BỘ
LAO ĐỘNG-BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ Y TẾ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
25-TT/LB
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 08 năm 1979
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
VỀ VIỆC KIỆN TOÀN HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA TRUNG ƯƠNG VÀ HỘI
ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA CÁC NGÀNH THUỘC TRUNG ƯƠNG
Tiếp theo Thông tư liên Bộ Y tế
- Thương binh và xã hội số 5-TT/LB ngày 21/3/1979 về kiện toán hệ thống tổ chức
giám định y khoa ở địa phương; liên Bộ Y tế - Thương binh và xã hội – Lao động
ra thông tư về việc kiện toàn Hội đồng giám định y khoa Trung ương và Hội đồng
giám định y khoa các ngành thuộc Trung ương như sau:
I. TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA
TRUNG ƯƠNG VÀ HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA CÁC NGÀNH THUỘC TRUNG ƯƠNG
1. Hội đồng giám định y khoa
Trung ương:
Hội đồng giám định y khoa Trung
ương là tổ chức của liên bộ, gồm một số thành viên kiêm nhiệm của các bộ cử
vào, không có biên chế riêng. Viện giám định y khoa phải cử người tham gia hội
đồng và làm thường trực cho hội đồng, đồng thời phải có một phòng khám phúc quyết
làm nhiệm vụ chuẩn bị lập hồ sơ để trình Hội đồng phúc quyết. Trụ sở hội đồng đặt
tại Viện giám định y khoa, kinh phí của hội đồng sẽ dự trù vào kinh phí thường
xuyên của Viện giám định y khoa. Hội đồng giám định y khoa Trung ương được sử dụng
con dấu riêng để dùng trong việc xác nhận vào các biên bản sau khi hội đồng đã
họp kết luận. Hội đồng giám định y khoa Trung ương chịu sự chỉ đạo về chuyên
môn nghiệp vụ của Bộ Y tế. Những thành viên của hội đồng thuộc bộ nào thì Bộ
trưởng Bộ ấy quyết định bổ nhiệm.
Thành phần Hội đồng giám định y
khoa Trung ương gồm có:
- Chủ tịch, đại diện Bộ Y tế;
- Phó Chủ tịch, Viện trưởng Việm
giám định y khoa;
- Ủy viên thường trực, đại diện
Viện giám định y khoa;
Các Ủy viên chính thức:
- Đại diện Bộ Thương binh và xã
hội;
- Đại diện Bộ Lao động,
- Đại diện Tổng công đoàn Việt Nam.
Trong trường hợp Hội đồng giám định
y khoa Trung ương khám giám định đương sự có liên quan đến các chuyên khoa có
thể mời các bác sĩ phụ trách chuyên khoa đến khám và được coi là ủy viên chính
thức của hội đồng trong phiên họp đó. Hội đồng giám định y khoa trung ương cần
lập danh sách các giám định viên chuyên khoa trình bộ duyệt để giúp hội đồng
giám định chuyên khoa khi cần thiết.
Về nhiệm vụ, quyền hạn:
- Hội đồng giám đinh y khoa
trung ương làm nhiệm vụ phúc quyết mọi trường hợp về thương tật, bệnh tật, bệnh
nghề nghiệp và tai nạn lao động thuộc các đối tượng mà hội đồng giám định y
khoa các tuyến trước đã khám giám định nhưng còn có khiếu nại và những trường hợp
đặc biệt vượt khả năng chuyên môn kỹ thuật của hai phân Hội đồng chuyển đến. Hội
đồng giám định y khoa trung ương là cơ quan giám định y khoa cao nhất của cả nước.
- Căn cứ vào nhiệm vụ chung, vào
các chính sách Nhà nước đã ban hành, hướng dẫn và đề xuất cho các cơ quan và
đương dự được phúc quyết các chế độ cần thiết như điều trị, điều dưỡng, chỉnh
hình, trang bị đồ giả, chuyển nghề hoặc nghỉ việc.
- Phát hiện, đề xuất với liên bộ
những chế độ, chính sách có liên quan đến công tác giám định y khoa.
Phân Hội đồng giám định y khoa
Trung ương I và II.
