Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 170/2002/TTLT-BQP-BTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Văn Rinh, Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành: 28/11/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 170/2002/TTLT-BQP-BTC

Hà Nội , ngày 28 tháng 11 năm 2002

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VÀ BỘ TÀI CHÍNH SỐ 170/2002/TTLT-BPQ-BTC, NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN DỰ BỊ VÀ SĨ QUAN DỰ BỊ

Thi hành Nghị định số 26/2002-CP ngày 21 tháng 03 năm 2002 của Chính phủ về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 26/CP); sau khi thoả thuận với Bộ Nội vụ tại Công văn số 279/BNV-TL ngày 20 tháng 9 năm 2002; với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại Công văn số 2861/LĐTBXH-TL ngày 30 tháng 8 năm 2002, Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính thống nhất hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị và sĩ quan dự bị như sau:

A- CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN DỰ BỊ

I- ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH

Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan dự bị hạng 1; cán bộ, công chức ngoài Quân đội; những người tốt nghiệp đại học trở lên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được gọi tập trung đào tạo sĩ quan dự bị theo chỉ tiêu nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), là những đối tượng được hưởng chế độ, chính sách theo hướng dẫn tại Thông tư này.

II- CÁC CHẾ, CHÍNH SÁCH

1. Chế độ ăn

1.1. Các đối tượng học viên đào tạo sĩ quan dự bị quy định tại mục I Phần A, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được hưởng chế độ ăn hàng ngày như đối với học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội kể từ ngày có mặt tại trường cho đến khi kết thúc khoá đào tạo, làm xong thủ tục ra trường; riêng quân nhân chuyên nghiệp nộp tiền ăn cơ bản theo quy định hiện hành.

1.2. Tiền ăn và phần chênh lệch tiền ăn của quân nhân chuyên nghiệp quy định tại điểm 1.1 khoản 1 mục II Phần A, thanh toán vào ngân sách được thông báo hàng năm của Bộ Quốc phòng.

2. Chế độ mượn, cấp quân trang và một số đồ dùng sinh hoạt

2.1. Hạ sĩ quan dự bị hạng 1, cán bộ, công chức ngoài Quan đội, những người tốt nghiệp đại học trở lên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được mượn, cấp quân trang và một số đồ dùng sinh hoạt theo quy định của Bộ Quốc phòng.

2.2. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị vẫn hưởng chế độ quân trang, đồ dùng sinh hoạt như quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan tại ngũ.

3. Chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp khác

3.1. Cán bộ, công chức, hạ sĩ quan dự bị hạng 1 đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được cơ quan, đơn vị nơi làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp thường xuyên theo lương, trợ cấp, phúc lợi, tiền đi đường theo chế độ hiện hành đối với cán bộ, công chức đi công tác; các khoản chi nói trên quyết toán vào ngân sách nhà nước cấp cho các bộ, tỉnh.

3.2. Quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị vẫn hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền đi đường như quân nhân tại ngũ.

3.3. Hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, vẫn hưởng phụ cấp quân hàm, phụ cấp phục vụ trên hạn định (nếu có), tiền đi đường như quân nhân tại ngũ.

3.4. Hạ sĩ quan dự bị hạng 1 không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, hàng tháng được hưởng phụ cấp quân hàm bằng mức phụ cấp quân hàm trong hai năm đầu của hạ sĩ quan có cùng cấp bậc.

3.5. Những người tốt nghiệp đại học trở lên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, hàng tháng được hưởng phụ cấp bằng mức phụ cấp quân hàm trong hai năm đầu của cấp thượng sĩ.

3.6. Thời gian được hưởng phụ cấp của đối tượng quy định tại điểm 3.4 và điểm 3.5 khoản 3 mục II Phần A, là thời gian đào tạo của từng đối tượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhập học ngày nào trong tháng hoặc kết thúc khoá học ngày nào trong tháng cũng được hưởng phụ cấp quân hàm cả tháng đó.

3.7. Các đối tượng quy định tại điểm 3.4 và điểm 3.5 khoản 3 mục II Phần A, được thanh toán tiền đi đường từ nơi thường trú hoặc nơi công tác đến cơ sở đào tạo sĩ quan dự bị và từ cơ sở đào tạo sĩ quan dự bị về nơi thường trú hoặc nơi công tác.

3.8. Học viên đào tạo sĩ quan dự bị khi tốt nghiệp, được phong quân hàm sĩ quan dự bị được hưởng thêm 1 tháng lương theo cấp bậc quân hàm sĩ quan (không trừ tiền ăn, phụ cấp quân hàm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tháng đó).

