse (code V.08.05.13), her salary shall be graded as follows:

Ms H's working time is from 01/01/2008, excluding her probation of 06 months, if it is calculated from the step-2 salary of the title of grade-IV nurse with a raise of 01 step for every 02 years, then until 01/07/2014, Ms H shall be entitled to the step-5 salary with a salary factor of 2,66 of the title of grade-IV nurse from the date on which the above decision is signed; the time to consider pay raise for the next time is calculated from 01/07/2014 while Ms H receives the differential factor 0,06 (2,72 - 2,66).

By 01/07/2016 (full 02 years), if Ms Tran Thi H meets all standards and conditions, she shall be eligible for a pay raise to step 6 with a salary factor 2,86 of the title of grade-IV nurse and shall continue receiving the differential factor 0,06 (the total salary factor is 2,92).

4. A nurse, midwife or medical technician may gain promotion after he/she is appointed to the title of nurse, midwife or medical technician by the competent authority according to regulations in this Joint Circular and his/her salary is graded under guidelines in Clause 1 Section II of the Circular No. 02/2007/TT-BNV dated May, 25 2007 of the Ministry of Home Affairs.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 16. Effect

1. This Joint Circular comes into effect from November 20, 2015.

2. This Joint Circular replaces Decision No. 41/2005/QD-BNV dated April 22, 2005 of the Minister of Home Affairs; Circular No. 12/2011/TT-BYT dated March 15, 2011 of the Ministry of Health and Circular No. 23/2009/TT-BYT dated December 1, 2009 of the Ministry of Health;

3. Regulations on codes of grades of midwives specified in the Circular No. 06/2011/TT-BNV dated March 01, 2011 of the Ministry of Home Affairs and regulations on list of grades of medical technicians specified in the Circular No. 09/2009/TT-BNV dated October 15, 2009 of the Ministry of Home Affairs shall be annulled.

Article 17. Application clauses

1. When a public employee who was appointed as a nurse according to the Decision No. 41/2005/QD-BNV dated April 22, 2005 of the Minister of Home Affairs; a midwife according to the Circular No. 06/2011/TT-BNV dated March 01, 2011 of the Ministry of Home Affairs; or a medical technician according to the Circular No. 09/2009/TT-BNV dated October 15, 2009 of the Ministry of Home Affairs is now appointed to the title of nurse, midwife or medical technician specified in this Joint Circular, the managing or employing authority shall enable him/her to fulfill the standards applied to the appointed title.

2. Since January 1, 2021, a public employee recruited to the title of grade-IV nurse shall obtain a level 5 of VQF Advanced Diploma in nursing; a public employee recruited to the title of grade-IV midwife shall obtain a level 5 of VQF Advanced Diploma in midwifery; a public employee recruited to the title of grade-IV medical technician shall obtain a level 5 of VQF Advanced Diploma in medicine technique. Any public employee who has a Level 4 of VQF Diploma, and was recruited and appointed to the title of grade-IV nurse, the title of grade-IV midwife, or the title of grade-IV medical technician before January 01, 2021 shall undergo college-level standardization training no later than January 01, 2025. If the public employee is appointed to participate in a course in order to obtain a level 5 of VQF Advanced Diploma but fails to complete the course or fails to achieve satisfactory results, the managing or employing authority shall report to the agency or unit that manages the public employee for reassignment or dismissal.

Article 18. Organization of implementation

1. This Joint Circular is a ground for recruitment, employment and management of public employees who are nurses, midwives and medical technicians in public health facilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. A head of a public health facility directly managing and employing public employees shall:

a) review working positions at their facility, formulate plans for appointment to titles of nurse, midwife and medical technician under their management and submit it to a competent authority for consideration and decision or issue a decision within their jurisdiction;

b) decide the appointment of titles for nurses, midwives and medical technicians under their management to respective titles of nurse, midwife and medical technician under their jurisdiction or decentralization or authorization after the plan for appointment to titles is approved by the competent authority.

c) make plans and enable public employees currently holding grade-IV titles to participate in college-level standardization training according to regulations in Clause 2 Article 18 of this Joint Circular.

5. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall:

a) direct units under their management to prepare plans for appointment to titles and grading of salaries of public employees who are nurses, midwives and medical technicians in public health facilities;

b) consider approving the plans for appointment to titles and grading of salaries of public employees in public health facilities under their management from the title of nurse, midwife and medical technician to other titles of nurse, midwife and medical technician specified in this Joint Circular; handle enquiries about appointment to titles and salary grading within their jurisdiction;

c) decide appointment to titles and grading of salaries of nurses, midwives and medical technicians in public health facilities under their management.

d) submit reports on appointment to job titles and grading of salaries of nurses, midwives and medical technicians in public health facilities under their management to the Ministry of Health and the Ministry of Home Affairs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of governmental agencies and Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall be responsible for the implementation of this Joint Circular.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Joint Circular should be reported to the Ministry of Health which will conduct consolidation, take charge of, and cooperate with the Ministry of Home Affairs in consideration and settlement./.

 

PP. MINISTER OF HOME AFFAIRS
DEPUTY MINISTER




Tran Anh Tuan

PP. MINISTER OF HEALTH
DEPUTY MINISTER




Nguyen Viet Tien

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


321.337

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.167.11
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!