Quyết định số 1412-BYT/QĐ ngày
26/11/1976 của Bộ Y tế về việc thành lập hai phân đội Hội đồng giám định y khoa
Trung ương I và II để thay mặt cho Hội đồng giám định y khoa trung ương khám
phúc quyết cho các đối tượng thuộc các tỉnh phía Nam (từ Bình Trị Thiên đến khu
vực V cũ và các tỉnh thuộc B2 cũ ) vẫn giữ nguyên giá trị, nay bổ sung thêm: “Bộ
trưởng Bộ Thương binh và xã hội, Bộ Lao động, Tổng công đoàn Việt Nam cũng có đại
diện tham gia chính thức vào hai phân hội đồng. Đại diện bộ nào do bộ trưởng
bộ ấy ra quyết định bổ nhiệm; cán bộ chuyên trách ở bộ phận thường trực của hai
phân hội đồng còn có thêm nhiệm vụ giúp Viện giám định khoa theo dõi, hướng
dẫn kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ các hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương mà phân hội đồng dược phân công phúc quyết”.
2. Hội đồng giám định y khoa các
ngành thuộc Trung ương.
Để đưa công tác giám định y khoa
đi vào chuyên ngành đúng tính chất pháp lý nhà nước, liên bộ quy định lại
về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn hội đồng giám định y khoa các ngành thuộc Trung
ương như sau:
a) Tổ chức:
Các ngành đường sắt, nội vụ, quốc
phòng được thành lập hội đồng giám định y khoa của ngành, do bộ trưởng của
ngành đó ra quyết định cử thành viên sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Y tế.
Các ngành khác: cán bộ, công
nhân viên của ngành thuộc trung ương đóng tại địa phương nào thì khám giám định
ở các hội đồng giám định y khoa địa phương đó. Các đối tượng trước đây giám định
ở Hội đồng giám định y khoa G1, Hội đồng giám định y khoa Bệnh viện hữu nghị Việt
– Xô nay sẽ đến khám, giám định ở các hội đồng địa phương nơi cán bộ, công
nhân, viên chức đó đang ở.
Khi có yêu cầu giám định cho một
số lượng đông và trong một thời gian gấp thì các ngành có yêu cầu trên cần phải
làm việc trước với hội đồng giám định y khoa địa phương nơi đó để thống nhất kế
hoạch tiến hành.
Hội đồng giám định y khoa ngành
(nếu có) phải dựa vào bệnh viện đa khoa của ngành để kết hợp việc sử dụng hợp
lý cán bộ, phương tiện, thiết bị sẵn có. Hội đồng giám định y khoa ngành được sử
dụng con dấu riêng.
Thành phần hội đồng giám định y
khoa ngành gồm có:
- Chủ tịch: Bác sĩ trưởng ty của
ngành, hoặc có cấp chức tương đương trở lên;
- Các Phó Chủ tịch gồm:bác sĩ bệnh
viện trưởng, các đại diện của tổ chức lao động, công đoàn ngành;
- Ủy viên thường trực: bác sĩ đa
khoa có trình độ chính trị và tổ chức, chuyên trách công tác hội đồng;
- Các ủy viên chuyên môn: bác sĩ
chủ nhiệm khoa nội, bác sĩ chủ nhiệm khoa ngoại của bệnh viện đa khoa ngành.
Thường xuyên giúp việc hội đồng
còn có các giám định chuyên khoa là bác sĩ phụ trách các chuyên khoa của ngành,
số lượng và danh sách các giám định viên chuyên khoa do chủ tịch hội đồng đề
nghị cấp trên có thẩm quyền ra quyết định.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Khám giám định thương tật, bệnh
tật, bệnh nghề nghiệp và khả năng lao động đối với cán bộ, công nhân, viên chức
thuộc biên chế của ngành. Đối với thương tật, hội đồng giám định y khoa ngành
được quyền xếp hạng lần đầu và xếp hạng từ tạm thời sang vĩnh viễn. Đối với bệnh
tật, bện nghề nghiệp và khả năng lao động, khám giám định lần đầu và khám giám
định tái tuyển.