3.9. Các khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền đi đường quy định tại điểm 3.2 đến điểm 3.8 khoản 3 mục II phần A, do các cơ sở đào tạo sĩ quan dự bị của Quân đội chi trả và quyết toán vào ngân sách được thông báo hàng năm của Bộ Quốc phòng.

4. Chế độ trợ cấp cho gia đình

4.1. Hạ sĩ quan dự bị hạng 1 trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được hưởng khoản trợ cấp cho gia đình như sau:

a) Trường hợp không hưởng tiền lương từ ngân sách Nhà nước được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,1 so với lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.

b) Trường hợp đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc hưởng lương của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.

4.2. Cơ sở đào tạo sĩ quan dự bị lập danh sách số học viên thuộc diện được hưởng chế độ trợ cấp cho gia đình của từng khoá học, xác nhận, số ngày tập trung đào tạo tại trường và mức trợ cấp cho gia đình của từng học viên gửi về cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện). Cơ quan quân sự huyện chi trả chế độ trợ cấp cho gia đình học viên đào tạo sĩ quan dự bị sau khi tốt nghiệp về địa phương và quyết toán với bộ chỉ huy quân sự tỉnh trong ngân sách địa phương chi cho quốc phòng.

5. Chế độ, chính sách khi ốm đau, bị thương hoặc từ trần

5.1. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị khi ốm đau, bị thương hoặc từ trần thực hiện chế độ, chính chính như đối với quân nhân tại ngũ.

5.2. Hạ sĩ quan dự bị hạng 1, cán bộ, công chức và những người tốt nghiệp đại học trở lên ngoài Quân đội, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị khi ốm đau, bị thương hoặc từ trần thực hiện theo quy định tại mục VI, mục VII phần B Thông tư Liên tịch số 1232/1998/TTLT-BQP-BLĐB&XH - BTC ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Liên bộ Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động thương binh và xã hội - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây gọi tắt là Thông tư số 1232/1998/TTLT).

6. Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức và việc hoãn gọi đào tạo sĩ quan dự bị .

6.1. Cán bộ, công chức đang công tác ở cơ quan, đơn vị ngoài quân đội nếu đang nghỉ phép năm mà được gọi đào tạo sĩ quan dự bị thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau khi tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị hoặc nghỉ vào thời gian thích hợp.

6.2. Thời gian tập trung đào tạo sĩ quan dự bị trùng với thời gian thi nâng bậc, thi kết thúc khóa học nghiệp vụ tại chức thì được hoãn gọi đào tạo sĩ quan dự bị đợt đó khi có chứng nhận của cơ quan, đơn vị nơi làm việc.

7. Quy định về thi tuyển cán bộ, công chức

7.1. Các đối tượng học viên đào tạo sĩ quan dự bị khi tốt nghiệp được phong quân hàm sĩ quan dự bị, đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định, khi chuyển ngành, tuyển dụng, nếu phải thi tuyển công chức, được ưu tiên cộng thêm một điểm vào kết quả thi để xét tuyển dụng.

7.2. Sinh viên khi tốt nghiệp đại học trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị có giấy báo thi tuyển công chức do cấp có thẩm quyền quyết định, được nghỉ học tham gia dự thi, thời gian nghỉ học không quá 7 ngày trong khóa học; được bảo lưu kết quả thi tuyển đến khi tốt nghiệp khoá đào tạo sĩ quan dự bị.

8. Chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị.

Ngoài quyền lợi được hưởng quy định tại điểm 3.8 khoản 3. điểm 7.1 khoản 7 mục II phần A, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị còn được hưởng chế độ chính sách của hạ sĩ quan xuất ngũ theo quy định hiện hành. Thời gian phục vụ tại ngũ được tính đến khi kết thúc khoá đào tạo sĩ quan dự bị. Không lấy cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị được phong khi tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị để tính chế độ, chính sách xuất ngũ.

B- CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SĨ QUAN DỰ BỊ

I- CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM

1. Đối tượng, điều kiện, mức phụ cấp trách nhiệm được hưởng

1.1. Sĩ quan dự bị đã đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị với cơ quan quân sự huyện nhưng chưa xếp vào đơn vị dự bị động viên, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đăng ký, tập trung sinh hoạt, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ theo quy định (trừ đối tượng được hưởng phụ cấp quy định tại điểm 1.2, điểm 1.3 khoản 1 mục I phần B) hàng quý được hưởng phụ cấp trách nhiệm đăng ký bằng hệ số 0,2 so với lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.

1.2. Sĩ quan dự bị được cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp vào các chức danh biên chế trong đơn vị dự bị động viên, thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ theo quy định (trừ đối tượng được hưởng phục cấp trách nhiệm quy định tại điểm 1.3 khoản 1 mục I phần B), hầng quý được hưởng phụ cấp trách nhiệm sĩ quan dự bị bằng hệ số 0,3 so với lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.