- Hướng dẫn và đề xuất cho các đối
tượng nói trên vào những ngành, nghề phù hợp với khả năng lao động còn lại và
kiến nghị với ngành và với các đơn vị thuộc ngành về các biện pháp phòng hộ lao
động, chế độ điều trị, điều dưỡng, chỉnh hình, đồ giả, chuyển nghề, nghĩ việc …
theo điều lệ tạm thời về chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức
Nhà nước hiện hành.
- Giám định và kết luận những
trường hợp có khiếu nại khác của các đơn vị thuộc ngành quản lý như tuyển sinh,
tuyển công nhân, tuyển nghĩa vụ.
Cơ quan nghiệp vụ giám định y khoa
trung ương sẽ hướng dẫn cụ thể thêm cho phù hợp với đặc điểm tổ chức của các
ngành đường sắt, nội vụ, quốc phòng.
II. QUAN HỆ VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC
Hội đồng giám định y khoa trung
ương, các phân hội đồng giám định y khoa trung ương và hội đồng giám định
y khoa ngành làm việc theo chế độ tập thể. Mỗi phiên họp phải có đủ nửa ủy viên
chính thức tham dự. Biên bản của hội đồng phải có đủ ba chữ ký, (trong đó ít nhất
phải có hai chữ ký của hai thành viên chuyên môn).
Hội đồng giám định y khoa trung
ương, các phân hội đồng giám định y khoa trung ương và hội đồng giám định y
khoa ngành làm việc có giá trị theo từng phiên họp. Tuỳ số lượng đối tượng
đến khám mà cơ quan thường trực hội đồng định lịch và thông báo trước cho các
thành viên.
Trường hợp người đã được khám
phúc quyết vẫn còn khiếu nại thì cơ quan thường trực của hội đồng và các cơ
quan chính sách liên quan nghiên cứu kỹ để giải thích cho đương sự, nếu thấy cần
thiết thì xin đưa ra hội đồng phúc quyết lại lần cuối. Trường hợp hội đồng
đã phúc quyết rồi, nhưng sau một thời gian vết thương cũ, bệnh cũ tái phát nặng
hơn trước, được các cơ quan quản lý đương sự đề nghị thì hội đồng vẫn phúc quyết
lại. Trường hợp người đã được giám định có khiếu nại ở hội đồng giám định y
khoa ngành thì ở nơi đó phải gửi hồ sơ và giới thiệu đương sự lên Hội đồng giám
định y khoa Trung ương.
Để đảm bảo cho Hội đồng giám định
y khoa trung ương và cácc phân hội đồng giám định y khoa trung ương hoạt động đều
đặn, đúng nguyên tắc, các bộ có thành viên tham gia chính thức vào hội đồng phải
dành thời gian nhất định cho các đồng chí đại diện của mình làm việc ở hội đồng
và kịp thời bổ sung đại diện khi cần thay thế.
Cơ quan thường trực của Hội đồng
giám định y khoa trung ương, các phân Hội đồng và các bộ phận giúp việc của hội
đồng giám định y khoa ngành phải chấp hành đúng đắn các nguyên tắc, thủ tục, bảo
đảm thuận lợi cho người đến khám, thời gian kể từ khi nhận giấy giới thiệu đến
khi trả kết quả khám không được quá hai tháng. Viện giám định y khoa có nhiệm vụ
theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động của các hội đồng và phân hội đồng giám định
y khoa trung ương.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Công tác giám định y khoa có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc chấp hành các chính sách thương binh và
xã hội, và ngày càng có tác dụng thiết thực đối với việc quản lý lực lượng lao
động xã hội. Liên bộ đề nghị thủ trưởng các bộ, các ngành thuộc trung ương, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho các tổ giám định y khoa tuyến trung ương hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trong quá trình thực hiện, có vấn
đề nào chưa rõ hoặc không phù hợp, yêu cầu phản ánh để liên bộ nghiên cứu hướng
dẫn hoặc bổ sung thêm.
Thông tư này có giá trị kể từ
ngày ban hành và thay thế Thông tư liên Bộ Y tế - Nội vụ số 44-TT/LB ngày
26/11/1970.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Bác sĩ Hoàng Đình Cầu
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Kiện
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG
THỨ TRƯỞNG
Phan Văn Hựu
|