1.3. Sĩ quan dự bị được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ trung đội đến trung đoàn và các đơn vị có quy mô tổ chức tương đương, thực hiện trách nhiệm quản lý đơn vị quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên và đơn vị có binh sĩ để quản lý, hàng quý được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên theo chức vụ đảm nhiệm.

Phụ cấp trách nhiệm được tính theo hệ số so với lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ, cụ thể như sau:

- Trung đội trưởng và các chức vụ tương đương: 0,30

- Phó đại đội trưởng và các chức vụ tương đương: 0,35

- Đại đội trưởng và các chức vụ tương đương: 0,40

- Phó tiểu đoàn trưởng và các chức vụ tương đương: 0,45

- Tiểu đoàn trưởng và các chức vụ tương đương: 0,50

- Phó trung đoàn trưởng và các chức vụ tương đương: 0,55

- Trung đoàn trưởng và các chức vụ tương đương: 0,60.

2. Cách tính

2.1. Phụ cấp trách nhiệm được tính theo hàng quý. Mỗi sĩ quan dự bị chỉ được hưởng một mức phụ cấp cao nhất quy định tại mục I phần B.

2.2. Sĩ quan dự bị lần đầu đăng ký vào ngạch dự bị hoặc có quyết định sắp xếp giữ các chức danh trong đơn vị dự bị động viên hoặc bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên thì phụ cấp quý đó được tính như sau:

a) Đăng ký có quyết định sắp xếp, bổ nhiệm từ ngày 15 tháng giữa quý trở về trước thì được hưởng phụ cấp cả quý đó.

b) Đăng ký hoặc có quyết định sắp xếp, bổ nhiệm từ ngày 16 tháng giữa quý trở về sau thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm quý đó.

2.3. Trong quý, sĩ quan dự bị thuộc các đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm có quyết định sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên; bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên thì phụ cấp quý được tính như quy định tại điểm 2.2 khoản 2 mục I Phần B.

2.4. Trong quý, sĩ quan dự bị thuộc đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm chỉ huy đơn vị dự bị động viên có quyết định miễn nhiệm chức vụ thì phụ cấp quý đó tính như sau:

a) Quyết định miễn nhiệm từ ngày 15 tháng giữa quý trở về trước thì thôi hưởng phụ cấp trách nhiệm chỉ huy từ quý đó;

b) Quyết định miễn nhiệm từ ngày 16 tháng giữa quý trở về sau thì từ quý sau thôi hưởng phụ cấp trách nhiệm chỉ huy.

2.5. Trong quý, sĩ quan dự bị thuộc các đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm có quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị thì phụ cấp quý đó tính như sau:

a) Quyết định giải ngạch từ ngày 15 tháng giữa quý trở về trước thì thôi hưởng phụ cấp từ quý đó;

b) Quyết định giải ngạch từ ngày 16 tháng giữa quý trở về sau thì từ quý sau thôi hưởng phụ cấp.

3. Trách nhiệm chi trả phụ cấp

3.1. Hàng quý cơ quan quân sự huyện tổ chức chi trả phụ cấp cho toàn bộ số sĩ quan dự bị được hưởng phụ cấp cư trú tại địa bàn huyện, kết hợp với việc tổ chức đăng ký, kiểm tra, phúc tra, sinh hoạt sĩ quan dự bị.

3.2. Việc chi trả phụ cấp trách nhiệm tiến hành mỗi quý một lần vào tháng cuối quý; thời gian cụ thể, địa điểm và cách thức tổ chức chi trả do cơ quan quân sự huyện quyết định.

3.3. Ban chỉ huy quân sự xã, cán bộ phụ trách công tác sĩ quan dự bị ở các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, có trách nhiệm gửi giấy thông báo nhận phụ cấp trách nhiệm của cơ quan quân sự huyện đến từng sĩ quan dự bị; nắm chắc lý do sĩ quan dự bị không có mặt nhận phụ cấp báo cáo với cơ quan quân sự huyện.

4. Thời điểm được hưởng phụ cấp trách nhiệm của từng đối tượng như sau:

4.1. Phụ cấp trách nhiệm chỉ huy đơn vị dự bị động viên quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định số 26/CP được hưởng theo quy định hiện hành.

4.2. Phụ cấp trách nhiệm đăng ký, tập trung sinh hoạt, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và phụ cấp trách nhiệm sĩ quan dự bị quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 40 Nghị định số 26/CP được hưởng từ quý II năm 2002.

5. Kinh phí chi trả

Phụ cấp trách nhiệm cho sĩ quan dự bị quyết toán vào ngân sách được thông báo hàng năm của Bộ Quốc phòng.

II- CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SĨ QUAN DỰ BỊ KHI TẬP TRUNG, LÀM NHIỆM VỤ

Sĩ quan dự bị trong thời gian làm nhiệm vụ tăng cường cho lực lượng thường trực; tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu, thực hiện như quy định tại Phần B Thông tư số 1232/1998/TTLT.

III- CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SĨ QUAN DỰ BỊ ĐƯỢC GỌI VÀO PHỤC VỤ TẠI NGŨ TRONG THỜI BÌNH

1. Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 26/CP được hưởng mọi chế độ chính sách như đối với sĩ quan tại ngũ có cùng chức vụ, cấp bậc quân hàm.

2. Cách tính lương, phụ cấp tháng đầu cho sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ như sau:

a) Nếu quyết định vào ngày 15 ngày đầu của tháng thì được hưởng cả tháng lương và phụ cấp (nếu có);

b) Nếu quyết định từ ngày thứ 16 cho đến ngày cuối cùng của tháng thì được hưởng 1/2tháng lương và phụ cấp (nếu có) theo chức vụ, cấp bậc quân hàm.

3. Khi sĩ quan dự bị có quyết định vào phục vụ tại ngũ, cơ quan quân sự huyện sở tại thôi trả phụ cấp trách nhiệm mà sĩ quan dự bị đang hưởng. Cách tính:

a) Nếu quyết định vào phục vụ tại ngũ từ ngày 15 tháng giữa quý trở về trước thì thôi hưởng phụ cấp trách nhiệm từ quý đó.

b) Nếu quyết định vào phục vụ tại ngũ từ ngày 16 tháng giữa quý trở về sau thì từ quý sau thôi hưởng phụ cấp trách nhiệm.

4. Tiền công tác phí từ nơi thường trú đến đơn vị, thực hiện như đối với sĩ quan tại ngũ đi công tác, do đơn vị tiếp nhận sĩ quan dự bị chi trả và quyết toán vào ngân sách được thông báo hàng năm của Bộ Quốc phòng.

5. Khi hết hạn phục vụ tại ngũ.

5.1. Được giải quyết chế độ thôi phục vụ tại ngũ như sĩ quan tại ngũ thôi phục vụ tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 04/2001/NĐ/CP ngày 16 tháng 1 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Thông tư số 1699/2001/TTLT-BQP-BLĐTB&XH-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/2001/NĐ-CP về chế độ chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc chuyển sang viên chức quốc phòng và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị.

5.2. Nếu quân đội có nhu cầu, sĩ quan dự bị tình nguyện thì được xét chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ hoặc quân nhân chuyên nghiệp; công chức quốc phòng.

IV- TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC TỔ CHỨC LỄ TANG KHI SĨ QUAN DỰ BỊ TỪ TRẦN

1. Sĩ quan dự bị trong thời gian làm nhiệm vụ tăng cường cho lực lượng thường trực, tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà từ trần, lễ tang tổ chức như sĩ quan tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm từ trần. Đơn vị quản lý sĩ quan dự bị đó phối hợp với cơ quan, địa phương có liên quan tổ chức theo đúng quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng về tổ chức tang lễ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Sĩ quan dự bị phục vụ ở ngạch dự bị đang hưởng chế độ hưu mà từ trần, cơ quan quân sự địa phương tỉnh, huyện phối hợp với địa phương, cơ quan có liên quan tổ chức tang lễ theo đúng quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng về tổ chức tang lễ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

3. Sĩ quan đang phục vụ ở ngạch dự bị tại địa phương khi từ trần, cơ quan quân sự huyện, xã có trách nhiệm tổ chức thăm viếng. Kinh phí chi cho thăm viếng một sĩ quan dự bị từ trần được tính bằng một tháng lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ và quyết toán vào ngân sách được thông báo hàng năm của Bộ Quốc phòng.

C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Các chế độ, chính sách hướng dẫn trong Thông tư này được áp dụng kể từ ngày 6 tháng 4 năm 2002 (ngày Nghị định số 26/CP có hiệu lực); những chế độ, chính sách của sĩ quan dự bị được hưởng theo hướng dẫn tại Thông tư này thì không được hưởng theo Thông tư số 1232/1998/TTLT.

2. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc thuộc trách nhiệm của Bộ nào thì các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị quân đội kịp thời phản ánh về Bộ đó để chủ trì giải quyết.

Nguyễn Văn Rinh

(Đã ký)

Vũ Văn Ninh

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 170/2002/TTLT-BQP-BTC ngày 28/11/2002 hướng dẫn chế độ chính sách đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị và sĩ quan dự bị do Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.416

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.198.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!